Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á tới hoạt động xuất khẩu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.75 KB, 27 trang )

Tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua
và ảnh hởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ
châu á tới hoạt động xuất khẩu

* * * *
Phần I : tình hình xuất khẩu Việt Nam
trong thời gian qua

Nh trong chơng I đã phân tích, chúng ta thấy rằng hoạt động kinh doanh
quốc tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng hoạt động trong một môi tr-
ờng động với những yếu tố tác động luôn biến đổi. Do đó trong từng giai đoạn,
hoạt động xuất khẩu cũng khác nhau và có những đặc trng riêng. Trong chơng này
chúng ta sẽ đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong hai giai đoạn : Giai
đoạn (1991-1997) và giai đoạn những tháng đầu năm 1998.
1. Giai đoạn (1991 - 1997)
Đây là giai đoạn chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam với những bớc đột
phá mạnh mẽ và sâu sắc kể từ năm 1986. Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn
gặp nhiều khó khăn, thị trờng thế giới cạnh tranh ngày càng gay gắt nhng hoạt
động xuất khẩu của Việt Nam cũng đã đạt đợc những thành tựu đáng kể thể hiện
trên những mặt sau :
1.1.Kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh qua từng năm, chiếm tỷ trọng đáng kể
trong GDP
Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh qua từng năm. Nếu năm
1996 xuất khẩu đạt 7,255 tỷ USD tăng 33,2% so với năm 1995, gấp 3 lần năm
1990 và 9,1 lần năm 1986 thì năm 1997 xuất khẩu ớc đạt 8,9 tỷ USD tăng 22,7%
so với năm 1996. Tốc độ tăng bình quân kim ngạch xuất
khẩu hàng năm trong thời kỳ này là 22,3% trong đó riêng các năm 1994, 1995,
1996 liên tục tăng trên 30% ( Bảng 3) .
Trong thời kỳ này, tốc độ tăng xuất khẩu gấp 4 lần tốc độ tăng trởng của
GDP. Nếu ta so sánh tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP năm 1986 là 10,5%
thì đến năm 1995 đã là 23,2 % và năm 1997 lần đầu tiên đạt 34% cao hơn mức


31,1% của năm 1996. Kim ngạch xuất khẩu tính theo bình quân đầu ngời liên tục
tăng qua các năm cụ thể là năm 1991 (30 USD/ngời ), 1995( 73 USD/ngời ), năm
1996 (106 USD/ngời ) và năm 1997 là 115 USD/ngời (Bảng 4 ).
Bảng 3: Kết quả hoạt động xuất khẩu Việt Nam (1992 - 1997)
Năm 1992 1993 1994 1995 1996 1997
Tổng kim ngạch XNK 5120 6904 9880 12800 17932 20155
Xuất khẩu 2580 2980 4054 5448 7255 8900
Tốc độ tăng (%) 22,85 15,5 36 34,39 33,2 22,7
Nguồn: (1) T liệu ASEAN - Tổng cục Thống kê 1996-1997
(2) Thời báo kinh tế Việt Nam (số 2.1998)
Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy có một dấu hiệu là xuất khẩu của năm
1997 so với năm 1994, 1995, 1996 giảm xuống. Tuy nhiên với những gì đã đạt đ-
ợc, xuất khẩu Việt Nam trong những năm qua đã có những thành công đáng kể,
góp phần cải thiện cán cân thanh toán và đáp ứng những nhu cầu cơ bản của nền
kinh tế.
Bảng 4 : Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu trong GDP và tỷ lệ kim ngạch
xuất khẩu trên bình quân đầu ngời (1995-1997)
Năm 1995 1996 1997
Tỷ lệ kim ngạch xk trong GDP
(%)
23,2 31 34
Kim ngạch xk /ngời (USD) 73 106 115
1.2. Nhiều mặt hàng chủ lực có kim ngạch xuất khẩu lớn và có ảnh hởng
trên thị trờng thế giới
Nhiều mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam có kim ngạch lớn và có khả năng
gây tác động nhất định đối với thị trờng thế giới nh các mặt hàng dầu thô, gạo,
hải sản, cà phê, dệt may, giày dép, hạt điều...Những hàng hoá này chủ yếu là hàng
nông sản và hàng công nghiệp nhẹ (Bảng 5).

Bảng 5 : Những mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thời kỳ

(1991-1997)
Đơn vị : Triệu USD
Năm
Mặt hàng
1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997
Dầu thô 580 840 866 976 1074
Dệt may 116 161 450 554 700 1150 1300
Thuỷ sản 225 305 427 441 620 651 760
Gạo 230 450 385 423 550
Giầy dép 15 16 24 100 250 530 995
Than đá 47 51 60 88 119
Cà phê 74 91 119 249 560
Cao su 51 64 71 143 77
Hạt điều 24 41 58 110 92
Lạc nhân 40 32 47 78 46
Nguồn: (1)Phơng pháp tính toán một số mục tiêu chủ yếu của
ngành nông nghiệp Việt Nam (1991-1995) theo các vùng kinh tế nông
nghiệp - Viện qui hoạch và Thiết kế (1995).
(2) Tổng hợp
Riêng trong năm 1997, hầu hết các mặt hàng có kim ngạch lớn đều tăng so
với năm 1996. Dầu thô đạt 9,65 triệu tấn tăng 10,9%, hàng dệt may đạt 1,3 tỷ
USD tăng 13%, giầy dép đạt 955 triệu USD tăng 80,2%, hàng thuỷ sản là 760
triệu USD tăng 16,7%. Cà phê xuất khẩu tăng 13 năm liền, năm 1997 đạt 404000
tấn tăng 42,8% so với 1996. Các mặt hàng khác nh cao su cũng tăng 6 năm liền,
năm 1997 đạt 197000 tấn tăng 1,5%, chè đạt 31,5 nghìn tấn tăng 51%... đặc biệt
là hàng điện tử đạt kim ngạch 400 triệu USD tăng 400% ( Biểu 1 ).
Năm 1997, do lơng thực bình quân tính theo đầu ngời đạt sấp xỉ 400 kg nên
xuất khẩu gạo đã đạt trên 3,5 triệu tấn đứng vị trí thứ 2 trên thế giới chỉ sau Thái
Lan và trên Mỹ, ấn Độ, Pakistan là những cờng quốc xuất khẩu gạo ... Theo dự
đoán của tổ chức Lơng nông thế giới (FAO), năm 1998 xuất khẩu gạo của Việt

Nam sẽ đạt khoảng 4 triệu tấn.
Biểu đồ 1: Mức tăng các mặt hàng chủ yếu 1997 so với năm 1996.

10,9
13
16,7
18,2
39,1
42,8
51,8
80
0
10
20
30
40
50
60
70
80
1.3. Thị trờng xuất khẩu ngày càng mở rộng nhanh theo hớng đa dạng
hoá, đa phơng hoá
Nếu từ năm 1990 trở về trớc Việt Nam mới có quan hệ thơng mại với 40 nớc
thì đến cuối năm 1997 đã tăng lên đến hơn 110 nớc. Nếu nh năm 1991 thị trờng
Châu á chiếm tới 80% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam thì năm 1997 chỉ còn
67,7%. Riêng thị trờng Đông Bắc á, năm 1995 chiếm tới 50% tổng kim ngạch
xuất khẩu của Việt Nam nhng đến năm 1997 chỉ còn chiếm 44,0 % . Thị trờng
xuất khẩu của Việt Nam phát triển theo hớng mở rộng sang Châu Âu, đặc biệt là
Tây Bắc Âu, thị trờng liên bang Nga và các nớc Đông Âu có dấu hiệu phục hồi.
Nếu năm 1991 thị trờng Châu Âu mới chỉ chiếm tỷ trọng 7,9% thì đến năm 1994

đã tăng lên 2 lần, đạt tỷ trọng 17,16% và năm 1994 tiếp tục tăng lên 21,5%. Châu
Mỹ mà đặc biệt là Mỹ là một hớng phát triển mới trong chiến lợc mở rộng thị tr-
Đơn vị: %
Đi
Giầy Chè
Gạ
Cà phê
Thuỷ sảnDệt Cao
ờng xuất khẩu của Việt Nam. Trớc 1991 với tỷ trọng 0,61% quan hệ thơng mại
của Việt Nam với Châu Mỹ không đáng kể thì năm 1997 chiếm tới 4,48%. Thị tr-
ờng Châu Đại Dơng cũng đợc Việt Nam quan tâm (năm 1997 chiếm tỷ trọng
2,78% tổng kim ngạch xuất khẩu) (bảng 6).
Bảng 6 : Cơ cấu khu vực thị trờng xuất khẩu của Việt Nam thời kỳ
1991- 1997
Năm
Khu vực thị trờng
1991 1994 1995 1996 1997
Châu á:
- Đông Bắc á
- Đông Nam á
Nam á và Trung Đông
79,94 75,80 72,40
50,0
21,0
1,4
69,6
49,0
19
1,6
67,7

44,0
22
1,7
Châu Âu:
- Tây Bắc Âu
- SNG và Đông Âu
- Liên Bang Nga
9,79
8,67
17,17 17,80
15
2,8
1,48
16,80
13
3,8
2,36
21,50
19
2,5
1,37
Châu úc
0,96 1,07 1,04 0,82 2,78
Châu Phi 0,68 0,56 0,7 0,7 0,8
Châu Mỹ:
- Bắc Mỹ
- Mỹ La Tinh
- Mỹ
0,16
0,16

2,76
2,59
0,17
4,33
3,46
0,93
3,10
4,22
3,70
0,52
3,43
4,48
3,80
0,68
3,21
Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
Nguồn : Tạp chí kinh tế số 239 - Tháng 4/1998
Đặc điểm và xu hớng chuyển dịch của thị trờng xuất khẩu Việt Nam từ năm
1991 cho thấy thị trờng xuất khẩu Việt Nam gia tăng cả về lợng và chất theo hớng
chuyển dần cơ cấu thị trờng từ các nớc Châu á - Thái Bình Dơng là chủ yếu sang
các thị trờng khác phù hợp với chủ trơng đa phơng hoá, đa dạng hoá của kinh tế
đối ngoại. Bên cạnh những thị trờng truyền thống, Việt Nam đã phát triển những
thị trờng xa nh thị truờng Tây Bắc Âu , Bắc Mỹ, Châu đại Dơng ..... Trong đó việc
mở rộng quan hệ với thị trờng EU cũng đã có những kết quả khả quan. Chúng ta
không chỉ phát triển và mở rộng thị trờng sang các nớc đang phát triển mà còn mở
rộng thị trờng xuất khẩu tới các nớc công nghiệp phát triển, các thị trờng đợc coi
là khó tính, có mức độ cạnh tranh cao. Năm 1995 thị trờng nhóm G7 chiếm tỷ
trọng 39,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, riêng Nhật chiếm tỷ
trọng 26,8%, các nớc còn lại chiếm 13%. Đến năm 1997 Nhật Bản chỉ còn chiếm
tỷ trọng 19,5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, 6 nớc còn lại

chiếm 17,1%. Đây là những tín hiệu đáng mừng báo hiệu những cơn gió lành sẽ
thổi vào xuất khẩu Việt Nam trong những năm tiếp theo.
1.3.2. Cơ cấu nớc bạn hàng xuất khẩu của Việt Nam
Cùng với sự mở rộng phạm vi của khu vực thị trờng , số nớc bạn hàng của
Việt Nam cũng tăng nhanh trong từng năm, đến nay Việt Nam đã xuất khẩu trên
110 nớc trong đó có 10 bạn hàng lớn nhất chiếm tỷ trọng trên dới 75% tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam là: Nhật Bản , Singapore, Đài Loan,
Trung quốc, Hồng Kông, Hàn Quốc, CHLB Đức,Thụy Sỹ, Mỹ, Thái Lan. Tuy
nhiên thứ tự và tỷ trọng của 10 nớc và khu vực bạn hàng này trong những năm qua
đã có sự chuyển dịch và biến đổi (bảng 7).

Bảng 7 : Danh mục 10 bạn hàng xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam
giai đoạn (1994-1997)
Năm 1994 Năm 1995 Năm 1996 Năm 1997
Tên nớc % Tên nớc % Tên nớc % Tên nớc %
1.Nhật Bản 28,46 1.Nhật Bản 28,61 1.Nhật Bản 22,88 1.Nhật Bản 19,54
2.Sing 16,42 2.Sing 13,68 2.Sing 12,20 2.Sing 12,98
3.TQuốc 7,42 3.Đài Loan 8,06 3.TQuốc 8,97 3.Đài Loan 9,08
4.Đài Loan 5,35 4.TQuốc 6,64 4.Đài Loan 8,24 4.TQuốc 5,51
5.HKông 4,86 5.HKông 4,71 5.HQuốc 5,55 5.HKông 5,51
6.Đức 4,61 6.HQuốc 4,31 6.HKông 3,80 6.HQuốc 4,13
7.Pháp 3,15 7.Đức 4,00 7.Mỹ 3,43 7.Đức 4,13
8.Thái Lan 2,88 8.Mỹ 3,11 8.Đức 3,24 8.T Sỹ 3,33
9. Nga 2,22 9.Pháp 3,10 9.Nga 2,36 9.Mỹ 3,21
10.HQuốc 2,19 10.Thái 1,85 10.Pháp 1,87 10.Thái 2,73
Tổng cộng 75,76 75,25 75,24 70,15
Một điều chúng ta dễ nhận thấy là số các nớc Châu á trong 10 nớc này
chiếm đa số. Mặc dù tỷ trọng của các nớc bạn hàng lớn nhất nh Nhật, Singapore,
Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông có xu hớng giảm từ 60,7% năm1994 xuống
còn 52,6% (1997) nhng những nớc này vẫn giữ những vị trí dẫn đầu. Một bạn

hàng lớn đáng chú ý ở đây là Mỹ, tuy mới có quan hệ buôn bán với Việt Nam kể
từ sau năm 1995 nhng Mỹ đã lọt vào danh sách những nớc bạn hàng xuất khẩu lớn
nhất với tỷ trọng 2,21%. Các nớc ASEAN chỉ có Singapore và Thái Lan là lọt vào
đanh sách này trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Singapore là chủ yếu (chiếm
60% của toàn khối ASEAN) .
1.4. Cơ cấu hàng xuất khẩu thay đổi theo hớng phát triển của một nền
sản xuất hiện đại
Thật vậy trong những năm gần đây, cơ cấu hàng xuất khẩu của nớc ta có
những thay đổi đáng khích lệ, theo hớng tiến bộ hơn, phản ánh diễn biến thuận
chiều của nền sản xuất hàng hoá, xuất khẩu từ chỗ trông vào nguồn nông, lâm,
thuỷ sản và tài nguyên thiên nhiên đã chuyển dịch tăng dần hàng chế biến công
nghiệp (bảng 8).
Bảng 8 : Cơ cấu xuất khẩu (1991 - 1996)
Năm
Cơ cấu xuất khẩu(%)
1991 1995 1996
Nông lâm thuỷ sản 53% 49% 44-45%
CN và tiểu thủ CN 14% 22,5% 30-31%
CN nặng, khoángsản 33% 28,5% 25%
Trong năm 1997 nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản đạt 2,399 tỷ
USD tăng 14% so với năm 1996, nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công
nghiệp đạt 3,259 tỷ USD ( tăng 55% so với 1996 ), nhóm hàng nông lâm, thuỷ sản
với 3,247 tỷ USD chỉ tăng 6,5% so với 1996. Trong khi đó tỷ trọng hàng chế biến
đạt 30% so với 25% (1994) và 8,5% (1991)....
Trên đây là những nét chính khái quát tình hình xuất khẩu của Việt Nam
trong giai đoạn 1991-1997 . Bây giờ chúng ta đánh giá tình hình xuất khẩu của
những tháng đầu năm 1998, những tháng mà xuất khẩu và nền kinh tế Việt Nam
cũng nh nền kinh tế thế giới đang hứng chịu hậu quả của cơn bão tiền tệ Châu á
năm 1997.
2.Tình hình xuất khẩu Việt Nam những tháng đầu năm 1998

Năm 1997 qua đi để lại nhiều dấu ấn, tàn tích cho năm 1998 trên bình diện
cả nền kinh tế Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam cũng vậy, với những biến động
của thị trờng thế giới và khu vực, với sự khủng hoảng theo kiểu Domino đối với
hàng loạt các bạn hàng đã làm cho sự phát triển trong lĩnh vực này gặp quá nhiều
khó khăn. Tuy nhiên cùng với những nỗ lực của Chính phủ và các doanh nghiệp
Việt Nam cho đến hết quí I/1998, xuất khẩu của Việt Nam cũng đạt đợc nhiều
thành công tuy còn khiêm tốn thể hiện trên những mặt sau :
Thứ nhất : Kim ngạch xuất khẩu trong quí I /1998 đạt 2,2 tỷ USD, tăng
12% so với quí I/1997. Trong đó kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có
vốn đầu t nớc ngoài tăng 33,8% ( đạt 420 triệu USD ), các doanh nghiệp trong nớc
tăng 8,1% ( đạt 1,78 tỷ USD ) .
Thứ hai : Các mặt hàng chủ lực của Việt Nam tăng so với cùng kỳ năm
ngoái nh gạo, hàng điện tử và linh kiện điện tử, hạt tiêu, cao su, chè, lạc nhân,
than đá... thể hiện qua biểu đồ 2 :

Biểu đồ 2 : Mức tăng một số mặt hàng so với quí I / năm 1997
Điện
tử
Gạo Tiêu Chè Lạc Than
đá
Cao
su
Giầy
dép
May Dâu
thô
200
160
96
61,8

60
19,3
16
15,8
15
7,2
Điện
tử
Gạo Tiêu Chè Lạc Than
đá
Cao
su
Giầy
dép
May Dâu
thô
Mức tăng ở hầu hết các mặt hàng chủ lực dờng nh đang phản ánh một tín
hiệu đầy lạc quan cho xuất khẩu Việt Nam năm 1998. Đáng chú ý ở đây là hàng
điện tử và linh kiện điện tử có mức tăng đáng kể : 120 triệu USD.
Gạo, mặt hàng chủ lực của Việt Nam, cho đến thời điểm này cũng đã xuất
khẩu đợc 2.110.990 tấn trong tổng mức dự định xuất là 4 triệu tấn trong năm
1998. Tuy nhiên do ảnh hởng của hiện tợng El nino gây hạn hán mất mùa, do đó
Chính phủ Việt Nam đang dùng những biện pháp hành chính và kinh tế để dự trữ
khoảng 0,4 triệu tấn gạo đề phòng.
Vấn đề ở đây là trong khi các mặt hàng chủ lực của Việt Nam đều tăng thì
kết quả đạt đợc vẫn thấp so với kế hoạch mà Bộ thơng mại đề ra là 100 triệu. Phải
chăng đây là một chỉ tiêu quá cao ? Điều này không đúng, thực tế kim ngạch xuất
khẩu quí I/1998 chỉ tăng 12,2% đạt mức thấp nhất trong cùng kỳ 6 năm qua
(23,6%) tơng ứng với 1,2 tỷ USD.
Bảng 9 : So sánh mức tăng trởng xuất khẩu quý I (1993-1998)

Quí I năm 1993 1994 1995 1996 1997 1998
Mức tăng (%) 16 18,1 33 24,8 22,5 12,2
Vậy thực tế điều nghịch lý này là do đâu ? Phải chăng nó xuất phát từ những
nguyên nhân chủ quan về quản lý, cơ chế .. hay là những lý do khách quan nào
khác ?
Chúng ta có thể mạnh dạn gạt bỏ yếu tố về cơ chế, chính sách sang một bên
vì cho dù cơ chế quản lý có nh thế nào thì trong hơn 6 năm qua tốc độ tăng trởng
xuất khẩu của Việt Nam vẫn trên 20%. Tuy nhiên so với cùng kỳ từ năm 1991 và
đặc biệt là so với quí I/1995 (33%), quí I/1996 (24,8%), quí I/1997 (22,5%) thì
tốc độ tăng 12,2% của quí I/1998 (bảng 9) quả là một sự giảm mạnh và khá đột
ngột. Hơn nữa, Chính phủ Việt Nam đã rất tích cực tạo ra một hành lang thông
thoáng cho hoạt động xuất khẩu , do đó đây chỉ có thể là do những nguyên nhân
khách quan. Xét một cách tổng quát thì sự giảm đột ngột trên đợc gây ra bởi một
tập hợp những nhân tố sau đây :
Thứ nhất : Theo các chuyên gia phân tích thì xu hớng giảm giá của các mặt
hàng xuất trong khu vực đợc xem là một trong những nguyên nhân chính làm cho
tổng kim ngạch xuất khẩu trong quí I không đạt nh dự kiến. Hầu hết các mặt hàng
xuất khẩu của Việt Nam đều giảm giá so với cùng kỳ năm 1997. Thực trạng này
đợc minh họa qua bảng10 :
Bảng 10 : Một số các mặt hàng giảm giá trong quý I/1998
Mặt hàng Cao su Dầu thô Gạo Hạt điều
Giảmgiá
(USD/tấn)
30-40 20-30 30-40 60-70
Chúng ta thử làm một phép tính nhỏ, với lợng gạo xuất khẩu trong hơn 4
tháng qua là 2.110.990 tấn và với mức giảm giá trung bình là 35USD / tấn thì kim
ngạch xuất khẩu đã giảm một lợng là : 2.110.990 x 35 = 73,88 triệu USD. Hay
mặt hàng dầu thô thì với lợng xuất khẩu là 2,7 triệu tấn và mức giảm giá trung
bình là 25 USD thì kim ngạch xuất khẩu cũng giảm một lợng là 2,7 x 25 = 67,5
triệu USD. Đây là chúng ta còn cha kể những mặt hàng khác nh cao su, hạt điều....

Thứ hai : Sức mua của một số thị trờng giảm sút đặc biệt là thị trờng
ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc ... Tại thị trờng ASEAN, trớc đây thờng dẫn đầu

×