Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Thay đổi kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại bệnh viện nội tiết tỉnh bắc giang năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 126 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN TRỌNG NHÂN

THAY ĐỔI KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TỈNH BẮC GIANG NĂM 2019
SAU GIÁO DỤC SỨC KHỎE

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

Nam Định – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN TRỌNG NHÂN
THAY ĐỔI KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 NGOẠI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TỈNH BẮC GIANG NĂM 2019
SAU GIÁO DỤC SỨC KHỎE
Chuyên ngành: KHOA HỌC ĐIỀU DƯỠNG
Mã số: 8720301



LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ VĂN THÀNH

Nam Định – 2019


i

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU

Mục tiêu: (1) Mơ tả thực trạng kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống
của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc
Giang năm 2019. (2) Đánh giá sự thay đổi kiến thức và thực hành về chế độ ăn
uống của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc
Giang sau can thiệp giáo dục sức khỏe. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp nghiên cứu can thiệp giáo dục sức khỏe có so sánh trước sau
trên một nhóm đối tượng bằng bộ câu hỏi chuẩn bị trước gồm 3 phần: Thông tin
chung của đối tượng, kiến thức về chế độ ăn uống và thực hành về chế độ ăn uống
của đối tượng nghiên cứu. Trong thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2019 lựa
chọn được 98 người bệnh đái tháo đường type 2 đáp ứng tiêu chuẩn chọn mẫu. Kết
quả nghiên cứu: Điểm trung bình kiến thức về chế độ ăn uống của người bệnh là
5,97 ± 1,92 điểm, trên tổng số 13 điểm; điểm trung bình thực hành về chế độ ăn
uống là 13,08 ± 2,40 điểm, trên tổng số 26 điểm. Can thiệp giáo dục đã cải thiện
đáng kể kiến thức và thực hành về chế độ ăn của người bệnh: Ngay sau can thiệp
điểm trung bình kiến thức đúng tăng lên 9,18 ± 1,66 điểm, sau can thiệp 01 tháng
điểm trung bình kiến thức đúng là 7,86 ± 1,75 điểm, sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê với p<0,05. Ngay sau can thiệp điểm trung bình thực hành đạt tăng lên 17,62 ±

2,98 điểm, sau can thiệp 01 tháng điểm trung bình thực hành đạt là 16,53 ± 2,18
điểm, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Kết luận: Kiến thức và thực
hành về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường type 2 còn hạn chế trước
can thiệp và đã được cải thiện đáng kể sau can thiệp giáo dục sức khỏe.
Từ khóa: Kiến thức và thực hành, giáo dục sức khỏe, đái tháo đường type 2.


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn tốt nghiệp này là kết quả của quá trình học tập tại Trường Đại học
Điều dưỡng Nam Định của tôi trong hai năm theo học chương trình cao học, chun
ngành Điều dưỡng.
Với lịng thành kính và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các
thầy trong Ban Giám hiệu, cô giáo chủ nhiệm, cùng các thầy cô giáo Trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định đã hết lịng nhiệt tình truyền thụ kiến thức và ln hỗ
trợ, giúp đỡ em trong q trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS.Vũ Văn Thành - Người thầy đã
hướng dẫn tận tình, chỉ bảo tơi trong tồn bộ q trình viết đề cương, thực hiện
nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng biết ơn các thầy cơ trong Hội đồng đã đóng góp những ý
kiến q báu giúp tơi hồn thiện luận văn.
Tơi xin chân thành cảm ơn các đồng chí lãnh đạo bệnh viện, các y bác sỹ,
điều dưỡng thuộc Khoa khám bệnh - Bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc Giang đã tạo điều
kiện thuận lợi giúp tơi hồn thành việc thu thập số liệu tại bệnh viện.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn tới gia đình, bạn bè, cùng tập thể lớp Cao
học Điều dưỡng khóa 4 đã động viên, giúp đỡ trong trong suốt quá trình học tập,
nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!


Tác giả luận văn

Nguyễn Trọng Nhân


iii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi là học viên lớp Cao học Điều dưỡng Khóa 4, chuyên ngành Điều dưỡng,
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định xin cam đoan:
Đây là luận văn do chính tơi trực tiếp thực hiện nghiên cứu dưới sự hướng
dẫn của thầy hướng dẫn khoa học TS.Vũ Văn Thành.
Công trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được
công bố ở Việt Nam.
Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu hồn tồn chính xác, trung thực và
khách quan. Đã được đồng ý thu thập và xác nhận của cơ sở nơi mà tôi thực hiện
việc thu thập số liệu.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về những cam đoan này!

Bắc Giang, ngày 30 tháng 10 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Trọng Nhân


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................... i
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... ii
DANH MỤC BIỂU ................................................................................................ iii
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ..................................................................................... iv

LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................... v
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... vi
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .................................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Bệnh đái tháo đường .................................................................................. 4
1.2. Tình hình đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam ................................... 5
1.3. Tự chăm sóc về ăn uống ở người bệnh đái tháo đường type 2 ..................... 8
1.4. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường type 2 ....................... 13
1.5. Giáo dục sức khỏe .................................................................................... 15
1.6. Kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống ở người bệnh đái tháo đường .. 17
type 2 đã được nghiên cứu............................................................................... 17
1.7. Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu .............................................................. 22
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu: .............................................................................. 23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:............................................................ 23
2.3. Thiết kế nghiên cứu: ................................................................................. 23
2.4. Cỡ mẫu ..................................................................................................... 24
2.5. Phương pháp chọn mẫu: ........................................................................... 24
2.6. Phương pháp thu thập số liệu:................................................................... 24
2.7. Các biến số nghiên cứu............................................................................. 29
2.8. Công cụ thu thập số liệu và tiêu chuẩn đánh giá ....................................... 30
2.9. Phương pháp phân tích số liệu .................................................................. 33
2.10. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ........................................................... 33
2.11. Sai số và biện pháp khắc phục ................................................................ 34


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 36
3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ............................................... 36
3.2. Thực trạng về kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống của đối tượng

nghiên cứu ............................................................................................... ...... 38
3.3. Thay đổi kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống của đối tượng nghiên
cứu trước và sau can thiệp ............................................................................... 43
Chương 4: BÀN LUẬN......................................................................................... 54
4.1. Thông tin nhân khẩu học của đối tượng nghiên cứu .................................. 54
4.2. Thực trạng về kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống của đối tượng
nghiên cứu ...................................................................................................... 60
4.3. Thay đổi kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống của đối tượng nghiên
cứu .................................................................................................................. 64
4.4. Ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu ......................................................... 75
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 76
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: BẢN ĐỒNG THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU THAY ĐỔI KIẾN THỨC
VÀ THỰC HÀNH VỀ CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO
ĐƯỜNG TYPE 2 NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TỈNH BẮC
GIANG NĂM 2019 SAU GIÁO DỤC SỨC KHỎE

Phụ lục 2: PHIẾU PHỎNG VẤN KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH VỀ CHẾ ĐỘ ĂN
UỐNG CỦA NGƯỜI BỆNH ĐTĐ TYPE 2

Phụ lục 3: CÁCH ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM
Phụ lục 4: NỘI DUNG TƯ VẤN GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO NGƯỜI BỆNH ĐÁI
THÁO ĐƯỜNG TYPE 2

Phụ lục 5: TÀI LIỆU PHÁT TAY


iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BHYT

Bảo hiểm y tế

BV

Bệnh viện

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

ĐTĐ

Đái tháo đường

ĐTV

Điều tra viên

IDF

International Diabetes Federation/Liên đoàn Đái tháo
đường Quốc tế

KS

Kiểm soát


NB

Người bệnh

NVYT

Nhân viên y tế

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

WHO

World Health Organization/Tổ chức Y tế Thế giới


v

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thống kê của IDF về số người mắc đái tháo đường năm 2017 và dự đoán
đến năm 2045 tại các khu vực trên thế giới. .......................................... 6
Bảng 1.2. Bảng đánh giá BMI theo Chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới và dành riêng
cho người châu Á ............................................................................... 14
Bảng 2.1. Bảng đánh giá chỉ số Crobach’s alpha ................................................... 31

Bảng 3.1: Đặc điểm về tuổi, nơi cư trú và trình độ học vấn của đối tượng nghiên
cứu ..................................................................................................... 36
Bảng 3.2. Đặc điểm về nghề nghiệp và điều kiện sống của đối tượng nghiên cứu .. 37
Bảng 3.3. Đặc điểm về bệnh lý/biến chứng kèm theo của đối tượng nghiên cứu .... 38
Bảng 3.4. Đặc điểm về hoàn cảnh phát hiện bệnh, nguồn thông tin về chế độ ăn
uống của đối tượng nghiên cứu ........................................................... 39
Bảng 3.5. Đặc điểm về hút thuốc của đối tượng nghiên cứu................................... 40
Bảng 3.6. Kết quả chung về kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống của đối
tượng nghiên cứu trước can thiệp ....................................................... 40
Bảng 3.7. Thực trạng kiến thức về chế độ ăn uống của đối tượng nghiên cứu trước
can thiệp ............................................................................................. 41
Bảng 3.8. Thực trạng thực hành về chế độ ăn uống của đối tượng nghiên cứu trước
can thiệp ............................................................................................. 42
Bảng 3.9. Kết quả chung kiến thức về chế độ ăn uống của đối tượng nghiên cứu
trước và sau can thiệp ......................................................................... 43
Bảng 3.10. Tỷ lệ trả lời đúng kiến thức về chế độ ăn uống của của đối tượng nghiên
cứu trước và sau can thiệp ................................................................. 44
Bảng 3.11. Kết quả chung điểm trung bình kiến thức thực hành vế chế độ ăn uống
của đối tượng nghiên cứu trước và sau can thiệp ................................ 45
Bảng 3.12. Tỷ lệ trả lời đúng kiến thức thực hành về chế độ ăn uống của đối tượng
nghiên cứu trước và sau can thiệp ....................................................... 46
Bảng 3.14. Thay đổi kiến thức về chế độ ăn uống của đối tượng nghiên cứu theo
nhóm tuổi, nghề nghiệp trước và sau can thiệp ................................... 48


vi

Bảng 3.15. Thay đổi kiến thức về chế độ ăn uống của đối tượng nghiên cứu theo nơi
sống, hoàn cảnh sống, nguồn thông tin và tiền sử bệnh trước và sau can
thiệp ................................................................................................... 49

Bảng 3.16. Thực hành về chế độ ăn uống của đối tượng nghiên cứu theo giới, trình
độ văn hóa trước và sau can thiệp ....................................................... 50
Bảng 3.17. Thực hành về chế độ ăn uống của đối tượng nghiên cứu theo nhóm tuổi,
nghề nghiệp trước và sau can thiệp .................................................... 51
Bảng 3.18. Thay đổi thực hành về chế độ ăn uống của đối tượng nghiên cứu theo
nơi sống, hồn cảnh sống, nguồn thơng tin và tiền sử bệnh trước và sau
can thiệp ............................................................................................ 52
Bảng 3.19. Đánh giá hiệu quả can thiệp kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống
của đối tượng nghiên cứu .................................................................. 53


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới của đối tượng nghiên cứu ...................................... 37
Biểu đồ 3.2. Đặc điểm về tiền sử gia đình của đối tượng nghiên cứu .................... 38
Biểu đồ 3.3. Đặc điểm về thời gian mắc bệnh của đối tượng nghiên cứu .............. 39


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay, bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) type 2 được công nhận là bệnh "đại
dịch" của thế kỷ 21 ảnh hưởng đến hàng trăm triệu người trên toàn thế giới. Theo
thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF) năm 2018 cho thấy: Trên thế
giới có khoảng 425 triệu người trong độ tuổi 20-79 mắc bệnh đái tháo đường trong
đó có trên 90% mắc đái tháo đường type 2 [39]. Theo ước tính đến năm 2045 trên
thế giới có khoảng 629 triệu người sống chung với bệnh này, đáng chú ý, chi phí y
tế tiếp tục tăng 12% chi phí y tế tồn cầu dành riêng cho điều trị bệnh đái tháo
đường trong đó chiếm đa số là ảnh hưởng tới điều trị các biến chứng [39].

Tại Việt Nam, theo thống kê trong 10 năm của Bệnh viện Nội tiết Trung
ương: Số người bệnh mắc đái tháo đường ở nước ta tăng từ 2,7 % dân số năm 2002
lên 5,7 % dân số năm 2012, Việt Nam nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng người
bệnh đái tháo đường cao nhất thế giới [3]. Theo ước tính của Liên đồn Đái tháo
đường Quốc tế (IDF) năm 2018, Việt Nam có khoảng 3,53 triệu người đang chung
sống với bệnh đái tháo đường, theo dự đoán đến năm 2045, nước ta sẽ có tới 6,3
triệu người mắc căn bệnh này, tăng xấp xỉ 79% [39].
Đái tháo đường type 2 là bệnh mạn tính nên người bệnh phải điều trị hàng
ngày trong suốt cuộc sống của họ. Việc tuân thủ chế độ điều trị của người bệnh có ý
nghĩa sống còn tới hiệu quả điều trị bệnh. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bệnh
không tuân thủ chế độ ăn uống ngày một tăng lên đáng kể, nếu họ khơng tn thủ
chế độ ăn uống thì sẽ gây những hậu quả khơng mong muốn chính là giảm kiểm
soát đường huyết, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như tổn thương mắt, thận,
thần kinh, loét chân dẫn đến cắt cụt chi, nhiễm trùng, vv.. chi phí dịch vụ y tế tăng
lên, điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh mà còn trở thành gánh
nặng cho gia đình và xã hội [38].
Trên thế giới những nghiên cứu về sự tuân thủ chế độ ăn uống của người
bệnh đái tháo đường type 2 khơng cịn là vấn đề mới. Theo nghiên cứu của
Mandewo và cộng sự năm 2014 [50] chỉ ra rằng tỷ lệ không tuân thủ với chế độ ăn
là 43,3%. Nghiên cứu của Asnakew Achaw Ayele và cộng sự năm 2017 [34] cho
kết quả một tỷ lệ đáng kể với 74,3% những người tham gia nghiên cứu có sự tuân


2

thủ kém với các khuyến nghị về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường
type 2.
Tại Việt Nam, những năm gần đây cũng đã có một số nghiên cứu về tuân thủ
điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 tuy nhiên số lượng nghiên cứu vẫn
chưa nhiều: Đỗ Quang Tuyển và cộng sự năm 2012 [29] cho thấy tỷ lệ người bệnh

thực hiện chế độ ăn có kiến thức đúng về các loại thực phẩm cần tránh như dưa hấu
và quả dứa chỉ đạt lần lượt là 17,6% và 21,5 %. Trong khi đó thực hành không đúng
về chế độ ăn với mức < 5 đơn vị chuẩn chiếm 44,8%, có tới 63% người bệnh khơng
có kiến thức là hạn chế ăn các chất tinh bột như cơm và miến dong.
Theo nghiên cứu của Trần Thị Xuân Hòa và Trần Thị Nguyệt năm 2013[14]
cho thấy tỷ lệ người bệnh thực hiện chế độ ăn kiêng là 83%. Trong một nghiên cứu
khác của Lưu Thị Hương Giang năm 2013[9] tỷ lệ người bệnh tuân thủ chế độ ăn là
79%. Các kết quả này cho thấy sự hiểu biết và sự tuân thủ về chế độ ăn uống của
người bệnh đái tháo đường type 2 còn nhiều hạn chế và đang là vấn đề mang tính
thời sự.
Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Bắc Giang, trong 6 tháng đầu năm 2018, toàn
tỉnh đang quản lý, điều trị ngoại trú cho 14,6 nghìn ca đái tháo đường[23]. Riêng
Bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc Giang đang khám và điều trị số lượng người bệnh đái
tháo đường trong toàn tỉnh, đến khám và điều trị ngoại trú cho khoảng 600 người
bệnh đái tháo đường, trong đó chủ yếu là người bệnh đái tháo đường type 2. Hiện
nay, trong tỉnh đã có nghiên cứu về đái tháo đường nhưng đa số tập trung vào vấn
đề chẩn đoán, điều trị biến chứng, quản lý điều trị bệnh nhưng chưa có nghiên cứu
nào quan tâm đến tuân thủ chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo đường type 2.
Việc giáo dục sức khỏe (GDSK) nâng cao kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống
cho người bệnh đái tháo đường type 2 đóng một giá trị nhất định giúp người bệnh
có kiến thức tự chăm sóc từ đó giúp phịng ngừa và hạn chế mắc phải các biến
chứng nguy hiểm cho người bệnh. Vì vậy, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề
tài:“Thay đổi kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống của người bệnh đái tháo
đường type 2 ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc Giang năm 2019 sau giáo
dục sức khỏe”.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Mô tả thực trạng kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống của người bệnh
đái tháo đường type 2 ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc Giang năm 2019.
2. Đánh giá sự thay đổi kiến thức và thực hành về chế độ ăn uống của người
bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại Bệnh viện Nội tiết tỉnh Bắc Giang sau giáo
dục sức khỏe.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh đái tháo đường
1.1.1 Định nghĩa bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường là bệnh rối loạn chuyển hóa khơng đồng nhất, có đặc
điểm tăng glucose huyết do khiếm khuyết về tiết insulin, về tác động của insulin,
hoặc cả hai. Tăng glucose mạn tính trong thời gian dài gây nên những rối loạn
chuyển hóa carbohydrate, protide, lipide, gây tổn thương ở nhiều cơ quan khác
nhau, đặc biệt ở tim và mạch máu, thận, mắt, thần kinh [58].
1.1.2 Chẩn đoán xác định đái tháo đường
Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường của Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO), Bộ Y tế và Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF) năm 2018 [39],
dựa vào một trong các tiêu chí:
- Glucose huyết tương lúc đói (trước khi làm xét nghiệm ít nhất 08 giờ,
bệnh nhân không ăn và không ăn đồ ngọt, không uống nước ngọt): ≥ 126 mg/dL
(hay 7 mmol/L), hoặc:
+ Glucose huyết tương ở thời điểm sau 2 giờ làm nghiệm pháp dung nạp
glucose đường uống 75g: ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L), hoặc:
+ Glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ở bệnh nhân có triệu chứng kinh
điển của tăng glucose huyết (tiểu nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân không rõ
nguyên nhân): ≥ 200 mg/dL (hay 11,1 mmol/L), hoặc: HbA1c ≥ 6,5% (48

mmol/mol).
1.1.3 Phân loại đái tháo đường
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) [57]:
- Bệnh đái tháo đường type 1: Chiếm 5-10% của tất cả các trường hợp
được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường. Nguyên nhân do tế bào bêta bị phá hủy,
gây nên sự thiếu hụt insulin tuyệt đối cho cơ thể. Đái tháo đường type 1 phụ thuộc
nhiều vào yếu tố gen và thường được phát hiện trước 40 tuổi. Người bệnh đái tháo
đường type 1 sẽ có đời sống phụ thuộc insulin hoàn toàn.


5

- Bệnh đái tháo đường type 2: Chiếm khoảng 90% của tất cả các trường hợp
chẩn đốn của bệnh. Nó thường gắn liền với tình trạng thừa cân và kháng insulin.
Đối với người bệnh đái tháo đường type 2, chế độ ăn uống và hoạt động thể chất, là
nền tảng của việc điều trị. Tuy nhiên, chức năng của tế bào beta tuyến tụy giảm tiến
triển trên nền tảng đề kháng insulin, rất nhiều người bệnh cuối cùng phải điều trị
bằng thuốc uống hoặc insulin ngoại sinh. Đặc điểm lớn nhất trong cơ chế bệnh sinh
của đái tháo đường type 2 là có sự tương tác giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường.
- Đái tháo đường thai kỳ: Đái tháo đường được phát hiện khi mang thai và
được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ và khơng có bằng
chứng về đái tháo đường type 1, type 2 trước đó.
Do bệnh đái tháo đường type 2 chiếm tỷ lệ lớn trong số người bệnh bị đái
tháo đường (80-90%) và bệnh đái tháo đường type 2 cũng là bệnh có thể phịng
hoặc làm chậm lại sự tiến triển thành bệnh ở những người có nguy cơ cao bị bệnh.
Vì vậy, trong nội dung nghiên cứu của luận văn này chỉ nghiên cứu về đái tháo
đường type 2.
- Đái tháo đường khác do nhiều nguyên nhân khác nhau (hiếm gặp):
+ Khiếm khuyết gen của tế bào beta.
+ Rối loạn q trình chuyển hóa glucose (thể MODY).

+ Đột biến gen ảnh hưởng đến hoạt động của insulin.
+ Bệnh lý tụy ngoại tiết.
+ Thuốc, hóa chất…
+ Nguyên nhân do nhiễm trùng.
+ Các thể ít gặp của đái tháo đường qua trung gian miễn dịch.
+ Các hội chứng về gen khác.
1.2 Tình hình đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Tình hình đái tháo đường trên thế giới
Theo khuyến cáo của WHO, năm 2013 trên thế giới có 382 triệu người mắc
đái tháo đường, trong đó có tới 46% chưa được chẩn đốn, số người mắc dự đoán
tăng lên 592 triệu người vào năm 2035 tương đương số người mắc tăng lên 55%.


6

Cũng theo thống kê này, cứ mỗi 6 giây lại có một người tử vong do bệnh đái tháo
đường, trong năm 2013 đã có 5,1 triệu người tử vong vì bệnh đái tháo đường [39].
Theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF) năm 2018:
Trên thế giới hiện nay có sấp xỉ 425 triệu người trong độ tuổi 20-79 mắc đái tháo
đường, trong đó có 193 triệu người chưa được chẩn đoán. Hơn 352 triệu người
trưởng thành ước tính có dung nạp glucose, đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao
phát triển dịch bệnh [39]. Theo WHO năm 2013 số người tử vong do bệnh
HIV/AIDS, lao và sốt rét lần lượt là: 1,5 triệu người; 1,5 triệu người và 0,6 triệu
người, trong khi đó cuối năm 2015, bệnh đái tháo đường đã gây ra trên 5,0 triệu
người tử vong và có chi phí khoảng 673 tỷ USD và đến năm 2017 khoảng 727 tỷ
USD. Nếu mức tăng này khơng dừng lại dự đốn tới năm 2045 có gần 629 triệu
người sống chung với bệnh tật [59]. Đáng chú ý, chi phí y tế tiếp tục tăng 12% chi
phí y tế tồn cầu dành riêng cho điều trị bệnh đái tháo đường trong đó chiếm đa số
là ảnh hưởng tới điều trị các biến chứng [39].
Cũng theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), về số

người mắc đái tháo đường năm 2017 và dự đoán số người mắc đái tháo đường đến
năm 2045 của các châu lục và một số khu vực trên thế giới như sau [39]:
Bảng 1.1: Thống kê của IDF về số người mắc đái tháo đường năm 2017 và dự đoán
đến năm 2045 tại các khu vực trên thế giới.

Bắc Mỹ và Vùng biển Caribe
Nam và Trung Mỹ
Châu Âu
Trung Đơng và Bắc Phi
Trung và Nam Phi
Tây Thái Bình Dương
Đơng Nam Á

Năm 2017
(triệu người)
46
26
58
39
16
159
82

Năm 2045
(triệu người)
62
42
67
82
41

183
151

Tổng

426

628

Châu lục/Khu vực


7

Về mức độ phổ biến của bệnh đái tháo đường: Năm 2017 cứ 11 người trưởng
thành (20-79 tuổi) thì có 1 người mắc đái tháo đường và tới năm 2045 tỉ lệ này giảm
xuống trong 10 người có 1 người mắc đái tháo đường.
Bệnh đái tháo đường phân chia theo giới tính: Năm 2017 có 221,0 triệu đàn
ơng mắc đái tháo đường và ở nữ năm là 203,9 và con số này đến năm 2045 sẽ tăng
thêm lần lượt là 9,7% ở phụ nữ và 10,0% ở nam giới.
Bệnh đái tháo đường phân bố tại môi trường đô thị và nơng thơn: Tại vùng
đơ thị năm 2017 có 279,2 triệu và vùng nông thôn là 145,7 triệu người mắc, tới năm
2045 thành thị so với nông thôn lần lượt là 10,2% so với 6,9% [39].
Chi phí tài chính cho đái tháo đường: Ngồi việc gây ra gánh nặng tài chính
lớn cho các cá nhân và gia đình của họ do sự chi phí của insulin và thuốc thiết yếu
khác, bệnh đái tháo đường cũng có một tác động đáng kể tới kinh tế đất nước và hệ
thống y tế tại các quốc gia.
Điều này là do việc sử dụng gia tăng của dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giảm
năng suất lao động và thời hạn dài hỗ trợ cần thiết để vượt qua bệnh đái tháo đường
và các biến chứng ảnh hưởng, chẳng hạn như suy thận, mù hoặc các vấn đề tim

mạch. Đa số các nước dành từ 5% đến 20% tổng chi tiêu y tế của họ cho bệnh đái
tháo đường. Với chi phí ngày một cao bệnh này là một thách thức đáng kể cho hệ
thống y tế và cản trở phát triển kinh tế bền vững của quốc gia [38].
1.2.2. Tình hình đái tháo đường tại Việt Nam
Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có tỷ lệ gia tăng bệnh nhân đái tháo đường
cao nhất thế giới với tỷ lệ bệnh nhân tăng 5,5% mỗi năm [3]. Căn bệnh này đã và
đang ảnh hưởng tới mọi người và mọi lứa tuổi trong xã hội. Trong khi đó Việt Nam
nằm trong nhóm những quốc gia thu nhập trung bình và thấp phải chịu nhiều tác
động lớn của căn bệnh đái tháo đường, đặc biệt là tại các thành phố lớn và khu công
nghiệp. Tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam đang có chiều hướng gia
tăng nhanh chóng ở khắp mọi miền cả nước và tạo ra gánh nặng kinh tế cho gia
đình, xã hội trong quá trình điều trị căn bệnh này.
Theo thống kê trong 10 năm của Bệnh viện Nội tiết Trung ương: Số người
bệnh mắc đái tháo đường ở nước ta tăng từ 2,7 % dân số năm 2002 lên 5,7 % dân số


8

năm 2012, Việt Nam nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng người bệnh đái tháo
đường cao nhất trong khu vực Đông Nam Á cũng như trên thế giới. Nghiên cứu tại
các địa phương cho thấy, tồn quốc có khoảng 5 triệu người bệnh đái tháo đường,
điều đáng nói là cứ 10 ca đái tháo đường thì có 6 ca được chẩn đốn là có biến
chứng cực kỳ nguy hiểm, có thể dẫn tới mù lịa, tàn phế, thậm chí là tử vong. Ở Việt
Nam, mỗi ngày có khoảng 150 người tử vong do các nguyên nhân ảnh hưởng đến
bệnh đái tháo đường, tương đương với 54.943 trường hợp tử vong của người trưởng
thành mỗi năm [3].
Bệnh đái tháo đường không được điều trị hoặc điều trị kém làm tăng nguy
cơ gặp các biến chứng nghiêm trọng tại hầu hết các cơ quan như tim, gan, não, mắt,
thận các bệnh lý tại vi mạch máu cũng như ở các mạch máu lớn…và có thể dẫn tới
tử vong sớm. Người bị bệnh đái tháo đường có nguy cơ tử vong sớm cao hơn gần

gấp 2 lần so với những người không bị bệnh đái tháo đường [57].
Theo các chuyên gia y tế, chính thói quen sinh hoạt khơng khoa học như:
Thói quen dùng thức ăn nhanh, thức ăn giàu năng lượng, ăn nhiều chất béo, ăn ít
rau, uống nhiều nước ngọt, bia rượu, người sống tĩnh tại, … đã và đang làm tăng số
lượng người thừa cân, béo phì, kéo theo gánh nặng bệnh đái tháo đường ở Việt Nam
cũng như trên phạm vi tồn cầu [26]. Vì vậy vấn đề tuân thủ điều trị của người bệnh
đái tháo đường nhất là tuân thủ về chế độ ăn uống người bệnh đái tháo đường type 2
cần được quan tâm hơn bao giờ hết [22], [35].
1.3. Tự chăm sóc về ăn uống ở người bệnh đái tháo đường type 2
Tự chăm sóc là một khái niệm đa chiều và có định nghĩa khác nhau. Trong số
các định nghĩa, định nghĩa của Orem là nhất quán hơn. Orem lập luận rằng, tự chăm
sóc là một hoạt động cá nhân để chăm sóc, duy trì sức khỏe của chính họ và phịng
ngừa biến chứng bệnh liên quan đến bệnh. Điều này có thể được thực hiện thơng
qua việc quản lý và duy trì thực hiện lối sống lành mạnh trong các lĩnh vực của dinh
dưỡng, hoạt động thể lực, sử dụng thuốc và kiểm sốt. Cùng với điều này, Orem mơ
tả tự chăm sóc là khả năng của mình để tự đánh giá, giám sát và đưa ra quyết định
cho các tình huống trong cuộc sống của bản thân họ. Tự chăm sóc là một quá trình
liên tục [55].


9

Hiệp hội Đái tháo đường của Mỹ năm 2013 [59]: Báo cáo rằng, các thay đổi
lối sống ở người bệnh đái tháo đường có thể là một cách hiệu quả để đạt được các
mục tiêu kiểm soát đường máu và ngăn ngừa biến chứng bệnh đái tháo đường. Giáo
dục bệnh tiểu đường rất quan trọng nhưng nó phải được chuyển sang các hoạt động
hành động hoặc tự chăm sóc để mang lại lợi ích đầy đủ cho bệnh nhân. Các hoạt động
tự chăm sóc đề cập đến các hành vi như tuân theo kế hoạch ăn kiêng, tránh thực phẩm
nhiều chất béo, tăng cường tập thể dục, theo dõi glucose và chăm sóc chân:
* Chế độ ăn: Kiểm sốt chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong việc

chăm sóc bệnh đái tháo đường. Đó là điều chỉnh các thành phần dinh dưỡng có lợi
cho sức khỏe: Cải thiện chế độ ăn, kiểm soát glucose huyết, lipid, ổn định huyết áp,
và giảm cân hoặc duy trì cân nặng... Khẩu phần ăn của bệnh đái tháo đường nên
điều chỉnh carbohydrate, protein và chất béo [4].
Chế độ ăn trong bệnh đái tháo đường là một biện pháp điều trị. Một chế độ
ăn thích hợp phải đáp ứng được các yêu cầu sau [5]:
- Đủ calo cho các hoạt động sống bình thường.
- Tỷ lệ thành phần các chất đạm, mỡ, đường cân đối.
- Đủ Vitamin và các khoáng chất.
- Chia bữa ăn phù hợp với thay đổi sinh lý.
- Phối hợp với các thuốc điều trị nếu có.
Việc ăn theo một chế độ ăn thích hợp đối với người bệnh đái tháo đường là
rất quan trọng vì [5]:
- Khơng tạo ra sự dư thừa năng lượng. Thừa năng lượng là nguyên nhân gây
béo phì cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh như các rối loạn chuyển hóa lipid làm
bệnh đái tháo đường càng nặng thêm.
- Giúp duy trì đường máu phù hợp, không gây thừa đường, không gây nhiễm
độc đường hoặc không gây hạ đường máu.
Theo tác giả Tạ Văn Bình, có một chế độ ăn chung cho người bệnh đái tháo
đường đó là:
- Lượng carbohydrate (đường) chiếm 60%-65% tổng calo.
- Mỡ chiếm 20% tổng calo.


10

- Protein 10% (0,8 kg/ngày).
Carbohydrate: Carbohydrate là bất kỳ một nhóm lớn các hợp chất hữu cơ xảy
ra trong thực phẩm và các mô sống và bao gồm các loại đường, tinh bột và cellulose
(là thành phần chính của tế bào thực vật). Người có bệnh đái tháo đường type 2 nên

giảm 40-60% carbohydrate/ tổng số năng lượng, với > 40 g chất xơ mỗi ngày (hoặc
20 g /1000 kcal/ngày) [51].
Đường:

Đường

gồm

monosacarit

(glucose,

fructose,

galactose),

disaccharides (sucrose, lactose, maltose), và đường (sorbitol, mannitol, lactitol,
xylitol, erythritol, isomalt, maltitol). Đường có mặt tại nhiều trong thực phẩm tự
nhiên như: Trái cây, sữa, mật ong và mật mía… Nó cũng được tìm thấy trong ngũ
cốc, sữa chua, kẹo và món tráng miệng. Glucose trong máu sẽ tăng nếu đường tăng
sự hấp thu. Vì vậy, người bệnh đái tháo đường nên hạn chế các loại đường
hàng ngày.
Tinh bột: Tinh bột trong gạo, ngơ, khoai tây, lúa mì, bánh mì, ngũ cốc, mì
ống, đậu khơ, tức là tinh bột làm tăng glucoze trong máu nhiều hơn các loại đường,
do đó bệnh nhân cũng cần phải giảm lượng tinh bột.
Protein: Người bệnh đái tháo đường nên gảm 10-20% protein trong lượng
calo tiêu thụ (0,8/kg/ngày) [51]. Các loại thực phẩm protein như thịt nạc, thịt gà, gà
tây, cá, cũng như ít béo hoặc không béo sản phẩm nên ăn mỗi ngày [54].
Chất béo: Đó là bất kỳ của một nhóm các este của glycerol tự nhiên và các
axit béo khác nhau, nó tồn tại thể rắn ở nhiệt độ phòng và là thành phần chính của

động vật và chất béo thực vật.
Những người bệnh đái tháo đường nên ăn kiêng các chất béo và điều chỉnh
20-35% tổng năng lượng nạp vào. Người bệnh đái tháo đường nên ăn ít hơn 7%
lượng calo từ chất béo bão hòa (khoảng 15 gam chất béo bão hòa trong một ngày),
bão hòa cộng với acid béo trans-unsaturated: <10% tổng số năng lượng, <8% nếu
mật độ thấp lipoprotein cholesterol tăng lên. Và các axit béo không bão hòa khoảng
6-10% tổng năng lượng, 10-20% tổng năng lượng của các axit béo khơng bão hịa
đơn. Cholesterol từ thức ăn có thể làm tăng cholesterol trong máu; do đó, nó là một
ý tưởng tốt để ăn ít hơn 200 mg mỗi ngày [51].


11

+ Chế độ uống: Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ (ADA) năm 2016 [33],
sử dụng thức uống không calo giúp ngăn ngừa tăng mức đường trong máu cho
người bệnh đái tháo đường, các thức uống không calo gồm:
Cà phê: Uống một lượng vừa phải có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái
tháo đường type 2 ở phụ nữ trẻ và trung niên. Cà phê có chứa một hợp chất gọi là
axit chlorogenic, giúp làm chậm sự hấp thụ glucose vào máu. Ngồi ra, thức uống
này khơng có carbohydrate và calo, làm cho nó là một trong những thức uống tốt
nhất cho bệnh nhân đái tháo đường.
Sữa được coi là thức uống lành mạnh và nó cũng tốt cho bệnh đái tháo
đường. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng các sản phẩm sữa ít chất béo làm giảm
tỉ lệ tử vong ở người bệnh đái tháo đường và làm giảm huyết áp. Ngồi ra, sữa cịn
thúc đẩy việc giảm cân ở những người bệnh đái tháo đường type 2 và giúp duy trì
các chức năng thiết yếu của cơ thể.
Trà xanh: Một trong những thức uống lành mạnh nhất cho bệnh đái tháo
đường là trà xanh, trong lá trà xanh có ít carbohydrate và calo. Một nghiên cứu nói
rằng trà xanh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường đường type 2 và hạ
huyết áp. Loại nước giải khát này chứa nhiều chất chống oxy hóa để giúp trung hịa

các phản ứng viêm sẽ bảo vệ bạn khỏi bệnh mạch vành và giảm nguy cơ mắc bệnh
đái tháo đường type 2.
Nước ép mướp đắng: Là thức uống lành mạnh cho bệnh đái tháo đường. Nó
là thức uống tuyệt vời để điều trị bệnh đái tháo đường type 2 bởi vì nó ảnh hưởng
đến các kênh vận chuyển glucose. Nước mướp đắng có lợi và có ảnh hưởng đến
dung nạp glucose cũng như lipid. Ngoài ra, nó làm giảm lượng đường trong nước
tiểu và lượng đường trong máu.
Nước ép dưa leo: Dưa leo chứa nhiều canxi, phốt pho, sắt, vitamin A, axit
amin, vitamin B1, vitamin C và vitamin B2. Uống nước dưa leo có thể giúp giảm
lượng đường trong máu.
Trà hoa cúc: Trà hoa cúc có hàm lượng chất chống oxy hóa cao và chứa ít
calo, nên nó là một trong những thức uống tốt nhất cho bệnh đái tháo đường. Trà
hoa cúc có tác động có lợi để kiểm sốt đường huyết ở người bệnh đái tháo đường


12

type 2.
Giấm táo: Giúp cải thiện sự nhạy cảm với insulin và ngăn chặn các hoạt
động chuyển hóa đường phức tạp sau bữa ăn. Nó cũng giúp giảm cân và tăng cường
trao đổi chất. Theo một nghiên cứu, giấm táo có thể làm giảm lượng đường trong
máu sau bữa ăn.
Nước dừa: Nước dừa giàu với nhiều vitamin thiết yếu, khoáng chất, axit
amin,.. Mỗi cốc nước dừa có chứa 0,1 mg riboflavin, 5,8 mg vitamin C, 57,6 mg
canxi, magiê 60 mg, 600 mg kali, 252 mg natri, và 0,3 mg mangan. Nước dừa có
khả năng giữ mức đường huyết ổn định, do đó làm cho nó trở thành một thức uống
lành mạnh cho người bệnh đái tháo đường.
Nước rau quả và một số loại nước trái cây không chứa đường: Cố gắng thử
các loại nước ép rau khác nhau như hỗn hợp các loại rau lá xanh, nước ép cần tây,
nước ép cà rốt, nước ép cà chua, nước ép củ cải… Những thức uống này rất tốt cho

người bệnh đái tháo đường.
Nước: Nước là lựa chọn tốt nhất cho người bệnh đái tháo đường. Đó là vì
nước sẽ khơng làm tăng lượng đường trong máu và lượng đường trong máu cao có
thể gây mất nước. Người bệnh đái tháo đường nên uống nhiều nước, vì nó giúp cơ thể
loại bỏ lượng glucose dư thừa qua nước tiểu. Phụ nữ nên uống khoảng 8 ly (khoảng
2.5 lít) nước mỗi ngày, trong khi đàn ông nên uống khoảng 10 ly nước. Hãy uống
những loại đồ uống càng đơn giản càng tốt, tránh các loại nước trái cây có đường
hoặc nước chứa cồn.
Uống rượu điều độ: Một lon bia 330 ml/ngày, rượu vang đỏ khoảng 150200ml/ngày.
Một phân tích tổng hợp gần đây của Pietraszek và cộng sự (2010), đã kết
luận: "Tiêu thụ rượu từ nhẹ đến trung bình dường như làm giảm 30% nguy cơ mắc
bệnh đái tháo đường type 2, trong khi những người nghiện rượu nặng có nguy cơ
tương đương hoặc cao hơn so với những người kiêng rượu"[53]
Một bài báo gần đây của tác giả Joosten và cộng sự năm 2011 [46], cho thấy
uống rượu vừa phải làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2
ngay cả ở những đối tượng có lối sống lành mạnh (khơng béo phì, khơng hút thuốc,


13

hoạt động thể chất, ăn kiêng lành mạnh). Các tác giả cho rằng uống rượu vừa phải
nên được coi là một bổ sung, và không phải là một thay thế, cho các thói quen lối
sống lành mạnh khác làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính như bệnh đái tháo
đường và bệnh tim mạch vành.
Một số lời khuyên về chế độ ăn dành cho người bệnh đái tháo đường:
- Giữ lịch bữa ăn đúng giờ, chỉ ăn thịt tối đa trong khuôn khổ cho phép trong
2 bữa, các bữa còn lại ăn rau và các sản phẩm ngũ cốc.
- Loại bỏ thức ăn nhiều mỡ.
- Trong bữa ăn nên ăn nhiều thức ăn ít năng lượng. Ví dụ; rau, nấm khô,
dưa chuột…

- Không được bỏ bữa ngay cả khi không muốn ăn.
- Làm mọi việc để gây cảm giác ngon miệng khi ăn.
- Ăn chậm, nhai kỹ.
- Chế biến thức ăn dạng luộc và nấu là chính, khơng rán, chiên với mỡ.
- Hạn chế ăn mặn.
- Tránh các đồ uống có cồn.
- Nên chia ra các bữa ăn chính và các bữa ăn phụ (tốt nhất là 5-6 bữa/ngày),
nên có bữa ăn phụ trước khi đi ngủ.
1.4. Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường type 2
- Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng [5],[16], chế độ ăn uống
của người bệnh đái tháo đường type 2 nên tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
+ Các thực phẩm nên sử dụng: Nên sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số
đường thấp dưới 55% trong bữa ăn như các loại rau, các loại đậu (đậu phụ, đậu
xanh...), các loại trái cây (ổi, củ đậu…). Chọn các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc
động vật ít chất béo và/hoặc nhiều acid béo chưa no có lợi cho sức khỏe như thịt
nạc (thịt da cầm nên bỏ da), nên ăn cá ít nhất 3 lần trong mỗi tuần.
+ Các thực phẩm nên hạn chế như: Cơm, miến dong, bánh mỳ (chỉ nên ăn tối
đa 1 lần/1 loại/1 ngày), các món ăn rán, quay.
+ Các thực phẩm cần tránh khơng nên ăn: Cần tránh các thực phẩm có chỉ số
đường cao trên 55% và hấp thu nhanh như: Nước uống có đường, bánh kẹo, đồ


14

ngọt, dưa hấu, dứa, các loại khoai bỏ lò (khoai tây nướng, khoai lang nướng…). Chỉ
sử dụng trong các trường hợp đặc biệt khi có triệu chứng hạ glucose máu. Ngồi ra
cũng khơng dùng óc, phủ tạng, lịng, gan… và đồ hộp đã chế biến sẵn từ thịt như:
Xúc xích, Pate… Không nên ăn cùng lúc các loại quả ngọt như xồi, na, nho..., nên
chia 2-3 lần/ngày [22].
- Béo phì là tình trạng tăng trọng lượng cơ thể mạn tính do tăng khối lượng

mỡ q mức và khơng bình thường, liên quan đến dinh dưỡng và chuyển hóa. Sự
phát triển kinh tế - xã hội đã làm thay đổi chế độ dinh dưỡng, cung nhiều hơn cầu,
kết hợp phong cách sống tĩnh tại nhiều hơn vận động, dẫn đến tình hình béo phì
tǎng lên với tốc độ báo động, khơng những ở các quốc gia phát triển, mà còn ở các
quốc gia đang phát triển. Béo phì là nguy cơ của nhiều bệnh không lây nhiễm như
đái tháo đường, rối loạn lipid máu, xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, thối hóa
khớp, ung thư…Mức độ béo phì được đánh giá theo nhiều phương pháp, trong đó
cơng thức BMI (Body Mass Index: chỉ số khối cơ thể) đơn giản, dễ sử dụng [39]:
Chỉ số BMI = Trọng lượng (kg)/[Chiều cao (m)]2
Bảng 1.2. Bảng đánh giá BMI theo Chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới và dành riêng
cho người châu Á
Bảng đánh giá BMI
theo Chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới và dành riêng cho người châu Á
Phân loại

WHO BMI (kg/m2)

IDI & WPRO BMI
(kg/m2)

Cân nặng thấp (gầy)
Bình thường

18,5-24,9

18,5-22,9

Thừa cân

25


23

Tiền béo phì

25-29,9

23-24,9

Béo phì độ I

30-34,9

25-29,9

Béo phì độ II

35-39,9

30

Béo phì độ III

40

40


×