Tải bản đầy đủ (.pdf) (74 trang)

Thực trạng biểu hiện trầm cảm và một số yếu tố liên quan của người bệnh ung thư tại trung tâm ung bướu bệnh viện trung ương thái nguyên năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 74 trang )

i

TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ, mức độ biểu hiện trầm cảm và tìm hiểu một số yếu
tố liên quan đến mức độ biểu hiện trầm cảm của người bệnh ung thư điều trị nội trú
tại Trung tâm Ung Bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Áp dụng cơng thức tính cỡ mẫu
nghiên cứu viên đã lựa chọn 155 người bệnh ung thư đang điều trị nội trú tại Bệnh
viện Trung ương Thái Nguyên bằng phương pháp mô tả cắt ngang. Chúng tôi sử dụng
bộ công cụ Beck Depression Inventory để xác định tình trạng trầm cảm, bảng câu hỏi
dựa trên thang điểm của Zimet, Dahlem để đo lường mức độ hỗ trợ xã hội và đánh
giá sự lo âu bằng thang điểm Zung.
Kết quả: Tỷ lệ trầm cảm của đối tượng nghiên cứu là 74,8%. Trong đó trầm
cảm nhẹ là 16,8%, trầm cảm vừa là 49%, trầm cảm nặng là 9,0. Nhóm người bệnh
phát hiện ung thư dưới 3 tháng 45.2%, đang ở giai đoạn 3 là 42,6% chiếm tỷ lệ cao.
Mức độ lo âu của đối tượng nghiên cứu là 65,2%, lo âu ở mức nhẹ chiếm 42,6%. Hỗ
trợ xã hội ở mức thấp 67,1%, hỗ trợ cao chỉ chiếm 9,7%. Khảo sát mối tương quan
cho thấy các yếu tố trình độ học vấn, giai đoạn bệnh, hỗ trợ xã hội và giới tính có
mối tương quan với tình trạng trầm cảm của đối tượng nghiên cứu và đều có ý nghĩa
thống kê với p < 0.05. Cụ thể nhóm có trình độ học vấn thấp hơn (trung cấp, cao
đẳng hoặc nhóm phổ thơng) có khả năng bị trầm cảm ít hơn so với nhóm có bằng đại
học/ sau đại học; nhóm có giai đoạn phát hiện bệnh ung thư muộn có nguy cơ bị trầm
cảm cao hơn nhóm phát hiện bệnh sớm; nữ giới có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn so
với nam.
Kết luận: Thực trạng biểu hiện trầm cảm ở người bệnh ung thư tại Trung tâm
Ung Bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên là nghiêm trọng, đặc biệt là nhóm nữ
bệnh nhân có tình trạng ly hơn, học vấn thấp, phát hiện ung thư ở giai đoạn muộn và
có tình trạng lo âu nhiều trong khi sự hỗ trợ xã hội thấp.


ii



LỜI CẢM ƠN
Với lịng thành kính và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể các
Thầy trong Ban Giám hiệu, cô giáo chủ nhiệm, cùng các giảng viên Trường Đại học
Điều dưỡng Nam Định đã hết lịng nhiệt tình truyền thụ kiến thức và ln hỗ trợ, giúp
đỡ tơi trong q trình học tập và nghiên cứu tại đây.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Tơ Thanh Phương – Phó Giám
đốc Bệnh viện Tâm thần Trung Ương 1 và TS. Trương Tuấn Anh – Phó Hiệu trưởng
Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định là những người thầy đã trực tiếp dành nhiều
thời gian và tâm huyết hướng dẫn tận tình để tơi hồn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô bộ môn Điều dưỡng,
bộ môn YHCT và PHCN Trường Cao đẳng Y tế Lạng Sơn đã động viên, giúp đỡ,
dành thời gian cho tôi học tập và nghiên cứu. Chân thành cảm ơn các anh chị đồng
nghiệp những cộng tác viên đã giúp đỡ tơi trong q trình thực hiện nghiên cứu.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám đốc Bệnh viện Trung Ương
Thái Nguyên và các đồng trí lãnh đạo, nhân viên tại Trung tâm Ung Bướu đã giúp đỡ
tôi trong q trình thu thập số liệu.
Tơi cũng xin chân thành cảm ơn tới Ths. Phạm Tuấn Vũ đã hướng dẫn và giúp
đỡ tơi trong q trình phân tích và xử lý số liệu của luận văn. Tôi muốn bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc tới những người bệnh ung thư đã hợp tác và cho tôi những thông tin
quý báu để thực hiện nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và những người thân đã tạo
điều kiện và luôn ở bên tôi, chia sẻ những khó khăn, vướng mắc và động viên tơi
trong suốt thời gian làm nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Tác giả

Lương Văn Quý



iii

LỜI CAM ĐOAN
Đây là luận văn do chính tơi trực tiếp thực hiện nghiên cứu dưới sự hướng dẫn
của PGS. TS. Tơ Thanh Phương – Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung Ương 1
và TS. Trương Tuấn Anh – Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định.
Cơng trình nghiên cứu này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã
được công bố ở Việt Nam.
Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu hồn tồn chính xác, trung thực và
khách quan. Đã được đồng ý và xác nhận của Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên,
cơ sở nơi mà tôi thực hiện việc thu thập số liệu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về những cam đoan này !
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018
Tác giả

Lương Văn Quý


MỤC LỤC
Nội dung

Trang

TÓM TẮT ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. vi
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................... vii
ĐẶT VẤN ĐỀ.............................................................................................................1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .........................................................................4
1.1. Đại cương về bệnh ung thư ..................................................................................4
1.1.1. Định nghĩa. ........................................................................................................4
1.1.2. Các giai đoạn của bệnh ung thư ........................................................................4
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của ung thư ...........................................................................4
1.1.4. Thực trạng ung thư trên thế giới và Việt Nam. .................................................5
1.2. Thực trạng trầm cảm của người bệnh ung thư và các yếu tố liên quan. ..............6
1.2.1. Đại cương về trầm cảm .....................................................................................6
1.2.2. Phân loại trầm cảm ............................................................................................7
1.2.3. Nguyên nhân .....................................................................................................7
1.2.4. Triệu chứng .....................................................................................................10
1.2.5. Chẩn đoán ........................................................................................................13
1.2.6. Điều trị trầm cảm ............................................................................................15
1.2.7. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm ở người bệnh ung thư .............................16
1.2.8. Phương pháp đo lường trầm cảm ....................................................................18
1.3. Tác động của trầm cảm trên người bệnh ung thư ..............................................20
1.4. Ứng dụng học thuyết: The Unpleasant Symptom Model. .................................20
1.5. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ............................................................................23
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................24


2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................24
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................24
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ......................................................................................24
2.2.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................24
2.3. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................24
2.4. Cỡ mẫu và Phương pháp chọn mẫu ...................................................................24
2.4.1 Cỡ mẫu .............................................................................................................24
2.4.2 Phương pháp chọn mẫu ....................................................................................25
2.5. Phương pháp và quy trình thu thập số liệu ........................................................25

2.6. Các biến số nghiên cứu ......................................................................................26
2.7. Thang đo và tiêu chí đánh giá ............................................................................27
2.8. Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................................28
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu .........................................................................28
2.10. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục sai số .......................28
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................30
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu........................................................30
3.1.1. Tuổi của đối tượng nghiên cứu .......................................................................30
3.1.2. Phân bố người bệnh theo giới .........................................................................30
3.1.3. Phân bố người bệnh theo trình độ học vấn .....................................................31
3.1.4. Phân bố người bệnh theo nghề nghiệp ............................................................31
3.1.5. Phân bố người bệnh theo thu nhập ..................................................................32
3.1.6. Phân bố người bệnh theo tình trạng hơn nhân ................................................32
3.1.7. Phân bố người bệnh theo thời gian phát hiện bệnh .........................................33
3.1.8. Phân bố người bệnh theo loại ung thư đang mắc ............................................34
3.2. Đánh giá biểu hiện trầm cảm của người bệnh ung thư ......................................35
3.2.1. Tỷ lệ biểu hiện trầm cảm của người bệnh ung thư.........................................35
3.2.2. Mức độ biểu hiện trầm cảm ............................................................................36
3.2.1. Mức độ biểu hiện trầm cảm chung ..................................................................36
3.2.2. Mức độ biểu hiện trầm cảm theo nhóm tuổi ...................................................37


3.2.3. Mức độ biểu hiện trầm cảm theo giới .............................................................37
3.2.4. Mức độ trầm cảm biểu hiện trầm cảm theo trình độ học vấn .........................38
3.2.5. Mức độ biểu hiện trầm cảm theo nghề nghiệp ................................................39
3.2.6. Mức độ trầm cảm biểu hiện trầm cảm theo thu nhập......................................40
3.2.7. Mức độ trầm cảm biểu hiện trầm cảm theo thời gian phát hiện bệnh.............40
3.2.8. Mức độ trầm cảm biểu hiện trầm cảm theo loại bệnh ung thư .......................41
3.2.9. Phân bố mức độ biểu hiện trầm cảm theo giai đoạn bệnh ..............................41
3.3. Mối liên quan giữa các yếu tố với mức độ biểu hiện trầm cảm. ........................42

3.3.1. Mối tương quan giữa các yếu tố giới, nơi ở hiện tại và tham gia bảo hiểm y tế
với biểu hiện trầm cảm. ............................................................................................42
3.3.2. Mối tương quan giữa các yếu tố mức độ lo âu và hỗ trợ xã hội với mức độ biểu
hiện trầm cảm. ...........................................................................................................42
3.3.3. Mối tương quan giữa các yếu tố tuổi, giới tính, học vấn, tình trạng hơn nhân
với mức độ biểu hiện trầm cảm. ................................................................................43
3.3.4. Mối tương quan giữa các yếu tố nghề nghiệp, tham gia bảo hiểm y tế, nơi ở
hiện tại, mức thu nhập với mức độ biểu hiện trầm cảm. ...........................................44
3.3.5. Mối tương quan giữa các yếu tố giai đoạn bệnh thời gian mắc bệnh và loại
ung thư đang mắc với mức độ trầm cảm. ..................................................................45
Chương 4: BÀN LUẬN ............................................................................................46
4.1. Đặc điểm chung của nhóm đối tượng nghiên cứu .............................................46
4.1.1. Tuổi .................................................................................................................46
4.1.2. Giới..................................................................................................................46
4.1.3. Nghề nghiệp ....................................................................................................47
4.1.4. Trình độ học vấn .............................................................................................47
4.1.5. Tình trạng hơn nhân ........................................................................................48
4.1.6. Thu nhập ..........................................................................................................48
4.2. Đặc điểm về bệnh ung thư của đối tượng nghiên cứu .......................................49
4.2.1. Loại bệnh ung thư đang mắc ...........................................................................49
4.2.2. Thời gian diễn biến bệnh đến khi được chẩn đoán ung thư. ...........................49


4.2.3. Giai đoạn bệnh hiện tại ...................................................................................50
4.3. Tình trạng lo âu của người bệnh. .......................................................................50
4.4. Mức độ hỗ trợ xã hội cho bệnh nhân ung thư. ...................................................51
4.5. Tình trạng trầm cảm của bệnh nhân ung thư. ....................................................52
4.6. Mối tương quan và mức độ ảnh hưởng giữa trầm cảm với các yếu tố hỗ trợ xã
hội, giới tính, trình độ học vấn, giai đoạn bệnh ........................................................53
KẾT LUẬN ...............................................................................................................56

KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................59
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu
Phụ lục 2: Bộ công cụ nghiên cứu
Phụ lục 3: Danh sách đối tượng tham gia nghiên cứu
Phụ lục 4: Biên bản bảo vệ luận văn thạc sĩ
Phụ lục 5: Biên bản chỉnh sửa luận văn sau bảo vệ


v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ACTH

(Adrenocorticotropic): Hormon môn vỏ thượng thận

DSM

(Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders):
Hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê các Chứng Rối loạn
Tâm thần của Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ

HADS

(Hospital Anxiety and Depression Scale): Thang đo mức độ
lo âu và trầm cảm tại bệnh viện

IARC


(International Agency for Research on Cancer): Tổ chức
nghiên cứu ung thư quốc tế

UICC

(Union for International Cancer Control): Hiệp hội phòng
chống ung thư quốc tế

WHO

(World Health Organization) : Tổ chức Y tế thế giới


vi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Các công cụ đo lường trầm cảm ...............................................................19
Bảng 3. 1. Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi .......................................................30
Bảng 3. 2. Phân bố người bệnh theo trình độ học vấn ..............................................31
Bảng 3. 3. Phân bố người bệnh theo nghề nghiệp ....................................................31
Bảng 3. 4. Phân bố người bệnh theo thu nhập ..........................................................32
Bảng 3. 5. Phân bố người bệnh theo tình trạng hơn nhân .........................................32
Bảng 3. 6. Phân bố người bệnh theo thời gian phát hiện bệnh .................................33
Bảng 3. 7. Phân bố người ung thư theo giai đoạn bệnh hiện tại ...............................33
Bảng 3. 8. Phân bố người bệnh theo loại ung thư đang mắc ....................................34
Bảng 3. 9. Phân bố mức độ biểu hiện trầm cảm theo nhóm tuổi ..............................37
Bảng 3. 10. Phân bố mức độ biểu hiện trầm cảm theo giới ......................................37
Bảng 3. 11. Phân bố mức độ biểu hiện trầm cảm theo trình độ học vấn ..................38
Bảng 3. 12. Phân bố mức độ biểu hiện trầm cảm theo nghề nghiệp .........................39
Bảng 3. 13. Phân bố mức độ biểu hiện trầm cảm theo thu nhập ...............................40

Bảng 3. 14. Phân bố mức độ trầm cảm theo thời gian phát hiện bệnh .....................40
Bảng 3. 15. Phân bố mức độ biểu hiện trầm cảm theo loại bệnh ung thư ................41
Bảng 3. 16. Phân bố mức độ biểu hiện trầm cảm theo giai đoạn bệnh .....................41
Bảng 3. 17. Mối liên quan giữa các yếu tố giới tính, nơi ở hiện tại và tham gia bảo
hiểm y tế với điểm trầm cảm .....................................................................................42
Bảng 3. 18. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lo âu và hỗ trợ xã hội với mức độ biểu
hiện trầm cảm. ...........................................................................................................42
Bảng 3. 19. Mối tương quan giữa các yếu tố tuổi, giới tính, học vấn, tình trạng hơn
nhân với mức độ biểu hiện trầm cảm. .......................................................................43
Bảng 3. 20. Mối tương quan giữa các yếu tố nghề nghiệp, nơi ở hiện tại, tham gia bảo
hiểm y tế, mức thu nhập với mức độ biểu hiện trầm cảm .........................................44
Bảng 3. 21. Mức độ ảnh hưởng các yếu tố giai đoạn bệnh và loại ung thư đang mắc
với mức độ trầm cảm.................................................................................................45


vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ/ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Chiến lược điều trị trầm cảm ..................................................................16
Sơ đồ 1.2: Khung lý thuyết .......................................................................................23
Biểu đồ 3. 1: Phân bố người bệnh theo giới .............................................................30
Biểu đồ 3. 2: Tỷ lệ biểu hiện trầm cảm của người bệnh ung thư ..............................35
Biểu đồ 3. 3: Mức độ biểu hiện trầm cảm trầm cảm .................................................36


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo thống kê tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế IARC trong năm 2012, trên
thế giới đã có 14.1 triệu trường hợp mắc mới, 8.2 triệu ca tử vong và 32.6 triệu người

đang mắc ung thư. Dự báo gánh nặng bệnh ung thư toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên 21.7
triệu ca và 13 triệu ca tử vong vào năm 2030 [24]. Ung thư đã trở thành nguyên nhân
gây tử vong đứng hàng thứ hai chỉ sau bệnh tim mạch. Ung thư là một mối đe dọa
đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển vì có hệ thống y tế yếu kém, khơng được
trang bị các phương pháp điều trị hiệu quả và chi phí ngày càng cao [26]. Tại Việt
Nam hàng năm có khoảng 94.000 người tử vong vì ung thư, số người mắc ung thư
tại Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh, từ 68.000 ca năm 2000 lên 126.000 ca
vào năm 2010. Dự kiến con số này sẽ vượt 190.000 ca vào năm 2020 [1].
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần đặc trưng bởi buồn phiền, mất hứng thú,
có cảm giác tội lỗi, ngủ không yên giấc, chán ăn, mệt mỏi, kém tập trung hiện diện
gần như hàng ngày, tối thiểu trong hai hoặc nhiều tuần liên tiếp. Triệu chứng trầm
cảm xảy ra khi người bệnh ung thư biết tình trạng bệnh; lo lắng về tương lai do ung
thư có thể ảnh hưởng đến tính mạng; các triệu chứng của bệnh gây ra các khó chịu và
phải áp dụng các biện pháp điều trị kéo dài, tốn kém. Tình trạng trầm cảm ở người
bệnh ung thư do nhiều nguyên nhân như: do khối ung thư gây ra, do chấn thương tâm
lý, do các biện pháp điều trị ung thư như hóa chất, tia xạ. Các tổn thương tâm lý liên
quan đến loại ung thư, thời gian từ khi chẩn đoán, mức độ suy yếu về thể chất, mức
độ đau, tiên lượng và các biến khác [45],[19]. Mặt khác có đến 99.6% người bệnh
ung thư có nhu cầu hỗ trợ chăm sóc tâm lý [7]. Vì vậy tìm hiểu thực trạng trầm cảm
là một trong những nhiệm vụ quan trọng của điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh
ung thư.
Gánh nặng của trầm cảm trên người bệnh ung thư bắt đầu từ khi họ phát hiện
ra bệnh. Khi được chẩn đoán người bệnh mắc ung thư cảm thấy đau khổ vì mạng
sống của họ bị đe doạ. Mức độ căng thẳng tinh thần cao trong thời gian dài ở người
bệnh ung thư có thể dẫn đến lo lắng, trầm cảm hoặc cả hai. Triệu chứng hỗn hợp này


2

rất phổ biến, với 2/3 người bệnh ung thư trầm cảm cũng biểu hiện mức độ lo lắng

đáng kể về mặt lâm sàng [48]. Nghiên cứu mới cho thấy ngay cả những triệu chứng
trầm cảm nhẹ cũng có thể rút ngắn thời gian sống sót của bệnh nhân ung thư vùng
đầu cổ [60]. Breitbart và cộng sự đã chỉ ra người bệnh ung thư mắc trầm cảm có nguy
cơ tử vong cao gấp 4 lần so với những người bệnh không trầm cảm (47% so với 12%)
[16],[17]. Theo nghiên cứu của Frick (2007), lo lắng và trầm cảm làm ảnh hưởng tới
chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư và ở giai đoạn càng nặng chất lượng
cuộc sống càng thấp [27]. Trong nghiên cứu khác, số người bệnh ung thư mắc trầm
cảm nặng có ý tưởng tự tử là hơn 50% và trầm cảm nặng là một yếu tố nguy cơ đáng
kể tạo nên ý tưởng tự tử của người bệnh ung thư [14].
Tại Việt Nam, các cơng trình nghiên cứu đánh giá thực trạng trầm cảm ở người
bệnh nói chung và bệnh ung thư nói riêng cịn rất ít. Theo nghiên cứu của Nguyễn
Kim Lưu tại bệnh viện quân y 103 năm 2012, tỉ lệ trầm cảm của người bệnh ung thư
là 57.7% trong đó trầm cảm nhẹ 32.2%, vừa 18.8% và nặng 6.1% [8]. Các nghiên
cứu quốc tế lại được thực hiện ở các nước khác nhau về nền văn hóa, thể chất của
người bệnh, chất lượng chăm sóc khác với Việt Nam. Bên cạnh đó, sự chăm sóc về
tinh thần là một trụ cột quan trọng trong chăm sóc giảm nhẹ ở người bệnh ung thư
[12]. Để điều dưỡng hỗ trợ và chăm sóc người bệnh ung thư đạt hiệu quả cao thì việc
phát hiện một số vấn đề về tâm lý đặc biệt là trầm cảm đóng vai trị trọng tâm. Vì vậy
chúng tơi thực hiện đề tài: Thực trạng biểu hiện trầm cảm và một số yếu tố liên
quan của người bệnh ung thư tại Trung tâm Ung Bướu Bệnh viện Trung ương
Thái Nguyên năm 2018.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng biểu hiện trầm cảm của người bệnh ung thư tại Trung tâm Ung
Bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên năm 2018
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến mức độ biểu hiện trầm cảm của người bệnh
ung thư tại Trung tâm Ung Bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên



4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về bệnh ung thư
1.1.1. Định nghĩa.
Theo tổ chức Y tế thế giới, ung thư là một bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị
kích thích bởi các tác nhân gây ung thư thì tế bào tăng sinh một cách vơ hạn, khơng
tn theo các cơ chế kiểm soát về mặt phát triển của cơ thể [54], [3].
1.1.2. Các giai đoạn của bệnh ung thư
Trên lâm sàng thường dùng xếp loại giai đoạn TNM theo hiệp hội chống ung
thư quốc tế (UICC 2010). Trong đó T (Tumor): xét tới kích thước ngun phát của
khối u; N (Node): xét tới mức độ di lan rộng đến các hạch bạch huyết; M (Metastasis):
xét tới di căn. Tùy từng loại ung thư sẽ có phân lớp T, N, M khác nhau và từ đó có
chẩn đốn giai đoạn bệnh khác nhau.
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của ung thư
1.1.3.1. Cơ chế gen
Quá trình sinh bệnh ung thư liên quan chặt chẽ đến tổn thương 2 nhóm gen: gen
sinh ung thư và gen kháng ung thư. Hai loại gen này bình thường trong tế bào đóng
vai trị quan trọng trong kiểm sốt q trình sinh sản tế bào, sự biệt hố tế bào và q
trình chết theo chương trình của tế bào, giúp cho sự ổn định sinh học của cơ thể. Gen
sinh ung thư, kiểm soát theo hướng tích cực, mã hố những protein truyền những tín
hiệu phân bào. Khi các gen này bị tổn thương như bị đột biến sẽ truyền tín hiệu phân
bào sai lạc mà cơ thể khơng kiểm sốt được, dẫn đến sinh ung thư.
Trái với các gen sinh ung thư, các gen kháng ung thư mã hoá cho những protein
kiểm soát phân bào theo hướng ức chế, làm chu kỳ phân bào bị dừng ở một pha, các
gen kháng ung thư còn có chức năng làm biệt hố tế bào, hoặc mã hố tế bào chết
theo chương trình, khi các gen kháng ung thư bị bất hoạt do đột biến sẽ làm biến đổi

tế bào lành thành tế bào ác tính [9], [5].


5

1.1.3.2. Cơ chế tế bào
Người trưởng thành bình thường trung bình có khoảng 1 triệu tỷ tế bào. Số
lượng tế bào mới trong cơ thể được tạo ra bằng số lượng tế bào chết đi và luôn giữ ở
mức hằng định. Khi ung thư tế bào sinh sản vô hạn độ đã phá vỡ mức hằng định (tế
bào sinh nhiều hơn tế bào chết).
Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào mà tế bào tăng sinh vô hạn độ ngồi sự
kiểm sốt của cơ thể. Cơ chế của tăng trưởng số lượng của các quần thể tế bào có thể
do chu trình tế bào được rút ngắn dẫn đến tăng số lượng tế bào được tạo ra trong một
đơn vị thời gian, hoặc do giảm vận tốc tế bào chết đi cũng đưa đến kết quả có nhiều
tế bào được tạo ra hơn. Sự tăng sinh vô hạn độ của tế bào ung thư còn liên quan đến
cơ chế mất sự ức chế tiếp xúc: tế bào bình thường khi đang ở quá trình phân chia nếu
tiếp xúc với tế bào bình thường khác cũng đang phân bào thì quá trình phân bào chấm
dứt. Trong ung thư cơ chế này khơng cịn. Các tế bào ung thư giảm hoặc mất tính kết
dính. Tế bào ung thư có thể tiết ra một số men có thể gây tiêu collagen ở cấu trúc
nâng đỡ của các mơ.
Có những giả thuyết khác nhau về nguồn gốc tế bào ung thư: Thuyết đơn dòng:
ung thư sinh ra từ một tế bào; Thuyết đa dòng: tổ chức ung thư gồm nhiều loại tế bào
[9], [5].
1.1.4. Thực trạng ung thư trên thế giới và Việt Nam.
Theo thống kê của tổ chức nghiên cứu ung thư quốc tế trong năm 2012, tồn
thế giới đã có 14.1 triệu trường hợp mắc mới, 8.2 triệu ca tử vong và 32.6 triệu người
đang sống với bệnh ung thư trong vòng 5 năm. Dự báo gánh nặng bệnh ung thư toàn
cầu dự kiến sẽ tăng lên 21.7 triệu ca và 13 triệu ca tử vong vào năm 2030 [24]. Ung
thư đã trở thành nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai chỉ sau bệnh tim mạch.
Ung thư là một mối đe dọa đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển vì có hệ

thống y tế yếu kém, không được trang bị các phương pháp điều trị ung thư phức tạp
và chi phí điều trị ngày càng đắt tiền [26]. Tỉ lệ mắc bệnh ung thư hàng năm dao động
từ 182 trường hợp trên 100.000 năm 2012. Tỉ lệ này cao hơn ở nam giới (205 trên
100.000) so với phụ nữ (165 trên 100.000) [32].


6

Năm 2010, ở Việt Nam có hơn 126.000 ca ung thư mới phát hiện, ước tính trong
năm 2020 sẽ có ít nhất gần 200.000 người mắc bệnh. Ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái
Nguyên và Thừa Thiên Huế tỷ lệ người mắc ung thư vú đứng thứ nhất và ung thư dạ
dày đứng thứ hai. Riêng tại Cần Thơ, ung thư vú đứng hàng thứ hai sau ung thư cổ
tử cung. Ở nam giới ung thư phế quản phổi đứng hàng đầu tại Hà Nội, Hải Phòng,
Thái Nguyên; đứng thứ ba tại Huế và đứng thứ tư tại Cần Thơ. Ung thư gan đứng
hàng đầu tại Thừa Thiên Huế và Cần Thơ, đứng thứ hai tại Thái Nguyên, đứng thứ
ba tại Hà Nội và Hải Phòng [1], [4].
1.2. Thực trạng trầm cảm của người bệnh ung thư và các yếu tố liên quan.
1.2.1. Đại cương về trầm cảm
Tổ chức y tế thế giới WHO định nghĩa: Trầm cảm là một rối loạn tâm thần
thường gặp, đặc trưng bởi buồn phiền, mất hứng thú hoặc niềm vui, có cảm giác tội
lỗi, ngủ không yên giấc, chán ăn, mệt mỏi, kém tập trung [53]
Trầm cảm có thể xảy ra ở bất cứ ai, ở mọi lứa tuổi, ở bất kỳ quốc gia hay dân
tộc nào. Trầm cảm biểu hiện khác nhau từ những biến động tâm trạng bình thường
và cảm xúc ngắn ngủi tới những biến đổi tâm lý mạnh mẽ với những thách thức lớn
trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt là khi mắc bệnh thời gian dài và với mức độ vừa
hoặc nặng, trầm cảm có thể trở thành một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Trầm
cảm có thể làm cho người bị ảnh hưởng phải chịu đựng rất nhiều và hoạt động không
hiệu quả tại nơi làm việc, tại trường học cũng như tại gia đình. Nghiêm trọng hơn,
trầm cảm có thể dẫn đến tự tử. Trên thế giới có hơn một triệu người chết do tự tử mỗi
năm, trung bình có khoảng 3000 cái chết mỗi ngày [40]. Hàng năm, ở Mỹ có khoảng

6.7% (hơn 16 triệu người) mắc trầm cảm và đây được coi là căn bệnh tâm thần phổ
biến nhất ở Mỹ. Gánh nặng của trầm cảm đang gia tăng trên toàn cầu. Rào cản đối
với việc chăm sóc hiệu quả bao gồm một thiếu nguồn lực, thiếu đội ngũ nhân viên y
tế được đào tạo chuyên sâu, và sự kỳ thị xã hội gắn liền với các rối loạn tâm thần. Tại
Việt Nam, các bệnh lý về tâm thần như trầm cảm chiếm 18% gánh nặng bệnh tật [25],
[28], [53].


7

1.2.2. Phân loại trầm cảm
Phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới: trong bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ
10-ICD 10 (1992) [56], các bệnh về cảm xúc được xếp ở mục F30-F39, gồm
F30. Giai đoạn hưng cảm (Từ F30.0 đến F30.9).
F31. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực (Từ F31.0 đến F31.9).
F32. Giai đoạn trầm cảm (Từ F32.0 đến F32.9).
F33. Rối loạn trầm cảm tái diễn (Từ F33.0 đến F33.9).
F34. Các trạng thái rối loạn khí sắc (Từ F34.0 - F34.9).
F38. Các rối loạn khí sắc (cảm xúc) khác (Từ F38.0 đến F38.9).
F39. Các rối loạn khí sắc (cảm xúc) không biệt định.
1.2.3. Nguyên nhân
1.2.3.1 Các nghiên cứu về sinh học thần kinh
a) Các giả thuyết về mono-aminergic: Cho rằng có sự thiếu hụt noradrenaline,
serotonine hoặc dopamine trong hệ thống thần kinh trung ương trong bệnh trầm cảm.
* Hệ

Noradrenergic: Méthoxy-Hydroxy-Phényl-Glycol

(MHPG) và


Dihydrophényl-Ethylène-Glycol (DOPEG) là những chất chuyển hoá của
noradrenaline (NA). MHPG trong nước tiểu giảm ở trầm cảm nội sinh và rối loạn
cảm xúc lưỡng cực, tỷ lệ MHPG. trong nước tiểu tăng cao trong giai đoạn hưng cảm
và thấp trong giai đoạn trầm cảm.
* Hệ Sérotoninergic: Sérotonine trong tiểu cầu thường xuyên giảm ở những
bệnh nhân trầm cảm nội sinh, tỷ lệ này có xu hướng bình thường khi khỏi bệnh. Tỷ
lệ 5HIAA (5-Hydroxy Indol Acetic Acide) giảm trong dịch não tuỷ ở bệnh nhân trầm
cảm
* Hệ Dopaminergic: Chất chuyển hố chính của dopanine là homovanillique
acide (HVA). P.Wielner (1988), thấy tỷ lệ của HVA trong dịch não tuỷ giảm ở người
trầm cảm.
b) Các thuyết nội tiết
* Trục Dưới đồi-Tuyến yên-Tuyến thượng thận: theo Nemeroff (1992) thấy có
sự tăng tiết của hormon tuyến thượng thận ở bệnh nhân trầm cảm


8

Krishman và cộng sự (1991) phát hiện hiện tượng tăng sản tuyến yên, ACTH
đáp ứng kém khi kích thích bởi Corticotropin Releasing Hormone (CRF ) ở bệnh
nhân trầm cảm. Hypothalamus tăng tiết CRF trong thời gian dài, làm giảm nhạy cảm
của các thụ thể với CRF của các tế bào tiết ACTH, làm phì đại tuyến yên theo cơ chế
dinh dưỡng.
* Trục dưới đồi-Tuyến yên-Tuyến giáp: Dopamine kích thích bài tiết TRH, 5HT
lại ức chế, sự giảm đáp ứng TSH với kích thích bởi TRH được quan sát thấy ở khoảng
25% số bệnh nhân trầm cảm tái diễn. ở bệnh nhân trầm cảm điển hình, đáp ứng của
TSH giảm 15-56% và bình thường khi khỏi bệnh [10], [37], [41].
1.2.3.2. Các nghiên cứu về di truyền
Nguy cơ bệnh lý tăng cao của rối loạn cảm xúc lưỡng cực và trầm cảm ở gia
đình có người bị rối loạn cảm xúc. G.Winokur (1969) cho rằng rối loạn cảm xúc có

liên quan với nhiễm sắc thể X. P.Meguffin, R.Katz (1989) cho thấy: 7,8% (1,5-7,9)
có nguy cơ mắc rối loạn cảm xúc lưỡng cực, và 11,4% (0,5-22,4) có nguy cơ mắc
trầm cảm tại những gia đình có người mắc bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực có quan
hệ ruột thịt với bệnh nhân (cấp 1). Với quan hệ họ hàng (cấp 2 ), nguy cơ mắc rối
loạn cảm xúc lưỡng cực là 0,6 % và nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm là 9,1% (5,915,4), [10].
1.2.3.3. Các thuyết Enzym
a) Enzym tổng hợp: Trong số các enzym tổng hợp chỉ có hoạt động của Tyrosine
hydroxylasevà dopamine bêtahydroxylase (DBH) được kiểm tra. Trong một nghiên
cứu dài hạn của Ikeda.Y(1982) cho thấy tỷ lệ DBH tăng cao trong huyết tương của
cơn hưng cảm và giảm dần một cách bền vững ở pha trầm cảm.
b) Các enzym thoái hố:
* Catéchol-o-Méthyl-Transferase (COMT): Là men can thiệp vào q trình
chuyển méthyl của các catécholamine trong hồng cầu. Một số tác giả cho là hoạt động
của men này giảm trong trầm cảm đơn cực.
* Mono-Amine-oxydase (MAO): MAO là enzzym cơ bản đối với sự thoái
hoá của các Mono-Amine ngoại vi và ở hệ thần kinh trung ương, hoạt động của enzym


9

nằm trong tiểu cầu. Các nghiên cứu cho thấy có sự tăng hoạt động của MAO tiểu cầu
tại những người trầm cảm.
c) Các thuyết về màng sinh học: Việc sử dụng thuốc chống trầm cảm hàng ngày
hoặc sốc điện đã làm giảm số lượng các bêta adrenergic và 5HT2. Hiệu quả của thuốc
chống trầm cảm sau 10-15 ngày cũng phù hợp với việc giảm số lượng các thụ thể.
d) Thiểu năng nơ ron vận chuyển: Các thuốc chống trầm cảm có tác dụng trên
các nơ ron vận chuyển như ngăn chặn thụ thể tiền sy náp của nơ ron vận chuyển giải
phóng và tăng độ tập trung của chúng ở khe synáp. Nhóm khác lại ức chế các
monoaminoxydase, ngăn chặn thoái hoá của nơ ron vận chuyển trong synáp, MHPG
giảm 50% trong trầm cảm và 5 HIAA trong LCR giảm gây sự thiếu hụt serotonin và

dễ gây xung động tự sát tiềm ẩn, trong cấu trúc não mà ở đó serotonin là chất trung
gian sẽ có vai trị quan trọng trong điều hoà giấc ngủ, ăn ngon miệng.
e) Bệnh của các thụ thể: Trầm cảm có thể là hậu quả của sự huỷ hoại số lượng
và chức năng các thụ thể. Các thụ thể sau synáp tiếp nhận các nơ ron vận chuyển, nếu
có nhiều nơ ron vận chuyển sẽ dẫn tới giảm số lượng và tính nhậy cảm của thụ thể và
ngược lại. Các nơ ron sau synáp còn hoạt động theo cơ chế phản hồi ngược bởi tế bào
tiền synáp (tăng hay giảm nhạy cảm). Các thụ thể tăng nhạy cảm và nhiều sẽ kìm hãm
giải phóng nơron vận chuyển và ngược lại sẽ giải phóng một lượng lớn các nơron vận
chuyển gọi là hiện tượng điều hoà
1.2.3.4. Các thuyết về tâm lý:
Do ảnh hưởng bởi một số bệnh như chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não,
u não, sa sút trí tuệ... cũng sẽ là nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm. Những người
mắc các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư, đột quỵ, bệnh tim... có nguy cơ cao mắc
chứng trầm cảm.
Yếu tố nội tiết: Sự thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sẩy thai, giai đoạn
sau sinh, tiền mãn kinh hay mãn kinh cũng chính là nguyên nhân bệnh trầm cảm ở
phụ nữ. Sự căng thẳng quá độ đến từ những sự kiện, những biến động trong cuộc
sống thường ngày, sự mất mát người thân, tranh cãi, áp lực trong công việc hay những
mối quan hệ xấu với mọi người xung quanh


10

Mất ngủ thường xuyên làm ảnh hưởng đến các triệu chứng của trầm cảm. Vì
vậy, điều dưỡng cần quan tâm đến chu kỳ giấc ngủ của bệnh nahan, cần duy trì giờ
ngủ và thức phù hợp, cả việc đi ngủ đúng giờ vào mỗi đêm.
Tâm lý bi quan có nhiều khả năng trở lên bị trầm cảm hơn những người sống
lạc quan, vui vẻ và ưa sự chia sẻ. Do đó, một thái độ sống tích cực, năng động và hòa
đồng sẽ giúp hạn chế nguy cơ trầm cảm [10].
1.2.4. Triệu chứng

a) Khí sắc trầm cảm: Vẻ mặt buồn bã, lo âu đau khổ, buồn rầu vơ hạn. Khí sắc
trầm cảm thường gặp là buồn rầu uể oải, chân tay rã rời, cảm giác khó chịu, bất an,
đuối sức trước cuộc sống, luôn cảm thấy đau khổ, nét mặt ủ rũ mệt mỏi, họ thấy quá
khứ, hiện tại và tương lai chỉ là một màu đen tối, ảm đạm, thê thảm, cảm thấy mình
bị thất bại, hỏng việc, bất lực, tự đánh giá bản thân thấp kém, khơng có khả năng, là
ngõ cụt. Các biểu hiện trầm cảm thường xuất hiện từ từ hơn là đột ngột, như bắt đầu
bằng một vài biểu hiện rầu rĩ, ủ ê trước khi bệnh nhân có thể nói về nỗi buồn của
mình [6], [10].
Thường có phản ứng quá mức với những vấn đề không quan trọng, những sự
việc, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày thường là nhỏ nhặt không đáng kể nhưng
lại được bệnh nhân nghiền ngẫm, suy nghĩ và lo lắng, người bệnh trở nên quá sợ sệt,
rụt rè, nghi ngờ, khơng quyết đốn, mất nghị lực,vơ cảm, mất năng lượng, tất cả bị
sụp đổ và chỉ là bất hạnh [10],
Do sự thích ứng của cảm xúc kém cho nên bệnh nhân khơng có khả năng đáp
ứng với những kích thích của mơi trưỡng xung quanh như: Khơng có khả năng cảm
nhận được những sự việc vui vẻ, những sự việc buồn cũng khơng làm bệnh nhân khó
chịu hơn. Khơng có khả năng chứng minh được sự mong muốn, hài lòng, làm việc
chóng mệt mỏi, khơng cảm thấy niềm vui và hạnh phúc, các ý muốn bị cản trở và khí
sắc trở nên buồn, bi quan, cho là bạc mệnh. Tất cả những mặc cảm này cùng với hiện
tại bị bao phủ bởi nỗi buồn khơng giải thích được, một sự đau khổ vơ biên có thể dẫn
tới hội chứng Cotard và có nguy cơ tự sát. Khơng có gì có thể so sánh được với nỗi
đau trầm cảm khi nỗi đau này lại xuất hiện đột ngột từ sự thất vọng [10].


11

Dù là nguyên nhân nào thì trầm cảm cũng thường biểu hiện: mất hứng thú,
không quan tâm tới những sở thích, khơng quan tâm đến cuộc sống, mất sự thanh
thản, có tới 60% trầm cảm có ý định tự sát và 15% có hành vi tự sát .
b) Rối loạn nhận thức: Người trầm cảm thường có nhận thức sai lầm cho là

không chữa khỏi, cho là hèn kém nên thường dẫn đến tự ti mặc cảm hoặc cảm thấy
ân hận tội lỗi, những chi tiết không quan trọng nhưng lại mang đến cho người bệnh
một cảm giác nặng nề, và đánh giá quá mức khiến họ cảm thấy như bị trù đập, bị ghét
bỏ.
Rối loạn tư duy: Quá trình liên tưởng chậm chạp, tư duy nghèo nàn, khó chuyển
chủ đề, hồi ức xuất hiện khó khăn, dịng tư duy bị ngừng trệ, khó diễn đạt ý nghĩ của
mình thành lời nói, ít hoặc khơng nói. Cảm giác xấu hổ, không xứng đáng, các ý nghĩ
tự ti, hèn kém, không bằng bạn bè. Cho là mình khơng có khả năng suy nghĩ. Khi
bệnh nặng hơn sẽ cho là mình có phẩm chất xấu, phạm nhiều tội lỗi, ý nghĩ bị thiệt
hại, hoặc bị truy hại hoặc có thể xuất hiện hoang tưởng: tự buộc tội, bị tội (hoang
tưởng bị tội là hoang tưởng điển hình của trầm cảm), nghi bệnh, bị hại, bị xâm nhập...
Có thể có hoang tưởng phủ định bản thân (cho là mình đang chết dần, lục phủ ngũ
tạng đang thối dần, mình sắp bị đày địa ngục), hoặc hoang tưởng phủ định thế giới
(cho là loài người sắp diệt vong, sắp đại hồng thủy). Sự bi quan trầm cảm thường có
những ý nghĩ khơng thể chữa khỏi được và có thể dẫn tới tự sát.
Rối loạn tri giác: ảo giác thường gặp là ảo thanh ra lệnh, hoặc ảo khứu (ngửi thấy mùi
rất khó chịu, hơi thối, hơi tanh... Ảo khứu mùi khó chịu là loại ảo giác điển hình của
trầm cảm [10].
c) Các triệu chứng tâm thần vận động.
Hành vi bị ức chế: Một số tác giả coi chậm chạp tâm thần vận động như là một nền
tảng chắc chắn của trầm cảm. Sự chậm chạp tâm thần vận động đi từ giảm nhiệt tình,
giảm niềm tin trong cuộc sống tới mệt lả trong một tư thế buồn bã, vẻ mặt biểu hiện
một sự lo âu đau khổ. Luôn phàn nàn mất nghị lực, cảm thấy nhanh chóng bị kiệt sức
khi làm một việc gì đó, ln cảm thấy mệt mỏi, suy nhược và mệt nhọc, đuối sức


12

thường tăng vào buổi sáng, nhạy cảm với dao động của nhịp ngày đêm. Giảm nhiệt
tình, mất dần các sở thích trước kia.

Bệnh nhân ngồi hàng giờ, ít đi lại hoặc nằm im một chỗ ở những nơi yên tĩnh,
kín đáo,không muốn tiếp xúc với ai. Trên cơ sở hoạt động bị ức chế có thể xuất hiện
cơn buồn sâu sắc, thất vọng nặng nề và đột ngột la hét, thổn thức, cầu xin, khóc lóc
thảm thiết, cũng có thể đột nhiên tự sát hoặc tấn công người khác (trạng thái kích
động trầm cảm).
Khi ức chế tâm thần vận động đã trở nên q mức thì bệnh nhân dễ có biểu hiện
của căng trương lực, lời nói đơn điệu, chi tiết của câu trả lời thường dài dòng hơn so
với thói quen, những câu trả lời thường khơng đầy đủ, ngắn, khơng đúng vì bệnh nhân
tự cho là mình khơng có khả năng giải thích để trả lời các câu hỏi đó [10].
d) Các biểu hiện lo âu : Người trầm cảm thường có cảm giác lo lắng, sợ hãi
cho các dự định trong tương lai của họ, sự lo lắng này thường xuất hiện dưới dạng
căng thẳng tâm lý ít hay nhiều mà ở đó họ cảm giác về một sự nguy hiểm sắp xảy ra,
chờ đợi một điều khơng mong muốn, do vậy thường có phản ứng bột phát, khơng
chịu được kích thích ánh sáng hoặc những tiếng ồn quen thuộc trong gia đình. Lo âu
về mặt cơ thể: cảm tưởng như họng bị khít chặt, khó nuốt, đau rát lưỡi, đau đầu, co
cơ hàm, cảm thấy nóng hay lạnh, trống ngực, mồ hơi, nơn, ỉa chảy, khó ngủ vì nghiền
ngẫm lo âu, thức giấc trong đêm do ác mộng. Sự lo âu có thể tự tụ tập thành một hội
chứng lo âu với rối loạn hoảng sợ, có thể sợ khoảng trống, các ám ảnh đơn thuần hay
ám ảnh xung động hoặc ám ảnh với rối loạn cơ thể (đau đầu, đầy hơi, trống ngực, đại
tràng, sợ bẩn nên suốt ngày rửa tay xà phịng...).
Lo âu có thể gặp tới 85 % ở bệnh nhân trầm cảm
Nhiều bệnh nhân trầm cảm u sầu có những ý nghĩ phủ định hoặc liệt chức năng cơ
quan nội tạng cho nên nhiều khi khó phân biệt với các triệu chứng cơ thể của trầm
cảm, do vậy cần phải khám lâm sàng tỷ mỷ và thận trọng khi sử dụng thuốc có tác
dụng Atropin [10].
e) Triệu chứng cơ thể : Bệnh thường nặng vào buổi sáng.


13


- Giảm trọng lượng: đơi khi nặng nề, có thể mất tới 10 kg trong một vài tuần,
triệu chứng này thường gặp ở nữ hơn, sự mất trọng lượng này có liên quan trực tiếp
đến chán ăn, ăn khơng thấy ngon, khi nặng có thể sẽ từ chối ăn hoặc đôi khi gặp sự
trái ngược là ăn vô độ gây ra tăng trọng.
- Rối loạn giấc ngủ: thường gặp là mất ngủ, khó ngủ lại, thức dậy trong đêm
thường gặp do ác mộng, thức dậy sớm. Hiếm gặp là hiện tượng ngủ nhiều.
- Rối loạn tình dục: Cảm thấy vơ vị trong quan hệ tình dục, 7% dân số nam có
rối loạn về sự cương cứng, thậm chí liệt dương, 30% nữ (từ 18-29 tuổi) ít thấy hứng
thú với tình dục, thậm chí lãnh đạm. Hiếm hơn có thể gặp tăng tình dục .
- Rối loạn kinh nguyệt: Nhiều người bệnh có rối loạn kinh nguyệt hoặc mất kinh
- Rối loạn trí nhớ: Hay quên, nhầm lẫn nhưng sẽ hồi phục trở lại khi khỏi bệnh
[10]
1.2.5. Chẩn đoán
1.2.5.1. Chẩn đoán xác định: theo tiêu chuẩn chẩn đoán ICD - 10 .
a) Ba triệu chứng điển hình:
- Khí sắc trầm bất thường rõ rệt trong cả ngày, trong nhiều ngày, không bị chi
phối bởi ngoại cảnh và tồn tại ít nhất 2 tuần.
- Giảm rõ nét sự quan tâm và thích thú hoặc khơng thấy hài lịng với những hoạt
động dễ chịu hàng ngày.
- Giảm năng lượng dẫn đến tăng mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ biến là mệt
mỏi rõ rệt chỉ sau một cố gắng nhỏ.
b) Bẩy triệu chứng thường gặp:
- Giảm khả năng tư duy hoặc giảm tập trung, do dự, khơng quyết đốn.
- Giảm tự trọng và lịng tự tin
- Những ý tưởng bị tội và khơng xứng đáng
- Nhìn tương lai ảm đạm, bi quan.
- Có ý tưởng và hành vi tự sát bất kỳ dạng nào.
- Rối loạn giấc ngủ bất kỳ dạng nào.
- Ăn không ngon miệng cùng với sự biến đổi trọng lượng tương ứng.



14

1.2.5.2. Chẩn đoán các mức độ trầm cảm [10]
Mức độ
Triệu chứng

Trầm cảm Trầm cảm
nhẹ
vừa

Trầm cảm nặng
Khơng
Có loạn thần
loạn thần

3 triệu chứng
chính

≥2

≥2

Cả 3 triệu
chứng

Cả 3 triệu chứng

7 triệu chứng phụ


≥2

3-4

≥4

≥4

Mức độ nặng của
các triệu chứng
- Ý định và hành
vi tự sát
- Hoang tưởng,
ảo giác

Khơng có
triệu
chứng
nặng

Thời gian

≥ 2 tuần

Khơng có Có triệu chứng
triệu
nặng
chứng
nặng
- Có ý định và

hành vi tự sát
- Khơng hoang
tưởng, ảo giác

≥ 2 tuần

> 2 tuần

Có triệu chứng
nặng
- Có ý định và
hành vi tự sát
- Có hoang
tưởng, ảo giác

> 2 tuần


15

1.2.6. Điều trị trầm cảm
1.2.6.1. Chiến lược điều trị [610]
Nguyên tắc chung: Các biện pháp điều trị các rối loạn trầm cảm cần phải điều
trị toàn diện và phải tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
+ Điều trị tấn công để hết các triệu chứng rối loạn trầm cảm
+ Điều trị duy trì, củng cố, dự phịng để các triệu chứng trầm cảm không tái
phát.
+ Phục hồi sức khỏe, phục hồi các chức năng tâm thần và tái hòa nhập xã hội
[10].
1.2.6.2. Thời gian điều trị cho từng giai đoạn

+ Điều trị tấn cơng: Giai đoạn cấp, nhằm mục đích làm giảm và hết các triệu
chứng của rối loạn trầm cảm, thời gian điều trị 1-3 tháng.
+ Điều trị củng cố : Nhằm tránh tái phát, điều trị củng cố rối loạn trầm cảm
khoảng từ 4 đến 6 tháng, có thể 6-9 tháng. Trầm cảm kháng thuốc có thể điều trị 1218 tháng với liều đã sử dụng khi thuyên giảm.
+ Điều trị dự phòng: Nhằm tránh tái diễn các rối loạn trầm cảm. Thời gian tối
thiểu điều trị dự phòng là 5 năm kể từ khi hết các triệu chứng trầm cảm cho những
bệnh nhân có nguy cơ tái diễn cao (trong tiền sử đã có giai đoạn trầm cảm ít nhất là
2.5 năm).
+ Dừng điều trị: Dừng điều trị phải từ từ sau một giai đoạn ổn định nhiều tháng.
Trước khi dừng điều trị cần xem xét một số vấn đề có xuất hiện phản ứng kiểu
hội chứng cai. Những triệu chứng cai xuất hiện khoảng 2-14 ngày sau khi dừng thuốc
chống trầm cảm 3 vòng đột ngột, có thể có rối loạn hơ hấp, rối loạn tim mạch. Những
nguy cơ này sẽ trầm trọng hơn khi bệnh nhân dùng lâu dài với liều cao. Các triệu
chứng trên không thấy xuất hiện ở bệnh nhân dùng thuốc chống trầm cảm thế hệ mới.
Nếu các triệu chứng trầm cảm xuất hiện ngay sau dừng điều trị, khi đó phải điều
trị lại với liều thuốc tấn cơng mà trước đó bệnh nhân đã sử dụng [10].


×