Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Thực trạng chăm sóc rối loạn giác ngủ trên người bệnh trầm cảm và kiến nghị một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc rối loạn giấc ngủ trên người bệnh trầm cảm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.87 KB, 39 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn: Ban giám hiệu trường Đại học Điều dưỡng
Nam Định, Phịng Đào tạo Đại học, các phịng ban bộ mơn đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi, giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập, rèn luyện và nghiên cứu.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TTƯT.ThS.BSCKI Trần Việt Tiến, Thầy đã
tận tâm và nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành khố
luận. Sự tận tâm dìu dắt và khích lệ của Thầy là động lực giúp em vượt qua khó khăn
trong q trình thực hiện để hồn thành được khố luận.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám đốc Bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam
Định. Toàn thể cán bộ nhân viên bệnh biện và toàn thể người bệnh đã tạo điều kiện
thuận lợi cho em trong quá trình thực hiện khoá luận.
Nam Định, ngày 18 tháng 6 năm 2019
Tác giả

Trần Thị Hồng Thắm

i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của cá nhân tơi. Các số liệu trong
khố luận này là trung thực, chưa từng được công bố trên bất kì tài liệu nào của bất cứ
một tác giả nào trước đây. Mọi thông tin được thu thập trên 37 người bệnh đang điều
trị tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định.
Nam Định, ngày 18 tháng 6 năm 2019
Tác giả

Trần Thị Hồng Thắm

ii



MỤC LỤC
Nội dung ....................................................................................................................Trang
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ......................................................... vii
1.ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN............................................................................. 3
2.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................................... 3
2.1.1. Rối loạn trầm cảm .................................................................................................... 3
2.1.2. Giấc ngủ bình thường, rối loạn giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ trong trầm cảm ....... 8
2.2. Cơ sở thực tiễn .......................................................................................................... 14
2.2.1. Dịch tễ học trầm cảm ............................................................................................. 14
2.2.2. Quy trình chăm sóc người bệnh trầm cảm ............................................................. 15
2.2.3. Nghiên cứu trong nước về chăm sóc người bệnh rối loạn giấc ngủ trong trầm
cảm ................................................................................................................................... 17
3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN ................................................................................................ 20
3.1.Giới thiệu về Bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định .................................................... 20
3.2. Thông tin chung ........................................................................................................ 20
3.3. Thực trạng về rối loạn giấc ngủ ở người bệnh trầm cảm điều trị tại Bệnh viện Tâm
thần tỉnh Nam Định .......................................................................................................... 21
3.3.1. Mức độ trầm cảm ................................................................................................... 21
3.3.2. Trầm cảm với các triệu chứng loạn thần ................................................................ 22
3.3.3.Rối loạn thời lượng ngủ trong trầm cảm ................................................................. 22
3.3.4.Rối loạn chất lượng giấc ngủ trong trầm cảm ......................................................... 23
3.3.5. Hiểu biết của người bệnh khi có rối loạn giấc ngủ ................................................ 24
3.3.6.Hiểu biết của người bệnh khi có cảm giác buồn chán, mệt mỏi ............................. 25
3.3.7. Kế hoạch chăm sóc giấc ngủ cho người bệnh của điều dưỡng .............................. 25


iii


3.3.8. Chăm sóc biểu hiện kèm theo của trầm cảm .......................................................... 26
3.3.9. Chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh mất ngủ trong trầm cảm ........................... 26
3.4. Nguyên nhân của những việc đã làm được và chưa làm được ................................. 26
3.4.1. Thuận lợi ................................................................................................................ 26
3.4.2. Khó khăn ................................................................................................................ 26
4. KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẢ THI ................................................. 28
5. KẾT LUẬN .................................................................................................................. 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 32
PHỤ LỤC ......................................................................................................................... 34

iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TCYTTG: Tổ chức Y tế thế giới
TC: Trầm cảm
NB: Người bệnh
RLGN: Rối loạn giấc ngủ
CSNB: Chăm sóc người bệnh
ĐD: Điều dưỡng
TH: Tiểu học
THCS: Trung học cơ sở
THPT: Trung học phổ thông
TC-CĐ: Trung cấp- Cao Đẳng
ĐH: Đại học
NVYT: Nhân viên y tế


v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Rối loạn thời lượng ngủ ........................................................................ 23
Bảng 3.2. Rối loạn chất lượng giấc ngủ ................................................................ 23
Bảng 3.3. Chăm sóc giấc ngủ cho người bệnh của điều dưỡng ............................ 27

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Các mức độ trầm cảm .........................................................................21

vi


Biểu đồ 3.2. Trầm cảm với các triệu chứng loạn thần ............................................22
Biểu đồ 3.3.Hiểu biết của người bệnh khi có rối loạn giấc ngủ..............................24

vii


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trầm cảm (TC) là một bệnh lý khá phổ biến. Theo thông báo của tổ chức Y tế
thế giới (TCYTTG), TC chiếm từ 5 – 10% dân số, là căn bệnh gây mất sức đứng hàng
thứ 4 ở con người. Nhưng với tốc độ như hiện nay, dự tính đến năm 2020, căn bệnh
này vượt lên đứng hàng thứ 2, chỉ sau các bệnh lý liên quan đến tim mạch. TC không
chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống, giảm khả năng lao động và học tập, mà còn là
nguy cơ hàng đầu dẫn tới tự sát. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có từ 60 – 65%
trường hợp tự sát là do TC.
Với sự tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực dược lý học tâm thần, hiện nay đã có rất

nhiều các loại thuốc chống TC đã được phát hiện và đưa vào sử dụng một cách có
hiệu quả. Bên cạnh đó, các biện pháp điều trị tâm lý, chăm sóc kết hợp với liệu pháp
hóa dược góp phần nâng cao hiệu quả điều trị TC cho người bệnh (NB). Có thể khẳng
định rằng, những tiến bộ trong các lĩnh vực trên đã làm cho bức tranh về TC được cải
thiện một cách rõ rệt, tiên lượng NB bị TC tốt hơn nhiều so với trước đây.
Trong các biểu hiện của TC, rối loạn giấc ngủ (RLGN) là triệu chứng rất phổ
biến. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy có từ 95 – 100% người bệnh TC có biểu hiện
RLGN. Trong nhiều trường hợp, mất ngủ chính là nguyên nhân hàng đầu buộc NB
phải tới bệnh viện. Theo Bùi Quang Huy (2016), RLGN trong trầm cảm rất đa dạng,
phong phú[4]. Theo Trần Viết Nghị và cộng sự (2004), RLGN có thể kéo theo cảm
giác mệt mỏi, khơng thoải mái, khó chịu, bực tức, lo lắng, buồn phiền [5] .v.v. ảnh
hưởng đến mọi hoạt động khi tỉnh . Như vậy, RLGN có thể làm cho bệnh TC nặng
lên, hoặc kéo theo TC, tạo thành vòng xoắn bệnh lý luẩn quẩn ở người bệnh. TC và
RLGN không chỉ gặp trong tâm thần mà còn rất phổ biến trong các bệnh lý thực tổn
khác, đặc biệt là các bệnh mạn tính và ở người cao tuổi. Qua phân tích trên, có thể nói
rằng, nghiên cứu về TC, chăm sóc người bệnh (CSNB) TC nói chung và RLGN trong
TC nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng trong thực hành lâm sàng. Với những lý do
trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu: “Thực trạng chăm sóc rối loạn giấc ngủ trên
người bệnh trầm cảm và kiến nghị một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc
rối loạn giấc ngủ trên người bệnh trầm cảm”, với hai mục tiêu:

1


1. Nghiên cứu thực trạng giấc ngủ và chăm sóc rối loạn giấc ngủ trên người bệnh trầm
cảm điều trị tại bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định năm 2019.
2. Kiến nghị một số giải pháp nâng cao chất lượng chăm sóc rối loạn giấc ngủ trên
người bệnh trầm cảm.

2



2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN
2.1. Cơ sở lý luận
2.1.1. Rối loạn trầm cảm
2.1.1.1. Khái niệm về trầm cảm và dịch tễ học của trầm cảm
Theo TCYTTG (1992) trầm cảm là một trạng thái bệnh lý của rối loạn cảm xúc.
Đặc trưng bởi các triệu chứng buồn, giảm thích thú, ln mệt mỏi, giảm khả năng tập
trung chú ý, cảm nghĩ không xứng đáng, tự ti, giảm vận động nhưng cũng có khi kích
động vật vã, rối loạn giấc ngủ, thay đổi trọng lượng cơ thể.[6]
Theo Bùi Quang Huy (2016) rối loạn TC là một rối loạn cảm xúc được đặc
trưng bởi một hay nhiều giai đoạn trầm cảm. Người bệnh khơng có tiền sử các giai
đoạn hưng cảm, hưng cảm nhẹ hoặc giai đoạn hỗn hợp.
Theo hội Tâm thần học Mỹ (DSM - 5, 2013), rối loạn TC bao gồm: TC điển
hình, loạn khí sắc, trầm cảm do một chất và trầm cảm do một bệnh thực tổn. Trong đó,
rối loạn TC điển hình được đặc trưng bởi một hay nhiều giai đoạn TC, bệnh nhân phải
có ít nhất 5 triệu chứng chủ yếu hay gặp, trong đó ít nhất 1 trong 2 triệu chứng chủ
yếu là giảm khí sắc và mất hầu hết các hứng thú, sở thích. Các giai đoạn TC phải kéo
dài ít nhất 2 tuần. NB khơng có tiền sử lạm dụng chất và chấn thương sọ não.[15]
2.1.1.2. Đặc điểm lâm sàng của trầm cảm
Trầm cảm điển hình
Gồm 3 triệu chứng chủ yếu
* Cảm xúc bị ức chế: NB giảm khí sắc, buồn chán, mất mọi quan tâm thích thú,
cảm giác khơng thoải mái, thấy xung quanh ảm đạm, bi quan, luôn cảm thấy mệt mỏi,
nghỉ ngơi cũng không đỡ mệt.
* Tư duy bị ức chế: NB thường khó tập trung chú ý, suy nghĩ chậm, liên tưởng
khó khăn, giao tiếp chậm; có thể lồng ý tưởng sám hối, xấu hổ, bất hạnh, tủi nhục,
nhiều trường hợp kết tinh thành hoang tưởng bị buộc tội hoặc tự buộc tội là nguyên
nhân dẫn đến tự sát ở bệnh nhân TC.
* Hoạt động bị ức chế: NB thường giảm hoạt động, nằm ngồi một chỗ, khơng

muốn và khơng thích tham gia bất kể cơng việc gì, kể cả tự chăm sóc bản thân.

3


* Một số triệu chứng rối loạn khác: chú ý trì trệ, trí nhớ giảm; ảo tưởng hoặc ảo
giác phản ánh hoang tưởng tự tội; lo âu ám ảnh, từ chối ăn uống dẫn đến suy kiệt cơ
thể nặng nề.
Trầm cảm khơng điển hình
* TC suy nhược: trên nền khí sắc giảm là sự suy nhược, mệt mỏi, uể oải, cảm
giác khơng cịn sinh lực, thờ ơ với xung quanh, thiểu lực cả về thể chất lẫn tinh thần,
khơng cịn ham muốn thông thường kể cả dục năng.
* TC với rối loạn cơ thể và thực vật: các rối loạn thực vật nổi bật đôi khi át cả
rối loạn cảm xúc. các rối loạn thực vật rất đa dạng như cơn vã mồ hôi, cơn đánh trống
ngực, cơn đau không xác định, cơn nơn mửa, khơ miệng, táo bón...
* Rối loạn TC mất cảm giác tâm thần: NB than vãn mình khơng cịn cảm giác,
khơng cịn biết đau buồn, vui sướng. Họ đau khổ vì tình trạng đó.
* TC nghi bệnh: trên nền khí sắc giảm, NB có những cảm giác rất khó chịu và
từ đó khẳng định mình bị mắc một bệnh rất nặng không thể điều trị được.
* TC sững sờ: khí sắc trầm kèm theo ức chế vận động đến sững sờ, có khi bất
động hồn tồn, rất dễ nhầm với sững sờ căng trương lực.
* TC Paranoid: trong TC, bệnh cảnh xuất hiện nhiều hoang tưởng với nội dung
khác nhau như hoang tưởng bị theo dõi, bị truy hại, bị đầu độc, bị buộc tội. Có thể
kèm theo ảo giác thật hoặc giả với nội dung chê bai, bình phẩm, nói xấu NB.
* TC vật vã: khí sắc giảm khơng kèm theo ức chế vận động, mà trái lại NB
thường đứng ngồi không yên, rên rỉ, sợ hãi hoảng sợ, than vãn về tình trạng khó ở của
mình, cầu cứu sự giúp đỡ khỏi tai họa sắp xảy ra với người bệnh và gia đình NB.
Trong cơn xung động TC có thể tự sát nếu khơng được sử trí kịp thời...
2.1.3.3. Chẩn đốn trầm cảm
Tiêu chuẩn chẩn đoán giai đoạn TC theo phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10

(ICD-10, 1992) của TCYTTG[8]
Hiện được dùng phổ biến tại Việt Nam cả trong nghiên cứu và thực hành lâm
sàng tâm thần. Trong bảng phân loại này: giai đoạn TC được đặt mã F32.X và F33.X
(TC tái diễn), cụ thể với các tiêu chuẩn như sau:

4


Trong đó phải có các triệu chứng đặc trưng sau:
* Có 3 triệu chứng chủ yếu:
1. Khí sắc trầm.
2. Mất quan tâm thích thú.
3. Giảm năng lượng, dẫn đến mệt mỏi và giảm hoạt động.
* Có 7 triệu chứng khác:
1. Giảm tập trung chú ý.
2. Giảm tự trọng và lòng tin .
3. Những ý tưởng bị tội và không xứng đáng.
4. Nhìn tương lai ảm đạm và bi quan.
5. Rối loạn giấc ngủ.
6. Ăn khơng ngon miệng.
7. Có ý tưởng và hành vi tự sát.
* Chú ý:
Thời gian tồn tại ít nhất 2 tuần.
Trong lâm sàng còn sử dụng test Beck để hỗ trợ chẩn đoán.
Về thể lâm sàng của TC, bảng Phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 của TCYTTG
(ICD-10, 1992)[6], phân loại cụ thể như sau:
- Giai đoạn trầm cảm nhẹ (F32.0)
Ít nhất phải có 2 trong số các triệu chứng chủ yếu, cộng thêm 2 trong số triệu
chứng phổ biến khác để chẩn đoán xác định. Thời gian tốt thiểu phải có khoảng 2 tuần
và khơng có hoặc có các triệu chứng cơ thể nhưng nhẹ.

Khí sắc trầm, mất quan tâm, giảm thích thú, mệt mỏi nhiều, nghỉ ngơi khơng đỡ
mệt, khó tiếp tục cơng việc hàng ngày và hoạt động xã hội, nhưng không dừng hoạt
động hồn tồn.
- Giai đoạn TC vừa (F32.1).
Có ít nhất 2 triệu chứng chủ yếu (điển hình nhất) đặc trưng cho giai đoạn TC,
cộng thêm ít nhất 3 triệu chứng phổ biến khác, thời gian tối thiểu là khoảng 2 tuần,
NB có nhiều khó khăn trong hoạt động xã hội hoặc cơng việc gia đình.

5


- Giai đoạn trầm cảm nặng khơng có các triệu chứng loạn thần (F32.2).
Có 3 triệu chứng điển hình của giai đoạn TC, cộng thêm ít nhất 4 triệu chứng
khác và phải đặc biệt nặng. Thời gian kéo dài ít nhất 2 tuần, nếu có triệu chứng đặc
biệt khơng cần đến 2 tuần.
Trong giai đoạn TC nặng NB thường biểu lộ buồn chán, chậm chạp nặng hoặc
kích động, mất tự tin hoặc cảm thấy vơ dụng, có tội, ít có khả năng hoạt động xã hội
và cơng việc gia đình. Có thể có ý tưởng và hành vi tự sát.
- Giai đoạn TC nặng kèm theo các triệu chứng loạn thần (F32.3).Một giai đọan TC
thỏa mãn tất cả các tiêu chuẩn chẩn đốn rối loạn TC và có hoang tưởng, ảo giác phù
hợp với khí sắc hoặc sững sờ trầm cảm.
Hoang tưởng: Thường bao gồm những ý tưởng tự tội, hèn kém hoặc những tai
họa sắp xảy ra.
Ảo giác thường gặp là
- Ảo thanh: Những lời phỉ báng bệnh nhân, kết tội bệnh nhân.
- Ảo khứu: Ngửi thấy mùi khó chịu.
Giảm hoặc mất vận động.
Chẩn đoán phân biệt: Sững sờ TC phải được phân biệt với tâm thần phân liệt thể
căng trương lực sững sờ phân ly, căng trương lực thực tổn (F06.1).
- Các giai đoạn TC khác (F32.4).

Gồm những giai đoạn không phù hợp với sự mô tả dành cho giai đoạn TC,
nhưng chẩn đoán chung đã chỉ ra chúng là TC thực thụ. VD: sự pha trộn luôn thay đổi
các triệu chứng TC, đặc biệt các dạng cơ thể. Với các triệu chứng khơng có giá trị
chẩn đốn như căng thẳng, lo lắng, buồn chán, và hỗn hợp các triệu chứng TC cơ thể
với đau đớn hoặc mệt nhọc dai dẳng không do nguyên nhân thực tổn.
Với chẩn đoán rối loạn TC tái diễn, phải thỏa mãn tiêu chuẩn của giai đoạn TC
như đã mô tả ở trên và không kèm theo trong bệnh sử những giai đoạn độc lập tăng
khí sắc và tăng hoạt động có đủ tiêu chuẩn của một cơn hưng cảm.
2.1.1.4. Điều trị trầm cảm
Mục tiêu

6


+ Làm mất, giảm các triệu chứng của TC.
+ Giảm thiểu tái phát, nguy cơ tái diễn.
+ Phục hồi chức năng nghề nghiệp, thích ứng xã hội.
Nguyên tắc điều trị
+ Phát hiện sớm, điều trị kịp thời.
+ Phải xác định được mức độ TC.
+ Phải xác định nguyên nhân của TC: nội sinh, thực tổn hay phản ứng. Có hay không
ý tưởng, hành vi tự sát.
+ Phải chỉ định kịp thời các thuốc chống TC, lựa chọn đúng tác dụng của thuốc, loại
thuốc, liều lượng, cách dùng thích hợp với từng người bệnh. Phải chỉ định kết hợp với
các thuốc chống loạn thần, thuốc giải lo âu trong những trường hợp cần thiết.
+ Sốc điện vẫn còn được sử dụng trong các trường hợp: TC nặng có ý tưởng tự sát dai
dẳng hoặc TC kháng thuốc.
+ Đi đôi với điều trị bằng thuốc, cần phải sử dụng nhiều liệu pháp như: tâm lý, nhận
thức, hành vi, giải thích hợp lý, thông cảm, chia sẻ, tránh các stress.
+ Thời gian điều trị tối thiểu là 06 tháng, có khi hàng năm để đề phịng tài phát

Các thuốc chống TC

thơng dụng hiện nay là: các thuốc chống TC 03 vòng

(Amitriptyline); Các thuốc kháng Serotonine (Setraline).
2.1.2. Giấc ngủ bình thường, rối loạn giấc ngủ và rối loạn giấc ngủ trong trầm
cảm
2.1.2.1. Giấc ngủ bình thường
Giấc ngủ là một trạng thái tự nhiên, có tính chu kỳ làm gián đoạn tạm thời một
phần hay tồn bộ hoạt động của tâm trí và hoạt động cơ bắp cũng như làm giảm khả
năng phản ứng của cơ thể với các kích thích từ mơi trường bên ngoài
Theo Trịnh Bỉnh Di (2001), suốt đời, não lúc nào cũng ở một trong hai trạng thái sinh
lý cơ bản, là trạng thái thức và trạng thái ngủ. Hai trạng thái bổ sung cho nhau trong ý
nghĩa và tác động tới sự sống, kế tiếp nhau trong thời gian, với chu kỳ thường là 24h.
Ngủ là trạng thái sinh lý khơng có ý thức và có thể thức tỉnh trở lại do kích thích cảm
giác hoặc do kích thích khác[1].

7


Các tác giả thường chia giấc ngủ thành hai chu kỳ là: (1) NREM và (2) REM.
Hai loại này kế tiếp, tay thế nhau trong một giấc ngủ thông thường, một đêm thường
06 - 08 giờ.
Giấc ngủ NREM
Giấc ngủ NREM được chia làm 4 giai đoạn: Giai đoạn 1 ( giai đoạn chuyển tiếp
từ trạng thái thức sang ngủ) và dần dần chuyển sang giai đoạn 2 (giấc ngủ sinh lý),
sang giai đoạn 3 và giai đoạn 4. Giai đoạn 3 và 4 được gọi là giấc ngủ đồng bằng
hoặc sóng chậm. trình tự ban đầu này được theo sau bởi sự trở lại từ giai đoạn 4 đến
giai đoạn 3 và giai đoạn 2 và chuyển nhanh chóng sang giấc ngủ REM đầu tiên.
Khoảng thời gian của chu kì này là khoảng 90 phút và thường lặp lại bốn hoặc năm

lần trong suốt một đêm.[10],[16]
Giai đoạn 1
Giai đoạn 1 là bắt đầu của giấc ngủ. Đây là giai đoạn mà giấc ngủ của chúng ta
tương đối nông (ngủ nông), hay còn gọi là giai đoạn chuyển tiếp giữa thức và ngủ. Ở
giai đoạn này, bộ não phát ra sóng theta có biên độ cao, tức là sóng não rất chậm. Giai
đoạn này chỉ kéo dài trong thời gian rất ngắn (chừng 5 – 10 phút). Nếu bạn đánh thức
ai đó ngay vào thời gian này thì họ có thể nói rằng họ chưa thực sự ngủ.
Giai đoạn 2
Giai đoạn này kéo dài khoảng 20 phút. Sóng não bắt đầu nhanh đều, nhiệt độ cơ
thể bắt đầu giảm và nhịp tim bắt đầu chậm lại.
Giai đoạn 3 và 4
Đây là giai đoạn ngủ sâu (deep sleep) trong đó giai đoạn 4 thì chúng ta ngủ sâu
hơn. Ở hai giai đoạn này, sóng não chậm, hay cịn gọi là sóng delta bắt đầu trỗi lên.
Trong giai đoạn này, con người ít có phản ứng với tiếng ồn và hoạt động bên ngồi
mơi trường. Đây cũng được gọi là giai đoạn chuyển tiếp giữa giấc ngủ nông và giấc
ngủ sâu. Những người mắc chứng tiểu khi ngủ (tè dầm) hoặc mộng du có thể bị phiền
phức vì chứng bệnh của mình vào cuối giai đoạn 4. Nếu bị đánh thức ở giai đoạn 4 thì
chúng ta thường mất vài phút để “định thần” lại, nói cách khác là chúng ta bị mất
phương hướng trong vài phút.

8


Giấc ngủ REM
Đây là loại giấc ngủ sinh lý bình thường và không thể thiếu trong mọi đêm ngủ
yên tĩnh. Suốt đời như vậy. Trong giấc ngủ này não đang hoạt động nhưng khơng có ý
thức.
Trong suốt giấc ngủ REM, mắt bạn sẽ thực sự di chuyển nhanh, hơi thở nơng và
nhịp tim cũng như huyết áp của bạn có thể tăng lên. Trong giai đoạn này, tay và chân
của bạn cũng sẽ tê liệt. Thời lượng giấc ngủ REM phụ thuộc vào tuổi tác và các yếu

tố khác:
- Trẻ sơ sinh dành khoảng 50% thời gian ngủ cho giấc ngủ REM.
- Người trưởng thành là gần 20% thời gian ngủ.
Trong một đêm ngủ bình thường chừng 07 giờ, có những đợt ngủ REM, mỗi đợt
kéo dài từ 5 – 30 phút và cứ độ 90 phút lại xuất hiện một đợt ngủ REM mới. Khi rất
mệt, rất buồn ngủ thì giấc ngủ REM ngắn hoặc khơng có. Khi ngủ yên tĩnh, ngủ nhẹ
nhàng thì các giấc ngủ REM kéo dài.
Giấc ngủ REM là giấc ngủ mà lúc đó não đang hoạt động nhưng hoạt động này
khơng có ý thức, khơng hướng về phía làm cho não tỉnh và nhận biết ra môi trường
xung quanh.
2.1.2.2. Rối loạn giấc ngủ
Theo Savard và Morin (2001) đưa ra khái niệm về rối loạn giấc ngủ(RLGN) là
một tình trạng khó đi vào giấc ngủ, khó ngủ lại khi thức giấc vào ban đêm, tỉnh dậy
q sớm và khơng có khả năng tiếp tục ngủ. Theo Kvale và Shuster (2006) RLGN
được đặc trưng bởi một nhóm các triệu chứng bao gồm khó đi vào giấc ngủ, khó duy
trì giấc ngủ, thức dậy q sớm và ảnh hưởng đến hoạt động ban ngày do thiếu ngủ.
Theo Castillo và cộng sự (2017) RLGN hay khó ngủ được mơ tả là khó đi vào giấc
ngủ, khó duy trì giấc ngủ hay khó ngủ mặc dù có những điều kiện thích hợp để ngủ.
RLGN làm giảm hoạt động ban ngày và được chẩn đoán khi các triệu chứng tồn tại ít
nhất 4 tuần. Theo Morin (2004) RLGN bao gồm thời gian ngủ không đủ vào ban đêm
hoặc chất lượng giấc ngủ kém được biểu hiện bao gồm: Khó đi vào giấc ngủ hoặc khó
duy trì giấc ngủ, khơng thể ngủ lại được sau khi thức giấc vào ban đêm. Theo Roth

9


(2007) RLGN là khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc giấc ngủ khơng theo ý
muốn cá nhân, khó khăn này xuất hiện mặc dù có những điều kiện thích hợp để ngủ,
RLGN có liên quan đến sự mệt mỏi và lo lắng ban ngày và nó xảy ra ít nhất 3 lần mỗi
tuần và kéo dài trong ít nhất 1 tháng. Theo Savard và cộng sự (2005) RLGN là khó đi

vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ và tỉnh dậy quá sớm, mức độ không hài lòng với
giấc ngủ hiện tại, mức độ ảnh hưởng của những khó khăn về giấc ngủ với chức năng
ban ngày, mức độ mà người khác nhận thấy sự suy giảm chức năng liên quan đến vấn
đề giấc ngủ và mức độ lo lắng về giấc ngủ, nó được đánh giá trong 2 tuần trước đó.
Theo Bùi Quang Huy (2016): Mặc dù chức năng chính xác của giấc ngủ chưa
được biết rõ, nhưng rất cần thiết cho sức khỏe con người. Mất ngủ sẽ dẫn đến các
bệnh cơ thể nghiêm trọng, rối loạn nhận thức nặng nề và cuối cùng dẫn đến tử vong.
Giấc ngủ đóng vai trị đặc biệt quan trọng trong lâm sàng tâm thần vì RLGN gặp
trong tất cả các bệnh tâm thần và là một trong những chẩn đoán thường gặp nhất.
Theo Từ điển y học phổ thông (2004), RLGN là những rối loạn liên quan đến
quá trình ngủ: trước, trong khi ngủ và sau khi tỉnh dậy. Rối loạn đó có rối loạn về chất
lượng, số lượng, về tính chu kỳ của giấc ngủ, rối loạn nhịp thức ngủ.
Hậu quả của rối loạn này là cảm giác mệt mỏi, khơng thỏa mãn, khơng thoải
mái, khó chịu, bực bội, lo lăng, buồn phiền v.v... ảnh hưởng đến mọi hoạt động khi
tỉnh.
Cũng theo tài liệu trên, biểu hiện của RLGN gồm:
Thay đổi về thời lượng giấc ngủ.
Thời lượng giấc ngủ giảm, NB ngủ ít, thường 3 – 4 giờ ngày, thậm chí thức
trắng, hay tỉnh giấc về đêm. Nhìn chung, NB thường có thời gian ngủ giảm hơn 1 giờ
so với người bình thường, NB khơng có cảm giác buồn ngủ, trằn trọc, thời gian này
kéo dài từ 30 – 60 phút. RLGN xảy ra ít nhất 3 lần một tuần trong ít nhất một tháng.
Biểu hiện khác của RLGN là giấc ngủ không liên tục, bị chia cắt, ngủ chập
chờn, không ngon giấc. Khi thức giấc trong đêm rất khó ngủ lại. Thường người mất
ngủ thức giấc 2 lần so với người bình thường. Hiệu quả giấc ngủ giảm nhiều, hiệu quả
của giấc ngủ được tính theo công thức:

10


Hiệu quả giấc ngủ =


ố ờ ủ
ố ờ ằ ê ườ

× 100%

Người bình thường, hiệu quả giấc ngủ trên 85%, nếu mất ngủ nặng, hiệu quả
giấc ngủ dưới 65%.
Biểu hiện khác nữa là thức giấc sớm. Đa số NB mất ngủ thường thức giấc sớm.
NB thường cố nằm lại trên giường để hy vọng có thể ngủ lại. Do vậy khi bị mất ngủ,
thời gian nằm trên giường rất dài so với trước khi bị mất ngủ.
Thay đổi về chất lượng giấc ngủ.
Bình thường sau một đêm ngủ, người ta cảm thấy thối mái, thư thái khỏe
khoắn, khơng cịn mệt nhọc. Người mất ngủ khơng có các cảm giác này, trái lại lại
mệt mỏi khi khơng biết mình đã ngủ hay chưa hai mắt thâm quầng, hay ngáp vặt, bực
dọc, khó chịu.
Các biểu hiện liên quan đến chức năng hoạt động ban ngày.
Trạng thái không thoải mái, mệt mỏi vào ban ngày là trạng thái thụ động của
trạng thái thiếu ngủ. NB có cảm giác mệt nhọc, uể oải ít quan tâm đến cơng viếc, ln
nghĩ về sức khỏe và giấc ngủ, khó hồn thành cơng việc hàng ngày, giảm hứng thú và
tích cực trong cơng việc, trong học tập, trong, trong nghiên cứu, trong quan hệ, tiếp
xúc với mọi người. Ln có cảm giác khơng thoải mái, thiếu sự tỉnh táo, nhất là vào
thồi điểm cuối giờ làm việc, buổi trưa thường hay ngủ gà.
Các biểu hiện rối loạn tâm thần kèm theo.
NB mất ngủ ln có trầm cảm tâm căn nhẹ, khó tập trung chú ý, hay quên, lo âu
kéo dài, dễ cáu gắt bực bội, cảm xúc bị ức chế. lo âu về buổi tối nhiều hơn ban ngày,
nhất là lúc chuẩn bị đi ngủ. Nhiều người lúc chuẩn bị đi ngủ tự nhiên cảm thấy lo lắng
cho rằng mình lại khơng ngủ được.
2.1.2.3. Rối loạn giấc ngủ trong trầm cảm
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, RLGN chiếm tỉ lệ rất cao trong TC. Nghiên

cứu trên 68 NB TC có hành vi phạm tội tại viện Giám định pháp y tâm thần trung
ương năm 2016, Bùi Quang Huy và cộng sự thấy 100% NB có RLGN. Nghiên cứu

11


trên 98 NB TC chủ yếu điều trị kết hợp bằng liệu pháp tâm lý tại bệnh viện Tâm thần
thành phố Hồ Chí Minh, Trịnh Tất Thắng (2017) và cộng sự thấy 95% NB có RLGN.
Theo Bùi Quang Huy (2016), RLGN trong TC, NB có thể có cả mất ngủ và ngủ
quá nhiều. Trong đó, mất ngủ là triệu chứng hay gặp nhất, chiếm tới 95% số trường
hợp NB trầm cảm. NB có thể mất ngủ đầu giấc, cuối giấc, giữa giấc, nếu nặng sẽ dẫn
tới mất ngủ toàn bộ.
Mất ngủ đầu giấc: hay gặp ở người tuổi trẻ. Họ khó vào giấc ngủ dù rất muốn
ngủ. Thời gian từ lúc đi nằm ngủ đến lúc ngủ được thường rất dài. Lúc đầu có thể 2 –
3 giờ lên giường nằm họ mới ngủ được; nhưng về sau thì thời gian chờ ngủ kéo dài
lên 4 – 5 giờ. Nhiều NB đi nằm từ lúc 22 giờ nhưng đến tận 2 – 3 giờ sáng mới vào
được giấc ngủ.
Mất ngủ giữa giấc: hay gặp ở người trung niên. Thời gian chờ ngủ chỉ kéo dài
một chút so với bình thường. Thường sau khoảng 1 giờ đi nằm họ vào được giấc ngủ,
nhưng giấc ngủ không kéo dài, chỉ chừng 1 -2 giờ sau họ tỉnh giấc và nằm trằn trọc
đến 2 – 3 giờ sau mới ngủ lại được.
Mất ngủ cuối giấc: hay gặp ở người cao tuổi. Họ vào giấc ngủ khó hơn một
chút, sau đó ngủ được chừng 3 – 4 giờ rồi tỉnh giấc. Khác với người bệnh mất ngủ
giữa giấc (là họ còn ngủ lại được), người nhân mất ngủ cuối giấc thường thức luôn
đến sáng.
Mất ngủ toàn bộ: là hậu quả trầm trọng của các mất ngủ trên gây ra. Dù người
bệnh mất ngủ đầu giấc, giữa giấc hay cuối giấc, khi nặng lên đều phát triển thành mất
ngủ tồn bộ. NB hầu như khơng ngủ được chút nào trong suốt cả ngày.
Những nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, có một tỉ lệ khá lớn NB RLGN trong TC
có chất lượng giấc ngủ khơng tốt, ngủ chập chờn, hay có mộng, đặc biệt là ác mộng,

làm cho người bệnh khi tỉnh dậy vẫn còn hoảng hốt, sợ hãi. Theo Cao Tiến Đức
(2016), có 22,81% NB trầm cảm có RLGN kèm theo ác mộng.
Mất ngủ là triệu chứng gây rất nhiều khó chịu cho NB. Họ cảm thấy đêm rất dài,
nằm mãi mà không ngủ được. NB khó chịu với bản thân và những người xung quanh
với lí do rất vơ lý là tại sao mọi người ngủ được cịn mình lại khơng? Mất ngủ khiến

12


NB mệt mỏi, bực bội, đảo lộn cuộc sống sinh hoạt, vì thế họ tìm mọi cách để ngủ
được như uống rượu, điều trị bằng đông y, các thuốc an thần. Mất ngủ chính là nguyên
nhân chủ yếu khiến NB đi khám bệnh.
Có khoảng 5% NB trầm cảm có biểu hiện ngủ nhiều. Họ ngủ mỗi ngày trên 10
giờ. Họ có thể có một giấc ngủ dài từ 10 giờ tối tới 10 giờ sáng hôm sau. Một số NB
khác lại ngủ đêm không dài nhưng ngủ ngày nhiều hơn (ví dụ ngủ 8 giờ vào ban đêm,
4 giờ vào ban ngày). Ngủ nhiều cũng ảnh hưởng lớn tới đời sống người bệnh, làm cho
họ khó đáp ứng được yêu cầu của công việc, học tập, cuộc sống bị đảo lộn.
2.2. Cơ sơ thực tiễn
2.2.1. Dịch tễ học của trầm cảm
Tỷ lệ mắc TC rất cao, theo Bùi quang Huy (2016) khoảng 3- 5 % dân số mắc
bệnh TC, theo Trần Viết Nghị (2004), tỉ lệ mắc TC cả đời là từ 5–8%.
Ở hầu hết các quốc gia đều thấy tỉ lệ TC ở tuổi thiếu niên ở hai giới là như nhau,
nhưng đến tuổi trưởng thành, tỉ lệ mắc TC ở nữ cao hơn nam giới từ 1,5 – 3 lần.
TC có thể mắc ở bất cứ lứa tuổi nào, nhưng hay gặp nhất là ở tuổi trung niên (40
tuổi).
Bệnh TC đang có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây do một phần là
do tuổi thọ tăng, phần khác do các bác sỹ áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đốn TC chính
xác hơn.
Về tình trạng hơn nhân: TC hay gặp ở người độc thân, ly hơn, góa bụa. Các
cơng trình nghiên cứu gần đây đã cho thấy kết hôn làm giảm tỉ lệ TC ở cả hai giới.

TC thường tái diễn, khoảng 50% trường hợp.
TC làm hiệu suất lao động giảm, còn là nguyên nhân gây ra các tai nạn ở nhà và
nơi làm việc, làm tăng các chi phí khám chữa bệnh, làm tổn thiệt cho cá nhân, gia đình
và xã hội. Vì vậy cần phát hiện sớm các rối loạn TC để có kế hoạch chăm sóc và điều
trị hợp lý kịp thời.
2.2.2. Quy trình chăm sóc người bệnh trầm cảm (ban hành kèm theo Quyết định số:
940/2002/QĐ-BYT ngày 22/03/2002 của Bộ trưởng bộ Y tế về việc ban hành “
Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh”).

13


* Mục đích:
- Làm cho người bệnh hết buồn phiền, lo âu, căng thẳng nhanh chóng trở lại trạng thái
khí sắc bình thường.
- Từng bước đưa người bệnh tham gia các hình thức hoạt động, hịa nhập với cộng
đồng: lao động, sinh hoạt vui chơi giải trí.
- Đề phịng ý tưởng, hành vi tự sát.
* Chuẩn bị:
- Buồng bệnh sạch sẽ, thoáng mát, màu sắc êm dịu, dễ quan sát.
- Thuốc cấp cứu và máy hỗ trợ thở oxy, máy sốc điện.
- Y tá – điều dưỡng: được trang bị kĩ năng tâm lý cảm xúc, hiểu biết xã hội và phải tận
tụy với người bệnh.
* Các bước tiến hành
- Người bệnh trầm cảm nhẹ và vừa:
+ Y tá – điều dưỡng thường xuyên gần gũi, tiếp xúc với người bệnh.
+ Điều dưỡng viện thực hiện tốt công tác tâm lý, giải thích, khuyên giải, động viên
người bệnh yên tâm chữa bệnh, tin tưởng vào điều trị, tạo môi trường tâm lý xã hội
lành mạnh.
+ Tăng cường vui chơi giải trí cho người bệnh để loại bỏ những ý nghĩ xấu, không

muốn sống, những hiểu biết lệch lạc về bệnh tật.
+ Y tá – điều dưỡng thường xuyên động viên người bệnh tham gia lao động liệu pháp
và các hoạt động liệu pháp khác.
+ Tìm hiểu tâm lý người bệnh, biết nguyên nhân trầm cảm.
+ Sắp xếp người bệnh trầm cảm vào buồng bệnh cùng với người bệnh ổn định để theo
dõi.
- Người bệnh trầm cảm nặng có ý tưởng, hành vi tự sát:
+ Y tá – điều dưỡng làm tốt như các phần việc trên.
+ Loại bỏ vật dụng nguy hại đến tính mạng (dao kéo, dây, vật nhọn...)
+ Thường xuyên theo dõi giám sát người bệnh khi giao trực, lúc giao thời và đêm
khuya, đặc biệt giai đoạn người bệnh tỉnh táo đủ sức khỏe để thực hiện ý tưởng tự sát.

14


+ Phải đi tua kiểm tra 15 phút/lần.
+ Thông báo cho nhân viên trong toàn khoa về diễn biến của người bệnh để cùng phối
hợp.
+ Trường hợp người bệnh có loạn thần như ảo giác, hoang tưởng phải báo cáo bác sĩ
để kịp thời xử trí.
+ Nếu người bệnh phải dùng liệu pháp sốc điện, y tá – điều dưỡng phải chăm sóc theo
mục làm sốc điện.
* Đánh giá, ghi hồ sơ và báo cáo:
- Các dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở.
- Thể trạng chung, cân nặng.
- Mức độ ăn uống của người bệnh.
- Trạng thái tâm lý, tâm thần đặc biệt.
- Các diễn biến bất thường đã xảy ra.
* Hướng dẫn người bệnh và gia đình:
- Người bệnh:

+ Uống thuốc đều theo đơn đề phòng cưn tái phát.
+ Tin tưởng bác sĩ điều trị.
+ Kiêng nước chè, rượu, cà phê và các chất kích thích.
- Gia đình:
+ Thường xun động viên người bệnh.
+ Tạo mơi trường gia đình xã hội hài hịa, tránh gây sang chấn tâm lí.
+ Quản lý thuốc chặt chẽ và bảo quản thuốc nơi khơ ráo, đề phịng người bệnh lấy
thuốc để thực hiện hành vi tự sát.
2.2.3. Nghiên cứu trong nước về chăm sóc người bệnh rối loạn giấc ngủ trong
trầm cảm
Cho tới nay, bên cạnh tài liệu giảng dạy của các trường đại học Y trong nước về
chăm sóc TC, đã có nhiều nghiên cứu về chăm sóc người bệnh TC được công bố:
Năm 2001, Trần Viết Nghị và cộng sự hợp tác với tổ chức Y tế thế giới: Tài liệu
hướng dẫn điều dưỡng viên chăm sóc người bệnh tâm thần; Năm 2010, Dự án bảo vệ

15


sức khỏe tâm thần cộng đồng (bộ Y tế) và TCYTTG: Tài liệu hướng dẫn chẩn đốn,
điều trị, chăm sóc và quản lý bệnh nhân TC tại cộng đồng. Năm 2012, bệnh viện Tâm
thần Đà Nẵng, Khánh Hòa và quỹ Cựu chiến binh Mỹ tại Việt Nam nghiên cứu: Chăm
sóc kết hợp từng bước trong quản lý TC dựa vào cộng đồng...
Qua các tài liệu và nghiên cứu trên, có thể thấy các tác giả đều thống nhất:
- Chăm sóc TC phải toàn diện, phải chú trọng đến tất cả các biểu hiện của TC.
- TC có nguy cơ tái diễn cao vì vậy phải quản lý, điều trị và chăm sóc lâu dài.
- Chăm sóc TC phải kết hợp nhiều biện pháp như: tâm lý, lao động, phục hồi chức
năng tâm lý xã hội...
- Phải có sự kết hợp giữa điều dưỡng viên, NB tự chăm sóc và gia đình NB…
- Các thuốc chống TC; thuốc an thần có nhiều tác dụng phụ, các tác dụng phụ của
thuốc là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới việc NB khơng tn thủ điều

trị. Vì vậy, cần phải chú ý kết hợp chăm sóc các tác dụng phụ của thuốc.
Về chăm sóc RLGN trong TC. Tất cả các nghiên cứu về rối giấc ngủ trong TC đều
nhận thấy rằng: TC và RLGN luôn song hành với nhau, RLGN làm cho TC trầm trong
hơn và ngược lại. Vì vậy phải đặt chăm sóc RLGN trong chăm sóc chung của TC.
Theo Bùi Quang Huy (2016), chăm sóc RLGN trong TC cần chú ý:
- Không nên cho NB ngủ trưa, đi ngủ quá sớm.
- Tránh để NB nằm trên giường suốt ngày, vì như thế sẽ làm mất ngủ nặng thêm.
- Yêu cầu người bệnh đi lại, vận động, vui chơi giải trí trong ngày, nhưng tránh vận
động vào buổi tối (vì sẽ gây khó ngủ).
- Hướng dẫn NB khi đi ngủ, nếu chưa ngủ được cần làm các biện pháp thư giãn, tránh
nằm chờ giấc ngủ và có các suy nghĩ tiêu cực.

16


3. LIÊN HỆ THỰC TIỄN
3.1. Giới thiệu về bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định.
Bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định có diện tích 1 ha nằm trong khu vực nội
thành của thành phố Nam Định. Bệnh viện Tâm thần tỉnh Nam Định có quy mơ 700
giường bệnh với 5 phòng chức năng, 8 khoa lâm sàng và 1 khoa cận lâm sàng với 117
nhân viên y tế.
Bệnh viện gồm 2 khu : Khu Điều trị và Khu Hành chính
- Khu Điều trị: Địa chỉ: Đường Đệ Tứ - Lộc Hạ - Nam Định
- Khu Hành chính: Địa chỉ: Đường Đệ Tứ - Lộc Hạ - Nam Định ( Cách khu
Điều trị 50m về phía Đơng)
Bệnh viện là nơi điều trị và chăm sóc các vấn đề về sức khỏe tâm thần tại tỉnh
Nam Định, tuy nhiên do triển khai chương trình chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng nên
người bệnh đến khám và điều trị tại bệnh viện là không nhiều; hầu hết người bệnh đến
khám và điều trị nội trú tại bệnh viện trong tình trạng bệnh cấp tính hoặc tiên lượng về
bệnh xấu, trong đó mất ngủ kéo dài là nguyên nhân hàng đầu để người bệnh đi khám

và điều trị. Với số lượng người bệnh trầm cảm tại cộng đồng chiếm từ 3-5% dân số là
tương đối lớn do đó cần nâng cao chất lượng chăm sóc giấc ngủ cho người bệnh trầm
cảm là cần thiết.
3.2. Thông tin chung
Khảo sát 37 NB trầm cảm điều trị nội trú tại bệnh viện tâm thần tỉnh Nam Định.
Chúng tơi thu được kết quả sau
Nhóm NB nghiên cứu có 14/37 ở độ tuổi từ 40-49 tuổi (tuổi trung niên) chiếm
37.8%; có 12 ở độ tuổi trên 60 tuổi (tuổi già) chiếm 32.4%; 6 NB (chiếm 16.2%) ở độ
tuổi từ 50-59 tuổi; thấp nhất là tuổi 20-29 với 2 NB chiếm 5.4%.
37 NB thuộc nhóm nghiên cứu: có 14 NB nam (chiếm 37.8%), 31 NB nữ (chiếm
62.2%). Tỉ lệ NB nữ gấp 1.7 lần bệnh nhân nam.
Về yếu tố nghề nghiệp: trong nhóm NB nghiên cứu, NB là cơng nhân chiếm
45.9%; tiếp theo là nhóm NB khơng có nghề nghiệp ổn định (lao động tự do) chiếm

17


35.1%, là cơng-viên chức, hưu trí chiếm 16.2%, nơng dân chiếm 2.7%. Khơng có học
sinh-sinh viên.
Có 51.4% NB cư trú tại thành thị, 48.6% BN cư trú ở nông thôn.
Đa số NB trong nhóm nghiên cứu có trình độ học vấn THCS và THPT (70,2%).
100% NB điều trị lần 1 có thời gian mang bệnh dưới 6 tháng; nhóm NB mang bệnh
trong 6 tháng đầu tiên và điều trị lần 1 chiếm tỉ lệ cao nhất 16/37 NB (43.2%); tiếp theo
là nhóm NB điều trị lần 2 có 13 NB trong đó có 5/13 NB có thời gian mang bệnh từ 6
tháng - 2 năm, 8 NB có thời gian mang bệnh từ 2-10 năm. Có 8 NB điều trị nhiều lần
có thời gian mang bệnh lớn hơn 10 năm có người tới 20 năm.
3.3. Thực trạng về rối loạn giấc ngủ ở người bệnh trầm cảm điều trị nội trú tại
bệnh viện tâm thần tỉnh Nam Định
3.3.1. Mức độ trầm cảm


10.8

8.1

Trầm cảm nhẹ
Trầm cảm vừa
Trầm cảm nặng
81.1

Biểu đồ 3.1: Các mức độ trầm cảm

Nhận xét:
Theo nghiên cứu cho thấy tỉ lệ NB có mức độ TC vừa chiếm tỉ lệ cao nhất với 81.1%;
trầm cảm nhẹ 8.1%. Chúng tôi cho rằng tỉ lệ trên là hợp lý vì cho đến nay sự hiểu biết
về rối loạn trầm cảm vẫn còn nhiều hạn chế nên những NB bị mức độ trầm cảm nhẹ

18


×