Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh HIV đang điều trị ARV tại bệnh viện hữu nghị đa khoa nghệ an năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.86 MB, 108 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƢỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ NGA

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA
NGƢỜI BỆNH HIV ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV TẠI
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN NĂM 2019

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƢỠNG

NAM ĐỊNH - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƢỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƢỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ NGA

THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG CỦA
NGƢỜI BỆNH HIV ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV TẠI
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ ĐA KHOA NGHỆ AN NĂM 2019
Ngành: Điều dƣỡng
Mã số: 8720301


LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƢỠNG

Người hướng dẫn khoa học:

TS.BS. TRƢƠNG TUẤN ANH
TS.BS. QUẾ ANH TRÂM

NAM ĐỊNH - 2019


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................... iv
ĐẶT VẤN ĐỀ ..............................................................................................................1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.........................................................................................3
Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................4
1.1. Tổng quan về HIV/AIDS ................................................................................... 4
1.2. Tình hình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS bằng ARV ................................... 6
1.3. Chất lƣợng cuộc sống ......................................................................................... 7
1.4. Nghiên cứu về chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh HIV điều trị ARV ....... 10
1.5. Các yếu tố liên quan đến CLCS của ngƣời bệnh HIV/AIDS ....................... 13
1.6. Khung lý thuyết nghiên cứu ............................................................................ 21
1.7. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu ......................................................... 21
Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................23
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ....................................................................................... 23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................................. 23
2.3. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................... 23
2.4. Mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu ..................................................................... 23
2.5. Phƣơng pháp thu thập số liệu ......................................................................... 24
2.6. Biến số nghiên cứu ........................................................................................... 28

2.7. Tiêu chuẩn đánh giá điểm chất lƣợng cuộc sống .......................................... 30
2.8. Phƣơng pháp phân tích số liệu ........................................................................ 30
2.9. Sai số và hạn chế sai số .................................................................................... 31
2.10. Đạo đức nghiên cứu........................................................................................ 31
Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................................33
3.1. Đặc điểm đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................... 33
Biểu 3.3 Ngƣời thân đƣợc ngƣời bệnh chia sẻ về tính trạng sức khỏe ............... 41
3.2. Chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh ........................................................... 42
3.3. Các yếu tố liên quan đến chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh ................. 53


4.4 Chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh ............................................................ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................1
PHỤ LỤC 1 BỘ CÂU HỎI PHỎNG VẤN NGƢỜI ĐIỀU TRỊ ARV ..........................7
PHỤ LỤC 2. BẢNG BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU .........................................................16
PHỤ LỤC 3 THANG ĐIỂM ĐO LƢỜNG CHẤT LƢỢNG CUỘC SỐNG ....... Error!
Bookmark not defined.


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

AIDS

Aquired Immunodeficiency Syndrome
(Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người)

ART


Antiretroviral treatment
(Điều trị kháng virut)

ARV

Anti Retrovirus
(Thuốc kháng virus HIV)

CDTP

Chất dạng thuốc phiện

CLCS

Chất lượng cuộc sống

ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

DVYT

Dịch vụ y tế

HCV

Hepatitis C virus
(Vi rút viêm gan C)

HIV


Human Immunodeficiency Virus infection
(Virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người)

MMT

Methadone Maintenance Therapy
Liệu pháp điều trị thay thế bằng methadone

TCMT

Tiêm chích ma túy

UNODC

Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên hợp quốc

WHO

World health organization
Tổ chức Y tế thế giới

WHOQOL-BREF Bản tóm tắt bộ công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống
do Tổ chức y tế thế giới đề xuất


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi, giới, hôn nhân và tôn giáo của người bệnh .................33

Bảng 3.2. Đặc điểm về học vấn, nghề nghiệp và tình trạng kinh tế .........................34
Bảng 3.3. Hành vi quan hệ tình dục của người bệnh ................................................35
Bảng 3.4. Hành vi sử dụng ma túy của người bệnh ..................................................36
Bảng 3.5. Hành vi sử dụng rượu/bia của người bệnh ...............................................37
Bảng 3.6. Hành vi sử dụng thuốc lá/lào ....................................................................37
Bảng 3.7. Tình trạng lâm sàng, số lượng tế bào CD4, tải lượng virus, BMI ............38
Bảng 3.8. Tuân thủ điều trị của đối tượng nghiên cứu..............................................39
Bảng 3.9. Mức độ hài lòng của người bệnh về chất lượng dịch vụ ..........................40
Bảng 3.10. Tình trạng kỳ thị và phân biệt đối xử của đối tượng nghiên cứu ...........40
Bảng 3.11. Chất lượng cuộc sống theo nơi ở ............................................................43
Bảng 3.12. So sánh chất lượng cuộc sống theo giới tính ..........................................45
Bảng 3.13. So sánh chất lượng cuộc sống theo số lượng T-CD4 .............................46
Bảng 3.14. So sánh chất lượng cuộc sống theo tải lượng virus ................................47
Bảng 3.15. So sánh chất lượng cuộc sống theo mức độ tuân thủ điều trị .................48
Bảng 3.15. So sánh chất lượng cuộc sống theo mức độ tuân thủ điều trị .................49
Bảng 3.16. So sánh chất lượng cuộc sống theo số năm điều trị ARV ......................50
Bảng 3.17. So sánh chất lượng cuộc sống theo BMI ................................................51
Bảng 3.18. So sánh CLCS theo hài lòng với chất lượng BVHNĐKNA ..................52
Bảng 3.19. Mối liên quan giới tính, thu nhập trung bình đến thỏa dụng cuộc sống.52
Bảng 3.20. Mối liên quan điều trị ARV đến thỏa dụng cuộc sống (EQ-5D-5L) .....52
Bảng 3.21. Mối liên quan yếu tố chỉ số khối cơ thể, miễn dịch ...............................54
Bảng 3.22. Mối liên quan kì thị đến thỏa dụng cuộc sống (EQ-5D-5L) ..................54
Bảng 3.23. Các yếu tố liên quan đến thỏa dụng cuộc sống (VAS) ..........................56


v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH

Hình 1.1. Hình thể và cấu trúc của HIV ......................................................................4

Sơ đồ 1.1. Khung lý thuyết chất lượng cuộc sống của người bệnh đang điều trị ARV
được phát triển theo Mơ hình học thuyết nhận thức xã hội của Bandura .................21
Biểu đồ 3.1: Nhóm tuổi người bệnh ..........................................................................32
Biểu đồ 3.2 Tuân thủ điều trị của người bệnh (VAS) ..............................................39
Biểu đồ 3.3 Người thân được người bệnh chia sẻ về tính trạng sức khỏe ................41
Biểu đồ 3.4. Chất lượng cuộc sống theo từng nhóm lĩnh vực...................................42
Biểu đồ 3.5 So sánh điểm thỏa dụng SK tổng quát EQ-5D và VAS theo nơi ở .......42
Biểu đồ 3.6 So sánh điểm thỏa dụng SK tổng quát EQ-5D và VAS theo giới tính..44


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Căn bệnh HIV/AIDS là dịch bệnh khơng cịn mới trên thế giới tuy nhiên đây
vẫn là vấn đề sức khỏe tồn cầu. Tính đến năm 2017, trên thế giới có khoảng
36.900.000 người đang nhiễm HIV, có khoảng 940.000 người chết liên quan đến HIV
[63] [59]. Ước tính có khoảng 21.961.000 người bệnh được tiếp cận điều trị kháng
virus (ARV) chiếm 59% số người đang nhiễm [62]. Mặc dù vậy, sự gia tăng đáng báo
động về tỷ lệ người nhiễm HIV, khả năng tiếp cận và sẵn có của điều trị kháng virus
hoạt tính cao cịn hạn chế nên nhiều người bệnh nhiễm HIV vẫn chưa được tiếp cận
sớm với điều trị [26].
Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực phải gánh chịu đại dịch HIV/AIDS
lớn thứ hai trên thế giới, trong đó Việt Nam là một trong số các quốc gia chịu ảnh
hưởng lớn nhất [57]. Theo Cục phịng chống HIV/AIDS, đến năm 2017, cả nước có
208.371 người nhiễm HIV đang cịn sống, trong đó có 90.493 người chuyển sang
giai đoạn AIDS, tổng số người HIV tử vong từ đầu dịch là 91.840 người [2].
Tại Việt Nam, chương trình điều trị ARV đã được triển khai thí điểm từ 2004
và mở rộng toàn quốc năm 2005. Đến hết năm 2015, tồn quốc đã có 349 cơ sở điều
trị HIV/AIDS ngoại trú, đáp ứng đáng kể khoảng 46,9% người bệnh HIV/AIDS [4].
Sử dụng thuốc kháng HIV (ARV) có tác dụng ức chế sự phát triển của vi-rút HIV

trong cơ thể, có thể làm chậm sự tiến triển hồn toàn của AIDS trong nhiều năm,
ARV giúp người nhiễm HIV hồi phục được hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc
những bệnh nhiễm trùng cơ hội nguy hiểm, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc
sống (CLCS), kéo dài tuổi thọ [3] [58]. Khi người nhiễm HIV điều trị ARV tuân thủ
điều trị tốt, không chỉ cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân mà còn giảm lây
truyền HIV sang người khác. Kết hợp lồng ghép cùng với tư vấn và các dịch vụ hỗ
trợ khác, điều trị ARV giúp người bệnh ổn định sức khỏe, tâm lý, tái hòa nhập cộng
đồng làm tăng chất lượng cuộc sống và góp phần tăng tuân thủ và tăng hiệu quả
điều trị ARV [58].
Nghệ An là một trong các tỉnh trọng điểm của cả nước về dịch HIV/AIDS,


2

đến tháng 6/2018 cả tỉnh phát hiện 9.594 người nhiễm HIV; hiện nay còn gần 5.000
người đang còn sống, trong đó 79,6% người bệnh được điều trị ARV tại 25 cơ sở,
92,5% số người đang điều trị ARV có tải lượng vi rút dưới ngưỡng ức chế [10]. Kết
quả đánh giá sơ bộ cho thấy chương trình điều trị ARV đã giúp người bệnh giảm rõ
rệt các hành vi nguy cơ và cải thiện được tình trạng sức khỏe . Do đó, việc mở rộng
dịch vụ điều trị ARV là một trong những biện pháp quan trọng, cấp thiết góp phần
đạt mục tiêu 90-90-90 trong phòng chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh.
Chất lượng cuộc sống được chứng minh là có liên quan tới các đặc điểm lâm
sàng và miễn dịch của người bệnh HIV/AIDS, bao gồm nhiễm trùng cơ hội, tình
trạng miễn dịch và tải lượng tải lượng vi rút [26] [41] [22]. Hơn nữa, chất lượng
cuộc sống còn bao gồm các khía cạnh rộng lớn hơn của người bệnh sống chung với
HIV/AIDS, như tâm lý, quan hệ giữa các cá nhân, xã hội, và môi trường [19] [26]
[45]. Do đó, đo lường chất lượng cuộc sống có thể phản ánh tốt hơn sự thay đổi và
hiệu quả điều trị ở người bệnh HIV/AIDS. Trên cơ sở đó cung cấp các bằng chứng
để cải thiện và mở rộng mơ hình điều trị trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Câu hỏi đặt ra
là: Thực trạng CLCS của người bệnh đang điều trị ARV ở BVHNĐK Nghệ An hiện

nay ra sao? có những yếu tố nào ảnh hưởng đến CLCS của người bệnh đang điều trị
tại đây?
Với mong muốn tìm hiểu về các vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: "Thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh HIV đang điều trị ARV
tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm 2019"


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mô tả thực trạng chất lượng cuộc sống của người bệnh HIV đang điều trị ARV
tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm 2019.
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của người bệnh HIV
đang điều trị ARV tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An năm 2019.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về HIV/AIDS
1.1.1. Khái niệm về HIV/AIDS
HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Human Immunodeficiency Virus".
HIV là loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV có
thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con
trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú [7].
AIDS là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh "Acquired Immune Deficiency
Syndrome" là hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải do HIV gây ra. AIDS là giai đoạn
cuối của quá trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ
thể khơng cịn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh và dẫn đến chết người [7].

1.1.2. Dịch tễ học của nhiễm HIV/AIDS
HIV gây bệnh cho người gồm HIV1 (do 2 nhà khoa học người Pháp là Luc
Montagnier và Francoise Barre Sinoussi phân lập vào năm 1983 tại Viện Pasteur
Paris và được Robert Gallot khẳng định năm 1984) và HIV2 (do Barin tìm ra tại
Trung Phi năm 1986), thuộc nhóm Retrovirus, họ Lentivirus Virus và đã được xác
định là căn nguyên gây AIDS [1].

Hình 1.1. Hình thể và cấu trúc của HIV


5

Đường lây truyền của HIV:
- Lây qua đường máu dùng chung dụng cụ tiêm chích qua da có dính máu
hay dịch của người nhiễm HIV, do truyền máu không an tồn.
- Lây qua quan hệ tình dục khơng an tồn.
- Lây từ mẹ sang con: Xảy ra trong quá trình mang thai, chuyển dạ đẻ và cho
con bú sữa mẹ [1].
1.1.3. Tình hình nhiễm HIV trên thế giới và ở Việt Nam
Thế giới: Ca bệnh đầu tiên xuất hiện vào năm 1980 cho đến năm 2014 có
khoảng 80 triệu người trên thế giới đã nhiễm HIV, trong đó có khoảng 25 triệu
người tử vong do các bệnh liên quan đến AIDS và ước tính khoảng 35 triệu người
đang sống chung với HIV [61]. Tuy nhiên, đến 2017 trên toàn thế giới có
36.900.000 người đang nhiễm HIV, 940.000 người chết liên quan đến HIV [63].
Năm 2008 đại dịch HIV/AIDS đã bị hạn chế ở mức độ ổn định tại nhiều khu vực
trên thế giới [61]. Tuy nhiên nhiễm HIV tiếp tục gia tăng ở một số khu vực khác
như Đông Âu, Trung Á và một số vùng của châu Phi. Khu vực cận Sahara vẫn là
nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch HIV. Đứng thứ hai sau Châu Phi là khu
vực Đông Nam Á và đứng thứ ba là khu vực Mĩ Latinh [61].
Tại Việt Nam: Theo báo cáo 9 tháng đầu năm của Cục phòng chống HIV/AIDS

Việt Nam, số người xét nghiệm mới nhiễm HIV là 6.883 người, số người nhiễm HIV
chuyển sang giai đoạn AIDS là 3484 người, số người nhiễm HIV tử vong 1.260 người.
Trong số những người được báo cáo xét nghiệm mới phát hiện nhiễm HIV trong 9
tháng đầu năm 2017 nữ chiếm 22%, nam 78%, lây truyền qua đường tình dục chiếm
58%, lây truyền qua đường máu 32%, mẹ truyến sang con 2,6%, không rõ 8%. 40%
người bệnh đọ tuổi 30-39 tuổi, 30% từ 20-29 tuổi, 19% từ 40-49 tuổi, trêm 50 tuổi là
6%, 14-19 tuổi chiếm 3%, và trẻ 0-13 tuổi 2%. Tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện
chích ma túy là 9,53%, phụ nữ bán dâm 2,39%, MSM là 7,39% [2].
Tại Nghệ An, tính đến 30/04/2017, tồn tỉnh có 12.025 người nhiễm HIV được
phát hiện, trong đó người Nghệ An là 9.786 người; với gần 83% số người nhiễm HIV
có tiền sử tiêm chích ma túy; trong số các trường hợp nhiễm HIV được phát hiện có


6

79,5% là nam giới, nữ giới chiếm 20,5%; độ tuổi 20 - 39 tuổi chiếm trên 84,7% [12].
Nhìn chung, số người nhiễm HIV phát hiện mới tiếp tục có xu hướng giảm,
nhưng lũy tích số người nhiễm HIV cịn sống tiếp tục gia tăng qua các năm. Do vậy,
đòi hỏi cần mở rộng cơ sở điều trị ARV để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho
người bệnh HIV/AIDS.
1.2. Tình hình chăm sóc và điều trị HIV/AIDS bằng ARV
1.2.1. Trên thế giới
Chiến lược ngành y tế về HIV/AIDS giai đoạn 2011-2015 đã phát triển để
hướng dẫn việc mở rộng chăm sóc và điều trị HIV tồn cầu. Ngồi việc thúc đẩy
thay đổi hành vi, một số biện pháp can thiệp sinh học đã được triển khai, bao gồm
điều trị ARV ở các cặp vợ chồng không đồng thời nhiễm HIV/AIDS, phụ nữ mang
thai và cho con bú, cũng như tự nguyện cắt bao quy đầu ở nam giới (trong khu vực
có tỉ lệ nhiễm HIV cao ở miền Đơng và Nam Phi) và sử dụng các loại thuốc ARV
cho dự phòng phơi nhiễm và sau phơi nhiễm HIV [61].
Hết năm 2013 đã có 13 triệu người được điều trị ARV. Các quốc gia đã

nhanh chóng áp dụng hướng dẫn điều trị ARV của WHO toàn cầu và tăng số lượng
người đủ điều kiện cho ARV đến khoảng 85% tất cả những người sống chung với
HIV. ARV tiếp tục mở rộng trên tồn cầu đặc biệt vùng miền Đơng và Nam châu
Phi.Đến cuối năm 2013, ước tính có khoảng 37% số người sống ở châu Phi được
điều trị ARV [61].
Các nước phát triển như Anh, Pháp, Mĩ, Nhật,.... sẵn có thuốc ARV. Hiện có
nhiều loại thuốc mới tác động vào các bước khác nhau trong quá trình tổng hợp
HIV, như các thuốc ức chế hòa màng, ức chế đồng thụ thể CCR5, ức chế tích hợp.
Phương pháp tiếp cận thuốc ARV theo hướng cho từng cá thể cho hiệu quả điều trị
cao và hạn chế tối đa các tác dụng không mong muốn của thuốc ARV [61] [31].
Các nước nghèo, đang phát triển như quốc gia vùng Nam Á, Châu Phi, do
nguồn lực kinh tế hạn chế, phụ thuộc vào nguồn thuốc của các nhà tài trợ nên tiếp
cận điều trị ARV theo hướng cộng đồng. Do đó người bệnh cần điều trị bị hạn chế,
và có ít loại thuốc ARV để lựa chọn điều trị, có nhiều tác dụng phụ của thuốc [20].


7

1.2.2. Tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia có dịch HIV phát triển nhanh nhất ở
châu Á. Chiến lược quốc gia về HIV/AIDS đã tập trung vào việc chăm sóc tồn
diện và điều trị HIV/AIDS và cho rằng đây là một can thiệp có hiệu quả về chi phí.
Đến hết năm 2015 đã có 46,9% người bệnh HIV được điều trị ARV [4].
Chiến lược quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030
khẳng định, dịch HIV/AIDS là đại dịch nguy hiểm, là mối hiểm họa đối với sức khỏe,
tính mạng của con người và tương lai nịi giống của dân tộc. Chính phủ đã đặt ra mục
tiêu, tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút HIV đạt 80% trên
tổng số người nhiễm HIV vào năm 2020 [8].
Trong 6 tháng đầu năm 2018, cả nước đã điều trị ARV cho khoảng 130.000
người bệnh HIV và mở rộng việc xét nghiệm tải lượng vi rút như xét nghiệm

thường quy. Việc mở rộng bảo hiểm y tế cho người nhiễm HIV theo chỉ đạo của
Thủ tướng Chính phủ cũng đang được các địa phương đẩy mạnh với tỷ lệ chung tại
63 tỉnh với khoảng 85% người nhiễm HIV đang điều trị ARV có thẻ bảo hiểm y
tế…[5]. Từ ngày 8/3/2019, bệnh nhân HIV/AIDS trên tồn quốc chính thức sử dụng
thuốc ARV trong điều trị từ nguồn Quỹ bảo hiểm y tế.
Trong các năm qua, tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới số người bệnh
HIV được tiếp cận ARV ngày càng tăng lên, góp phần làm cải thiện sức khỏe và
chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
1.3. Chất lƣợng cuộc sống
1.3.1. Khái niệm
Chất lượng cuộc sống (CLCS) thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả
của các chương trình sức khỏe và chăm sóc xã hội. Hiện nay, trên thế giới cũng như
tại Việt Nam các nghiên cứu về CLCS chủ yếu sử dụng định nghĩa của WHO “Chất
lượng cuộc sống là cảm nhận của cá nhân về vị trí của họ trong bối cảnh văn hóa và
hệ thống các giá trị họ đang sống và liên quan đến mục đích, nguyện vọng, tiêu
chuẩn và các mối quan tâm” [60]. Đây cũng là khái niệm được sử dụng trong
nghiên cứu này.


8

Chất lượng cuộc sống là một thuật ngữ mang ý nghĩa tổng thể, bao gồm các
khía cạnh của hạnh phúc và hài lòng với tất cả mọi mặt của cuộc sống. Khái niệm
CLCS được chấp nhận bao gồm những đo lường cá nhân về sự hài lòng trước các
yếu tố đa dạng của cuộc sống. Sự đánh giá này bao gồm những phản ứng của cảm
xúc trước các sự kiện của đời sống, cảm giác hài lịng với cơng việc cũng như
những mối quan hệ cá nhân [28]. CLCS mang tính chủ quan cao và bị tác động bởi
nhiều yếu tố: thể chất, tâm lý, mức độ độc lập, mối quan hệ xã hội. Đo lường CLCS
cần lưu ý đến những đặc trưng của CLCS về tính tồn diện, đa khía cạnh [60].
1.3.2. Các phương pháp đo lường chất lượng cuộc sống

Là một khái niệm mang tính chủ quan nên CLCS có thể được đo lường dưới
các góc độ khác nhau với những phương pháp, công cụ, thang đo và tiêu chí khác
nhau. Đo lường CLCS được ứng dụng trong quá trình đưa ra các quyết định lâm
sàng và quá trình hoạch định chính sách. Đo lường CLCS có thể giúp các nhà lâm
sàng xác định vấn đề ưu tiên, sàng lọc các nguy cơ, xác định và lựa chọn các
phương án điều trị, theo dõi đáp ứng của người bệnh với điều trị [28]. Từ đó, giúp
các thầy thuốc lâm sàng điều trị theo hướng không chỉ điều trị bệnh mà điều trị cá
thể hoá cho từng người bệnh cụ thể. Các thông tin liên quan đến CLCS của người
bệnh cũng rất cần thiết đối với các nhà hoạch định chính sách. CLCS được coi là
một yếu tố đầu ra để đánh giá hiệu quả của các can thiệp. Khi đó, chỉ số CLCS và
chi phí của các can thiệp là hai cấu phần quan trọng giúp nhà hoạch định chính sách
cân cân nhắc và quyết định phân bổ nguồn lực cho các can thiệp khác nhau một
cách hợp lý [11].
Các phương pháp đo lường CLCS liên quan đến sức khỏe được chia thành
hai nhóm chính: phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp.
1.3.2.1. Phƣơng pháp trực tiếp
Phương pháp này sử dụng các kỹ thuật đo lường CLCS một cách trực tiếp và
tổng thể thông qua chỉ số thỏa dụng về một điều kiện sức khỏe nhất định. Hiện nay,
có 3 phương pháp được sử dụng khá phổ biến là phương pháp trao đổi thời gian,
phương pháp thang điểm trực giác và phương pháp may rủi chuẩn mực.


9

Các phương pháp đo lường CLCS trực tiếp có ưu điểm là ngắn gọn, cho kết
quả nhanh chóng và khơng làm mất nhiều công sức và thời gian của người được
phỏng vấn. Tuy nhiên, với việc chỉ sử dụng hệ số thỏa dụng để đánh giá CLCS,
phương pháp này chỉ dựa vào chủ quan của cá nhân một cách chung nhất nên độ
chính xác khơng cao và khó có thể đánh giá chuyên sâu cho từng bệnh lý.
1.3.2.2. Phƣơng pháp gián tiếp

Hiện nay có hàng trăm cơng cụ đã được triển khai và sử dụng để đánh giá
CLCS, trong đó có khoảng 50 cơng cụ được sử dụng khá thường xuyên. Các bộ
công cụ được dùng để đo lường CLCS gián tiếp được chia làm hai loại: bộ công cụ
đo lường CLCS chuyên biệt và bộ công cụ đo lường CLCS tổng hợp.
* Bộ công cụ đo lường CLCS chuyên biệt: được thiết kế nhằm đo lường
CLCS cho người bệnh mắc một bệnh hoặc tình trạng sức khỏe cụ thể, tập trung vào
các khía cạnh được cho là có tầm quan trọng trong cuộc sống của người bệnh như:
- Công cụ KDQOL (Kidney Disease Quality of Life) sử dụng cho người mắc
bệnh thận;
- QoL-AD (Quality of Life Alzheimer Disease) cho người bệnh Alzheimer;
- AQLQ (Asthma Quality of Life Questionnaire) cho người bệnh hen suyễn;
- EORTC QLQ - C30 (European Organization for Research and Treatment of
Cancer - EORTC) cho người bệnh ung thư,…
* Bộ công cụ đo lường CLCS tổng hợp: là bộ công cụ giúp đo lường CLCS
một cách tổng quát, áp dụng được một cách rộng rãi cho nhiều nhóm đối tượng
khác nhau, khơng gắn với một tình trạng bệnh lý hay vấn đề sức khoẻ cụ thể. Một
số bộ cơng cụ đo lường CLCS phổ biến thuộc nhóm này có thể kể đến:
- Bộ cơng cụ SF-36 được sử dụng để đánh giá CLCS liên quan đến sức khỏe
bao gồm 36 mục kết hợp trong 8 khía cạnh thuộc 2 nhóm thể chất và tinh thần.
- Bộ cơng cụ WHOQOL (World Health Organization Quality of Life
Questionnaire) do WHO đề xuất, đánh giá CLCS tổng hợp về các vấn đề sức khỏe.
WHOQOL có độ tin cậy cao, tính đến năm 2008, đã được dịch ra 20 thứ tiếng và áp
dụng tại 15 vùng khác nhau với hai phiên bản đầy đủ và tóm tắt. Phiên bản tóm tắt


10

(WHOQOL-BREF) gồm 26 câu hỏi thể hiện tính đa chiều của CLCS với 4 lĩnh vực
chính: sức khỏe thể chất, sức khỏe tâm lý, xã hội và môi trường. Phiên bản này
ngắn gọn và mang tính ứng dụng cao hơn, được sử dụng để đo lường CLCS của

nhiều nhóm đối tượng khác nhau như người bệnh HIV/AIDS, trầm cảm, tim mạch
và một số bệnh không lây nhiễm khác [39], [40]. Đây là công cụ hữu hiệu để: (1)
Đánh giá tổng thể CLCS; (2) Mức độ hài lòng về sức khỏe của người bệnh; và (3)
Điểm trung bình sức khoẻ thể chất, tâm lý, xã hội và môi trường.
- Bộ công cụ EQ-5D-5L nhóm các nhà khoa học Châu Âu (The EuroQol
Group) xây dựng phát triển, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, trong đó có tiếng Việt
và được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước khác nhau. Bộ công cụ này đánh giá CLCS
liên quan đến sức khoẻ trên 5 khía cạnh: vận động, tự chăm sóc, các hoạt động
thường ngày, tình trạng đau/khó chịu và lo âu/trầm cảm. Bản tiếng Việt của EQ-5D5L đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu trên người bệnh HIV/AIDS ở Việt Nam
[56]. Năm 2017-2018 nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Y tế công cộng,
Trường Đại học Y Hà Nội và Trường Đại học Umea, Thụy Điển đã xây dựng thang
điểm đo lường chất lượng cuộc sống đầu tiên tại Việt Nam. Nghiên cứu được thực
hiện theo quy định, tiêu chuẩn và dưới sự giám sát của các chuyên gia của Euroqol.
Kết quả nghiên cứu và thang điểm đo lường chất lượng cuộc sống tại Việt Nam EQ5D-5L đã được Euroqol phê chuẩn để đánh giá chất lượng cuộc sống cũng như các
đánh giá công nghệ y tế tại Việt Nam [6]. Bởi vậy, chúng tôi quyết định sử dụng bộ
câu hỏi EQ-5D-5L trong nghiên cứu này.
1.4. Nghiên cứu về chất lƣợng cuộc sống của ngƣời bệnh HIV điều trị ARV
1.4.1. Trên thế giới
Ngày nay với, với liệu pháp kháng retrovi rút hoạt tính cao, HIV trở đã trở
thành một bệnh mạn tính địi hỏi phải chăm sóc và điều trị lâu dài. Do đó, tối đa hóa
chất lượng cuộc sống là trọng tâm chính của chiến lược chăm sóc và điều trị cho
người sống chung với HIV/AIDS.
Nghiên cứu của Suniti Solomon năm 2009 thực hiện trên 356 người bệnh
HIV/AIDS tại Ấn Độ cho thấy chất lượng cuộc sống của người bệnh được cải thiện


11

đáng kể sau 6 và 12 tháng điều trị ART [47]. Sử dụng công cụ đo lường chất lượng
cuộc sống trên người nhiễm HIV/AIDS do WHO phát triển, kết quả nghiên cứu chỉ

ra rằng, ở khía cạnh thể chất, điểm số chất lượng cuộc sống của người bệnh tăng từ
3,65 tại thời điểm ban đầu đến 4,09 sau 12 tháng (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê).
Tương tự, khía cạnh tinh thần và xã hội của người bệnh cũng có sự cải thiện từ 3,33
đến 3,95 và từ 3,85 đến 4,13.
Trong một nghiên cứu khác được hiện trên 60 người bệnh HIV/AIDS tại Na
Uy, tác giả Knut Stavem đã tiến hành so sánh chất lượng cuộc sống dựa trên thỏa
dụng từ 3 công cụ 15D, EQ-5D và SF-6D . Kết quả cho thấy thỏa dụng sức khỏe từ
15D có điểm số cao hơn so với EQ-5D và SF-6D. Cụ thể, thỏa dụng sức khỏe từ
15D là 0,86, từ EQ-5D là 0,77 và thấp nhất là từ SF-6D với 0,73.
Nghiên cứu thực hiện trên các người bệnh HIV/AIDS ở giai đoạn lâm sàng 3
hoặc 4 tại Nam Phi của tác giả Jelsma đã chỉ ra, chất lượng cuộc sống đã có sự tăng
lên sau 12 tháng điều trị [32]. Sử dụng công cụ EQ-5D, kết quả nghiên cứu cho
thấy, ở tất cả 5 khía cạnh vận động, tự chăm sóc, hoạt động thường ngày, đau đớn,
trầm cảm đều giảm có ý nghĩa từ thời điểm ban đầu đến sau 12 tháng điều trị. Điểm
thỏa dụng sức khỏe sử dụng thang điểm lượng hóa có sự cải thiện đáng kể từ 61,7
tại thời điểm ban đầu, tăng lên 70,2 sau 1 tháng, 71,4 sau 3 tháng và lên đến 76,1
sau 12 tháng [49].
Stangl và cộng sự đã tiến hành một nghiên cứu theo theo dõi dọc và xem xét
các xu hướng cùng những yếu tố dự báo chất lượng cuộc sống trên một thuần tập
947 người lớn bắt đầu điều trị HAART tại Uganda [48]. Kết quả cho thấy điều trị
HAART giúp cải thiện điểm số chất lượng cuộc sống cả về thể chất và tinh thần.
Trong một nghiên cứu tương tự, tác giả Liu đã xác định các yếu tố tiên cho chất
lượng cuộc sống thấp ở những người bệnh trên HAART [35] . Nghiên cứu cho thấy
rằng chất lượng của cuộc sống trước khi bắt đầu HAART là một yếu tố dự báo về
chất lượng cuộc sống tại những thời điểm tiếp theo sau khi bắt đầu điều trị.
1.4.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, các nghiên cứu chất lượng cuộc sống trên người bệnh sống


12


chung với HIV nói chung và các người bệnh điều trị ARV nói riêng tại Việt Nam cịn
khá hạn chế. Qua q trình tổng hợp y văn, chúng tơi chỉ xác định được 5 nghiên cứu
có đề cập đến vấn đề này. Trong đó có 3 nghiên cứu sử dụng thang đo EQ-5D và 2
nghiên cứu sử dụng thang đo WHOQOL-BREF HIV. Nghiên cứu của tác giả Trần
Xuân Bách thực hiện năm 2013 trên gần 500 người bệnh nghiện chích ma tuý nhiễm
HIV tại Hải Phòng và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, giá trị thoả dụng cuộc sống
trung bình của người bệnh là 0,68 [56]. Cũng trong một nghiên cứu khác cũng sử
dụng công cụ EQ-5D trên 1016 người bệnh HIV hiện đang điều trị ARV, giá trị thoả
dụng của người bệnh là 0,65. Các yếu tố liên quan đến chất lượng cuộc sống của
người bệnh bao gồm: giới tính, trình độ học vấn, tình trạng thất nghiệp, tình trạng sử
dụng rượu bia và ma tuý, giai đoạn lâm sàng và chỉ số CD4. Trong nghiên cứu thực
hiện năm 2011 trên 800 người nhiễm tại 6 tỉnh thành của Việt Nam, kết quả thoả
dụng cuộc sống cao hơn so với hai nghiên cứu trên (0,9) [51] . Người bệnh ở giai
đoạn AIDS có chất lượng cuộc sống thấp hơn so với người bệnh ở giai đoạn sớm.
Nghiên cứu năm 2012 sử dụng thang đo WHOQOL-BREF HIV cho thấy,
người bệnh có chất lượng cuộc sống cao nhất ở khía cạnh mơi trường (13,8±2,8), và
thấp nhất ở khía cạnh xã hội (11,2±3,3) [53] . Các người bệnh điều trị tại cơ sở thuộc
tuyến quận/huyện và tỉnh có chất lượng cuộc sống thấp hơn so với các người bệnh
điều trị tại cơ sở thuộc tuyến TW. Các yếu tố khác liên quan đến chất lượng cuộc
sống gồm có: giai đoạn lâm sàng và chỉ số CD4. Trong một nghiên cứu khác so sánh
chất lượng cuộc sống giữa nam và nữ tại Quảng Ninh, kết quả chỉ ra rằng nam giới có
chất lượng cuộc sống cao hơn ở khía cạnh bệnh tật, mơi trường và tâm lý [52] . Tình
trạng việc làm có liên quan chất lượng cuộc sống tốt hơn ở nam giới trong khía cạnh
thể chất, tuy nhiên lại kém hơn ở nữ giới trong khía cạnh mơi trường.
Như vậy, có thể thấy các nghiên cứu về CLCS của người bệnh HIV/AIDS ở
Việt Nam trước đây cịn ít sử dụng các thang đo thỏa dụng - cơ sở của đánh giá kinh
tế y tế. Đồng thời, các nghiên cứu đó mới chỉ phân tích mối liên quan của CLCS với
các yếu tố cá nhân như tình trạng sức khỏe và hành vi nghiện chất mà chưa xem xét
tác động của các yếu tố chất lượng dịch vụ y tế hay yếu tố cộng đồng khác.



13

1.5. Các yếu tố liên quan đến CLCS của ngƣời bệnh HIV/AIDS
1.5.1. Giới tính
Tác giả Mrus và cộng sự đã thực hiện một thử nghiệm ngẫu nhiên lâm sàng
nhằm đánh giá sự khác biệt giới tính về khía cạnh chất lượng lượng cuộc sống ở các
người bệnh điều trị ARV [38]. Các tác giả đã sử dụng hệ số tương quan Pearson,
kiểm định khi bình phương, kiểm định thứ hạng Wilcoxon tổng và mơ hình GEE để
xác định sự khác biệt giữa nam và nữ. Kết quả tại thời điểm ban đầu cho thấy nữ
giới có chất lượng cuộc sống thấp hơn nam giới ở tất cả các khía cạnh, ngoại trừ
chức năng xã hội. Tại các thời điểm đánh giá tiếp theo, nữ giới vẫn tiếp tục có điểm
số chất lượng cuộc sống thấp hơn nam giới, ngoại trừ khía cạnh sức khỏe tổng quát.
Một nghiên cứu cắt ngang khác được thực hiện Uganda, tác giả Mast và cộng
sự đã đo lường chất lượng cuộc sống ở người nhiễm HIV/AIDS là nữ giới [36] . Kết
quả cho thấy, các phụ nữ nhiễm HIV có chất lượng cuộc sống thấp hơn ở các yếu tố
sức khỏe tổng quát, chức năng tâm thần và thể chất, đau đớn, và chức năng xã hội
so với phụ nữ có HIV âm tính. Kết quả cho thấy, nữ giới có sự thấp hơn đáng kể về
trạng thái hạnh phúc và hỗ trợ xã hội so với nam giới, mặc dù họ có ít vấn đề sức
khỏe hơn.
Một nghiên cứu khác đã tìm cách để hiểu rõ thêm về cách các yếu tố lâm
sàng và nhân khẩu học, xã hội và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người
sống chung với HIV/AIDS. Nghiên cứu này sử dụng một công cụ chuyên biệt nhằm
đánh giá chất lượng cuộc sống, được gọi là Functional Assessment of Human
Immunodeficiency Vi rút Infection (FAHI). Bốn cấu phần của FAHI, bao gồm thể
chất, tình cảm, xã hội, và chức năng/sức khỏe chung được được phân tích như biến
phụ thuộc. Nam giới cho thấy điểm số cao hơn ở khía cạnh thể chất (p <0,001) và
và chức năng/sức khỏe chung (p <0,05). Phụ nữ đặc biệt dễ gặp các tác động tiêu
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống ở khía cạnh thể chất [44] .

Tại Việt Nam, nghiên cứu của tác giả Trần Xuân Bách thực hiện năm 2012
trên 155 người bệnh điều trị ARV tại bệnh viện Thụy Điển - ng Bí, Quảng Ninh
đã so sánh sức khác biệt giới tính ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người


14

bệnh [52]. Sử dụng thang đo lường WHO-QOL BREF, kết quả nghiên cứu chỉ ra
người bệnh nam giới có chất lượng cuộc sống cao hơn ở các khía cạnh thể chất, mơi
trường và xã hội so với nữ giới. Ngồi ra, phụ nữ đã từng sinh con cũng được báo
cáo là có chất lượng cuộc sống thấp hơn ở các khía cạnh hỗ trợ xã hội, tâm lý và
mơi trường so với các nhóm cịn lại.
1.5.2. Các yếu tố nhân khẩu học - kinh tế - xã hội
Một nghiên cứu cắt ngang đã được thực hiện bởi Eriksson và cộng sự trên
một nhóm các đối tượng HIV/AIDS MSM tại Thụy Sỹ nhằm đánh giá chất lượng
cuộc sống của họ so với nhóm dân số chuẩn, đồng thời xác định các yếu tố nhân
khẩu và xã hội liên quan đến chất lượng cuộc sống [25]. Bộ công cụ chất lượng
cuộc sống và thỏa dụng sức khỏe Thụy Sỹ được sử dụng để đánh giá người bệnh.
Kết quả cho thấy tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống ở nhóm đối tượng
HIV/AIDS thấp hơn so với quẩn thể nam giới chuẩn. Các khía cạnh về sức khỏe bị
ảnh hưởng lớn nhất. Khi thực hiện so sánh theo các biến về y tế và nhân khẩu cho
các phân nhóm khác nhau trong mẫu người bệnh HIV, sự khác biệt về khía cạnh thể
chất là nổi bật nhất. Có triệu chứng của HIV, điều trị ARV, nghỉ việc hoặc mất khả
năng lao động, thu nhập thấp và giáo dục cơ bản được chứng minh là có sự liên
quan chặt chẽ với tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống thấp.
Nghiên cứu được thực hiện bởi tác giả O'Keefe thực hiện tại Nam Phi cũng
cho kết quả tương tự [42]. Tác giả tiến hành một nghiên cứu cắt ngang với mục tiêu
là đánh giá chất lượng cuộc sống của người nhiễm HIV sử dụng bộ công cụ SF-36,
đồng thời xác định sự ảnh hưởng của các yếu tố giới tính, chủng tộc và giai đoạn
lâm sàng đến chất lượng cuộc sống của họ. Nghiên cứu chỉ ra đối tượng HIV có

điểm số chất lượng cuộc sống ở tất cả các khía cạnh thấp hơn đáng kể so với nhóm
so sánh; phần lớn sự suy giảm các chức năng xảy ra sớm đối với các người bệnh ở
giia đoạn lâm sàng 1 và 2. Ngoài ra, tác động của HIV đối với chất lượng cuộc sống
độc lập với nguồn gốc chủng tộc của người nhiễm.
Các yếu tố xã hội-nhân khẩu học và tâm lý có thể ảnh hưởng đến chất lượng
cuốc sống của người bệnh HIV. Việc chẩn đốn nhiễm HIV có thể gây ra những tác


15

động có hại. Trong đó, bao gồm tạm ngừng cơng việc, hạn chế trong hoạt động xã
hội, phụ thuộc vào người khác, hỗ trợ xã hội hạn chế và kỹ năng ứng phó kém. Các
yếu tố này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Kết quả tương tự cũng được xác định trong nghiên cứu của tác giả Hays,
trong đó, các yếu tố nhân khẩu học-xã hội như tuổi già, nữ giới, thất nghiệp và thu
nhập thấp có ảnh sự liên quan đến chất lượng cuộc sống thấp ở người bệnh [27].
Mục đích của nghiên cứu này nhằm so sánh chất lượng cuộc sống của các người
bệnh người lớn nhiễm HIV với dân số nói chung và với những người bệnh có các
bệnh mạn tính khác; đồng thời xác định mối liên quan giữa các biến nhân khẩu học
và mức độ nghiêm trọng bệnh đối với chất lượng cuộc sống. Thang đo gồm 28 câu
hỏi bao phủ tám lĩnh sức khỏe (chức năng thể chất, cảm xúc hạnh phúc, vai trò chức
năng, đau, nhận thức về sức khỏe nói chung, hoạt động xã hội, năng lượng, và tàn
tật) được sử dụng để đo lường chất lượng cuộc sống của người bệnh. Tám khía cạnh
được kết hợp thành điểm tổng kết sức khỏe thể chất và tinh thần. Điểm số SF-36 về
chức năng thể chất và tinh thần được so sánh với nhóm dân số nói chung của Mỹ và
những người bệnh có các bệnh mãn tính khác trên một thang điểm từ 0 đến 100.
Chức năng thể chất khơng có sự khác biệt ở người lớn có bệnh HIV khơng có triệu
chứng so với nhóm dân số tổng quát, nhưng tệ hơn nhiều đối với những người có
triệu chứng hoặc những người đủ tiêu chuẩn cho các hội chứng suy giảm miễn dịch
mắc phải. Chức năng tinh thần khơng có sự khác biệt giữa các người bệnh với các

giai đoạn khác nhau, tuy nhiên lại thấp hơn so với dân số nói chung và người bệnh
có các bệnh mãn tính khác, ngoại trừ u tố trầm cảm. Trong phân tích đa biến, các
triệu chứng liên quan đến HIV đã được chứng minh là có sự liên quan chặt chẽ với
sức khỏe thể chất và tinh thần, trong khi chủng tộc, giới tính, tình trạng bảo hiểm y
tế, giai đoạn bệnh, và CD4 có mức độ liên quan yếu hơn.
Một nghiên cứu khác được thực hiện ở miền Bắc Ấn Độ với mục đích nhằm
xác định tác động của HIV/AIDS đối với chất lượng cuộc sống cũng kết luận rằng
chất lượng cuộc sống có sự liên quan với giáo dục, thu nhập, nghề nghiệp, hỗ trợ
gia đình và tình trạng lâm sàng của người bệnh [64]. Đây cũng là một nghiên cứu


16

cắt ngang, trong đó chất lượng cuộc sống được đánh giá bằng cách sử dụng thang
đo WHOQOL-BREF (Tiếng Hin-du). Kết quả cho thấy có một sự khác biệt đáng kể
chất lượng cuộc sống ở khía cạnh thể chất giữa các người bệnh khơng có triệu
chứng và người bệnh AIDS (p <0,001) và người bệnh khơng có triệu chứng so với
các người bệnh có triệu chứng (p = 0,014). Chất lượng cuộc sống ở khía cạnh tâm lý
thấp hơn đáng kể ở các người bệnh có triệu chứng (p <0,05) và người bệnh AIDS (p
<0,006) so với cá nhân khơng có triệu chứng. Một sự khác biệt đáng kể chất lượng
cuộc sống ở khía cạnh tâm lý đã được quan sát ở các đối tượng với tình trạng giáo
dục (p<0,037) và thu nhập khác nhau (p <0,048). Điểm chất lượng cuốc sống tốt
hơn đáng kể ở khía cạnh thể chất (p <0,040) và môi trường (p <0,017) với những
người bệnh hiện đang có việc làm. Người bệnh với sự hỗ trợ gia đình có điểm số
chất lượng cuộc sống tốt hơn trong khía cạnh mơi trường.
Tác giả Meng và cộng sự cũng có kết quả tương tự liên quan đến tác động
của đặc điểm nhân khẩu học xã hội lên chất lượng cuộc sống của người bệnh
HIV/AIDS [37]. Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm kiểm tra độ tin cậy và tính giá
trị của cơng cụ SF-36 trong việc đánh giá chất lượng cuộc sống của người sống
chung với HIV/AIDS ở Trung Quốc. Chất lượng cuộc sống của 114 người sống

chung với HIV đã được đánh giá dựa trên 1604 cư dân nông thôn ở tỉnh Tứ Xuyên.
Hệ số Cronbach’ alpha trong tám khía cạnh của SF-36 dao động từ 0,75 đến 0,92.
Các điểm số trung bình của những người sống chung với HIV trong tám khía cạnh
dao động từ 21,4 đến 61,0, thấp hơn đáng kể so với mức độ thơng thường của quần
thể nói chung. Tuổi, giới tính, và thời gian nhiễm là những yếu tố chính ảnh hưởng
chất lượng cuộc sống của người sống chung với HIV.
1.5.3. Các yếu tố lâm sàng và điều trị
Các yếu tố lâm sàng bao gồm giai đoạn lâm sàng, nhiễm trùng cơ hội, số
lượng tế bào CD4 hay cân nặng và chỉ số khối cơ thể (BMI) đã được chứng minh là
có sự liên quan chặt chẽ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh HIV/AIDS điều
trị ART trên thế giới và Việt Nam.
Nghiên cứu của tác giả Ma Liping thực hiện năm 2014 trên 2479 người bệnh


17

HIV/AIDS đang điều trị ARV tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc đã tìm hiểu sự liên
quan giữa các yếu tố lâm sàng kể trên với từng khía cạnh chất lượng cuộc sống sử
dụng thang đo WHO-QOL BREF [34]. Kết quả cho thấy, các yếu tố về tuổi, số lượng
tế bào CD4, và tuân thủ điều trị có sự liên quan đến khía cạnh chất lượng cuộc sống
thể chất của người bệnh. Số lượng tế bào CD4, tuân thủ điều trị và giai đoạn lâm sàng
cũng là yếu tố dự báo các khía cạnh chất lượng cuộc sống về tâm lý và xã hội.
Trong một mẫu nghiên cứu 139 người bệnh HIV hoặc đang ở giai đoạn
AIDS, Marieh Nojomi và cộng sự đã chỉ các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến
sự suy giảm chất lượng cuộc sống ở người nhiễm HIV bao gồm giới tính, hiện đang
ly dị hoặc ở góa, số lượng tế bào CD4 thấp và ở các giai đoạn lâm sàng cao có
nhiều các nhiều các nhiễm trùng cơ hội [41] . Cũng có kết quả tương tự, nghiên cứu
của tác giả Michael L. Campsmith thực hiện trên 3778 người bệnh HIV/AIDS cho
thấy các người bệnh có độ tuổi cao, nữ giới, tiêm chích ma túy, trình độ học vấn và
kinh tế thấp, khơng có bảo hiểm và có số lượng tế bào CD4 thấp là các yếu tố dự

báo chất lượng cuộc sống thấp ở người bệnh [23]. Tìm hiểu các nghiên cứu về chất
lượng cuộc sống khac ở người bệnh HIV/AIDS, tình trạng miễn dịch thể hiện qua
số lượng tế bào CD4 là một trong các yếu tố thường gặp nhất.
Ngoài miễn dịch và giai đoạn lâm sàng, các nghiên cứu cũng chỉ ra người bệnh
có chất lượng cuộc sống thấp thường thường có xu hướng có tải lượng vi rút ở ngưỡng
cao. Nghiên cứu của tác giả S.A. Call báo cáo kết quả nghiên cứu trên 158 người bệnh
điều trị ARV với mục tiêu chính là tìm hiểu sự liên quan giữa tải lượng vi rút và chất
lượng cuộc sống của người bệnh [22] . Kết quả đã chứng minh tải lượng vi rút có sự
liên quan tiêu cực đến tất cả các khía cạnh chất lượng cuộc sống của người bệnh, bao
gồm thể chất, đau đớn, và tâm lý. Cũng trong nghiên cứu này, số lượng tế bào CD4
thấp cũng có sự liên quan chặt chẽ đến chất lượng cuộc sống thấp ở người bệnh.
Việc điều trị thuốc kháng vi rút giúp cải thiện về mặt vi rút học, miễn dịch
học cũng như lâm sàng của người bệnh. Tuy nhiên, sự thành công của việc điều trị
thuốc ARV phụ thuộc không nhỏ vào sự tuân thủ điều trị. Các nghiên cứu đã cho
thấy người bệnh tuân thủ kém dẫn đến các đáp ứng khơng tốt về điều trị, từ đó gây


18

ảnh hưởng xấu lên chất lượng cuộc sống của người bệnh [51] . Các yếu tố về hỗ trợ
từ gia đình, bạn bè, đồng đẳng và nhân viên y tế cũng đóng vai trị quan trọng trong
đảm bảo tn thủ điều trị và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Bên cạnh giai đoạn lâm sàng và miễn dịch, chỉ số khối cơ thể (BMI) cũng là
một trong yếu tố lâm sàng quan trọng dự báo chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra dinh dưỡng kém gây ra các tác động xấu đến sức
khỏe, đáp ứng điều trị cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh [43] [50] .
HIV có thể gây ra hoặc làm nặng thêm tình trạng suy dinh dưỡng do tăng nhu cầu
năng lượng cần thiết, trong khi làm giảm sự thèm ăn, hấp thu và sử dụng các chất
dinh dưỡng. Trong khi đó, chế độ dinh dưỡng hàng ngày của các người bệnh nhiễm
HIV thường hay bị bỏ qua. Việc bỏ ăn khiến sức khỏe họ ngày càng suy yếu. Thực

phẩm khơng an tồn và tình trạng dinh dưỡng kém có thể gây ra các tác động tiêu
cực đến sức khỏe của người nhiễm HIV. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, dinh
dưỡng kém là nguyên nhân đẩy nhanh tiến triển của HIV dẫn đến sự suy giảm miễn
dịch ngày càng trầm trọng trên người bệnh. Ngồi ra, tình trạng này diễn biến kéo
dài còn làm suy yếu sự tuân thủ cũng như đáp ứng với điều trị kháng vi rút, đồng
thời làm trầm trọng thêm tác động kinh tế xã hội do HIV (như giảm khả năng và
năng suất lao động, tăng chi phí và gánh nặng y tế...).
1.5.4. Các yếu tố về hành vi sử dụng chất gây nghiện
Tại Việt Nam cũng như trên thế giới, sử dụng các chất gây nghiện bao gồm
ma túy dạng opioid, thuốc là và rượu bia rất phổ biến ở các đối tượng sống chung
với HIV/AIDS. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra các tác động tiêu cực của tình trạng lạm
dụng chất gây nghiện đến đáp ứng điều trị ARV cũng như chất lượng cuộc sống của
người bệnh HIV/AIDS.
Thuốc lá đã được chứng minh là có sự liên quan đến chất lượng cuộc sống của
người nhiễm HIV/AIDS. Nghiên cứu của tác giả John Kowal thực hiện năm 2008 cho
thấy thuốc lá ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống của người bệnh [33] .
Trong nghiên cứu của tác giả Kowal, các người bệnh HIV/AIDS hiện đang sử dụng
thuốc lá điểm số chất lượng cuộc sống thấp nhất, so với các người bệnh đã cai thuốc


×