Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

thực trạng kiến thức về dự phòng đột quỵ não của người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường type II tại bệnh viện nội tiết trung ương năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

ĐỖ THỊ THU HIỀN

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ DỰ PHÒNG ĐỘT QUỴ NÃO
CỦA NGƯỜI CAO TUỔI MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II
TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

ĐỖ THỊ THU HIỀN

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC VỀ DỰ PHÒNG ĐỘT QUỴ NÃO
CỦA NGƯỜI CAO TUỔI MẮC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II
TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG NĂM 2020
Ngành: Điều dưỡng
Mã số: 8720301


LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.BS TRƯƠNG TUẤN ANH

NAM ĐỊNH – 2020


i

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU

Mục tiêu: Mơ tả thực trạng và xác định một số yếu tố liên quan đến kiến
thức về dự phòng đột quỵ não của người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường type II
tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2020.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên
248 người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường type II đến khám và điều trị tại Bệnh
viện Nội tiết Trung ương từ 12/2019 đến 4/2020. Số liệu được thu thập bằng bộ
công cụ gồm thông tin nhân khẩu học, bộ câu hỏi tự xây dựng về kiến thức dự
phòng đột quỵ não ở người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường type II.
Kết quả: Kiến thức về dự phòng đột quỵ não của đối tượng nghiên cứu: Có
71,8% người bệnh có kiến thức về dự phòng đột quỵ não mức độ đạt, có 28,2%
người bệnh có kiến thức về phịng đột quỵ não mức độ không đạt.
Tuổi, thời gian mắc bệnh, giới tính, nghề nghiệp, tiền sử gia đình có người
mắc bệnh đột quỵ não khơng có mối liên quan với kiến thức về dự phòng bệnh của
đối tượng nghiên cứu với p > 0,05.
Trình độ học vấn, nguồn thơng tin nhận được, chỉ số xét nghiệm (HbA1C,
Cholesterol, Triglycerid) có mối liên quan với kiến thức dự phòng đột quỵ não của
đối tượng nghiên cứu với p < 0,05.
Kết luận:

Người bệnh có kiến thức đạt về dự phòng đột quỵ não là 71,8%. Trình độ
học vấn, nguồn thơng tin nhận được, chỉ số xét nghiệm có mối liên quan với kiến
thức dự phòng đột quỵ não của đối tượng nghiên cứu với p < 0,05.


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân
thành tới:
Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Điều dưỡng
Nam Định, Khoa Y học Lâm sàng đã tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong q trình
học tập.
Các Thầy, Cô giáo trong Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định đã trực tiếp
hướng dẫn, trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Ban Giám đốc và tập thể cán bộ, nhân viên Bệnh viện Nội tiết Trung ương
đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong thời gian tiến hành thu thập số liệu tại
bệnh viện.
Đặc biệt tơi xin tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Thầy TS.BS Trương
Tuấn Anh - người Thầy đã định hướng học tập, nghiên cứu và tận tình chỉ bảo để
tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin chân trọng biết ơn các Thầy, Cô trong Hội đồng đã đóng góp những
ý kiến q báu giúp tơi hồn thiện luận văn.
Tơi xin trân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp và các đối tượng nghiên cứu
đã nhiệt tình cộng tác để tơi có được số liệu cho nghiên cứu này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè cùng tập thể lớp cao
học khóa V đã động viên, giúp đỡ tơi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn!
Học viên


Đỗ Thị Thu Hiền


iii

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của chính tơi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong các cơng trình nghiên
cứu khác. Nếu sai sót tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Học viên

Đỗ Thị Thu Hiền


MỤC LỤC
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .......................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ .......................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU ............................................................................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4
1.1. Đại cương về đột quỵ não ........................................................................... 4
1.2. Bệnh đái tháo đường type II ....................................................................... 8
1.3. Phòng ngừa biến chứng đái tháo đường .................................................... 10
1.4. Đột quỵ não ở người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường type II ................ 11

1.5. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về dự phòng đột quỵ não ............... 13
1.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ............................................... 15
1.7. Khung lý thuyết ........................................................................................ 19
1.8. Giới thiệu địa bàn nghiên cứu ................................................................... 19
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 21
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ................................................................ 21
2.3. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................. 21
2.4. Cỡ mẫu ..................................................................................................... 21
2.5. Phương pháp chọn mẫu ............................................................................ 22
2.6. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................... 22
2.7. Công cụ thu thập số liệu ........................................................................... 23
2.8. Các biến số nghiên cứu, cách thức đo lường ............................................. 25
2.9. Xử lý và phân tích số liệu ......................................................................... 28


2.10. Sai số và biện pháp khắc phục sai số ...................................................... 28
2.11. Vấn đề đạo đức nghiên cứu .................................................................... 29
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 30
3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu ................................................ 30
3.2. Thực trạng kiến thức về đột quỵ não của đối tượng nghiên cứu ................ 34
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về dự phòng đột quỵ não của đối
tượng nghiên cứu ............................................................................................ 37
Chương 4: BÀN LUẬN......................................................................................... 43
4.1. Một số đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................... 43
4.2. Thực trạng kiến thức về phòng đột quỵ não của đối tượng nghiên cứu ..... 46
4.3. Một số yếu tố liên quan với kiến thức về dự phòng bệnh đột quỵ não của
đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 51
4.4. Hạn chế của nghiên cứu............................................................................ 55
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 56

5.1. Thực trạng kiến thức về đột quỵ não của người cao tuổi mắc bệnh Đái tháo
đường type II tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương năm 2020............................ 56
5.2. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về dự phòng đột quỵ não của người
cao tuổi mắc bệnh Đái tháo đường type II tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương
năm 2020. ....................................................................................................... 56
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BẢN ĐỒNG THUẬN
PHỤ LỤC 2: BỘ CÂU HỎI KHẢO SÁT
PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH NGƯỜI BỆNH THAM GIA NGHIÊN CỨU
PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH BỘ CÔNG CỤ


iv

DANH MỤC VIẾT TẮT
ĐQN:

Đột quỵ não

ĐTĐ:

Đái tháo đường

NCT:

Người cao tuổi


v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Số lượng tế bào thần kinh ước lượng bị mất trong đột quỵ thiếu máu não 7
Bảng 1.2: Bảng giá trị các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng....................................... 10
Bảng 2.1: Nhóm biến số nghiên cứu ...................................................................... 25
Bảng 2.2: Biến số nghiên cứu kiến thức dự phòng đột quỵ não .............................. 27
Bảng 3.1: Nghề nghiệp trước đây của đối tượng nghiên cứu .................................. 32
Bảng 3.2: Đặc điểm xét nghiệm cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ............... 32
Bảng 3.3: Đặc điểm nguồn nhận thông tin về bệnh ĐQN của đối tượng nghiên cứu
........................................................................................................... 33
Bảng 3.4: Kiến thức về bệnh ĐQN của đối tượng nghiên cứu ............................... 34
Bảng 3.5: Kiến thức về dấu hiệu ĐQN của đối tượng nghiên cứu .......................... 34
Bảng 3.6: Kiến thức xử trí khi bị ĐQN của đối tượng nghiên cứu ......................... 35
Bảng 3.7: Kiến thức về yếu tố nguy cơ gây bệnh ĐQN của đối tượng nghiên cứu ...... 35
Bảng 3.8: Kiến thức thực hành về dự phòng bệnh ĐQN của đối tượng nghiên cứu..... 36
Bảng 3.9: Phân loại kiến thức về dự phòng ĐQN của đối tượng nghiên cứu .......... 36
Bảng 3.10: Mối liên quan giữa tuổi với kiến thức về dự phòng ĐQN của đối tượng
nghiên cứu .......................................................................................... 37
Bảng 3.11: Mối liên quan giữa thời gian mắc bệnh ĐTĐ với kiến thức về dự phòng
ĐQN của đối tượng nghiên cứu .......................................................... 37
Bảng 3.12: Mối liên quan giữa giới tính với kiến thức về dự phịng ĐQN của đối
tượng nghiên cứu ................................................................................ 38
Bảng 3.13: Mối liên quan giữa tiền sử gia đình có người mắc bệnh ĐQN với kiến
thức về dự phòng ĐQN của đối tượng nghiên cứu .............................. 38
Bảng 3.14: Mối liên quan giữa trình độ học vấn với kiến thức về dự phòng ĐQN
của đối tượng nghiên cứu ................................................................... 39
Bảng 3.15: Sự khác biệt kiến thức về dự phịng ĐQN giữa các cặp nhóm trình độ
học vấn ............................................................................................... 40



vi

Bảng 3.16: Mối liên quan giữa nguồn thông tin nhận được với kiến thức về dự
phòng bệnh đột quỵ não của đối tượng nghiên cứu ............................. 41
Bảng 3.17: Mối liên quan giữa nghề nghiệp với kiến thức về dự phòng ĐQN của
đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 41
Bảng 3.18: Mối liên quan giữa kết quả xét nghiệm với kiến thức về dự phòng ĐQN
của đối tượng nghiên cứu ................................................................... 42


vii

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
HÌNH VẼ
Hình 1.1: Khung lý thuyết nghiên cứu ................................................................... 19
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Đặc điểm giới tính của đối tượng nghiên cứu .................................... 30
Biểu đồ 3.2: Đặc điểm trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ....................... 30
Biểu đồ 3.3: Đặc điểm về tuổi của đối tượng nghiên cứu ....................................... 31
Biểu đồ 3.4: Đặc điểm thời gian mắc bệnh ............................................................ 31
Biểu đồ 3.5: Đặc điểm tiền sử gia đình mắc bệnh ĐQN ......................................... 32
Biểu đồ 3.6: Đặc điểm nhận thông tin về bệnh đột quỵ não ................................... 33


1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đột quỵ não là một vấn đề sức khỏe trên tồn thế giới và là tác nhân chính
gây ra bệnh tật, tử vong và tàn tật ở cả các nước phát triển và đang phát triển [42],

[68]. Theo Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh, đột quỵ não là nguyên
nhân hàng đầu gây ra khuyết tật có thể phịng ngừa trên tồn thế giới [37]. Bệnh gây
ra hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và chất lượng cuộc sống của những người
sống sót sau đột quỵ não và những người chăm sóc họ [66]. Theo báo cáo thống kê
năm 2013 của Hiệp hội Tim mạch học Hoa Kỳ (AHA/American Heart Association),
mỗi năm ở Mĩ có 795.000 người bị đột quỵ não, 610.000 bị đột quỵ não lần đầu,
185.000 bị đột quỵ não tái phát, 87% là nhồi máu não [39]. Ở Việt Nam, theo thống
kê của Bệnh viện Nội tiết Trung ương, năm 2012 tỷ lệ mắc đái tháo đường là 5,4%
[3]. Theo Lê Thị Hương và cộng sự (2016) tỷ lệ hiện mắc đột quỵ não ở 8 tỉnh
thuộc 8 vùng sinh thái của Việt Nam là 1,63% [14].
Bệnh đái tháo đường cũng là một yếu tố nguy cơ có thể thay đổi đối với đột
quỵ; những người mắc bệnh đái tháo đường được cho là có nguy cơ đột quỵ gấp 1,5
đến 3 lần so với những người không mắc bệnh đái tháo đường [49]. Tỷ lệ bệnh đái
tháo đường đang gia tăng ở nhiều nước đang phát triển một phần là do sự ưa thích
ngày càng tăng đối với chế độ ăn uống khơng hợp lý [58].
Trong khi đó, theo thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF/
International Diabetes Federation) năm 2015 Thế giới có khoảng 415 triệu người
mắc bệnh đái tháo đường, trong đó 90% là đái tháo đường type II và hay gặp ở
người cao tuổi [41] . Tại Hoa Kỳ tỷ lệ mắc đái tháo đường ở độ tuổi 45-64 tuổi là
16,2% trong khi ở những người 60-79 tuổi là 25,9% [40]. Kết quả nghiên cứu dịch
tễ học đột quỵ não ở khu vực Đông Á cho thấy tỷ lệ mắc đột quỵ não ở những
người trên 65 tuổi là 5080/100.000 người [38].
Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng đột quỵ não không xảy ra ngẫu
nhiên, có những yếu tố rủi ro xảy ra trước đột quỵ não trong nhiều năm, do đó có


2

kiến thức tốt về các yếu tố nguy cơ này là rất quan trọng để phòng ngừa. Thực tế là
80% các cơn đau tim và đột quỵ sớm được cho là có thể phịng ngừa được khi các

biện pháp phịng ngừa và hành động cần thiết được thực hiện [56].
Người bệnh khơng có kiến thức về các yếu tố nguy cơ của đột quỵ não ít
tham gia vào các thực hành phịng ngừa đột quỵ não như kiểm sốt huyết áp và thay
đổi mơ hình hành vi như cai thuốc lá và ăn chế độ ăn ít muối [62].
Bệnh viện Nội tiết Trung ương hàng năm tiếp nhận khám và điều trị cho
hàng nghìn lượt người bệnh đái tháo đường. Trong đó có những người bệnh mới
khám và người bệnh tái khám. Hiện nay tại bệnh viện tỷ lệ người bệnh là người cao
tuổi có xu hướng ngày càng gia tăng. Để tìm hiểu thực trạng và một số yếu tố liên
quan đến kiến thức về dự phòng đột quỵ não của người cao tuổi mắc bệnh đái tháo
đường type II, nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài:“Thực trạng kiến thức về dự
phòng đột quỵ não của người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường type II tại Bệnh
viện Nội tiết Trung Ương năm 2020”


3

MỤC TIÊU
1. Mô tả thực trạng kiến thức về dự phòng đột quỵ não của người cao tuổi
mắc bệnh đái tháo đường type II tại Bệnh viện Nội tiết Trung Ương năm 2020.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến kiến thức về dự phòng đột quỵ não
của người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường type II tại Bệnh viện Nội tiết Trung
Ương năm 2020.


4

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Đại cương về đột quỵ não
1.1.1. Định nghĩa

Theo Tổ chức Y tế Thế giới công bố năm 1976: “Đột quỵ não (ĐQN) là sự
xảy ra đột ngột các thiếu sót chức năng thần kinh, thường là khu trú hơn là lan tỏa,
tồn tại quá 24 giờ hoặc gây tử vong trong vòng 24h, các khám xét loại trừ nguyên
nhân do chấn thương” [5], [47]. Đây là bệnh lý rất thường gặp đặc biệt là các nước
phát triển và là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới,
nếu qua khỏi thì thường để lại di chứng nặng nề và là gánh nặng cho gia đình và
cho xã hội. Đột quỵ não gồm hai thể chính: Nhồi máu não và chảy máu não.
1.1.2. Các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ não
Nhóm các yếu tố không thể tác động thay đổi được
Lứa tuổi: Theo Tổ chức Y tế Thế giới, ĐQN có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi.
Tuổi càng cao nguy cơ ĐQN càng nhiều. Theo thống kê cho thấy, ở lứa 55 tuổi thì
cứ sau mỗi mười năm thì nguy cơ ĐQN lại tăng gấp đôi. Theo tác giả Hồ Hữu
Lương, ĐQN ở người dưới 50 tuổi là 28,7%; người trên 50 tuổi là 72,1% [17].
Giới: Nam giới bị ĐQN nhiều hơn nữ giới, theo một số nghiên cứu cho thấy
tỷ lệ nam giới/nữ giới là 1,5/1 [9]. Theo tiểu ban Đột quỵ của Hiệp hội Thần kinh
học các nước Đơng Nam Á, có 58% ĐQN gặp ở nam giới.
Chủng tộc: Người da đen có tỷ lệ mắc ĐQN cao nhất, sau đó đến người da
vàng và cuối cùng là người da trắng.
Di truyền: Tiền sử di truyền do bố mẹ, hay chị em bị ĐQN đều được chứng
minh làm tăng nguy cơ ĐQN.
Nhóm các yếu tố có thể tác động thay đổi được
Các yếu tố có thể tác động thay đổi được gồm: Tăng huyết áp, bệnh tim, đái
tháo đường, tăng cholesterol máu, thuốc lá, TIA, Migraine, thuốc tránh thai, nghiện
rượu, lạm dụng thuốc, ít vận động, béo phì...


5

Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất đối với
ĐQN, các nghiên cứu cho thấy tăng huyết áp là yếu tố nguy cơ độc lập, ổn định của

ĐQN. Theo Raph L, khi huyết áp tâm thu > 165/95mmHg khả năng bị ĐQN tăng từ
2,5 - 4 lần [59]. Các nghiên cứu đều thống nhất đều trị tăng huyết áp là ưu tiên hàng
đầu cho việc giảm tỷ lệ mắc ĐQN [22].
Bệnh tim mạch: Nguy cơ tiềm tàng gây tắc mạch não nguồn gốc do tim là
trên 40% trong các trường hợp ĐQN không xác định ở người trẻ tuổi. ĐQN liên
quan chặt chẽ với các bệnh tim có triệu chứng và khơng có triệu chứng [9].
Đái tháo đường (ĐTĐ): Những nghiên cứu gần đây cho thấy ĐTĐ là yếu tố
nguy cơ độc lập của ĐQN. Nghiên cứu Ishikawa R trên người có độ tuổi từ 30 - 60
cũng cho thấy rằng ĐTĐ type II làm tăng tỷ lệ mắc ĐQN 3 lần ở nam và 4 - 4,5 lần
ở nữ [48]. Thomas Jeerakathil (2007) còn khẳng định ĐTĐ làm tăng tỷ lệ mắc ĐQN
từ 2 - 6,5 lần, tăng tỷ lệ tử vong lên 2 lần [64].
Rối loạn lipit máu: Lipid trong huyết tương là nguồn dự trữ năng lượng của
cơ thể, tồn tại dưới dạng kết hợp với protein tạo thành các lipoprotein và chia 3 loại:
Lipoprotein trọng lượng phân tử thấp (LDL - C) chiếm 40 - 50% các loại
lipoprotein và tham gia vào cơ chế làm dày lớp áo trong của thành mạch máu.
Lipoprotein trọng lượng phân tử cao (HDL- C) chiếm tỷ lệ 17 - 23% các loại
lipoprotein có tác dụng bảo vệ thành mạch máu.
Triglycerid chiếm 8 - 12% các loại lipoprotein cũng tham gia vào làm dày
thành mạch máu.
Rối loạn Lipid máu là những biểu hiện bất thường về nồng độ của một hoặc
nhiều các thành phần trên [16]. Cholesterol LDL tăng 10% thì nguy cơ tim mạch
tăng lên 20% thông qua xơ vữa động mạch. Mức Cholesterol HDL thấp có mối
quan hệ có ý nghĩa và độc lập với sự gia tăng tỷ lệ mới mắc ĐQN và nhồi máu não.
Khi Cholesterol máu < 160mg/dl thì có liên quan đến sự gia tăng chảy máu não.
Nghiên cứu của Ishikawa R cũng cho thấy tăng Cholesterol LDL là yếu tố nguy cơ
gây nhồi máu não [48].
Hút thuốc lá: Hút thuốc lá được cho là yếu tố nguy cơ đáng kể, độc lập và


6


liên quan đến 50% yếu tố nguy cơ tăng ĐQN ở cả nam và nữ ở tất cả các độ
tuổi [48].
Hẹp động mạch cảnh không triệu chứng: Là yếu tố nguy cơ có thể can
thiệp được của ĐQN theo Raph L. Sacco (2004). Những người bệnh có hẹp lịng
động mạch < 75%, tỷ lệ mắc tai biến mạch máu não tăng mỗi năm 1,3%, nếu hẹp
lòng động mạch > 75%, tỷ lệ này là 3,3% [59].
Béo phì: Béo phì và thừa cân được xác định là sự tích lũy mỡ bất thường
hoặc quá mức làm tổn hại đến sức khỏe (WHO - 1989). Mối liên hệ giữa béo phì và
ĐQN thường kết hợp với các yếu tố khác như tăng huyết áp, ĐTĐ, tăng Cholesterol
máu..... Phân loại béo phì và thừa cân dựa vào chỉ số BMI.
Uống rượu: Những trường hợp nghiện rượu nặng hay đi kèm với nghiện
thuốc lá nặng sẽ dẫn đến tăng Hematocrit máu. Rượu và hút thuốc làm tăng
Hematocrit và độ quánh của máu và sự giảm quá trình hình thành cục nghẽn mạch
trong thời gian ngừng uống rượu. Rối loạn nhịp tim đặc biệt là rung nhĩ xảy ra ở
những người uống rượu quá liều tạo ra hiện tượng gọi là “trái tim ngày nghỉ” [7].
1.1.3. Các dấu hiệu đột quỵ não
Dấu hiệu khởi phát [5]
Đột ngột tê, yếu mặt, tay hoặc chân, nhất là một bên người
Đột ngột lú lẫn, nói khó, khó hiểu lời
Đột ngột rối loạn nhìn một hoặc 2 mắt
Đột ngột khó đi, chóng mặt, mất thăng bằng và mất phối hợp
Đột ngột nhức đầu dữ dội
Rối loạn ý thức, trí nhớ
Co giật cục bộ
Liệt, rối loạn cảm giác nửa người, mặt
Hội chứng tiểu não, hội chứng tiền đình trung ương
Rối loạn lời nói, rối loạn thị giác
Liệt dây thần kinh sọ
Hội chứng màng não



7

Dấu hiệu cận lâm sàng [5]
Số lượng tế bào thần kinh ước lượng bị mất trong đột quỵ thiếu máu não trên
đều do tổn thương mạch máu rất lớn.
Bảng 1.1: Số lượng tế bào thần kinh ước lượng bị mất
trong đột quỵ thiếu máu não
Thời gian đột

TBTK

quỵ

chết

Synap mất

Sợi có myelin

Gia tăng lão

mất

hoá

Một lần đột quỵ

1,2 tỉ


8,3 tỉ tỉ

7140km/4470dặm

36 năm

Một giờ

120 triệu

830 tỉ

714km/447 dặm

3,6 năm

Một phút

19 triệu

14 tỉ

12km/ 7,5 dặm

3,1 tuần

Một giây

32000


230 triệu

200m/ 218 yard

8,7 h

Nguồn: Nguyễn Văn Chi (2016) [5]
1.1.4. Cách xử trí khi người bệnh bị đột quỵ não
Nhanh chóng chuyển người bệnh đến bệnh viện.
Vận chuyển nhanh bằng xe cấp cứu hoặc phương tiện an toàn.
Các liệu pháp điều trị ngay trên xe cấp cứu [5].
1.1.5. Hành vi dự phịng đột quỵ não
Bệnh ĐQN có thể điều trị dự phòng được khi chúng ta thay đổi lối sống tĩnh
tại ít vận động bằng cách tập thể dục, vận động thường xuyên làm giảm các yếu tố
nguy cơ gây vữa xơ động mạch, giảm tỷ lệ tăng huyết áp, giảm cân nặng chống béo
phì, tăng cholesterol có lợi (HDL-C), giảm cholesterol có hại (LDL- C), do đó làm
giảm các yếu tố nguy cơ của ĐQN. Đồng thời, cần lưu tâm đến các vấn đề sau:
Kiểm sốt huyết áp.
Có ý thức với mạch khơng đều (rung nhĩ), có thể là ngun nhân xảy ra đột
quỵ khác nữa.
Khơng hút thuốc.
Kiểm sốt đường máu nếu có ĐTĐ.


8

Ăn thức ăn có hàm lượng chất béo thấp.
Hạn chế uống rượu.
Tập luyện thường xuyên.

Giữ trọng lượng cơ thể trong giới hạn.
Không ăn quá mặn.
Nếu dùng thuốc tránh thai, cần thông báo với bác sĩ để theo dõi [11].
1.2. Bệnh đái tháo đường type II
1.2.1. Định nghĩa đái tháo đường
Theo Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ: “Đái tháo đường là một nhóm các bệnh chuyển
hố có đặc điểm là tăng glucose máu, hậu quả của sự thiếu hụt bài tiết insulin,
khiếm khuyết trong hoạt động của insulin hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính
thường kết hợp với sự huỷ hoại, sự rối loạn chức năng và sự suy yếu chức năng của
nhiều cơ quan đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu”[28]. Phân loại
ĐTĐ gồm ĐTĐ type I, ĐTĐ type II, ĐTĐ thai kỳ, thể bệnh chuyên biệt của đái
tháo đường.
1.2.2. Đái tháo đường type II:
ĐTĐ type II trước kia được gọi là ĐTĐ của người lớn tuổi hay ĐTĐ không
phụ thuộc insulin, chiếm 90-95% các trường hợp ĐTĐ. Thể bệnh này bao gồm
những người có thiếu insulin tương đối cùng với đề kháng insulin [21], [28].
1.2.2.1. Nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh
Nguyên nhân
Đặc điểm lớn nhất trong sinh lý bệnh của ĐTĐ type II là có sự tương tác
giữa yếu tố gen và yếu tố môi trường.
a) Yếu tố di truyền.
b) Yếu tố môi trường: Đây là nhóm các yếu tố có thể can thiệp để làm giảm
tỷ lệ mắc bệnh. Các yếu tố đó là:


9

Sự thay đổi lối sống: như giảm các hoạt động thể lực; thay đổi chế độ ăn
uống theo hướng tăng tinh, giảm chất xơ gây dư thừa năng lượng.
Chất lượng thực phẩm.

Các stress.
c) Tuổi thọ ngày càng tăng, nguy cơ mắc bệnh càng cao: Đây là yếu tố không
thể can thiệp được.
Cơ chế bệnh sinh
Suy giảm chức năng tế bào beta và kháng insulin
a) Tình trạng thừa cân, béo phì, ít hoạt động thể lực, là những đặc điểm
thường thấy ở người ĐTĐ type II có kháng insulin. Tăng insulin máu, kháng insulin
còn gặp ở người tiền ĐTĐ, tăng huyết áp vơ căn, người mắc hội chứng chuyển hóa.
b) Người ĐTĐ type II bên cạnh kháng insulin cịn có thiếu insulin – đặc biệt
khi lượng glucose huyết tương khi đói trên 10,0 mmol/L [1].
1.2.2.2. Chẩn đoán
Chẩn đoán sớm bệnh ĐTĐ type II: Đối tượng có yếu tố nguy cơ để sàng lọc
bệnh ĐTĐ type II: Tuổi ≥ 45 và có một trong các yếu tố nguy cơ sau đây:
BMI ≥ 23(theo IDF, 2005)
Huyết áp trên 130/85 mmHg
Trong gia đình có người mắc bệnh ĐTĐ ở thế hệ cận kề (bố, mẹ, anh, chị em
ruột, con ruột bị mắc bệnh đái tháo đường type II).
Tiền sử được chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa, tiền ĐTĐ (suy giảm
dung nạp đường huyết lúc đói, rối loạn dung nạp glucose).
Phụ nữ có tiền sử thai sản đặc biệt (ĐTĐ thai kỳ, sinh con to – nặng trên
3600 gam, sảy thai tự nhiên nhiều lần, thai chết lưu).
Người có rối loạn Lipid máu; đặc biệt khi HDL-C dưới 0,9 mmol/L và
Triglycerid trên 2,2 mmol/l [1].


10

1.2.2.3. Biến chứng
Bảng 1.2: Bảng giá trị các chỉ số lâm sàng, cận lâm sàng
Chỉ số


Đơn vị

Tốt

Chấp nhận

Kém

mmol/l

4,4 – 6,1

6,2 – 7,0

> 7,0

4,4 – 7,8

7,8 ≤ 10,0

> 10,0

Glucose máu
– Lúc đói
– Sau ăn
HbA1C

%


≤ 6,5

> 6,5 đến ≤ 7,5

> 7,5

Huyết áp

mmHg

≤ 130/80*

130/80 – 140/90

> 140/90

BMI

kg/(m)2

18,5 – 23

18,5 – 23

≥ 23

Cholesterol TP

mmol/l


< 4,5

4,5 – ≤ 5,2

≥ 5,3

HDL-C

mmol/l

> 1,1

≥ 0,9

< 0,9

Triglycerid

mmol/l

1,5

1,5 – ≤ 2,2

> 2,2

LDL-C

mmol/l


< 2,5**

2,5 – 3,4

≥ 3,4

Non-HDL

mmol/l

3,4

3,4 – 4,1

> 4,1

Nguồn: Bộ Y Tế (2011) [1]
Đặc điểm các biến chứng của bệnh ĐTĐ type II là gắn liền với quá trình phát
sinh và phát triển của bệnh. Nên ngay tại thời điểm phát hiện bệnh trên lâm sàng,
người thầy thuốc đã phải tìm các biến chứng của bệnh. Về phân loại biến chứng, có
thể phân ra các biến chứng cấp tính, mạn tính [1].
1.2.2.4. Mục tiêu điều trị
Người có biến chứng thận- từ mức có microalbumin niệu HA ≤ 125/75.
Người có tổn thương tim mạch LDL-C nên dưới 1,7 mmol/l (dưới 70 mg/dl).
1.3. Phòng ngừa biến chứng đái tháo đường
Để phòng ngừa biến chứng của bệnh đái tháo đường: Người bệnh phải
tuân thủ phác đồ điều trị bệnh ĐTĐ:
Đối với ĐTĐ type II cần [1]



11

Thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập. Đây là bộ ba phương pháp
điều trị bệnh ĐTĐ. Giảm cân nếu thừa cân.
Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì
số đo huyết áp hợp lý, phòng và chống các rối loạn đông máu.
Khi cần phải dùng insulin (như trong các đợt cấp của bệnh mạn tính, bệnh
nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, ung thư, phẫu thuật).
Đối với bệnh ĐTĐ type I cần
Chế độ ăn phù hợp: đủ chất đạm, chất béo, đường, vitamin, muối khoáng và
nước với khối lượng hợp lí.
Tập thể dục đều đặn: 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.
Kiểm soát đường huyết: đối với type I thì kiểm sốt bằng insulin ngoại sinh
là chủ yếu. Dùng theo phác đồ, tuân thủ giờ tiêm và liều lượng tránh bị tụt đường
huyết. Các loại insulin gồm có: insulin thường (tác dụng rất nhanh và nhanh, insulin
Lispro, Actrapid..), insulin bán chậm (NPH, Lente..), insulin chậm (ultralente..),
insulin hỗn hợp (Mixtard..), insulin nền (Lantus).
Kiểm soát huyết áp: ưu tiên ức chế men chuyển/ức chế thụ thể khi có biến
chứng thận (captopril, ibesartan, losartan..).
Để phòng ngừa biến chứng đột quỵ não của bệnh đái tháo đường: Người
bệnh phải tuân thủ phác đồ điều trị của ĐTĐ đường kết hợp tuân thủ các biện pháp
phòng ngừa ĐQN.
1.4. Đột quỵ não ở người cao tuổi mắc bệnh đái tháo đường type II
1.4.1. Người cao tuổi (NCT)
Theo Luật Người cao tuổi Việt Nam năm 2009 quy định: “Người cao tuổi
được quy định là công dân Việt Nam đủ 60 tuổi trở lên” [20] . Một số nước phát
triển quy định người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên.
Già hóa dân số là một hiện tượng mang tính tồn cầu, xảy ra ở mọi quốc gia
và ảnh hưởng đến mọi quốc gia, dân tộc. Mặc dù NCT đều tăng ở tất cả các nơi trên
thế giới, nhưng tốc độ phát triển nhanh nhất lại diễn ra ở các nước đang phát triển.



12

Trung bình mỗi năm, dân số NCT trên thế giới có thêm 29 triệu người, trên 80% số
này ở các nước đang phát triển. Như một kết quả tất yếu, tỷ lệ dân số NCT sống ở
các nước đang phát triển năm 2010 là 65% sẽ tăng lên 80% vào năm 2050 [65].
Cũng như nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đang ở giai đoạn sau của
thời kỳ quá độ dân số chuyển đổi từ một nước có mức độ sinh và mức độ chết cao
sang một nước có mức độ sinh và mức độ tử vong thấp và điều đó đã làm thay đổi
đáng kể cấu trúc tuổi và giới tính của dân số Việt Nam. Kết quả là tỷ lệ NCT gia
tăng một cách nhanh chóng [2].
1.4.2. Đái tháo đường type II ở người cao tuổi
Mức độ của bệnh đái tháo đường type II không được điều trị tăng theo tuổi,
dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh cao hơn đáng kể ở người lớn tuổi [46]. Ở Trung Quốc, tỷ
lệ mắc bệnh ĐTĐ ở nhóm trên 70 tuổi gần gấp đôi so với những người ở độ tuổi
50-59 [71].
Theo Caspersen ĐTĐ được chẩn đốn và/hoặc khơng được chẩn đoán ảnh
hưởng đến 10,9 triệu người Mỹ từ 65 tuổi trở lên và con số này được dự đoán sẽ đạt
26,7 triệu vào năm 2050, nghĩa là 55% trong tất cả các trường hợp, trong 8 đến 10
người già có một số dạng rối loạn đường huyết theo các xét nghiệm khác nhau [36].
Bệnh ĐTĐ ảnh hưởng đến khoảng 25% dân số ≥65 tuổi và tỷ lệ đó đang gia
tăng nhanh chóng [52].
Bệnh ĐTĐ type II là một bệnh mãn tính chính trên tồn thế giới. Cứ 4
người trên 65 tuổi có 1 người được chẩn đốn mắc bệnh ĐTĐ type II và 50% khác
bị tiền ĐTĐ, khiến họ có nguy cơ cao hơn phát triển bệnh ĐTĐ trong tương lai. Lão
hóa được coi là một yếu tố nguy cơ chính của bệnh ĐTĐ [29]. ĐTĐ type II chiếm
90-95% các trường hợp ĐTĐ [21].
1.4.3. Đột quỵ não ở người bệnh đái tháo đường type II
Bệnh ĐTĐ và ĐQN do thiếu máu cục bộ là bệnh phổ biến thường xuyên

xảy ra với nhau. Bệnh ĐTĐ là một yếu tố nguy cơ quan trọng đối với ĐQN do thiếu
máu cục bộ và mối liên quan giữa hai điều kiện này đã được phân tích bởi một số


13

nghiên cứu. Trước đây nghiên cứu Kannel WB cho thấy tỷ lệ thiếu máu cục bộ gấp
2,5 lần ĐQN ở nam giới bị ĐTĐ và ĐQN gấp 3,6 lần ở phụ nữ với bệnh ĐTĐ [50].
Một nghiên cứu tại Ý, tỷ lệ ĐQN trong nhóm người bệnh ĐTĐ type II cao gấp 2-3
lần quan sát trong các quần thể không có bệnh ĐTĐ [43]. Nghiên cứu ĐQN tại
Trung Quốc cho thấy bệnh ĐTĐ là một trong những bệnh yếu tố nguy cơ quan
trọng đối với ĐQN do thiếu máu cục bộ, đặc biệt ở những người bệnh trên 65 tuổi
[51]. Hơn nữa, một số tác giả phát hiện ra rằng bệnh ĐTĐ liên quan đến nguy cơ
vượt quá hai lần đối với bệnh tim mạch vành, các loại ĐQN lớn. Bệnh ĐTĐ nguy
cơ ĐQN khoảng 12%. Nguy cơ ĐQN liên quan đến bệnh ĐTĐ được đánh giá chủ
yếu ở những người mắc bệnh ĐTĐ type II, bởi vì trong nhóm tuổi diễn ra hầu hết
các cơn ĐQN, bệnh ĐTĐ type II là phổ biến hơn bệnh tiểu ĐTĐ type I [61]. Kết
quả của tất cả các nghiên cứu này xác nhận rằng các đối tượng có ĐTĐ có nguy cơ
ĐQN do thiếu máu cục bộ cao gấp đôi so với những người không bị ĐTĐ.
1.5. Một số yếu tố liên quan đến kiến thức về dự phòng đột quỵ não
Giới tính: Theo nghiên cứu của Jobert Richie Nanseu (2015), giới tính nam
có liên quan đến mức độ hiểu biết thấp hơn về đột quỵ não (p<0,05) [55]. Tuy nhiên
trong một số nghiên cứu khác chỉ ra rằng: Nhận thức về các yếu tố nguy cơ ĐQN
giữa 2 giới khơng có sự khác biệt với p>0,05 [27]. Giới tính khơng có mối liên quan
đến kiến thức bệnh ĐQN (p=0,672) [53].
Tuổi: Có sự khác biệt về nhận thức các yếu tố nguy cơ ĐQN giữa các nhóm
tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với (P<0,05), có sự khác biệt nhận thức
về dấu hiệu cảnh báo ĐQN giữa các nhóm tuổi (p<0,05) [27]. Độ tuổi trẻ hơn
(< 45 tuổi) có liên quan đến mức độ hiểu biết thấp hơn về ĐQN [55].
Trình độ văn hóa: Những người tham gia có trình độ văn hóa từ tiểu học trở

xuống có nhận thức không đạt về yếu tố nguy cơ ĐQN cao hơn nhiều so với người
có trình độ văn hóa từ trung học trở lên, sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê với
p<0,05. Nhận thức về dấu hiệu cảnh báo ĐQN giữa nhóm người tham gia có trình
độ văn hóa từ tiểu học và nhóm người có trình độ văn hóa từ trung học trở lên là
khác nhau, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [27]. Trình độ giáo dục là


14

yếu tố có mối liên quan đến kiến thức ĐQN [33]. Những người có trình độ học vấn
cao hơn có kiến thức về phòng ĐQN hơn (p<0,05) [55].
Người trải nghiệm chăm sóc người ĐQN: Có sự khác biệt nhận thức về yếu
tố nguy cơ ĐQN giữa người có trải nghiêm chăm sóc người bệnh ĐQN so với
người chưa có trải nghiệm chăm sóc bệnh này, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với
p<0,05. Nhận thức về dấu hiệu cảnh báo ĐQN khơng đạt ở nhóm người khơng có
trải nghiệm ĐQN khác với nhóm người có trải nghiệm bệnh (p<0,05) [27]. Kinh
nghiệm trước đây về giáo dục ĐQN có liên quan đến mức độ hiểu biết thấp hơn về
ĐQN [55].
Nghề nghiệp: Người tham gia có nghề nghiệp làm ruộng có nhận thức về dấu
hiệu cảnh báo ĐQN không đạt cao hơn những người ở nhóm nghề khác, sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,05 [27]. Tuổi có mối liên quan đến kiến thức bệnh
ĐQN, nông thôn thấp hơn so với thành thị (p=0,03). Tuổi càng cao kiến thức về
bệnh càng cao trong các nhóm tuổi < 44 tuổi và > 44 tuổi [53].
Nơi ở: Nơi cư trú có mối liên quan đến kiến thức bệnh ĐQN, nông thôn thấp
hơn so với thành thị (p=0,038) [53].
Người bệnh tăng huyết áp: Người bệnh tăng huyết áp có kiến thức về ĐQN
cao hơn so với người bệnh chưa mắc bệnh tăng huyết áp (p<0,05) [55].
Những người mắc bệnh tim mạch: Những người mắc bệnh tim mạch có kiến
thức ĐQN cao hơn với người bệnh không mắc bệnh tim mạch (p<0,05) [55].
Những người có kinh nghiệm về ĐQN: Kinh nghiệm ĐQN trước đây là yếu

tố có mối liên quan đến về kiến thức ĐQN [33].
Như vậy có nhiều yếu tố liên quan đến kiến thức về bệnh ĐQN. Tuy nhiên,
vì thời gian thực hiện nghiên cứu có giới hạn nên trong nghiên cứu này nhóm
nghiên cứu chỉ tiến hành tìm hiểu một số yếu tố liên quan: Tuổi, giới tính, trình độ
văn hóa, nghề nghiệp, nguồn thơng tin người bệnh nhận được, tiền sử gia đình có
người mắc ĐQN.


×