Tải bản đầy đủ (.pdf) (50 trang)

Thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh điện biên năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (862.95 KB, 50 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

ĐẶNG THỊ MỸ DUYÊN

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2020

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Nam Định - 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

ĐẶNG THỊ MỸ DUYÊN

THỰC TRẠNG TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN
ĐA KHOA TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2020
Ngành : Điều dưỡng
Mã số : 7720301

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Giảng viên hướng dẫn : Th.S Nguyễn Hải Lâm

Nam Định - 2020



i
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt q trình học tập và hồn thành khóa luận này, em đã nhận được
sự giúp đỡ tận tình của Q thầy cơ trường Đại học Điều dưỡng Nam Định cùng
các anh chị điều dưỡng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên.
Em xin được gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, phòng Đào tạo Đại học, và
Khoa Điều dưỡng – Hộ sinh đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian
làm khóa luận tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn thầy – Th.S Nguyễn Hải Lâm( giảng viên Bộ môn
Quản lý và Nghiên cứu Điều Dưỡng), người đã hướng dẫn cho em trong suốt thời
gian làm khóa luận. Mặc dù thầy bận nhiều công việc nhưng không ngần ngại chỉ
dẫn, định hướng cho em để em hồn thành tốt khóa luận này.
Xin cảm ơn Ban Giám đốc, phòng Điều dưỡng và tất cả các anh chị nhân
viên y tế tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên đã giúp đỡ em trong quá trình điều
tra số liệu.
Xin cảm ơn những NB đã nhiệt tình hợp tác, giúp em có những dữ liệu q
báu để hồn thành khóa luận này.
Tuy nhiên vì kiến thức chun mơn cịn hạn chế và bản thân cịn thiếu nhiều
kinh nghiệm thực tiễn nên khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong
nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của q thầy cơ để khóa luận này được hoàn
thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Điện Biên, ngày tháng

năm 2020

Sinh viên

Đặng Thị Mỹ Duyên



ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả trong nghiên cứu này là tơi tự tìm hiểu, phân tích
một cách trung thực, phù hợp với thực tiễn của Việt Nam và chưa từng được cơng
bố trong bất kì nghiên cứu nào trước đây.
Nếu sai tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Điện Biên, ngày

tháng

năm 2020

Sinh viên

Đặng Thị Mỹ Duyên


iii
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH....................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..................................................... 3
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 3

1.1.1. Định nghĩa bệnh đái tháo đường .............................................................. 3
1.1.2. Chẩn đoán bệnh ĐTĐ .............................................................................. 3
1.1.3. Phân loại đái tháo đường.......................................................................... 4
1.1.4. Điều trị đái tháo đường type 2.................................................................. 4
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..................................................................................... 6
1.2.1. Trên thế giới: ........................................................................................... 6
1.2.2. Ở Việt Nam ............................................................................................. 9
Chương 2: LIÊN HỆ THỰC TIỄN ........................................................................ 12
2.1. Thực trạng tuân thủ điều trị của NB ĐTĐ type 2 ngoại trú tại Bệnh viện Đa
khoa tỉnh Điện Biên . .......................................................................................... 12
2.1.1. Thông tin về địa điểm nghiên cứu .......................................................... 12
2.1.2. Cách thức và phương pháp để tiến hành nghiên cứu ‘‘Thực trạng tuân thủ
điều trị của NB ĐTĐ type 2 ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên
năm 2020” ....................................................................................................... 13
2.1.3. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá ........................................ 14
2.1.4. Kết quả nghiên cứu ................................................................................ 19
2.1.5. Thực hành về tuân thủ điều trị của ĐTNC .............................................. 22
2.2. Các ưu, nhược điểm của hoạt động đang nghiên cứu ................................... 27
2.2.1. Ưu điểm: ................................................................................................ 27


iv
2.2.2. Nhược điểm: .......................................................................................... 27
2.3. Nguyên nhân của các việc đã thực hiện được và chưa thực hiện được.......... 27
2.3.1. Nguyên nhân của các việc đã thực hiện được ......................................... 27
2.3.2. Nguyên nhân của các việc chưa thực hiện được ..................................... 27
Chương 3: KHUYẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP KHẢ THI ........... 29
3.1. Đối với cán bộ y tế tại phòng khám.............................................................. 29
3.2. Đối với các nhà hoạch định chính sách ........................................................ 29
3.3. Đối với các nhà khoa học ............................................................................. 29

Chương 4: KẾT LUẬN ......................................................................................... 30
4.1. Thực trạng tuân thủ điều trị của ĐTNC. ....................................................... 30
4.1.1 Thực trạng kiến thức về bệnh ĐTĐ. ........................................................ 30
4.1.2 Thực trạng thực hành về tuân thủ điều trị của đối tượng nghiện cứu. ...... 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phụ lục 1: GIẤY ĐỒNG Ý THAM GIA TRẢ LỜI NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG
TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐIỆN BIÊN NĂM 2020
Phụ lục 2: PHIẾU PHỎNG VẤN


v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADA (American Diabetes Association)

Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ

IDF (International Diabetes Federation)

Hiệp hội ĐTĐ quốc tế

WHO (World Health Organization)

Tổ chức y tế thế giới

ĐTĐ

Đái tháo đường


ĐTNC

Đối tượng nghiên cứu

NB

Người bệnh


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng1.2: Các chỉ số cần kiểm soát của ĐTĐ type 2 ................................................. 5
Bảng 1.1: Thống kê của IDF về số người mắc ĐTĐ năm 2015 và dự đoán đến năm
2040 tại các khu vực trên thế giới. ............................................................ 6
Bảng 2.1 Thông tin chung về ĐTNC ..................................................................... 19
Bảng 2.2 Đặc điểm về tiền sử mắc bệnh của ĐTNC .............................................. 20
Bảng 2.3: Kiến thức của ĐTNC về bệnh ĐTĐ type 2 ............................................ 21
Bảng 2.4: Tuân thủ dinh dưỡng của đối tuợng nghiên cứu. .................................... 22
Bảng 2.5: Tuân thủ hoạt động thể lực của ĐTNC. ................................................. 23
Bảng 2.6 Tuân thủ dùng thuốc của ĐTNC ............................................................. 23
Bảng 2.7 Tuân thủ kiểm tra đường huyết tại nhà tại nhà và tái khám định kì của
ĐTNC. .................................................................................................... 24
Bảng 2.8. Lý do NB khơng tuân thủ điều trị .......................................................... 25


vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH
Biểu đồ 1: Tuân thủ dùng thuốc của ĐTNC ........................................................... 24
Biểu đồ 2: Đánh giá mức độ tuân thủ từng biện pháp của ĐTNC ........................... 26
Biểu đồ 3: Mức độ tuân thủ điều trị của ĐTNC. .................................................... 26

Hình 1: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên ............................................................ 12
Hình 2: Bác sĩ đang khám cho NB tiểu đường type 2 đến khám định kì................. 12


1
ĐẶT VẤN ĐỀ
ĐTĐ (ĐTĐ) là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng lượng
glucose máu do khiếm khuyết tiết insuline, khiếm khuyết hoạt động insuline, hoặc
cả hai. [25].
Theo tổ chức Y tế Thế giới: "Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh nội tiết và các
rối loạn chuyển hóa, điển hình là bệnh ĐTĐ". ĐTĐ đang có tốc độ gia tăng nhanh
chóng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Đây cũng là căn bệnh
được các chuyên gia coi là “Đại dịch toàn cầu thế kỉ 21”.[2]
Theo Liên đoàn ĐTĐ Thế giới (IDF), trong năm 2017 cứ 11 người trưởng
thành (20-79 tuổi) lại có 1 người bị ĐTĐ (tiểu đường) tương đương 425 triệu người.
Tăng khoảng 10 triệu người trong năm 2015. Đến năm 2019 IDF công bố 463 triệu
người trưởng thành hiện đang sống chung với bệnh tiểu đường, 1/5 người mắc ĐTĐ
trên 65 tuổi(136 triệu người) . Ước tính đến năm 2045 sẽ có gần 700 triệu người
mắc bệnh tiểu đường.[18]
Tại Việt Nam theo thống kê trong 10 năm của Bệnh viện Nội tiết Trung ương : số
người bệnh (NB) mắc ĐTĐ ở nước ta tăng 211% từ 2,7 % dân số năm 2002 lên
5,7 % dân số năm 2012, Việt Nam nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng NB ĐTĐ
cao nhất thế giới [1].
ĐTĐ type 2 là bệnh mạn tính nên NB phải điều trị hàng ngày trong suốt cuộc
sống của họ. Việc tuân thủ chế độ điều trị của NB có ý nghĩa sống cịn tới hiệu quả
điều trị. Các nghiên cứu cho thấy tỷ lệ NB không tuân thủ điều trị của bác sĩ ngày
một tăng lên đáng kể. Nếu họ không thể tiếp tục tuân thủ điều trị, hậu quả chính
giảm kiểm sốt đường huyết, dẫn đến các biến chứng của bệnh ĐTĐ, bao gồm cả vi
mạch máu và bệnh mạch máu lớn và thay đổi chuyển hóa lipid, các biến chứng
nghiêm trọng như tổn thương mắt, thận, thần kinh, loét chân dẫn đến cắt cụt chi,

nhiễm trùng, vv.. chi phí dịch vụ y tế tăng lên điều này không chỉ ảnh hưởng trực
tiếp tới NB mà cịn trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội[17].
Trên thế giới nghiên cứu về tuân thủ điều trị của NB ĐTĐ type 2 khơng cịn là
vấn đề mới. Nghiên cứu của Sontakke và cộng sự năm 2015 [22] cho thấy 70% NB


2
khơng tn thủ lịch trình dùng thuốc. Khơng dùng đủ tất cả các loại thuốc (58,66%),
không dùng đúng liều lượng quy định của thuốc (34%), tự ý dùng thêm thuốc khi
khơng có chỉ định của bác sĩ (30%) và khơng dùng thuốc đúng thời gian yêu cầu
(25,33%). Không nhận biết được tác dụng của từng loại thuốc (55,66%), không
nhớ dùng thuốc (50.66%).
Tại Việt Nam những năm gần đây cũng đã có một số nghiên cứu về tuân thủ
điều trị của NB ĐTĐ type 2 như nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Thoa năm 2015
cho thấy có 20% đối tượng nghiên cứu ( ĐTNC) tuân thủ điều trị chung. Tỷ lệ NB
tuân thủ đúng theo khuyến cáo các chế độ: dinh dưỡng là 24,2%, hoạt động
thể lực là 54,7%, dùng thuốc là 58,9%, kiểm soát đường huyết là 16,8% và tái khám
định kỳ là 97,4%[10]. Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Tiễu Thảo cho thấy việc
tuân thủ: dùng thuốc có 88%, kiểm tra đường huyết có 78%, khám sức khỏe định kỳ
có 92%.[9]
Các kết quả này cho thấy việc tuân thủ điều trị của NB đang là vấn đề mang
tính thời sự. Cần thiết phải thực hiện thêm các nghiên cứu khác nghiên cứu toàn
diện về tuân thủ điều trị của NB để cung cấp bằng chứng cho các can thiệp nhằm
nâng cao hiệu quả điều trị và chất lượng cuộc sống cho NB ĐTĐ type 2.
Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên đang điều trị một số lượng lớn
bệnh nhân ĐTĐ type 2 và ngày càng gia tăng. Vậy thực trạng tuân thủ điều trị của
bệnh nhân ĐTĐ type 2 ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên hiện nay như
thế nào? Để tìm câu trả lời cho câu hỏi trên, tôi thực hiện khóa luận: “Thực trạng
tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2 ngoại trú tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2020” với mục tiêu :

MỤC TIÊU
Mô tả thực trạng tuân thủ điều trị của người bệnh đái tháo đường type 2
ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2020.


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Định nghĩa bệnh đái tháo đường
Đái tháo đường là một nhóm các bệnh lý chuyển hóa đặc trưng bởi tăng
lượng glucose máu do khiếm khuyết tiết insuline, khiếm khuyết hoạt động insuline,
hoặc cả hai. Tăng glucose máu mạn tính trong đái tháo đường gây tổn thương, rối
loạn chức năng hay suy nhiều cơ quan, đặc biệt là mắt, thận, thần kinh, tim và mạch
máu [25].
1.1.2. Chẩn đoán bệnh ĐTĐ
Dựa vào tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường của WHO và IDF năm
2012[19], dựa vào một trong các tiêu chí:
- Mức glucose huyết tương lúc đói ≥7,0mmol/l (≥126mg/dl).
- Mức glucose huyết tương ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl) ở thời điểm 2 giờ sau
nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống.
- HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol theo Liên đoàn Sinh hóa Lâm sàng Quốc tếIFCC). Hoặc:
- Có các triệu chứng của đái tháo đường (lâm sàng); mức glucose huyết
tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l (200mg/dl).
Khái niệm về HbA1c:
Hemoglobin (Hb) là một trong những thành phần cấu tạo nên tế bào hồng
cầu của máu, có vai trị vận chuyển oxy trong máu. Bình thường ln ln có sự
gắn kết của đường trong máu với Hb của hồng cầu.
HbA1c chiếm phần lớn ở người lớn, nó đại diện cho tình trạng gắn kết của
đường trên Hb hồng cầu. Sự hình thành HbA1c xảy ra chậm 0,05% trong ngày, và

tồn tại suốt trong đời sống hồng cầu 120 ngày, thay đổi sớm nhất trong vịng 4 tuần
lễ. Do đó xét nghiệm HbA1c cho biết tình trạng kiểm sốt glucose máu trong 12
tuần gần nhất. NB chỉ cần thay đổi chế độ ăn trong một vài ngày đã có thể giảm


4
glucose máu, nhưng HbA1c chỉ giảm khi họ tuân thủ chế độ điều trị trong cả quá
trình 12 tuần[12]. HbA1c thường diễn đạt bằng tỷ lệ %. Nồng độ HbA1c khoảng 57% trên NB đái tháo đường cho biết NB đã được ổn định glucose máu tốt trong 12
tuần trước. Nếu HbA1c>7.5% glucose máu NB khơng được kiểm sốt tốt [15]
1.1.3. Phân loại đái tháo đường
Theo khuyến cáo của WHO năm 2003[24]
Bệnh ĐTĐ type 1 chiếm 5-10% của tất cả các trường hợp được chẩn đoán
mắc bệnh ĐTĐ.. Nhiễm ceton acid là một nguyên nhân quan trọng gây tử vong ở
người bị bệnh ĐTĐ loại này. NB nhiễm ceton acid thường phải nằm viện điều trị,
và trong hầu hết các trường hợp nguyên nhân là do không tuân thủ điều trị insulin.
Bệnh ĐTĐ type 2 chiếm khoảng 90% của tất cả các trường hợp chẩn đốn
của bệnh. Nó thường gắn liền với tình trạng thừa cân và kháng insulin. Đối với NB
ĐTĐ type 2, kiểm soát trọng lượng, chế độ ăn uống và hoạt động thể chất, là nền
tảng của việc điều trị. Tuy nhiên, chức năng của tế bào beta tuyến tụy giảm theo
thời gian, rất nhiều NB cuối cùng phải điều trị bằng thuốc uống hoặc insulin
ngoại sinh.
ĐTĐ thời kỳ thai nghén phát triển chiếm 2-5% của tất cả các lần mang thai,
nhưng biến mất sau khi sinh. Yếu tố nguy cơ bao gồm chủng tộc / dân tộc và tiền sử
gia đình của bệnh ĐTĐ và béo phì.
Một số dạng khác là kết quả của hội chứng di truyền cụ thể, phẫu thuật,
thuốc, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng và bệnh tật khác, và chiếm 1-2% của tất cả các
trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ.
Trong nghiên cứu này chúng tôi tập trung nghiên cứu vào đối tượng NB mắc
ĐTĐ type 2.
1.1.4. Điều trị đái tháo đường type 2

* Mục đích: [4]
– Duy trì được lượng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn gần như mức độ
sinh lý, đạt được mức HbA1c lý tưởng, nhằm giảm các biến chứng có ảnh hưởng,
giảm tỷ lệ tử vong do ĐTĐ.


5
– Giảm cân nặng (với người thừa cân, béo phì) hoặc duy trì cân nặng hợp lý.
* Nguyên tắc:
– Thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập. Đây là bộ ba phương pháp
điều trị bệnh đái tháo đường.
– Phải phối hợp điều trị hạ glucose máu, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì số
đo huyết áp hợp lý, phịng, chống các rối loạn đơng máu.
– Khi cần phải dùng insulin (như trong các đợt cấp của bệnh mạn tính, bệnh
nhiễm trùng, nhồi máu cơ tim, ung thư, phẫu thuật).
* Mục tiêu điều trị. [4]
Bảng1.2: Các chỉ số cần kiểm soát của ĐTĐ type 2
Chỉ số

Đơn vị

Tốt

Chấp nhận

Kém

mmol/l

4,4 – 6,1


6,2 – 7,0

> 7,0

4,4 – 7,8

7,8 ≤ 10,0

> 10,0

Glucose máu
– Lúc đói
– Sau ăn
HbA1c

%

≤ 6,5

> 6,5 đến ≤ 7,5

> 7,5

Huyết áp

MmHg

≤ 130/80*


130/80 – 140/90

> 140/90

BMI

kg/(m)2

18,5 – 23

18,5 – 23

≥ 23

Cholesterol TP

mmol/l

< 4,5

4,5 – ≤ 5,2

≥ 5,3

HDL-c

mmol/l

> 1,1


≥ 0,9

< 0,9

Triglycerid

mmol/l

1,5

1,5 – ≤ 2,2

> 2,2

LDL-c

mmol/l

< 2,5**

2,5 – 3,4

≥ 3,4

Non-HDL

mmol/l

3,4


3,4 – 4,1

> 4,1

* Người có biến chứng thận, có microalbumin niệu: HA≤125/75 mmHg.
** Người có tổn thương tim mạch: LDL-c nên dưới 1,7 mmol/l (dưới
70mg/dl)


6
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Trên thế giới:
1.2.1.1. Tình hình ĐTĐ trên thế giới
Bệnh đái tháo đường đang là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo dữ liệu thống kê WHO năm 2014,
trên tồn cầu hiện có khoảng 422 triệu người đang phải đối mặt với căn bệnh này
(chiếm 8,5% dân số Thế giới). Như vậy, cứ 11 người trưởng thành thì có 1 người
mắc bệnh đái tháo đường. Đáng báo động là cứ 3 giây lại có một bệnh nhân bị đái
tháo đường mới được phát hiện. Nghiêm trọng hơn, cứ 6 giây trôi qua, thế giới lại
thêm một người chết vì ĐTĐ.[2]
Theo thống kê của Hiệp hội ĐTĐ quốc tế (IDF) năm 2015[18] : trên thế giới
hiện nay có sấp xỉ 415 triệu người trong độ tuổi 20-79 mắc ĐTĐ trên tồn thế giới,
trong đó có 193 triệu người chưa được chẩn đoán. Hơn 318 triệu người trưởng
thành ước tính có dung nạp glucose, đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao phát
triển dịch bệnh. Nếu mức tăng này khơng dừng lại dự đốn tới năm 2040 có gần
642 triệu người sống chung với bệnh tật. Đáng chú ý, chi phí y tế tiếp tục tăng 12%
chi phí y tế tồn cầu dành riêng cho điều trị bệnh ĐTĐ trong đó chiếm đa số là ảnh
hưởng tới điều trị các biến chứng[18].
Cũng theo thống kê của IDF [18] về số người mắc ĐTĐ năm 2015 và dự
đoán số người mắc đái tháo đường đến năm 2040 của các châu lục và một số khu

vực trên thế giới như sau:
Bảng 1.1: Thống kê của IDF về số người mắc ĐTĐ năm 2015 và dự đoán đến
năm 2040 tại các khu vực trên thế giới.
Năm 2015
(triệu người)
44.3

Năm 2040
(triệu người)
60,5

Nam và Trung Mỹ

29,6

48,8

Châu Âu

59,8

71,1

Trung Đông và Bắc Phi

35,4

72,1

Trung và Nam Phi


14,2

34,2

Tây Thái Bình Dương

153,2

214,8

Đơng Nam Á

78,3

140,2

Châu lục/Khu vực
Bắc Mỹ và Vùng biển Caribe

Tổng

414,8

641,7


7
Về mức độ phổ biến của bệnh ĐTĐ : năm 2015 cứ 11 người trưởng thành thì
có 1 người mắc ĐTĐ và tới năm 2040 tỉ lệ này giảm xuống trong 10 người có một

người mắc ĐTĐ [18].
Bệnh ĐTĐ phân chia theo giới tính : năm 2015 có 215,2 triệu đàn ông mắc
ĐTĐ và tăng lên 328,4 triệu năm 2040. Trong khi đó con số này ở nữ năm 2015 là
199,5 triệu người tới năm 2040 là 313,3 triệu người [18].
Bệnh ĐTĐ phân bố tại môi trường đô thị và nơng thơn : tại vùng đơ thị năm
2015 có 269,7 triệu người mắc tới 2040 là 477,9 triệu người. Vùng nơng thơn năm
2015 có 145,1 triệu người mắc tới 2040 có 163,9 triệu người mắc [18].
Chi phí tài chính cho ĐTĐ: Ngồi việc gây ra gánh nặng tài chính lớn cho
các cá nhân và gia đình của họ do sự chi phí của insulin và thuốc thiết yếu khác,
bệnh ĐTĐ cũng có một tác động đáng kể tới kinh tế đất nước và hệ thống y tế tại
các quốc gia.
Điều này là do việc sử dụng gia tăng của dịch vụ chăm sóc sức khỏe, giảm
năng suất lao động và thời hạn dài hỗ trợ cần thiết để vượt qua bệnh ĐTĐ và các
biến chứng ảnh hưởng, chẳng hạn như suy thận, mù hoặc các vấn đề tim mạch. Đa
số các nước dành từ 5% đến 20% tổng chi tiêu y tế của họ cho bệnh ĐTĐ. Với chi
phí ngày một cao bệnh này là một thách thức đáng kể cho hệ thống y tế và cản trở
phát triển kinh tế bền vững của quốc gia [17].
1.2.1.2. Một số nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của Albuquerque và cộng sự năm 2015 [16] về việc tuân thủ chế
độ điều trị ở NB ĐTĐ type 2 với mục đích xác định sự tuân thủ phác đồ điều trị
theo quy định; xác định sự khủng hoảng và các biến tâm lý xã hội có ảnh hưởng đến
việc tuân thủ điều trị. Được tiến hành bởi một nghiên cứu định lượng, cắt ngang, mô
tả trên 102 người ĐTĐ type 2 tại khoa Nội tiết, Bệnh viện Tondela-Viseu, Bồ Đào
Nha. Ngiên cứu chỉ ra chỉ có 42,2 % tn thủ tự kiểm sốt đường huyết, 53,9%
thậm chí khơng nhận ra bài tập thể dục như là một phần của điều trị, 41,2 % có đủ
kiến thức về ĐTĐ, 78,4% coi thuốc là thành phần quan trọng nhất khi điều trị.
Nghiên cứu đề nghị tăng cường chương trình giáo dục ở những người bị bệnh ĐTĐ
type 2, nhằm tăng cường sự tuân thủ lớn hơn để tự chăm sóc. Nghiên cứu chỉ ra
nhiều vấn đề bất cập trong tuân thủ chế độ điều trị tuy nhiên đây mới chỉ là ngiên



8
cứu định lượng, cắt ngang với số lượng mẫu nghiên cứu khơng q lớn vì vậy cần
tiến hành với cỡ mẫu lớn hơn trong thời gian dài hơn.
Nghiên cứu của Sontakke và cộng sự năm 2015 [22]: Đánh giá tuân thủ điều
trị ở những NB ĐTĐ type 2 với mục tiêu để đánh giá sự tuân thủ điều trị và nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng không tuân thủ ở những NB ĐTĐ type 2 tại phòng khám
trường Cao đẳng Dược tại Ấn Độ. Nghiên cứu sử dụng phương pháp mô tả cắt
ngang với mẫu là 150 NB, bộ câu hỏi được thiết kế để để có được thơng tin về sự
tuân thủ dùng thuốc, chế độ ăn uống, kế hoạch tập thể dục và tự giám sát đường
huyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy 70% NB báo cáo không tn thủ lịch trình dùng
thuốc. Khơng mua tất cả các loại thuốc (58,66%), không dùng liều lượng quy định
của thuốc (34%), lấy thêm thuốc không theo quy định (30%) và không dùng thuốc
cho thời gian yêu cầu (25,33%). Không nhận biết về nhu cầu của từng loại thuốc
(55,66%), hay quên (50.66%) và chi phí cao (43,33%) là nguyên nhân phổ biến của
khơng tn thủ. Đánh giá theo Morisky scale thì tuân thủ thuốc mức độ cao, trung
bình và tuân thủ thấp lần lượt là 0%, 26% và 74% số NB. Bên cạnh đó thường
xuyên theo dõi đường huyết và tuân thủ chế độ ăn uống là 46% và 68% số NB.
Đây là một nghiên cứu khá chi tiết về mức độ tuân thủ điều trị .Nghiên cứu
cũng chỉ ra những nguyên nhân chính ảnh hưởng tới tuân thủ của NB đó là thiếu
kiến thứ về bệnh, khả năng chi trả kém, hay quên. Việc tuân thủ điều trị trong ĐTĐ
cần một cách tiếp cận đa chiều mà ngoài việc dùng thuốc bao gồm tuân thủ các quy
định chế độ ăn uống và lịch trình tập thể dục và tự kiểm sốt đường huyết. Nhân
viên y tế có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện sự tuân thủ điều trị
bằng cách tăng tương tác với NB.
Trong nghiên cứu của Senay Uzun và cộng sự năm 2009[21] tại trường Đại
học Điều dưỡng Thổ Nhỹ Kỳ đã tìm hiểu về tuân thủ điều trị ĐTĐ và những
khuyến cáo thay đổi lối sống. Đây là nghiên cứu đầy đủ, toàn diện nhất khi đề cập
đến 5 nội dung của tuân thủ cần thiết khi điều trị ĐTĐ là: tuân thủ dùng thuốc; chế
độ dinh dưỡng; hoạt động thể lực; tự kiểm soát đường huyết và tái khám sức khỏe

định kỳ; không hút thuốc lá. Nghiên cứu mô tả cắt ngang với mẫu gồm 150 NB
ĐTĐ đang được theo dõi điều trị ngoại trú. Kết quả cho thấy: tỷ lệ tuân thủ dùng
thuốc 72%, dinh dưỡng 65%, hoạt động thể lực 31%, kiểm soát đường huyết và
khám định kỳ lần lượt là 63%. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng có 11% NB tuân


9
thủ 1 khuyến cáo, 23% NB tuân thủ 2 khuyến cáo, 29 % NB tuân thủ 3 khuyến cáo,
24% NB tuân thủ 4 khuyến cáo, 13 % NB tuân thủ 5 khuyến cáo. Ngồi ra, nghiên
cứu này cũng đã tìm ra một số yếu tố ảnh hưởng đến sự không tuân thủ điều trị như
mức thu nhập của NB và tình trạng mắc kèm theo các bệnh mạn tính khác. Để
nghiên cứu được đầy đủ hơn nhà nghiên cứu có thể nghiên cứu thêm nội dung tuân
thủ điều trị nữa là : hạn chế đồ uống có cồn.
1.2.2. Ở Việt Nam
1.2.2.1. Tình hình đái tháo đường tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ gia tăng đái tháo đường cao
nhất thế giới [1]. Căn bệnh này đã và đang ảnh hưởng tới mọi người và mọi lứa tuổi
trong xã hội. Trong khi đó Việt Nam nằm trong nhóm những quốc gia thu nhập
trung bình và thấp phải chịu nhiều tác động lớn của căn bệnh ĐTĐ, đặc biệt là tại
các thành phố lớn và khu công nghiệp. Tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ở Việt
Nam đang có chiều hướng gia tăng nhanh chóng ở khắp mọi miền cả nước và tạo ra
gánh nặng kinh tế cho gia đình, xã hội trong quá trình điều trị căn bệnh này.
Theo thống kê trong 10 năm của Bệnh viện Nội tiết Trung Ương: số NB mắc
ĐTĐ ở nước ta tăng 211% từ 2,7 % dân số năm 2002 lên 5,7 % dân số năm 2012,
Việt Nam nằm trong số quốc gia có tốc độ tăng NB đái tháo đường cao nhất trong
khu vực Đông Nam Á cũng như trên thế giới. Nghiên cứu tại các địa phương cho
thấy, tồn quốc có khoảng 5 triệu NB đái tháo đường, điều đáng nói là cứ 10 ca đái
tháo đường thì có 6 ca được chẩn đốn là có biến chứng cực kỳ nguy hiểm, có thể
dẫn tới mù lịa, tàn phế, thậm chí là tử vong. Ở Việt Nam, mỗi ngày có khoảng 150
người tử vong do các nguyên nhân ảnh hưởng đến bệnh đái tháo đường, tương

đương với 54.943 trường hợp tử vong của người trưởng thành mỗi năm [1].
Theo các chun gia y tế, chính thói quen sinh hoạt không khoa học đã và
đang làm tăng số lượng người thừa cân, béo phì, kéo theo gánh nặng bệnh đái tháo
đường ở Việt Nam cũng như trên phạm vi tồn cầu 24]. Vì vậy vấn đề tn thủ điều
trị của NB ĐTĐ cần được quan tâm hơn bao giờ hết.
1.2.2.2. Một số ngiên cứu tại Việt Nam
Tại Việt Nam hiện nay sự gia tăng của người mắc các bệnh chuyển hóa trong
đó có ĐTĐ type 2 đang là vấn đề mang tính thời sự, để quyết định hiệu quả điều trị
thì tuân thủ điều trị của NB phải đặt lên hàng đầu. Những năm gần đây đã có những


10
nghiên cứu tại một số Bệnh viện nhằm đánh giá mức độ tuân thủ cũng như xác định
các yếu tố ảnh hưởng tới tuân thủ của NB. Tuy nhiên số lượng nghiên cứu chưa
nhiều, trong đó một số nghiên cứu chưa đánh giá đầy đủ các yếu tố tuân thủ. Trong
q trình tổng quan nhóm nghiên cứu đã tìm và phân tích những nghiên cứu điển
hình sau:
Theo kết quả nghiên cứu của Lê Thị Tiễu Thảo cho thấy việc tuân thủ: dùng
thuốc có 88%, kiểm tra đường huyết có 78%, khám sức khỏe định kỳ có 92%. Kiến
thức phịng biến chứng: bệnh nhân biết biến chứng ĐTĐ là bệnh lý bàn chân chiếm
72%, bệnh ở tim chiếm 68%, bệnh lý mạch máu chiếm 52%, bệnh ở mắt chiếm
36%, bệnh ở thận chiếm 24%; 100% bệnh nhân có kiến thức về chọn lựa thực phẩm
thích hợp; cần hoạt động thể lực là 100%, trong đó có 66% bệnh nhân hoạt động thể
lực hàng ngày, 20% bệnh nhân biết hoạt động thể lực 30-60 phút mỗi ngày; biết tái
khám tại Bệnh viện là 44%, 20% biết tự kiểm tra đường huyết tại nhà, 36% biết có
thể vừa đến cơ sở y tế vừa kiểm tra tại nhà.[9] Theo nghiên cứu của Trần Thị
Xn Hịa và cộng sự năm 2012 tìm hiểu sự tuân thủ điều trị ngoại trú của NB ĐTĐ
type 2 tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai với mục tiêu đánh giá sự tuân thủ của NB
đây là một nghiên cứu điều tra cắt ngang qua phỏng vấn trực tiếp 112 NB tuổi từ 19
đến 97 điều trị ngoại trú. Kết quả chỉ ra tỷ lệ sử dụng thuốc thường xuyên 82%, tái

khám định kỳ 89%, tập thể dục thường xuyên 70%, thực hiện chế độ ăn kiêng 83%.
Tỷ lệ NB có đường huyết ổn định là 23% đặc biệt có sự chênh lệch đáng kể giữa sự
tuân thủ điều trị của NB người đồng bào dân tộc thiểu số và người Kinh. Nghiên
cứu này cho thấy lệ tuân thủ điều trị ở mức khá cao [6].
Nghiên cứu của Bùi Thị Khánh Thuận 2009: với mục tiêu xác định mức độ
kiến thức, thái độ, hành vi về chế độ ăn và luyện tập ở NB ĐTĐ type 2 tại Bệnh
viện Nhân Dân 115 với cỡ mẫu là 100 người. Kết quả cho thấy : 62% NB trả lời
đúng trên 52% câu hỏi về kiến thức. Có hơn 90% NB đã đồng ý rằng chế độ ăn và
hoạt động thể lực là quan trọng nhưng chỉ có 72% NB có hoạt động thể lực và một
số ít NB khơng tn thủ chế độ ăn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có mối ảnh hưởng
giữa thái độ và kiến thức, giữa kiến thức và hành vi , khơng có mối ảnh hưởng giữa
thái độ và hành vi. Qua đó thấy rằng kiến thức của NB ĐTĐ về chế độ ăn và luyện
tập cịn chưa đầy đủ chính vì thế cần tăng cường giáo dục sức khỏe cho NB về hai
vấn đề này nhằm nâng cao hiệu quả điều trị [11]. Kiểm sốt đường huyết đóng vai


11
trò quyết định tới hiệu quả điều trị của NB ĐTĐ type 2. Tuy nhiên tình trạng kiểm
sốt đường huyết kém đã dẫn tới nhiều biến chứng khiến NB phải nhập viện điều
trị. Một trong các nghiên cứu đầy đủ 4 yếu tố của tuân thủ điều trị là nghiên cứu của
Đỗ Quang Tuyển năm 2012. Mô tả kiến thức, thực hành và các yếu tố ảnh hưởng
đến tuân thủ điều trị ở NB ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại phòng khám, Bệnh viện
Lão khoa Trung ƯơngTrung Ương. Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp
cắt ngang mô tả, kết hợp nghiên cứu định tính với nghiên cứu định lượng trên cỡ
mẫu 330 NB ngoại trú. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ NB tuân thủ chế độ dinh
dưỡng là 78,8%; rèn luyện thể lực 62,1%; thuốc 71,2%; tự theo dõi glucose máu tại
nhà và tái khám định kỳ 26,4%; tỷ lệ tuân thủ được 1 biện pháp điều trị 15,2%; 2
biện pháp là 32,7%; 3 biện pháp 33,6%; 4 biện pháp là 14,2% ; không thực hiện
được bất kỳ một biện pháp nào là 4,3%. [13].
Trong một nghiên cứu tương tự, nghiên cứu của Lê Thị Hương Giang năm

2013 ngoài nghiên cứu về thực hành tuân thủ điều trị ở 4 nhóm yếu tố đã bổ sung
thêm một yếu tố nữa là tuân thủ hạn chế bia/ rượu, không hút thuốc, đông thời tách
riêng nội dung tuân thủ tự theo dõi đường huyết và tái khám định kỳ. Đây là điểm
mới so với các nghiên cứu khác giúp cho việc đánh giá được toàn diện hơn. Kết
quả: có 79% tỷ lệ NB tuân thủ chế độ ăn; 63,3% tuân thủ rèn luyện thể lực; 78,1%
tuân thủ dùng thuốc, 63% tuân thủ hạn chế bia/ rượu, không hút thuốc; 48,6% tuân
thủ tự theo dõi glucose máu tại nhà; 81% tái khám đúng lịch hẹn. Tuân thủ điều trị
đầy đủ 6 tiêu chí là 10%. [5].
Như vậy cần tiến hành nhiều nghiên cứu phân tích sâu hơn nữa nhằm cung
cấp các giải pháp tăng tỉ lệ tuân thủ và năng cao hiệu quả điều trị cũng như chất
lượng cuộc sống cho NB.


12
Chương 2
LIÊN HỆ THỰC TIỄN
2.1. Thực trạng tuân thủ điều trị của NB ĐTĐ type 2 ngoại trú tại Bệnh viện
Đa khoa tỉnh Điện Biên .
2.1.1. Thông tin về địa điểm nghiên cứu
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên là Bệnh viện Đa khoa hạng II, với quy mô
450 giường bệnh và 29 Khoa phòng.Phòng khám Nội tại khoa Khám bệnh hiện tại
quản lý gần 1000 NB ĐTĐ type2. Hàng tháng NB đến khám thông qua sổ khám
bệnh, hồ sơ bệnh án ngoại trú để kiểm tra và theo dõi kết quả điều trị . Mặc dù Bệnh
viện đã triển khai nối mạng nội bộ, đầu tư các trang thiết bị máy móc hiện đại phục
vụ cho cơng tác khám chữa bệnh được thuận lợi, được bố trí 01 phịng khám ĐTĐ
được đảm nhận bởi 01 bác sỹ và 01 điều dưỡng trong khi đó phải khám trung bình
cho từ 50 – 70 NB /ngày là những người đã có giấy hẹn và thêm một số BN mới .
Chủ yếu khám tập trung vào buổi sáng nên có những ảnh hưởng nhất định đến chất
lượng khám và tư vấn cho NB. Các nhân viên y tế khơng có nhiều thời gian để tư
vấn giáo dục sức khỏe, do vậy NB hầu hết đến lấy thuốc định kỳ rồi về. Hiện tại

Bệnh viện chưa có nghiên cứu tồn diện nào đánh giá sự tuân thủ điều trị của NB
ĐTĐ type 2. Vì vậy tơi tiến hành nghiên cứu : “Thực trạng tuân thủ điều trị của NB
ĐTĐ type 2 ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên năm 2020”.

Hình 1: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên

Hình 2: Bác sĩ đang khám cho NB tiểu
đường type 2 đến khám định kì


13
2.1.2. Cách thức và phương pháp để tiến hành nghiên cứu ‘‘Thực trạng tuân thủ
điều trị của NB ĐTĐ type 2 ngoại trú tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên năm
2020”
Nghiên cứu này tiến hành lấy mẫu toàn bộ NB ĐTĐ type 2 đến khám định
kỳ với điều kiện:
- NB được chẩn đoán ĐTĐ type 2 đang điều trị ngoại trú tại phòng khám Nội
- Khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên và ít nhất từ 6 tháng trở lên.
- NB từ 30 tuổi trở nên
- Có sức khỏe tâm thần bình thường, có khả năng giao tiếp, đối thoại trực
tiếp, trả lời được các câu hỏi bằng tiếng Việt.
- NB đồng ý tham gia phỏng vấn.
Trong 1 tháng tiến hành lấy mẫu điều tra viên đã phỏng vấn 98 NB đủ tiêu
chuẩn lựa chọn tại phòng khám Nội – Khoa Khám bệnh, Bệnh viện tỉnh Điện Biên.
Bộ câu hỏi thiết kế dựa trên khuyến cáo về tuân thủ điều trị ĐTĐ của tổ chức
WHO năm 2003 [24] và bộ công cụ của tác giả Đỗ Quang Tuyển nghiên cứu về
tuân thủ điều trị của NB ĐTĐ type 2 tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương năm 2012
[13]. Các câu hỏi trong nghiên cứu được điều chỉnh, sắp xếp, bổ sung cho phù hợp
với đối tượng và địa bàn nghiên cứu, sau đó in ấn phục vụ cho điều tra.
- Phiếu phỏng vấn: Nội dung của phiếu phỏng vấn gồm 34 câu hỏi tập

trung vào:
+ Những câu hỏi về các thông tin chung: tên, tuổi, giới, trình độ học vấn,
nghề nghiệp, người chung sống,.... của đối tượng phỏng vấn từ câu A1→ A13.
+ Kiến thức về tuân thủ điều trị của NB ĐTĐ type 2 từ câu B1→ B4
+ Thực hành tuân thủ dùng thuốc của NB ĐTĐ type 2 từ câu C1→ C7
+ Thực hành tuân thủ dinh dưỡng của NB ĐTĐ type 2 câu D1
+ Thực hành tuân thủ hoạt động thể lực của NB ĐTĐ type 2 từ câu E1→ E3
+ Thực hành tuân thủ kiểm soát đường huyết tại nhà và khám sức khỏe định
kỳ từ câu F1→ F7.
• Quy trình thu thập số liệu như sau :
- Xin giấy giới thiệu từ phía Nhà trường để liên hệ với Bệnh viện Đa khoa
Tỉnh Điện Biên.


14
-

Gặp mặt đối tượng phỏng vấn, xin ý kiến về sự đồng ý tham gia của ĐTNC,
giải thích về mục tiêu, nội dung và ý nghĩa của nghiên cứu.

-

Tiến hành phỏng vấn ĐTNC, điều tra viên trực tại phòng khám và phỏng
vấn NB sau khi bác sỹ khám và kê đơn thuốc hoặc phỏng vấn trong thời gian
chờ kết quả xét nghiệm, sau khi phỏng vấn điều tra viên cảm ơn đối tượng.

-

Sau mỗi buổi điều tra, điều tra viên có trách nhiệm thu thập, kiểm tra một
cách kỹ lưỡng phiếu phỏng vấn về số lượng, chất lượng nội dung câu hỏi.

Những phiếu nào điền chưa đủ, đúng yêu cầu thì loại phiếu và phỏng vấn bù
người khác.

• Quy trình xử lý số liệu : Số liệu được làm sạch sau đó được nhập và phân
tích trên phần mềm thống kê y học SPSS 20.0. Sử dụng tần số và tỷ lệ % để
mô tả các biến.
2.1.3. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá
2.1.3.1. Các khái niệm
- Tiêu chuẩn chẩn đoán ĐTĐ type 2 của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện Biên áp
dụng giống như tiêu chuẩn WHO/IDF 2012 [19]: là chẩn đoán xác định NB mắc
ĐTĐ type 2 nếu có 1 trong 3 tiêu chuẩn dưới đây
• Glucose máu lúc đói ≥ 1,26 g/l (≥7mmol/l), làm ít nhất 2 lần.
• Glucose máu ở thời điểm bất kỳ ≥ 2g/l (≥ 11,1 mmol/l ) có kèm theo
triệu chứng lâm sàng.
• Glucose máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng đường huyết ≥ 11,1mmol/l
- Tuân thủ điều trị của NB ĐTĐ type 2 là sự kết hợp đủ 4 biện pháp: chế độ
dinh dưỡng hợp lý, hoạt động thể lực thường xuyên, chế độ dùng thuốc đúng, chế
độ kiểm soát đường huyết tại nhà & khám sức khỏe định kỳ thường xuyên [4]
- Chế độ dinh dưỡng:
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng [7] NB ĐTĐ type 2 nên tuân
thủ các nguyên tắc sau:
+ Các thực phẩm nên sử dụng: Nên sử dụng các loại thực phẩm có chỉ số đường
thấp dưới 55% trong bữa ăn như: hầu hết các loại rau trừ bí đỏ, các loại đậu (đậu
phụ, đậu xanh...), các loại trái cây (ổi, củ đậu…). Chọn các thực phẩm giàu đạm
nguồn gốc động vật ít chất béo và/hoặc nhiều acid béo chưa no có lợi cho sức khỏe
như thịt nạc (thịt da cầm nên bỏ da), nên ăn cá ít nhất 3 lần trong mỗi tuần.


15
+ Các thực phẩm nên hạn chế như: Cơm, miến dong, bánh mỳ (chỉ nên ăn tối

đa 1 lần/1 loại/1 ngày), các món ăn rán, quay, xào.
+ Các thực phẩm cần tránh không nên ăn: Cần tránh các thực phẩm có chỉ số
đường cao trên 55% và hấp thu nhanh như: nước uống có đường, bánh kẹo, đồ ngọt,
dưa hấu, dứa, các loại khoai bỏ lò (khoai tây nướng, khoai lang nướng…). Chỉ sử
dụng trong các trường hợp đặc biệt khi có triệu chứng hạ glucose máu. Ngồi ra
cũng khơng dùng óc, phủ tạng, lịng, gan và đồ hộp…
- Chế độ hoạt động thể lực [24], [20], [23]:
Các loại hình hoạt động thể lực:
• Loại hình hoạt động thể lực với cường độ cao: ít nhất 2-3 lần/tuần ví dụ:
chạy, chơi thể thao (cầu lơng, bóng chuyền, bóng bàn, chơi tenis, bơi lội,
khiêu vũ)…
• Loại hình hoạt động thể lực với cường độ trung bình: tối thiểu 30 phút
mỗi ngày bằng cách đi bộ nhanh, đạp xe đạp...hoặc các bài tập thể dục
tương tự phù hợp với tình trạng sức khỏe và lối sống của NB.
• Loại hình hoạt động thể lực với cường độ thấp: tập dưỡng sinh, Yoga, làm
các công việc nhẹ ở nhà như nội trợ...Theo khuyến cáo của WHO NB ĐTĐ
nên hoạt động thể lực với cường độ từ mức trung bình trở lên [23]
- Chế độ dùng thuốc:
Tuân thủ dùng thuốc là chế độ điều trị dùng thuốc đều đặn suốt đời, đúng thuốc,
đúng giờ, đúng liều lượng.
Theo khuyến cáo của WHO năm 2003[24], và WHO/IDF năm 2006[25] NB
mắc các bệnh lý mạn tính được coi là tuân thủ điều trị thuốc khi phải thực hiện được
ít nhất 90% phác đồ điều trị trong vịng 1 tháng Vì vậy NB ĐTĐ được coi là khơng
tn thủ điều trị nếu số lần quên dùng thuốc (uống/tiêm) > 3 lần/tháng.
Những trường hợp quên dùng thuốc uống/tiêm thì nên xin ý kiến bác sỹ và nếu
qn thì khơng nên uống bù/tiêm bù vào lần uống/tiêm sau.
- Chế độ kiểm soát đường huyết tại nhà & khám định kỳ [3]:
Với bệnh những NB đang dùng thuốc uống hạ đường huyết nên thử đường
huyết tối thiểu 2 lần/tuần. Những NB kết hợp cả dùng thuốc viên và thuốc tiêm
insulin nên thử đường huyết tối thiểu 1 lần/ngày. Vì vậy NB được coi là tuân thủ

kiểm soát đường huyết tại nhà khi NB đo được đường huyết trên 2 lần/tuần


16
NB đã được chẩn đoán ĐTĐ tốt nhất là đi khám sức khỏe định kỳ 1 tháng/1 lần
- Thừa cân, béo phì:
Theo chỉ số BMI (theo phân loại của WHO Khu vực Tây Thái bình dương). [14]
BMI ≥ 23

+ Thừa cân:
+ Tiền béo phì:

23 ≤ BMI < 25
BMI ≥ 25

+ Béo phì :

2.1.3.2. Thang điểm đánh giá tuân thủ chế độ điều trị của NB ĐTĐ type 2 ngoại trú.
Đánh giá kiến thức về tuân thủ điều trị bệnh ĐTĐ type 2.
STT câu hỏi
B1
B2

B3
B4

Câu trả lời

Tổng điểm


Chọn 1

0

Chọn 2

1

Chọn 1

1

Chọn 2

1

Chọn 3

1

Chọn 1

1

Chọn 2

1

Chọn 3


1

Chon 1-7, mỗi ý được 1 điểm

7

Chọn 8

0
Tổng

14

Đối tượng nghiên của chúng tôi là những NB đã được chẩn đoán là ĐTĐ
type 2 và điều trị từ 6 tháng trở lên nên NB đã được tư vấn cung cấp kiến thức về
tuân thủ điều trị. Vì vậy để đánh giá mức độ đạt về kiến thức của NB về tuân thủ
điều trị khi NB trả lời đạt từ 60% trở lên trên tổng số điểm 14.
Cách đánh giá:
• Đạt khi ≥ 8 điểm
• Khơng đạt < 8 điểm
Đánh giá thực hành về tuân thủ điều trị bệnh ĐTĐ type 2.
Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là những NB đã được điều trị ĐTĐ type 2
từ 6 tháng trở lên nên NB đã được nhân viên y tế tư vấn cũng như được cung cấp kỹ


×