Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến tự quản lý bệnh của người bệnh đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại bệnh viện đà nẵng năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TỰ QUẢN LÝ BỆNH CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG
NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG

NAM ĐỊNH – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
TỰ QUẢN LÝ BỆNH CỦA NGƯỜI BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
TYPE 2 ĐIỀU TRỊ NGOẠI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG
NĂM 2016


LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
Mã số: 60.72.05.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NGỌC MINH

Nam Định -2016


TÓM TẮT
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một bệnh lý mạn tính, địi hỏi người bệnh phải có
trách nhiệm cao để tự quản lý tình trạng bệnh hàng ngày. Người bệnh tự quản lý tốt
kết hợp với sự hỗ trợ của nhân viên y tế có thể kéo dài cuộc sống lâu hơn, ngược lại
nếu quản lý bệnh kém thì có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng và tử
vong sớm. Mục đích: nghiên cứu thực trạng và những yếu tố ảnh hưởng đến tự quản
lý bệnh của người bệnh ĐTĐ type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đà Nẵng năm
2016. Phương pháp: mô tả cắt ngang, nghiên cứu trên 155 người bệnh ĐTĐ type 2.
Kết quả: tự quản lý bệnh của người bệnh ĐTĐ type 2 đạt ở mức độ trung bình. Tất
cả các yếu tố bao gồm hỗ trợ xã hội (r=0,42, p<0,01), niềm tin vào hiệu quả điều trị
(r=0,56, p<0,01), kiến thức về bệnh ĐTĐ (r=0,43, p<0,01), niềm tin vào bản thân
(r=0,54, p<0,01) đều có mối tương quan thuận đối với tự quản lý bệnh ĐTĐ. Kết
luận: nghiên cứu chỉ ra rằng cần có những biện pháp để hỗ trợ người bệnh ĐTĐ
type 2 tự quản lý bệnh trong tương lai.
Summary
Diabetes mellitus is a chronic disease that requires a high level of patient
responsibility to manage their condition daily. If Diabetics manage disease well
with the support of healthcare workers, they can live longer life. Conversely, it can
lead to serious complications and premature death. Aim: studying the situation and
the factors related to diabetes self management among patient with type 2 Diabetes
at Outpatient of Danang Hospital, 2016. Methodology: cross-sectional descriptive,
study on 155 patients with type 2 Diabetes. Results: Self-management of patient

with type 2 Diabetes reached average level. All factors including social support
(r=0,42, p<0,01), belief in treatment effectiveness (r=0,56, p<0,01), Diabetes
knowledge (r=0,43, p<0,01), self-efficacy (r=0,54, p<0,01) had positive relation to
Diabetes self-management. Conclusion: Healthcare workers must to support
patients with type 2 Diabetes for self-management in the future.
.


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, các Thầy Cô giáo Trường Đại học
Điều dưỡng Nam Định đã nhiệt tình giảng dạy truyền đạt những kiến thức, giúp đỡ
tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Duy Tân và các phịng
ban có liên quan đã tạo điều kiện cho tơi học tập và hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Bệnh viện Đà Nẵng và các Phịng ban liên
quan đã tạo điều kiện cho tơi thực hiện nghiên cứu tại Bệnh viện. Đặc biệt là các
Bác sĩ, Điều dưỡng tại Khoa khám bệnh, Bệnh viện Đà Nẵng đã giúp đỡ tơi trong
suốt q trình thu thập số liệu.
Xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Khoa Điều dưỡng và các đồng nghiệp tại
Trường Đại học Duy Tân đã động viên, tạo điều kiện về thời gian, cộng tác giúp đỡ
tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Ngọc Minh Thầy thuốc nhân dân- Cố vấn Hội Điều dưỡng Việt Nam- Phó Hiệu Trưởng Trường
Đại học Duy Tân - Người Thầy đã dành nhiều thời gian quý báu để truyền đạt cho
tôi những kiến thức chuyên môn và trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành luận văn
Thạc sĩ.
Cuối cùng, tơi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã ủng hộ và giúp đỡ tơi nhiệt
tình trong quá trình học tập và nghiên cứu của mình.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nam Định, tháng 10 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Hạnh


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài “Thực trạng và những yếu tố ảnh
hưởng đến tự quản lý bệnh của người bệnh Đái tháo đường type 2 điều trị
ngoại trú tại Bệnh viện Đà Nẵng năm 2016.” là cơng trình nghiên cứu của cá nhân
tơi. Các thơng tin trích dẫn trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Tất
cả số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, chưa được người khác
cơng bố trong bất cứ một cơng trình nghiên cứu nào trước đó.

Nam Định, tháng 10 năm 2016
Tác giả

Nguyễn Thị Hồng Hạnh


MỤC LỤC
Lời cảm ơn
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng
Danh mục biểu đồ, hình

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU ............................................................................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 4

1.1. Bệnh Đái tháo đường .................................................................................... 4
1.1.1. Định nghĩa ........................................................................................... 4
1.1.2. Phân loại Đái tháo đường ..................................................................... 4
1.1.3. Yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐ type 2.......................................................... 5
1.1.4. Chẩn đoán Đái tháo đường................................................................... 6
1.1.5. Một số thông tin cơ bản về điều trị Đái tháo đường.............................. 7
1.1.6. Hậu quả của bệnh Đái tháo đường ....................................................... 8
1.2. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh Đái tháo đường ........................................ 9
1.2.1. Tình hình Đái tháo đường trên Thế giới ............................................... 9
1.2.2. Tình hình Đái tháo đường tại Việt Nam ............................................ 10
1.3. Tự quản lý bệnh ở người bệnh Đái tháo đường type 2 ................................ 11
1.3.1. Thuật ngữ tự chăm sóc và tự quản lý bệnh Đái tháo đường ................ 11
1.3.2. Những khuyến cáo trong tự quản lý bệnh Đái tháo đường type 2 ...... 12
1.3.3. Thực hiện tự quản lý bệnh Đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam15
1.4. Những nghiên cứu trong và ngoài nước về những yếu tố ảnh hưởng đến tự
quản lý bệnh ở người bệnh Đái tháo đường type 2 ............................................ 16
1.4.1. Kiến thức về bệnh Đái tháo đường và việc tự quản lý bệnh ............... 16
1.4.1. Niềm tin vào bản thân và việc tự quản lý bệnh ................................... 17
1.4.2. Niềm tin vào hiệu quả điều trị và việc tự quản lý bệnh ....................... 17
1.4.3. Hỗ trợ xã hội và việc tự quản lý bệnh................................................. 18
1.4.4. Những hạn chế của các nghiên cứu trước đây .................................... 19
1.5. Học thuyết nhận thức xã hội (Social cognitive theory) và khung lý thuyết .. 20
1.6. Một số đặc điểm cơ bản của địa bàn nghiên cứu .......................................... 22


Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 23
2.1. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................ 23
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu: .............................................................. 23
2.3. Thiết kế: ...................................................................................................... 23
2.4. Mẫu và phương pháp chọn mẫu: ................................................................. 23

2.5. Phương pháp thu thập số liệu: ..................................................................... 24
2.6. Các biến số nghiên cứu: .............................................................................. 24
2.7. Các khái niệm, thước đo, tiêu chuẩn đánh giá.............................................. 25
2.7.1. Khái niệm về các biến và bộ công cụ nghiên cứu: ........................... 25
2.7.2. Cách tính điểm và đánh giá bộ cơng cụ nghiên cứu ........................ 27
2.8. Phương pháp phân tích số liệu:.................................................................... 29
2.9. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ................................................................... 30
2.10. Sai số và biện pháp khắc phục sai số ......................................................... 30
Chương 3:

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................................ 31

Chương 4: BÀN LUẬN ........................................................................................ 49
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 63
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 1
PHỤ LỤC................................................................................................................ 8
Phụ lục 1: Phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu ....................................................... 8
Phụ lục 2: Phiếu phỏng vấn .................................................................................. 9
Phụ lục 3: Thư đồng ý cho phép sử dụng bộ công cụ nghiên cứuError! Bookmark not defined.
Phụ lục 4: Hình ảnh trong quá trình nghiên cứu ...Error! Bookmark not defined.
Phụ lục 5: Danh sách những người tham gia nghiên cứuError! Bookmark not
defined.


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ADA: American Diabetes Association- Hội Đái tháo đường Hoa kỳ
BMI: Body mass index – chỉ số khối cơ thể
CDA : Canada Diabetes Association- Hội Đái tháo đường Canada

DCCT: Diabetes Control and Complications Trial- thử nghiệm biến chứng và kiểm
soát Đái tháo đường
ĐTĐ: Đái tháo đường
HA: Huyết áp
IDF: International Diabetes Federation- Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế
NGSP: National Glycohemoglobin Standardization Program- Chương trình tiêu
chuẩn hóa quốc gia Glycohemoglobin
WHO: World Health Organization - Tổ chức y tế thế giới


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1 Mục tiêu điều trị ........................................................................................... 7
Bảng 2.1 Độ tin cậy của bộ công cụ........................................................................... 29
Bảng 3.1 Đặc điểm giới, dân tộc, tôn giáo ................................................................ 31
Bảng 3.2 Các thông tin khác của người bệnh ............................................................ 32
Bảng 3.3 Đặc điểm bệnh lý khác ............................................................................. 34
Bảng 3.4 Các yếu tố liên quan đến sức khỏe ............................................................. 35
Bảng 3.5 Mức độ kiến thức về bệnh Đái tháo đường ................................................ 36
Bảng 3.6 Mô tả chi tiết kiến thức về bệnh Đái tháo đường ........................................ 37
Bảng 3.7 Mức độ niềm tin vào bản thân.................................................................... 38
Bảng 3.8 Mô tả chi tiết mức độ niềm tin vào bản thân .............................................. 38
Bảng 3.9 Mức độ niềm tin vào hiệu quả điều trị ....................................................... 39
Bảng 3.10 Bảng mô tả chi tiết niềm tin vào hiệu quả điều trị ..................................... 40
Bảng 3.11 Mức độ hỗ trợ xã hội ............................................................................... 41
Bảng 3.12 Mức độ tự quản lý bệnh Đái tháo đường ................................................... 42
Bảng 3.13 Tương quan giữa các biến nghiên cứu...................................................... 44
Bảng 3.14 Tương quan giữa kiến thức về bệnh Đái tháo đường và các lĩnh vực tự
quản lý bệnh Đái tháo đường ..................................................................................... 45
Bảng 3.15 Tương quan giữa niềm tin vào bản thân và các lĩnh vực tự quản lý bệnh

Đái tháo đường .......................................................................................................... 46
Bảng 3.16 Tương quan giữa niềm tin vào hiệu quả điều trị và các lĩnh vực tự quản
lý bệnh Đái tháo đường ............................................................................................. 47
Bảng 3.17 Tương quan giữa hỗ trợ xã hội và các lĩnh vực tự quản lý bệnh Đái tháo
đường ........................................................................................................................ 48


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH

Trang

Hình 1.1 Mơ hình học thuyết nhận thức xã hội (Social cognitive theory) ............... 20
Hình 1.2 Khung lý thuyết ...................................................................................... 21
Biểu đồ 3.1 Phân nhóm tuổi của người bệnh .......................................................... 31
Biểu đồ 3.2 Đặc điểm chỉ số cận lâm sàng ............................................................ 33
Biểu đồ 3.3 Người bệnh trả lời đúng câu hỏi ......................................................... 36
Biểu đồ 3.4 Mô tả chi tiết mức độ thực hiện tự quản lý bệnh ................................. 43


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đái tháo đường (ĐTĐ) là một trong những tình trạng báo động về sức khỏe
lớn nhất trong thế kỷ 21. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vào năm
2014, Đái tháo đường type 2 chiếm khoảng 90% số trường hợp Đái tháo đường trên
thế giới [80].
Thống kê của Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF) năm 2015 cho thấy
trên tồn cầu có khoảng 415 triệu người mắc Đái tháo đường, tăng lên 31 triệu
người so với thống kê gần nhất vào năm 2013. Trong đó, 8,8% là người lớn nằm
trong độ tuổi từ 20 đến 79. Nếu theo xu hướng này, dự đoán đến năm 2040 cứ 10

người sẽ có 1 người mắc Đái tháo đường. Có khoảng 75% người bệnh Đái tháo
đường thuộc các nước có thu nhập thấp và trung bình [33].
Dựa vào thống kê của IDF năm 2015, tại khu vực Đơng Nam Á, ước tính có
khoảng 8,5% dân số mắc Đái tháo đường tương đương với 73,8 triệu người mắc Đái
tháo đường. Theo dự đoán đến năm 2040 số người mắc Đái tháo đường trong khu
vực này sẽ lên đến 140 triệu người. Tại Việt Nam, ước tính tỷ lệ mắc Đái tháo
đường năm 2015 là 3,5% [33]. Tỷ lệ Đái tháo đường ở 4 thành phố lớn là Hà Nội,
Hải Phịng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh trong năm 2001 là 4,0%, tỷ lệ rối loạn dung nạp
glucose là 5,1% [2].
Theo IDF năm 2015, hầu hết các trường hợp mắc bệnh Đái tháo đường thuộc
type 2. Nguyên nhân chính dẫn đến mắc Đái tháo đường là do thay đổi hành vi lối
sống bắt nguồn từ đơ thị hóa tại các nước. Một số hành vi không tốt cho sức khỏe
như chế độ ăn uống không hợp lý, ăn thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường và tinh
bột, hạn chế vận động, hút thuốc, uống nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ thừa cân và
béo phì từ đó làm tăng tỷ lệ Đái tháo đường type 2 [33].
Đái tháo đường gây nên nhiều tổn thất về mặt sức khỏe, kinh tế và xã hội.
Đái tháo đường đã trở thành một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tử vong
sớm tại hầu hết các nước. Năm 2012, Đái tháo đường là nguyên nhân trực tiếp của
1,5 triệu ca tử vong [80]. Thống kê năm 2015 tại Hoa Kỳ tổng chi phí y tế cho Đái
tháo đường vào khoảng 320 tỷ USD [33].


2

Đái tháo đường là một bệnh lý mạn tính, địi hỏi người bệnh phải có trách
nhiệm cao để quản lý tình trạng bệnh hàng ngày. 95% quản lý Đái tháo đường là tự
quản lý [26]. Tự quản lý là một q trình trong đó người bệnh sẽ phát triển những
kỹ năng để quản lý tình trạng của họ. Người bệnh khi được chẩn đoán mắc Đái tháo
đường phải điều chỉnh lối sống hàng ngày sao cho phù hợp với tình trạng bệnh của
họ. Người bệnh tự quản lý tốt tình trạng của mình kết hợp với sự hỗ trợ của nhân

viên y tế có thể kéo dài cuộc sống lâu hơn, ngược lại nếu quản lý bệnh kém thì có
thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng và tử vong sớm [26].
Theo một số nghiên cứu đã cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tự
quản lý của người bệnh Đái tháo đường type 2 ví dụ như nhân khẩu học, thời gian
mắc bệnh, kiến thức, niềm tin vào bản thân, niềm tin vào điều trị, niềm tin tín
ngưỡng, sự trao quyền, hỗ trợ từ xã hội... Các nghiên cứu cũng phân tích tính tích
cực và tiêu cực của từng yếu tố. Việc hiểu rõ tất cả các yếu tố liên quan tới tự quản
lý bệnh Đái tháo đường là cần thiết để dự đoán những vấn đề có thể gặp phải khi
người bệnh thực hiện tự quản lý từ đó có thể giúp họ tự quản lý hiệu quả hơn tình
trạng bệnh của mình.
Hiện tại ở Việt Nam, đa số các nghiên cứu chỉ quan tâm đến vấn đề khảo sát
tỷ lệ mắc Đái tháo đường tại các vùng khác nhau và các yếu tố liên quan đến mắc
Đái tháo đường hoặc vấn đề điều trị, vẫn cịn ít các nghiên cứu khảo sát về tự quản
lý bệnh và các yếu tố liên quan với tự quản lý bệnh ở người bệnh Đái tháo đường
type 2. Thành phố Đà Nẵng là thành phố lớn với tốc độ phát triển và tốc độ đơ thị
hóa nhanh. Do đó, có rất nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến bệnh lý, kể cả việc tự
quản lý bệnh ở người bệnh Đái tháo đường type 2. Tuy nhiên chưa có đề tài nghiên
cứu nào được thực hiện tại Đà Nẵng để khảo sát về vấn đề này, cũng như áp dụng
học thuyết điều dưỡng để làm cơ sở nghiên cứu và giải thích các yếu tố ảnh hưởng
đến tự quản lý bệnh Đái tháo đường.
Vì vậy chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và những yếu tố
ảnh hưởng đến tự quản lý bệnh của người bệnh Đái tháo đường type 2 điều trị
ngoại trú tại Bệnh viện Đà Nẵng năm 2016”.


3

MỤC TIÊU
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả thực trạng tự quản lý bệnh và một số yếu tố ảnh hưởng ở người bệnh Đái

tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đà Nẵng năm 2016.
2. Xác định mối tương quan giữa một số yếu tố đối với việc tự quản lý bệnh ở người
bệnh Đái tháo đường type 2 điều trị ngoại trú tại Bệnh viện Đà Nẵng năm 2016.
Câu hỏi nghiên cứu
1. Người bệnh Đái tháo đường type 2 tại Đà Nẵng có đặc điểm nhân khẩu học và
đặc điểm sức khỏe như thế nào?
2. Mức độ tự quản lý bệnh Đái tháo đường, kiến thức về bệnh Đái tháo đường, niềm
tin vào hiệu quả điều trị, niềm tin vào bản thân và hỗ trợ xã hội ở người bệnh Đái
tháo đường type 2 hiện tại ra sao?
3. Yếu tố kiến thức về bệnh Đái tháo đường, niềm tin vào hiệu quả điều trị, niềm tin
vào bản thân và hỗ trợ xã hội có tương quan với tự quản lý bệnh ở người bệnh
Đái tháo đường type 2 không và ở mức độ nào?
Giả thiết nghiên cứu
1. Kiến thức về bệnh Đái tháo đường của người bệnh có tương quan thuận với việc
tự quản lý bệnh.
2. Niềm tin vào hiệu quả điều trị có tương quan thuận với việc tự quản lý bệnh.
3. Niềm tin vào bản thân có tương quan thuận với việc tự quản lý bệnh.
4. Hỗ trợ xã hội có tương quan thuận với đến việc tự quản lý bệnh.


4

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Bệnh Đái tháo đường
1.1.1. Định nghĩa
Đái tháo đường là một rối loạn chuyển hóa được đặc trưng bởi tình trạng tăng
đường huyết do hậu quả của sự thiếu hụt hoặc giảm hoạt động của insulin hoặc kết
hợp cả hai. Việc tăng đường huyết mạn tính trong ĐTĐ dẫn đến những biến chứng
vi mạch máu gây ảnh hưởng đến mắt, thận và thần kinh, cũng như tăng nguy cơ
mắc bệnh tim mạch [22].

1.1.2. Phân loại Đái tháo đường
Theo Hội Đái tháo đường Hoa kỳ năm 2016 (American Diabetes Association, 2016)
và Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế năm 2015 (International Diabetes Federation,
2015), Đái tháo đường được chia thành 4 loại: ĐTĐ type 1, ĐTĐ type 2, ĐTĐ thai
kỳ và các type đặc biệt khác [17],[33] .
ĐTĐ type 1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin): chiếm tỷ lệ khoảng 5-10% tổng số
người bệnh ĐTĐ. Do nguyên nhân tự miễn, các tế bào β tiết insulin của tuyến tụy bị
phá hủy bởi chất trung gian miễn dịch, xuất hiện các tự kháng thể. Tình trạng này
gây nên sự thiếu hụt insulin tuyệt đối cho cơ thể người bệnh. Khởi phát lâm sàng
rầm rộ với những dấu chứng đặc hiệu như ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy
nhanh. Thường gặp ở trẻ em hoặc người trẻ tuổi. Người bệnh ĐTĐ type 1 sẽ sống
phụ thuộc insulin hoàn toàn.
ĐTĐ type 2 (ĐTĐ không phụ thuộc insulin): chiếm tỷ lệ khoảng 90-95% tổng
số người bệnh ĐTĐ. Đặc trưng của ĐTĐ type 2 là kháng insulin đi kèm với thiếu
hụt insulin tương đối. Thường gặp ở người lớn nhưng ngày càng phát hiện nhiều ở
trẻ em và trẻ vị thành niên. Người bệnh ĐTĐ type 2 khơng có các triệu chứng rõ
ràng như type 1, người bệnh khi được chẩn đoán thường đã kèm với các biến chứng
của ĐTĐ. Người bệnh ĐTĐ type 2 có thể điều trị bằng cách thay đổi lối sống lành
mạnh kết hợp uống thuốc để kiểm soát đường huyết. Nếu mức đường huyết vẫn
tăng thì người bệnh phải điều trị bằng cách sử dụng insulin.
ĐTĐ thai kỳ: ĐTĐ gặp ở phụ nữ có thai, lượng đường huyết tăng nhẹ, có xu


5

hướng xuất hiện vào tuần thứ 24 của thai kỳ. Triệu chứng của tăng đường huyết rất
khó phân biệt với các triệu chứng bình thường khi mang thai. Thường biến mất sau
sinh nhưng cũng có nguy cơ mắc ĐTĐ thai kỳ vào lần mang thai tiếp theo hoặc mắc
ĐTĐ type 2.
ĐTĐ khác: ĐTĐ do bất thường về gen, ĐTĐ khởi phát ở người trẻ (MODY),

do các bệnh về ngoại tiết (u xơ nang), do thuốc hoặc hóa chất (sử dụng
glucocorticoid, trong điều trị HIV/AIDS, sau cấy ghép nội tạng).
1.1.3. Yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐ type 2
Tiền sử gia đình: Những người có mối quan hệ huyết thống với người bệnh
ĐTĐ có nguy cơ cao mắc ĐTĐ. Người bệnh khơng có tiền sử gia đình ĐTĐ chậm
khởi phát bệnh hơn, có chức năng tế bào beta tốt hơn, hàm lượng HDL cao hơn
những người có tiền sử gia đình ĐTĐ [43]. Những người có tiền sử gia đình có
người bị ĐTĐ có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn những người khơng có tiền sử gia đình
3,4 lần [2].
Tuổi: tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ, tim mạch, đột quỵ càng cao.
ĐTĐ thường xuất hiện ở độ tuổi trung niên, thường trên 45 tuổi. Những thay đổi về
cấu trúc cơ thể với tình trạng tích lũy mỡ ở bụng, chức năng của cơ xương giảm làm
giảm hoạt động thể chất. Những thay đổi này làm giảm đáng kể việc phải tiêu hao
năng lượng và dễ gây tích lũy mỡ bụng là nguyên nhân gây đề kháng insulin [37].
Chủng tộc: ĐTĐ type 2 có thể gặp ở tất cả các dân tộc khác nhau nhưng với tỷ
lệ và mức độ khác nhau. Những người Mỹ gốc Phi, người Mỹ gốc Mexico, người
Mỹ bản địa, thổ dân Hawaii, Thái Bình Dương và người Mỹ gốc Á có nguy cơ cao
hơn mắc bệnh ĐTĐ [15].
Lối sống: Sự đơ thị hóa và phát triển nhanh chóng có tác động làm tăng nhanh
tỷ lệ mắc ĐTĐ [33]. Với chế độ ăn uống không hợp lý, dư thừa năng lượng, lối
sống tĩnh tại, hạn chế các hoạt động thể chất dẫn đến thừa cân béo phì, tăng kích
thước vịng bụng, kết hợp với hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia làm tăng nguy cơ
mắc ĐTĐ. Tại Việt Nam, nam giới ở thành thị mắc ĐTĐ cao gấp 1,2 lần so với nam
giới ở vùng nông thôn [58]. Việc tăng tỷ lệ ĐTĐ ở Ấn Độ và các quốc gia đang


6

phát triển khác chủ yếu là do đơ thị hóa. Ấn Độ sẽ tiếp tục đứng đầu về số lượng
người bệnh ĐTĐ do việc đơ thị hóa và phát triển kinh tế nhanh chóng [60]. Những

người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ĐTĐ cao hơn 45% so với những người không
hút [61]. Tỷ lệ mắc ĐTĐ ở những người có BMI ≥ 23 cao hơn gấp 1.52 lần so với
những người có BMI bình thường (18.5≤ BMI <23) [58].
Tiền sử ĐTĐ thai kỳ: Phụ nữ có thai ở gia đình có người bị ĐTĐ thế hệ thứ
nhất thì nguy cơ ĐTĐ chiếm 50-60% so với những người khơng có tiền sử gia đình
về ĐTĐ. Trẻ mới sinh nặng > 4 kg là một yếu tố nguy cơ mắc ĐTĐ cho mẹ và con.
Phụ nữ có tiền sử ĐTĐ thai kỳ có nguy cơ mắc ĐTĐ type 2 cao hơn gấp 7 lần so
với phụ nữ không bị ĐTĐ thai kỳ [15].
Tăng huyết áp: Tăng huyết áp được coi là nguy cơ phát triển ĐTĐ type 2.
Người có tiền sử tăng huyết áp có nguy cơ mắc ĐTĐ cao gấp 2,7 lần so với người
khơng có tiền sử tăng huyết áp [4].
Tiền sử giảm dung nạp glucose: Những người có tiền sử giảm dung nạp
glucose thì có khả năng tiến triển thành ĐTĐ rất cao.
1.1.4. Chẩn đoán Đái tháo đường
Theo khuyến cáo của Hội ĐTĐ Hoa Kỳ (American Diabetes Association) năm
2016, Chẩn đốn ĐTĐ khi có ít nhất một trong 4 các tiêu chuẩn sau [17]:
1. Đường huyết lúc đói ≥126 mg/dL (7,0 mmol/L).
(Đói được định nghĩa là khơng dung nạp calo trong ít nhất 8h)
2. Đường huyết 2 giờ ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L) khi làm test dung nạp glucose.
(Thực hiện như mô tả của WHO, sử dụng 75g glucose khan hòa tan trong nước)
3. HbA1c ≥ 6,5% (48 mmol/mol).
Xét nghiệm nên được thực hiện tại phịng thí nghiệm sử dụng phương pháp được
cấp chứng chỉ bởi NGSP và đáp ứng tiêu chuẩn DCCT.
4. Người bệnh có các triệu chứng cổ điển của tăng đường huyết hay tăng đường
huyết trầm trọng kèm theo xét nghiệm glucose huyết tương ngẫu nhiên  200
mg/dl (11,1 mmol/l).
(1),(2),(3): Trường hợp tăng đường huyết khơng rõ ràng thì phải làm lại xét nghiệm.


7


1.1.5. Một số thông tin cơ bản về điều trị Đái tháo đường
Theo hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế năm 2011 [3]
Bảng 1.1 Mục tiêu điều trị
Chỉ số
Đường huyết
- Lúc đói
- Sau ăn
HbA1c
Huyết áp
BMI
Cholesterol
HDL-c
Triglycerid
LDL-c
Non-HDL

Đơn vị
mmol/l

%
mmHg
kg/(m)2
mmol/l
mmol/l
mmol/l
mmol/l
mmol/l

Tốt


Chấp nhận

Kém

4,4 – 6,1
4,4 – 7,8
≤ 6,5
≤ 130/80*
18,5 - 23
< 4,5
> 1,1
1,5
< 2,5**

6,2 – 7,0
7,8 - ≤ 10,0
> 6,5 - ≤ 7,5
130/80- 140/90
18,5 - 23
4,5 - ≤ 5,2
≥ 0,9
1,5 - ≤ 2,2
2,5 - 3,4

> 7,0
> 10,0
> 7,5
> 140/90
≥ 23

≥ 5,3
< 0,9
> 2,2
≥ 3,4

3,4

3,4 - 4,1

> 4,1

* Người có biến chứng thận- từ mức có microalbumin niệu HA ≤ 125/75.
** Người có tổn thương tim mạch LDL-c nên dưới 1,7 mmol/l (dưới 70 mg/dl)
Mục đích:
- Duy trì được lượng đường huyết khi đói, đường huyết sau ăn gần như mức độ sinh
lý, đạt được mức HbA1c lý tưởng, nhằm giảm các biến chứng có liên quan, giảm tỷ
lệ tử vong do ĐTĐ.
- Giảm cân nặng (với người thừa cân, béo phì) hoặc duy trì cân nặng hợp lý.
Nguyên tắc:
- Thuốc phải kết hợp với chế độ ăn và luyện tập. Đây là bộ ba phương pháp điều trị
bệnh ĐTĐ.
- Phải phối hợp điều trị hạ đường huyết, điều chỉnh các rối loạn lipid, duy trì số đo
huyết áp hợp lý, phòng, chống các rối loạn đông máu.
- Khi cần phải dùng insulin (như trong các đợt cấp của bệnh mạn tính, bệnh nhiễm
trùng, nhồi máu cơ tim, ung thư, phẫu thuật).
Lựa chọn thuốc và phương pháp điều trị:
Mục tiêu điều trị phải nhanh chóng đưa lượng đường huyết về mức quản lý tốt
nhất, đạt mục tiêu đưa HbA1C về khoảng từ 6,5 đến 7,0% trong vòng 3 tháng.



8

Không áp dụng phương pháp điều trị bậc thang mà dùng thuốc phối hợp sớm.
Cụ thể:
- Nếu HbA1c trên 9,0% mà mức glucose huyết tương lúc đói trên 13,0 mmol/l có
thể chỉ định hai loại thuốc viên hạ đường huyết phối hợp.
- Nếu HbA1C trên 9,0% mà mức đường huyết lúc đói trên 15,0 mmol/l có thể xét
chỉ định dùng ngay insulin.
- Bên cạnh việc điều chỉnh lượng đường huyết phải đồng thời lưu ý cân bằng các
thành phần lipid máu, các thơng số về đơng máu, duy trì số đo huyết áp…
- Theo dõi, đánh giá tình trạng kiểm soát mức glucose trong máu bao gồm mức
đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn, đặc biệt là mức HbA1c – được đo từ 3
đến 6 tháng/lần.
- Thầy thuốc phải nắm vững cách sử dụng các thuốc hạ đường huyết bằng đường
uống, sử dụng insulin, cách phối hợp thuốc trong điều trị và những lưu ý đặc biệt về
tình trạng người bệnh khi điều trị bệnh ĐTĐ.
- Đối với các cơ sở y tế không thực hiện xét nghiệm HbA1c, đánh giá theo mức
glucose huyết tương trung bình.
Thuốc hạ đường huyết bằng đường uống: Metformin (Dimethylbiguanide),
thuốc ức chế Alpha-glucosidase, Sulphonylurea, Meglitinide/Repaglinide, Gliptin,
Thiazolidinedione (Glitazone). Thuốc tiêm: insulin
1.1.6. Hậu quả của bệnh Đái tháo đường
Theo thống kê của IDF năm 2015, những người mắc bệnh ĐTĐ có nguy cơ
tàn tật và các vấn đề sức khỏe liên quan đến tính mạng cao hơn so với những người
khác. Mức đường huyết cao có thể dẫn đến những bệnh lý nghiêm trọng về tim
mạch, mắt, thận và thần kinh cũng như có nguy cơ cao mắc các bệnh nhiễm trùng
[33]. Theo báo cáo của Hội Đái tháo đường Hoa kỳ (ADA) năm 2014 cho biết từ
năm 2005–2008, trong số những người bệnh mắc ĐTĐ từ độ tuổi 40 trở lên có
28,5% gặp vấn đề về mắt do ĐTĐ. ĐTĐ là nguyên nhân dẫn đến suy thận chiếm
44% các ca mắc mới trong năm 2011. Ước tính có 60% trường hợp bị cắt cụt chi

khơng do chấn thương ở người từ 20 tuổi trở lên được chẩn đoán mắc ĐTĐ [16].


9

Theo tác giả Tạ Văn Bình 70% tử vong ở người bệnh ĐTĐ là do bệnh tim mạch và
tỷ lệ biến chứng mạch máu lớn ở người bệnh ĐTĐ tại Việt Nam chủ yếu là 38%
mạch vành, 1,2% đột quỵ, 27,6% tăng huyết áp [1]. Trong số những người mắc
ĐTĐ tại Việt Nam 30% có biến chứng về mắt, 20% có biến chứng về thận và
53,2% có biến chứng về thần kinh ngoại biên [19]. Theo một nghiên cứu tại tỉnh
Phú Thọ năm 2012, tỷ lệ biến chứng ở người bệnh ĐTĐ type2 là 11,8% thiếu máu
cơ tim thầm lặng, 11,8% là tổn thương bàn chân, 49,4% về mắt, 47,6% về thận [11].
ĐTĐ và biến chứng của nó là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong sớm ở hầu
hết các nước. Gần 80% các ca tử vong xảy ra ở các nước thu nhập thấp và thu nhập
trung bình. Theo thống kê có 46,6% ca tử vong do ĐTĐ gặp ở những người ở độ
tuổi dưới 60. Theo thống kê của Liên đoàn ĐTĐ quốc tế năm 2015 cho biết tính đến
cuối năm 2015, ĐTĐ sẽ là nguyên nhân của 5 triệu ca tử vong. Tại khu vực Đông
Nam Á có số lượng ca tử vong do ĐTĐ cao thứ hai trong bảy khu vực Hội đáo tháo
đường quốc tế với 1,2 triệu ca tử vong trong năm 2015. Trong đó, hơn một nửa
(53,2%) trong số các trường hợp tử vong xảy ra ở những người dưới 60 tuổi. Tại
Việt Nam, có hơn 53 nghìn ca tử vong ở độ tuổi từ 20-79 tuổi [33].
ĐTĐ gây nên những tổn thất và gánh nặng to lớn về mặt kinh tế cho cá nhân,
gia đình, hệ thống y tế quốc gia và đất nước . Chi phí y tế tồn cầu trong năm 2015
cho điều trị và dự phòng biến chứng ĐTĐ là khoảng 673 tỷ USD đến 1,197 tỷ USD.
Trong đó 75% chi phí y tế cho ĐTĐ là cho những người từ 50-79 tuổi. Phần lớn các
nước tiêu tốn khoảng 5% đến 20% trong tổng chi phí y tế cho ĐTĐ. Hoa kỳ là
nước tiêu tốn chi phí y tế cao nhất cho ĐTĐ khoảng 320 tỷ USD, tiếp theo là Trung
Quốc với 51 tỷ USD. Tại Việt Nam, trung bình chi phí y tế cho một người mắc
ĐTĐ vào khoảng 162 USD [33].
1.2. Một số đặc điểm dịch tễ học bệnh Đái tháo đường

1.2.1. Tình hình Đái tháo đường trên Thế giới
Bệnh lý ĐTĐ ngày càng được nhiều quốc gia quan tâm bởi vì tốc độ phát triển
nhanh chóng và sự đe dọa của nó đến sức khỏe và kinh tế xã hội. Theo thống kê của
WHO năm 2014 trên thế giới có khoảng 422 triệu người mắc bệnh ĐTĐ. Theo IDF


10

năm 2015 số người mắc ĐTĐ nhiều nhất là ở khu vực Thái Bình Dương với 153,2
triệu người mắc, trong đó cao nhất là Trung Quốc với 109,6 triệu người mắc. Trung
bình cứ 11 người lớn thì có 1 người mắc ĐTĐ, dự đốn đến năm 2040 trung bình cứ
10 người lớn thì có 1 người mắc ĐTĐ. Ở các nước thu nhập cao, có khoảng 87% 91% trường hợp chấn đoán ĐTĐ thuộc type 2, 7%-12% thuộc type 1, 1%-3% thuộc
các type khác [33].
Theo thống kê năm 2015 trên tồn cầu có khoảng 193 triệu người tương
đương với 46,5% mắc ĐTĐ chưa được chẩn đốn. Trong đó 81,1% những người
chưa được chẩn đoán ĐTĐ sống ở các nước thu nhập thấp và trung bình [33]. Phần
lớn người bệnh mắc ĐTĐ nằm trong độ tuổi từ 20 đến 79, cụ thể có 320,5 triệu
người trong độ tuổi lao động là 20-64 và 94,2 triệu người trong độ tuổi 65-79 [33].
Hơn 60% người bệnh ĐTĐ trên thế giới bắt nguồn từ các nước Châu Á và tỷ
lệ ĐTĐ đang gia tăng ở những nước này. Ở các nước đang phát triển thường gặp
ĐTĐ ở độ tuổi từ 35 đến 64 [80]. Tỷ lệ ĐTĐ đã tăng lên đáng kể ở Ấn Độ và Trung
Quốc, đặc biệt tại các khu vực nông thôn. Số người mắc ĐTĐ ở thành thị là 269,7
triệu người và nông thôn là 145,1 triệu người [33]. Những nguyên nhân chính là do
sự phát triển kinh tế-xã hội và cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa nhanh chóng tại hầu hết
các nước châu Á làm thay đổi lối sống và tăng nguy cơ mắc bệnh ĐTĐ [61].
Người bệnh ĐTĐ có thể được tìm thấy ở tất cả các nước, nếu khơng có biện
pháp dự phịng hay các chương trình quản lý hiệu quả thì tỷ lệ ĐTĐ sẽ cịn tiếp tục
tăng lên trên tồn cầu.
1.2.2. Tình hình Đái tháo đường tại Việt Nam
Tại Việt Nam, thống kê của IDF năm 2015 số người trong độ tuổi từ 20-79

tuổi mắc ĐTĐ là khoảng 3,5 triệu người [33]. Kết quả nghiên cứu năm 2015 về tỷ lệ
ĐTĐ và các yếu tố nguy cơ ở người lớn tại Việt Nam ước tính cứ 17 người Việt
Nam có 1 người mắc ĐTĐ cụ thể cứ 15 nam giới thì có 1 người mắc và cứ 20 nữ
giới thì có 1 người mắc ĐTĐ [58].
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ gia tăng ĐTĐ nhanh nhất thế
giới. Theo thống kê của Viện quốc gia Việt Nam, tính đến cuối tháng 10 năm 2008,


11

tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ ở Việt Nam tăng gần gấp đôi so với năm 2003. Nghiên cứu
trong 6 vùng ở Việt Nam, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose cũng gia tăng mạnh mẽ từ
7,7% năm 2002 lên gần 12,8% năm 2012 [28]. Tại 2 thành phố lớn của Việt Nam,
tỷ lệ ĐTĐ type 2 ở Hà Nội tăng lên từ chỉ 1,4% vào năm 1994 lên đến 3,7% vào
năm 2012, tại Hồ Chí Minh tỷ lệ này cịn tăng lên gấp 3 từ 3,8% năm 2004 lên đến
12,4% năm 2010 [51].
Tỷ lệ ĐTĐ ở 4 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phịng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh
trong năm 2001 là 4,0%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 10% [2]. Tại Việt Nam,
bệnh ĐTĐ type 2 ảnh hưởng một cách đáng kể đối với đối tượng là người lớn [42].
Năm 2007, Việt Nam đã trở thành một trong mười quốc gia hàng đầu châu Á về
mắc bệnh ĐTĐ type 2 và rối loạn dung nạp glucose ở nhóm tuổi từ 20 đến 79 và dự
đốn Việt Nam sẽ nằm trong danh sách này cho đến năm 2025 [23].
Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Phạm Minh Ngọc và Eggleston năm
2015, các yếu tố đô thị hóa, dân số già, béo phì và hạn chế vận động thể chất có vai
trị quan trọng làm tăng tỷ lệ ĐTĐ tại Việt Nam [58].
Theo một nghiên cứu từ năm 2008, tỷ lệ mắc ĐTĐ trong nhóm 20-64 tuổi tại
thành phố Đà Nẵng là 7,38%, tỷ lệ rối loạn dung nạp glucose là 14,9% và rối loạn
đường huyết lúc đói là 3,67% [4]. Năm 2014 Trung tâm Y tế dự phòng đã tiến hành
sàng lọc bệnh ĐTĐ ở quận Hải Châu và quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, kết quả
cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ĐTĐ là hơn 10% và tiền ĐTĐ là trên 25%. Một nghiên cứu

khác tại Đà Nẵng năm 2013, tỷ lệ thừa cân béo phì là 16% dựa theo tiêu chuẩn của
WHO về BMI ≥ 25 kg/m2. Khi áp dụng chỉ số cho khu vực Châu Á với BMI ≥ 23
kg/m2 thì tỷ lệ thừa cân béo phì tăng gấp đơi (33,8%) [46]. Nghiên cứu về thực
trạng ĐTĐ và một số yếu tố liên quan tại thành phố Đà Nẵng năm 2008 cho thấy
hiểu biết của người dân về bệnh ĐTĐ còn chưa đầy đủ [4].
1.3. Tự quản lý bệnh ở người bệnh Đái tháo đường type 2
1.3.1. Thuật ngữ tự chăm sóc và tự quản lý bệnh Đái tháo đường
Vấn đề tự quản lý đặc biệt quan trọng đối với những người mắc các bệnh lý mạn
tính, trong đó người bệnh phải có trách nhiệm tự chăm sóc hàng ngày trong suốt


12

quảng thời gian mang bệnh và đối với hầu hết những người bệnh này thì tự quản lý
như là một công việc suốt đời [44].
Thuật ngữ "tự quản lý" hoặc "tự chăm sóc" đã được sử dụng rộng rãi để mô tả
việc quản lý bệnh ĐTĐ của người bệnh . Tự quản lý và tự chăm sóc giống nhau ở
điểm đều là thực hiện những hành vi cụ thể để đạt được kết quả như mong muốn.
Tuy nhiên tự chăm sóc là thực hiện các hoạt động sống hàng ngày như tắm hay vệ
sinh, thực hiện các hành vi liên quan đến sức khỏe nhưng khơng có sự phối hợp hay
hướng dẫn từ các nguồn chăm sóc y tế chính thống. Không giống như vậy, tự quản
lý tập trung vào kiến thức , niềm tin, kỹ năng tự điều chỉnh, khả năng của bản thân,
hỗ trợ xã hội để quản lý tình trạng bệnh mạn tính hay thực hiện các hành vi liên
quan đến sức khỏe [66].
Dựa theo một số nghiên cứu thì tự quản lý bệnh ĐTĐ có thể được hiểu là một
quá trình phát triển liên tục kiến thức, kỹ năng và khả năng cần thiết để tự chăm sóc.
Tự quản lý bệnh ĐTĐ bao gồm một hệ thống các hành vi liên quan đến điều chỉnh
chế độ ăn, thể dục, sử dụng thuốc, tự theo dõi mức đường huyết và duy trì chăm sóc
bàn chân [24],[59],[82],[83].
Mục tiêu chung của tự quản lý bệnh ĐTĐ là hỗ trợ đưa ra quyết định, hành vi tự

chăm sóc, giải quyết vấn đề, phối hợp hoạt động với các nhóm chăm sóc sức khỏe
nhằm cải thiện kết quả lâm sàng, tình trạng sức khỏe và chất lượng cuộc sống [30].
1.3.2. Những khuyến cáo trong tự quản lý bệnh Đái tháo đường type 2
Khi người bệnh thực hiện tự quản lý cần thực hiện theo những khuyến cáo về chế
độ ăn, tập luyện, tự theo dõi đường huyết, sử dụng thuốc, chăm sóc bàn chân. Theo
khuyến cáo của Hội ĐTĐ Hoa kỳ (American Diabetes Association) năm 2016 và
Hội ĐTĐ Canada (Canada Diabetes Association) năm 2013 [17],[22]
Chế độ ăn:
- Mơ hình ăn uống: Theo Hội ĐTĐ Canada (CDA) khuyến cáo chế độ ăn
cho người bệnh ĐTĐ nên dựa vào sở thích ăn uống, văn hóa, mức sống và mục đích
điều trị của từng cá nhân, tổng năng lượng có thể chia theo tỷ lệ 45% - 60% tinh


13

bột, 15% - 20% protein và 20% - 35% chất béo. Nên duy trì đều đặn thời gian và
khoảng cách giữa các bữa ăn.
- Tinh bột: lượng tinh bột không nên ít hơn 130g/ngày để cung cấp đủ năng
lượng cho bộ não. Nên sử dụng nguồn tinh bột lấy từ ngũ cốc nguyên hạt, rau, trái
cây, các loại đậu và sản phẩm từ sữa, cần chú ý lựa chọn những nguồn tinh bột giàu
chất xơ và có lượng đường ít. Lượng chất xơ cho người lớn mắc ĐTĐ là 2550g/ngày hoặc 15-25g/1000 kcal.
- Đường: nên tránh những nước uống có chứa đường, hạn chế ăn những thực
phẩm chứa đường sucrose như bánh bích quy, kẹo ngọt, kem, đường ăn, củ cải
đường. Lượng đường sucrose (đường ăn) hoặc fructose không nên quá 10 % tổng
năng lượng hàng ngày (ví dụ 50-65 g/ngày đối với chế độ ăn 2000-2600 kcal/ngày).
- Chất béo: hạn chế chất béo bão hòa dưới 7% tổng năng lượng hàng ngày
(bơ, dầu dừa, dầu cọ, thịt động vật, cream), chất béo công nghiệp ở mức thấp nhất
(đồ rán, nướng, khoai tây chiên, bánh quy). Nên ăn chất béo khơng bảo hịa trong đó
chất béo khơng bảo hịa đơn (ô liu, dầu cải) khoảng 20% tổng lượng calo, chất béo
khơng bão hịa đa (dầu cải, quả óc chó, hạt lanh, salba) và acid béo omega 3 chiếm

khoảng 10% tổng lượng calo.
- Protein: đối với người bệnh ĐTĐ type 2 ăn protein có thể làm tăng đáp ứng
của insulin khi ăn chế độ ăn có tinh bột. Nên ăn khoảng 1-1,5g/1kg cân nặng/1
ngày. Với những người có bệnh thận ĐTĐ thì lượng protein nên là 0,8g/kg/1 ngày.
- Nước uống chứa cồn: nên giới hạn ≤2 ly tiêu chuẩn ngày hoặc <10 ly mỗi
tuần đối với phụ nữ và ≤3 ly tiêu chuẩn mỗi ngày hoặc <15 ly mỗi tuần cho nam
giới (1 ly tiêu chuẩn: 10 g cồn, 341 mL bia có 5% cồn , 43 ml rượu mạnh có 40%
cồn, 142 ml rượu có 12% cồn).
- Muối: hạn chế ăn muối, lượng muối dưới 2300 mg /ngày, người bệnh vừa
mắc ĐTĐ vừa có tăng huyết áp thì nên ăn lượng muối 1500 mg/ngày.
- Theo khuyến cáo của CDA năm 2013 nên bổ sung 400 IU vitamin D cho
người bệnh > 50 tuổi.


14

Hoạt động thể chất (Physical activity) : bao gồm tất cả các hoạt động làm
tăng việc sử dụng năng lượng của cơ thể. Tập thể dục là một hình thức cụ thể của
hoạt động thể chất, được thiết kế để cải thiện sức khỏe về mặt thể chất.
- Bài tập Aerobic (aerobic exercise): các nhóm cơ lớn hoạt động liên tục
cùng một lúc trong ít nhất 10 phút. Bài tập mức độ trung bình làm người bệnh tốt
mồ hơi nhưng vẫn có thể nói chuyện được, kéo dài 30-60 phút. Bài tập mức độ
mạnh làm người bệnh thở khó và thở nhanh hơn, chỉ có thể nói được một vài từ.
- Tập kháng lực (resistance exercise): lặp lại những bài tập ngắn với các
dụng cụ như tạ tay, máy nâng tạ, dây kéo tay lò xo hoặc bài tập chống đẩy nhằm
làm tăng sức mạnh, sức chịu đựng của cơ.
- Khuyến cáo đối với Người lớn mắc ĐTĐ: ≥ 150 phút/ tuần tập aerobic với
mức độ trung bình hoặc ≥75 phút/tuần tập aerobic với mức độ mạnh, hoặc ≥ 3
ngày/tuần và không quá 2 ngày liên tiếp không tập thể dục. Tập kháng lực ≥ 2 buổi/
tuần và tốt nhất là 3 lần/tuần (khơng có chống chỉ định), mỗi buổi tập bao gồm ít

nhất 5 bài tập kháng lực khác nhau liên quan đến các nhóm cơ lớn. Ngồi ra không
nên ngồi một chỗ quá 90 phút. Trẻ em mắc ĐTĐ hoặc những người tiền ĐTĐ: hoạt
động thể chất ≥ 60 phút/ngày. Người bệnh tránh hoạt động mạnh khi bị ketosis. Để
tránh hạ đường huyết, trước khi tập thể dục người bệnh cần ăn thêm tinh bột nếu
mức đường huyết là 100 mg/dL (5,6 mmol/L).
Hút thuốc: người bệnh không nên hút thuốc lá hoặc sử dụng các sản phẩm
của thuốc lá, kể cả thuốc lá điện tử.
Tự theo dõi đường huyết : nên kiểm tra vào các thời điểm sau: trước bữa ăn
hay ăn nhẹ, sau khi ăn, vào giờ đi ngủ, trước khi tập thể dục, khi nghi ngờ đường
huyết thấp, sau khi điều trị hạ đường huyết đến khi đường huyết ở mức bình
thường, trước khi làm những việc khó để thực hiện như lái xe. Người bệnh ĐTĐ
type 2 sử dụng insulin nên kiểm tra ít nhất 3 lần/ ngày và 1 lần/ ngày đối với người
không điều trị bằng insulin.
Chăm sóc bàn chân: quan sát và tự kiểm tra toàn bộ bàn chân mỗi ngày,
tránh chấn thương bàn chân, mang dày dép phù hợp (như giày mềm hoặc có bít mũi,


15

không chật) và kiểm tra giày dép trước khi mang, hạn chế hoạt động làm tăng áp lực
lên bàn chân, không đi chân trần. Theo ADA 2005, nên rửa chân hàng ngày, dùng
khăn mềm lau khô chân và chú ý các kẽ ngón chân. Nên cắt móng chân sau khi rửa
chân, khơng nên cắt sâu vào ngón chân [14].
Tn thủ việc sử dụng thuốc: điều trị cho người bệnh ĐTĐ type 2 thường bắt
đầu từ điều chỉnh chế độ ăn, giảm cân, tập luyện nếu mức đường huyết không cải
thiện thì tiếp tục phối hợp với sử dụng thuốc uống hoặc tiêm.
1.3.3. Thực hiện tự quản lý bệnh Đái tháo đường trên thế giới và Việt Nam
Đa số người bệnh ĐTĐ chỉ tìm đến nhân viên y tế một vài giờ mỗi năm, chủ
yếu họ tự chăm sóc và quản lý bệnh của mình. Việc người bệnh áp dụng các kỹ
năng tự quản lý là cần thiết để giúp họ quản lý bệnh ĐTĐ.

Mặc dù tự quản lý bệnh ĐTĐ là rất quan trọng trong việc kiểm soát bệnh và có
nhiều chương trình đã được phát triển trên thế giới nhưng vẫn có một số lượng đáng
kể người bệnh ĐTĐ type 2 không thực hiện được việc tự quản lý bệnh. Nghiên cứu
tại Trung Quốc năm 2014, người bệnh thực hiện tự quản lý bệnh khá tốt, 46 % đạt ở
mức độ tốt, 45% đạt mức khá và 6% đạt mức kém [32]. Nghiên cứu tại Washington,
Mỹ năm 2007 cho biết 1/5 người bệnh ĐTĐ type 2 bỏ dùng thuốc hơn 2 ngày/1
tuần. Hầu hết đều hoạt động thể chất ở mức thấp[49].
Nghiên cứu thực hiện tại Trung tâm y tế quận I Tp Hồ Chí Minh năm 2006
nhằm khảo sát kiến thức, thái độ và thực hành về dự phịng biến chứng ĐTĐ của
người bệnh ĐTĐ, chỉ có 21% thực hành việc đo đường huyết tại nhà, 42% người
bệnh khơng có chế độ ăn dành cho mình [9]. Theo kết quả nghiên cứu của Tạ Văn
Bình năm 2007, gần 80% người bệnh ĐTĐ ở Việt Nam không tuân theo chế độ ăn
đặc biệt nào hay thực hiện bất kỳ bài tập thể dục nào [75].
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến việc thực hiện tự quản lý bệnh ở người
bệnh ĐTĐ. Các hướng dẫn tự quản lý bệnh vẫn còn phức tạp [54]. Nghiên cứu của
Nama năm 2011 đưa ra vấn đề gánh nặng về kinh tế cũng là nguyên nhân dẫn đến
việc không thể tuân thủ về điều trị ở người bệnh ĐTĐ [48]. Hoặc có thể do chưa có
đầy đủ kiến thức về bệnh và cách tự quản lý. Một nghiên cứu năm 2006 chỉ ra 91%


×