Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người bệnh ung thư điều trị bằng hóa chất tại bệnh viện quân y 103 năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (968.77 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ HƯƠNG QUỲNH

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ĐIỀU TRỊ BẰNG HÓA
CHẤT TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 NĂM 2018

LUẬN VĂN THẠC SỸ ĐIỀU DƯỠNG

Nam Định – 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGUYỄN THỊ HƯƠNG QUỲNH

TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN
QUAN Ở NGƯỜI BỆNH UNG THƯ ĐIỀU TRỊ BẰNG
HÓA CHẤT TẠI BỆNH VIỆN QUÂN Y 103 NĂM 2018
Chuyên ngành: Điều dưỡng
Mã số: 8720301
LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
HD1: TS. Trần Văn Long

HD2: TS. Nguyễn Đăng Trường

Nam Định – 2018


i

TĨM TẮT NGHIÊN CỨU

Mục tiêu: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và nhận xét một số yếu tố liên
quan đến tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh ung thư điều trị hóa chất tại Bệnh viện
quân y 103 năm 2018.
Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả được tiến hành trên 150
người trưởng thành mắc ung thư và điều trị hóa chất từ tháng 2/ 2018 đến tháng 5/
2018 tại Trung tâm ung bướu và y học hạt nhân, Bệnh viện quân y 103.
Kết quả:
-

Tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh ung thư điều trị hóa chất

+ Theo BMI: tỷ lệ thiếu năng lượng trường diễn là 27,3%.
+ Theo PG – SGA: có 58,0% người bệnh có nguy cơ SDD hoặc SDD vừa và
nặng (PG – SGA B và C) trong đó có đến 16,7% SDD nặng (PG – SGA C).
+ Theo một số chỉ số hóa sinh: theo albumin: tỷ lệ SDD là 21,4%; theo
lympho bào có 56,7% người bệnh SDD và 58,0% người bệnh bị thiếu máu.
+ Khẩu phần ăn 24h: tỷ lệ người bệnh có năng lượng khẩu phần ăn đạt nhu

cầu khuyến nghị chiếm 40,7%, không đạt NCKN chiếm 59,3%.
-

Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh ung thư

điều trị hóa chất:
+ Nhóm tuổi với khẩu phần ăn 24h và phân loại PG – SGA với p<0,05
+ Trình độ học vấn với khẩu phần ăn 24h và xếp loại kinh tế với BMI với
p <0,05.
+ Giai đoạn bệnh, vị trí khối u với PG – SGA với p <0,05
+ Hỗ trợ gia đình và xã hội với khẩu phần ăn 24h và BMI với p<0,05.
Kết luận: Tỷ lệ người bệnh ung thư điều trị hóa chất SDD nói chung tương
đối cao, nhóm tuổi càng cao thì tỷ lệ SDD càng tăng. Các yếu tố liên quan tới tình
trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư điều trị hóa chất bao gồm: nhóm tuổi,
trình độ học vấn, xếp loại kinh tế, giai đoạn bệnh, vị trí khối u, hỗ trợ gia đình và xã hội.
Từ khóa: Ung thư, dinh dưỡng, điều trị hóa chất.


ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập và nghiên cứu, hồn thành luận văn tốt nghiệp, tơi đã
nhận được sự dạy bảo, giúp đỡ và động viên hết sức tận tình của các thầy cơ, gia
đình và bạn bè.
Nhân dịp này tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến:
Ban giám hiệu, các phòng ban chức năng của trường Đại học Điều dưỡng
Nam Định đã tận tình quan tâm giảng dạy, giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập
và làm luận văn tốt nghiệp.
Ban giám đốc, phòng kế hoạch tổng hợp, bộ môn dinh dưỡng và trung tâm

Ung bướu và y học hạt nhân bệnh viện quân y 103 đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
tơi hồn thành luận văn này.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu trường
Cao đẳng y tế Hà Đông cùng các đồng nghiệp đã tận tình giúp đỡ tạo điều kiện cho
tơi học tập vươn lên.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới TS. Trần Văn Long, trưởng khoa
y tế công cộng - trưởng phòng sau đại học, trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
và TS. Nguyễn Đăng Trường, hiệu trưởng trường Cao đẳng y tế Hà Đông, những
người thầy đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp giúp đỡ tơi trong q trình hồn thành
luận văn tốt nghiệp.
Với tất cả lịng kính trọng của mình, tơi xin cảm ơn các thầy cô trong hội
đồng duyệt đề cương và hội đồng thẩm định chấm luận văn tốt nghiệp đã giúp tôi
những ý kiến q báu để tơi có thể thực hiện và hồn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tơi gửi tới tất cả người bệnh hiện diện trong nghiên cứu của tôi lời cảm ơn
chân thành, họ đã đồng ý cho tôi thực hiện và triển khai nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi gửi lời cảm ơn ân tình nhất tới gia đình, người thân, bạn bè
của tôi, họ là nguồn động viên lớn trong cuộc sống, học tập và công tác của tôi.
Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2018
Nguyễn Thị Hương Quỳnh


iii

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi được thực hiện tại
Trung tâm Ung bướu và y học hạt nhân, bệnh viện 103. Các số liệu, kết quả trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.


Hà Nội, ngày 21 tháng 7 năm 2018

Nguyễn Thị Hương Quỳnh


MỤC LỤC

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .......................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................ii
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. iii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. iv
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... v
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ .............................................................................. vi
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
MỤC TIÊU ............................................................................................................. 3
Chương 1: TỔNG QUAN........................................................................................ 4
1.1. Đại cương về ung thư .................................................................................... 4
1.2. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư điều trị hóa chất ................... 7
1.3. Dinh dưỡng cho người bệnh ung thư ............................................................. 9
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư
........................................................................................................................... 10
1.5. Một số phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng ................................... 18
1.6. Một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng người bệnh ung thư trên thế giới
và Việt Nam ....................................................................................................... 20
1.7. Khung lý thuyết ........................................................................................... 23
1.8. Địa bàn nghiên cứu...................................................................................... 24
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................... 25
2.1. Đối tượng .................................................................................................... 25
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................ 25
2.5. Phương pháp thu thập số liệu....................................................................... 26

2.6. Các biến số nghiên cứu................................................................................ 29
2.7. Các khái niệm, thang đo và tiêu chuẩn đánh giá .......................................... 33
2.8. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 38
2.9. Vấn đề đạo đức nghiên cứu ......................................................................... 38
2.10. Sai số và biện pháp khắc phục ................................................................... 38


Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 40
3.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ................................................................... 40
3.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu ........................................ 45
3.3. Yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư ........... 51
Chương 4: BÀN LUẬN......................................................................................... 59
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu .................................................. 59
4.2. Tình trạng dinh dưỡng của đối tượng nghiên cứu ........................................ 61
4.3. Một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ............. 67
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 75
KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 78
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2
PHỤ LỤC 3
PHỤ LỤC 4


iv

DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

BMI


Body Mass Index
(Chỉ số khối cơ thể)

Đv

Động vật

G

Glucid

L

Lipid

NCKN

Nhu cầu khuyến nghị

NL

Năng lượng

PG – SGA

Patient – Generated Subjective Global Assessment
(Đánh giá chủ quan toàn diện bệnh nhân)

Pr


Protid

SDD

Suy dinh dưỡng

SGA

Generated Subjective Global Assessment
(Đánh giá tổng thể chủ quan)

SL

Số lượng

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TLC

Total Lymphocyte Count
(Tổng số lượng tế bào lympho)

Tv


Thực vật

TP

Thực phẩm

TTDD

Tình trạng dinh dưỡng

UB & YHHN

Ung bướu và Y học hạt nhân

WHO

World Health Organization
(Tổ chức y tế thế giới)


v

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2. 1. Phân loại BMI cho người châu Á .......................................................... 33
Bảng 3. 1. Thông tin chung.................................................................................... 40
Bảng 3. 2. Phân bố nhóm người bệnh ung thư theo chẩn đoán ............................... 41
Bảng 3. 3. Đặc điểm bệnh lý .................................................................................. 42
Bảng 3. 4. Đặc điểm phương pháp đã và đang điều trị kết hợp hóa trị.................... 42
Bảng 3. 5. Phân bố về bệnh lý kèm theo ................................................................ 43

Bảng 3. 6. Phân bố người bệnh theo nhóm tuổi và nhóm bệnh ............................... 43
Bảng 3. 7. Đặc điểm nhân trắc, hóa sinh và truyền hóa chất của đối tượng nghiên
cứu ........................................................................................................................ 44
Bảng 3.8. Tình trạng dinh dưỡng theo BMI ........................................................... 45
Bảng 3. 9. Tình trạng dinh dưỡng (PG – SGA) theo vị trí khối u ........................... 46
Bảng 3. 10. Tình trạng dinh dưỡng theo một số chỉ số hóa sinh ............................. 48
Bảng 3. 11. Năng lượng khẩu phần ăn trung bình của người bệnh ......................... 50
Bảng 3. 12. Phân bố người bệnh theo thói quen ..................................................... 51
Bảng 3. 13. Phân bố người bệnh tìm hiểu về kiến thức dinh dưỡng ....................... 52
Bảng 3. 14. Phân bố về tư vấn dinh dưỡng cho người nhà trực tiếp chăm sóc ........ 53
Bảng 3. 15. Phân bố yếu tố liên quan đến khẩu phần ăn của người bệnh ................ 54
Bảng 3. 16. Mối liên quan giữa nhóm tuổi với phân loại PG - SGA ....................... 54
Bảng 3. 17. Mối liên quan giữa nhóm tuổi với khẩu phần ăn 24h........................... 55
Bảng 3. 18. Mối liên quan giữa xếp loại kinh tế với BMI ...................................... 55
Bảng 3. 19. Mối liên quan giữa trình độ học vấn với khẩu phần ăn 24h ................. 56
Bảng 3. 20. Mối liên quan giữa giai đoạn bệnh với phân loại PG – SGA ............... 56
Bảng 3. 21. Mối liên quan giữa hỗ trợ xã hội với BMI........................................... 57
Bảng 3. 22. Mối liên quan giữa hỗ trợ xã hội với khẩu phần ăn 24h....................... 57


vi

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ

Hình 1.1. Khung lý thuyết ....................................................................................... 23
Biểu đồ 3. 1. Tình trạng dinh dưỡng theo phân loại PG-SGA ................................ 46
Biểu đồ 3. 2. Các triệu chứng ảnh hưởng đến dinh dưỡng của người bệnh ............. 47
Biểu đồ 3. 3. Tỷ lệ SDD ở người bệnh ung thư ...................................................... 49
Biểu đồ 3. 4. Phân loại năng lượng khẩu phần ăn 24h ............................................ 49
Biểu đồ 3. 5. Phân bố sự hỗ trợ của gia đình và xã hội ........................................... 53



1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ung thư là bệnh ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi các tác nhân sinh
ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô hạn độ, vơ tổ chức, khơng tn theo các cơ
chế kiểm sốt về phát triển của cơ thể, những tế bào đó có khả năng xâm lấn những
mơ xung quanh bằng cách phát triển trực tiếp vào mô lân cận hoặc di chuyển đến
nơi xa (di căn) [9].
Bệnh ung thư đang ngày càng gia tăng trên thế giới bao gồm cả những nước
phát triển và những nước đang phát triển. Trên thế giới, dựa theo ước tính của
GLOBOCAN (năm 2012) có khoảng 14,1 triệu ca ung thư mới trong đó có 8,2 triệu
ca tử vong và dự đốn tới năm 2025, có khoảng 19,3 triệu ca mắc ung thư mới và
11,4 triệu người chết do ung thư [75]. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, năm
2010, mỗi ngày ở Việt Nam có khoảng 350 trường hợp ung thư được xác định và
190 trường hợp tử vong do ung thư [15].
Ung thư chiếm khoảng 13% tổng số các nguyên nhân gây tử vong [60] và có
đến 20% người bệnh ung thư chết do suy dinh dưỡng trước khi chết do bệnh lý ung
thư gây ra [27]. Suy dinh dưỡng (SDD) là tình trạng phổ biến ở người bệnh ung thư
chiếm 30 – 85%. Nguyên nhân của SDD ở người bệnh ung thư là phức tạp, có thể
do vị trí khối u, loại khối u, giai đoạn bệnh, tác dụng phụ của điều trị, tình trạng
kinh tế xã hội, triệu chứng của bệnh tác động đến dinh dưỡng, dinh dưỡng không
đầy đủ [33].
Người bệnh ung thư bị SDD điều trị theo phương pháp hóa trị sẽ làm tăng
độc tính của thuốc và thường dẫn đến nhiều người bệnh phải giảm liều hoặc ngừng
điều trị [48]. Hội chứng suy mòn trong ung thư là một hội chứng lâm sàng được đặc
trưng bởi sụt cân tiến triển, suy yếu và chán ăn [27]. SDD và suy mịn đều là yếu tố
quan trọng đóng góp vào tỷ lệ tử vong liên quan đến ung thư, sự hiện diện của một

trong hai có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả điều trị, mức độ biến chứng, thời gian
nằm viện, chi phí điều trị, chất lượng cuộc sống của người bệnh ung thư [35].


2

Trong nghiên cứu của Bincy R cho thấy duy trì sự cân bằng năng lượng hoặc
ngăn ngừa việc giảm cân trong điều trị ung thư là mục tiêu quan trọng nhất của dinh
dưỡng đặc biệt đối với người bệnh bị suy dinh dưỡng [22],[26]. Do vậy, đánh giá
tình trạng dinh dưỡng sớm và can thiệp dinh dưỡng kịp thời trước và trong suốt q
trình điều trị ung thư có thể góp phần làm giảm tác dụng gây độc tế bào và các biến
chứng liên quan do tác dụng phụ của các phương pháp điều trị [15],[64].
Bên cạnh đó, việc xác định một số yếu tố liên quan đến tình trạng dinh
dưỡng của người bệnh ung thư điều trị hóa trị sẽ giúp các bác sỹ điều trị và bác sỹ
dinh dưỡng đưa ra được những can thiệp dinh dưỡng kịp thời cho người bệnh.
Bệnh viện Quân y 103 đã có một số nghiên cứu đánh giá về TTDD của người
bệnh nội trú tại một số khoa lâm sàng song gần đây chưa có nghiên cứu nào đánh
giá TTDD ở người bệnh ung thư điều trị hóa chất. Với mong muốn cải thiện tình
trạng SDD và suy mịn ở người bệnh ung thư điều trị hóa chất, giúp nâng cao hiệu
điều trị. Chúng tơi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Tình trạng dinh dưỡng và một số
yếu tố liên quan ở người bệnh ung thư điều trị bằng hóa chất tại Bệnh viện Quân
y 103 năm 2018”


3

MỤC TIÊU

1. Đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh ung thư điều trị bằng hóa chất
tại bệnh viện Quân y 103 năm 2018.

2. Nhận xét một số yếu tố liên quan tới tình trạng dinh dưỡng ở người bệnh ung
thư điều trị bằng hóa chất tại bệnh viện Quân y 103 năm 2018.


4

Chương 1
TỔNG QUAN

1.1. Đại cương về ung thư
1.1.1. Định nghĩa
Ung thư là một thuật ngữ để xác định bệnh trong đó các tế bào bất thường
phát triển mà khơng kiểm soát được, các tế bào này phát triển và xâm nhập vào tế
bào khác và lan truyền đến các vị trí khác nhau trong cơ thể gây bệnh và nếu khơng
được điều trị có thể dẫn đến tử vong [56].
1.1.2. Phân loại
Ung thư là từ chung mô tả trên 200 loại khác nhau được biết đến trên cơ thể
người chia làm 5 nhóm theo tên của tế bào mà chúng bắt đầu:
Ung thư biểu mô
Ung thư mô liên kết
Ung thư hệ bạch huyết và đa u tủy
Ung thư tế bào máu
Ung thư não và tủy sống
Đa số ung thư là bệnh có biểu hiện mạn tính, có q trình phát sinh và phát
triển qua từng giai đoạn. Trừ một số nhỏ ung thư ở trẻ em có thể do đột biến gen từ
lúc bào thai còn phần lớn các ung thư đều có giai đoạn tiềm tàng lâu dài có khi hàng
chục năm khơng có dấu hiệu gì trước khi phát hiện thấy dưới dạng khối u, lúc này
khối u phát triển nhanh và mới có các triệu chứng của bệnh. Triệu chứng đau
thường xuất hiện khi bệnh đã ở giai đoạn cuối [9].
1.1.3. Các giai đoạn ung thư

Hầu hết các loại ung thư có bốn giai đoạn: giai đoạn I (một) đến IV (bốn),
một số bệnh ung thư cũng có giai đoạn 0 (zero).
- Giai đoạn 0: Các tế bào bất thường có mặt nhưng khơng lây lan sang các
mô lân cận. Giai đoạn này của ung thư thường được chữa trị cao, hầu hết được loại
bỏ toàn bộ khối u bằng cách phẫu thuật.


5

- Giai đoạn I: Giai đoạn này thường là một khối u nhỏ hoặc khối u không
phát triển sâu vào các mơ lân cận, nó cũng khơng lan rộng tới các hạch bạch huyết
hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Nó thường được gọi là ung thư giai đoạn sớm.
- Giai đoạn II và III: Các giai đoạn này cho thấy ung thư hoặc khối u lớn
hơn đã phát triển sâu hơn vào các mơ gần đó, chúng cũng có thể lan tới các hạch
bạch huyết nhưng khơng lan sang các phần khác của cơ thể.
- Giai đoạn IV: Giai đoạn này có nghĩa là ung thư đã lan ra các cơ quan
khác hoặc các bộ phận khác của cơ thể. Nó cũng thường được gọi là ung thư di
căn [71].
1.1.4. Các phương pháp điều trị ung thư hiện nay
- Điều trị phẫu thuật
- Điều trị tia xạ
- Điều trị hóa chất
- Các phương pháp khác: Điều trị miễn dịch (miễn dịch thụ động không đặc
hiệu và miễn dịch chủ động khơng đặc hiệu); điều trị ung thư đích [11].
1.1.5. Điều trị hóa chất
 Khái niệm
Điều trị hóa chất là một trong các biện pháp điều trị ung thư mang tính chất
tồn thân. Bên cạnh các phương pháp điều trị tại chỗ, tại vùng như phẫu thuật và xạ
trị, các biện pháp điều trị tồn thân ngày càng có những đóng góp quan trọng trong
điều trị và chăm sóc bệnh nhân ung thư [8].

Điều trị hóa chất (chemotherapy) thường được hiểu như là phương pháp điều
trị ung thư bằng thuốc hóa học gây độc tế bào (cytotoxix drugs) để phân biệt với
điều trị nội tiết (hormonotherapy) dùng các tác nhân nội tiết và điều trị sinh học
(biologictherapy) dùng các tác nhân đáp ứng sinh học (biologicmodulators). Thực ra
sự phân định trên chỉ có tính chất tương đối vì hiệu quả của tất cả các biện pháp
điều trị toàn thân trên đều thông qua cơ chế tác động cuối cùng là làm thay đổi đáp
ứng sinh học của cơ thể theo hướng chống ung thư. Hơn nữa, tất cả các tác nhân
điều trị toàn thân (thuốc gây độc tế bào, nội tiết hay miễn dịch, sinh học...) đều có


6

bản chất hóa học. Do vậy người ta thường phát triển khái niệm điều trị hóa chất như
là biện pháp điều trị tồn thân bằng các thuốc hóa học [8].
 Phương pháp điều trị hóa chất
Từ khi bắt đầu tiến triển, ung thư đã có thể cho di căn, do đó các phương
pháp điều trị tại chỗ và tại vùng như phẫu thuật và xạ trị thường không mang lại
hiệu quả. Sử dụng các thuốc điều trị ung thư đặc biệt là các hóa chất chống ung thư
có thể ngăn chặn được tiến triển của ung thư. Hóa chất chống ung thư đều là những
chất gây độc tế bào. Điều trị hóa chất dựa trên sự đáp ứng khác biệt nhau giữa tế
bào ung thư và tế bào lành. Đặc trưng tăng trưởng của ung thư có ảnh hưởng rất lớn
đến đáp ứng với hóa trị. Các hiểu biết về động học tế bào, sự tăng trưởng của khối
u, sinh học ung thư là căn bản cho các nguyên tắc hóa trị lâm sàng.
Hóa trị gây đáp ứng (induction chemotherapy) áp dụng đối với các loại ung
thư đã ở giai đoạn muộn.
Hóa trị hỗ trợ (adjuvant chemotherapy) sau khi điều trị phẫu thuật, tia xạ các
ung thư đang còn tại chỗ và tại vùng.
Hóa trị tân hỗ trợ (neoadjuvant chemotherapy) hóa trị được thực hiện trước
khi điều trị tại chỗ và tại vùng.
Hóa trị tại chỗ: nhằm mục đích làm tăng nồng độ thuốc tại khối u bằng cách

bơm thuốc vào các xoang, hốc của cơ thể hoặc bơm thuốc trực tiếp vào động mạch
nuôi khối u.
Chỉ định điều trị hóa trị cịn dựa vào nhiều yếu tố như giai đoại bệnh, loại
bệnh học, tuổi của bệnh nhân, các phương pháp đã được điều trị trước đó, thể trạng
bệnh nhân để xác định chỉ định cụ thể của hóa trị. Phải ln ln cân nhắc một bên
là lợi ích của hóa trị và một bên là độc tính và những nguy hiểm có thể xảy ra.
Bên cạnh khả năng có thể điều trị khỏi một số ung thư, hóa trị có thể giúp
làm giảm thiểu một số triệu chứng liên quan đến ung thư và từ đó làm tăng chất
lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống thêm cho bệnh nhân ung thư [11].


7

1.2. Tình trạng dinh dưỡng của người bệnh ung thư điều trị hóa chất
1.2.1. Một số khái niệm
 Tình trạng dinh dưỡng
Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm chức phận, cấu trúc và hóa
sinh phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Tình trạng dinh dưỡng
của các cá thể là kết quả của ăn uống và sử dụng các chất dinh dưỡng. Tình trạng
dinh dưỡng tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khỏe,
khi cơ thể có tình trạng dinh dưỡng khơng tốt (thiếu hoặc thừa dinh dưỡng) là thể
hiện có vấn đề về sức khỏe hoặc dinh dưỡng hoặc cả hai. Tình trạng dinh dưỡng của
một quần thể dân cư được thể hiện bằng tỷ lệ của các cá thể bị tác động bởi các vấn
đề dinh dưỡng [3].
 Suy dinh dưỡng (SDD)
Theo định nghĩa của tổ chức y tế thế giới (WHO) Suy dinh dưỡng là sự mất
cân bằng trong cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng so với nhu cầu của cơ thể
tại các tế bào nhằm đảm bảo sự phát triển, duy trì hoạt động các chức năng chuyên
biệt của chúng [5].
1.2.2. Sụt cân ở người bệnh ung thư

Sụt cân là dấu hiệu thường gặp ở bệnh nhân ung thư nói chung và bệnh nhân
ung thư điều trị hóa trị nói riêng. Sụt cân có thể xuất hiện trước khi chẩn đoán hay
trong và sau khi điều trị, và là một trong những dấu hiệu quan trọng của suy mòn
trong ung thư [39].
Sụt cân ở bệnh nhân ung thư thường là hậu quả của việc giảm lượng chất
dinh dưỡng hoặc giảm hấp thu chất dinh dưỡng hoặc là do mất khối mỡ và khối cơ
vân. Có đến 50% bệnh nhân ung thư bị tiêu dần khối mỡ và khối cơ vân, từ đó dẫn
đến sụt cân, điều này ảnh hưởng lớn đến hiệu quả điều trị và làm giảm chất lượng
cuộc sống của người bệnh. Tùy vào từng loại ung thư, sụt cân xảy ra với tần suất
khoảng 30 – 80% bệnh nhân ung thư [74].
Sụt cân là yếu tố quan trọng trong việc chẩn đoán và tiên lượng điều trị ung
thư. Mức độ sụt cân ở bệnh nhân ung thư càng nhiều thì thời gian sống sót càng


8

ngắn hay nói một cách khác sụt cân tỷ lệ thuận với thời gian sống sót ở người bệnh
ung thư [74]. Theo một nghiên cứu đã chỉ ra rằng trọng lượng thay đổi 2,5 kg trong
vòng 6 – 8 tuần là đủ để tạo ra những thay đổi đáng kể về tình trạng hoạt động và tử
vong thường xảy ra khi có giảm cân khoảng 30% trọng lượng của cơ thể [34].
Trong nghiên cứu của Sanschez Lara Karla, tần suất giảm cân của bệnh nhân ung
thư điều trị hóa trị có thể lên tới 63,3% với các mức độ khác nhau trong đó 38,7%
bệnh nhân giảm ≥ 5% cân nặng liên quan đến tình trạng buồn nơn, nơn và chán ăn;
24,6% bệnh nhân giảm ≥ 10% liên quan tới nôn và chán ăn [63].
1.2.3. Suy dinh dưỡng ở người bệnh ung thư
SDD là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư và có thể là triệu
chứng đầu tiên để lộ ra sự hiện diện của bệnh. Ngay cả trước khi bắt đầu điều trị
ung thư, bệnh nhân có thể đã trải qua những thay đổi về chuyển hóa và sinh lý sâu
sắc với nhu cầu tăng cường các chất dinh dưỡng [40]. Tỷ lệ suy dinh dưỡng có sự
thay đổi tùy thuộc vào khối u, giai đoạn bệnh, các bệnh kèm theo cũng như phương

pháp điều trị đối với bệnh nhân ung thư. SDD ở bệnh nhân ung thư dao động từ 15
– 80% [78] với các triệu chứng chính bao gồm giảm cân và suy nhược ở mức độ
khác nhau [65].
SDD làm trì hỗn cơ hội điều trị phẫu thuật, hóa trị và xạ trị ở người bệnh
ung thư liên quan đến kéo dài thời gian nằm viện, tăng tỷ lệ biến chứng và tỷ lệ tử
vong [9],[77].
Theo nghiên cứu trên bệnh nhân ung thư đại tràng điều trị hóa trị trước phẫu
thuật cho thấy 51% bệnh nhân có SDD trong đó 79% bệnh nhân SDD đã ngừng
điều trị hóa trị, trong số bệnh nhân SDD ngừng điều trị hóa trị thì có 48% bệnh nhân
nhận được liều đầy đủ của hóa trị. Có mối quan hệ giữa SDD sau điều trị hóa trị với
việc ngừng điều trị hóa trị. Những kết quả này cũng chỉ ra rằng chán ăn và tiêu chảy
do hóa trị liệu gây ra SDD và giảm liều [79].
Bởi vậy, nhân viên y tế cần xác định được những bệnh nhân ung thư có nguy
cơ suy dinh dưỡng sớm để lên kế hoạch can thiệp, theo dõi trong quá trình điều trị
ung thư và ung thư tiến triển [65], nhằm hỗ trợ tốt nhất cho q trình chăm sóc và
điều trị.


9

1.2.4. Hội chứng suy mòn trong ung thư
Suy mòn trong ung thư là một hội chứng đa yếu tố đặc trưng bởi sụt cân liên
tục, mất khối cơ xương mà khơng thể phục hồi hồn tồn bằng hỗ trợ dinh dưỡng
thơng thường từ đó dẫn đến suy giảm chức năng tiến triển [33]. Bệnh nhân ung thư
được chẩn đốn có hội chứng suy mịn khi có:
 Sụt cân > 5% trong 6 tháng
 BMI < 20 kg/ m2 và sụt cân > 2%
 Có biểu hiện giảm kích thước khối cơ xương ( Sarcopenia) ở nam < 7,26
kg/ m2 và nữ < 5,45 kg/m2 và sụt cân > 2% [33],[39].
Suy mịn trong ung thư biểu hiện bởi tình trạng sụt cân tiến triển, sụt giảm

khối mỡ và khối cơ vân trong cơ thể và biếng ăn. Suy mòn ung thư bao gồm những
yếu tố tác động của khối u lên vật chủ, những yếu tố này không là kết quả trực tiếp
từ sự tác động cơ học vào các tạng. Điều trị ung thư như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị
cũng gây ra biếng ăn và sụt cân thêm, nhưng cơ chế này khơng giống như cơ chế
suy mịn trong ung thư [17].
Suy mòn ung thư là một hội chứng ngấm ngầm rằng không chỉ ảnh hưởng
đáng kể về chất lượng cuộc sống, mà còn làm hạn chế kết quả điều trị hóa trị và liên
quan đến nhiều biến chứng. Trên thực tế, suy mòn xảy ra trong phần lớn các bệnh
nhân ung thư giai đoạn cuối và 22% bệnh nhân ung thư có suy mịn tử vong [23].
Các bệnh nhân bị suy mịn có tiên lượng kém cho cả biện pháp xử trí ung thư
bằng phẫu thuật hoặc khơng phẫu thuật. Trong khi rối loạn chuyển hóa là ngun
nhân chính của suy dinh dưỡng gây nên tình trạng giảm lượng calo và kém hấp thu.
Bên cạnh đó, hiện tượng suy nhược tâm lý, rối loạn vị giác, buồn nơn dẫn đến giảm
khối lượng ăn vào cũng góp phần thêm vào nguyên nhân dẫn đến hội chứng suy
mòn [9].
1.3. Dinh dưỡng cho người bệnh ung thư
Mục tiêu chính hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư là ngăn ngừa
khơng để tình trạng suy dinh dưỡng trầm trọng hơn nữa, nếu sự suy mòn chủ yếu do
giảm ăn và khối u chưa xâm lấn nhiều thì hỗ trợ dinh dưỡng đầy đủ có thể phục hồi


10

đáng kể dự trữ năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu suy mòn ung thư đã quá trầm
trọng và khối u đã xâm lấn nhiều cơ quan mới bắt đầu hỗ trợ về dinh dưỡng thì chỉ
có thể làm giảm q trình bào mịn của cơ thể [9]. Vì chứng suy mòn dễ ngăn ngừa
hơn chữa, việc hỗ trợ dinh dưỡng nên bắt đầu trước khi SDD phát sinh.
Theo hiệp hội dinh dưỡng lâm sàng và chuyển hóa châu Âu ESPEN năm
2016 mức năng lượng cho người bệnh ung thư dao động từ 25 – 30 kcal/ kg/ngày
tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh [24].

Mức protein theo khuyến nghị tối thiểu là 1g/kg/ ngày, mục tiêu là 1,2 – 2
g/kg/ngày. Ở những bệnh nhân bị suy thận cấp hoặc mạn tính khơng nên vượt q
1,0 hoặc 1,2 g/kg/ngày [24].
Lipid: tỷ lệ 35 -50% đối với các bệnh nhân ung thư giai đoạn tiến triển và
sụt cân [24].
Nước: 25 - 35 ml/kg/ngày.
Vitamin, khoáng chất theo nhu cầu khuyến nghị [18]. Một số vitamin có liên
quan đến việc giảm tỷ lệ ung thư bao gồm vitamin A, C, E. Vitamin A đã cho thấy
mối quan hệ nghịch với nguy cơ ung thư nhưng nếu dùng vitamin A với liều cao thì
gây độc [56].
Việc tăng lượng chất béo theo chế độ ăn kiêng của phương Tây có liên quan
đến sự phát triển của ung thư như ung thư vú, đại tràng, tụy và ung thư tuyến tiền
liệt với ngoại lệ đáng chú ý là axit béo khơng bão hịa omega -3 ( n-3 PUFA ), có
tác dụng ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư [73]. Các nghiên cứu về tình
trạng acid béo của những bệnh nhân có một số loại ung thư bao gồm ung thư bàng
quang, tụy, phổi và thực quản cho thấy nồng độ phospholipid n-3 PUFA trong huyết
tương thấp, dao động từ 55 đến 88% số lượng ở người khỏe mạnh. Các nghiên cứu
gần đây đã tìm ra mối liên quan giữa axit béo khơng bão hòa omega 6 (n-6 PUFA)
và nguy cơ ung thư, trong khi ở mơ hình tương tự, n-3 PUFA cho thấy làm giảm sự
phát triển của ung thư [55].
1.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh
ung thư


11

1.4.1. Yếu tố cá nhân
1.4.1.1. Tuổi
Tuổi càng cao nguy cơ suy dinh dưỡng càng cao, điều này có thể giải thích
được do q trình lão hóa, q trình lão hóa đi cùng với những thay đổi về sinh học,

sinh lý và tâm lý. Theo nghiên cứu của Fares D năm 2012 cho thấy có sự liên quan
giữa người bệnh cao tuổi với giảm cân [38].
Một nghiên cứu tại trung tâm ung bướu và hạt nhân bệnh viện 103 cũng chỉ
ra người bệnh ung thư tuổi càng cao thì càng có nguy cơ bị SDD [13].
1.4.1.2. Giới
Nam giới có tỉ lệ mắc ung thư cao hơn nữ giới đối với phần lớn các loại ung
thư ngoại trừ ung thư tuyến vú, đường mật, mắt, đại tràng và tuyến nước bọt. Sự
khác biệt này thường được quy kết do sự khác biệt về tính mẫn cảm mà cơ chế chưa
giải thích được [11].
Nghiên cứu của Phùng Trọng Nghị cho thấy người bệnh ung thư là nam giới
có nhiều khả năng bị SDD hơn [13].
1.4.1.3. Nghề nghiệp
Viện ung thư quốc gia về an tồn nghề nghiệp Hoa Kỳ năm 1978 đã cơng bố
rằng 30% bệnh ung thư có liên quan đến mơi trường làm việc, trong đó 4-8%
trường hợp ung thư là do mơi trường cơng nghiệp. Ở Pháp, hàng năm có thêm
7000-8000 trường hợp ung thư mới mắc do nghề nghiệp [11]. Do vậy, nghề nghiệp
cũng có thể ảnh hưởng đến TTDD.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Mai (năm 2011) nói rằng có mối liên quan giữa
thời gian làm việc trong ngày và mức độ thiếu năng lượng trường diễn (CED) [12].
1.4.1.4. Tơn giáo
Những người theo một tơn giáo nào đó có những nếp sống đặc biệt ảnh
hưởng tới đặc điểm bệnh ung thư [11] và tình trạng dinh dưỡng ở nhóm người này.
1.4.1.5. Trình độ học vấn
Trình độ học vấn có ảnh hưởng qua nhiều kênh tới TTDD. Học vấn cao là cơ
sở để hiểu cách giữ gìn sức khoẻ, cách chăm sóc bản thân. Ảnh hưởng gián tiếp của


12

trình độ học vấn là do người có trình độ cao hơn cũng có khả năng kiếm nhiều tiền

hơn, cho phép cải thiện đời sống, dinh dưỡng khoa học tốt hơn.
1.4.1.6. Tình trạng hơn nhân
Người bệnh sống một mình thường ăn qua loa cho xong bữa, nên ăn ít, nhất
là khi khơng có người bạn đời nấu cho mình ăn, cũng như chia sẻ ngọt bùi. Vì vậy,
khả năng đáp ứng nhu cầu năng lượng ở những người sống một mình ít hơn so với
những người sống chung với người thân [6].
1.4.1.7. Yếu tố lối sống, thói quen
 Thói quen ăn uống
Thói quen ăn uống của người tiêu dùng đang thay đổi, có xu hướng thích sử
dụng đồ hộp, thực phẩm chế biến, các loại thức ăn nhanh, tiện lợi nhất... Cũng chỉ vì
cơng việc q bận rộn, khơng có thời gian chuẩn bị các món ăn đáp ứng đầy đủ dinh
dưỡng mà mọi người không tập trung vào vấn đề dinh dưỡng cho cơ thể.
Người Việt Nam lâu nay có thói quen "Ăn theo tiếng gọi của dạ dày chứ
không ăn theo chế độ dinh dưỡng" [14].
 Hút thuốc lá
Việc sử dụng thuốc lá có liên quan đến SDD do ức chế sự thèm ăn và tăng tỷ
lệ trao đổi chất do tiếp xúc với chất nicotin và có thể đóng vai trị trong q trình
chuyển hóa các chất hóa học trị liệu [43]. Ngồi ra, sử dụng thuốc lá cịn đặt bệnh
nhân có nguy cơ mắc các bệnh kèm theo và có thể ảnh hưởng đến khả năng dung
nạp hóa chất và kết quả cụ thể của bệnh [48].
 Rượu
Rượu là một dạng carbohydrat, tích tụ trong gan, rượu đưa đến kém dinh
dưỡng, thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, vì người nghiện rượu uống nhiều
hơn ăn [6].
 Ít hoạt động thể lực
Hoạt động thể lực có vai trị rất tốt đối với việc duy trì sức khỏe đối với con
người. Hoạt động vận động, các bài tập thể dục, thói quen vệ sinh hợp lý và một


13


cuộc sống lành mạnh là một phương thuốc hữu hiệu để củng cố sức khỏe, thúc đẩy
phát triển hài hòa cơ thể và phòng chống bệnh tật.
Chế độ lười vận động của người bệnh làm cho người bệnh ln có mệt mỏi,
giảm nhu cầu ăn uống.
1.4.1.8. Kiến thức về dinh dưỡng
Cơ thể giữ được cân nặng ổn định là nhờ trạng thái cân bằng giữa năng lượng
do thức ăn cung cấp và năng lượng tiêu hao cho lao động và các hoạt động khác của
cơ thể. Cân nặng cơ thể tăng lên hay giảm đi có thể do chế độ ăn vượt quá nhu cầu
hoặc chưa đạt nhu cầu khuyến nghị. Do đó, sự thiếu hiểu biết về dinh dưỡng cũng là
một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh.
Nghiên cứu của Đào Thị Thu Hoài (năm 2015) cho thấy năng lượng khẩu
phần ăn trung bình là 1327,8±494,6 kcal, chỉ có 17,5% bệnh nhân ung thư đạt nhu
cầu năng lượng khuyến nghị [9].
1.4.2. Yếu tố bệnh lý ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng
1.4.2.1. Triệu chứng ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng
Hiện nay, hóa chất là một trong những phương pháp phổ biến và được sử
dụng nhiều trong điều trị ung thư. Bên cạnh tác dụng tiêu diệt các tế bào ác tính
nhằm điều trị hoặc tiêu diệt các tế bào ung thư cịn sót lại hoặc giảm nhẹ các triệu
chứng do ung thư thì hóa chất cũng dẫn đến nhiều tác dụng phụ, trong đó có các
triệu chứng ảnh hưởng đến ăn uống như mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn, nôn ..., làm
trầm trọng hơn TTDD của các người bệnh này [9].
 Buồn nôn, nôn
Buồn nôn và nôn ở người bệnh ung thư là những triệu chứng thông thường
mà bệnh nhân sợ nhất do hóa trị liệu gây ra [41],[45]. Nó có thể dẫn đến tình trạng
chán ăn, dinh dưỡng kém, mất nước và điện giải, chức năng chuyển hóa giảm và
các vấn đề về tâm lý [41]. Bởi vậy, có thể nói buồn nơn và nơn ảnh hưởng đáng kể
đến tình trạng dinh dưỡng của người bệnh.



14

Nghiên cứu của Davidson W cho thấy trong số những bệnh nhân điều trị
bằng hóa trị thì có 26% bệnh nhân bị suy dinh dưỡng và hầu hết bệnh nhân chán ăn
do triệu chứng buồn nôn và nôn [45].
 Tiêu chảy
Tiêu chảy (Chemotherapy Induced Diarrhea – CID) là một vấn đề lâm sàng
liên quan nhiều đến tác dụng phụ của hóa trị, ảnh hưởng đáng kể đến tới tỷ lệ mắc
và tỷ lệ tử vong của bệnh nhân ung thư trên toàn thế giới [50],[51]. Tỷ lệ và mức độ
nghiêm trọng của CID rất khác nhau tùy thuộc vào điều trị và liều lượng hóa trị. Sự
tương quan trực tiếp giữa liều tích lũy và mức độ nghiêm trọng của CID đã được
nhận ra, với các phác đồ liều cao liên quan đến tỷ lệ CID cao. Đặc biệt là các chế
phẩm có chứa 5-fluorouracil và irinotecan có liên quan đến tỷ lệ CID là 80% [72],
với 1/3 số bệnh nhân bị tiêu chảy nặng [50],[51].
Liên quan đến hóa trị liên tục ở người bệnh, CID tương quan với suy dinh
dưỡng và mất nước, từ đó dẫn đến giảm cân đồng thời mất ngủ, mệt mỏi, suy thận,
bệnh trĩ và suy thoái da [67]. Sự mất nước ở CID liên quan đến khoảng 5% bệnh
nhân tử vong sớm khi đang điều trị ung thư [51].
 Táo bón
Táo bón là một biến chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư tiến triển, nó
gây giảm tần số hoạt động của ruột và tăng tính ổn định của phân [30]. Táo bón xảy
ra ở 50 – 87% ở bệnh nhân ung thư tiến triển và là triệu chứng phổ biến thứ ba ở
bệnh nhân được điều trị bằng cytotoxic [51],[20].
 Chán ăn
Chán ăn là một trong tác dụng phụ thường gặp của ung thư [37]. Nó hiển
diện ở khoảng 24% bệnh nhân ung thư tại thời điểm chẩn đoán và 80% tại giai đoạn
tiến triển [49] và 66% bệnh nhân ung thư điều trị hóa trị. Chán ăn tiến triển nhanh
và khó có thể phục hồi lại, do đó can thiệp sớm sẽ là chiến lược giúp tình trạng dinh
dưỡng của người bệnh tốt hơn [49],[28].
Trong nghiên cứu của Sanschez Lara K năm 2013 cũng chỉ ra có khoảng

46% bệnh nhân ung thư điều trị hóa trị có triệu chứng này [63].


15

 Nuốt khó
Nuốt là hoạt động cơ học của miệng và thực quản để vận chuyển thức ăn vào
dạ dày. Giai đoạn đầu, nuốt là động tác có ý thức: người ta chủ động ngậm miệng,
lưỡi nâng lên ép vào vòm miệng, thức ăn từ miệng được đẩy vào họng. Từ đây, nuốt
tự động được thực hiện nhờ một loạt phản xạ không điều kiện được gọi là “ phản xạ
ruột” vì chung cho cả ống tiêu hóa. Vì vậy, nuốt khó thường gặp ở bệnh nhân ung
thư hầu họng và thực quản, nhưng nuốt khó, nuốt đau cũng có thể xảy ra ở bệnh
nhân ung thư khác [61] xảy ra sau hóa trị phần nhiều liên quan đến triệu chứng
viêm niêm mạc miệng, khô miệng...[53].
Nghiên cứu của Sebastiano M năm 2015 cho thấy chứng nuốt khó với chất
lỏng được ghi nhận 52,4% trường hợp bệnh nhân ung thư và 53,4% trường hợp
bệnh nhân ung thư không ăn được bằng đường miệng do nuốt khó [52].
 Rối loạn vị giác
Rối loạn vị giác là tình huống thường gặp ở những bệnh nhân hóa trị liệu. Tỷ
lệ rối loạn vị giác khác nhau giữa các bệnh nhân. Trong nghiên cứu của Speck RM
và cộng sự, tỷ lệ rối loạn vị giác ở bệnh nhân ung thư vú dao động từ 55 – 84% [69]
[70]. Trong một nghiên cứu khác của Gamper E M và cộng sự, tiến hành trên bệnh
nhân ung thư vú và phụ khoa được điều trị hóa trị cho thấy bệnh nhân ung thư vú có
rối loạn vị giác với 16% rối loạn nặng, 12,6% vừa phải, 22% nhẹ; trong khi đối với
bệnh nhân ung thư phụ khoa có rối loạn vị giác với 7% nặng, 12,4% vừa và 22,5%
nhẹ [42]. Rối loạn vị giác ảnh hưởng về sinh lý, tâm lý và xã hội đối với người
bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh [36],[69].
 Mệt mỏi
Mệt mỏi là một trong những triệu chứng được phàn nàn thường xuyên và
đáng lo ngại nhất của bệnh nhân ung thư với hơn 75% số bệnh nhân trải qua hóa trị

hoặc xạ trị cảm thấy mệt mỏi và yếu. Cũng theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ báo cáo
rằng 76% bệnh nhân đã được điều trị hóa chất mệt mỏi ít nhất mỗi tuần một lần và
18% xác định đây là vấn đề quan trọng nhất trong suốt qúa trình điều trị. Mệt mỏi


×