Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.1 KB, 6 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>TRƯỜNG THCS BÌNH TÂY</b>
<b> TỔ VĂN</b>
- Nhằm giúp học sinh tự ôn luyện, nắm vững kiến thức Ngữ văn lớp 9 đã học trong những ngày
nghỉ học phòng tránh dịch cúm Covid-19
- Nội dung ôn luyện: Hệ thống hóa kiến thức cơ bản đã học về Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn,
luyện tập vận dụng tích hợp
- Phương pháp tự ơn luyện: Mỗi học sinh tự xếp thời khóa biểu hợp lí để ôn luyện môn Ngữ văn 9
xen kẽ với các mơn Tốn, Lý, Hóa, Anh văn ... với rèn luyện sức khỏe, giải trí. Ví dụ: Thời khóa
biểu cho việc ôn môn Văn là 3 buổi/ tuần
- Vai trò của GVBM Ngữ văn 9 trong thời gian học nghỉ học phòng dịch cúm Covid-19 : Soạn nội
dung ôn luyện cho học sinh, giải đáp những thắc mắc, đăng đáp án cho các bài luyện tập đã gửi lên
trang website của trường THCS Bình Tây.
<b>B/ NỘI DUNG TỰ ÔN LUYỆN MÔN NGỮ VĂN CỦA HỌC SINH KHỐI 9 : </b>
<b> Tuần 1 ( Từ 17/2/2020 đến 22/2/2020) :</b>
Buổi 1 trong tuần : Ơn Tiếng Việt:
<b>I/ Hệ thống hóa kiến thức :</b>
<b>* Khởi ngữ:</b>
Dựa vào kiến thức đã học , điền vào chỗ trống:
1/ Đặc điểm của khởi ngữ: Khởi ngữ đứng trước ..., có khả năng kết hợp với ...
3/ Những trạng ngữ cũng có vị trí trong câu giống khởi ngữ :...
* Các thành phần biệt lập:
Lưu ý: Thành phần gọi-đáp và thành phần phụ chú thuộc tuần 22 của chương trình, do kiến thức
tương đối dễ nên khuyến khích các em soạn bài, tìm hiểu trước.
<b>II/ Luyện tập:</b>
<b>1/ Tìm khởi ngữ trong những đoạn trích sau:</b>
<b>KHÁI NIỆM VỀ THÀNH PHẦN BIỆT LẬP:</b>
Là những bộ phận không tham gia vào việc diễn
đạt nghĩa sự việc của câu
<b>Thành phần </b>
<b>tình thái</b>:
Thể hiện
cách nhìn
của người
nói đối với
sự việc được
nói đến
trong câu:
Hình như,
dường như,
chắc, chắn
chắn, thật
đấy, ngẫm
<b>Thành </b>
<b>phần gọi- </b>
<b>đáp</b>:
Được dùng
để tạo lập
hoặc để duy
trì quan hệ
giao tiếp:
ơi, x-ơi,
bẩm,
bẩm-x, thưa,
thưa-x, dạ,
vâng, này,
ê...
a/ Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kể trọc phú phải khoe của, chỉ
biết lấy nhiều để làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ lừa mình dối người, đối với việc làm
người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường thấp kém”.
(<i>Bàn về đọc sách</i> , Chu Quang Tiềm)
b/ Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người khơng cầm được nước mắt, cịn tơi, tơi bỗng thấy khó
thở như có bàn tay ai nắm gì ấy trái tim tôi.
(Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng)
c/Xây cái lăng ấy, cả làng phục dịch, cả làng gánh gạch, đập đá, làm phu hồ cho nó.
( Làng, Kim Lân)
<b>2/ Viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi ngữ:</b>
a/ A. rất chăm chỉ học tập.
b/Tri thức có sức mạnh to lớn nhưng một số ít người chưa biết quý trọng tri thức .
<b>3/ Xác định thành phần biệt lập và gọi tên cụ thể:</b>
a) Buổi mai hơm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh,mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên
con đường làng dài và hẹp.
(<i>Tơi đi học</i>, Thanh Tịnh)
b) Em để nó ở lại – giọng em ráo hoảnh – anh phải hứa với em khơng bao giờ để chúng nó ngồi cách
xa nhau.
(<i>Cuộc chia tay của những con búp bê</i>, Khánh Hoài)
c) Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời.
(<i>Mùa xuân nho nhỏ,</i> Thanh Hải)
d) Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
( <i>Sang thu</i>, Hữu Thỉnh)
e/Vậy mày hỏi cô Thông – tên người đàn bà họ nội xa kia – chỗ ở của mợ mày, rồi đánh giấy cho
mợ mày, bảo dù sao cũng phải về.
(<i>Những ngày thơ ấu</i>, Nguyên Hồng)
f) Anh con trai, rất tự nhiên như với một người bạn đã quen thân, trao bó hoa đã cắt cho người con
gái, và cũng rất tự nhiên, cô đỡ lấy.
g) Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hơm mới lên đến đây, vất vả q! (Làng,
Kim Lân)
h)Có người khẽ nói:
- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!
(Sống chết mặc bây,Phạm Duy Tốn)
i) Bài “Tràng giang” của Huy Cận, từ xưa tôi vẫn cho là hay, nhưng phải đợi tới lúc tôi nằm trên
chiếc ghe bầu, lênh đênh trên trên những sông Tiền Giang và Hậu Giang, nhất là trong mùa nước đổ,
mới thấm hết cái buồn man mác của nó.
(Nguồn Nguyễn Hiến Lê, Hương sắc trong vườn văn)
<b>Buổi 2 của tuần 1( Từ 17/2/2020 đến 22/2/2020:</b>
<b>Học sinh ôn luyện Tập làm văn:</b>
<b>1/ Hệ thống hóa kiến thức:</b>
a/ Nắm vững thao tác lập luận trong nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:
- Giới thiệu sự việc, hiện tượng
- Phân tích mặt đúng, mặt sai, mặt lợi, mặt hại, chỉ ra nguyên nhân
- Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết
b/ Nắm vững cách đề nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống:
Dạng 2: Nêu một mẩu chuyện
Dạng 3: Nêu một mẩu tin trên báo
Dạng...
c/ Yêu cầu của đề bài nghị luận về sự việc, hiện tượng đời sống: Thường là “ trình bày suy nghĩ của
em ..., nêu ý kiến của em về hiện tượng đó...”
<b>2/ Luyện tập chuẩn bị cho bài viết số 4 ( ở tuần 24):</b>
Đề bài : <i>Mặc những kẻ vô tâm trục lợi trong dịch Covid-19, ở đâu đó của Sài Gịn vẫn ln ấm </i>
<i>áp tình người, sẻ chia từng cái khẩu trang, "giải cứu" dưa hấu, thanh long... Những hành động </i>
<i>nhỏ đó lại mang ý nghĩa lớn. Sẻ chia để cùng tồn tại, cùng phát triển sẽ là liều thuốc hữu ích </i>
<i>nhất cho mỗi người trong tâm bão dịch Covid-19 hiện nay”.</i> ( Trích “ Tình người Sài Gịn giữa
mùa dịch, báo Thanh Niên 16/2/2020)
Em có suy nghĩ gì về các việc làm nhân ái trên. Theo em, học sinh THCS có thể làm điều gì
có ý nghĩa cho cộng đồng trong thời điểm nạn dịch đang diễn ra.
Gợi ý:
Mở bài: Giới thiệu hiện tượng được nêu trên báo Thanh Niên
Thân bài:
1/ Trình bày hiện tượng
2/ Phân tích ý nghĩa từ hiện tượng được nêu trên báo
3/ Bày tỏ thái độ trân trọng với những tấm lòng nhân ái, biết quan tâm chia sẻ
4/ Phê phán những kẻ cơ hội, đầu cơ ích kỉ
5/ Rút ra bài học cụ thể cho học sinh THCS trong mùa dịch
Kết bài
Buổi 3 của tuần 1<b>( Từ 17/2/2020 đến 22/2/2020)</b> :
Học sinh tự ôn về Văn bản kết hợp Tập làm văn:
Nắm vững những thao tác lập luận trong “Bàn về đọc sách” để có thêm kiến thức về đềtài đọc
sách phục vụ cho văn nghị luận xã hội
<b>Luyện tập:</b>
<b>Đề: Trong “ Bàn về đọc sách”, Chu Quang Tiềm có viết: “ Học vấn không chỉ là chuyện đọc </b>
<b>sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn”. </b>
<b>Em hiểu lời nhận định trên như thế nào? ( viết khoảng 1 trang vở)</b>
Gợi ý: Mở đoạn giới thiệu nhận định của Chu Quang Tiềm -> Giải thích khái niệm học vấn và nêu
vấn đề cốt lõi: Tầm quan trọng của đọc sách với việc học-> Khẳng định vấn đề đúng và lí giải,
chứng minh-> Rút ra kế hoạch đọc sách và phương pháp đọc sách có hiệu quả-> Kết đoạn
Tuần 2 ( Từ 23/2/2020 đến 29/2/2020)
Buổi 1của tuần 2 : Học sinh tự ôn về Tiếng Việt:
<b>Tiếp tục thực hành luyện tập tổng hợp, chuẩn bị cho kiểm tra 15 Tiếng Việt ở tuần 22 theo </b>
<b>phân phối chương trình Ngữ văn 9:</b>
<b>Bài tập 1</b>:
<i> </i> <i> Bạn có thể không <b>hát </b>hay nhưng bạn là người không bao giờ <b>trễ hẹn</b>. Bạn không là người giỏi thể </i>
<i>thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn khơng có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba </i>
<i>và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và</i>
<i>chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.</i>
<i> ( Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân )</i>
3/ Em có đồng ý với quan điểm “mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”,
hãy viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu trình bày ý kiến của mình, trong đó có sử dụng thành phần phụ chú.
<b>Bài tập 2:</b>
<i>Sự kiện mở đầu cho chuỗi biến cố trong bộ phim C<b>ontagion</b> là Beth Emhoff - một nữ doanh nhân trở</i>
<i>về Mỹ sau chuyến công tác tại Hong Kong - đột ngột qua đời vì một căn bệnh kỳ lạ. Chỉ vài ngày sau, dịch </i>
<i>bệnh này bắt đầu bùng phát trên toàn thế giới, khiến 26 triệu người tử vong. Về nội dung, Contagion được </i>
<i>đánh giá cao vì miêu tả một cách chân thực nỗi sợ hãi và hoảng loạn của toàn nhân loại như những gì từng </i>
<i>xảy ra khi dịch SARS hay cúm gà bùng phát</i>. <i>MEV-1 - loại virus trong phim - chứa nhiều đặc điểm giống với</i>
<i>virus SARS hay cúm gà từng hồnh hành trước đây: lây nhiễm qua đường hơ hấp, tiếp xúc cơ thể và gây </i>
<i>chết người nhanh chóng.Vấn đề trong phim đặt ra cho người xem suy nghĩ về tình u thương, sự hi sinh với</i>
<i>thói ích kỉ trục lợi, về trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp khi đứng trước mối đe dọa, tâm lí đám đơng và </i>
1/ Xác định thành phần phụ chú có trong đoạn trích trên và nêu tác dụng
2/ Tìm khởi ngữ có trong đoạn trích trên
3/ Viết một đoạn văn từ 3 đến 5 câu nêu suy nghĩ của em về thái độ, hành động đúng đắn của cộng đồng khi
có đại dịch xảy ra, trong đó có sử dụng thành phần tình thái.
<b>Bài tập 3</b>:
<i>Có bao giờ bạn mơ thấy một âm thanh, chỉ một âm thanh thơi, khơng hình ảnh. Đó là khi bạn nghe </i>
<i>mơ hồ bên tai như có ai đó đang gọi tên mình <b>“A. ơi!”,</b> vừa như ngay bên cạnh vừa như xa xôi lắm. Mơ hồ </i>
<i>như là một giấc chiêm bao. Đó là tiếng <b>“ơi</b>” mà lúc nhỏ tơi hay nghe lắm, có ngày nghe đến hàng chục lần.</i>
<i>Có khi bà ngoại gọi : <b>“A. ơi ,về ăn cơm con!</b>”, có khi nghe cậu bạn thân <b>“A. ơi, cậu đi câu cá khơng ”,</b> có </i>
<i>khi là đứa em trai thì thầm vào tai <b>“A. ơi!”</b> khi muốn xin xỏ thứ gì. Nhưng cũng có khi là tiếng kêu <b>“… ơi”</b></i>
<i>của mẹ, gọi về phát cho mấy cái đũa bếp vào mơng vì cái tội ham chơi. Đã bao lâu rồi, tôi không được nghe </i>
<i>tiếng <b>“ơi”</b> ấy! (...)Đừng chat, đừng email, đừng post lên Facebook, hãy chạy đến gặp nhau, hay ít nhất, hãy </i>
<i>nhấc điện thoại lên, thậm chí chỉ để gọi nhau một tiếng <b>“…ơi”</b> dịu dàng!</i>
<i>( Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân)</i>
1/ Theo em, trường hợp in đậm nào mới là thành phần gọi- đáp?Vì sao?
3/ Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng kêu gọi giới trẻ đừng sống ảo trên mạng xã hội, hãy biết quan tâm và
chia sẻ , trong đó có sử dụng 1 khởi ngữ và 1 thành phần tình thái.
Buổi 2 của tuần 2 (Từ 23/2/2020 đến 29/2/2020)
Học sinh tự ôn luyện về Tập làm văn:
<b>Tiếp tục thực hành rèn luyện kỹ năng làm văn nghị luận về sự việc, hiện tượng xã hội </b>
<b>Đề bài: Hiện nay, có nhiều bạn trẻ nghiện Facebooke, sa vào đời sống ảo, chỉ biết quan tâm với cảm</b>
xúc của những người quen ở một nơi xa xơi nào đó, thậm chí cả người xa lạ, trong khi vơ tình với
người thân thuộc đang ở ngay cạnh mình.
Em có suy nghĩ gì về hiện tượng trên.
Gợi ý:
- Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận
- Facebook là gì? Biểu hiện của nghiện Facebook?
- Nêu tác hại của nghiện Facebook : sống ảo, không quan tâm đến người thân ?
- Bày tỏ thái độ phê phán
- Rút ra bài học cụ thể?
Buổi 3 của tuần 2(Từ 23/2/2020 đến 29/2/2020)
Học sinh tự ôn luyện về văn bản kết hợp với Tập Làm văn:
1/ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại . Nhưng nghệ sĩ
không những ghi lại cái đã có rồi mà cịn muốn nói một điều gì mới mẻ. Anh gửi vào tác phẩm một
lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh
2/ Mỗi một tác phẩm như rọi vào bên trong chúng ta một ánh sáng riêng khơng bao giờ nhịa đi, ánh
sáng ấy bấy giờ biến thành của ta, và tỏa lên mọi việc chúng ta sống, mọi con người chúng ta gặp,
làm thay đổi mắt ta nhìn, óc ta nghĩ
3/ Những nghệ sĩ lớn đem đem tới được cho cả thời đại một cách sống của tâm hồn
4/ Lời gửi của văn nghệ là sự sống
5/ Một bài thơ hay không bao giờ ta đọc qua một lần mà bỏ xuống được . ta sẽ dừng tay trên trang
giấy đáng lẽ lật đi và đọc lại bài thơ.
6/ Nghệ thuật khơng đứng ngồi trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta,
khiến chúng ta phải tự bước lên đường ấy.
Thực hành :
Đề bài: Trong “Tiếng nói của văn nghệ”, Nguyễn Đình Thi có nhận định: “ Nghệ thuật khơng đứng
ngồi trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta phải tự
bước lên đường ấy”
Em hãy giải thích và làm sáng tỏ nhận định trên qua một tác phẩm văn học trong SGK Ngữ văn 9
tập 1 ( làm với thời gian 90 phút)
Gợi ý:
- Mở bài: Giới thiệu vấn để và trích dẫn
- Thân bài:
. Giải thích lời nhận định:
Nghệ thuật là một loại hình độc đáo thể hiện cuộc sống qua các hình tượng, nét vẽ, màu sắc,
hình khối, âm thanh .... Nghệ thuật được tác giả nói ở đây nên hiểu là nghệ thuật văn chương.
Nghệ thuật khơng đứng ngồi trỏ vẽ cho ta: Nghệ thuật khác với những bài thuyết giảng đạo
lí, mà các tác phẩm nghệ thuật là con đẻ của người nghệ sĩ, trong đó các nhà văn gửi gắm những
Nghệ thuật vào đốt lửa trong lịng chúng ta là: Các tác phẩm văn chương tác động vào nhận
thức, tâm tư, tình cảm của người đọc, giúp người đọc hiểu được hiện thực cuộc sống được phản
ánh trong tác phẩm và qua sự rung động mà tác phẩm đem lại người tiếp nhận sẽ nhận thức rõ
cái đẹp, cái đúng, cái sai trong thực tế cuộc sống, từ đó có những tình cảm u cái tốt đẹp, ghét
cái xấu xa sai trái...
Khiến chúng ta tự phải bước đi lên đường ấy: Từ những tình cảm tốt đẹp mà tác phẩm nghệ
thuật đem lại, người đọc sẽ có hành động phù hợp như kế thừa, phát huy, noi theo những điều tốt
đẹp, đấu tranh, phê phán cái xấu xa, lỗi thời, hèn kém...
* Chứng minh nhận định Ví dụ qua văn bản "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long:
o “Lặng lẽ Sa Pa” giúp cho người đọc thấy nghị lực phi thường và những phẩm chất cao
đẹp của các nhân vật trong truyện mà tiêu biểu là nhân vật anh thanh niên – nhân vật điển
hình cho những phẩm chất cao đẹp của người lao động mới trong thời kì xây dựng CNXH ở
miền Bắc và đấu tranh giải phóng miền Nam
o Một con người có nghị lực phi thường: trong hồn cảnh khó khăn của cuộc sống anh
vẫn vượt lên để hoàn thành tốt nhiệm vụ (Dẫn chứng + phân tích)
o Anh có lí tưởng đúng đắn: "Mình sinh ra ở đâu, mình vì ai mà làm việc"...
o Anh biết tìm niềm vui trong cơng việc nhàm chán của mình với suy nghĩ "Mình với
cơng việc là đơi ai bào là một mình được"....
o Anh là người có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc "Một giờ sáng vẫn thức dậy
đi ốp" mặc dù thời tiết ở Sa Pa rất lạnh giá...
o Chủ động tạo cuộc sống tinh thần phong phú: Anh còn biết cải thiện cuộc sống, đã
trồng rau, trồng hoa, ni gà....
o Anh cịn là người rất khiêm tốn, khi người họa sĩ muốn vẽ anh, anh đã giới thiệu
những người khác đáng vẽ hơn (Dẫn chứng + phân tích)
Qua nhân vật anh thanh niên người đọc thấy rõ vẻ đẹp tâm hồn của anh anh niên, thấy
được ý thức cơng dân của mình trong cuộc sống.
Người đọc khâm phục những đức tính cao đẹp của anh thanh niên để từ đó học tập noi
gương, có hành động đúng trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay...
* Khẳng định nhận định: đánh giá sự thành công của truyện ngắn "Lặng lẽ Sa Pa"
Truyện đã góp phần cổ vũ, động viện nhân dân ta trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đồng
thời cũng là bức thông điệp gửi đề mọi người ý thức công dân trong xây dựng và bảo vệ đất
nước. Thổi bùng trong ta lòng yêu đất nước và ý thức cống hiến những gì tốt đẹp nhất cho đất
nước.
Ý kiến của Nguyễn Đình Thi là hồn tồn đúng đắn có ý nghĩa khẳng định sức mạnh của
nghệ thuật nói chung, của văn chương nói riêng.
TRONG Q TRÌNH ƠN TẬP, CÁC EM CĨ THẮC MẮC GÌ THÌ LIÊN HỆ GVBM ĐỂ ĐƯỢC HƯỚNG DẪN