Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM PVFC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.69 KB, 10 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY TÀI
CHÍNH CỔ PHẦN DẦU KHÍ VIỆT NAM PVFC
3.1 ĐỊNH HƯỚNG CỦA PVFC TRONG THỜI GIAN TỚI
Các nhà dự báo đã đưa ra nhận định năm 2010 sẽ là một năm với nhiều
biến động đối với thị trường Tài chính, gây khó khắn cho các doanh nghiệp nói
chung và các Công ty tài chính nói riêng. Tuy nhiên, trước tình hình này, PVFC
vẫn đưa ra mục tiêu của mình về doanh thu là 3,9 nghìn tỷ đồng năm 2009, tăng
61% so với 2,42 nghìn tỷ đồng của năm 2008, trong đó chủ yếu là do tăng
trưởng từ hoạt động cho vay. Đầu tháng 4 năm 2009, PVFC đã tuyên bố sẽ cho
vay 20 nghìn tỷ đồng theo gói hỗ trợ lãi suất của Chính phủ để giúp đỡ các
Doanh nghiệp trong nước chống đỡ với khủng hoảng tài chính.
Thành công lớn nhất của PVFC khi chuyển đổi sang Tổng công ty cổ
phần là đã xây dựng thành công bộ máy hoạt động khá chuyên nghiệp. Việc
quản lý, điều hành cũng được thay đổi toàn diện theo nguyên tắc đảm bảo sự tập
trung thống nhất quản lý tại Tổng công ty, phát huy tính chủ động, sáng tạo
trong hoạt động của các đơn vị; gắn trách nhiệm tới từng thành viên; cơ chế
lương thưởng được thực hiện theo kết quả công việc và vị trí công việc đảm
nhận nhằm tôn vinh những cán bộ xuất sắc. PVFC đã xác định rõ hướng đi của
mình năm 2010 bằng các hoạt động đột phá đổi mới như phải liên tục tạo ra các
sản phẩm mới có tính cạnh tranh và phù hợp với thị trường. Bên cạnh đó, doanh
nghiệp còn cần đổi mới toàn diện công tác quản lý hành chính, tạo ra sự cạnh
tranh từ ngay trong nội tại đơn vị với mục tiêu chiến lược là đưa lại lợi nhuận
cho khách hàng. Để đạt mục tiêu đó, PVFC sẽ quyết liệt thực hiện việc đổi mới
trong mọi lĩnh vực: từ chất lượng sản phẩm dịch vụ, cung cách phục vụ khách
hàng đến việc phát huy thế mạnh đối với các dịch vụ hiện có.
Trong lĩnh vực tín dụng, PVFC tập trung khai thác các đối tượng khách
hàng trong ngành Dầu khí; phấn đấu thu xếp 100% vốn cho các dự án lớn trong
ngành có sử dụng ngoại tệ. Công tác tư vấn tài chính doanh nghiệp, tư vấn bán
tài sản và cơ cấu danh mục đầu tư, phát triển các dịch vụ tiện ích cho khách
hàng… cũng được đẩy mạnh.


Trong công tác đổi mới chính sách nhân sự, PVFC sẽ có cơ chế lương,
thưởng phù hợp nhằm khuyến khích sự nỗ lực và sáng tạo của mọi thành viên
trong đơn vị; thực hiện tái cấu trúc bộ máy theo hướng khoa học, gọn nhẹ. Tổng
công ty cũng sẽ tiếp tục thực hiện công tác cải cách hành chính triệt để nhằm
phát huy tối đa nội lực trong bước phát triển mới.
Chiến lược phát triển của PVFC gắn bó chặt chẽ với chiến lược phát triển
của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam với lộ trình đạt 1 tỷ USD vốn điều lệ
vào năm 2015, tốc độ tăng trưởng bình quân trong tất cả các hoạt động đạt trên
30%/năm nhằm đưa PVFC nhanh chóng trở thành định chế tài chính hàng đầu
Việt Nam và đưa thương hiệu PVFC ra thị trường quốc tế.
Bảng : Dự kiến kế hoạch lợi nhuận và cổ tức PVFC 2008 – 2010
(Nguồn: Bản cáo bạch PVFC năm 2008)
PVFC dự kiến tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân giai đoạn 2008
– 2012 là 38%, tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân là 36%; trong đó tăng
cường thực hiện các hoạt động như: đa dạng hoá các hình thức huy động bao
gồm huy động từ phát hành và đại lý phát hành trái phiếu; uỷ thác quản lý vốn
và quản lý dòng tiền; nhận uỷ thác đầu tư, nhận uỷ thác quản lý vốn, huy động
từ uỷ thác của Chính phủ, Bộ Tài chính, quản lý vốn cho Tập đoàn và một số
Tập đoàn kinh tế khác của VN; VLĐ của đơn vị thành viên Tập đoàn; huy động
từ các tổ chức Tài chính khác như Bảo hiểm, quỹ đầu tư;…Sử dụng thị trường
Chứng khoán và huy động vốn qua phát hành trái phiếu Công ty được xem là
kênh chủ yếu để huy động vốn trung và dài hạn cho đầu tư phát triển. Bên cạnh
đó PVFC còn tìm kiếm và khơi thông nguồn vốn quốc tế qua các hình thức vay
thương mại, đồng tài trợ, nguồn đầu tư trực tiếp FDI vào ngành Dầu khí trong
đó PVFC là đơn vị nhận uỷ thác trung chuyển. PVFC còn thực hiện chủ trương
“tối đa hoá hạn mức tín dụng tại các NHTM và các tổ chức tài chính VN, tăng
cường nguồn vốn bổ sung từ các tổ chức tài chính quốc tế.”
Do có sự tăng trưởng mạnh trong hoạt động đầu tư giai đoạn 2008 – 2012
kéo theo sự tăng trưởng trong tỷ trọng tài sản hình thành từ đầu tư và chiếm
khoảng 22,1% tổng tài sản nên tỷ trong doanh thu từ hoạt động đầu tư trong

tổng doanh th u tăng từ 7,13% giai đoạn 2002 – 2007 lên 12,6% giai đoạn 2008
– 2012. Thu từ dịch vụ Tài chính chiếm tỷ trọng 0,72% trong tổng doanh thu
với tốc độ tăng trưởng bình quân dự kiến là 29,25/năm, trong khi đó tỷ trọng
của nguồn tiền gửi tại các TCTD và cho vay sẽ giảm dần.
Bảng : Dự kiến vốn huy động giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị: tỷ đồng VN
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Số dư huy động cuối kỳ 35.200 55.397 75.687 104.120 126.184
Tiền gửi và tiền vay các tổ 6.000 15.000 20.000 29.600 37.000
chức TC khác
Nguồn vốn vay khác và nguồn
vốn uỷ thác
20.770 29.078 41.075 57.887 70.044
Tiền gửi của khách hàng 150 165 190 221 269
Phát hành giấy tờ có giá 3.700 5.200 6.700 8.200 9.700
Các khoản phải trả khác 4.580 5.954 7.722 8.209 9.851
(Nguồn: Bản cáo bạch PVFC năm 2008)
Về hoạt động tín dụng, PVFC thực hiện phương châm “sử dụng tổng hoà
các loại nguồn vốn để hình thành lãi suất hoà đồng, có tính cạnh tranh cao”, đáp
ứng tối đa nhu cầu vốn của các dự án trong ngành, đảm bảo nhu cầu VLĐ cho
các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị thnàh viên Tập đoàn Dầu khí
quốc gia VN; đặc biệt đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn, kết hợp chặt chẽ cấp
tín dụng với hợp tác đầu tư, quản lý dòng tiền và tư vấn tài chính cho cùng một
dự án ,quan tâm đến phát triển tín dụng uỷ thác. PVFC dự kiến tốc độ tăng
trưởng tín dụng bình quân giai đoạn 2008 – 2012 là 36%/năm.
Bảng : Dự kiến hoạt động tín dụng giai đoạn 2008 – 2012
Đơn vị: tỷ đồng VN
Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012
Dư nợ cho vay cuối kỳ,
trong đó:

16968 25173 34169 49933 57483
Cho vay trực tiếp các
TCKT, cá nhân trong nước
16968 25173 34169 49933 57483
(Nguồn: Bản cáo bạch PVFC năm 2008)
3.2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAP HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG VỐN TẠI PVFC
3.2.1 Tổ chức và thực hiện tốt công tác dự báo nhu cầu vốn kinh doanh
Như phân tích thực trạng sử dụng vốn tại Công ty đã chỉ ra, năm 2008
Công ty có khó khăn trong quản lý và sử dụng nguồn VLĐ. Để thực hiện tốt
được kế hoạch đã đề ra, trong các năm tiếp theo Công ty cần có những thông tin
đầy đủ để lập kế hoạch và xác định nhu cầu vốn của mình, đặc biệt là nguồn
VLĐ. VLĐ mà Công ty sử dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào mức doanh lợi bán
các sản phẩm của mình, vì vậy trong thực tiễn quản lý tài chính luôn nảy sinh
nhu cầu dự báo về VLĐ để định hướng cho các kế hoạch tìm kiếm và sử dụng,
hoạch định chiến lược.
Phương pháp dự đoán về nhu cầu VLĐ mà Công ty có thể sử dụng là dựa
vào mối quan hệ giữa doanh thu thuần về bán các sản phẩm với từng khoản mục
có quan hệ và tác động trực tiếp chặt chẽ đến doanh thu. (các khoản mục như:
Tiền, các khoản phải thu, các TSLĐ khác, phần phải nộp ngân sách, phần thanh
toán cho công nhân viên...)
3.2.2 Tận dụng tối đa năng lực sản xuất hiện có của TSCĐ vào hoạt động
sản xuất
TSCĐ là những tư liệu lao động chủ yếu tham gia vào các hoạt động sản
xuất kinh doanh của Công ty. Vì vậy nếu huy động được tối đã TSCĐ vào hoạt
độnh sản xuất thì sẽ tạo được năng suất cao hơn, đồng thời tránh được tình trạng
ứ đọng gây lãng phí trong quá trình sử dụng VCĐ, làm cho hiệu quả sử dụng
VCĐ được nâng cao. Công ty có thể dùng những cách sau để nâng cao hiệu quả
sử dụng VCĐ:
• Trong quá trình sản xuất cần có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa TSCĐ.

• Phân tích các tình hình thực tế của Công ty để xác định cơ cấu vốn đầu tư
cho phù hợp, tránh tình trạng chỗ này thừa chỗ kia thiếu từ đó làm ảnh
hưởng đến năng suất sản xuất.

×