Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Phát triển khả năng lãnh đạo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.95 KB, 3 trang )

Phát triển khả năng lãnh đạo
Lãnh đạo là mối quan hệ giữa những người muốn lãnh đạo và những người được chọn để
đi theo. Thường mối quan hệ lãnh đó thường theo mô hình một lãnh đạo- nhiều nhân viên,
nhưng cũng có khi nó chỉ là 1-1: một lãnh đạo - một nhân viên. Tuy nhiên con số nhân viên
không quan trọng dù đó là 1 người, 100 người hay 1.000 người bởi trên thực tế, lãnh đạo là
một mối quan hệ.
Nhiều nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu trong vòng hơn hai thập kỉ về mối quan hệ này, về
những phẩm chất mà những người nhân viên hi vọng và ngưỡng mộ nhất ở lãnh đạo. Và một điều
ngạc nhiên rằng, cuộc khảo sát được tiến hành với các loại tổ chức, các lứa tuổi, từ người trẻ đến
người già, cả nam nữ, cả những người phân phối cá nhân đến các nhà điều hành quản trị, ở tất cả
các nơi trên thế giới, song tất cả đều có câu trả lời như nhau.
Phẩm chất mà họ muốn những nhà lãnh đạo cần có là trung thực, tiên tiến, giỏi và phải truyền
được cảm hứng cho người khác. Lãnh đạo phải nhiệt tình, hiểu biết và có kĩ năng lãnh đạo. Tất cả
những điều này tạo nên sự tín nhiệm và tin tưởng cá nhân. Như vậy, cuối cùng, sự tín nhiệm vẫn
chính là nguyên tắc cơ sở cho lãnh đạo.
Sở dĩ mọi người muốn lãnh đạo là những người mà họ tin tưởng vì nếu như mọi người không tin
vào người gửi thông điệp thì họ sẽ không bao giờ tin vào những gì mà người truyền thông điệp
muốn gửi tới.
Nhiều người lại cho rằng lãnh đạo như một phần thưởng bên ngoài. Đây là quan điểm sai lầm bởi
thực chất, lý do khiến lãnh đạo thực hiện một việc gì đó cho tổ chức là vì sự quan tâm thực sự tới
mọi người và những mục đích mà tổ chức đề ra.
Thời thế thay đổi, có một số nguyên tắc cần thay đổi cho phù hợp. Tuy nhiên, có một số nguyên

tắc cơ bản không đổi và đó cũng chính là những nguyên tác mà các nhà lãnh đạo cần tuân theo.
Nguyên tắc cơ bản 1: Tính cách mới là quyết định
Trong một hội thảo giáo dục nhân cách tổ chức ở Đại học Santa Clara, Thomas Likona, tác giả của
cuốn "Giáo dục nhân cách" (Educating for Character) bắt đầu bài nói chuyện của ông bằng một bài
thơ khuyết danh:
"Hãy thận trọng với suy nghĩ của bạn, bởi suy nghĩ sẽ trở thành lời nói
Hãy thận trọng với lời nói của bạn, bởi lời nói sẽ trở thành hành động
Hãy thận trọng với hành động của bạn, bởi hành động sẽ tạo thành thói quen


Hãy thận trọng với thói quen của bạn, bởi thói quen sẽ trở thành tính cách
Hãy thận trọng với tính cách của bạn, bởi tính cách tạo nên số phận".
Như vậy, chiến lược không phải nhu cầu hay mệnh lệnh sinh học. Nó bắt đầu trong tâm trí chúng
ta, thể hiện bằng lời nói, sau đó chuyển thành hành động. Thời gian trôi qua, những hành động
này trở thành chính chúng ta và những điều bạn thực hiện thành một thói quen thường ngày sẽ
quyết định những gì bạn tạo ra và để lại.
Việc dạy mọi người sử dụng mối quan hệ như một thứ công cụ là cần thiết nhưng điều đó không
đủ để tạo ra một xã hội lành mạnh và thịnh vượng. Những công cụ đó, dù đúng, nhưng nếu rơi
vào tay những người hành động sai sẽ tạo ra những haụa qủa xấu, thậm chí tội lỗi. Phát triển khả
năng lãnh đạo không chỉ đơn giản là "làm thế nào để thực hiện cái này cái kia" mà nó thực sự phải
là sự phát triển về mặt nhân cách.
Nguyên tắc cơ bản 2: Cá nhân hành động, tổ chức tạo ra văn hóa
Các tổ chức không hành động, tổ chức không cứu sống chúng ta, không tạo ra các sản phẩm có
tính đột phá và cũng không kiếm tiền một cách bất hợp pháp. Tất cả những điều đó là nhiệm vụ và
là kết quả thực hiện của các cá nhân. Do đó, có thể nói rằng, lãnh đạo mang tính cá nhân.
Cái mà tổ chức tạo ra là văn hóa. Văn hóa tổ chức hoặc văn hóa công ty cũng giống như tính cách
của con người. Ở đó, cách cư xử chuẩn mực được quy định trở thành những cách cư xử chuẩn
mực để người khác noi theo.
Nguyên tắc cơ bản 3: Tổ chức được xây dựng trên cơ sở niềm tin
Thực tế, các hoạt động lừa đảo tập thể vẫn diễn ra, do đó, các nhà lãnh đạo chỉ nói không chưa
đủ. Mặc dù việc pháp luật yêu cầu các CEO của các tổ chức thương mại lớn phải công khai rõ
ràng minh bạch báo cáo tài chính là cần thiết, song điều đó cũng không ó ích gì nếu như không có
sự tin tưởng.
Sự tin tưởng không dựa trên số doanh thu, nó cũng không dựa trên những bản báo cáo thu nhập,
không dựa trên bất cứ khái niệm có tính chất lý trí rạch ròi nào mà dựa vào việc người ta có tin vào
những con số và tin vào người đưa ra con số ấy không. Nếu như nhân viên không tin tưởng vào
người lãnh đạo đang nắm trong tay tiền, kế sinh nhai và thậm chí cả mạng sống của mình, làm sao
họ có thể tham gia làm việc ở đó.
Nguyên tắc cơ bản 4: Khả năng lãnh đạo của bạn thể hiện qua chính những di sản bạn để
Những nhà lãnh đạo mẫu mực biết rằng có thể dịch chuyển, thay đổi nhân viên của họ bằng hành

vi, bằng những lời động viên, cổ vũ tinh thần. Nhân viên luôn muốn lãnh đạo xuất hiện, thể hiện sự
quan tâm và tham gia trực tiếp vào quá trình làm việc, tạo ra các sản phẩm xuất sắc. Lãnh đạo cần
nêu gương, nắm lấy cơ hội để thể hiện với nhân viên của bạn rằng bạn thực sự tận tâm, hết lòng
hết sức với mong muốn và khát vọng mà họ đang theo đuổi.
Lãnh đạo không chỉ được đánh giá qua cách họ sử dụng thời gian mà còn qua cách họ phản ứng
thế nào với lời phê bình chỉ trích, với những sự cố, những câu chuyện mà họ kể, những câu hỏi
mà họ hỏi, những ngôn ngữ và biểu tượng mà họ chọn và những biện pháp mà họ sử dụng.
Không gì có thể kích động sự hoài nghi hơn là sự đạo đức giả và các nhà lãnh đạo cần cảnh giác
và thận trọng, nói và làm cần nhất quán, chỉ giao giảng mà không thực hiện. Nếu bạn muốn để lại
một di sản, hãy chú ý nguyên tắc vàng trong lãnh đạo như sau: “Do What You Say You Will Do” -
Hãy thực hiện những điều mà bạn nói là sẽ làm.
Nguyên tắc cơ bản 5: Bạn có thể tạo ra sự khác biệt
Dù ở bất cứ thời điểm nào, những nhà lãnh đạo có đạo đức, chân thành và trân trọng tài năng, sự
thông minh cùng những đóng góp của nhân viên là rất đáng quý và cần thiết.
Mỗi khi bạn muốn tiến hành một sự thay đổi nào đó có dấu ấn quan trọng, chính bản thân bạn phải
vượt qua "cuộc kiểm tra sự tín nhiệm". Câu hỏi mà bạn cần trả lời không chỉ là: "Liệu họ có tin rằng
chính sách mạo hiểm này để tạo ra sản phẩm hoành tráng hơn không", mà đó còn là câu hỏi: "Liệu
họ có tin vào tôi và khả năng lãnh đạo của tôi trong nỗ lực này không?".
Mặc dầu vậy, sự liêm chính thôi không đủ. Lãnh đạo không thể đơn phương hành động một mình.
Các công ty, các cộng đồng, các quốc gia cũng vậy. Mọi người - bao gồm cả lãnh đạo nhân viên
cần chia sẻ trách nhiệm để thực hiện những điều phi thường. Lãnh đạo cần sự tham gia mạnh mẽ
đầy nghị lực của nhân viên, cũng như nhân viên cần lãnh đạo phải có tầm nhìn rõ ràng, kiên quyết
và khi sai, sẵn sàng nhận lỗi. Lãnh đạo cũng cần sự hiểu biết và thông cảm. Tuy nhiên, để đáp
ứng được những yêu cầu phức tạp này quả là một thách thức xã hội và là một cuộc chiến đấu cá
nhân.
Kim Dung
Theo i-lead

×