Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Chữ A trong từ L.E.A.D.E.R.S: Giao việc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.42 KB, 2 trang )

Chữ A trong từ L.E.A.D.E.R.S: Giao việc
Giao việc là một trong những hoạt động thường ngày của các sếp, nhưng không ít người
vẫn mắc phải sai lầm. Có sếp cứ thấy người là giao việc, chẳng cần quan tâm xem có đúng
khả năng của người đó hay không. Rồi sau đó mới nhận ra, giao việc (Assignment) không
thể tuỳ tiện được.
Thông thường, các sếp thường giao việc
cho một cá nhân hoặc một nhóm khi họ
có quá nhiều việc phải làm và không đủ thời
gian để dành cho những việc quan trọng
hơn. Đôi khi vì họ thấy nhân viên có đủ khả
năng cần thiết để thực hiện hoặc tạo cơ hội
để nhân viên phát triển, nhất là nhân viên
mới.
Nhiều vị sếp trẻ thường ngại giao việc cho cấp dưới khi cấp dưới là người lớn tuổi hơn. Tuy
nhiên, trong trường hợp này họ chỉ cần nhớ mình là sếp và giữ thái độ nhẹ nhàng nhưng cứng rắn
trong lời nói là được.
Khi giao việc cho một nhóm, cần giao cho một người chịu trách nhiệm chính. Người này sẽ quán
xuyến toàn bộ công việc và báo cáo lại với sếp. Bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn trong việc kiểm soát
và theo dõi tiến độ thực hiện, đồng thời dễ quy trách nhiệm khi xảy ra sự cố để tránh tình trạng
"cha chung không ai khóc".
Khi giao việc kể cả cho cá nhân hay cho nhóm, cũng nhớ tạo cho họ cả sự linh hoạt, sáng
tạo và chủ động trong công việc. Bạn phải giải thích qua về công việc nhưng không cần chỉ rõ
phải làm từng bước cụ thể như thế nào. Tất nhiên phải thể hiện thái độ sẵn sàng giải đáp mọi thắc
mắc của họ, hướng dẫn cũng như hỗ trợ họ khi cần thiết.
Khi giao việc cũng cần phân chia công việc đồng đều. Chẳng hạn, bạn thấy nhân viên A làm
việc tốt, vậy là lần nào bạn cũng chỉ giao cho người đó, không quan tâm xem họ đang làm dở việc
gì, có quá tải không. Trong khi đó, nhân viên B, C thì chẳng phải làm gì cả. Làm thế này, bạn chỉ
khiến nhân viên A thêm áp lực, căng thẳng và ghen tị với những nhân viên nhàn nhã kia. Còn nhân
viên B, C thì cũng chẳng vui vẻ gì, họ nghĩ mình chẳng được sếp trọng dụng và dễ sa sút tinh
thần. Cả hai phía đều cảm thấy không phục sếp.
Sau khi giao việc, các sếp cần đặt ra thời hạn và xem xét tiến độ. Thời hạn hoàn thành có thể


thay đổi khi có lí do phù hợp. Nếu công việc được hoàn tất, cần đánh giá và khen ngợi nếu nhân
viên làm tốt. Còn nếu công việc không như ý muốn, cũng cần thảo luận để rút kinh nghiệm cho cá
nhân người đó và cho cả nhóm.
Sai lầm các sếp dễ mắc phải khi giao việc là nghi ngờ và thiếu tin tưởng vào năng lực của nhân
viên. Có sếp thì việc gì cũng giao cho nhân viên. Lại có sếp, dù bận trăm công ngàn việc nhưng
vẫn nghĩ giao việc mình đang làm cho nhân viên sẽ chỉ phí phạm thời gian. Họ nghĩ tự mình làm
lấy sẽ nhanh hơn, vừa đỡ mất công giải thích vừa đảm bảo ít sai sót. Nhưng họ chẳng nghĩ rằng,
nếu cứ ôm khư khư việc vào mình, thì dù một ngày có hơn 24 giờ, họ cũng không làm xong việc.
Do vậy, đừng quên giao việc vừa có lợi cho bạn, vừa có lợi cho nhân viên. Bạn sẽ có thêm thời
gian cho những việc quan trọng hơn, còn nhân viên sẽ được thử thách mình, tự tin hơn khi được
bạn tin tưởng và trau dồi thêm được nhiều kỹ năng mới.
Nguyệt Ánh
Theo Assign/ labour

×