Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tải Hoàn cảnh ra đời Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm) - Tác giả, hoàn cảnh sáng tác, nội dung và nghệ thuật Đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.56 KB, 3 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Hoàn cảnh ra đời Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm)</b>


<b>1. Tác giả Nguyễn Khoa Điềm </b>


Nguyễn Khoa Điềm sinh 1943, quê Thừa Thiên - Huế, tốt nghiệp Đại học ngành
Ngữ văn (Đại học Sư phạm Hà Nội). Ông xuất thân trong một gia đình có truyền
thống u nước và cách mạng.


Năm 1955 ra Bắc học tại trường học sinh miền Nam. Sau khi tốt nghiệp khoa văn,
trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, ông về Nam hoạt động trong phong
trào sinh viên, học sinh thành phố Huế; xây dựng cơ sở cách mạng, viết báo, làm
thơ,... cho đến 1975.


Sau ngày thống nhất đất nước, ông tiếp tục hoạt động chính trị và văn nghệ ở Thừa
Thiên - Huế. Ông tham gia Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khóa III....
Ơng thuộc thế hệ nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ những năm chống Mỹ,


Thơ Nguyễn Khoa Điềm thu hút, hấp dẫn người đọc bởi sự đan kết cảm xúc nồng
nàn và suy tư sâu lắng của một thanh niên tri thức tự ý thức sâu sắc về vai trị, trách
nhiệm của mình trong cuộc chiến đấu vì đất nước và nhân dân.


Năm 2000, ông được nhận Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật.


Tác phẩm chính: Đất ngoại ơ (thơ – 1972), Mặt đường khát vọng (trường ca –
1974), Cõi lặng (thơ – 2007).


<b>2. Hoàn cảnh sáng tác Đất nước</b>


Bài thơ “Đất nước” nằm phần đầu của chương năm trường ca “Mặt đường khát
vọng”.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

Trường ca “Mặt đường khát vọng” gồm nhiều chương, mỗi chương có một chủ đề


riêng: “Lời chào”, “Báo động”, “Giặc Mĩ”, “Tuổi trẻ không yêu”, “Đất nước”,
“Xuống đường”. Đoạn trích “Đất nước” nằm phần đầu của chương V, là một trong
những đoạn thơ hay nhà thơ viết về tư tưởng: Đất nước của nhân dân, của ca dao
thần thoại.


Hình thức đoạn thơ cũng như cả bài thơ là hình thức tự do phóng túng, thoải mái
tạo lên lối tư duy hiện đại và tính triết luận của tác phẩm trả lời cho các câu hỏi.


<i>“Đất nước có tự bao giờ?”</i>
<i>Đất nước là gì?</i>


<i>Ai đã làm nên đất nước?</i>


Kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm xúc và suy tưởng. Giữa yếu tố chính luận và màu
sắc trữ tình. Giọng điệu thủ thỉ tâm tình như là trị truyện của anh với em tạo nên
âm vang ngân nga sâu lắng thiết tha và trang trọng về đất nước nhân dân. Tác
phẩm sử dụng phong phú sáng tạo các yếu tố văn hóa dân tộc, phong phú tập quán,
huyền thoại, huyền sử, ca dao, tục ngữ tạo nên một thế giới nghệ thuật riêng. Đất
nước thật bình dị gần gũi mà vô cùng thiêng liêng, sâu xa, bay bổng, lãng mạn và
lấp lánh sắc màu ca dao, cổ tích.


“Đất nước” góp phần thổi lên khí thế hào hùng tham gia kháng chiến của tuổi trẻ
đô thị vùng tạm chiến miền Nam nói riêng, thế hệ thanh niên Việt Nam nói chung
hịa nhịp vào cuộc chiến đấu hào hùng sơi nổi của toàn dân tộc.


<b>3. Nội dung, nghệ thuật</b>
<i><b>a. Nội dung</b></i>


Đất Nước được cảm nhận ở nhiều phương diện: từ văn hóa - lịch sử, địa lí - thời
gian đến khơng gian của đất nước. Đồng thời, tác giả cũng nêu lên trách nhiệm của


các thế hệ, đặc biệt là thế hệ trẻ với đất nước mình.


Cái nhìn mới mẻ về đất nước với tư tưởng cốt lõi là tư tưởng đất nước của nhân
dân. Đất nước là sự hội tụ, kết tinh bao công sức và khát vọng của nhân dân. Nhân
dân chính là người đã làm ra đất nước.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

Tác giả lựa chọn thể thơ tự do, phóng khống khơng bị bó buộc về số chữ trong
một câu, số câu trong một bài vừa tạo ra nét độc đáo về hình thức cho bài thơ, vừa
là cơ hội để dòng chảy của cảm xúc được phát triển một cách tự nhiên.


Sử dụng các chất liệu văn hóa dân gian với đa dạng các thể loại: từ phong tục - tập
quán sinh hoạt của nhân dân đến các thể loại của văn học dân gian như cadao - dân
ca, truyện cổ tích, truyền thuyết, sự tích,...Điều đặc biệt là tác giả sử dụng một cách
sáng tạo, khơng trích dẫn nguyên văn mà chỉ trích một vài từ nhưng người đọc
cũng có thể hiểu về thi liệu dân gian ấy.


</div>

<!--links-->

×