Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(Luận văn thạc sĩ) hệ thống nhân vật phản diện trong ba phim truyền hình thành công của thập niên thứ 2 thế kỷ XXI (sống chung với mẹ chồng, người phán xử, cả một đời ân oán)​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (967.39 KB, 112 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ VĂN LUẬT

HỆ THỐNG NHÂN VẬT PHẢN DIỆN TRONG
BA PHIM TRUYỀN HÌNH THÀNH CƠNG CỦA THẬP
NIÊN THỨ 2 THẾ KỶ XXI
(NGƯỜI PHÁN XỬ, SỐNG CHUNG VỚI MẸ CHỒNG,
CẢ MỘT ĐỜI ÂN OÁN)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
(Lý luận, lịch sử và phê bình Điện ảnh – Truyền hình)

Hà Nội-2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ VĂN LUẬT

HỆ THỐNG NHÂN VẬT PHẢN DIỆN TRONG
BA PHIM TRUYỀN HÌNH THÀNH CƠNG CỦA THẬP
NIÊN THỨ 2 THẾ KỶ XXI
(SỐNG CHUNG VỚI MẸ CHỒNG, NGƯỜI PHÁN XỬ,
CẢ MỘT ĐỜI ÂN OÁN)

Luận văn Thạc sĩ


Chuyên ngành Lý luận, lịch sử và phê bình Điện ảnh – Truyền hình
Mã số: 60210231

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái

Hà Nội-2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả nghiên c u c a riêng tôi dưới
sự hướng dẫn khoa học c a PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái, có kế thừa một
số kết quả nghiên c u liên quan đã được công bố. Những tài liệu sử dụng trong
luận văn có xuất x cụ thể, rõ ràng.
Tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng Khoa học về luận
văn c a mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Học viên

Lê Văn Luật


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái, giảng viên trực
tiếp hướng dẫn tơi hồn thành bài luận văn này. Cơ ln khuyến khích, động viên,
truyền cảm h ng, cung cấp hỗ trợ tài liệu, kiên nhẫn hướng dẫn giúp tơi hồn thành
luận văn này.
Tơi cũng xin cảm ơn quý thầy cô khoa Văn học, cùng nhiều thầy cơ các
phịng ch c năng c a Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội, trường Đại học Sân Khấu Điện Ảnh TP.HCM đã tạo điều kiện tốt nhất
để tôi hồn thành chương trình học. Xin được cám ơn gia đình đã là điểm tựa để tơi

vượt lên những khó khăn, hồn thành tâm nguyện c a mình.
Kính chúc thầy cô s c khoẻ luôn thành công trong sự nghiệp giáo dục cao quý.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Học viên

Lê Văn Luật


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 4
3. Phạm vi và đối tượng nghiên c u ................................................................. 5
4. Phương pháp nghiên c u............................................................................... 5
5.Cấu trúc c a luận văn ..................................................................................... 6
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC, PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH VÀ
PHIM TRUYỆN TRUYỀN HÌNH. .............................................................. 7
1.1. Lý thuyết chung về việc xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học. 7
1.1.1. Khái niệm nhân vật ................................................................................. 7
1.1.2 Phân loại nhân vật trong tác phẩm văn học ........................................... 10
1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong phim điện ảnh.......................... 17
1.3 Nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật trong phim truyền hình ..... 22
Tiểu kết ........................................................................................................... 26
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH SỰ THÀNH CÔNG VỀ ĐẠO DIỄN VÀ
DIỄN XUẤT NHÂN VẬT PHẢN DIỆN CỦA CÁC DIỄN VIÊN TRONG
BA PHIM ....................................................................................................... 27
2.1. Việc vay mƣợn kịch bản nƣớc ngồi .................................................... 27
2.1.1. Việt hố kịch bản nước ngồi ............................................................... 27
2.1.2. Những khó khăn trong việc vay mượn kịch bản nước ngồi ................ 32

2.2. Vai trị của đạo diễn trong việc Việt hoá kịch bản nƣớc ngồi.......... 38
2.2.1. Xử lý kịch bản. ...................................................................................... 38
2.2.2. Cơng tác chọn diễn viên ........................................................................ 40
2.2.3. Cách làm việc với diễn viên về vai diễn ............................................... 43
2.3. Cách xử lý nhân vật của diễn viên ........................................................ 47
2.3.1. Nghiên c u kịch bản ............................................................................. 47
2.3.2. Hoá thân vào nhân vật ........................................................................... 48
2.3.3. Tạo ra phong cách riêng cho vai diễn c a các diễn viên ...................... 52

1


Tiểu kết ........................................................................................................... 55
CHƢƠNG 3. BÀI HỌC VIỆT HOÁ THÀNH CƠNG PHIM NƢỚC
NGỒI CỦA PHIM TRUYỆN TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM ................ 55
3.1. Thành công của ba phim ....................................................................... 55
3.2. Thành công của đạo diễn ....................................................................... 57
3.3. Thành công của diễn viên ...................................................................... 64
3.4. Hạn chế trong diễn xuất của một số vai ............................................... 71
Tiểu kết ........................................................................................................... 75
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 78
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 84

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thập niên th 2 c a thế kỷ XXI, trên làn sóng c a Đài truyền

hình Việt Nam xuất hiện một số bộ phim nổi bật, đáp ng được cả yêu cầu về
xã hội và yêu cầu về thẩm mỹ c a những người xem phim ở trong nước như
Người phán xử, Sống chung với mẹ chồng, Cả một đời ân oán. Sự thành công
nổi bật c a các phim này đều liên quan đến những vấn đề mà xã hội Việt hiện
đại đang quan tâm trong sự phát triển. Nhưng sự phát triển này vốn mang tính
bi kịch c a xã hội Việt Nam hiện đại, xuất phát từ xã hội nông nghiệp và bây
giờ muốn tiến đến xã hội công nghiệp, với những mục tiêu khác hẳn: cơng
nghiệp hố, hiện đại hố và đơ thị hố…. Và một trong những bi kịch lớn
nhất chính là, bi kịch về gia đình trong mối quan hệ với xã hội. Toàn bộ
những vấn đề xã hội hiện đại đều bắt đầu từ các gia đình, vì gia đình vốn là tế
bào xã hội, nhất là những gia đình có mẫu hình tiêu biểu trong xã hội Việt
Nam hiện đại.
Chính vì lý do đó, tơi chọn đề tài nghiên c u cách xây dựng hệ thống
nhân vật phản diện của phim truyện truyền hình làm luận văn tốt nghiệp, với
mong muốn góp phần tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật phản diện và
nghệ thuật Việt hố kịch bản nước ngồi c a các biên kịch, đạo diễn trong ba
phim được nghiên c u. Từ đó sẽ góp phần nhỏ c a mình, vào việc hình thành
nên một cơ sở nghiên c u có tính lý luận và khoa học, về cách xây dựng nhân
vật phản diện trong phim truyện truyền hình. Trên những cơ sở nghiên c u
khoa học, tôi hy vọng sẽ rút ra được những kinh nghiệm trong công tác làm
phim, đồng thời giúp cho đội ngũ biên kịch có thể tạo ra nhiều kịch bản ngày
càng tốt hơn, góp phần giúp ngành cơng nghiệp điện ảnh - truyền hình Việt
Nam ngày càng phát triển.

3


2. Lịch sử vấn đề
Vào năm 1987, Đài truyền hình Việt Nam chính th c được đổi tên từ
Đài truyền hình trung ương, thời gian này số lượng phim truyền hình trong

nước được sản xuất mỗi năm gần 500 tập phim. Nhưng những phim này chưa
để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả. Vào thập niên th 2 c a thế kỷ
XXI có sự xuất hiện c a ba phim: Sống chung với mẹ chồng, Người phán xử
và Cả một đời ân oán, đã tạo nên cơn sốt thật sự cho dịng phim truyện truyền
hình. Điều này được minh ch ng, thông qua sự bàn luận xôn xao trên mạng
xã hội c a khán giả qua từng tập phim. Cụ thể, phim Sống chung với mẹ
chồng và Người phán xử, đã trở thành hiện tượng phim truyền hình c a năm
2017, khi lọt vào Top Tìm kiếm nổi bật c a Google VN, lần lượt ở vị trí số 3
và số 5.
Đã có nhiều bài báo viết về sự thành công c a những phim này như:
“Người phán xử top tìm kiếm nhiều nhất trên Google VN 2017” trên trang
web tuoitre.vn ra mắt ngày 15/12/2017, đã dành rất nhiều lời khen cho phim
Sống chung với mẹ chồng và Người Phán xử. Đây là bài báo đánh giá sự
thành công c a các nhân vật phản diện: “Bà Phương vai mẹ chồng và ông
trùm Phan Quân” trong các phim nói trên.
Bài viết: “Mẹ chồng lên phim phải... ác?” trên trang web tuoitre.vn ra
mắt ngày 04/10/2019. Bài viết này nêu ra những sự thành công nổi trội c a
vai “mẹ chồng phản diện” và lý do mang đến sự thành công c a phim Sống
chung với mẹ chồng.
Bài viết: “Lan Phương được khen diễn tốt vai ác độc nhất phim Cả một
đời ân oán” trên trang web baomoi.com ra mắt ngày 2/7/2018 bài viết này
cũng nói về sự thành cơng trong vai phản diện (Diệu) do diễn viên Lan

4


Phương th vai, đã tạo được dấu ấn trong lòng khán giả Việt, mang đến sự
thành công mạnh mẽ cho phim.
Tuy chưa có luận văn nào nghiên c u sâu về nhân vật phản diện thành
công trong các phim truyện truyền hình, nhưng những tài liệu tham khảo trên

đã cung cấp rất nhiều ý tưởng quý báu và những phân tích thấu đáo về sự
thành cơng c a các nhân vật phản diện, đã tạo nên những nền tảng đầu tiên,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên c u và thực hiện luận văn này.
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Phạm vi nghiên cứu
Ba phim truyền hình thành cơng thơng qua việc vay mượn kịch bản
nước ngồi.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên c u quá trình sáng tạo c a đạo diễn và diễn viên trong cách xử
lý những nhân vật phản diện trong ba phim: Sống chung với mẹ chồng, Người
phán xử, Cả một đời ân oán. Đây là những tác phẩm nổi tiếng trong giai đoạn
từ 2010 đến 2020 được cả giới phê bình điện ảnh – truyền hình và người hâm
mộ đánh giá cao.
Đặc biệt chú ý nghiên c u nghệ thuật Việt hoá kịch bản nước ngoài c a
các đạo diễn trong ba phim được nghiên c u trong đề tài luận văn này.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Dựa vào lý thuyết về việc xây dựng hệ thống nhân vật trong văn học, trong
phim truyện điện ảnh và phim truyện truyền hình, để làm cơ sở lý luận cho
luận văn. Từ cơ sở lý thuyết này, ta phân tích sự thành công c a hệ thống
nhân vật phản diện c a từng phim, để tìm ra thành cơng chung c a dịng phim
được Việt hố kịch bản từ nước ngồi.

5


4.2Phân tích tác phẩm của các phim vay mượn kịch bản nước ngồi
- Tham khảo tài liệu
Tìm kiếm tất cả các bộ phim vay mượn kịch bản nước ngoài thành cơng
trong và ngồi nước. Tham khảo nghiên c u tài liệu và những bài viết, đánh

giá c a giới chuyên môn về những phim này.
- Điều tra xã hội học
Phỏng vấn sâu khoảng 8 chuyên gia trong lĩnh vực điện ảnh, truyền hình:
các nhà lý luận phê bình điện ảnh, các nhà sản xuất phim, đạo diễn, biên kịch,
diễn viên...
Đưa bảng hỏi cho khoảng 300 người để thăm dò ý kiến khán giả xem trên
truyền hình và xem online.
5.Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục các Tài liệu tham khảo, luận
văn bao gồm 3 chương:
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC, PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH VÀ
PHIM TRUYỆN TRUYỀN HÌNH
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH SỰ THÀNH CƠNG VỀ ĐẠO DIỄN VÀ
DIỄN XUẤT NHÂN VẬT PHẢN DIỆN CỦA CÁC DIỄN VIÊN TRONG
BA PHIM
CHƢƠNG 3. BÀI HỌC VIỆT HOÁ THÀNH CƠNG PHIM NƢỚC
NGỒI CỦA PHIM TRUYỆN TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM

6


CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ VIỆC XÂY DỰNG NHÂN VẬT
TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC, PHIM TRUYỆN ĐIỆN ẢNH VÀ
PHIM TRUYỆN TRUYỀN HÌNH.

1.1. Lý thuyết chung về việc xây dựng nhân vật trong tác phẩm
văn học
1.1.1. Khái niệm nhân vật
Nhân vật văn học là con người, sự vật hay hiện tượng, được nhà văn

miêu tả trong tác phẩm bằng phương tiện văn học. Những con người, sự vật
hay hiện tượng này có thể được miêu tả kỹ hay sơ lược, sinh động hay không,
xuất hiện một hay nhiều lần, thường xun hay từng lúc, giữ vai trị quan
trọng nhiều, ít hoặc không ảnh hưởng nhiều lắm đối với tác phẩm.
Nhân vật văn học có thể là con người có tên (như Tấm Cám, Thúy Kiều,
Robin Hood …), có thể là những người khơng có tên (như thằng bán tơ, viên
quan, mụ quản gia…) hay có thể là một đại từ nhân xưng nào đó (như một số
nhân vật xưng tơi trong các truyện ngắn, tiểu thuyêt hiện đại, như mình – ta
trong ca dao…).
Khái niệm con người này cũng cần được hiểu một cách rộng rãi trên 2
phương diện. Về số lượng: hầu hết các tác phẩm từ văn học dân gian đến văn
học hiện đại đều tập trung miêu tả số phận c a con người, về chất lượng: dù
nhà văn miêu tả thần linh, ma quỉ, đồ vật…nhưng lại gán cho nó những phẩm
chất c a con người.
Trong nhiều trường hợp, khái niệm nhân vật được sử dụng một cách ẩn
dụ nhằm chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn, người

7


ta thường nói đến nhân vật “nhân dân” như là một nhân vật trung tâm trong
tác phẩm Chiến tranh và hịa bình c a đại văn hào L. Tơnxtơi, hay “chiếc
quan tài” là nhân vật trong tác phẩm Chiếc quan tài c a Nguyễn Cơng
Hoan…Theo như Tơ Hồi nhận xét về chiếc quan tài: “Trong truyện ngắn
Chiếc quan tài c a Nguyễn Công Hoan, nhân vật không phải là người mà là
một chiếc quan tài. Nhưng chiếc quan tài ấy chẳng phải là vô tri mà là một sự
thê thảm, một bản án tố cáo chế độ thảm khốc thời Pháp thuộc. Như vậy,
chiếc quan tài cũng là một th nhân vật”. Như vậy, nhìn chung, nhân vật văn
học là hình tượng c a con người trong tác phẩm văn học.
Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật có tính ước lệ, có những

dấu hiệu để nhận biết: tên gọi, những dấu hiệu về tiểu sử, nghề nghiệp, những
đặc điểm riêng…Những dấu hiệu đó thường được giới thiệu ngay từ đầu và
thông thường sự phát triển về sau c a nhân vật gắn bó mật thiết với những
giới thiệu ban đầu đó. Giống như việc giới thiệu Thúy Vân, Thúy Kiều trong
tác phẩm Truyện Kiều c a Nguyễn Du khác nhau, chính là điềm báo về số
phận c a mỗi người sau này:
“Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu th y, nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh”
Hay việc giới thiệu Hoạn Thư:
“Ở ăn thì nết cũng hay,

8


Nói điều ràng buộc thì tay cũng già”

Nhân vật văn học không giống với các nhân vật thuộc các loại hình
nghệ thuật khác. Nhân vật văn học được thể hiện bằng chất liệu riêng là
ngơn từ. Vì vậy, nhân vật văn học địi hỏi người đọc phải vận dụng trí
tưởng tượng, liên tưởng để dựng lại một con người hoàn chỉnh trong tất cả
các mối quan hệ c a nó. Ngồi ra, nhân vật văn học cịn có, ch c năng
khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể hiện quan niệm c a
nhà văn về cuộc đời. Khi xây dựng nhân vật, nhà văn luôn gắn liền nó với
những vấn đề mà nhà văn muốn đề cập đến trong tác phẩm. Vì vậy, việc

tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm, bên cạnh việc xác định những nét tính
cách c a nó, cần nhận ra những vấn đề c a hiện thực và quan niệm c a
nhà văn muốn thể hiện qua nhân vật.
Chẳng hạn, khi nhắc đến một nhân vật, nhất là các nhân vật chính,
người ta thường nghĩ đến các vấn đề gắn liền với nhân vật đó. Chẳng hạn gắn
liền với Kiều là thân phận c a người phụ nữ có tài sắc trong xã hội cũ. Gắn
liền với Kim Trọng là vấn đề tình yêu và ước mơ vươn tới hạnh phúc. Gắn
liền với Từ Hải là vấn đề đấu tranh để thực hiện khát vọng tự do, cơng
lí…Trong Chí Phèo c a Nam Cao, nhân vật Chí Phèo thể hiện q trình lưu
manh hóa c a một bộ phận nơng dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến.
Do nhân vật có ch c năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc
sống và thể hiện quan niệm c a nhà văn về cuộc đời nên trong q trình mơ tả
nhân vật, nhà văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần
thiết bộc lộ được quan niệm c a mình về con người và cuộc sống. Chính vì
vậy, khơng nên đồng nhất nhân vật văn học với con người trong cuộc đời. Khi
phân tích, nghiên c u nhân vật, việc đối chiếu, so sánh tính cách c a các nhân
vật là điều cần thiết để hiểu rõ thêm về nhân vật, nhất là những nhân vật có
9


nguyên mẫu ngoài cuộc đời như anh hùng Núp trong tác phẩm Đất nước đứng
lên, Chị S trong tác phẩm Hòn Đất…. nhưng cũng cần nhớ rằng nhân vật
văn học là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo gắn liền với ý đồ tư tưởng c a nhà
văn trong việc nêu lên những vấn đề c a hiện thực cuộc sống.
1.1.2 Phân loại nhân vật trong tác phẩm văn học
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết s c đa dạng. Những nhân vật
được xây dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc
đáo, không lặp lại. Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất
lượng miêu tả…, có thể thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các loại
nhân vật khác nhau. Để nắm bắt được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú,

có thể tiến hành phân loại chúng ở nhiều góc độ khác nhau.
a. Từ góc độ phẩm chất nhân vật.
Có thể nói đến hai loại nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân
vật phản diện (nhân vật tiêu cực). Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện
cho lực lượng chính nghĩa trong xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ. Khi nhân
vật chính diện được xây dựng với những phẩm chất hồn hảo, có tính chất
tiêu biểu cho tinh hoa c a một giai cấp, một dân tộc, một thời đại, mang
những mầm mống lí tưởng trong cuộc sống…có thể được coi là nhân vật lí
tưởng. Ở đây, cũng cần phân biệt nhân vật lí tưởng với nhân vật lí tưởng hóa.
Loại nhân vật sau là loại nhân vật được tô hồng, hồn tồn theo quan điểm
ch quan c a nhà văn.
Ví dụ: nhân vật Thạch Sanh (trong Truyện cổ tích Thạch Sanh), Thúy Kiều,
Kim Trọng, Từ Hải... (trong truyện Kiều c a đại thi hào Nguyễn Du), Lục
Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Hớn Minh, Vương Tử Trực (trong truyện Lục
Vân Tiên c a nhà văn Nguyễn Đình Chiểu)… chính là những nhân vật lý
tưởng hố.
Đối lập với nhân vật chính diện là nhân vật phản diện - nhân vật đại
10


diện cho lực lượng phi nghĩa, cho cái ác, cái lạc hậu, phản động, cần bị lên án.
Trong quá trình phát triển c a văn học, trong mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau,
việc xây dựng các loại nhân vật trên cũng khác nhau. Ví dụ: nhân vật mẹ con
Lý Thơng, (trong truyện cổ tích Thạch Sanh), Tú Bà, Mã Giám Sinh, Hoạn
Thư, Hồ Tôn Hiến… (trong Truyện Kiều c a Nguyễn Du), Trịnh Hâm, Bùi
Kiệm (trong truyện Lục Vân Tiên c a Nguyễn Đình Chiểu) ...
Nếu như trong thần thoại Việt Nam chưa có sự phân biệt rạch rịi giữa
nhân vật chính diện và nhân vật phản diện thì trong truyện cổ tích, các truyện
thơ Nơm, các nhân vật thường được xây dựng thành 2 tuyến rõ rệt có tính
chất đối kháng quyết liệt. Ở đây, hễ là nhân vật chính diện thường tập trung

những đ c tính tốt đẹp cịn nhân vật phản diện thì hồn tồn ngược Iại.
Trong văn học hiện đại, nhiều khi khó phân biệt đâu là nhân vật chính
diện, đâu là nhân vật phản diện. Việc miêu tả này phù hợp với quan niệm cho
rằng hiện thực nói chung và con người nói riêng không phải chỉ mang một
phẩm chất mỹ học, mà bao hàm nhiều phẩm chất thẩm mĩ khác nhau, cái nhìn
c a ch thể đối với sự vật nhiều chiều, ph c hợp ch khơng đơn điệu…
Những nhân vật như Chí Phèo, Thị Nở, Tám Bính, Năm Sài Gịn…là
những nhân vật có bản chất tốt, nhưng trong họ vẫn tồn tại những phẩm chất
khơng tốt, Chính vì vậy, ở đây, sự phân biệt chính diện, phản diện chỉ có ý
nghĩa tương đối. Khi đặt nhân vật vào loại nào để nghiên c u, cần phải xét
khuynh hướng ch đạo c a nó đồng thời phải chú ý đến các khuynh hướng,
phẩm chất thẩm mĩ khác nữa. Trong giai đoạn trước, những nhân vật như
Kiều, Hoạn Thư, Thúc Sinh cũng được Nguyễn Du miêu tả ở nhiều góc độ,
với nhiều phẩm chất khác nhau ch khơng phải chỉ có một phẩm chất chính
diện hoặc phản diện.
b. Từ góc độ cấu trúc tác phẩm
Dựa theo ch c năng và vị trí c a nhân vật trong tác phẩm, có thể chia
11


thành các loại nhân vật: nhân vật chính, trung tâm, hay nhân vật phụ. Nhân
vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ ch c và triển khai
tác phẩm. Ở đây, nhà văn thường tập trung miêu tả, khắc họa tỉ mỉ từ ngoại
hình, nội tâm, q trình phát triển tính cách c a nhân vật. Qua nhân vật chính,
nhà văn thường nêu lên những vấn đề và những mâu thuẫn cơ bản trong tác
phẩm và từ đó giải quyết vấn đề và thể hiện ch đề tư tưởng cho tác phẩm.
Nhân vật chính có thể có nhiều hoặc ít tùy theo dung lượng hiện thực
và những vấn đề đặt ra trong tác phẩm. Với những tác phẩm lớn có nhiều
nhân vật chính thì nhân vật chính quan trọng nhất xun suốt tồn bộ tác
phẩm được gọi là nhân vật trung tâm. Trong khơng ít trường hợp, nhà văn

dùng tên nhân vật trung tâm để đặt tên cho tác phẩm. Ví dụ: Đơng Ki sốt c a
Cervantes, Anna Karenina c a đại văn hào L. Tônxtôi, Truyện Kiều c a
Nguyễn Du…
Trừ một hoặc một số nhân vật chính, những nhân vật cịn lại đều là
những nhân vật phụ ở các cấp độ khác nhau. Đó là những nhân vật giữ vị trí
th yếu so với nhân vật chính trong q trình diễn biến c a cốt truyện, c a
việc thể hiện ch đề tư tưởng c a tác phẩm.
Nhân vật phụ phải góp phần hỗ trợ, bổ sung cho nhân vật chính nhưng
khơng được làm mờ nhạt nhân vật chính. Có nhiều nhân vật phụ vẫn được các
nhà văn miêu tả đậm nét, có cuộc đời và tính cách riêng, cùng với những nhân
vật khác tạo nên một b c tranh đời sống sinh động và hồn chỉnh.
c.Từ góc độ phƣơng thức miêu tả của tác phẩm văn học.
Từ ba phương th c tái hiện hiện thực c a văn học: tự sự - trữ tình –
kịch, có thể phân thành các loại nhân vật: nhân vật trữ tình c a thơ, nhân vật
tự sự c a văn xuôi và nhân vật kịch c a kịch. Từ góc độ chất lượng miêu tả có
thể phân thành các loại: nhân vật, tính cách, điển hình. Nhân vật là những con
người nói chung được miêu tả trong tác phẩm. Nhà văn dùng ngòi bút c a
12


mình, để phác thảo một vài chi tiết về ngơn ngữ, cử chỉ, hành động…cũng có
thể dùng nó để miêu tả đậm nét và chi tiết tính cách nhân vật. Tính cách nhân
vật được khắc họa với một chiều sâu bên trong. Nó như một điểm qui tụ mà
từ đó có thể giải thích được mọi biểu hiện mn màu, mn vẻ sinh động bên
ngồi c a nhân vật.
Ngồi những loại nhân vật được trình bày, có thể nêu lên một số kiểu
nhân vật qua các trào lưu văn học khác nhau. Chẳng hạn, khái niệm nhân vật
bé nhỏ trong văn học hiện thực phê phán, khái niệm nhân vật con người trong
ch nghĩa tự nhiên, nhân vật phi nhân vật trong các trào lưu văn học hiện đại
ch nghĩa ở phương Tây…

1.1.3 Một số biện pháp xây dựng nhân vật văn học
Để xây dựng thành công một nhân vật văn học, nhà văn phải có khá
năng đồng cảm, phát hiện những đặc điểm sâu kín ở nhân vật. Điều này đòi
hỏi nhà văn phải hiểu đời và hiểu người. Nhưng có một điều khơng kém phần
quan trọng là nhà văn phải miêu tả, khắc họa nhân vật ấy sao cho có s c
thuyết phục mạnh mẽ đối với người đọc. Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến
những biện pháp xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn học.
Có nhiều biện pháp khác nhau trong việc xây dựng nhân vật văn học.
Có thể kể đến các biện pháp như xây dựng nhân vật qua ngoại hình, nội tâm,
ngơn ngữ và hành động.
a. Xây dựng nhân vật bằng cách khắc họa ngoại hình.
Ngoại hình là dáng vẻ bên ngồi c a nhân vật bao gồm y phục, cử chỉ,
tác phong, diện mạo…Đây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân
vật. Nếu như văn học cổ thường xây dựng ngoại hình nhân vật với những chi
tiết ước lệ, tượng trưng thì văn học hiện đại thường địi hỏi những chi tiết
chân thực và cụ thể sinh động. Nhà văn Nga M.Gorki khuyên các nhà văn
phải xây dựng nhân vật c a mình đúng như những con người sống và phải tìm
13


thấy, nêu lên, nhấn mạnh những nét riêng độc đáo, tiêu biểu trong dáng điệu,
nét mặt, nụ cười, khóe mắt…c a nhân vật.
Ngoại hình nhân vật dùng để biểu hiện nội tâm. Đây cũng chính là sự
thống nhất giữa cái bên ngoài và cái bên trong c a nhân vật. Vì vậy, khi tính
cách, đời sống bên trong c a nhân vật thay đổi, nhiều nét bên ngoài c a nhân
vật cũng thay đổi theo.
Khi xây dựng ngoại hình nhân vật, nhà văn cần thể hiện những nét
riêng biệt, cụ thể c a nhân vật để người đọc có thể nắm bắt được những đặc
điểm chung c a nhân vật: nghề nghiệp, tầng lớp, thời đại…Những nhân vật
thành công trong văn học từ xưa đến nay cho thấy nhà văn bao giờ cũng chọn

lựa công phu những nét tiêu biểu nhất để khắc họa nhân vật.
b. Xây dựng nhân vật qua biểu hiện nội tâm.
Khái niệm nội tâm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống
bên trong c a nhân vật. Đó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản
ng tâm lí… c a nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nó
gặp phải trong cuộc đời. Trong quá trình phát triển c a lịch sử văn học, việc
thể hiện nhân vật qua nội tâm ngày càng có vai trị quan trọng. Trong văn học
Việt Nam, so với các giai đoạn trước. Truyện Kiều c a Nguyễn Du đã đạt
đuợc những thành tựu rực rỡ. Tác phẩm ch ng tỏ Nguyễn Du có khả năng
nắm bắt một cách tài tình những ý nghĩ, tình cảm sâu kín c a nhân vật và diễn
tả nó một cách sinh động.
Sự biểu hiện hợp lí và sâu sắc nội tâm góp phần rất lớn tạo nên s c
sống c a nhân vật. Để làm được điều đó, nhà văn phải hiểu sâu sắc cuộc sống
và con người, nắm bắt được những biểu hiện và diễn biến dù nhỏ nhặt nhất
đời sống bên trong c a nhân vật.
c. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật.
Khái niệm ngôn ngữ nhân vật nhằm chỉ những lời nói, cách nói c a
14


nhân vật trong tác phẩm. Lời nói đó phản ánh kinh nghiệm sống cá nhân, trình
độ văn hóa, tư tưởng, tâm lí, thị hiếu…Đằng sau mỗi câu nói c a mỗi con
người đều có lịch sử riêng c a nó. Trong cuộc sống khơng thể có những
người nói hồn tồn giống nhau, vì vậy nhà văn cần phát hiện những nét riêng
c a ngôn ngữ nhân vật để thể hiện trong tác phẩm.
Trong các tác phẩm tự sự nói chung, lời nói c a nhân vật thường chiếm
tỉ lệ ít hơn so với ngôn ngữ người kể chuyện nhưng lại có khả năng thể hiện
sinh động và khêu gợi cho người đọc hình dung về bản chất, tính cách c a
nhân vật. Trong đoạn báo ân, báo oán c a Truyện Kiều, mặc dù đang hồn xiêu
phách lạc, Hoạn Thư vẫn biết lựa điều kêu ca:

Rằng tôi chút phận đàn bà
Ghen tng thì cũng người ta thường tình
Nghĩ cho khi các viết kinh
Đến khi khỏi cửa d t tình chẳng theo
Lịng riêng, riêng những kính u
Chồng chung, ai dễ ai chiều cho ai
Trót đà gây việc chơng gai
Cũng nhờ lượng bể tha bài nào chăng?
Cách nói rất khơn khéo này hồn tồn phù hợp với con người khơn
ngoan, thơng minh, lanh lợi c a Hoạn Thư. Trong tình thế nguy ngập, Hoạn
Thư đã biết lựa lời mà nói, vừa khen ngợi vừa khơi gợi lòng thương ở Thúy
Kiều. Rõ thực, nàng rất hiểu Thúy Kiều, biết nói lời vừa đ . Kết quả, Hoạn
Thư đã đạt đến mục đích c a mình, được Thuý Kiều tha bổng.
Trong các trào lưu văn học hiện thực, việc cá thể hóa nhân vật qua
ngôn ngữ nhân vật được nhà văn đặc biệt quan tâm và được thực hiện bằng
nhiều cách khác nhau. Chẳng hạn, nhà văn có thể để cho nhân vật lặp đi lặp

15


lại nhiều lần một số từ hoặc một số câu mà nhân vật thích (Biết rồi, khổ lắm,
nói mãi c a cụ cố Hồng trong tác phẩm Số đỏ c a Vũ Trọng Phụng), có thể để
nhân vật sử dụng một số từ địa phương, từ nước ngoài, cách phát âm
sai…nhưng dù sử dụng cách nào, ngôn ngữ c a nhân vật cũng phải có sự
chọn lọc nhằm đạt đến sự thống nhất giữa cá thể hóa và khái quát hóa, đồng
thời cũng phải phù hợp với hồn cảnh và tính cách c a nhân vật.
Với dáng đi ngật ngưỡng và lời chửi đổng c a Chí Phèo rõ thực không
lẫn với ai được. Nam Cao chỉ bằng khắc họa ngơn ngữ c a nhân vật đã có thể
làm tốt rõ bản chất c a nhân vật ch không cần dụng công đến các phương
diện khác.

d. Xây dựng nhân vật qua hành động của nhân vật.
Hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ các việc làm, cách làm c a
nhân vật. Đây là phương diện đặc biệt quan trọng để thể hiện tính cách nhân
vật, vì việc làm c a mỗi người là căn c quan trọng có ý nghĩa quyết định nói
lên tư cách, lí tưởng, phẩm chất cũng như những đặc điểm thuộc về thế giới
tinh thần c a người đó. Hơn nữa, trong các tác phẩm tự sự, đặc biệt là trong
các tác phẩm kịch bản sân khấu và điện ảnh tính cách nhân vật khơng phải
ngay từ đầu đã được hình thành trọn vẹn. Chính hành động có tác dụng bộc lộ
q trình phát triển c a tính cách và thúc đẩy sự diễn biến c a hệ thống cốt
truyện…Thông qua các mối quan hệ, sự đối xử giữa các nhân vật trong những
tình huống khác nhau, người đọc có thể xác định được những đặc điểm, bản
chất c a nhân vật.
Thông thường, khi miêu tả hành động nhân vật, nhà văn thường kết hợp
với những biểu hiện nội tâm tương ng vì đằng sau mỗi hành động, bao giờ
cũng có một tâm trạng hoặc một động cơ nào đó. Dùng nội tâm để lí giải hành
động, sử dụng hành động để làm sáng tỏ nội tâm là một hiện tượng phổ biến
trong việc miêu tả nhân vật.
16


Trên đây là những biện pháp chung nhất trong việc xây dựng nhân vật.
Ngoài những biện pháp trên, nhà văn cịn có thể khắc họa nhân vật thơng qua
việc đánh giá c a các nhân vật khác liên quan trong tác phẩm, thông qua việc
mô tả đồ dùng, nhà cửa, môi trường xã hội, thiên nhiên…mà nhân vật sinh
sống. Ở những tác phẩm tự sự, ngôn ngữ người kể chuyện là một yếu tố rất
quan trọng trong việc bộc lộ, miêu tả và đánh giá nhân vật.
Việc phân biệt các biện pháp xây dựng nhân vật như trên chỉ có tính
chất tương đối. Trong thực tế, các biện pháp này nhiều khi khơng tách rời mà
gắn bó chặt chẽ với nhau. Vì vậy, nhiều khi rất khó chỉ ra các biện pháp xây
dựng nhân vật dưới một hình th c thuần túy và độc lập. Một điều cũng cần

lưu ý, việc nắm bắt các biện pháp trên đây cũng chỉ nhằm mục đích hiểu một
cách đầy đ và chính xác về nhân vật trong tác phẩm văn học.
1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong phim điện ảnh
Điện ảnh bắt đầu du nhập vào Việt Nam từ cuối thập niên 1890, nhưng
mãi đến năm 1923, mới xuất hiện bộ phim đầu tiên Kim Vân Kiều do một
người Pháp là Famechon và người Việt Nguyễn Văn Vĩnh cùng thực hiện.
Từ năm 1925, xuất hiện những hãng phim Việt Nam, có những bộ phim Việt
Nam hợp tác với nước ngoài. Các nhà làm phim Việt Nam đã cho ra đời rất
nhiều tác phẩm kinh điển nói về đề tài chiến tranh với các bộ phim nổi tiếng
như Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Nổi gió, Em bé Hà Nội,... ghi dấu ấn cho nền
điện ảnh cách mạng, hay những bộ phim như Ván bài lật ngửa, Cánh đồng
hoang... thu hút được nhiều khán giả, giành được giải thưởng trong những
liên hoan phim quốc tế .
Bản thân tác phẩm phim truyện điện ảnh hay phim truyện truyền hình
thường có cơ sở từ một loại tác phẩm văn học, thuộc phương th c kịch. Tên
đặc thù c a nó trong phương th c này là kịch bản văn học dành cho phim
truyện điện ảnh và phim truyện truyền hình. Chính vì thế nó cũng phải tuân
17


theo những nguyên tắc chung về việc xây dựng nhân vật trong tác phẩm văn
học, theo phương th c kịch. Nên tác phẩm theo phương th c này được gọi là
kịch bản sân khấu hoặc kịch bản phim.
Văn học và điện ảnh đều thuộc các loại hình nghệ thuật tiêu biểu trong
“gia đình nghệ thuật", song mang những nét đặc trưng riêng c a từng loại
hình. Mối quan hệ giữa văn học và điện ảnh mang tính chất hai chiều: điện
ảnh có thể lấy cảm h ng, chất liệu từ mạch nguồn phong phú c a kho tàng
văn học, tiếp thu những th pháp nghệ thuật c a văn học; ngược lại, với xu
thế phát triển thơng tin giải trí ngày nay, các th pháp điện ảnh đã xâm nhập
vào địa hạt văn học và ngày càng chiếm một phạm vi rộng lớn. Vì ra đời khá

muộn, mơn nghệ thuật th bảy đã tiếp thu, kế thừa những tinh hoa, thành quả
c a các loại hình nghệ thuật ra đời trước đó. Văn học chính là mảnh đất màu
mỡ giúp điện ảnh có thể khai thác đề tài, chất liệu và cách th c thể hiện để
hình thành nên những kịch bản phim.
Văn học và điện ảnh đều mang tính tổng hợp cao, đều chịu ảnh hưởng
c a các loại hình khác và giữa chúng có sự thâm nhập, ảnh hưởng lẫn nhau.
Văn học và điện ảnh sử dụng phương tiện ngôn ngữ khác nhau. Văn học là
nghệ thuật sử dụng ngơn từ, mang tính phi vật thể, miêu tả thế giới một cách
gián tiếp; trong khi chất liệu c a điện ảnh là hình ảnh và âm thanh, mang tính
vật thể. Cả văn học lẫn điện ảnh đều có thế mạnh riêng trong việc tạo dựng lại
thế giới và làm cho hình tượng nghệ thuật trở nên sống động, hữu hình.
Kịch bản điện ảnh thực chất là văn bản văn chương dưới một dạng trình
bày đặc biệt. Điện ảnh dựa rất nhiều vào văn học, đặc biệt là việc chuyển thể
hay Việt hoá tác phẩm văn học thành phim, cho nên có thể nói điện ảnh là
“văn học hiện hữu”.
Một trong những tác phẩm điện ảnh lấy nhiều nước mắt c a khán giả
mọi thời đại là phim Titanic. Cảnh cảm động nhất là khi Jack và Rose từ biệt
18


nhau lần cuối giữa làn nước lạnh trong đêm tối, Rose đã định từ bỏ niềm hi
vọng được sống để đi theo tình yêu với Jack. Nhưng rồi trong khoảnh khắc,
nàng bừng tỉnh và dùng hết s c để giật lấy cái còi. Chi tiết giật lấy cái còi c a
Rose không chỉ mang s c mạnh c a bản năng sinh tồn, mà còn là s c mạnh
c a lời h a, c a tình yêu chân thành đối với Jack. Lòng tin và sự hi sinh c a
hai nhân vật trên con tàu mang tên Titanic huyền thoại ấy, đã trở thành một
biểu tượng c a tình yêu bất tử ở cả trong lĩnh vực điện ảnh cũng như trong
cuộc sống.
Up là bộ phim hoạt hình xuất sắc được nhận giải thưởng Quả cầu
vàng cho phim hoạt hình hay nhất tại Hollywood năm 2009. Bộ phim đem

đến cho người xem dù ở bất c l a tuổi nào cũng đều có thể thả hồn mình bay
bổng theo trí tưởng tượng. Từ hình ảnh ơng lão Carl, đ a trẻ Russell, đến chú
chó Doug, con chim Kevin… đều được khắc họa mang tính cách rõ nét. Từng
chi tiết, hình ảnh, nhân vật trong phim đều góp phần giúp đạo diễn Peter
Docter gửi tới khán giả b c thông điệp: cuộc phiêu lưu hấp dẫn và vĩ đại nhất,
chính là cuộc đời c a mỗi con người. Bộ phim thành công cũng nhờ một phần
ở việc sử dụng các biện pháp ẩn dụ được học hỏi từ tác phẩm văn học, bên
cạnh việc sử dụng các kĩ năng, kĩ xảo c a điện ảnh.
Cũng giống như văn học, có rất nhiều nhân vật trong các bộ phim
không phải là con người mà là các con vật, đồ vật, cây cỏ nhưng được nhân
cách hóa mang tư tưởng, tình cảm c a con người như phim: Vua sư tử, Tom
và Jerry, Hãy đợi đấy, Tarzan, Kỷ băng hà, Đi tìm Nemơ… Nhân vật vốn là
đối tượng phản ánh c a văn học, tiêu biểu cho tính cách và số phận c a con
người nói chung trong xã hội. Th pháp nhân cách hóa thường được sử dụng
trong tác phẩm văn học, đặc biệt hay gặp nhất trong các truyện ngụ ngôn, cổ
tích. Bằng một số nét đơn giản mang tính cách điệu hóa, tác giả tạo ra s c
sống cho nhân vật. Th pháp này cũng được các nhà làm phim hoạt hình,
19


phim cổ tích… tích cực sử dụng. Nhân vật là một trong những yếu tố quan
trọng góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm nghệ thuật. Ở bất c bộ
môn nghệ thuật nào, việc xây dựng nhân vật luôn được xem trọng và cần sự
sáng tạo c a người nghệ sĩ. Đặc biệt với nghệ thuật th 7, nhân vật lại càng
là nhân tố quyết định. Vì thế, phim có thành cơng hay khơng phụ thuộc rất
nhiều vào tâm huyết, cùng khả năng sáng tạo xuất sắc c a những người tạo
ra nó (biên kịch, đạo diễn, diễn viên).
Xây dựng nhân vật là yếu tố cần thiết và quan trọng, có ảnh hưởng nhiều
đến sự thành cơng hay thất bại c a tác phẩm. Tác phẩm có sống động, tồn tại
lâu dài hay không tùy thuộc vào khả năng sáng tạo c a người nghệ sĩ, và xây

dựng nhân vật c a tác phẩm. Khi đã xem một tác phẩm điện ảnh khá lâu, có
thể quên tác phẩm ở nhiều điểm, đôi khi quên cả ch đề tư tưởng hay nội
dung c a tác phẩm, nhưng với nhân vật thì ta khó lịng qn được, nếu nhân
vật đó có tính cách, cá tính ấn tượng, đời sống tâm lý riêng biệt.
Là một loại hình nghệ thuật đặc biệt chú trọng việc xây dựng nhân vật,
điện ảnh có những địi hỏi cũng như kỹ thuật trong công việc này. Người đọc
văn học nhìn thấy nhân vật qua những mơ tả c a tác giả và nhận th c nhân vật
bằng hình dung, trí tưởng tượng. Nhiều khi, người ta cịn mặc định cho nhân
vật những nét nọ, nét kia, tính cách này, tính cách khác vốn khơng có trong ý
đồ sáng tác c a tác giả, tùy theo tình cảm c a mình đối với nhân vật. Khán giả
u thích sân khấu thì nhìn thấy và nhận th c nhân vật c a vở diễn từ con
người thật bằng tai, bằng mắt nhưng lại trên một không gian ước lệ với những
hành động diễn ước lệ c a diễn viên. Các nhân vật trong một số loại hình
nghệ thuật khác, như trong nhiếp ảnh, hội họa, điêu khắc…, chỉ mãi mãi đ ng
ở một tư thế trong một không gian tĩnh. Trong khi đó, nhân vật c a điện ảnh
ln ln vận động và thể hiện tính cách từ việc đối mặt với các sự kiện diễn
ra trong không gian, thời gian thật. Đây là điểm mạnh hơn hẳn c a nhân vật
20


điện ảnh so với nhân vật c a các loại hình nghệ thuật khác. Chính khả năng
vận động trên nền bối cảnh thật c a hoàn cảnh, c a tự nhiên mà người xem
trực tiếp cảm nhận nhân vật bằng mọi giác quan như khi họ đối diện với
những con người thật trong cuộc sống hàng ngày. Trong bối cảnh chân thực
đó, nhân vật điện ảnh xuất hiện với những hành vi, cử chỉ, hoạt động… diễn
ra trước mắt người xem và họ có thể hiểu hoặc ít nhất là cảm nhận những gì
đang diễn ra trong phim. Nói chính xác hơn, nhân vật trong điện ảnh giúp
người xem thưởng th c một cách chân thực nhất so với nhân vật trong các
loại hình nghệ thuật khác như văn học, hội hoạ, hay điêu khắc.
Trong bộ phim Tướng về hưu c a đạo diễn Nguyễn Khắc Lợi, nhân vật

tướng Thuấn đã có sự biến chuyển tâm lý và hành động chuẩn xác phù hợp
với ngôn ngữ điện ảnh. Trong tác phẩm văn học, tướng Thuấn là một người
thiên về quan sát và suy nghĩ. Ơng nhìn cuộc sống đang biến động từng ngày
trong gia đình lẫn ngồi xã hội và thường buồn phiền, nghĩ ngợi, hay hồi
tưởng về quá kh c a mình. Người đọc thấy được tính cách c a nhân vật này
thông qua suy nghĩ và cảm nhận c a ông ch không phải qua những hành
động. Nhưng tác phẩm điện ảnh không để nhân vật ông Thuấn chỉ biết ngồi
yên quan sát sự biến đổi c a cuộc sống, mà phải thay đổi để phù hợp với ngơn
ngữ điện ảnh. Ơng Thuấn trong phim đã có sự biến đổi rõ rệt trong hành động
trên. Từ hành động ấy ơng Thuấn đã tự bộc lộ tính cách, tâm lý c a mình.
Trong bộ phim Người đàn bà mộng du c a đạo diễn Nguyễn Thanh Vân,
nhân vật Quỳ là một dạng vai chưa phù hợp với điện ảnh. Quỳ trong phim rất
ít những hành động để làm rõ tính cách, mà mới chỉ đi đi lại lại suy nghĩ và
hầu như khơng thấy có sự biến đổi. Từ đầu đến cuối phim, Quỳ gần như
không thay đổi, không có sự biến chuyển cần thiết như địi hỏi c a một nhân
vật điện ảnh. Vì thế, người xem có cảm giác rối rắm, không hiểu rõ Quỳ là
người thế nào, đạo diễn đang kể điều gì, dù diễn viên Hồng Ánh đã diễn xuất
21


×