Tải bản đầy đủ (.doc) (145 trang)

Luận văn thạc sĩ báo chí học cách thức sản xuất chương trình truyền hình thực tế của các đài phát thanh truyền hình ở miền tây nam bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 145 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRƯƠNG THỊ THANH THẢO

CÁCH THỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH
TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ TẠI CÁC ĐÀI PHÁT THANH
TRUYỀN HÌNH Ở MIỀN TÂY NAM BỘ
(Khảo sát Đài PTTH Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp)
Ngành

: Báo chí học

Mã số

: 60 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐINH THỊ THUÝ HẰNG

CẦN THƠ - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là kết quả công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, thông tin và kết quả được nêu


trong luận văn rõ ràng và trung thực.

Tác giả luận văn

Trương Thị Thanh Thảo


MỤC LỤC
Trang
1

MỞ ĐẦU

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TRUYỀN HÌNH
THỰC TẾ

1.1. Vài nét về lịch sử phát triển của truyền hình thực tế
1.2. Vai trò của truyền hình thực tế
1.3. Đặc điểm của truyền hình thực tế
1.4. Phân loại các chương trình truyền hình thực tế

14
14
27
36
40

Chương 2: THỰC TRẠNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH THỰC
TẾ CỦA CÁC ĐÀI TRUYỀN HÌNH Ở MIỀN TÂY NAM BỘ


44

2.1. Vài nét giới thiệu về các Đài Phát thanh truyền hình và chương
trình truyền hình thực tế tại miền Tây Nam bộ
2.2. Khảo sát việc thực hiện sản xuất chương trình truyền hình thực

44

tế tại các Đài Phát thanh truyền hình miền Tây Nam Bộ
2.3. Đánh giá về cách thức sản xuất chương trình truyền hình thực tế

50

tại các Đài Phát thanh truyền hình miền Tây Nam bộ

76

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN
HÌNH THỰC TẾ TẠI CÁC ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN
HÌNH KHU VỰC MIỀN TÂY NAM BỘ

93

3.1. Kinh nghiệm sản xuất chương trình truyền hình thực tế ở Đài
truyền hình Việt Nam
3.2. Một số giải pháp nâng cao năng lực sản xuất và nâng cao chương

93

trình truyền hình thực tế tại các Đài Phát thanh truyền hình miền

Tây Nam bộ
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

96
109
111
116


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Nxb

:

Nhà xuất bản

PTTH

:

Phát thanh truyền hình

XHH

:

Xã hội hóa



DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
26

Biểu đồ 1.1:
Biểu đồ 2.1:

Top 10 show truyền hình thực tế thành công nhất 2014
Cách thức sản xuất chương trình truyền hình thực tế

52

Biều đồ 2.2:

tại đài PTTH Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp
Chương trình truyền hình thực tế trên đài PTTH Tiền

Biểu đồ 2.3:
Biểu đồ 2.4:
Biểu đồ 2.5:
Biểu đồ 2.6:

Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp
Lí do chương trình truyền hình thực tế hấp dẫn công chúng
Ưu điểm của chương trình truyền hình thực tế
Công chúng thích xem loại chương trình thực tế nào
Hình thức đánh giá hiệu quả chương trình truyền

53

71
77
82

Biều đồ 2.7:
Biểu đồ 3.1:

hình thực tế
Hạn chế của chương trình truyền hình thực tế
Giải pháp nâng cao chất lượng chương trình truyền

84
89

hình thực tế

97


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ thông tin đã tạo
điều kiện thuận lợi cho báo chí phát triển. Sản xuất các chương trình truyền
hình không chỉ còn dành riêng cho các đài truyền hình. Chính vì vậy mà các
đài truyền hình ngày càng phải thay đổi hình thức cũng như nội dung chương
trình nhằm thu hút khán giả. Sản xuất các chương trình truyền hình thực tế
đang là xu hướng phát triển của các đài truyền hình và các đài truyền hình của
các tỉnh miền Tây Nam bộ cũng đang đi theo hướng đó nhằm tăng sự cạnh
tranh của mình.

Truyền hình thực tế là một phạm trù còn mới mẽ tại Việt Nam. Hiện tại
khi nhắc đến truyền hình thực tế, công chúng nghĩ đến các chương trình giải
trí game show nhiều hơn là các chương trình mang tính trải nghiệm. Một số
đài truyền hình đã xây dựng các chương trình truyền hình thực tế mang tính
chính luận trải nghiệm có nội dung liên quan đến các lĩnh vực chính trị, xã
hội, du lịch, khám phá…
Thời gian qua các đài truyền hình quốc gia và địa phương cũng đã tổ
chức sản xuất các chương trình truyền hình thực tế chính luận mang tính
trải nghiệm như thế. Truyền hình thực tế là một xu thế, bởi nó mang tính
chân thực và hình thức thể hiện sinh động. Cần có cái nhìn đúng về quan
điểm truyền hình thực tế, một phương thức sản xuất chương trình truyền
hình thực tế, nhất là quá trình chuyên nghiệp hóa truyền hình ở Việt Nam
những năm qua chứng minh năng lực tự hoàn thiện của đội ngũ làm truyền
hình trong nước.
Hiện tại các đài phát thanh truyền hình (PTTH) ở miền Tây Nam bộ
cũng có khá nhiều chương trình được gọi là truyền hình thực tế. Nhưng như
thế nào về chương trình truyền hình thực tế và cách thức sản xuất chương
trình truyền hình thực tế một cách chuyên nghiệp ra sao đang đặt ra rất nhiều


2
câu hỏi và ý kiến khác nhau. Một chương trình truyền hình thực tế được chăm
chút, đầu tư kỹ lưỡng, khai thác và thể hiện tốt sẽ có sức hấp dẫn, lôi cuốn
công chúng không thua kém bất kỳ chương trình giải trí mang tính giáo dục
nào. Đồng thời, chương trình truyền hình thực tế thể hiện hài hòa giữa nội
dung và hình thức sẽ phát huy tốt vai trò định hướng dư luận xã hội, khơi dậy
tính nhân văn và giúp khán giả hướng thiện trong cuộc sống. Tuy nhiên, hiện
nay chưa có nhiều nghiên cứu về truyền hình hiện đại và chương trình truyền
hình thực tế cũng như cách thức sản xuất truyền hình thực tế. Do vậy, nhiều
đài chưa được tiếp cận với lý thuyết cũng như phương thức sản xuất các

chương trình truyền hình thực tế, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.
Làm thế nào để bổ sung về mặt lý luận, đồng thời giúp các Đài PTTH
miền Tây Nam bộ phát huy những ưu điểm, cũng như khắc phục những mặt
hạn chế trong việc sản xuất chương trình truyền hình thực tế chuyên nghiệp
hơn, đạt kết quả cao hơn, tăng cạnh tranh trong sản xuất chương trình? Đây
chính là lý do khiến cho tác giả lựa chọn đề tài: “Cách thức sản xuất chương
trình truyền hình thực tế của các đài phát thanh truyền hình ở miền Tây Nam
Bộ” để nghiên cứu. Qua đó tác giả mong muốn sẽ cùng với các đài PTTH
miền Tây Nam bộ xây dựng một phương thức sản xuất chương trình truyền
hình thực tế phục vụ cho sự phát triển chung của truyền hình hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Từ góc độ nghiên cứu lí luận báo chí đã có một số tác giả trong và ngoài
nước bàn đến. Trong đó có các tác phẩm tiêu biểu do các nhà nghiên cứu lí
luận báo chí Việt Nam công bố trong những năm qua như:
- Cơ sở lí luận báo chí của tác giả Tạ Ngọc Tấn (chủ biên), nhà xuất bản
văn hoá thông tin 1999, ở trang 199, tác giả có đề cập đến truyền hình thực tế
như sau: “Sự xuất hiện của truyền hình thực sự là một cuộc cách mạng trong
thông tin đại chúng, tạo ra những khả năng điều kiện tuyệt vời cho báo chí thực
hiên các chức năng văn hoá - giải trí. Công chúng của truyền hình đuợc trực tiếp


3
thưởng thức các buổi biều diễn nghệ thuật, các công trình kiến trúc, danh lam
thắng cảnh, trực tiếp tham gia vào các hoạt động văn hoá như liên hoan, lễ hội,
các cuộc thi đấu thể thao vv… Bằng hình ảnh có màu sắc kết hợp cùng âm thanh
với những cung bậc, âm điệu đa dạng, truyền hình có khả năng tạo nên những
cảm giác chân thật, đầy đủ cho công chúng. Đó là điều kiện tốt cho người xem
truyền hình tiếp nhận thông tin nhận thức những giá trị tinh thần của tác phẩm
nghệ thuật, các hoạt động văn hoá. Truyền hình trở thành một loại nhà hát,
quảng trường công dân, trường học nhân dân, người hướng dẫn văn hoá đại

chúng, thành phương tiện nghỉ ngơi, giải trí có sức hấp dẫn lớn đối với các tầng
lớp nhân dân”. Tài liệu này sẽ là cơ sở lí luận về báo chí nói chung và truyền
hình nói riêng để tác giả làm nền tảng phân tích thể loại báo chí truyền hình.
- Cơ sở lí luận báo chí truyền thông của tác giả Dương Xuân Sơn (chủ
biên), nhà xuất bản văn hoá thông tin 1995, ở trang 52,53, tác giả bàn về tác
phẩm truyền hình “Tác phẩm (bài báo, chương trình phát thanh hay truyền
hình) do nhà báo chuẩn bị sẵn và được in trên báo hay phát trên đài phát
thanh, vô tuyến truyền hình mới chỉ có thể xem xét về chất lượng của thông
tin tiềm năng đối với công chúng vì chưa biết chúng có được tiếp nhận hay
không… Khi tìm hiểu công chúng ta thấy thỉnh thoảng lại xảy ra tình trạng là
không phải các bản tin, các buổi phát thanh và truyến hình đều được họ thừa
nhận. Điều đó nhắc nhỡ những người làm công tác báo chí phải quan tâm đến
hiệu quả của chương trình. Việc đảm sự ổn định trong mối quan hệ lẫn nhau
giữa nhà báo và công chúng được thể hiện trong chương trình là hết sức cần
thiết, đảm bảo cho thông tin tiềm năng dễ dàng trở thành thông tin hiện thực”.
Tài liệu này giúp tác giả nghiên cứu để dẫn dắt sự cần thiết phải nâng chất
lượng truyền hình từ nhu cầu của công chúng.
Bàn về vấn đề kỹ năng tác nghiệp của nhà báo có các tác phẩm:
- Truyền thông lí thuyết và kỹ năng cơ bản, Nguyễn Văn Dững chủ biên.
Nhà xuất bản chính trị quốc gia sự thật năm 2012, ở trang 200, khi đề cập đến


4
thế mạnh của truyền hình tác giả cho rằng“Truyền hình có thế mạnh đặc biệt
mà các kênh truyền thông khác không có được”. Còn ở trang 201, 203, 204
khi bàn về qui trình sản xuất ấn phẩm báo in phát thanh truyền hình tác giả
nhấn mạnh: “Đối với truyền hình khi khai thác tài liệu cần xây dựng kịch bản
(kịch bản sơ bộ và kịch bản chi tiết) sau đó tiến hành làm tiền kỳ, tức ghi hình
ghi âm phỏng vấn. Kiểm tra phân loại tư liệu và viết hoặc làm hậu kỳ - dựng
phim, dựng băng để hoàn chỉnh tác phẩm chuẩn bị lên trang lên chương trình.

Đây là khâu hoàn thiện ấn phẩm đơn lẻ chuẩn bị cho việc thiết kế sân khấu
tổng hợp để có thể xã hội hoá. Truyền hình nước ta những năm gần đây phát
triển chưa từng có, với khuynh hướng mô hình khác nhau đang hình thành
nên thị trường truyền thông - truyền hình khá đa dạng, phong phú, cơ hội chia
đều cho tất cả, đã trôi qua cái thời kỳ bao cấp nặng nề và đang phát triển theo
xu hướng xã hội hoá không chỉ trong lĩnh vực sản xuất chương trình. Truyền
hình truyền thông công nghệ số trong thế giới đang bị làm phẳng đã và đang
đem lại những thành công vượt trội về công nghệ cũng như đa dạng hoá sản
phẩm truyền hình và quan trọng hơn, đang đem lại lợi ích thiết thực trong quá
trình đáp ứng thoả mãn nhu cầu thông tin giải trí ngày càng cao của công
chúng xã hội”. Tài liệu này là cơ sở lí luận để tác giả phát triển về qui trình
sản xuất của truyền hình hiện đại ngày nay, cần có những phương thức sản
xuất mới để đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí ngày càng cao của công chúng.
- Nghiên cứu về loại hình báo chí truyền hình- Một số nội dung cơ bản
về nghiệp vụ báo chí xuất bản - Bộ thông tin truyền thông, năm 2013, ở trang
184, 18, nhóm tác giả TS. Hà Huy Phượng, ThS. Đinh Ngọc Sơn, ThS. Vũ
Thuý Bình, ThS. Lê Thanh Xuân, ThS. Đỗ Phan Ái, khi đề cập đến đặc điểm
tác phẩm báo chí truyền hình có thống nhất nhận định sau: “Tính xác thực của
hình ảnh: hình ảnh của tác phẩm báo chí truyền hình luôn đặt tính sự thật lên
hàng đầu. Mổi cảnh quay mổi nhân vật mổi câu chuyện… đều có địa chỉ thật
trong cuộc sống. Nếu phóng viên dàn dựng cảnh quay sai sự thật, bóp méo


5
bản chất thì đó là vi phạm vào đạo đức nghề nghiệp người làm báo. Đây cũng
là đặc điểm để phân biệt sự khác nhau giửa tác phẩm báo chí truyền hình và
tác phẩm điện ảnh. Điện ảnh là lĩnh vực nghệ thuật, người ta có thể xây dựng
hình tượng nhận vật, sáng tạo hình ảnh cảnh quay theo ý chủ quan của đạo
diển để đạt hiệu quả nghệ thuật. Còn với tác phẩm báo chí truyền hình, hình
ảnh thu đuợc đều dựa trên chất liệu sự thật của sự kiện, mọi sáng tạo tác phẩm

đều phải tôn trọng sự thật. Tuy nhiên, với ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh trên
truyền hình, người ta cũng có nhiều cách để truyền đạt thông tin xác thực và
hiệu quả. Chẳng hạn việc sử dụng hình ảnh đồ họa giúp khán giả nhận được
thông tin khái quát hơn về một sự kiện nào đó. Bên cạnh đó, nếu hình ảnh là
thông tin cụ thể thì lời bình sẽ giải thích rõ hơn về hình ảnh đó, nó đảm bảo
cho người xem hiểu rõ bản chất của sự kiện và những gì đang diễn ra trên
màn hình. Tính logic của thông tin: Mỗi cảnh quay của tin tức, phóng sự…
trên truyền hình được tính bằng giây. Như vậy hình ảnh trên truyền hình
không phải là tất cả sự kiện được ghi hình liên tục mà là sự ghép nối rất nhiều
cảnh quay ở những thời điểm khác nhau. Do đó tác phẩm báo chí truyền hình
phải đảm bảo sự logic thông tin. Để có sự logic thông tin tác phẩm báo chí
được xây dựng trên nguyên tắc về ngôn ngữ hình ảnh, về tiếng động, về lời
bình… và sự hoàn thiện của tác phẩm dựa trên các tiêu chí thể loại. Đảm bảo
yếu tố kỹ thuật: tác phẩm báo chí truyền hình được sản xuất theo những tiêu
chuẩn kỹ thụât từ ghi hình, dựng hình, đến truyền dẫn phát sóng … Do đó đòi
hỏi các khâu phải tuân thủ kỹ thuật để tín hiệu hình ảnh đến với người xem
trung thực nhất”. Tài liệu này là cơ sở lí luận để đề cập phân tích quá trình lao
động sáng tạo trong tác phẩm báo chí truyền hình thực tế. Dù là phương thức
sản xuất mới những cũng phải dựa trên đặc điểm thể loại báo chí nói chung và
qui trình sản xuất của tác phẩm báo chí truyền hình nói riêng.
Ngoài ra ở phần nghiên cứu kỹ năng nghiệp vụ còn bàn nhiều vấn đề từ
các công trình của các tác giả như:


6
- PGS.TS. Nguyễn Văn Dững, PGS.TS. Hoàng Anh, TS. Nguyễn Ngọc
Oanh (dịch).
- 10 bí quyết kỹ năng nghề báo, Nhà xuất bản Lao Động, Hà Nội, 2002;
- Trần Đức Tài (dịch), Con mắt biên tập, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.
HCM, năm 2011;

- John Hohenberg, Ký giả chuyên nghiệp, Lê Thái Hằng và Lê Đình
Biểu (dịch), Nhà in riêng của Hiện đại thư xã, Sài Gòn, 1974.
Truyền hình thực tế (reality television) không phải là một thể loại truyền
hình mà là một phương thức làm truyền hình mới, có nhiều điểm khác với
cách làm truyền thống vốn nặng về dàn dựng, sắp xếp và có sự can thiệp sâu
của nhóm thực hiện, kể cả khi đó là chương trình được truyền trực tiếp.
Truyền hình thực tế nằm trong xu hướng phát triển của báo chí hiện đại, trong
đó có truyền hình hiện đại. Đã có nhiều công trình nghiên cứu của báo chí
hiện đại như:
- Những vấn đề của báo chí hiện đại của TS. Hoàng Đình Cúc- TS.
Đức Dũng, Nhà xuất bản lí luận chính trị, năm 2007, ở trang 274, tác giả nhận
diện lại hệ thống thể loại báo chí ở nước ta như sau: “Với tư cách là hình thái
ý thức xã hội đặc thù, báo chí phản ánh thực tại khách quan thông qua các
hình thức thể loại tương đối ổn định và những hính thức chưa ổn định, thường
được gọi chung là “các dạng bài thông tin, phản ánh báo chí”, còn những hình
thức tương đối ổn định được gọi là các thề loại (hoặc thể tài) trong một hệ
thống. Nói cách khác nếu trong số cac tác phẩm báo chí đuợc đăng tải trên
báo chí nói chung, không phải tác phẩm nào cũng thể hiện rỏ ràng tiêu chí của
thể loại. Như vậy giữa tác phẩm báo chí và thể loại báo chí vẫn có một ranh
giới khá rõ ràng với những khác biệt có thể nhận diện được”.
- PGS.TS. Đức Dũng, năm 2008, Nhận diện hệ thống thể loại báo chí ở
nước ta, Khoa Phát thanh - Truyền hình, Học viện Báo chí - Tuyên truyền nêu
lên nhận định: “Cần chú ý rằng từ trước đến nay lý thuyết báo chí không


7
nghiên cứu những tác phẩm không thể hiện rõ đặc điểm thể loại mặc dù chúng
vẫn chiếm vị trí áp đảo trong số các tác phẩm báo chí”. Điều này cho thấy sự cần
thiết bổ sung lý thuyết cách thức sản xuất chương trình truyền hình thực tế, bởi
lẽ truyền hình thực tế đang chiếm vị trí áp đảo trong truyền hình hiện nay.

Trên cơ sở tài liệu và trích dẫn vừa nêu sẽ giúp tác giả có lập luận dựa
trên sự khác biệt ít nhiều của các phương thức sản xuất truyền hình hiện đại
ngày nay để phân biệt các dạng chương trình không phải thể loại báo chí mà
là phương thức sản xuất mới như truyền hình thực tế. Việc nghiên cứu
phương thức sản xuất mới này sẽ xới lên được những vấn đề những ý kiến cần
thiết cho nghiên cứu truyền hình thực tế từ thực tiễn.
- Báo chí thế giới, xu hướng phát triển của PGS Tiến sĩ Đinh Thị Thúy
Hằng, Nhà xuất bản thông tấn, năm 2008. Trong nghiên cứu tài liệu này sẽ có
cái nhìn khái quát về thực tiễn phát triển báo chí hiện nay trên thế giới, các
nước Châu Á trong đó có thực tiển phát triển của truyền hình như thế nào. Ở
Trang 136, 137 đề cập đến sự phát triển của truyền hình số, tác giả cho rằng:
“Công chúng ngày càng có nhiều sự lựa chọn và tiếp cận là cho họ trở nên
khó tính hơn, chọn lọc hơn khiến các cơ quan thông tấn báo chí ngày càng
phải đối mặt với thách thức bị mất thị phần và do đó mất nguồn thu quảng
cáo. Trước tình hình đó các cơ quan báo chí phải tính đến việc sản xuất nội
dung phù hợp với thị trường, tức là các nội dung theo thị hiếu của người tiêu
thụ sản phẩm và các nhà quảng cáo. Mối liên hệ giửa 3 nhân tố: Nội dung,
người tiêu thụ, và quảng cáo trở nên chặt chẻ hơn bao giờ hết. Người tiêu thụ
thì mong muốn có nội dung hay, còn các nhà sản xuất nội dung thì mong
muốn đưa ra những gì có thể thu hút người tiêu thụ. Bên cạnh đó nhà quảng
cáo lại tìm kiếm những nội dung hay hấp dẫn để đưa quảng cáo vào nhằm gây
ấn tượng với người tiêu dùng với hy vọng học sẽ mua sản phẩm sau khi xem
quảng cáo. Chính cái logic thị trường đang làm cho nội dung của báo chí ngày
càng bị thương mại hoá”.


8
Từ cở sở này để khẳng định xu thế phát triển cần có để tạo ra tác phẩm
báo chí truyền hình chất lượng thu hút công chúng tăng doanh thu của đài
PTTH. Qua đó cũng có những giải pháp để duy trì và phát triển của đài PTTH

Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp cũng như các đài PTTH khu vực Tây
Nam bộ trong tương lai.
Ngoài ra còn nghiên cứu thêm những nội dung về nhà báo hiện đại để
làm cơ sở phân tích cho nhà báo truyền hình hiện đại qua Sách dịch: Nhà báo
hiện đại do THE MISSOURI GROUP biên soạn.
Riêng về truyền hình thực tế thì ngoài những bài nghiên cứu như: Bàn về
khái niệm “Glocalization” trong chương trình “truyền hình thực tế” tại Việt
Nam, trên tạp chí Người làm báo và nhiều bài báo bài phản ánh về xu thế
những mặt đạt được và chưa được của truyền hình thực tế ở Việt Nam, thì
riêng việc lựa chọn đề tài liên quan truyền hình thực tế của các nghiên cứu
sinh Nghiên cứu truyền hình thực tế ở Việt Nam như học viên Nguyễn Thị
Hằng. Chuyên ngành: Báo chí học; Mã số 60.32.01 liên quan đến truyền hình
thực tế không nhiều.
Một số đề tài nghiên cứu về báo chí các tỉnh ĐBSCL như:
- Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng: “Tính thuyết phục và hiệu quả
của truyền hình trực tiếp ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Lê
Thanh Trung, Học viên Cao học khóa 8, Học viện Báo chí & Tuyên truyền.
- Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng: “Nâng cao chất lượng và
hiệu quả chương trình truyền hình địa phương ĐBSCL (khảo sát qua Đài
truyền hình Vĩnh Long, giai đoạn 2000-2001)” của tác giả Hồ Minh Trứ,
trường ĐHKHXH&NV TP. Hồ Chí Minh, 2006. Tuy nhiên, các nghiên cứu
này mới chỉ dừng lại khảo sát một số tờ báo, đài truyền hình đơn lẻ trong
nâng chất chương trình nói chung, chứ không đề cập cụ thể đến chương trình
truyền hình thực tế.
Những nghiên cứu trên đây phần nào đã làm sáng tỏ những vấn đề của
báo chí hiện đại và xu hướng truyền hình hiện đại nói riêng, cụ thể là xu


9
hướng truyền hình thực tế. Tuy nhiên, tại Đồng bằng sông Cửu Long chưa có

nghiên cứu thấu đáo nào về thực trạng, từ đó tìm nguyên nhân và giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng cách thức sản xuất chương trình truyền hình thực
tế. Đặc biệt là tại đài PTTH Tiền Giang chưa có một nghiên cứu nào liên quan
đến phương thức sản xuất truyền hình thực tế, dù vài năm gần đây, đài đã và
đang có những chương trình đuợc Ban giám đốc và phòng nghiệp vụ xác định
đây là phương thức sản xuất theo truyền hình thực tế.
Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này, còn tham khảo những
giáo trình về cơ sở lý luận báo chí ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các
văn bản của Đảng, Nhà nước về lãnh đạo và quản lý báo chí trong giai đoạn
mới, những bài nghiên cứu, bài phản ánh của các chuyên gia các nhà báo liên
quan đến truyền hình thực tế. Trên tinh thần kế thừa thành tựu của những
nghiên cứu trước và quá trình khảo sát thực tế được coi là nguồn dữ liệu quan
trọng và sống động để hình thành nội dung luận văn này. Qua đó có thêm một
kênh thông tin để nghiên cứu ứng dụng vào thực tiễn tại đài PTTH Tiền
Giang và các đài PTTH khu vực Tây Nam Bộ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích
Trên cơ sở tổng hợp và phân tích những lý luận và thực tiễn sản xuất
chương trình truyền hình thực tế, tác giả sẽ khảo sát và đánh giá cách thức sản
xuất chương trình truyền hình thực tế của đài PT-TH tỉnh Tiền Giang, đài
PTTH Vĩnh Long, đài PTTH Đồng Tháp. Từ đó, tác giả sẽ đề ra những giải
pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng sản xuất chương trình truyền hình
thực tiễn cho các đài địa phương.
3.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về phương thức sản xuất chương trình
thực tế trong những vấn đề của báo chí hiện đại cũng như xu hướng phát triển


10

của báo chí thế giới nói chung và Báo chí Việt Nam nói riêng, trong đó có
truyền hình.
- Khảo sát việc sản xuất chương trình truyền hình thực tế tại đài PTTH
Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp trong năm 2014, 2015.
- Phân tích thực trạng về số lượng chương trình, chất lượng của các
chương trình truyền hình và các chương trình truyền hình thực tế của đài
PTTH Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp.
- Tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp nhằm phát huy những mặt ưu
điểm và khắc phục những mặt còn hạn chế trong việc sản xuất chương trình
truyền hình thực tế tại đài PTTH Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp. Từ đó
giúp cho đài PTTH Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp nâng cao hiệu quả
thông tin, tuyên truyền, nâng vị thế thương hiệu của Đài trong lòng công
chúng và góp phần định hướng dư luận xã hội.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là cách thức sản xuất chương
trình truyền hình thực tế của đài phát thanh truyền hình các tỉnh miền Tây
Nam bộ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu của luận văn này là phương thức sản xuất chương
trình truyền hình thực tế của đài PTTH 3 tỉnh: Tiền Giang, Đồng Tháp và
Vĩnh Long.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở nhận thức luận về vấn đề tư tưởng Hồ
Chí Minh đối với báo chí; lý luận về tác phẩm báo chí, hệ thống thể loại báo
chí, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí. Lịch sử
hình thành và phát triển của truyền hình Việt Nam, truyền hình các tỉnh miền



11
Tây Nam bộ. Những vấn đề của báo chí hiện đại. Xu hướng phát triển của
truyền hình hiện đại.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp thu
thập thông tin sau đây.
- Phân tích tư liệu: Đề tài sử dụng thông tin thu thập được từ các chương
trình truyền hình thực tế tại đài PTTH các tỉnh miền Tây Nam bộ trong năm
2014, 2015 qua đó phân tích để làm nổi bật những ưu điểm về cách tiếp cận
vấn đề, hình thức thể hiện... đồng thời chỉ ra những hạn chế để từ đó đề xuất
các giải pháp để nâng cao hiệu quả của cách thức sản xuất chương trình
truyền hình thực tế tại đài PTTH các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
- Phương pháp khảo sát công chúng: khảo sát 300 công chúng với
phương pháp phát phiếu điều tra công chúng (mỗi tỉnh từ 50-100 phiếu, gồm
50% công chúng nông thôn và 50% công chúng thành thị). Cụ thể chọn mẫu
khảo sát ở nông thôn và thành thị là thanh thiếu niên từ 18 đến 35 tuổi, phụ nữ
từ 40 đến 60 tuổi, nam giới trung niên từ 40 đến 60 tuổi.
- Phương pháp khảo sát chuyên gia: Khảo sát mỗi đài PTTH 50 phiếu.
Cụ thể chọn mẫu là Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng ban, lãnh đạo các đài
truyền thanh truyền hình, các phóng viên về việc thu thập thông tin viết bài và
việc áp dụng cách thức sản xuất chương trình truyền hình thực tế trên sóng
đài PTTH các tỉnh miền Tây Nam bộ.
- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp và gửi câu hỏi
phỏng vấn mở để các chuyên gia chuyên gia nghiên cứu báo chí truyền hình
và Ban giám đốc các đài truyền hình: Đài truyền hình Việt Nam, các công ty
truyền thông, các đài PTTH khu vực Miền Tây Nam bộ có ý kiến chia sẽ quan
điểm về truyền hình thực tế, cách làm chương trình, nhận định về xu hướng
phát triển truyền hình thực tế tại Việt Nam (phỏng vấn sâu 20 chuyên gia).
- Phương pháp thảo luận nhóm: Thảo luận nhóm nhỏ với các ê kíp tham
gia sản xuất chương trình truyền hình thực tế tại các đài PTTH truyền hình



12
khảo sát về cách thức sản xuất, bàn về những ưu điểm và hạn chế trong quá
trình thực hiện, những kinh nghiệm để chương trình truyền hình thực tế mà
êkíp đang thực hiện phát triển tốt hơn. Từ đó rút ra kinh nghiệm sản xuất
chương trình truyền hình thực tế hiệu quả hơn.
6. Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn đề tài
- Về lý luận: Những kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung lý
luận về phương thức sản xuất chương trình để nâng cao chất lượng chương
trình đài PTTH miền Tây Nam bộ nói chung và cụ thể là chương trình truyền
hình thực tế nói riêng. Qua đó làm nổi bật vai trò của phương thức sản xuất
chương trình truyền hình thực tế trong xu hướng phát triển của truyền hình
hiện đại giữ vai trò quan trọng trong xây dựng thương hiệu nâng cao tính
cạnh tranh của đài PTTH miền Tây Nam bộ.
- Về thực tiễn: Vận dụng kết quả nghiên cứu để góp phần bổ sung, hoàn
thiện cách thức thể hiện chương trình truyền hình thực tế.
- Tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp: Nhằm phát huy những mặt ưu
điểm và khắc phục những mặt còn hạn chế trong việc sản xuất các chương
trình thưc tế tại các đài PTTH Tây Nam bộ. Từ đó giúp các đài PTTH Tây
Nam Bộ nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền, nâng vị thế của các Đài
trong lòng công chúng và góp phần định hướng dư luận xã hội.
7. Đóng góp mới của luận văn: Góp phần làm sáng tỏ hơn vấn đề lý
luận về xu hướng truyền hình hiện đại nói chung và quan điểm về truyền hình
thực tế, phương thức sản xuất chương trình truyền hình thực tế đa dạng phong
phú trên các lĩnh vực nói riêng; đồng thời góp phần bổ sung, làm phong phú
thêm tư liệu phục vụ cho công tác giảng dạy về chuyên ngành báo chí và giúp
cho cơ quan báo hình địa phương có cơ sở lý luận về phát triển truyền hình
theo xu hướng hiện đại bằng những chương trình truyền hình thực tế.
- Nhận diện rõ hơn quan niệm về truyền hình thực tế, thực trạng việc sản

xuất chương trình truyền hình bằng phương thức sản xuất chương trình truyền


13
hình thực tế tại các đài PTTH miền Tây Nam bộ, từ đó đưa ra những giải
pháp để phát huy những mặt ưu điểm của chương trình.
- Luận chứng cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đề xuất các giải pháp để
khắc phục những mặt hạn chế; đồng thời nâng cao hiệu quả qua đó làm nổi
bật vai trò của phương thức sản xuất chương trình truyền hình thực tế trong xu
hướng phát triển của truyền hình hiện đại giữ vai trò quan trọng trong xây dựng
thương hiệu nâng cao tính cạnh tranh của các đài PTTH miền Tây Nam bộ.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của truyền hình thực tế
Chương 2: Thực trạng chương trình truyền hình thực tế của các đài
truyền hình ở các tỉnh miền Tây Nam bộ.
Chương 3: Một số giải pháp cho chương trình truyền hình thực tế tại các
đài PTTH khu vực miền Tây Nam bộ.


14
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA TRUYỀN HÌNH THỰC TẾ
1.1. Vài nét về lịch sử phát triển của truyền hình thực tế
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Truyền hình
Hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng (Mass Communication
hay Mass Media) gồm có báo in, báo phát thanh, báo truyền hình. Hiện nay
thì phải kể thêm báo điện tử phát trên mạng Internet. Sản phẩm thông tin của

chúng có tính định kỳ hết sức đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó còn có
những sản phẩm không định kỳ của truyền thông như: các ấn phẩm của ngành
xuất bản, các phương tiện truyền thông trực tiếp (truyền miệng, quảng cáo…).
Nội dung và tính chất thông tin đều mang tính phổ cập và có phạm vi tác
động rộng lớn trên toàn xã hội.
Thuật ngữ truyền hình (Television) có nguồn gốc từ tiếng Latinh và
tiếng Hy Lạp, từ “Tele” có nghĩa là “ở xa” còn từ “videre” là “thấy được”.
Ghép lại có nghĩa là xem được ở xa. Tiếng Anh là “Television”, tiếng Pháp là
“Television”. Như vậy cho dù phát ở đâu, quốc gia nào thì tên gọi truyền hình
cũng có chung một nghĩa là nhìn được từ xa. Còn ở Việt Nam, trong từ điển
Tiếng Việt có nêu định nghĩa về truyền hình là quá trình truyền hình ảnh, âm
thanh bằng sóng vô tuyến. Những từ quen thuộc được khán giả truyền hình ở
Việt Nam dùng để nói về báo truyền hình là: “xem truyền hình”, “xem tivi”,
“xem vô tuyến”.
Trong cuốn giáo trình Báo chí truyền hình của PGS.TS. Dương Xuân
Sơn, thuật ngữ truyền hình được định nghĩa như sau:
Truyền hình là một loại truyền thông đại chúng chuyển tải thông tin
bằng hình ảnh và âm thanh về một vật thể hoặc một cảnh đi xa bằng
vô tuyến điện. Truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỷ XX, nhờ sự phát


15
triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật và công nghệ nanh chóng trở
thành một kênh thông tin quan trọng trong đời sống xã hội [48, tr.5].
Truyền hình đã trở thành phương tiện truyền thông quen thuộc trong
mỗi gia đình, hiện nay chiếc tivi được người ta sáng tạo theo chiều hướng
màn hình rộng ra, mỏng lại (LCD) và loại màn hình nhỏ gọn (ví dụ: xem truyền
hình trên điện thoại di động). Sự tiện dụng theo hướng tích hợp truyền thông đa
phương tiện đang làm cho truyền hình có những hướng phát triển mới. Việc phát
sóng truyền hình qua vệ tinh đã làm cho không gian trái đất “thu nhỏ”, hàng

nghìn kênh truyền hình đan xen trong không gian xung quanh ta.
Như trên có phân tích về từ Tele: xa, từ vision: nhìn. Ghép lại là: nhìn từ
xa. Truyền hình ra đời đánh dấu mốc quan trọng khi mong muốn nhìn từ xa
của con người trở thành hiện thực.
Theo quan điểm của nhóm tác giả: TS Hà Huy Phượng, Ths Đinh Ngọc
Sơn, Ths Vũ Thuý Bình, Ths Lê Thanh Xuân, Ths Đỗ Phan Ái trong quyển:
Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ báo chí, xuất bản Nxb thông tấn năm
2013, trang 175, có phân tích thêm về khái niệm trên truyền hình.
Trên phương diện kỹ thuật thì truyền hình là quá trình biến đổi từ
năng lượng ánh sáng tác động qua ống kính máy thu hình thành
năng lượng điện, nguồn tín hiệu điện từ được phát sóng truyền đến
máy thu hình và lại biến đổi thành năng lượng ánh sáng tác động
vào thị giác, người xem nhận đuợc hình ảnh thông qua màn hình.
Về mặt nội dung truyền hình là loại truyền thông mà thông điệp
đuợc truyền trong không gian tích hợp cả hình ảnh và âm thanh tạo
cho người xem cảm giác sống động của hiện thực cuộc sống.
Còn trong cuốn Sản xuất chương trình truyền hình của TS.Trần Bảo
Khánh chương trình truyền hình được định nghĩa như sau: “là kết quả hoạt
động, là sản phẩm của tập thể bao gồm các bộ phận kỷ thuật - tài chính- nội
dung [32, tr.31].


16
Từ những khái niệm và lí luận về truyền hình, tôi rút ra cách hiểu về
truyền hình như sau: Truyền hình hay còn được gọi là báo hình, là một loại
phương tiện truyền thông đại chúng hiện đại, phát triển mạnh mẽ trên quy mô
toàn cầu. Truyền hình là loại hình báo chí truyền tải nội dung chủ yếu bằng
hình ảnh sống động và các phương tiện biểu đạt khác như lời, chữ, ảnh, âm
thanh... Truyền hình chính là ngành công nghiệp nội dung được phát triển trên
cơ sở các tiến bộ về công nghệ, thiết bị thu, phát, truyền dẫn, trường quay.

Truyền hình trở thành công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hoá cũng
như các lĩnh vực kinh tế xã hội - quốc phòng. Truyền hình có các chương
trình đề cập đến các vấn đề của đời sống xã hội, là nội dung thông tin được tổ
chức ổn định theo chu kỳ thời gian. Chương trình truyền hình là khái niệm
mang tính tương đối có thể hiểu theo 2 phương diện.
Phương diện thứ nhất là chương trình tổng thể: là toàn bộ nội dung phát
sóng của một đài truyền hình, một kênh truyền hình phát sóng trong một
ngày, một tuần.
Phương diện thứ 2 là chương trình bộ phận: là các chương trình riêng
được sản xuất tương đối độc lập để đưa vào khung chương trình phát sóng nói
chung của một đài truyền hình. Ví dụ như chương trình thời sự của các đài,
chương trình nâng bước đến trường, chương trình chào buổi sáng (Đài PTTH
Tiền Giang), chương trình trái tim nhân ái (Đài PTTH Vĩnh Long), chương
trình khám phá miệt sông, thắp sáng ước mơ (Đài PTTH Đồng Tháp).
1.1.1.2. Truyền hình thực tế
Thật ra thực tế lí luận thực tiễn về truyền hình hiện nay rất ít, mà lí luận
về thể loại truyền hình lại càng khó tìm tài liệu. Vì vậy khi tìm hiểu về truyền
hình thực tế, loại hình truyền hình đang được các đài truyền hình từ quốc gia
đến địa phương gắn nhản để đặt tên cho một số chương trình truyền hình hiện
nay, lại càng khó khăn hơn.


17
Mặc dù việc phân loại các chương trình truyền hình theo thể loại với các
đặc trưng, hình thức thể hiện cũng như nội dung đã được nêu rõ trong các lý
thuyết, các tài liệu báo chí nói chung và truyền hình nói riêng. Nhưng riêng
đối với truyền hình thực tế thì chưa có sự phân loại rõ ràng trong các tài liệu
này. Quan sát các chương trình truyền hình được gọi là thực tế, được sản xuất
và phát sóng trên một số đài truyền hình ở Việt Nam như: phóng sự, ký sự, tài
liệu, trò cho thấy rằng chương trình truyền hình thực tế không phải là một thể

loại chương trình truyền hình mà đó là một cách thức thể hiện chương trình
với mục tiêu hướng tới tính chân thực, như người xem đang chứng kiến các
diễn biến nội dung được chuyển tải đến cho công chúng một cách sinh động.
Do đó “truyền hình thực tế” là cách gọi chung như tin truyền hình thực tế,
phóng sự truyền hình thực tế, Game shows truyền hình thực tế…
Như ở trên trong phần trình bày tình hình nghiên cứu đề tài, tác giả của
luận văn có đề cập đến luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu truyền hình thực tế ở
Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hằng có phân tích về thuật ngữ “thực tế”:
tiếng Anh gọi là Reality, có nghĩa là có thực, chân thực, xác thực…
Thạc sỹ Nguyễn Thị Hằng có khẳng định thêm quan điểm: “Real TV là
chương trình truyền hình mang phong cách thực tế, không phụ thuộc vào các
kịch bản viết sẳn, cố định, hạn chế tối đa sự sắp đặt và diển suất, tập trung khắc
hoạ tính chân thực, cảm tưởng, tâm sự của sự việc thật, con ngưòi thật” [22,
tr.83]. Tác giả không bác bỏ luận điểm này của thạc sỹ Nguyễn Thị Hằng, nhưng
trong thực tiễn hoạt động báo chí truyền hình, nhất là đảm bảo tính chuyên
nghiệp và hiệu quả của chương trình thì chúng ta không thể chấp nhận phụ thuộc
vào các diển biến tự nhiên khách quan, nhưng trên thực tế sản xuất chương trình
truyền hình thực tế lại đòi hỏi tính sắp đặt cao nhất, kịch bản hoàn thiện một
cách chi tiết nhất và đạo diễn phải có những tính toán chính xác nhất.
Cần phải khẳng định rằng tác giả Nguyễn Thị Hằng đã đúng khi nói
truyền hình thực tế thì thời sự là mang tính thực tế cao nhất. Vì khi đi thu thập


18
thông tin để viết tin bài cho chương trình thời sự truyền hình phải dựa và
những gì đang diễn ra. Và khi đưa thông tin lên truyền hình thì phải đảm bảo
tuyệt đối tính thực tế, tính chân thực khách quan. PGS.TS Đinh Thị Thuý
Hằng và bà Nguyễn Thị Thanh Tiếng- Phó Giám đốc đài PTTH thành phố
Cần Thơ đã có đồng quan điểm cho rằng: “Sản phẩm truyền hình khi đưa lên
sóng luôn là một sản phẩm đã qua xử lý, lựa chọn hình ảnh và chương trình

truyền hình thực tế cũng như vậy. Làm chương trình truyền hình thực tế đòi
hỏi một kịch bản rất chi tiết và người xuất hiện trong chương trình này (hay
người trải nghiệm) phải nhập tâm theo kịch bản và hành động theo kịch bản
quay”. Nội dung này sẽ được phân tích kỹ hơn dựa vào kết quả khảo sát
chương trình trong chương 2 của luận văn.
Trở lại với khái niệm truyền hình thực tế, theo định nghĩa của từ điển
Longman, đăng tải tại trang chủ Longman Dictionary of ontamporary English
ở địa chỉ: Truyền hình thực tế
là chương trình truyền hình ghi lại hình ảnh những người đang làm việc thực
tế (ví dụ như nhân viên cảnh sát đuổi theo chiếc xe bị đánh cắp) hoặc những
người đã được đặt trong tình huống khác nhau và quay phim liên tục trong
khoảng thời gian vài tuần, vài tháng (Người giấu mặt, Cuộc đua kỳ thú).
Định nghĩa của từ điển Macmilan: Truyền hình thực tế là chương trình
truyền hình không sử dụng diển viên chuyên nghiệp và thấy các sự kiện thực
tế và các tình huống liên quan đến những người bình thường.
Định nghĩa của đại học Oxford: Chương trình truyền hình thực tế trong
đó người dân bình thường được quay phim, ghi hình trong bối cảnh diễn
biến thực tế và được thiết kế để phục vụ việc giải trí chứ không mang tính
thông tin.
Còn trong từ điển Tiếng Việt của nhà xuất bản từ điển Bách Khoa, định
nghĩa thuật ngữ “thực tế” là những cái hiện tồn tại trước mặt có thể thấy và
kiểm soát được.


19
Quan điểm của đài truyền hình Việt Nam để phát triển truyền hình thực
tế cho đài, thì dựa vào nội dung tập huấn của Đài truyền hình Việt Nam với
Đài truyền hình Cfi- Cộng hoà Pháp: Truyền hình thực tế là chương trình đưa
con người thật vào một hoàn cảnh được dàn dựng, hiệu quả cuối cùng là cảm
xúc thật.

Như vậy có rất nhiều quan điểm khác nhau về truyền hình thực tế. Tác
giả xin đúc kết lại và đưa ra một số quan điểm về truyền hình thực tế như sau:
Thứ nhất: Truyền hình thực tế là phương thức làm chương trình truyền
hình sử dụng camera ghi lại những tình huống, hoàn cảnh và sự kiện thật, ít
sắp đặt trước trong kịch bản. Nhân vật chính trong các chương trình truyền
hình thực tế thường là những người bình thường, chọn ngẫu nhiên hoặc
những khán giả tự giác tham gia, những khán giả được lựa chọn theo những
tiêu chí nào đó cho phù hợp với mục đích của từng chương trình. Mỗi chương
trình truyền hình thực tế có cách tiếp cận nhân vật, lên kế hoạch kịch bản và
tổ chức ê kíp sản xuất phù hợp với điều kiện của mình.
Thứ hai: Truyền hình thực tế là phương thức làm truyền hình người thật
việc thật, camera ghi lại diễn biến câu chuyện. Những nhân vật (người tham gia)
không bị chi phối bởi thao tác ghi hình, thậm chí không biết mình đang bị ghi
hình. Đó có thể là những con người trong một cuộc thi thể thao, sắc đẹp, giọng
hát; trong các trò chơi kiến thức, năng khiếu hay vận động; trong các chuyến
phiêu lưu, khám phá thế giới hay trong những cuộc phỏng vấn nảy lửa, hoặc chỉ
đơn thuần là vô tình rơi vào những tình huống dỡ khóc dỡ cười…
Thứ ba: Cần thay đổi quan niệm về truyền hình thực tế hiện nay ở Việt
Nam. Truyền hình thực tế có thể có ở tất cả ở các thể loại truyền hình, chứ
không thể chỉ nói đến truyền hình thực tế là chỉ nói đến chương trình giải trí,
game shows mà chương trình truyền hình thực tế có ở hầu hết các chương
trình truyền hình mang tính chính luận (thời sự, phim tài liệu, ký sự…) các
chương trình du lịch, khám phá mang tính trải nghiệm.


20
Thứ tư: Thực tế là những gì đang diễn ra, đang tồn tại một cách tự nhiên
và có thật. Điều này rất phù họp với các đặc trưng của báo chí. Trong truyền
hình, tính thực tế đã có đôi chút biến đổi. Truyền hình thực tế cũng được hiểu
là những cái đang diễn ra một cách tự nhiên, nhưng nó luôn được chỉnh sửa

cắt xén theo ý đồ và mục đích của những người thực hiện chương trình, nghĩa
là phải có kịch bản chương trình và tuân thủ có yếu tố để tạo sự hoàn hảo theo
cách tự nhiên và chân thật nhất trước khi lên sóng. Các chương trình truyền
hình thực tế thực chất là mang lại tính tự nhiên và khai thác sâu hơn những
cảnh hậu trường nên có sự dàn dựng biên tập là không thể tránh khỏi.
1.1.1.3. Cách thức sản xuất chương trình truyền hình thực tế
Chương trình truyền hình là kết quả cuối cùng của quá trình giao tiếp với
công chúng truyền hình. Chương trình là hình thức thể hiện thực tế, hình thức
vật chất hóa sự tồn tại của truyền hình trong xã hội để truyền tải thông tin đến
công chúng truyền hình. Có thể nói nếu không có chương trình thì không có
truyền hình. Chương trình truyền hình là kết quả hoạt động, là sản phẩm của
tập thể cơ quan đài: lãnh đạo, kĩ thuật, nội dung chương trình, hậu kỳ…tạo
nên thuật ngữ chương trình truyền hình cả về sáng tạo và sản xuất chương
trình. Tóm lại chương trình truyền hình là kết quả truyền hình. Trong đó bao
gồm các quá trình sáng tạo ra nó từ nhiều công đoạn và tồn tại ở nhiều mức
độ khác nhau. Qúa trình tạo dựng kế hoạch và sắp xếp chương trình được gọi
là chương trình truyền hình
Sản xuất chương trình truyền hình có những đặc điểm chung, nhưng nổi
bật nhất chịu ảnh hưởng của 2 hệ thống
Hệ thống môi trường bên trong : Mang tính chất chủ quan nhưng có tính
quyết định tới công nghệ sản xuất chương trình truyền hình. Đó là các yếu tố:
Mô hình tổ chức quản lý đài, qui trình công nghệ sản xuất, trình trạng trang
thiết bị, mức độ ứng dụng công nghệ mới, nguồn lực sản xuất, trình độ đội


×