Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

(Luận văn thạc sĩ) công tác xã hội nhóm nhằm giảm thiểu bất bình đẳng giới về phân công lao động trong gia đình viên chức tại xã cộng hòa, huyện quốc oai, thành phố hà nội​

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 91 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VƢƠNG MINH HUYỀN

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHĨM NHẰM GIẢM THIỂU
BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI VỀ PHÂN CƠNG LAO ĐỘNG
TRONG GIA ĐÌNH VIÊN CHỨC TẠI XÃ CỘNG HỊA,
HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

VƢƠNG MINH HUYỀN

CÔNG TÁC XÃ HỘI NHĨM NHẰM GIẢM THIỂU
BẤT BÌNH ĐẲNG GIỚI VỀ PHÂN CƠNG LAO ĐỘNG
TRONG GIA ĐÌNH VIÊN CHỨC TẠI XÃ CỘNG HỊA,
HUYỆN QUỐC OAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành : Công tác xã hội
Mã số
: 60900101

LUẬN VĂN THẠC SỸ CÔNG TÁC XÃ HỘI


Ngươig hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN THỊ THÁI LAN

Hà Nội – 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thành đề tài luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô
trong khoa Xã hội học, trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, đặc biệt là
PGS. TS. Nguyễn Thị Thái Lan - người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, động viên tơi
trong suốt q trình tơi thực hiện đề tài.
Tôi xin gửi lời cám ơn tới chính quyền địa phương tại xã Cộng Hịa, huyện Quốc
Oai, thành phố Hà Nội, các cán bộ tại địa phương và các khách thể nghiên cứu của tôi
đã luôn tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và thực hiện đề tài của
mình.
Xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, tháng 11 năm 2020


ii

MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

Nội dung

Viết tắt


1

Công tác xã hội

CTXH

2

Phân công lao động

PCLĐ

3

Bình đẳng giới

BĐG


iii

DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện độ tuổi của khách thể nghiên cứu ..................................................... 34
Bảng 2.1: Quan điểm của hai giới về việc phân công lao động trong gia đình ................................ 36
Bảng 2.2: Người chịu trách nhiệm chính trong các cơng việc gia đình ........................................... 38
Biểu đồ 2.2. Thời gian tham gia các công việc trong gia đình của vợ và chồng(Đơn vị: ĐTB) ...... 40
Biểu đồ 2.3. Thời gian nghỉ ngơi của chồng và vợ (tính từ 6h-18 hằng ngày (Đơn vị: ĐTB) ......... 40
Bảng 2.3: Các hoạt động của vợ và chồng sau khi kết thúc cơng việc ngồi xã hội ........................ 41
Bảng 2.4: Mức độ tham gia công việc nội trợ của vợ và chồng....................................................... 42
Bảng 2.5: Mức độ tham gia công việc chăm sóc và giáo dục con cái của chồng và vợ.................. 44

Bảng 2.6: Mức độ tham gia các công việc cộng đồng của chồng và vợ .......................................... 45
Bảng 2.7: Quyền quyết định các cơng việc trong gia đình .............................................................. 46
Bảng 2.8: Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trong việc phân cơng lao động trong gia đình ......... 48
Bảng 3.1: Kế hoạch hoạt động nhóm ............................................................................................... 56
Bảng 3.2: Quan điểm của hai giới về việc phân công lao động trong gia đình trước và sau khi áp
dụng tiến trình CTXH nhóm ............................................................................................................ 59
Bảng 3.3: Quan điểm về việc ai là người chịu trách nhiệm chính trong các cơng việc gia đình ..... 61


iv

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện độ tuổi của khách thể nghiên cứu..............................34
Biểu đồ 2.2. Thời gian tham gia các cơng việc trong gia đình của vợ và chồng ......40
Biểu đồ 2.3. Thời gian nghỉ ngơi của chồng và vợ (tính từ 6h-18 hằng ngày ..........40


v

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... ii
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ............................................................................... iii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ........................................................................................... iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................v
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................14
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................14
1.1.Các khái niệm công cụ ........................................................................................14

1.1.1. Phân cơng lao động theo giới ..........................................................................14
1.1.2. Gia đình viên chức ..........................................................................................17
1.1.3Phân cơng lao động trong gia đình viên chức ...................................................18
1.2.Cơng tác xã hội nhóm .........................................................................................19
1.2.1.Cơng tác xã hội.................................................................................................19
1.2.2.Cơng tác xã hội nhóm ......................................................................................20
1.2.3.Cơng tác xã hội nhóm nhằm giảm thiểu bất bình đẳng giới trong phân cơng
lao động trong gia đình viên chức. ............................................................................22
1.2.4.Một số lý thuyết vận dụng trong cơng tác xã hội nhóm...................................22
1.3.Biểu hiện của sự phân cơng lao động theo giới trong gia đình viên chức...............25
1.3.1.Nhận thức về phân công lao động theo giới trong gia đình viên chức: ................25
1.3.2.Phân cơng lao động trong gia đình viên chức theo các nhóm cơng việc: ........25
1.4.Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phân công lao động trong gia đình viên chức .......28
Tiểu kết chƣơng 1:...................................................................................................31


vi

CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG CỦA VIỆC PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG TRONG
GIA ĐÌNH VIÊN CHỨC TẠI XÃ CỘNG HỊA, HUYỆN QUỐC OAI,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI ...........................................................................................32
2.1. Mô tả địa bàn nghiên cứu. ..................................................................................32
2.1.1 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................32
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội .................................................................................32
2.2. Thực trạng trong phân công lao động trong gia đình viên chức tại xã Cộng Hịa,
huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. .........................................................................33
2.2.1. Mô tả khách thể nghiên cứu và thang đo ........................................................33
2.2.2. Phân công lao động theo giới trong gia đình viên chức tại xã Cộng Hòa,
huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội ..........................................................................35
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc phân công lao động trong gia đình .............47

Tiểu kết chƣơng 2:...................................................................................................50
CHƢƠNG 3:ỨNG DỤNG PHƢƠNG PHÁP CƠNG TÁC XÃ HỘI NHĨM ...51
3.1. Căn cứ lựa chọn phương pháp Cơng tác xã hội nhóm .......................................51
3.2. Tiến trình cơng tác xã hội nhóm ........................................................................52
3.3. Kết quả đạt được ................................................................................................58
3.4. Đánh giá chung quá trình áp dụng tiến trình CTXH nhóm................................62
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ.............................................................65
1. Kết luận .................................................................................................................65
2.Khuyến nghị ...........................................................................................................65
2.1.Đối với gia đình, các cặp vợ chồng .....................................................................66
2.2.Đối với chính quyền địa phương xã Cộng Hịa ..................................................66
2.3.Đối với nhân viên CTXH ....................................................................................66
2.4.Đối với Vụ Bình đẳng giới – Bộ Lao động thương binh và xã hội ....................68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................69
PHỤ LỤC


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong các quan hệ giữa con người với con người thì mối quan hệ giữa giới
nam và giới nữ trong gia đình có ý nghĩa quan trọng và có tính chất đặc biệt. Đó là
mối quan hệ tình cảm có tính riêng tư, cá nhân diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt
hàng ngày giữa vợ và chồng, đồng thời lại có tính xã hội sâu sắc và rộng lớn. Khi
nói đến mối quan hệ giữa hai giới là nói đến trách nhiệm, quyền hạn và nghĩa vụ
của nam giới và nữ giới. Ngoài ra, mối quan hệ giữa hai giới còn thể hiện vị trí, vai
trị và địa vị xã hội của mình một cách công bằng và ngang nhau về cơ hội. Yếu tố
giới luôn được đề cập đến ở tất cả các lĩnh vực. Đây là loại hình phân cơng lao động
xã hội xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người, chúng phản ánh bản chất mối quan
hệ xã hội giữa phụ nữ và nam giới cũng như trình độ phát triển kinh tế xã hội của

các xã hội khác nhau. Trong những thập kỷ qua, vấn đề này đã thu hút sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và các nhà làm chính sách.
Trên thế giới đã có rất nhiều những cơng trình nghiên cứu về bất bình đẳng
giới trong phân cơng lao động, nhưng chủ yếu là tập trung nghiên cứu về thực trạng
bất bình đẳng giới trong gia đình mà chưa đề cập đến góc nhìn từ Cơng tác xã hội.
Theo Cơng ước loại bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (CADEW)
[47]chỉ ra gánh nặng của phụ nữ phải chịu trung bình từ các nước đang phát triển là
53% và các nước công nghiệp đang phát triển là 51%. Song, chỉ có tổng số thời gian
lao động của nam giới và nữ giới là thuộc về kinh tế, nửa kia là lao động trong gia
đình hoặc các hoạt động trong cộng đồng mà trong đó thường là hoạt động nội trợ
và chăm sóc con cái phụ nữ phải đảm nhiệm.
Tại Việt Nam, mục tiêu xây dựng mối quan hệ bình đẳng giữa nam giới và nữ
giới trong phạm vi gia đình và xã hội đã được xác định ngay từ khi Đảng cộng sản
và Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa ra đời. Trong Chánh cương vắn tắt của
Đảng do Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo đã tuyên bố “nam nữ bình quyền”. Từ đó
đến nay, vấn đề bình đẳng nam nữ, bình đẳng giới tiếp tục được Đảng và Nhà nước
tích cực chỉ đạo và triển khai thực hiện. Sự ra đời và triển khai trong thực tế của


2
nhiều chính sách, pháp luật, tiêu biểu là Luật Bình đẳng giới (2006), Luật Hơn nhân
và gia đình, Luật phịng chống bạo lực gia đình là những minh chứng thể hiện sự
phát triển ngày càng cao về nhận thức cũng như sự cam kết của Đảng và Nhà nước
trong thực hiện bình đẳng giới. Việc nâng cao chất lượng cuộc sống trong gia đình,
sự cơng bằng khi phân cơng lao động trong gia đình giữa hai giới cũng là một trong
những mục tiêu lớn trong chiến lược thực hiện bình đẳng giới ở nước ta. Mục tiêu
này không chỉ là trách nhiệm của đoàn thể, cơ quan hay của một giới, một gia đình
mà là của tồn xã hội.
Cơng tác xã hội là một ngành khoa học ứng dụng, một hoạt động chun nghiệp
trong đó nhân viên cơng tác xã hội cần sử dụng những kiến thức, kĩ năng của mình để

hỗ trợ cá nhân, nhóm, cộng đồng yếu thế trong xã hội nhằm phát huy những tiềm
năng của họ, giúp họ tự vươn lên trong cuộc sống. Nhóm phụ nữ đang là nạn nhân
của bất bình đẳng giới và đó chính là đối tượng của cơng tác xã hội.
Tại xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, cơng tác thực hiện bình
đẳng giới, đặc biệt là việc bình đẳng giới trong lĩnh vực phân cơng lao động trong
gia đình ngày càng được nâng cao bởi trình độ học vấn cũng như chất lượng cuộc
sống ổn định hơn. Song, bên cạnh đó vẫn tồn tại khá nhiều những bất cập. Nguyên
nhân chủ yếu là do nhận thức của người dân vẫn ảnh hưởng bởi lối tư tưởng và
quan niệm cũ [47]. Tính đến thời điểm hiện tại, xã Cộng Hịa chưa có một cơng
trình nghiên cứu nào về vấn đề bình đẳng giới, đặc biệt là theo hướng tiếp cận công
tác xã hội. Chủ yếu nâng cao nhận thức của người dân về bình đẳng giới thơng qua
truyền thông và tập huấn.
Trên thực tế, các nghiên cứu về bình đẳng giới chủ yếu dựa trên nghiên cứu xã
hội học và đưa ra kết quả của thực trạng bất bình đẳng giới trong phân cơng lao
động trong gia đình. Trên phương diện cơng tác xã hội, có rất ít các cơng trình
nghiên cứu về bình đẳng giới hoặc có nhưng khách thể nghiên cứu của họ chủ yếu
là bình đẳng giới trong doanh nghiệp, chính trị…Hơn nữa, cũng chưa có cơng trình
nghiên cứu nào ứng dụng phương pháp cơng tác xã hội nhằm giảm thiểu bất bình
đẳng giới trong phân cơng lao động trong gia đình, đặc biệt là gia đình viên chức.


3
Đối với các nghiên cứu về bình đẳng giới trong phân cơng lao động trong gia
đình thì chưa thật sự rõ nét. Với mong muốn tìm hiểu cơ sở lý luận và thực tiễn về
giảm thiểu bất bình đẳng giới của việc phân công lao động theo giới trong gia đình
viên chức, từ đó áp dụng tiến trình can thiệp cơng tác xã hội nhóm nhằm thúc đẩy
bình đẳng giới trong phân cơng lao động trong gia đình viên chức tại xã Cộng Hòa,
huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội, tơi chọn đề tài “Cơng tác xã hội nhóm nhằm
giảm thiểu bất bình đẳng giới về phân cơng lao động trong gia đình viên chức
tại xã Cộng Hịa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội”.

2. Tổng quan nghiên cứu
2.1.Trên thế giới
Cho đến nay đã có nhiều cơng trình nghiên cứu về sự PCLĐ theo giới trong
gia đình, các hướng nghiên cứu chính chủ yếu đề cập đến thực trạng và vai trị của
người phụ nữ trong gia đình. Trên thực tế cịn thiếu vắng các cơng trình nghiên cứu
về cơng tác xã hội trong lĩnh vực bình đẳng giới trong phân cơng lao động.
Trong thời gian vừa qua, đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về bất bình
đẳng giới trong phân cơng lao động trong gia đình và các lĩnh vực có liên quan.
Tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” của
Engels (1840) [30]. Đây là một trong những cơng trình nghiên cứu về sự phân công
lao động theo giới sớm nhất. Đứng trên quan điểm duy vật lịch sử, Engels đã mô tả
sự phân công lao động theo giới gắn liền với sự tồn tại của các hình thức sở hữu tư
liệu sản xuất khác nhau, các kiểu hôn nhân và gia đình khác nhau. Theo đó, địa vị
của phụ nữ và nam giới đã thay đổi khi có sự thay đổi về mơ hình phân cơng lao
động mà nguồn gốc sâu xa của nó bắt nguồn từ sự thay đổi về quan hệ đối với tư
liệu sản xuất, về kỹ thuật cũng như hình thái hơn nhân và gia đình. [5] Nghiên cứu
của E.Boserup với đề tài “Vai trị của phụ nữ trong phát triển kinh tế” (1970) [28]
đã làm thay đổi nhận thức về phân công lao động theo giới của con người. “Lần đầu
tiên Bo…đã xác định 1 cách có hệ thống và ở phạm vi thế giới, sự phân công lao
động theo giới trong các nền kinh tế nông nghiệp”. Những khám phá của bà đã góp
phần làm sáng tỏ hơn nữa bức tranh về phân công lao động theo giới thông quan


4
việc phân tích và khẳng định vai trị của lao động nữ trong các nước thuộc thế giới
thứ ba, đặc biệt trong sản xuất lương thực, thực phẩm cho toàn thế giới.[8]
Đề tài “Công việc của phụ nữ - Sự phát triển và phân công lao động theo
giới”, E.Leacock, Helen I.Safa và những người khác (1986) [30] một lần nữa đã làm
sáng tỏ những kết luận của Boserup về phân cơng lao động theo giới và vai trị của
phụ nữ trong thế giới thứ ba. Không những thế, nghiên cứu của họ đã mở rộng ra để

xem xét sự phân công lao động theo giới cả trong xã hội nông nghiệp và xã hội
công nghiệp. Các tác giả đã chứng mình rằng trong xã hội nơng nghiệp hay xã hội
chủ nghĩa thì phụ nữ cũng bị đặt những gánh nặng của cơng việc tái sản xuất ngồi
hoạt động sản xuất để kiếm sống, điều đó khiến cho họ thường xuyên phải lao động
quá sức.
Theo nhóm tác giả nghiên cứu gồm John Knodel, Trung tâm Nghiên cứu Dân
số (Đại học Michigan, USA) và Bussarawan Puk Teerawichitchainan, Trường Khoa
học xã hội (Đại học Quản lý Singapore), Vũ Mạnh Lợi và Vũ Tuấn Huy (Viện Xã
hội học), [34] đã báo báo kết quả nghiên cứu về phân cơng giới trong lao động gia
đình ở Việt Nam phụ nữ vẫn là người giữ vai trị chính trong việc nội trợ và chăm
sóc con cái mặc dù sự tham gia của nam giới đang ở mức tăng lên theo 3 thời kì là:
thời chiến (83,5 - 85%), thời thống nhất đất nước (83,7 - 85%) và thời kì đổi mới
(81 - 84%).
Trong nghiên cứu “Division of Labor - Contemporary Divisions Of Labor”
(Phân công lao động đương đại) ở Mỹ, Robinson đã chỉ ra rằng “Người chồng chỉ
đóng góp khoảng hai giờ mỗi tuần với nhiệm vụ kết hợp nấu ăn, rửa bát, dọn dẹp
nhà cửa và giặt giũ, so với mức trung bình gần hai mươi lăm giờ mỗi tuần cho các
bà vợ”. Đối với Coltrane thì cho rằng “Sau đó nghiên cứu cơng việc gia đình đã tìm
thấy rằng phụ nữ, đặc biệt là sử dụng phụ nữ đang làm việc nhà ít hơn trước và
những người đàn ông là làm thêm một chút. Tuy nhiên, người phụ nữ đã lập gia
đình trung bình ở Hoa Kỳ đã làm khoảng ba lần so với nấu ăn, dọn dẹp, giặt ủi, và
làm việc nhà thường xuyên khác vào những năm 1990 khi người đàn ông đã kết hơn
trung bình. Cơng việc gia đình tiếp tục được phân chia theo giới tính, với phụ nữ


5
thực hiện phần lớn các nhiệm vụ lặp đi lặp lại cơng việc gia đình trong nhà và
những người đàn ông thực hiện nhiệm vụ ngoài trời thỉnh thoảng”[38].
Trong nghiên cứu “Household Division of Labor: Is There Any Escape From
Traditional Gender Roles?” (Phân cơng lao động trong gia đình: Giải pháp nào cho

vai trò giới truyền thống?) [39] của Catherine Sofer & Sayyid Salman Rizavi, họ đã
nghiên cứu và chỉ ra rằng việc chia sẻ cơng việc trong gia đình là đáng kể ổn định.
Tuy nhiên, bên cạnh đó việc bình đẳng vẫn chưa ở mức cân bằng. Các nước như Na
Uy, Phần Lan hay Bỉ là các nước được coi là chia sẻ bình đẳng nhất. Nhưng nước
Pháp – một trong những nước phát triển nhất thế giới mà có tỷ lệ bất bình đẳng lại
cao nhất (Đàn ơng làm cơng việc gia đình chiếm 34%)
Will mott và Young (nước Anh) họ cho rằng “gia đình đối xứng” có sự bình
đẳng hơn giữa vợ và chồng. “Gia đình đối xứng” khơng cịn tồn tại lối phân cơng
lao động cũ mà hoàn toàn ngược lại. Phụ nữ làm việc của nam giới là kiếm tiền (trụ
cột kinh tế) còn nam giới đảm nhận cơng việc gia đình như nội trợ, chăm sóc con
cái…[7]
Trong tác phẩm “Giới tính thứ hai” của Simone De Beauvoir [36] (Theo bản
dịch của Nguyễn Trọng Định và Đồn Ngọc Thanh) tác giả giải thích ngun nhân
dẫn đến “ địa vị hạng 2” của phụ nữ, bà khẳng định rằng phụ nữ phải đảm nhận
phần lớn các công việc nội trợ và bà cũng lên tiếng, đưa ra quan điểm bênh vực phụ
nữ nhằm xóa bỏ bất bình đẳng nam – nữ trên thế giới.
Ở thập kỉ 90, Caralin O. N. Moser cho ra tác phẩm “Kế hoạch hóa về giới và
phát triển – lý thuyết, thực hành và huấn luyện” [27] (Người dịch; Nguyễn Thị
Hiên). Ngoài những khái niệm then chốt liên quan đến PCLĐ trong gia đình, cuốn
sách này cịn chỉ ra thực trạng PCLĐ theo giới ở nhiều xã hội khác nhau và mục
đích địi hỏi sự cơng bằng, bình đẳng cho phụ nữ. Bên cạnh đó, trong tác phẩm: “Sự
huyền bí của nữ tính” [26] chỉ ra sự khốn khổ và thất vọng của người phụ nữ trong
phát triển kinh tế.
Hơn thế nữa, tác phẩm “Gender and Domestic life” [36] của Tony Chapma cho
thấy cuộc sống của gia đình truyền thống ảnh hưởng tới vị trí, vai trị của người phụ


6
nữ. Nghiên cứu cịn chỉ ra rằng ở thời kì đó, phụ nữ ln cảm thấy ngột ngạt bởi
những khắt khe của gia đình truyền thống.

2.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã có rất nhiều những cơng trình nghiên cứu về các lĩnh vực như
thực trạng bất bình đẳng giới trong gia đình; các nghiên cứu về phân cơng lao động
trong gia đình và những cơng trình nghiên cứu CTXH liên quan đến bình đẳng giới.
Đối với các cơng trình nghiên cứu về thực trạng bất bình đẳng giới tiêu biểu
như:
Trong cuốn “Nghiên cứu phụ nữ giới và gia đình”, tác giả Nguyễn Linh
Khiếu cho rằng “Quan hệ giữa vợ và chồng trong giai đoạn hiện nay đã thay đổi khá
căn bản so với trước đây. Trước đây chỉ có người chồng, những người đàn ông làm
ra kinh tế, nuôi sống gia đình thì ngày nay, người vợ, người phụ nữ đã trở thành một
trong những người mang lại nguồn thu nhập chính cho kinh tế gia đình. Chính vì
thế trong gia đình hiện nay nhiều vấn đề quan trọng, nhất là trong lĩnh vực kinh tế
đều có một sự bàn bạc, thống nhất, cùng quyết định của vợ và chồng.”[4] Điều tra
của Nguyễn Linh Khiếu cho thấy các công việc trong gia đình chủ yếu vẫn do người
phụ nữ làm. Tuy nhiên, việc chia sẻ và tham gia làm các cơng việc gia đình của
người đàn ơng cũng chiếm tỷ lệ khá cao.
Theo nghiên cứu Bình đẳng giới trong gia đình người Sản Chỉ, khảo sát tại xã
Bộc Bố, huyện Pắc Nặm, tỉnh Bắc Kạn cho thấy kết quả khảo sát các hoạt động như
các công việc nội trợ và chăm sóc con cái thì phụ nữ vẫn chiếm tỷ lệ cao (73,7%) và
nam giới chiếm tỷ lệ thấp (26,3 %)[19]. Tuy nhiên, cũng theo nghiên cứu, công việc
mua bán hay sửa chữa các thiết bị trong gia đình thì người đàn ơng chiếm tỷ lệ cao
hơn nữa giới (82,6 %). Hay trong nghiên cứu “Bình đẳng giới trong sự phân cơng lao
động ở các gia đình đơ thị hiện nay” (khảo sát trên địa bàn Hà Nội) [44] cho thấy
73,3% cho rằng nữ giới biết cách lo toan chăm sóc gia đình hơn nam giới. Điều này
chứng tỏ sự bất bình đẳng trong việc phân cơng lao động trong gia đình cịn tồn tại.
Khi nói đến các vấn đề giới ở Việt Nam, tác giả Nguyễn Hữu Minh và Trần
Thị Vân Anh cho rằng “Phụ nữ phải nhận mức lương thấp hơn nam giới cho cùng


7

một cơng việc và thường khơng có quyền bình đẳng đối với tài sản gia đình mặc dù
đã có những tiến bộ trong các điều luật liên quan”[10]
Trong cuốn “Xã hôi học” của Nguyễn Hữu Minh khi đề cập đến vấn đề phân
cơng lao động trong gia đình thì đưa ra các nhận định về sự phân công lao động bị
ảnh hưởng bởi lối tư tưởng cũ. “Ở nhiều xã hội, sự phân công lao động phổ biến
theo giới là giao việc nấu ăn cho phụ nữ. Người ta tin rằng phụ nữ có khả năng thiên
bẩm về nấu ăn và nam giới khơng có khả năng sinh học đó.”[7] Theo đó, kết quả
khảo sát của Nguyễn Hữu Minh cho thấy rằng những người phụ nữ làm việc 2 ca/1
ngày: Công việc ở cơ quan và công việc ở nhà. Thời gian làm việc của họ gấp đôi
thời gian của nam giới.
Trong chương II, Phụ nữ Việt Nam trong thời đại Phong kiến của tác phẩm
“Phụ nữ Việt Nam qua các thời đại” thì “Vai trị của người phụ nữ bây giờ chính
thức là vai trị của một người “nội tướng”. Ngoài việc cùng với chồng lao động sản
xuất để đảm bảo kinh tế cho cả gia đình, người phụ nữ cịn phải qn xuyến hầu hết
cơng việc của nhà mình: Cơm nước, dầu đèn, củi lửa, lợn gà, vườn tược, áo quần,
chợ búa, vốn liếng, tiền nong…”[24]
Với tác phẩm “Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam”, tác giả
Lê Thi cho rằng gia đình là một thiết chế của xã hội. Chính vì vậy, gia đình cần thực
hiện các chức năng như việc tái sản xuất sức lao động, duy trì nịi giống, ni
dưỡng, giáo dục,chăm sóc gia đình, tái sản xuất của cải vật chất thì phụ nữ hầu hết
phải thực hiện tất cả các chức năng đó. Cịn đối với nam giới, họ chỉ cần thực hiện
chức năng sản xuất của cải vật chất và tái sản xuất sức lao động. Như vậy, “Vai trò
kép của phụ nữ, gánh nặng mang thai, sinh đẻ, ni con nhỏ và làm nội trợ gia đình
đè nặng lên đôi vai người phụ nữ, trong khi họ phải đảm nhận các khâu sản xuất,
các ngành nghề không kém gì nam giới”[21]
Quỹ HealthBridge Canada – Viện nghiên cứu phát triển xã hội (2014) [18] cho
ra kết quả nghiên cứu: Sự PCLĐ theo giới gắn liền với các hình mẫu văn hóa – xã
hội trong đó xác định chức năng, nhiệm vụ mà phụ nữ và nam giới sẽ thực hiện
trong gia đình và ngồi xã hội. Tuy nhiên phần nhiều của sự sắp xếp theo giới này



8
lại xuất phát từ những khái niệm sinh học giữa nam và nữ và luôn được hậu thuẫn,
củng cố thông qua sự giáo dục của chế độ phụ quyền. Hậu quả là xã hội và ngay cả
bản thân người phụ nữ cũng tin rằng phụ nữ do có cơ thể yếu ớt nên sẽ đảm nhận
những công việc nhẹ nhàng như nội trợ và chăm sóc gia đình mà khơng địi hỏi từ
người đàn ơng.
Bên cạnh các cơng trình nghiên cứu về bình đẳng giới trong gia đình, các cơng
trình nghiên cứu về sự phân công lao động trong gia đình cũng được đề cập khá phổ
biến trong một số đề tài.
Đề tài “Phân công lao động theo giới trong gia đình nơng dân” (1997) của Lê
Ngọc Văn đã chỉ ra mơ hình phân cơng lao động theo giới ở khu vực nông thông
trong thời kỳ kinh tế thị trường. Với xu thế nam giới được khuyến khích chuyển sang
các hoạt động tạo thu nhập tiền mặt, phụ nữ gắn liền với công việc tái sản xuất và sản
xuất các sản phẩm tiêu dùng của gia đình. Sự phân cơng lao động ấy đã tạo ra sự bất
lợi cho phụ nữ trong nâng cao học vấn, sức khỏe và vị thế xã hội của họ.[25]
Tác giả Vũ Tuấn Huy và Deborah S.Carr với nghiên cứu “Phân công lao động
nội trợ trong gia đình” (2000) đã khẳng định sự bất bình đẳng trong phân công lao
động nội trợ - nơi phụ nữ đảm nhận chủ yếu. Các tác giả cũng chỉ ra sự tác động của
các yếu tố nghề nghiệp, việc làm, số con, định hướng tâm thế nghề nghiệp có liên
quan đến văn hóa và xã hội hóa.[3]
Theo nghiên cứu “Phân cơng lao động theo giới trong gia đình người Gialai và
Cơho” [1] cho thấy ở hai cộng đồng này đều có một đặc điểm chung là việc chăm sóc
gia đình là cơng việc chính của phụ nữ. Bên cạnh đó, họ vẫn phải tham gia sản xuất ở
mức đáng kể, cịn đàn ơng thì chỉ đảm nhận cơng việc tham gia sản xuất.
Trong Luận án tiến sỹ “Bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số
miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay” [22] (2017), kết quả nghiên cứu của luận án về
PCLĐ theo giới trong sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc cho
thấy trong điều kiện kinh tế - xã hội cịn chưa phát triển, trình độ văn hóa xã hội cịn
thấp, đời sống vơ cùng khó khăn, người phụ nữ đóng vai trị quan trọng trong sản

xuất nơng nghiệp. Hầu hết họ tham gia vào các hoạt động sản xuất, tạo ra thu nhập


9
kinh tế cho gia đình. Tuy nhiên, ngồi cơng việc tham gia sản xuất để phát triển kinh
tế thì họ vẫn phải thực hiện phần đa các công việc nội trợ, chăm sóc gia đình.
Theo nghiên cứu: “Bình đẳng giới trong sự phân cơng lao động ở các gia
đình đơ thị hiện nay” [44] cho rằng ngày nay vị thế, vai trò của phụ nữ ngày càng
được nâng lên và đánh giá cao hơn trong gia đình cũng như ngồi xã hội. Tuy nhiên
vẫn còn tồn tại khá nhiều sự bất bình đẳng, điều này gây ra sự thiếu cơng bằng cho
phụ nữ.
Ngồi những cơng trình nghiên cứu về sự bất bình đẳng trong phân cơng lao
động trong gia đình dưới góc nhìn của xã hội học, cịn có cơng trình nghiên cứu
dưới hướng tiếp cận của Cơng tác xã hội.
Đề tài “Vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm nhằm giảm thiểu tình
trạng bất bình đẳng giới đối với phụ nữ trong gia đình nơng thơn tại xã Tân Lập –
Sông Lô – Vĩnh Phúc hiện nay” [11] đưa ra thực trạng của việc bất bình đẳng giới đối
với phụ nữ tại một vùng nông thôn, đồng thời đưa ra giải pháp và vận dụng kiến thức
công tác xã hội nhóm nhằm giảm thiểu bất bình đẳng với phụ nữ.
Tóm lại, tất cả các nghiên cứu trên đều có sự xuất hiện của sự phân cơng lao
động trong các gia đình. Tuy nhiên, mỗi cơng trình nghiên cứu, mỗi đề tài khoa học
lại nghiên cứu những khía cạnh khác nhau của vấn đề và đặc biệt, chưa có đề tài
nào áp dụng tiến trình can thiệp cơng tác xã hội nhóm về giảm thiểu bất bình đẳng
giới của việc phân cơng lao động trong gia đình viên chức tại xã Cộng Hòa, huyện,
Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Để góp phần vào cơng cuộc nghiên cứu này, tơi đã lựa
chọn và thực hiện nghiên cứu trên. Đề tài mà tôi lựa chọn đảm bảo rằng không
trùng với các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố. Ngồi việc kế thừa, chọn lọc từ các
thành tựu nghiên cứu đã có, đề tài đi sâu vào việc tìm hiểu cơ sở lý luận và phân
tích thực trạng của việc phân cơng lao động trong gia đình viên chức. Từ đó, áp
dụng tiến trình can thiệp cơng tác xã hội nhóm nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong

phân cơng lao động trong gia đình viên chức tại xã Cộng Hịa, huyện Quốc Oai,
thành phố Hà Nội.
3. Mục đích nghiên cứu


10
Đề tài phân tích được thực trạng của việc bất bình đẳng giới về phân cơng lao
động và đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó trong gia đình viên chức tại
xã Cộng Hịa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Từ đó ứng dụng phương pháp
cơng tác xã hội nhóm nhằm thúc đẩy bình đẳng giới về phân cơng lao động theo
giới trong gia đình viên chức tại xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc PCLĐ trong gia đình viên chức tại xã
Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
- Nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến PCLĐ trong gia đình
viên chức tại xã Cộng Hịa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
- Ứng dụng phương pháp cơng tác xã hội nhóm nhằm thúc đẩy bình đẳng giới
trong PCLĐ trong gia đình viên chức tại xã Cộng Hịa, huyện Quốc Oai, thành phố
Hà Nội. Từ đó đưa ra các đề xuất áp dụng CTXH nhóm trong thúc đẩy bình đẳng
giới trong gia đình.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Công tác xã hội nhóm về giảm thiểu bất bình đẳng giới của việc phân cơng lao
động theo giới trong gia đình viên chức tại xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, thành
phố Hà Nội
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: từ 6/2019 đến 12/2019
- Khơng gian nghiên cứu: Xã Cộng Hịa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung: Bình đẳng giới
về phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình hạt nhân là viên chức.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học
(1) Phương pháp tiếp cận liên ngành
Đối với phương pháp này, nhằm liên kết với phương pháp giáo dục, tác động
nhận thức cho các cặp vợ chồng trong vấn đề bình đẳng giới.


11
(2) Phương pháp tiếp cận hệ thống
Đề tài dựa trên lý thuyết hệ thống để xem xét vấn đề PCLĐ trong gia đình như
một vấn đề bình thường trong xã hội và coi đó như một bộ phận cần tồn tại trong hệ
thống xã hội. Do đó, trong q trình phát triển xã hội cần phải chú ý đến các giải
pháp, mơ hình can thiệp cơn tác xã hội nhóm nhằm thúc đẩy bình đẳng giới trong
PCLĐ trong gia đình viên chức.
(3) Phương pháp tiếp cận lý thuyết tập nhiễm xã hội
Theo lý thuyết này thì học tập về bản chất là một q trình xã hội hóa mà con
người lĩnh hội những hành vi xã hội thông qua ba con đường chính: bắt chước, tập
nhiễm và học chính quy. Đối với yếu tố giới, tập nhiễm xã hội là yếu tố ảnh hưởng
đến quá trình nhận thức và hành vi của vợ và chồng trong PCLĐ trong gia đình.
6.2. Các phương pháp nghiên cứu
6.2.1. Phương pháp phân t ch tài liệu
- Mục đích: Hiểu được các nội dung liên quan đến bình đẳng giới, phương
pháp can thiệp cơng tác xã hội nhóm của việc phân cơng lao động theo giới trong
gia đình nói chung và các gia đình viên chức nói riêng.
- Cách thực hiện: Phân tích, tổng hợp, hệ thống và khái quát hóa những nghiên
cứu trong và ngồi nước liên quan đến bình đẳng giới, bất bình đẳng giới và phương
pháp can thiệp công tác xã hội nhóm của việc phân cơng lao động giữa vợ và chồng
trong gia đình.
6.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Mục đích: Đề tài sẽ sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để thu thập

thông tin về thực trạng phân cơng lao động theo giới trong gia đình viên chức tại xã
Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội. Đồng thời, sử dụng bảng hỏi về áp
dụng tiến trình can thiệp cơng tác xã hội nhóm trước và sau khi thực hiện phương
pháp.
- Đề tài sẽ tiến hành khảo sát với 300 khách thể là vợ/chồng của gia đình viên
chức trên địa bàn xã Cộng Hịa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.


12
6.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
- Mục đích: Phương pháp phỏng vấn sâu được thực hiện nhằm thu thập, bổ
sung, kiểm tra và làm r hơn những thông tin đã thu được từ khảo sát thực tiễn.
- Trong đề tài của mình, tơi tiến hành phỏng vấn sâu 10 cặp vợ chồng là viên
chức trên địa bàn xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
6.2.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học
Số liệu thu thập được sau khảo sát thực tiễn được xử lý bằng chương trình
SPSS phiên bản 20.0. Các thơng số và ph p toán thống kê được sử dụng trong
nghiên cứu này là phân tích thống kê mơ tả và phân tích thống kê suy luận.
Các phương pháp diễn giải và mơ tả số liệu cơ bản như tính điểm trung bình,
tần suất/mức độ, tỉ lệ %.
6.2.5. Phương pháp cơng tác xã hội nhóm
- Mục đích: Áp dụng tiến trình CTXH nhóm nhằm mục đích giáo dục nhận
thức, thay đổi quan điểm về vấn đề bất bình đẳng giới trong PCLĐ trong gia đình.
Dựa vào kết quả khảo sát để đánh giá mức độ hiệu quả của tiến trình.
- Tiến trình cơng tác xã hội nhóm gồm 4 bước như sau:
Bước 1: Thành lập nhóm
Bước 2: Khảo sát nhóm
Bước 3: Triển khai các hoạt động nhóm
Bước 4: Kết thúc nhóm
7. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng bất bình đẳng giới trong phân cơng lao động trong gia đình viên
chức tại xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội diễn ra như thế nào?
- Sự bất bình đẳng giới trong PCLĐ trong gia đình viên chức tại xã Cộng Hòa,
huyện Quốc oai, thành phố Hà Nội chịu sự ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
- Ứng dụng phương pháp cơng tác xã hội nhóm như thế nào để giảm thiểu bất
bình đẳng giới trong phân cơng lao động trong gia đình viên chức tại xã Cộng Hịa,
huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội?
8. Giả thuyết nghiên cứu


13
- Thực trạng bất bình đẳng giới trong phân cơng lao động trong gia đình viên
chức có diễn ra tại xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
- Các yêu tố ảnh hưởng đến việc bất bình đẳng giới trong phân cơng lao động
trong gia đình viên chức có diễn ra tại xã Cộng Hịa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà
Nội là do: Yếu tố thuộc về quan điểm, tư tưởng lạc hậu, yêu tố về nếp sống truyền
thống, nghề nghiệp, trình độ học vấn, chức vụ, thu nhập, số con và yếu tố sinh học.
- Phương pháp cơng tác xã hội nhóm là phương pháp phù hợp nhằm giảm
thiểu bất bình đẳng giới trong phân cơng lao động trong gia đình viên chức có diễn
ra tại xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
9. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận
Chương 2. Thực trạng của việc phân công lao động trong gia đình viên chức
tại xã Cộng Hịa, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
Chương 3. Ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm


14

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Phân công lao động theo giới
 Giới
Theo Luật Bình đẳng giới của Quốc hội Khóa XI, kì họp thứ 10, ngày 29
tháng 11 năm 2006 thì “Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trị của nam và nữ trong tất cả
các mối quan hệ xã hội”.[15]
Theo tác giả Lê Thị Quy (Giáo trình Xã hội học giới) thì “giới là mối quan hệ
giữa nam và nữ được xác định theo văn hóa và cách thức mối quan hệ đó được xác
định trong xã hội”.[14]
Theo Vũ Mạnh Lợi thì “Khái niệm giới chỉ những hành vi và những kì vọng
xã hội khác nhau mà xã hội gán cho nam và nữ mà một người học được qua quá
trình trưởng thành và giao tiếp xã hội”[8]
Từ các khái niệm nêu trên, ta có thể kết luận rằng giới là một phạm trù khoa
học xã hội được dùng để chỉ các vai trò, thái độ và giá trị của giới tính trong xã hội.
Giới bao gồm các mối quan hệ và tương quan về địa vị xã hội của phụ nữ và nam
giới trong môi trường xã hội cụ thể. Giới được xác định trong mối quan hệ nam –
nữ về quyền lực, vị trí xã hội và phân cơng lao động.
 Giới tính: Giới tính chỉ đặc điểm sinh học của nam và nữ.[15]
 Bình đẳng giới:
Có nhiều cách hiểu khác nhau về bình đẳng giới. Có quan điểm cho rằng, bình
đẳng giới là sự ngang bằng nhau giữa nam giới và nữ giới, nam giới như thế nào thì
nữ giới cũng như vậy. Đây là cách hiểu chưa đầy đủ về bình đẳng giới.
Ngân hàng thế giới đưa ra định nghĩa về bình đẳng giới như sau: “ bình đẳng
giới theo nghĩa bình đẳng về luật pháp, về cơ hội – bao gồm sự bình đẳng trong việc
tiếp cận nguồn nhân lực, vốn và các nguồn lực sản xuất khác, bình đẳng trong thù
lao cơng việc và trong tiếng nói”. Cách tiếp cận này khơng định nghĩa bình đẳng



15
giới theo sự bình đẳng về thành quả. Một cách hiểu khác đầy đủ hơn và tương đối
phổ biến thì bình đẳng giới là “sự thừa nhận và coi trọng như nhau các đặc điểm
giống và khác nhau giữa nữ giới và nam giới. Nam giới và nữ giới đều có vị thế
bình đẳng và được tơn trọng như nhau”.
Dưới góc độ pháp lý, theo quy định tại Điều 5: Bình đẳng giới là việc nam, nữ
có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của
mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành
quả và sự phát triển đó.[15] Đề tài của tôi dựa theo khái niệm này để thực hiện
nghiên cứu.
 Bất bình đẳng giới: là sự phân biệt đối xử về vị trí, điều kiện và cơ hội bất
lợi cho nam, nữ trong việc thực hiện quyền con người, đóng góp và hưởng lợi từ sự
phát triển của gia đình, của đất nước [10]
Hay nói cách khác, bất bình đẳng giới là sự đối xử khác biệt với nam giới và
phụ nữ tạo nên các cơ hội khác nhau, sự tiếp cận các nguồn lực khác nhau, sự thụ
hưởng khác nhau giữa nam và nữ trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
 Định kiến giới: Là nhận thức, thái độ và đánh giá thiên lệch, tiêu cực về đạo
đức, vị trí, vai trị và năng lực của nam hoặc nữ.[15]
 Lao động:
Lao động là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay đổi
các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người. Thực chất là sự vận động
của sức lao động trong qua trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lao động cũng
chính là q trình kết hợp của sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất ra sản
phẩm phục vụ nhu cầu con người. Có thể nói lao động là yếu tố quyết định cho mọi
hoạt động kinh tế.[42]
Trong phạm vi đề tài, tơi tìm hiểu về lao động trong gia đình: là những cơng
việc được thực hiện trong gia đình như cơng việc nội trợ, chăm sóc con cái, cơng
việc trong dịng họ…



16
 Phân công lao động
Trong Tác phẩm “Sự phân công lao động trong xã hội” (1893) của E.
Durkheim cho rằng “Phân cơng lao động khơng chỉ có ý nghĩa thuần thúy kinh tế để
làm giàu và nâng cao năng suất hiệu quả lao động mà còn thực hiện chức năng quan
trọng về cuộc sống con người, đó là tạo ra sự đoàn kết, hội nhập trong xã hội hiện
đại. Theo E. Durkheim thì yếu tố đặc trưng trong xã hội của sự đồn kết có tổ chức
là sự phân cơng lao động. Điều này có thể xảy ra trên cơ sở khác nhau về đặc điểm
tự nhiên của chủ thể lao động, cũng như đặc điểm của sự phát triển kinh tế xã
hội”.[29]
Dựa trên quan điểm về phân công lao động và sự hiểu biết của mình, tơi có thể
đưa ra nhận định về phân công lao động theo giới là sự phân chia lao động công
bằng và phù hợp về tâm sinh lý giữa nam giới và nữ giới.
 Phân công lao động theo giới
Theo các nhà lý thuyết giới, “Phân công lao động theo giới hay hành động giới
là những chức năng xã hội, những khả năng và những cách thức của hành động
thích hợp để các thành viên của một xã hội căn cứ vào khi họ là một phụ nữ hoặc là
một nam giới”[35] hoặc “Phân công lao động là kết quả của sự phân định chức năng
giữa hai giới trên cơ sở của sự thống nhất và sự khác biệt về mặt sinh học và những
đặc trưng kinh tế - xã hội giữa hai giới.’’[9]
Trong đề tài này, tôi sử dụng khái niệm thứ hai vì ngồi việc tìm hiểu thực
trạng phân cơng lao động trong gia đình mà tơi cịn tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng
đến việc phân công lao động trong gia đình như khái niệm đã nhắc tới là yếu tố sinh
học và những đặc trưng kinh tế xã hội giữa hai giới.
Gắn với phân công lao động theo giới là vai trị giới, hay nói cách khác, vai trị
giới là kết quả của sự phân công lao động theo giới. Có thể hiểu “ vai trị giới là vai
trị mà con nguời được xã hội mong đợi thực hiện dù họ là đàn ông hay đàn bà trong
1 nền văn hóa riêng”[6]



17
1.1.2. Gia đình viên chức
 Gia đình
Theo Luật Hơn nhân và Gia đình ban hành năm 2014, “Gia đình là tập
hợp những người gắn bó với nhau do hơn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ
nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định
của Luật này.”[16]
Trong giáo trình “Xã hội học” của Phạm Tất Dong và Lê Ngọc Hùng thì “Gia
đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó
gắn bó với nhau bởi mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con
ni bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng
nhu cầu riêng của các thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về
tái sản xuất con người”[2]
Trong tác phẩm “Gia đình” của hai nhà Xã hội học người Mỹ là F.W. Burges
và H.J. Locke định nghĩa “Gia đình là những người đồn kết với nhau bằng những
mối quan hệ hôn nhân huyết thống và việc nhận con nuôi tạo thành một bộ tộc đơn
giản, tác động lẫn nhau trong vai trò tương ứng của họ (vợ, chồng, con…) tạo ra
một nền văn hóa chung.”[32]
Từ các định nghĩa trên, ta có thể hiểu đơn giản gia đình là một dạng đặc biệt
của thiết chế xã hội được hình thành bởi các mối quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết
thống hoặc nhận nuôi. Các mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau và thể hiện vai trị
tương ứng của họ như ơng, bà, bố mẹ, con cái.
Để phù hợp nội dung của đề tài, tơi lựa chọn khái niệm gia đình từ Luật Hơn
nhân và Gia đình năm 2014 để tiếp cận.
 Phân loại gia đình:
Dựa theo các cách tiếp cận khác nhau, các nhà khoa học nghiên cứu về gia
đình đã đưa ra các cách phân loại như: Gia đình truyền thống và gia đình hiện đại;
Gia đình mở rộng và gia đình hạt nhân. Trong đề tài của mình, tơi tiếp cận theo cách
phân loại gia đình gồm gia đình mở rộng và gia đình hạt nhân.



×