Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ CÔNG tác xây DỰNG tổ CHỨC ĐẢNG cơ sở ở HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH bắc NINH từ năm 2001 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 104 trang )

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNH, HĐH

Tổ chức cơ sở đảng

TCCSĐ

Trong sạch vững mạnh

TSVM

Xã hội chủ nghĩa

XHCN

1


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU


Chương 1

3
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO VỀ XÂY DỰNG
TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN
9

1.1.

THUẬN THÀNH TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010
Những yếu tố tác động đến công tác xây dựng tổ chức cơ

9

1.2.

sở đảng ở huyện Thuận Thành (2000 - 2010)
Chủ trương của Đảng bộ huyện Thuận Thành về xây

29

1.3.

dựng tổ chức cơ sở đảng (2000 - 2010)
Đảng bộ huyện Thuận Thành chỉ đạo công tác xây dựng

Chương 2
2.1.

tổ chức cơ sở đảng (2000 - 2010)

NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
Nhận xét quá trình Đảng bộ huyện Thuận Thành lãnh

37
54
54

2.2.

đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng (2000 - 2010)
Một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình Đảng bộ huyện Thuận
Thành lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng (2000 - 2010)

63
78
81
87

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi ra đời cho đến nay Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh luôn coi trọng công tác xây dựng Đảng, trong đó công tác xây dựng
TCCSĐ được coi là một nhiệm vụ thường xuyên, xuyên suốt trong quá trình tồn tại

và phát triển của Đảng, làm cho Đảng thật sự TSVM.
Trong hệ thống tổ chức của Đảng, TCCSĐ thành lập ở các xã, phường,
thị trấn, cơ quan, hợp tác xã, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, đơn vị cơ sở
trong quân đội, công an và các đơn vị cơ sở khác. TCCSĐ chiếm một vị trí,
vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống tổ chức của Đảng. TCCSĐ là nền
tảng, là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở, là cầu nối giữa Đảng với quần
chúng nhân dân, vận động quần chúng nhân dân thực hiện chủ trương, đường
lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; là nơi kiểm nghiệm, tập
hợp mọi ý kiến đóng góp của quần chúng nhân dân, nơi bồi dưỡng, rèn luyện
cán bộ cách mạng đảm bảo sự kế thừa và phát triển liên tục lực lượng cách
mạng cho Đảng. Xuất phát từ vị trí, vai trò của TCCSĐ đã cho chúng ta thấy
được công tác xây dựng TCCSĐ luôn được Đảng ta coi trọng, là một nhiệm
vụ then chốt trong công tác xây dựng Đảng.
Trong công cuộc đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, công tác xây dựng
TCCSĐ lại càng được coi trọng và trở thành một trong những nhiệm vụ
then chốt, cấp bách cần được thực hiện thường xuyên, liên tục. Vấn đề này
đã được Đảng đưa vào nghị quyết của Hội nghị Trung ương 6 khóa VIII.
Đặc biệt đến Hội nghị lần thứ 6 khóa X, Đảng đã ra nghị quyết về: nâng
cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất
lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên và nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về:
một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay đã cho thấy được
tầm quan trọng và quyết tâm của Đảng trong việc xây dựng TCCSĐ, làm
cho TCCSĐ thật sự TSVM để Đảng lãnh đạo thành công sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước.

3


Thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng Đảng, đặc biệt là xây dựng
TCCSĐ, Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác xây dựng

Đảng đến các Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, trong đó có Đảng bộ huyện Thuận Thành.
Trong quá trình lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở huyện Thuận Thành
trong những năm 2000 - 2010 đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, các
TCCSĐ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, TCCSĐ luôn được củng
cố vững chắc. Tuy nhiên, trong quá trình lãnh đạo thực hiện công tác xây
dựng TCCSĐ của Đảng bộ huyện Thuận Thành vẫn còn bộc lộ nhiều hạn
chế, khuyết điểm. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về quá trình Đảng bộ
huyện Thuận Thành lãnh đạo xây dựng TCCSĐ nhằm làm sáng tỏ chủ
trương và quá trình chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ huyện Thuận Thành
trong công tác xây dựng TCCSĐ. Từ đó rút ra những nhận xét và kinh
nghiệm góp thêm tài liệu tham khảo cho Đảng bộ huyện Thuận Thành
trong công tác xây dựng TCCSĐ những giai đoạn tiếp theo là điều cần
thiết, có ý nghĩa. Xuất phát từ những lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề: “Công
tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ huyện Thuận Thành, Bắc
Ninh từ năm 2000 đến năm 2010” làm đề tài luận văn thạc sĩ Lịch sử,
chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Việc nghiên cứu về xây dựng Đảng, đặc biệt là công tác xây dựng
TCCSĐ đã được nhiều cơ quan, nhiều nhà khoa học, nhiều nhà lý luận chính
trị nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau. Các công trình nghiên cứu liên quan
đến đề tài được chia thành các nhóm sau:
Nhóm các công trình nghiên cứu về xây dựng Đảng và TCCSĐ trong
phạm vi toàn Đảng.
Lê Đức Bình (2002), Mấy vấn đề về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Cúc và các tác giả (2004), Tổ chức cơ sở
đảng với cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội; Triệu Quang Tiến và nhiều tác giả (2004), Tư tưởng Hồ Chí Minh về

4



xây dựng Đảng, Nxb Lao động, Hà Nội; Đặng Xuân Kỳ (2005), Một số vấn
đề về xây dựng Đảng hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Nguyễn Phú
Trọng (2005), Xây dựng, chỉnh đốn Đảng một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Bùi Đình Phong (2005), Công tác xây dựng
Đảng trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, Nxb
Lao động; Thanh Quang (2009), Vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí
Minh trong xây dựng tổ chức cơ sở đảng, Nxb Văn hóa thông tin; Nguyễn Vũ,
Nguyễn Thái Anh (2010), Hồ Chí Minh về xây dựng củng cố tổ chức Đảng, Nxb
Thanh Niên,... Các công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập những vấn đề
mang tính lý luận chung về công tác xây dựng Đảng; làm rõ được quan điểm,
chủ trương về công tác xây dựng Đảng và TCCSĐ nhằm nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng
trong tình hình mới. Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu về xây dựng
TCCSĐ đã phân tích, luận giải về lý luận và thực tiễn của công tác xây dựng
TCCSĐ; những yêu cầu khách quan cần tiếp tục xây dựng, củng cố hệ thống
TCCSĐ trong toàn Đảng. Trong đó, một số công trình nghiên cứu đã đưa ra
những yêu cầu và những giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực lãnh đạo của các
TCCSĐ nhằm đáp ứng yêu cầu lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nhìn
chung, các công trình nghiên cứu trên đã cung cấp cho tác giả những tư liệu, sự
nhìn nhận, đánh giá khách quan, khoa học hơn về vấn đề xây dựng TCCSĐ của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhóm các công trình nghiên cứu về xây dựng TCCSĐ ở địa phương.
Chúng ta có thể điểm qua một số công trình nghiên cứu như: Hà Thị
Thu Hằng (2007), Đảng bộ huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ lãnh đạo xây
dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng từ năm 1995 đến năm 2005 , Luận văn
thạc sĩ Lịch sử, Hà Nội; Đặng Quang Vinh (2007), Đảng bộ thành phố Đà
Nẵng lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 2001 đến năm 2006,
Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Hà Nội; Nguyễn Thị Nhung (2009), Quá trình
xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Hải Dương từ năm 2001


5


đến năm 2005, Luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà
Nội; Trần Thị Thu Hằng (2012), Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng
của Đảng bộ thành phố Hà Nội từ năm 1995 đến năm 2005 , Luận án tiến
sĩ, chuyên ngành Lịch sử, Đại học Quốc gia Hà Nội; Mai Bích Huệ (2013),
Đảng bộ Bắc Kạn thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm
2001 đến năm 2010, Luận văn thạc sĩ khoa học Lịch sử, Đại học Quốc gia
Hà Nội; Nguyễn Đình Hùng (2014), Công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng
xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Nam Định từ năm 2001 đến 2010”,
Luận văn thạc sỹ Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị, Hà Nội. Nhìn chung,
các công trình nghiên cứu trên đã tập trung làm rõ quá trình Đảng bộ địa
phương đề ra chủ trương và sự chỉ đạo của mình trên cơ sở vận dụng chủ
trương Đảng về công tác xây dựng TCCSĐ vào thực tiễn công tác xây dựng
TCCSĐ ở địa phương; qua đó đưa ra nhận xét và đúc rút những kinh nghiệm.
Nhóm các công trình nghiên cứu về xây dựng Đảng ở tỉnh Bắc Ninh
và huyện Thuận Thành.
Công tác xây dựng Đảng và TCCSĐ ở Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh được đề cập
trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh (1926 - 2010), Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội. Vấn đề xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh và một số huyện
được nghiên cứu chuyên sâu qua đề tài luận văn thạc sĩ Lịch sử Đảng của Nguyễn
Văn Cường (2011), Quá trình xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ tỉnh Bắc
Ninh từ năm 2000 đến năm 2010; Trần Thị Hiệp (2014), Đảng bộ Huyện Lương
Tài tỉnh Bắc Ninh thực hiện nhiệm vụ xây dựng tổ chức cơ sở đảng từ năm 1999
đến năm 2010, Luận văn thạc sĩ Lịch sử, Hà Nội.
Đáng chú ý nhất là công trình nghiên cứu của Ban chấp hành Đảng bộ
huyện Thuận Thành với việc xuất bản 2 cuốn lịch sử Đảng bộ địa phương
“Lịch sử Đảng bộ Huyện Thuận Thành, Tập I (1928 - 1954)”, Nxb Văn hóa

dân tộc, Hà Nội và “Lịch sử Đảng bộ Huyện Thuận Thành (1954 - 2008)”,
Bắc Ninh. Nội dung của 2 cuốn lịch sử Đảng bộ địa phương đã phần nào đề
cập đến công tác xây dựng TCCSĐ ở Đảng bộ huyện Thuận Thành.

6


Như vậy, cả 3 nhóm nghiên cứu trên đã làm sáng tỏ một số vấn đề lý
luận và thực tiễn trong công tác xây dựng Đảng nói chung và trong công tác
xây dựng TCCSĐ nói riêng. Một số công trình nghiên cứu đã đề cập đến quá
trình Đảng bộ các địa phương lãnh đạo công tác xây dựng TCCSĐ trên địa
bàn địa phương đó và rút ra những kinh nghiệm trong công tác xây dựng
TCCSĐ. Những công trình nghiên cứu trên đây là tài liệu tham khảo tốt để
tôi có thêm cơ sở lý luận và thực tiễn thực hiện đề tài luận văn. Tuy nhiên,
cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống, dưới
góc độ lịch sử Đảng về quá trình lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thuận Thành
tỉnh Bắc Ninh trong công tác xây dựng TCCSĐ.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
* Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ quá trình Đảng bộ huyện Thuận Thành lãnh đạo xây dựng
TCCSĐ từ năm 2000 đến năm 2010. Qua đó, đúc rút một số kinh nghiệm để
vận dụng vào công tác xây dựng TCCSĐ trong những năm tiếp theo.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ yêu cầu khách quan đối với công tác xây dựng TCCSĐ của
Đảng bộ huyện Thuận Thành trong những năm 2000 - 2010.
- Hệ thống, phân tích, luận giải những chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ
huyện Thuận Thành về xây dựng TCCSĐ từ năm 2000 đến năm 2010.
- Nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm và rút ra những kinh nghiệm từ quá trình
lãnh đạo xây dựng TCCSĐ của Đảng bộ huyện Thuận Thành trong những năm
2000 - 2010.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Thuận Thành về xây dựng TCCSĐ.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: nghiên cứu, làm rõ chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ
huyện Thuận Thành về xây dựng TCCSĐ.

7


- Về thời gian: từ năm 2000 đến năm 2010. Trong quá trình nghiên cứu
tác giả có mở rộng phạm vi đến trước năm 2000 và sau năm 2010.
- Về không gian: huyện Thuận Thành (Bắc Ninh).
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
* Phương pháp luận
Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy
vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin và phương pháp luận sử học mácxít.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam, chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic; đồng
thời sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp so sánh, phương pháp
phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, phương pháp chuyên gia,…
6. Ý nghĩa của đề tài
- Góp phần làm rõ chủ trương của Đảng đi vào thực tiễn và quá trình Đảng
bộ huyện Thuận Thành lãnh đạo xây dựng TCCSĐ từ năm 2000 đến năm 2010.
- Kết quả luận văn góp thêm tài liệu tham khảo cho Đảng bộ huyện Thuận
Thành về công tác xây dựng TCCSĐ trong những năm tiếp theo.
- Luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ cho học tập, nghiên cứu về công tác
xây dựng Đảng ở địa phương và tỉnh Bắc Ninh.
7. Kết cấu của đề tài

Luận văn gồm phần mở đầu, 2 chương (5 tiết) kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.

8


Chương 1
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO VỀ XÂY DỰNG TỔ CHỨC CƠ
SỞ ĐẢNG CỦA ĐẢNG BỘ HUYỆN THUẬN THÀNH
TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010
1.1. Những yếu tố tác động đến công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng
ở huyện Thuận Thành (2000 - 2010)
1.1.1. Đặc điểm tình hình huyện Thuận Thành tác động đến công tác
xây dựng tổ chức cơ sở đảng
Luy Lâu xưa, Thuận Thành ngày nay được biết đến là một vùng đất cổ,
nằm ở phía Nam của tỉnh Bắc Ninh, trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử dân
tộc luôn có một vị trí đặc biệt quan trọng. Ngày nay huyện Thuận Thành
thuộc tỉnh Bắc Ninh, nằm trong vùng châu thổ sông Hồng. Địa giới huyện
Thuận Thành có phía Bắc được ngăn cách với các huyện Tiên Du, Quế Võ
(Bắc Ninh) bởi dòng sông Đuống hiền hòa đã đi vào thơ ca. Phía Tây huyện
Thuận Thành giáp huyện Gia Lâm và quận Long Biên thành phố Hà Nội. Phía
Đông huyện giáp với huyện Gia Bình (Bắc Ninh). Phía Nam huyện Thuận
Thành giáp với huyện Lương Tài (Bắc Ninh), huyện Văn Lâm (Hưng Yên) và
huyện Cẩm Giàng (Hải Dương); Diện tích đất tự nhiên là 116 km 2, trong đó
đất canh tác là 6.942 ha, còn lại là đất thổ cư, đường xá, sông ngòi. Thuận
Thành là một huyện có diện tích lớn và đông dân đứng thứ hai toàn tỉnh. Dân
số tính đến năm 2005 là 145300 người; mật độ dân số 1222 người/km 2. Hiện
nay, huyện Thuận Thành có 17 xã và 1 thị trấn là: Mão Điền, Hoài Thượng,
An Bình, Song Hồ, Trạm Lộ, Gia Đông, Nghĩa Đạo, Nguyệt Đức, Thanh
Khương, Ninh Xá, Đại Đồng Thành, Đình Tổ, Ngũ Thái, Song Liễu, Xuân

Lâm, Trí Quả, Hà Mãn và thị trấn Hồ.
Địa bàn huyện Thuận Thành nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, có khí hậu
ôn hòa, mát mẻ, nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,50C, lượng mưa trung bình
đạt 1100 - 1200 mm/năm, độ ẩm trung bình 82,5%. Địa hình huyện Thuận

9


Thành được bồi đắp từ sông Đuống và một số sông nội đồng như: sông Dâu,
sông Đông Côi, sông Bùi,… Do sự bồi đắp của tự nhiên nên địa hình huyện
Thuận Thành có độ nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam; nơi cao nhất thuộc
xã Đình Tổ, nơi thấp nhất ở phía Đông Nam thuộc xã Trạm Lộ. Đất đai phì
nhiêu, cùng với khí hậu ôn hòa đã là điều kiện thuận lợi để phát triển cây trồng,
vật nuôi. Chính vì vậy, Thuận Thành được biết đến là một Huyện thuần nông.
Thuận Thành có những điều kiện thuận lợi về giao thông vận tải với
tuyến đường 38, 282, 283 trở thành con đường huyết mạnh nối Thuận Thành
với quốc lộ 5 (Hà Nội - Hải Phòng), các huyện Văn Lâm (Hưng Yên), Gia
Lâm (Hà Nội), Gia Bình (Bắc Ninh) và đường đê sông Đuống từ Gia Lâm
đến địa phận tiếp giáp huyện Gia Bình. Ngoài ra, sông Đuống là con đường
thủy thông thương quan trọng nối trực tiếp với sông Hồng và kết thúc tại Lục
Đầu Giang tạo điều kiện thuận lợi trong giao thương buôn bán. Mạng lưới
giao thông đường bộ, đường thủy thuận lợi là điều kiện thuận lợi để Thuận
Thành phát triển kinh tế - xã hội.
Thuận Thành vốn là một Huyện thuần nông, kinh tế nông nghiệp luôn
giữ vai trò chủ đạo. Bên cạnh đó các ngành nghề thủ công nghiệp cũng tương
đối phát triển, nó được thể hiện qua câu ca:
Tư thế bút mực làm giàu
Trà Lâm mổ lợn, uốn câu làng Giàn
Nấu chì đã có Văn Quan
Kẻ Tướng đi hát kiếm quan tiền dài

Ép dầu đã có Thanh Hoài
Dâu Tự buôn muối, Lũng Triều buôn nâu
Đây còn là nơi có truyền thống văn hóa đặc sắc với hệ thống Đình, Chùa
nổi tiếng lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của người Bắc bộ xưa
như: Đình Tổ thờ thành hoàng làng là trạng nguyên Lê Văn Thịnh, Chùa Dâu
thờ mẫu Pháp Vân, Chùa Bút Tháp, Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương
thủy tổ của nước Việt ta,…

10


Như vậy, với những điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý, tự nhiên, truyền
thống văn hóa đã tạo lên con người Thuận Thành luôn cần cù trong lao động
sản xuất và giàu truyền thống cách mạng; có nhiều điều kiện thuận lợi trong
phát triển nông nghiệp, công nghiệp và du lịch văn hóa. Đây vừa là điều kiện
thuận lợi, vừa đặt ra yêu cầu đối với công tác xây dựng TCCSĐ ở Đảng bộ
huyện Thuận Thành cần được chú trọng tăng cường nâng cao năng lực lãnh
đạo và sức chiến đấu đảm bảo đáp ứng được yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo phát
triển kinh tế, xã hội đảm bảo an ninh, quốc phòng hướng đến xây dựng Thuận
Thành trở thành một Huyện văn minh, giàu đẹp.
1.1.2. Thực trạng công tác xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ
huyện Thuận Thành trước năm 2000
1.1.2.1. Khái niệm, loại hình, vị trí và vai trò của tổ chức cơ sở đảng.
Trong Điều lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam quy định rõ về TCCSĐ.
Điều 21 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam bổ sung, sửa đổi năm 2011 đã xác
định vai trò của TCCSĐ: tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền
tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở. Điều 10 Điều lệ Đảng Cộng sản
Việt Nam xác định: tổ chức cơ sở đảng được lập tại đơn vị cơ sở hành chính, sự
nghiệp, kinh tế hoặc công tác, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy quận, huyện, thị
xã, thành phố trực thuộc tỉnh. Tổ chức cơ sở đảng trong Quân đội nhân dân Việt

Nam và Công an nhân dân Việt Nam được quy định tại chương VI.
Qua đó, chúng ta thấy được TCCSĐ gồm chi bộ cơ sở và đảng bộ cơ sở.
Trong đó, đảng bộ cơ sở có 2 loại: một là, đảng bộ cơ sở có các chi bộ trực
thuộc; hai là, đảng bộ cơ sở có đảng bộ bộ phận và chi bộ trực thuộc. Trong
các chi bộ thì có thể phân thành nhiều tổ đảng trực thuộc chi bộ.
Về loại hình TCCSĐ, có thể phân thành 5 loại hình cơ bản sau: TCCSĐ ở
xã, phường, thị trấn; TCCSĐ trong doanh nghiệp(có nhiều loại hình doanh
nghiệp); TCCSĐ trong cơ quan hành chính; TCCSĐ trong đơn vị sự nghiệp
và TCCSĐ trong lực lượng vũ trang(quân đội, công an). Đối với loại hình
TCCSĐ trong lực lượng vũ trang do có nhiệm vụ chính trị đặc biệt của từng

11


ngành, việc tổ chức và thành lập được quy định riêng biệt trong chương VI
Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong lịch sử, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã nhận thấy
vị trí, vai trò quan trọng của các TCCSĐ trong hệ thống tổ chức của Đảng.
C.Mác và F.Ănghen là những người đầu tiên nêu rõ yêu cầu khách quan và
tính tất yếu của sự ra đời một chính đảng vô sản khi phong trào đấu tranh
của giai cấp công nhân phát triển đến một trình độ nhất định. Qua thực tiễn
cách mạng, hai ông đã thấy được vị trí, vai trò quan trọng của các TCCSĐ
với nòng cốt là chi bộ cơ sở và đảng bộ cơ sở. C.Mác và F.Ănghen đã chỉ
ra rằng: các chi bộ bị buông lỏng vể mặt tổ chức sẽ dẫn đến cắt đứt liên lạc
với Ban chấp hành Trung ương, làm cho Đảng mất chỗ dựa vững chắc và
duy nhất. Từ thực tiễn đó, hai ông đã nhấn mạnh: phải biến mỗi chi bộ của
mình thành trung tâm và hạt nhân của các hiệp hội công nhân. Thông qua
hoạt động của các chi bộ đảng mà đưa nhân tố tự giác vào phong trào công
nhân và tổ chức họ đấu tranh với chủ nghĩa tư bản.
Trên cơ sở kế thừa và phát triển những quan điểm lý luận của C.Mác và

F.Ănghen về xây dựng một chính đảng vô sản của giai cấp công nhân. Qua
trải nghiệm thực tiễn cách mạng, với nhãn quan chính trị sắc bén, V.I.Lênin
đã vận dụng, phát triển sáng tạo học thuyết trên bằng việc chủ trương xây
dựng một Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Trong đó, V.I.Lênin đã đề
cập và chỉ rõ tầm quan trọng của việc xây dựng củng cố các TCCSĐ vững
mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức tạo nên năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu cao của Đảng. V.I.Lênin chỉ ra: những chi bộ ấy liên hệ chặt chẽ với
nhau, với Trung ương Đảng, phải trao đổi kinh nghiệm với nhau, phải làm
công tác cổ động, tuyên truyền, công tác tổ chức phải thích nghi với mọi lĩnh
vực của xã hội, với tất cả mọi loại và mọi tầng lớp quần chúng lao động,
những chi bộ ấy phải thông qua công tác muôn hình, muôn vẻ đó mà rèn
luyện bản thân mình, rèn luyện Đảng, giai cấp, quần chúng một cách có hệ
thống. Đồng thời, Người từng khẳng định: mỗi chi bộ, mỗi ủy ban công nhân

12


của Đảng phải là một điểm tựa để tiến hành công tác tuyên truyền, cổ động và tổ
chức thực hiện trong quần chúng.
Như vậy, từ những trải nghiệm thực tiễn cách mạng, các nhà kinh điển
của chủ nghĩa Mác – Lênin đã nhận thức đúng vị trí, vai trò quan trọng của
TCCSĐ và việc cần thiết phải xây dựng các TCCSĐ vững mạnh cả về chính
trị, tư tưởng và tổ chức làm cho sức chiến đấu của các TCCSĐ ngày cao,
Đảng ngày càng vững mạnh, lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh đập tan bộ
máy cai trị của chủ nghĩa đế quốc giành chính quyền về tay nhân dân, tiến lên
xây dựng CNXH.
Kế thừa, vận dụng, phát triển sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin vào
thực thiễn cách mạng Việt Nam, sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá cao
vai trò của TCCSĐ: chi bộ là gốc rễ của Đảng, là hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ
sở, là cầu nối giữa Đảng với nhân dân, chi bộ mạnh tức là Đảng mạnh hay chi bộ

mạnh thì mọi chính sách của Đảng mới thực hiện tốt được. Người từng nói: Muốn
làm nhà cho tốt phải xây dựng nền móng cho vững. Muốn thực hiện kế hoạch cho tốt
phải chăm lo củng cố chi bộ. Trong quá trình xây dựng Đảng, đặc biệt là xây dựng,
củng cố tổ chức đảng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định và nêu rõ: “Mỗi chi bộ
phải là hạt nhân lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, đoàn kết chặt chẽ, liên hệ chặt chẽ với
quần chúng, phát huy được trí tuệ và lực lượng vĩ đại của quần chúng. Mỗi cấp bộ
của Đảng phải là một cơ quan lãnh đạo vững chắc ở địa phương, theo đúng đường
lối, chính sách ở Trung ương” [29, tr.28].
Bên cạnh việc đánh giá cao vai trò của TCCSĐ trong hệ thống tổ chức
của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn cần thường xuyên đánh giá chất
lượng TCCSĐ để phát hiện những TCCSĐ có khuyết điểm, yếu kém mà kịp
thời có biện pháp khắc phục những khuyết điểm, hạn chế đó. Người chỉ rõ:
chúng ta phải nghiêm khắc phê bình những chi bộ yếu kém. Ở những chi bộ ấy
có những cán bộ, đảng viên không gương mẫu, nội bộ thiếu đoàn kết. Tệ hơn
nữa là trong những chi bộ ấy có một số đảng viên và cán bộ, có cả cán bộ cấp
cao, cán bộ lãnh đạo quan liêu, mệnh lệnh nặng. Đảng cần phải thi hành kỷ luật

13


nghiêm khắc những cán bộ mắc sai lầm đó. Về biện pháp khắc phục, Chủ tịch
Hồ Chí Minh chủ trương: để tránh tình trạng có đảng viên yếu kém, có chi bộ
yếu kém, từ nay các Huyện ủy, Thành ủy, Tỉnh ủy cần phải đi sâu, đi sát đến
các chi bộ, cần phải giúp đỡ các chi bộ một cách thiết thực và thường xuyên.
Như vậy, bên cạnh việc đánh giá cao vai trò, vị trí của TCCSĐ và sự cần thiết
phải tăng cường xây dựng các chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở vững mạnh thực
hiện tốt vai trò lãnh đạo quần chúng ở cơ sở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thẳng
thắn chỉ ra cần đánh giá, phát hiện các TCCSĐ và đảng viên có khuyết điểm,
hạn chế để nghiêm khắc phê bình, đưa ra biện phát khắc phục. Theo Chủ tịch
Hồ Chí Minh thường xuyên, nghiêm túc tự phê bình và phê bình là cách tốt

nhất để củng cố, phát triển sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng.
Trên nền tảng lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
Đảng ta đã nhận thức, đánh giá đúng vị trí, vai trò của TCCSĐ và việc cần
thiết phải thường xuyên xây dựng, củng cố các TCCSĐ vững mạnh trên cả ba
mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức. Trải qua 85 năm lãnh đạo cách mạng,
Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chú trọng công tác xây dựng TCCSĐ trong
các kỳ Đại hội với các Hội nghị Trung ương bàn về công tác xây dựng Đảng
nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ nói riêng
và của Đảng nói chung.
Tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12/1986), Đảng đã chỉ rõ: những thành tựu
đạt được, những tiềm năng được khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều
bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân là tổ
chức đảng. Mặt khác, sự yếu kém của tổ chức cơ sở đảng đã hạn chế những
thành tựu cách mạng [17, tr. 824].
Cụ thể hóa đường lối Đại hội Đảng VI về chủ trương về xây dựng
TCCSĐ nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ
đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới; tại Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành
Trung ương Đảng (khóa VI) đã ra nghị quyết trong đó khẳng định: “Trong
điều kiện chuyển sang thực hiện cơ chế quản lý mới, phát huy vai trò chủ

14


động, sáng tạo của các đơn vị kinh tế cơ sở, mở rộng dân chủ xã hội chủ
nghĩa, các tổ chức cơ sở đảng phải thực sự là hạt nhân lãnh đạo trong các tập
tể lao động xã hội” [18, tr. 282].
Đến Đại hội Đảng lần thứ IX (4/2001), Đảng đã nêu rõ yêu cầu, nhiệm
vụ xây dựng các TCCSĐ đó là:
Tất cả các Đảng bộ, chi bộ ở cơ sở đều nắm vững và thực hiện đúng
chức năng là hạt nhân lãnh đạo chính trị đối với chính quyền, đoàn thể,

các tổ chức sự nghiệp, các mặt công tác và các tầng lớp nhân dân ở cơ sở,
nâng cao tính chiến đấu, khắc phục tình trạng thụ động, ỷ lại, buông lỏng
vai trò lãnh đạo. Cấp ủy cấp trên cần tập trung chỉ đạo củng cố các Đảng
bộ, chi bộ yếu kém, kịp thời kiện toàn cấp ủy và tăng cường cán bộ ở
những nơi có nhiều khó khăn, nội bộ mất đoàn kết. Nâng cao chất lượng
sinh hoạt cấp ủy, chi bộ [12, tr.142 - 143].
Thêm vào đó, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa
IX) đã ra Nghị quyết số 17-NQ/TW trong đó nêu rõ: đảng bộ, chi bộ cơ sở là hạt
nhân lãnh đạo toàn diện các mặt công tác ở cơ sở, cần nắm vững nhiệm vụ phát
triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt, chăm lo xây dựng chính
quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân.
Trước những biến đổi mau lẹ của tình hình thế giới đã tạo lên thời cơ và
những thách thức không nhỏ đến mọi mặt của đời sống xã hội, đã đặt ra yêu
cầu cần tăng cường năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ đáp
ứng yêu cầu đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong giai đoạn tiếp
theo. Trong bối cảnh đó, Đại hội Đảng lần X (4/2006) của Đảng đã xác định
nhiệm vụ của công tác xây dựng Đảng là: trong những năm tới, phải dành
nhiều công sức tạo được sự chuyển biến rõ rệt về xây dựng Đảng, phát huy
truyền thống cách mạng, bản chất giai cấp công nhân và tính tiên phong của
Đảng; xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng
và tổ chức, đoàn kết nhất trí cao, gắn bó mật thiết với nhân dân, có phương
thức lãnh đạo khoa học, có đội ngũ cán bộ, đảng viên đủ phẩm chất và năng

15


lực. Đây là nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa sống còn đối với Đảng và sự
nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Đồng thời, Đảng chủ trương: “Mỗi tổ
chức cơ sở đảng có trách nhiệm tổ chức và quy tụ sức mạnh của toàn đơn vị
hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao; làm tốt công tác giáo dục chính trị,

tư tưởng, quản lý và giám sát đảng viên; đấu tranh chống những biểu hiện tiêu
cực, suy thoái trong Đảng. Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ đảng. Kiện
toàn hệ thống tổ chức cơ sở đảng” [14, tr. 132].
Trên cơ sở kế thừa và phát triển những quan điểm, chủ trương về
xây dựng TCCSĐ, Đại hội Đảng lần thứ XI (1/2011) của Đảng đã xác
định nhiệm vụ trong công tác xây dựng TCCSĐ đó là: tập trung củng cố,
nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng,
trước hết ở các tổ chức cơ sở đảng còn yếu kém. Phát huy dân chủ, nâng
cao chất lượng tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt của các cấp uỷ, tổ
chức đảng nhằm tạo chuyển biến rõ rệt về chất lượng hoạt động của các
loại hình cơ sở đảng, đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện của Đảng ở cơ sở
[19, tr. 259 - 260].
Như vậy, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin, Chủ tịch Hồ Chí
Minh và Đảng Cộng sản việt Nam đã nhận thức và đánh giá đúng vị trí, vai
trò của TCCSĐ, sự cần thiết phải xây dựng, củng cố các TCCSĐ trong tiến
trình cách mạng. Từ đó, chúng ta có thể thấy được vị trí, vai trò của TCCSĐ
được thể hiện trên một số khía cạnh sau:
Thứ nhất, TCCSĐ là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, là
cầu nối giữa Đảng với nhân dân, đưa đường lối, chính sách của Đảng vào
thực tiễn, tuyên truyền cho nhân dân hiểu và lãnh đạo nhân dân thực hiện theo
đúng đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Thứ hai, TCCSĐ là nơi kiểm nghiệm, khẳng định sự đúng đắn của đường
lối chính sách của Đảng. Đồng thời cũng là nơi nắm bắt được tâm tư, nguyện
vọng của nhân dân; nơi tiếp thu những sáng kiến của nhân dân góp phần bổ
sung, hoàn thiện đường lối, chủ trương của Đảng.

16


Thứ ba, TCCSĐ là nơi tiến hành trực tiếp các hoạt động xây dựng Đảng

như: giáo dục, rèn luyện, kết nạp và sàng lọc chất lượng đảng viên, nơi đào
tạo cán bộ cách mạng cho Đảng.
Vì vậy, công tác xây dựng, củng cố TCCSĐ trong tình hình hiện nay là một yêu
cầu cấp bách đối với Đảng ta nhằm đáp ứng được nhiệm vụ lãnh đạo quần chúng
nhân dân trong sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH vì một nước Việt Nam “dân giàu,
nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”.
1.1.2.2. Tình hình xây dựng tổ chức cơ sở đảng của Đảng bộ huyện
Thuận Thành trước năm 2000.
Trên cơ sở tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác xây dựng
TCCSĐ ở nhiệm kỳ trước và vận dụng linh hoạt, sáng tạo chủ trương của Đảng,
Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh; Đại hội Đảng bộ huyện Thuận Thành lần thứ XVIII
(3/1996) đã đề ra mục tiêu về xây dựng TCCSĐ trong nhiệm kỳ (1996 – 2000):
“giữ vững Đảng bộ huyện vững mạnh, có 60% đến 70% cơ sở đảng vững mạnh,
không còn cơ sở đảng yếu” [30, tr. 24].
Đảng bộ huyện Thuận Thành đề ra chủ trương tăng cường xây dựng
TCCSĐ trên cả ba mặt: chính trị, tư tưởng và tổ chức nhằm tạo được chuyển
biến tích cực, góp phần quan trọng giữ vững Đảng bộ huyện TSVM. Tuy
nhiên công tác xây dựng TCCSĐ vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, khuyết điểm cần
được khắc phục.
* Thành tựu, nguyên nhân.
- Về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng.
Đảng bộ huyện Thuận Thành luôn nhận thức đúng và xác định công tác
giáo dục chính trị, tư tưởng giữ một vai trò quan trọng trong việc nâng cao
nhận thức đối với đông đảo đội ngũ cán bộ, đảng viên về những chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước. Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo tốt
công tác giáo dục, bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho đội
ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ. Đặc biệt là việc học tập, triển khai
thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kế hoạch và chủ trương của Đảng, Tỉnh ủy đã

17



được thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả. Việc học tập, quán triển nghị quyết, chỉ
thị của Đảng đã có chuyển biến tích cực; số lượng đảng viên tham gia học tập
nghị quyết, chỉ thị tăng từ 60% trong nhiệm kỳ trước lên 85% - 86% trong nhiệm
kỳ 1996 – 2000.
Việc triển khai quán triệt chỉ thị, nghị quyết của Đảng đã có sự đổi mới và
đạt hiệu quả hơn. Các đợt triển khai, học tập nghị quyết của Trung ương, Tỉnh
ủy, Huyện ủy đều có kế hoạch, chương trình hành động thực hiện và chỉ đạo các
cơ sở đảng xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể sát với thực tiễn
của từng đơn vị. Công tác báo cáo viên tuyên truyền nghị quyết của Đảng được
chuẩn bị tốt hơn, tỷ lệ đảng viên tham gia học tập nghị quyết trung bình từ 85% 86%” [31, tr. 9].
Cùng với đó, công tác thông tin nội bộ đã có chuyển biến tích cực, 100%
các chi bộ có báo Nhân Dân, Báo Bắc Ninh và bản tin sinh hoạt chi bộ theo
tinh thần chỉ thị số 11 của Bộ Chính trị. Đến năm 2000 đã có 10/18 xã, thị
trấn hoàn thành việc biên soạn lịch sử Đảng bộ xã. Công tác giáo dục lý luận
chính trị cho đảng viên được tăng cường, trong 5 năm (1996 - 2000) Trung
tâm bồi dưỡng chính trị huyện đã mở được 71 lớp, bồi dưỡng chính trị cho
4.878 học viên là cán bộ, đảng viên ở cơ sở theo đúng quy định của Trung
ương. Nhìn chung, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đã góp phần quan
trọng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống TSVM trong
đại bộ phận cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ.
- Về công tác xây dựng tổ chức.
Ngay sau Đại hội, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tập trung chỉ đạo các cấp
ủy xây dựng quy chế hoạt động phù hợp với điều kiện của từng địa phương.
Đa số đảng viên và các TCCSĐ trong Đảng bộ nhận thức và chấp hành đúng
nguyên tắc tập trung dân chủ. Việc xây dựng, củng cố TCCSĐ luôn được coi
trọng trong nhiệm kỳ qua. Ban Thường vụ Huyện ủy đã xây dựng đề án phát
huy những TCCSĐ TSVM, củng cố những TCCSĐ yếu kém. Qua 3 năm thực
hiện đề án, số TCCSĐ TSVM đã được nâng lên từ 28/46 năm 1997 lên 35/48


18


TCCSĐ năm 1999, căn bản xóa được các cơ sở Đảng yếu kém. Hàng năm đều
có khảo sát đánh giá chất lượng sinh hoạt của các TCCSĐ. Qua đó, chất lượng
đảng viên qua các đợt phân loại ngày càng tăng. Năm 1996 có 68,8% đảng viên
hoàn thành tốt nhiệm vụ; 2,5% đảng viên không hoàn thành nhiệm vụ đến năm
1999 có 73,9% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và 1,3% đảng viên không hoàn
thành nhiệm vụ. Công tác cán bộ có sự chuyển biến tích cực, theo hướng chú trọng
rà soát, quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ có phẩm chất đạo đức
tốt, gương mẫu đi đầu trong các hoạt động thực tiễn của địa phương, nhằm tạo
nguồn cán bộ chủ chốt có chất lượng góp phần quan trọng trong chính sách quy
hoạch cán bộ theo tinh thần, chủ trương của Đảng [31, tr. 10]. Công tác phát triển
Đảng đã đạt được những kết quả nhất định, số đảng viên mới kết nạp đảm bảo về số
lượng và chất lượng đề ra; 100% các TCCSĐ đều kết nạp được đảng viên mới.
- Về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng.
Công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng được cấp ủy và ủy ban
kiểm tra Huyện ủy tiến hành theo đúng quy định của Điều lệ Đảng và Chỉ thị
29 - CT/TW về tăng cường công tác kiểm tra. Đối tượng và nội dung kiểm tra
có trọng tâm, trọng điểm, sát hơn với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa
phương. Bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát
được tăng cường; trong 5 năm 1996 - 2000 đã tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho
894 đồng chí cấp ủy viên cơ sở và chi bộ. Nhờ vậy mà công tác kiểm tra, giám sát
được thực hiện đồng bộ, có trọng tâm, nội dung kiểm tra được tiến hành toàn diện.
Trong 5 năm ủy ban kiểm tra Huyện ủy và cơ sở đã ra quyết định kiểm tra 191
TCCSĐ, với 519 đảng ủy viên và chi ủy viên chi bộ được kiểm tra; kịp thời phát
hiện những TCCSĐ và đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng để xử lý, giữ nghiêm kỷ
luật Đảng. Qua đó thúc đẩy các TCCSĐ thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ
chính trị, thực hiện theo đúng những quy định, nguyên tắc của Đảng.

Những thành tựu đã đạt được trong công tác xây dựng TCCSĐ trong
những năm 1996 – 2000 xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nhưng nguyên nhân
chính đó là: “các cấp ủy Đảng đã biết vận dụng, cụ thể hóa các chủ trương,

19


nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy phù hợp với tình hình địa phương, động
viên được sự cố gắng, nỗ lực của cán bộ, đảng viên” [31, tr.14].
* Hạn chế, nguyên nhân.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được nêu trên, công tác xây dựng
TCCSĐ của Đảng bộ huyện Thuận Thành trước năm 2000 còn tồn tại nhiều hạn
chế, khuyết điểm cần được khắc phục. Trong báo cáo của Ban chấp hành Đảng
bộ huyện tại Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX (11/2000) trong phần đánh giá
chung đã nêu nên những hạn chế trong công tác xây dựng TCCSĐ đó là:
Chất lượng sinh hoạt Đảng ở nhiều nơi còn hạn chế, tính giáo dục, tính
chiến đấu chưa cao. Việc nắm bắt, xử lý những vấn đề phát sinh ở cơ sở còn
thiếu chủ động, kéo dài, một số nơi có biểu hiện tránh né; việc phân tích, đánh
giá chất lượng đảng viên ở cơ sở một số nơi còn mang tính hình thức, kết quả
không sát với thực tiễn.
Một bộ phận đảng viên nhận thức còn hạn chế, ngại học tập lý luận,
không nắm vững chủ trương, chính sách, không sát thực tế dẫn đến nói và làm
không đúng vi phạm một số nguyên tắc, kỷ luật Đảng.
Tình trạng thiếu thống nhất thậm chí mất đoàn kết nội bộ xảy ra ở một số
cơ sở tuy đã được kiểm điểm, xử lý nhưng một số nơi không chuyển biến và
còn để kéo dài ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, làm giảm
lòng tin của nhân dân với TCCSĐ.
Công tác kiểm tra, xử lý kỷ luật Đảng có lúc còn chậm và thiếu chủ động.
Việc kiểm tra của cấp ủy, ủy ban kiểm tra đối với việc thực hiện các chỉ thị,
nghị quyết của Đảng ở cơ quan Nhà nước chưa được quan tâm thường xuyên.

Một số kết luận kiểm tra có việc, có nội dung còn mang tính hạn chế; việc xử
lý kỷ luật theo thẩm quyền ở một số cơ sở làm chưa tốt còn né tránh, đùn đẩy
dẫn đến không kịp thời, ảnh hưởng đến tính giáo dục [31, tr. 16].
Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX (2005) đã chỉ ra những hạn chế, khuyết
điểm còn tồn tại trong nhiệm kỳ 2000 – 2005 xuất phát từ những nguyên nhân đó là:

20


Năng lực lãnh đạo, ý thức trách nhiệm của một số cấp ủy, trên một số
lĩnh vực còn hạn chế, việc nhận thức và vận dụng đường lối, quan điểm của
Đảng, nhất là quan điểm về phát triển kinh tế chưa sâu sắc, dẫn đến áp dụng
vào thực tiễn còn lúng túng, không cụ thể, chưa sát với thực tế địa phương.
Việc cụ thể hóa một số chủ trương, nghị quyết của một số cấp ủy ở một
số lĩnh vực còn chậm, thiếu tính cụ thể; công tác quản lý, điều hành một số
mặt còn buông lỏng, thiếu sâu sát trong kiểm tra, đôn đốc.
Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa phát huy được đúng vai trò tiên
phong, gương mẫu, chưa tích cực chủ động suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo trong tổ
chức thực hiện nhiệm vụ đề ra [31, tr. 17].
Như vậy, với những kết quả đã đạt được trong công tác xây dựng
TCCSĐ trong những năm trước năm 2000 đã góp phần nâng cao năng lực
lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ và làm cho Đảng bộ huyện ngày
càng TSVM. Tuy nhiên, những tồn tại, khuyết điểm trong công tác xây dựng
TCCSĐ ở Đảng bộ huyện Thuận Thành trong những năm trước năm 2000 đã
và đang đặt ra những yêu cầu cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng bộ huyện Thuận Thành đối với các TCCSĐ trong toàn Đảng bộ làm cho
các TCCSĐ thật sự TSVM, đủ sức lãnh đạo thực hiện thắng lợi những nhiệm
vụ chính trị ở địa phương.
1.1.3. Chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh về xây dựng tổ
chức cơ sở đảng

1.1.3.1. Chủ trương của Đảng về xây dựng tổ chức cơ sở đảng.
Từ khi ra đời, Đảng ta đã nhận thức đúng tầm quan trọng của công tác xây
dựng Đảng, trong đó có công tác xây dựng củng cố TCCSĐ. Mỗi TCCSĐ TSVM
sẽ làm cho Đảng ta ngày càng vững mạnh, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu ngày
càng được nâng cao. Bởi vậy, tại mỗi kỳ Đại hội, Đảng ta đặc biệt chú trọng đến
công tác xây dựng Đảng và đề ra chủ trương cơ bản về công tác xây dựng TCCSĐ.
Chủ trương về xây dựng TCCSĐ từ năm 2000 đến năm 2010 được thể
hiện rõ trong văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX (2001), Đại hội Đảng lần thứ

21


X (2006) và các văn kiện Hội nghị bàn về công tác xây dựng TCCSĐ trong
hai kỳ Đại hội trên. Đó là những quan điểm định hướng, chỉ đạo trực tiếp đối
với nhiệm vụ xây dựng TCCSĐ nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của các TCCSĐ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001), lần thứ X (2006), Đảng
nhận định và chỉ rõ tình hình quốc tế, khu vực đang có sự chuyển biến mau lẹ,
diễn biến phức tạp với 4 nguy cơ mà nước ta đang phải đối mặt: một là, sự tụt
hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và quốc tế; hai là, sự
chệch hướng xã hội chủ nghĩa; ba là, tham nhũng, lãng phí, tệ quan liêu đã và
đang trở thành vấn nạn; bốn là, chiến lược “diễn biến hòa bình” do các thế lực
thù địch tiến hành vẫn tồn tại và có chiều hướng diễn biến phức tạp, không thể
coi nhẹ. Những nguy cơ, thách thức trên đòi hỏi Đảng cần tăng cường nâng cao
năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng nhằm đáp ứng vai trò lãnh đạo của
Đảng trong thực hiện thắng lợi nhiệm vụ lãnh đạo phát triển kinh tế, văn hóa xã
hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại đã được đề ra.
Từ đó, cùng với thực tiễn công tác xây dựng TCCSĐ trong những năm
qua, Đảng đã chủ trương tăng cường nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến
đấu của TCCSĐ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước với phương

hướng xây dựng Đảng: “tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn Đảng, tăng cường bản
chất công nhân và tính tiên phong, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
Đảng; xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức,
có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng trong sáng, có tầm trí tuệ cao,
có phương thức lãnh đạo khoa học, gắn bó với nhân dân” [14, tr.279].
Về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng: Đảng chủ trương tăng cường
công tác giáo dục lý luận chính trị, giữ vững lập trường tư tưởng và bản chất
giai cấp công nhân; lấy chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm
nền tảng, kim chỉ nam cho mọi hành động. Đồng thời, mỗi cán bộ, đảng viên
cần tăng cường học tập lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh; thực hiện nghiêm túc chế độ học tập chính trị, hội nghị quán triệt chủ

22


trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tăng cường đổi mới
hình thức, phương pháp giáo dục lý luận chính trị; kết hợp với nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn nhằm củng
cố niềm tin của nhân dân, tạo được sự thống nhất giữ ý chí và hành động.
“Coi trọng công tác tư tưởng, công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn,
xây dựng nền tảng tư tưởng, lý luận vững chắc cho sự nghiệp đổi mới, xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc” [14, tr.279]. Từ đó, làm cho mỗi cán bộ đảng viên
luôn ý thức được việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, lối sống; nâng cao tính
tiên phong gương mẫu của mỗi cán bộ, đảng viên, thực hiện đúng các nguyên
tắc tổ chức và hoạt động của Đảng góp phần giữ vững phẩm chất chính trị, tư
tưởng của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng.
Về công tác xây dựng tổ chức: Đảng chủ trương: “thực hiện đúng các nguyên
tắc và hoạt động của Đảng; đặc biệt là chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức
chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; gắn xây dựng tổ chức đảng với xây dựng hệ
thống chính trị ở cơ sở; nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng” [14, tr.280].

Cần duy trì, thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng. Tăng
cường chú trọng công tác đánh giá, phân loại TCCSĐ, đảng viên để kịp thời
phát hiện các TCCSĐ yếu kém, đảng viên tha hóa, biến chất và tập trung củng
cố các TCCSĐ yếu kém. Cùng với đó, cần đổi mới, nâng cao chất lượng sinh
hoạt cấp uỷ, chi bộ. Đồng thời, cần xác định vị trí, vai trò, chức năng và
nhiệm vụ của các loại hình TCCSĐ; quan tâm xây dựng TCCSĐ trong các
doanh nghiệp cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài, ở vùng sâu, vùng xa. Muốn làm được như vậy, Đảng chỉ rõ cần
phải: dồn sức xây dựng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ
TCCSĐ, làm cho tổ chức này thật sự trong sạch, vững mạnh; đấu tranh chống
những biểu hiện tiêu cực trong Đảng [14, tr.298].
Về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên: Đảng chủ trương: xây
dựng đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, lối sống
lành mạnh, không quan liêu, tham nhũng, lãng phí; kiên quyết đấu tranh

23


chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; có tư duy đổi mới, sáng tạo, kiến thức
chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH;
có tinh thần đoàn kết, hợp tác, ý thức tổ chức, kỷ luật cao và phong cách làm
việc khoa học, tôn trọng tập thể, gắn bó với nhân dân, dám nghĩ, dám làm,
dám chịu trách nhiệm. Đội ngũ cán bộ phải đồng bộ, có tính kế thừa và phát
triển, có số lượng và cơ cấu hợp lý [65, tr. 694].
Thực hiện nghiêm túc nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán
bộ và quản lý cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên phải chú trọng xây
dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các cấp từ Trung ương đến cơ sở;
việc đánh giá, sử dụng đúng cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn, lấy hiệu quả
công tác và sự tín nhiệm của quần chúng nhân dân làm thước đo chủ yếu.
Đồng thời, xây dựng đội ngũ cán bộ mang tính đồng bộ, cơ cấu hợp lý, chất

lượng tốt và quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo kế cận có trình độ và
năng lực công tác vững vàng. Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ
vùng dân tộc thiểu số. Quán triệt, vận dụng có hiệu quả chủ trương của Đảng
về luân chuyển cán bộ ở mỗi ngành và địa phương. Xây dựng cơ chế, chính
sách phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng những cán bộ có
đức, có tài, có năng lực lãnh đạo được nhân dân tín nhiệm, ủng hộ. Mặt khác,
kịp thời thay thế những cán bộ, đảng viên vi phạm phẩm chất đạo đức, lối
sống, năng lực công tác kém và vi phạm khuyết điểm nghiêm trọng. Tăng
cường xây dựng, nâng cao chất lượng các trường đào tạo cán bộ, các trung
tâm giáo dục chính trị và tăng cường đổi mới nội dung, phương pháp đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có chất lượng tốt đáp ứng được những yêu cầu,
nhiệm vụ công tác mới trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.
Về công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng:
Đảng chủ trương: công tác kiểm tra giám sát phải góp phần phát hiện và
khắc phục được những khuyết điểm, thiếu sót khi mới manh nha; bên cạnh
việc tiếp tục thực hiện kiểm tra tổ chức và cá nhân đảng viên có dấu hiệu vi
phạm, phải tăng cường chủ động giám sát, kiểm tra về phẩm chất đạo đức và
kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên về nhận thức

24


và chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước và việc chấp hành Điều lệ Đảng [65, tr. 697].
Cần tăng cường đẩy mạnh nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác
kiểm tra, giám sát; thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị
quyết, chỉ thị của Đảng đối với các TCCSĐ và đội ngũ cán bộ, đảng viên
để phòng ngừa và khắc phục kịp thời sai lầm, khuyết điểm; gắn việc kiểm
tra, giám sát về phẩm chất chính trị, năng lực công tác của đội ngũ cán bộ,
đảng viên với việc phát huy vai trò giám sát của nhân dân, Mặt trận và các

đoàn thể. Đồng thời, hoàn thiện quy chế về quyền kiểm tra, giám sát của
tập thể đối với cá nhân, của tổ chức đối với tổ chức, của cá nhân đối với cá
nhân và tổ chức, cá nhân đối với cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng với công tác kiểm tra, giám sát của
Nhà nước và sự giám sát của nhân dân.
Về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Từ hạn chế về đổi mới
phương thức lãnh đạo, Đảng đã chủ trương: “Đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng bảo đảm vừa nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, vừa phát huy tính chủ
động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm của Nhà nước, Mặt trận, các đoàn thể nhân
dân và người đứng đầu; khắc phục khuynh hướng buông lỏng sự lãnh đạo hoặc bao
biện làm thay; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị” [14, tr.298].
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng phải được thực hiện đồng bộ
với đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống chính trị, đổi mới kinh tế.
Tăng cường công tác nghiên cứu, tổng kết, làm rõ các quan điểm của Đảng
làm cơ sở để xây dựng phương hướng, biện pháp đổi mới phương thức lãnh
đạo của Đảng một cách cơ bản, toàn diện.
Đồng thời, tiếp tục đổi mới tác phong, lề lối làm việc của Đảng, của các
TCCSĐ theo hướng thật sự dân chủ, thiết thực và phù hợp với thực tiễn của
từng cấp, từng ngành. Đẩy mạnh việc đổi mới cách ra nghị quyết và chỉ đạo
của cấp ủy các cấp gắn với việc kiểm tra, giám sát, tổng kết việc thực hiện
nghị quyết và sự chỉ đạo của cấp ủy.

25


×