Sức ép vừa phải
Bí quyết: - Tiềm lực của con người rất lớn, rất đáng ngạc nhiên. Chỉ cần bạn biết khơi
dậy thì hiệu quả sẽ rất lớn.
- Phương pháp gây sức ép tuy rất ít dùng, nhưng đến khi bất đắc dĩ, nhất thiết phải loại bỏ
ý chí chống đối của đối phương. Nếu không sẽ không có bất kỳ hiệu quả nào.
* Dùng áp lực buộc ra nhân tài.
Lãnh đạo không sợ không có nhân tài, nhưng nhiều khi những nhân viên hiệu có lại không xuất
sắc như ta tưởng. Lúc này lãnh đạo nên tạo cho cấp dưới một số cơ hội, tạo sức ép công việc
đối với họ. Ngạn ngữ đã nói: roi vọt cho ra những con hiếu thảo, tương tự sức ép sẽ cho ta nhân
tài.
Một công ty xuất khẩu hiện tại đang bị sức ép thị trường mở cửa của Mỹ, rất có hàng loạt nhân
tài nhưng không có, chỉ có một vài nhân viên ở phòng kinh doanh, tiếp thị, đều đã đi công tác hêt.
Trong tình hình đó, công ty đã mạnh dạn sử dụng nhân viên của phòng bán hàng và thư ký, cho
họ ngồi vào bàn đàm phán. Trước lạ, sau quen. Không lâu sau, những người này như cá gặp
nước, ứng phó rất đĩnh đạc, có người còn vượt qua cả năng lực của nhân kinh doanh thực thụ.
Lợi ích của công ty cũng được bảo toàn.
Có thể thấy, làm lãnh đạo nhất định phải có sáng kiến, có sự mạnh dạn cũng phải có trí thức,
không quá câu nệ vào khuôn phép. Tiềm năng của con người rất lớn, chỉ cần bạn dám và biết
khơi dậy thì hiệu quả sẽ không ngờ tới.
Các nhà khoa học đã chứng minh cuộc đời một người bình thường chỉ dùng hết 10% tế bào não,
nhưng người bình thường có thể phát triển ít nhất đến 20% tế bào này. Chỉ có điều là người ta
không sử dụng mà thôi. Vì vậy cần có sức ép, khiến họ phát huy hết tiềm năng, tạo ra nhân viên
tài xuất sắc, chắc chắn sẽ đạt được thành công.
1. Tạo cơ hội rèn luyện nhân tài
Nhân viên trong đơn vị, trong cơ quan, mỗi người có một chức vụ, nhiệm vụ, nhưng có khi chưa
chắc đã tận dụng hết họ. Nếu mỗi người có thể làm được trưởng một bộ phận, nhưng bạn chỉ
giao cho anh ta làm thư ký, thì sẽ ảnh hưởng đến việc phát huy năng lực và tính tích cực của
anh ta. Vì vậy, lãnh đạo phải tạo một số cơ hội để cấp dưới phát huy tác dụng của mình. Như thế
mới đạt đến hiệu suất tối đa.
2. Tạo sức ép, buộc ra người tài
Có một số nhân viên tràn đầy tinh lực, không có sức ép sẽ thoả mãn với hiện trạng, không chịu
tiến lên, thành tích bình bình, lâu dần thành lười biếng, ảnh hưởng đến sự tích cực của đơn vị,
công ty. Đối với những nhân viên này, nhất định phải gây sức ép, sử dụng tinh lực thừa của họ,
một là có thể nâng cao hiệu suất của công ty, hai là có thể thoả mãn lòng thích thành tích của
mỗi cá nhân. Như vậy là một cái tên trúng hai đích.
3. Chú ý ép vừa phải hợp lý
Con người ta không phải cái máy, dù có tài đến mấy cũng có khả ngăng đựng, tâm sinh lý nhất
định. Nếu tạo sức ép, không chú ý đến mức độ thì sẽ quá do bất cập, vừa không đạt được mục
đích về hiệu quả, năng suất lại phải mang tiếng xấu “bạo quân”. Như vậy được không bằng cái
mất đi.
Vì vậy, muốn làm một lãnh đạo thành công, nhất định phải nhớ rằng: gây sức ép phải có mức độ.
Đây là đại pháp bảo của việc bồi dưỡng nhân tài và xây dựng nghiệp lớn.
* Khơi dậy tiềm năng vô tận.
Làm một phép so sánh, một lãnh đạo quản lý nhân viên giống như một quả đạn điều khiển từ xa.
Quả đạn bay đi, tất cả đều chỉ còn là dựa vào năng lượng do nhiên liệu đốt cháy tạo ra. Người
điều khiển trên mặt đất chỉ phụ trách dẫn đường đi của nó mà thôi.
Nhân viên làm việc cũng dựa vào năng lượng tiềm tàng trong bản thân mình, không chế kiểm
soát họ, không thể bơm thêm năng lượng làm việc cho họ.
Muốn tạo ra tác dụng chế ngự, kiểm soát chính là tạo ra động cơ để phát huy, khơi dậy năng
lượng vốn có của mỗi nhân viên. Chỉ cần kiểm soát phương hướng là được. Cho dù lãnh đạo có
tài ba đến mấy, cũng không thể nào dắt từng tay nhân viên đi được, hoặc thúc vào lưng họ để họ
tiến lên được. Đây cũng là việc lãnh đạo không nên làm. Hoạt động cơ bản của cá nhân vẫn là
sự tự do và quyền lợi.
Nếu đem so sánh người lãnh đạo với dụng cụ điều khiển từ xa, thì phương pháp và bước đi của
việc kiểm soát và chỉ huy chính là sóng điện, còn bản thân lãnh đạo chính là nguồn điện. Vì vậy,
lãnh đạo phải có niềm tin chính xác và phát huy đầy đủ niềm tin ấy. Muốn khống chế, kiểm soát
ngườikhác làm việc, lãnh đạo phải làm được mấy điểm sau:
1. Bắt đầu từ số 0, tiến lên từng bước. Giống như một đầu máy hơi nước, trước tiên phải đun
cho nước sôi, hơi nữa phải mất một khoảng thời gian. Sau khi hoàn thành bước này sẽ sản sinh
ra năng lượng rất lớn.
2. Tìm kiếm cảm ứng, khơi dậy tiềm lực
Phải thúc đẩy cấp dưới phát huy năng lượng lớn nhất, phải nắm chắc được điểm hứng thú nhất
của nhân viên cấp dưới, từ đó dẫn dụ họ, khích lệ lòng nhiệt tình, tính tích cực của họ.
3. Liên tục điều chỉnh, tạo thêm cơ hội
Có khi phát hiện được tiềm lực của nhân viên cấp dưới nằm ở đâu không phải là việc dễ dàng.
Thậm chí ngay cả bản thân nhân viên cũng không biết. Điều đó đòi hỏi lãnh đạo phải thiết lập
một cơ chế lưu động, để nhân viên cấp dưới có cơ hội tiếp xúc với những thách thức, từ đó chọn
được những người xuân sắc, khơi dậy tính tích cực của nhân viên cấp dưới.
* Đe doạ mức thích hợp.
Muốn khuất phục được ý chí của cấp dưới, cách nhanh nhất chính là để họ cảm thấy nguy hiểm,
hoặc là nguy hiểm giảm lương, hoặc là nguy hiểm miễn chức cho thôi việc. Cho nên gây sức ép
là một thủ đoạn có sức mạnh và hiệu quả. Nếu cảm thấy bị đe doạ, người ta nhất định phải
kháng cự. Trạng thái này nếu kéo dài một thời gian, đến khi không thể chịu đựng được nữa, thì
bắt đầu nảy sinh ý chí phục tùng. Nếu loại trừ nỗi lo sợ của họ, thì ý chí này lập tức sẽ biến mất.
Thủ đoạn đe doạ, tuy ít dùng, nhưng là khi bất đắc dĩ, nhất định phải triệt tiêu ý chí kháng cự đối
phương. Nếu không sẽ không đạt kết quả nào. Bỏ dở giữa chừng chỉ làm tăng thêm ý chí phản
kháng của nhân viên, cấp dưới.
Tâm lý phản kháng của con người thời hiện đại rất mạnh mẽ, tư tưởng không phục tùng quyền
uy ngày càng tăng lên. Vì vậy chỉ cần làm người có tố chất hiện đại, thì rất khó khiến họ nảy sinh
tâm lý lo sợ, ngược lại, rất dễ khơi dậy ý thức phản kháng của họ. Điều này biểu hiện rõ nhất ở
lớp trẻ, họ có lòng kiêu ngạo, có khi lãnh đạo bị đe doạ và miệt thị. Đến mức này thì không thể
nào thu nhận họ được nữa.
Vì vậy, lãnh đạo cần vận dụng phương pháp này một cách chuẩn xác.
1. Hiểu rõ nhược điểm của thủ đoạn đe doạ
Nhược điểm của thủ đoạn này là tích luỹ sự bất an, bất mãn. Cuối cùng hình thành sức mạnh
không thể không chế được, khi bùng phát thì bó tay.
2. Lấy việc kiểm soát bình thường là chính
Thủ đoạnh đe doạ nói cho cùng là một thủ đoạn bất đắc dĩ ứng phó với nguy cơ. Vì vậy phương
thức kiểm soát tốt nhất giảm thiểu nguy cơ, kiểm soát bình thường là chính.
3. Sau khi sử dụng thủ đoạn đe dạo, lập tức phải có chính sách ứng phó. Có giải pháp loại bỏ
tình trạng căng thẳng thật kịp thời. Chấm dứt bàn tay săt, phải sử dụng bàn tay nhưng kịp thời.
Như vậy, mới khôi phục lại không khí bình thường.
Nguồn : Unicom