Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.54 KB, 31 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH
HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI.
1.1. Khái quát về hoạt động cho vay của các NHTM
1.1.1. Khái niệm và phân loại cho vay
 Khái niệm cho vay
Cho vay là một hình thức cấp tín dụng trong đó tổ chức tín dụng giao cho khách
hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời hạn nhất định theo thoả
thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Thời hạn nhất định ở đây chính là
thời hạn cho vay.
Từ khái niệm trên có thể thấy bản chất của hoạt động cho vay là một giao dịch
bằng tiền trên cơ sở hoàn trả và có đặc trưng sau:
- Người đi vay chỉ được sử dụng tiền vay trong khoảng thời gian nhất định
theo thoả thuận và phải hoàn trả vô điều kiện khi đến hạn
- Giá trị hoàn trả thông thường phải lớn hơn giá trị lúc cho vay, hay nói cách
khác người cho vay ngoài khoản vốn gốc ban đầu sẽ được nhận một khoản lãi do
người đi vay trả.
 Phân loại cho vay:
Các ngân hàng cung cấp nhiều loại hình cho vay khác nhau tương ứng với sự
đa dạng trong mục đích vay vốn của khách hang - từ việc mua ô tô và sửa sắm các
phương tiện sinh hoạt, tài trợ cho quá trình học tập đến việc xây dựng nhà ở, văn
phòng… Chúng ta có thể sắp xếp danh mục các khoản vay rất đa dạng của ngân
hàng thành từng nhóm dựa vào một số tiêu thức nhất định. Việc phân loại cho vay
không những tạo tiền đề thiết lập một quy trình cho vay thích hợp mà còn góp phần
nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng. Phân loại cho vay có thể căn cứ vào một
số tiêu thức sau:
Theo mục đích sử dụng vốn vay, có thể chia thành: cho vay phục vụ sản xuất
kinh doanh công thương nghiệp, cho vay tiêu dùng cá nhân, cho vay bất động sản,
cho vay nông nghiệp, cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu.
Theo thời hạn, có thể chia thành: cho vay ngắn hạn (loại cho vay có thời
hạn dưới 1 năm), cho vay trung hạn (loại cho vay có thời hạn từ 1 đến 5 năm), cho


vay dài hạn (loại cho vay có thời hạn trên 5 năm).
Dựa vào mức độ tín nhiệm của khách hàng, cho vay được chia thành 2
loại: cho vay không có bảo đảm, cho vay có bảo đảm
Dựa vào phương thức cho vay, theo tiêu chí này sẽ chia thành: cho vay
theo món và cho vay theo hạn mức.
Dựa vào phương thức hoàn trả nợ vay, cho vay được chia thành: cho vay
chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn, cho
vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp, cho vay trả nợ nhiều lần
nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tuỳ vào khả năng tài chính của mình người đi
vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào.
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động cho vay
Đối với hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị
tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu nhập chủ yếu của các ngân hàng. Vì
thế có thể thấy cho vay là một trong những nghiệp vụ quan trọng của các ngân
hàng thương mại. Các ngân hàng thương mại luôn tìm cách tăng quy mô cho vay
của mình bằng nhiều cách thức khác nhau như: tăng quy mô của ngân hang đặc
biệt là tăng vốn chủ sở hữu, mở rộng mạng lưới chi nhánh, đa dạng hoá các loại
hình cho vay khác nhau, giảm lãi suất cho vay cũng như cung cấp các điều kiện ưu
đãi cho khách hàng…
Tuy nhiên có thể thấy cho vay là nghiệp vụ phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro.
Rủi ro trong hoạt động của ngân hàng có xu hướng tập trung vào danh mục các
khoản cho vay. Tình trạng khó khăn về tài chính của một ngân hàng thường phát
sinh từ các khoản cho vay. Rủi ro tiềm ẩn trong toàn bộ dư nợ cho vay của ngân
hàng và gắn liền với khả năng khách hàng không trả nợ theo hợp đồng. Cụ thể là
luồng thu nhập dự tính mang lại từ các tài sản có sinh lời của các ngân hàng có thể
không hoàn trả đầy đủ xét cả về mặt số lượng và thời hạn. Khi các ngân hàng càng
cố gắng mở rộng cho vay với mọi thành phần kinh tế thì khả năng xảy ra rủi ro
càng nhiều mặc dù các ngân hàng thường cố gắng phân tích các yếu tố của người
vay sao cho độ an toàn là cao nhất. Tuy nhiên không một nhà kinh doanh ngân
hàng nào có thể đoán chắc được điều gì sẽ xảy ra với khả năng hoàn trả của khách

hàng vì khả năng hoàn trả tiền của khách hàng có thể bị thay đổi bởi nhiều nguyên
nhân:
Thứ nhất, là những nguyên nhân bất khả kháng. Môi trường kinh tế có ảnh
hưởng đến sức mạnh tài chính của người đi vay và thiệt hại hay thành công của
người cho vay. Sự hưng thịnh hay suy thoái của chu kỳ kinh doanh, lạm phát, thiểu
phát ảnh hưởng đến lợi nhuận của người vay, dẫn tới việc khách hàng không thanh
toán gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng. Cơ chế chính sách của nhà nước và các
ngành chưa đầy đủ, môi trường pháp lý chưa đồng bộ cũng sẽ tác động tới người
vay làm khả năng trả nợ của họ bị giảm sút.
Thứ hai, là những nguyên nhân từ phía khách hàng. Nhiều khách hàng sẵn
sàng mạo hiểm với kỳ vọng thu được lợi nhuận lớn. Họ không tính toán kỹ các bất
trắc có thể xảy ra hoặc hoạch định không chính xác, không dự tính hết được rủi ro
trong kinh doanh, những khoản chi phí phát sinh mới làm ảnh hưởng đến kế hoạch
kinh doanh của mình dẫn đến không có đủ nguồn để trả nợ cho ngân hàng. Cũng
có trường hợp khách hàng cố tình lừa dối để chiếm đoạt vốn của ngân hàng. Số
lượng khách hàng như vậy không nhiều nhưng có thể gây tổn thất lớn cho ngân
hàng vì để đạt được mục đích họ sẵn sàng tìm mọi thủ đoạn để đối phó với ngân
hàng như cung cấp sai thông tin, hay mua chuộc cán bộ tín dụng.
Thứ ba, là nguyên nhân thuộc về phía ngân hàng như:
- Chính sách tín dụng không hợp lý, quá nhấn mạnh vào lợi nhuận nên khi cho vay
đã quá chú trọng về lợi tức, đặt mong ước về lợi tức cao hơn các khoản cho vay
lành mạnh. Ngoài ra, trong thể lệ cho vay có những sơ hở để khách hàng lợi dụng
chiếm đoạt vốn của ngân hàng.
- Cán bộ ngân hàng không tuân thủ chính sách, không chấp hành đúng quy định cho
vay, như không thẩm định đầy đủ chính xác về khách hàng trước khi cho vay, cho
vay không có dự án khả thi, cho vay khống, thiếu tài sản đảm bảo, cho vay vượt tỷ
lệ an toàn…Cán bộ tín dụng vi phạm đạo đức kinh doanh như thông đồng với
khách hàng lập hồ sơ giả dối để vay vốn rồi vay ké. Có thể nói, chất lượng cán bộ
nhân viên là một trong những nguyên nhân dẫn tới rủi ro trong hoạt động cho vay
hiện nay tại các ngân hàng.

Những rủi ro trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại phải đối
mặt ngày càng phức tạp, đa dạng. Nhưng các ngân hàng không phải vì thế mà hạn
chế hoạt động cho vay vì cho vay là hoạt động mang lại lợi nhuận lớn cho ngân
hàng đồng thời nâng cao được uy tín của ngân hàng trên thị trường.
Vì những nguyên nhân đó, vấn đề quan trọng các ngân hàng phải đặt ra là làm
thế nào để hạn chế các rủi ro trong hoạt động cho vay. Một trong những giải pháp
quan trọng là phải tiến hành phân tích chi tiết khách hàng vay vốn bao gồm cả
phân tích tài chính và phân tích phi tài chính. Tuy nhiên việc xác định được khả
năng trả nợ của khách hàng thông qua phân tích phi tài chính là việc rất khó và chỉ
mang tính định tính. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho những khoản vay, cần
phải tiến hành phân tích tài chính của khách hàng. Do đó, việc phân tích tài chính
khách hàng không những là việc làm cần thiết mà phải là đòi hỏi bắt buộc đối với
các ngân hàng thương mại khi đứng trước nhu cầu vay vốn của khách hàng.
1.2. Phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của NHTM.
1.2.1. Khái niệm và mục đích phân tích tài chính khách hàng
 Khái niệm:
Phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại các ngân hàng
thương mại là việc sử dụng các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép xử lý
thông tin kế toán và thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá hiện trạng tài chính,
dự báo về tài chính tương lai của khách hàng, lường trước những khả năng có thể
xảy ra làm giảm khả năng trả nợ của khách hàng.
 Mục đích :
Đối với các ngân hàng thương mại, việc tiến hành phân tích tài chính khách
hàng nhằm mục đích sau:
- Nhằm giúp các ngân hàng thương mại có quyết định đầu tư đúng đắn.
- Góp phần xác định khả năng thanh toán của khách hàng, làm cơ sở cho khả năng
thu hồi lãi và vốn vay của các ngân hàng.
- Nhằm xác định rõ triển vọng quan hệ của ngân hàng với khách hàng trong tương
lai.
- Làm cơ sở cho việc đánh giá xếp loại tín dụng và có biện pháp trích, phòng ngừa

hợp lý.
1.2.2. Thông tin được sử dụng trong phân tích tài chính khách hàng.
 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính chủ yếu phản ánh tổng quát
tình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài sản và nguồn hình thành tài sản
tại một thời điểm nhất định (cuối quý, cuối năm). Việc so sánh giữa số liệu của hai
thời điểm khác nhau trên bảng cân đối kế toán cũng có thể cho thấy sự biến động
khái quát của tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp trong kỳ. Căn cứ vào số liệu
về tổng tài sản và kết cấu tài sản hiện có của doanh nghiệp, ngân hàng đánh giá
được một cách tổng quát quy mô tài sản, năng lực và trình độ sử dụng vốn của
doanh nghiệp. Tỷ lệ, kết cấu của từng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn hiện có
phản ánh tính chất hoạt động, thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài
khoản kế toán và sắp xếp trật tự các chỉ tiêu theo yêu cầu quản lý. Bảng cân đối kế
toán được chia làm hai phần là phần tài sản và phần nguồn vốn.
Phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp đến
cuối kỳ kế toán đang tồn tại dưới các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các
khâu của quá trình kinh doanh. Các khoản mục của bên tài sản được sắp xếp theo
khả năng chuyển hoá thành tiền giảm dần từ trên xuống.
A. Phần nguồn vốn phản ánh nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp
đến cuối kỳ hạch toán. Các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn được sắp xếp theo từng
nguồn hình thành tài sản của đơn vị (nguồn vốn của bản thân doanh nghiệp - vốn
chủ sở hữu, vốn đi vay, vốn chiếm dụng..).
 Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát
tình hình và kết quả kinh doanh trong một thời kỳ kế toán của doanh nghiệp, chi
tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động kinh doanh khác, tình hình
thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. Kết quả hoạt
động kinh doanh gồm ba phần:
Phần I “Lãi, Lỗ” phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp. Phần này có nhiều chỉ tiêu liên quan đến doanh thu, chi phí của hoạt
động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động bất thường khác.
Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều trình bày: tổng số phát sinh trong kỳ báo
cáo, số liệu của kỳ trước để so sánh, số luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo.
Phần II “Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước” phản ánh tình hình
thực hiện nghĩa vụ với nhà nước về: thuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác.
Phần III “Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT
được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa”
Báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình
và kết quả sử dụng các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý
của doanh nghiệp. Báo cáo kết quả kinh doanh cho phép ngân hàng có thể dự tính
được xu hướng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai. Nhìn chung, các ngân
hàng chỉ dựa chủ yếu vào phần I “Lãi, lỗ” của báo cáo kết quả kinh doanh để tiến
hành phân tích tài chính khách hàng.
 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình
thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp. Phân
tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ cho thấy tiền tệ của doanh nghiệp sinh ra từ đâu
và sử dụng vào những mục đích gì. Từ đó, dự đoán được lượng tiền trong tương lai
của doanh nghiệp, nắm được năng lực thanh toán hiện tại. Đồng thời thấy được
quan hệ giữa lỗ, lãi ròng với luồng tiền tệ cũng như hoạt động kinh doanh, hoạt
động đầu tư và hoạt động tài chính ảnh hưởng tới mức độ nào, làm tăng hay giảm
tiền tệ.
Nội dung của báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm 3 phần sau:
Phần I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh: Phản ánh toàn bộ dòng
tiền vào và chi ra chủ yếu của doanh nghiệp, có liên quan trực tiếp đến hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Các khoản thu bằng tiền như: tiền thu bán hàng, thu
từ các khoản thu thương mại; chi phí bằng tiền như: tiền trả cho nhà cung cấp, tiền
thanh toán cho công nhân viên, chi phí khác bằng tiền.
Phần II. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động đầu tư: Phản ánh toàn bộ dòng tiền

vào và chi ra chủ yếu của doanh nghiệp, có liên quan trực tiếp đến hoạt động đầu
tư của doanh nghiệp. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp gồm 2 phần: đầu tư cơ sở
vật chất kỹ thuật cho bản thân doanh nghiệp, đầu tư vào các đơn vị khác.
Phần III. Lưu chuyển từ hoạt động tài chính: Phản ánh toàn bộ dòng tiền vào
và chi ra chủ yếu của doanh nghiệp, có liên quan trực tiếp đến hoạt động tài chính
của doanh nghiệp. Hoạt động tài chính bao gồm các nghiệp vụ làm thay đổi quy
mô và kết cấu nguồn vốn của doanh nghiệp như chủ doanh nghiệp góp vốn, vay
vốn, phát hành cổ phiếu trái phiếu…
 Thuyết minh báo cáo tài chính
Thuyết minh báo cáo tài chính là một báo cáo kế toán tài chính tổng quát
nhằm mục đích giải trình và bổ sung, thuyết minh những thông tin về tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo
cáo, mà chưa được trình bày chi tiết, đầy đủ trong báo cáo tài chính khác.
Trên thực tế, phân tích báo cáo tài chính là nội dung chủ yếu để tiến hành
phân tích tài chính khách hàng. Tuy nhiên, ngoài các báo cáo tài chính cán bộ tín
dụng của ngân hàng có thể phân tích tài chính khách hàng thông qua các nguồn
thông tin như: thông tin từ kết quả xếp hạng tín dụng của ngân hàng cho vay, thông
tin lưu giữ tại CIC, thông tin từ các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp khách hàng
(tham quan trực tiếp nhà xưởng, văn phòng, gặp trực tiếp các lãnh đạo, người lao
động trong doanh nghiệp…), thông tin từ các ngân hàng đã có quan hệ tín dụng với
khách hàng, thông tin từ các đối thủ cạnh tranh.
Nói chung thông tin phục vụ cho quá trình phân tích tài chính khách hàng có
được từ nhiều nguồn khác nhau, không phải chỉ từ các báo cáo tài chính mà khách
hàng cung cấp. Có những thông tin chính xác có những thông tin không chính xác,
vì thế cán bộ tín dụng cần sáng suốt, có trình độ chuyên môn để nắm bắt, lựa chọn
những thông tin tốt nhất phục vụ cho quá trình phân tích. Việc có được những
nguồn thông tin sạch là hết sức quan trọng đối với cán bộ tín dụng nhằm tránh
những rủi ro có thể cho ngân hàng.
1.2.3. Các phương pháp sử dụng để phân tích tài chính khách hàng
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau trong việc phân tích tình hình tài chính

khách hàng. Trong đó, có thể kể đến hai cách tiếp cận đó là dựa vào mục đích và
theo loại phân tích.
Phân tích nhu cầu nguồn vốn của doanh nghiệp.Phân tích tình hình tài chính và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.Phân tích rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp Quyết định nhu cầu nguồn vốn của doanh nghiệp
Thương lượng với nhà cung cấp
Phân tích tỷ số:Tỷ số thanh khoảnTỷ số nợTỷ số chi phí tài chínhTỷ số hoạt độngTỷ số khả năng sinh lợiTỷ số tăng trưởngPhân tích so sánh:So sánh xu hướngSo sánh trong ngànhPhân tích cơ cấuPhân tích chỉ số
Đo lường và đánh giá:Tình hình tài chính.Tình hình hoạt động của doanh nghiệp
Hình 1.1 : Khuôn khổ phân tích tài chính dựa vào mục đích
Hình 1.2 : Khuôn khổ phân tích tài chính dựa vào loại phân tích.
Trong khuôn khổ phân tích tài chính dựa vào loại phân tích, các cán bộ tín
dụng thường sử dụng phương pháp tỷ số, phương pháp so sánh…
 Phương pháp tỷ số
Phương pháp tỷ số là phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong
phân tích tài chính doanh nghiệp. Nó có tính hiện thực cao, giúp nhà phân tích khai
thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loạt tỷ số
theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo giai đoạn.
Các tỷ số tài chính chủ yếu được phân thành các nhóm chỉ tiêu về khả năng
thanh toán – phản ánh khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp,
nhóm chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn – phản ánh mức độ ổn định và tự chủ tài
chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của doanh nghiệp, nhóm chỉ tiêu về khả
năng hoạt động – phản ánh việc sử dụng tài nguyên, lao động.., nhóm chỉ tiêu về
khả năng sinh lãi – phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của
doanh nghiệp.
Mỗi nhóm chỉ tiêu lại bao gồm những tỷ số riêng lẻ phản ánh từng bộ phận
của hoạt động tài chính. Trong mỗi trường hợp, tùy thuộc vào mục tiêu phân tích
tài chính mà ngân hàng sẽ chú trọng các chỉ tiêu khác nhau. Chẳng hạn đối với
những khoản vay ngắn hạn, ngân hàng đặc biệt chú ý đến khả năng thanh toán của
người vay. Trong khi đó, với những khoản vay dài hạn thì ngân hàng thường quan
tâm nhiều đến khả năng hoạt động, hiệu quả sản xuất – kinh doanh.
 Phương pháp so sánh
So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để đánh giá

kết quả, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Trong
phân tích báo cáo tài chính, phương pháp so sánh thường được sử dụng bằng cách
so sánh ngang, so sánh dọc. So sánh nganh báo cáo tài chính là việc so sánh, đối
chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu của
từng báo cáo tài chính; còn so sánh dọc là việc sử dụng các tỷ suất, các hệ số thể
hiện mối tương quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính và giữa các báo
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu
Lợi nhuận
Doanh thu thuần
Giá vốn
Thuế thu nhp
Doanh thu thuần
Tổng chi phí
Chi phí bán hàng
Chi phí QLDN
Chi phí hoạt động tài chính
Chi phí bất thường
Doanh thu thuần
Tài sản ngắn hạn
Tiền
Đầu tư tài chính ngắn hạn
Phải thu
Tồn kho
Tổng tài sản bq
Tài sản dài hạn
Các khoản phải thu dài hạn
Tài sản cố định
Cáckhoản ĐTTCDH khác
Tài sản dài hạn khác
Vòng quay toàn bộ vốn

Tài sản ngắn hạn khác
Chia(:)
(: )
+Trừ(ư)
ROA
cỏo rỳt ra kt lun. ỏp dng phng phỏp so sỏnh cn chỳ ý nhng iu kin
sau:
- iu kin so sỏnh c ca ch tiờu: phi thng nht v ni dung phn ỏnh, v
phng phỏp tớnh toỏn, v thi gian v n v o lng.
- Gc so sỏnh: vic xỏc nh gc so sỏnh tựy thuc vo mc ớch phõn tớch. Gc so
sỏnh thng c xỏc nh v mt thi gian, khụng gian. V mt thi gian cú th
la chn k k hoch, k trc, cựng k ny nm trc hay la chn cỏc im thi
gian (nm, thỏng, ngy c th)V mt khụng gian cú th la chn cỏc b phn
ca tng th, la chn cỏc n v khỏc cú cựng iu kin tng ng.
Phng phỏp Dupont
Ngoi hai phng phỏp trờn, phõn tớch ti chớnh khỏch hng, cỏn b tớn
dng cú th s dng phng phỏp Dupont. õy l phng phỏp phõn tớch cỏc ch
s ti chớnh da trờn t l so vi doanh thu. Phng phỏp ny c s dng hiu
qu ti cụng ty Dopont do ú c gi l phng phỏp Dupont. Thc cht phng
phỏp ny l tỏch mt t s cú mi quan h nhõn qu vi nhau. iu ú cho phộp
phõn tớch nh hng ca cỏc t s i s tng hp, t ú cú th nhn bit c
nguyờn nhõn dn n cỏc hin tng tt xu trong hot ng ca doanh nghip.Vớ
d: Phõn tớch T sut li nhun trờn tng ti sn (ROA)
Hỡnh 1.3: Phõn tớch phng trỡnh Dupont
Mụ hỡnh im s:
mt s ngõn hng, ngi ta cũn s dng phng phỏp im s hay cũn gi
l xp hng doanh nghip phõn tớch ti chớnh doanh nghip. Mụ hỡnh ny c
thit lp da vo cỏc ch tiờu ti chớnh qua trng phn ỏnh t s liu thng kờ trong
lch s. Tm quan trng ca cỏc ch tiờu s xỏc nh trng s ca chỳng trong mụ
hỡnh ng dng ca tng doanh nghip, mụ hỡnh im s s cho mt kt qu nht

nh. Nu im s ny ca doanh nghip ln hn im chun thỡ tỡnh hỡnh ti chớnh
của doanh nghiệp có thể chấp nhận được, còn nếu nhỏ hơn điểm số chuẩn thì tình
hình tài chính của doanh nghiệp không thể chấp nhận được.
Mô hình điểm số được áp dụng nhiều nhất là mô hình Zeta, cụ thể như sau:
Dựa theo số liệu thống kê của doanh nghiệp sản xuất mô hình điểm số có
phương trình như sau:
Z = 0.012X + 0.014Y + 0,033E + 0.006F + 0.999G
Với = Tài sản lưu động thuần/ Tổng tài sản
= Lãi chưa phân phối/ Tổng tài sản
= Lợi nhuận trước thuế và lãi/ Tổng tài sản
= Giá trị thị trường của tổng vốn CSH/ Giá trị sổ sách của tổng số nợ
= Doanh thu/ Tổng tài sản
Nếu doanh nghiệp có điểm số Z < 1.81 thì thuộc loại doanh nghiệp có tình
hình tài chính không tốt. Ngược lại doanh nghiệp có điểm số Z > 2.29 thì thuộc
loại doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt. Nếu Z trong khoảng từ 1.81 – 2.99,
doanh nghiệp thuộc loại tình hình tài chính chưa xác định được là tốt hay không
tốt.
Có thể thấy, tùy vào từng tình hình khách hàng, các cán bộ tín dụng có thể
sử dụng một phương pháp phân tích hoặc sử dụng tổng hợp các phương pháp khác
nhau để đạt được hiệu quả cao nhất trong phân tích tài chính khách hàng.
1.2.4. Quy trình phân tích tài chính khách hàng.
Phân tích tài chính khách hàng là công việc hết sức phức tạp và đòi hỏi phải
được chuẩn hóa một cách khoa học và chặt chẽ để từ đó có thể thẩm định và đánh
giá chính xác về năng lực tài chính của khách hàng vay vốn. Vì thế các ngân hàng
thường đặt ra quy trình phân tích tài chính khách hàng như sau:
Thứ nhất, thu thập và xử lý thông tin về khách hàng vay vốn. Ngân hàng phải
thu thập và xử lý thông tin liên quan bao gồm: năng lực sử dụng vốn vay và uy tín,

×