Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG SÔNG NHUỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (176.48 KB, 27 trang )

THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG
CÔNG THƯƠNG SÔNG NHUỆ
2.1 Vài nét về tình hình hoạt động của NHCT Sông Nhuệ
2.1.1 Khái quát về quá trình hoạt động
Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Incombank) được thành lập từ năm
1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Là một trong bốn Ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất tại Việt Nam,
Incombank cú tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống ngân
hàng Việt Nam. Nguồn vốn của Incombank luôn tăng trưởng qua các năm, tăng
mạnh kể từ năm 1996, đạt bình quân hơn 20%/ năm, đặc biệt có năm tăng 35% so
với năm trước.
Hiện nay, Ngân hàng Công thương Việt Nam là 1 doanh nghiệp nhà nước
hạng đặc biệt, đã và đang hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước
Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ Hà Tây có trụ sở chính tại số 10 Đường
Ngô quyền – Thành phố Hà Đông – Tỉnh Hà Tây. Với tư cách là chi nhánh cấp 1
trực thuộc Ngân hàng Công thương Việt Nam thì nhiệm vụ cũng như sự phát triển
của chi nhánh Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ không tách rời nhiệm vụ và sự
đi lên của ngành. Nhận thức rõ vai trò của mình, trong những năm qua, mặc dù
gặp rất nhiều khó khăn và thách thức nhưng Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ
đã hoạt động phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của ngành, của địa phương
để tự vươn lên, thích nghi và đứng vững trong thị trường . Để làm được điều này ,
ban Giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh đã không ngừng
nâng cao kiến thức , phẩm chất, đạo đức, tổng kết kinh nghiệm , khắc phục những
mặt chưa được, tận dụng những lợi thế trong kinh doanh . Với những nỗ lực đó,
lượng khách hàng quan hệ với chi nhánh ngày càng được mở rộng,vốn huy động
luôn đáp ứng nhu cầu của mọi thành phần kinh tế trong sản xuất kinh doanh và đầu
tư phát triển. Nhiều dự án , công trình do chi nhánh đầu tư và cho vay đã đem lại
hiệu quả thiết thực , góp phần vào tăng trưởng kinh tế, ổn định tiền tệ; giải quyết
công ăn việc làm, hoàn thành tốt các mục tiêu , nhiệm vụ của ngành, của Đảng và
Nhà nước, của địa phương. Do vậy, uy tín của chi nhánh ngày một tăng lên.
Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ Hà Tây luôn thực hiện phương châm


lấy an toàn trong kinh doanh , đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng về các sản
phẩm dịch vụ của ngân hàng với chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt nhất và chi phí
thấp nhất; hoạt động theo chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, của
Ngành nhằm đảm bảo cho sự phát triển vững chắc của chi nhánh và sự phát triển
toàn diện của cán bộ công nhân viên.
2.1.2. Tổng quan về môi trường kinh doanh của chi nhánh
2.1.2.1. Những thuận lợi cơ bản
• Hà Tây có vị trí thuận lợi trong phát triển kinh tế, là cửa ngõ của Thủ đô Hà
nội qua các Quốc lộ 1, 6 và quốc lộ 32
• Trong những năm qua, kinh tế Hà Tây có nhiều khởi sắc, số các doanh
nghiệp thành lập và hoạt động có hiệu quả ngày càng nhiều
• Cơ chế chính sách của Hà Tây đã có nhiều thay đổi trong chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nhằm tăng sức hấp dẫn với các nhà đầu tư trong và ngoài nước
• Quy hoạch phát triển các ngành nghề, cụm công nghiệp của Hà Tây đã tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế tìm kiếm
cơ hội kinh doanh tại Hà Tây
• Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ là một ngân hàng có uy tín trên địa bàn.
Chi nhánh có nền khách hàng ổn định và hầu hết có tình hình sản xuất kinh
doanh hiệu quả. Trong những năm qua, chi nhánh đã từng bước mở rộng quy
mô khách hàng ngoài quốc doanh, dân doanh và các doanh nghiệp có hoạt
động xuất nhập khẩu- là khối khách hàng tiềm năng của Hà Tây .
• Chi nhánh đã triển khai xong dự án hiện đại hoá ngân hàng- Đâ là nền tảng
để chi nhánh triển khai cung cấp các sản phẩm của ngân hàng hiện đại
• Đội ngũ quản lý có tư duy cởi mở, linh hoạt , nhạy bén, trong điều hành hoạt
động kinh doanh
• Chi nhánh hoạt động trong những năm qua có xu hướng phát trỉên ổn định
và chiếm lĩnh thị phần
2.1.2.2. Những khó khăn chính
• Cơ sở vật chất của chi nhánh tại các phòng giao dịch ; điểm giao dịch còn
yếu, giao dịch còn nhỏ, trang thiết bị chưa đồng bộ; không ổn định

• Đội ngũ cán bộ trẻ nên ít kinh nghiệm; hiểu biết xã hội còn hạn chế tác
phong giao dịch , quảng bá thương hiệu còn lúng túng
• Các sản phẩm còn chưa đa dạng, tiến độ triển khai dịch vụ mới còn chậm,
các sản phẩm khi mới triển khai đôi khi còn trục trặc .
• Hệ thống kênh phân phối sản phẩm của chi nhánh còn ít, sản phẩm còn
nghèo nàn, chưa đa dạng và tiện ích chưa cao. Đặc biệt nguồn nhân lực có
chất lượng cao của Chi nhánh cũng như của ngành để đáp ứng nhu cầu quản
trị ngân hàng hiện đại còn yếu và còn thiếu
• Các Tổ chức tín dụng thành lập mới trên địa bàn ngày càng nhiều, các
NHTM như Ngân hàng Đầu tư và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp cũng
mở rộng mạng lưới và nâng cấp chi nhánh trực thuộc Hội sở chính.
2.1.3. Tình hình hoạt động của Ngân hàng
2.1.3.1. Công tác huy động vốn
Năm 2006 nguồn vốn huy động tăng trưởng nhanh so với những năm trước đây,
đạt 423,508 tỷ đồng, bằng 118% kế hoạch NHCT giao và tăng 120,5 tỷ đồng so với
đầu năm. Trong đó:
- Tiền gửi của các đơn vị, tổ chức kinh tế :155,064 tỷ đồng, chiếm 36,6%.
- Tiền gửi tiết kiệm : 249 tỷ đồng, chiếm 59%
- Kỳ phiếu và chứng chỉ tiền gửi : 19 tỷ đồng, chiếm 4,4%
- Tiền gửi bằng VND : 335 tỷ đồng, chiếm 79%
- Tiền gửi ngoại tệ quy VND : 88 tỷ đồng, chiếm 21%
.
Một số biện pháp chủ yếu trong công tác huy động vốn là:
- Thực hiện khá tốt chính sách khách hàng, chính sách lãi suất; đa dạng hoá
nhiều hình thức gửi tiền về kỳ hạn, mức lãi suất
- Tăng cường công tác tiếp thị, chăm sóc khách hàng- kể cả đối với tổ chức
kinh tế và dân cư; thực hiện chính sách khuyến mại bằng tiền và bằng hiện vật đối
với người gửi tiền; khai thác tiềm năng lợi thế của khách hàng
- Trang bị khá đầy đủ phương tiện làm việc và kịp thời đáp ứng nhanh chóng
khi khách hàng đến giao dịch.

- Thực hiện tốt bảo mật thông tin đối với khách hàng
- Quản lý theo dõi khách hàng có quan hệ tín dụng để chuyển nguồn thu bán
hàng, nguồn thanh toán về tài khoản ngân hàng.
- Thay đổi tác phong giao dịch, hướng dẫn, tư vấn khách hàng trong quá
trình chọn lựa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng
- Các quỹ tiết kiệm có số dư tiền gửi tăng nhanh như: QTK 02,03,09 kể cả
VNĐ và ngoại tệ
2.1.3.2. Công tác cho vay và đầu tư vốn
Thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Tổng giám đốc NHCT Việt Nam về nâng
cao chất lượng tín dụng đi đôi với việc mở rộng cho vay nên đến cuối năm 2006
công tác tín dụng đạt được những kết quả như sau:
* Doanh số cho vay: 258 tỷ đồng, tăng: 5,6% năm 2005
* Doanh số thu nợ: 541 tỷ đồng, giảm: 15% năm 2005
* Dư nợ tín dụng và các khoản đầu tư đạt: 215,843 tỷ đồng bằng: 105% kế
hoạch và tăng: 18 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó:
- Nghiệp vụ đầu tư : 5,6 tỷ đồng, chiếm: 2,5%
- Nghiệp vụ cho vay : 210,2 tỷ đồng, chiếm: 97,5%
+ Cho vay ngắn hạn : 145 tỷ đồng, chiếm: 69%
+ Cho vay trung dài hạn : 65 tỷ đồng, chiếm 31%
* Cho vay đồng VN : 186 tỷ đồng, chiếm 88%
* Cho vay ngoại tệ quy VND: 24 tỷ đồng chiếm 12%
* Cho vay DNNN: 93,5 tỷ đồng, chiếm: 43,6% (KH giao 40%)
* Cho vay có tài sản bảo đảm: 110,6 tỷ đồng, chiếm 51,6% tổng dư nợ (năm
2005 chiếm: 43,8%)
* Nợ quá hạn: 1.029 triệu đồng, chiếm 0,49% tổng dư nợ
* Nghiệp vụ bảo lãnh:
- Khách hàng thực hiện: 7
- Số món: 65
- Số tiền: 30,550 tỷ đồng trong đó:
+ Bảo lãnh dự thầu chiếm: 13%

+ Bảo lãnh thực hiện hợp đồng chiếm: 33,5%
+ Bảo lãnh khác chiếm: 53,5%
- Quá trình cho vay thực hiện đầy đủ các nguyên tắc, điều kiện tín dụng- kể
cả kiểm tra giám sát, thẩm định trước trong và sau khi cho vay.
- Thực hiện nghiêm túc, quy định, quy trình về giới hạn tín dụng đối với
khách hàng. Tổ chức nắm bắt phân tích, tổng loại, chấm điểm khách hàng trên cơ
sở đó thực hiện chính sách tín dụng hợp lý. Năm 2006 đã phân tích, phân loại tình
hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của 12 khách hàng, có số dư trên 1 tỷ
đồng, trong đó:
+ Có 7 khách hàng loại BB+
+ Có 2 khách hàng loại BB-
+ Có 2 khách hàng loại BB
+ Có 1 khách hàng loại CC+
- Thực hiện kiểm tra sử dụng tiền vay: 260 món, số tiền: 225 tỷ đồng; bằng:
100% số món, số tiền phải kiểm tra. Khách hàng đã sử dụng đúng mục đích ghi
trong hợp đồng tín dụng.
- Thực hiện chỉ đạo của NHCT Việt Nam về tín dụng là: tăng trưởng tín
dụng lành mạnh, nâng cao chất lượng vốn đầu tư cho vay nên chi nhánh đã duy trì
và đầu tư cho vay ở mức hợp lý, hạn chế được rủi do có thể xảy ra.
- Cơ cấu cho vay chuyển dần theo hướng: tập trung vốn cho các ngành hàng,
mặt hàng, dự án có hiệu quả, giảm dần tỷ trọng cho vay không có bảo đảm bằng tài
sản; đi đôi với cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, chi nhánh chú trọng đầu tư
các dự án, phương án sản phẩm truyền thống của một số địa phương trên địa bàn
tỉnh như: Thành phố Hà Đông, Hoài Đức, Đan Phượng vói mức dư nợ gần 35 tỷ
đồng.
2.1.3.3. Các hoạt động khác
Ngoài những hoạt động nổi bật trên , kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT
Sông Nhuệ còn được thể hiện trong một số các công tác khác như:
• Đảm bảo tuyệt đối kho quỹ, đáp ứng đầy đủ nhu cầu hợp lý của khách hàng
về tiền mặt cả nội và ngoại tệ

• Thực hiện tốt công tác hạch toán kế toán, công tác thanh toán và chuyển tiền
cho khách hàng đảm bảo thuận tiện ,nhanh chóng và chính xác
• Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo an toàn trong hoạt động
kinh doanh tại Chi nhánh
• Thường xuyên quan tâm tới công tác phát triển mạng lưới và kênh phân phối
nhằm nâng cao thị phần và khả năng cạnh tranh
• Không ngừng đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân
viên để đáp ứng nhu cầu công việc
2.2. Thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh tại Ngân hàng Công thương Sông Nhuệ
2.2.1. Quy trình và các qui định chung về nghiệp vụ bảo lãnh tại NHCT Sông
Nhuệ
2.2.1.1. Các quy định chung về nghiệp vụ bảo lãnh tại NHCT Sông Nhuệ.
Hoạt động bảo lãnh tại NHCT Sông Nhuệ chịu sự điều chỉnh của các quyết
định do thống đốc NHNN Việt nam ban hành.
• Quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày 26/6/2006 v/v ban hành Quy chế
bảo lãnh ngân hàng.
• Quyết định số 112/2003/QĐ-NHNN ngày 11/02/2003 của Thống đốc
NHNN v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế bảo lãnh ngân hàng
ban hành kèm theo Quyết định số 283/2000/QĐ-NHNN14 ngày 25/08/2000
của Thống đốc NHNN.
• Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 386/2001/QĐ-NHNN
ngày 11 tháng 4 năm 2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong quy
chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo quyết định số 283/2000/QĐ-
NHNN14 ngày 25/8/2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
• Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 283/2000/QĐ-
NHNN14 ngày 25 tháng 8 năm 2000 về việc ban hành quy chế bảo lãnh
ngân hàng
• Quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước số 283/2000/QD-
NHNN14 ngày 25 tháng 8 năm 2000 về việc ban hành quy chế bảo lãnh
ngân hàng

Trên cơ sở những văn bản đó, để các chi nhánh trong hệ thống thực hiện một
cách có hiệu quả nghiệp vụ bảo lãnh, Ngân hàng Công thương Việt Nam lần
lượt ban hành rất nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện như :
• Công văn số 2653/CV-NHCT5 của Tổng Giám Đốc NHCT Việt Nam hướng
dẫn thực hiện quy chế bảo lãnh ngân hàng ngày 30/10/2000.
• Công văn số 2710/CV- NHCT10 về việc hạch toán các khoản thu về bảo
lãnh ngân hàng ngày 06/11/2000.
• Công văn số 1199/CV- MHCT5 của Tổng Giám Đốc NHCT Việt Nam sửa
đổi bổ sung một số điều trong hướng dẫn thực hiện quy chế bảo lãnh ngân
hàng ban hành ngày 25/04/2001.
• Công văn số 1942/CV- NHCT5 của Tổng Giám Đốc NHCT Việt Nam sửa
đổi văn bản hướng dẫn thực hiện quy chế mở thư tín dụng nhập hàng trả
chậm ban hành ngày 14/06/2002.
Ngoài ra có thêm một số điểm khác áp dụng cho hệ thống Ngân hàng Công thương
mà NHCT Sông Nhuệ cần phải thực hiện. Đó là :
• Điều kiện bảo lãnh
Ngoài các điều kiện như trong quyết định số 26/2006/QĐ-NHNN ngày
26/6/2006 v/v thì NHCT Sông Nhuệ phải thực hiện thêm 2 điều kiện sau:
- Khách hàng phải có trụ sở làm việc hoặc hộ khẩu cùng địa bàn tỉnh, thành
phố với chi nhánh Ngân hàng Công thương bảo lãnh đóng trụ sở. Trường hợp khác
phải được sự đồng ý của Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam.
- Điều kiện với khách hàng đề nghị bảo lãnh là đơn vị hạch toán phụ thuộc
của pháp nhân là doanh nghiệp Nhà nước
+ Đơn vị phụ thuộc phải có giấy uỷ quyền đề nghị được bảo lãnh và cam
kết bảo lãnh của đơn vị chính.
+ Đơn vị chính có quan hệ tiền gửi, tín dụng trong hệ thống Ngân hàng
Công thương. Chi nhánh Ngân hàng Công thương giao dịch với đơn vị chính phải
có văn bản xác nhận về: số dư thực tế tiền gửi, tiền vay, bảo lãnh...
Trường hợp khách hàng đề nghị được bảo lãnh là đơn vị hạch toán kinh tế
phụ thuộc của pháp nhân không phải là doanh nghiệp Nhà nước; đơn vị chính là

doanh nghiệp Nhà nước không có quan hệ tiền gửi, tiền vay trong hệ thống Ngân
hàng Công thương, việc bảo lãnh phải có sự đồng ý của tổng giám đốc Ngân hàng
Công thương.
• Đối tượng được bảo lãnh.
NHCT Sông Nhuệ không nhận bảo lãnh cho Ngân hàng và các tổ chức tín
dụng khác. Sở dĩ như vậy là do NHCT Sông Nhuệ chỉ là 1 chi nhánh của Ngân
hàng Công thương Việt Nam chứ không phải là một Ngân hàng thương mại độc
lập. Vì thế, xét cả về mặt luật pháp cũng như khả năng tài chính của NHCT Sông
Nhuệ đều không đủ bảo lãnh cho các ngân hàng và tổ chức tín dụng khác.
• Phí bảo lãnh
Mức phí bảo lãnh do 2 bên thoả thuận, mức tối đa không quá 2%/ năm tính trên
số tiền còn đang được bảo lãnh, mức phí tối thiểu là 300.000 đồng. Ngoài ra, có thể
thanh toán một số chi phí hợp lý khác liên quan theo thoả thuận bằng văn bản của 2
bên. Dưới đây là mức phí cụ thể tại NHCT Sông Nhuệ.
Biểu phí dịch vụ bảo lãnh trong nuớc
Loại phí Mức tính phí Tối thiểu
1. Phát hành bảo lãnh 300.000d/lần
- Phần giá trị bảo lãnh không có ký quỹ 2%/năm
- Phần giá trị bảo lãnh có ký quỹ 1%/năm
2.Sửa đổi tăng tiền, gia hạn 100.000d/lần
- Phần giá trị bảo lãnh không có ký quỹ 2%/năm
- Phần giá trị bảo lãnh có ký quỹ 1%/năm
3.Sửa đổi khác 50.000d/lần
4.Huỷ bỏ bảo lãnh 200.000d/lần
• Các loại hình bảo lãnh đang được thực hiện ở NHCT Sông Nhuệ:
- Bảo lãnh vay vốn.
- Bảo lãnh thanh toán
- Bảo lãnh dự thầu
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng
- Bảo lãnh ứng trước

- Bảo lãnh hoàn thanh toán
- Các loại bảo lãnh khác.
• Các hình thức bảo lãnh.
- Phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh. Theo yêu cầu của khách hàng
NHCT Sông Nhuệ có thể phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh thông
qua mạng truyền dữ liệu có ký hiệu mật.
- Ký xác nhận bảo lãnh đối với các hối phiếu, lệnh phiếu.
- Các hình thức khác theo qui định của pháp luật.
Khi thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, cán bộ ngân hàng cần đối chiếu và sử
dụng các quyết định và công văn hướng dẫn trên nhằm đảm bảo hoạt động bảo
lãnh được an toàn và hiệu quả.

×