Cơ sở lý thuyết về chất lượng cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại
1.1 Hoạt động cho vay tiêu dùng của NHTM
1.1.1 Hoạt động cơ bản của NHTM
Ngân hàng là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn.Lịch sử phát triển
của ngành ngân hàng gắn liền với sự phát triển của hàng hóa.Sản xuất hàng hóa
phát triển tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy họat động của ngân hàng phát triển.Tiền
thân của ngân hàng xuất phát từ nghiệp vụ đổi tiền hoặc đúc tiền vàng.Những
người làm nghề đổi tiền thường là những người giàu có, địa chủ hoặc thương gia
trước đó có thể là những người cho vay nặng lãi. Họ thường có két để cất giữ tiền
an toàn và thực hiện luôn cả nhiệm vụ cất trữ tiền hộ nhằm đảm bảo an toàn cho
những người gửi tiền đồng thời cũng kiếm được một khoản lợi nhuận từ việc cất
trữ này.Hoạt động này đã thúc đẩy sự phát triển của nghiệp vụ thanh toán không
dùng tiền mặt.Do việc thanh toán này có nhiều ưu điểm nên đã thu hút các thương
gia gửi tiền nhiều hơn.Trải qua quá trình hoạt động lâu dài họ nhận thấy thường
xuyên có người gửi tiền vào và có người rút tiền ra nhưng không cùng một thời
điểm do vậy đã tạo ra số dư tiền gửi trong két. Trong khi đó có một lực lượng nhất
định lại muốn đi vay tiền và những nhà buôn này đã sử dụng một phần số tiền còn
dư trong két để cho vay nhằm thu lãi.Họat động này làm thay đổi cơ bản hoạt động
của nhà buôn tiền- kẻ cho vay nặng lãi – làm thành nhà buôn tiền – Ngân
hàng.Vậy ngân hàng là gì?
Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về ngân hàng: có thể định nghĩa theo chức
năng các dịch vụ vai trò mà ngân hàng cung cấp trong nền kinh tế.Nếu tiếp cận
theo phương diện các loại hình dịch vụ thì ngân hàng là các tổ chức tài chính cung
cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất- đặc biệt là tín dụng, tiết
kiệm và dịch vụ thanh toán – và thực hiện nhiều chức năng tài chính đa dạng nhất
so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.Đây là một định nghĩa
chung nhất về ngân hàng.
Nếu theo luật các tổ chức tín dụng của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thì: “họat động ngân hàng là hoạt đông kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín
dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.Họat động sơ khai đầu tiên của ngân
hàng là họat động nhận tiền gửi đây cũng là một trong các hình thức huy động vốn
đầu tiên của ngân hàng.
Ngân hàng huy động vốn chủ yếu dưới hính thức nhận tiền gửi, nó chiếm tỷ
trọng cao trong nguồn vốn.Đầu tiên ngân hàng huy động tiền gửi từ những nhà
buôn giàu có sau đó do nhu cầu mở rộng quy mô nhằm tăng lợi nhuận nên ngân
hàng tìm cách thu hút thêm nguồn tiền gửi từ dân cư dưới nhiều dạng thức khác
nhau gồm:tiền gửi thanh toán,tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và các tổ chức
cá nhân khác, tiền gửi tiết kiệm từ dân cư,tiền gửi của các tổ chức tín dụng
khác.Mỗi loại tiền gửi trên có những đặc điểm riêng thích hợp với các đối tượng
khác nhau.Chẳng hạn tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi mà khách hàng gửi vào
không nhằm mục đích sinh lời.Khách hàng gửi vào ngân hàng chủ yếu để được
hưởng các tiện ích thanh toán nên lãi suất trả cho các nguồn tiền gửi này thường
thấp và các nguồn này có tính chất không ổn định vì khách hàng có thể rút ra bất
kỳ lúc nào. Trong khi đó khác với tiền gửi thanh toán,tiền gửi tiết kiệm lại nhằm
mục đích chủ yếu sinh lãi nên các nguồn tiền này có tính chất ổn định cao hơn
nguồn tiền gửi thanh toán.Hoạt động huy động tiền gửi chiếm một tỷ lệ lớn trong
tổng nguồn vốn của ngân hàng thương mại.Ngoài ra ngân hàng còn sử dụng các
hình thức huy động khác như phát hành giấy tờ có giá.Trên cơ sở nguồn vốn huy
động này ngân hàng tiến hành sử dụng nguồn này nhằm mục đích sinh lời điển
hình cho hoạt động này là hoạt động cho vay.
Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động sơ khai tiếp theo của ngân
hàng thương mại sau hoạt động huy động vốn.Trong nền kinh tế luôn tồn tại
những người tạm thời dư thừa vốn họ tiến hành gửi tiền vào ngân hàng và những
người thiếu vốn, họ có nhu cầu vay vốn của ngân hàng để tiến hành đầu tư nhằm
mục đích sinh lời.Là một doanh nghiệp đặc biệt, ngân hàng tiến hành các hoạt
động đi vay để cho vay. Hoạt động cho vay cũng chiếm một vị trí hết sức quan
trọng của ngân hàng thương mại: Nó giúp trang trải cho các khoản chi phí như chi
phí trả lãi, chi phí trả lương công nhân viên…và mang lại lợi nhuận cho ngân
hàng.Vậy cho vay là gì?
Theo điều 3 quyết định 1627/2001/ QĐ-NHNH ban hành ngày 31/12/2001 của
Thống đốc ngân hàng nhà nước có viết: Cho vay là một hình thức cấp tín dụng
theo đó tổ chức tín dụng giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào một
mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc
và lãi.Khi cho vay ngân hàng tiến hành thu lãi, lãi suất này dựa trên lãi suất ngân
hàng huy động được và một số các chi phí khác như chi phí nhân công, chi phí cơ
sở hạ tầng công nghệ…và tỷ lệ lợi nhuận dự kiến của ngân hàng. Ngoài hai hoạt
động chủ yếu là huy động vốn và cho vay ngân hàng còn thực hiện một số các hoạt
động khác như:
- Hoạt động ngân quỹ: Ngân quỹ thường chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng tài sản
của ngân hàng.Tuy nhiên nó đóng một vai trò hết sức quan trọng nhằm đáp ứng
khả năng chi trả cho ngân hàng.Ngân quỹ là tài sản không sinh lời vì vậy mỗi ngân
hàng cần phải tính toán để duy trì một lượng ngân quỹ thích hợp.Ngân quỹ của
ngân hàng có thể tồn tại dưới dạng tiền mặt, tiền trong két, tiền gửi tại Ngân hàng
Trung ương và các ngân hàng khác.
- Họat động thanh toán: Đây là một trong các họat động sơ khai của ngân hàng khi
mới bắt đầu hình thành.Ngân hàng thực hiện việc thanh toán hộ khách hàng đồng
thời khách hàng phải trả một khoản phí nào đó.Thông qua quá trình thanh toán hộ
khách hàng góp phần làm giảm bớt lượng tiền mặt lưu thông đóng vai trò không
nhỏ vào việc kiềm chế lạm phát.Cùng với quá trình phát triển và mở rộng của ngân
hàng thì hoạt động thanh toán cũng phát triển hết sức khả quan: các ngân hàng
triển khai hoạt động thanh toán được tiến hành trong nước và ngoài nước với quy
mô và chất lượng ngày càng cao. Các họat động thanh toán của ngân hàng hiện
nay bao gồm bốn hình thức sau: chuyển tiền, nhờ thu, mở thu tín dụng, mở tài
khoản.
-Thẻ: Thẻ ngân hàng là một hình thức thanh toán không dùng tiền mặt do ngân
hàng phát hành cho khách hàng, theo đó người sử dụng thẻ có thể sử dụng để
thanh toán tiền hàng dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ hay rút tiền mặt tại các
ngân hàng đại lý thanh toán thẻ hoặc tại các máy rút tiền tự động ATM.
Họat động thẻ được bắt đầu ở Việt Nam trong một số năm gần đây nhưng đang
được các ngân hàng phát triển khá mạnh mẽ do nó đem lại nhiều tiện ích: như
thanh toán nhanh, không phải sử dụng tiền mặt, giảm chi phí cho các ngân
hàng...Xu hướng gần đây là việc liên minh thẻ giữa các ngân hàng ngày càng phổ
biến tức một thẻ của một ngân hàng không những rút tại các địa điểm chấp nhận
thẻ của ngân hàng đó mà có thể rút tại các ngân hàng khác. Các loại thẻ trên thị
trường hiện nay cũng hết sức đa dạng và phong phú như: thẻ ghi nợ, thẻ liên ngân
hàng, thẻ Visa Card, Master Card…Tuy nhiên hoạt động thẻ cũng có nhiều tồn tại
như: chi phí lắp đặt lớn, trục trặc sai sót kỹ thuật, khả năng bảo mật chưa cao...
- Hoạt động kiều hối: Đây cùng là một hoạt động mà các ngân hàng quan
tâm.Thông qua việc duy trì một lượng ngoại tệ nhất định các ngân hàng có thể
kiếm lời từ sự chênh lệch tỷ giá.Một số ngoại tệ mạnh có tính thanh khoản cao
được các ngân hàng nắm giữ thay cho một số lượng ngân quỹ nhất định vì ngân
quỹ của ngân hàng thường không sinh lời, còn duy trì ngoại hối khi cần thiết có thể
bán một lượng ngoại hối nhất định để đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng.
- Họat động xã hội khác: Ngoài các họat động nhằm sinh lời các ngân hàng thường
tiến hành các hoạt động xã hội khác như: Đền ơn đáp nghĩa, ủng hộ việc xây nhà
tình nghĩa cho các bà mẹ Việt Nam anh hùng, trao học bổng cho các học sinh
nghèo vượt khó, họat động tài trợ khác: tài trợ cho giải bóng đá, tài trợ cho chương
trình ca nhạc...các hoạt động này góp phần vào việc nâng cao hình ảnh cho ngân
hàng.
1.1.2 Cho vay tiêu dùng của NHTM
1.1.2.1 Khái niệm và đặc điểm cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng được bắt đầu từ các hãng bán lẻ.Hình thức cho vay tiêu dùng
của các hãng là bán trả góp.Một số hãng phải vay ngân hàng để bù đắp vốn lưu
động thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh.Các ngân hàng cho vay tiêu
dùng để giúp các cá nhân mua sắm các khoản mục hàng hóa lâu bền như: nhà cửa,
phương tiện vận chuyển, đi lại...Cho vay tiêu dùng được các ngân hàng thương
mại triển khai khá sớm cho đến nay cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể cả về
quy mô và chất lượng. Do thu nhập của người dân ngày càng cao và ổn định nên
có nguồn trả nợ ngân hàng. Hơn nữa cho vay tiêu dùng còn giúp họ nâng cao mức
sống tăng khả năng được đào tạo ...giúp họ có cơ hội tìm kiếm nguồn có thu nhập
cao hơn.Tóm lại cho vay tiêu dùng mang lại lợi ích rất lớn cho cả ngân hàng và
khách hàng và cho xã hội.Vậy cho vay tiêu dùng là gì?
Cho vay tiêu dùng là khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi tiêu của người
tiêu dùng bao gồm các cá nhân và hộ gia đình.Đây là nguồn tài chính quan trọng
giúp những người này trang trải các nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình, xe cộ…Bên
cạnh đó những chi tiêu cho nhu cầu chi tiêu giáo dục, y tế…cũng có thể được tài trợ
bởi cho vay tiêu dùng.
Đặc điểm của cho vay tiêu dùng
Hoạt động cho vay tiêu dùng mang lại không ít lợi nhuận cho ngân hàng, tuy
nhiên nó cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì vậy ngân hàng cần coi trọng công tác thẩm
định. Đầu tiên các cán bộ tín dụng cần nắm được đặc điểm của cho vay tiêu dùng.
Cho vay tiêu dùng có các đặc điểm cơ bản sau:
Số lượng các khoản cho vay tiêu dùng lớn nhưng quy mô món vay nhỏ
Khác với các họat động cho vay khác như cho vay mua sắm tái sản, cho vay
phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh... những họat động này thường có
nhu cầu vay với số lượng lớn nhưng vay tiêu dùng chủ yếu phục vụ cho nhu
cầu cá nhân nên quy mô món vay thường nhỏ, mặt khác cũng do số lượng
các hộ, cá nhân có nhu cầu chi tiêu cho họat động tiêu dùng lớn nên số
lượng các khoản cho vay tiêu dùng lớn.
Lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn so với các khoản cho vay khác.
Mức lãi suất mà một ngân hàng đặt ra khi cho khách hàng vay thường xem
xét trên cơ sở cân đối giữa chi phí bỏ ra để có được nguồn vốn và lợi nhuận
dự kiến thu được. Khác với các khoản cho vay khác lãi suất thường được
thả nổi theo lãi suất thị trường thì lãi suất cho vay tiêu dùng được áp dụng
một cách cứng nhắc thường là lãi suất cố định. Do chi phí của cho vay tiêu
dùng cao hơn các khoản cho vay khác như chi phí in ấn giấy tờ, chi phí
thẩm định khách hàng... nên lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao.
Cho vay tiêu dùng có rủi ro cao: Khi tiến hành thẩm định cho vay, một trong
những nội dung để xét duyệt cho vay của ngân hàng là phương án sản xuất
kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng. Đối với cho vay tiêu dùng
do khả năng trả nợ của khách hàng chủ yếu dựa vào thu nhập định kỳ của
khách hàng. Những khoản cho vay này thường phụ thuộc rất lớn vào tình
trạng sức khỏe, thu nhập của khách hàng trong tương lai, bất kỳ sự biến
động nào về sức khỏe cũng như thu nhập của khách hàng đều ảnh hưởng rất
lớn đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng. Hơn nữa thông tin về khách
hàng là những thông tin cá nhân thường hay được giấu kín, việc thẩm định
khách hàng cũng gặp nhiều khó khăn. Do vậy cho vay tiêu dùng thường có
rủi ro lớn hơn các khoản mục cho vay khác của ngân hàng thương mại.
Cho vay tiêu dùng mang lại thu nhập cao cho ngân hàng: Bất kỳ hoạt động
của ngân hàng nào đều được thực hiện trên cơ sở cân đối giữa rủi ro và lợi
nhuận. Trong lý thuyết tài chính tiền tệ cho nói: rủi ro càng cao thì lợi nhuận
kỳ vọng cũng càng cao.Hoạt động cho vay tiêu dùng có rủi ro cao,chi phí
lớn nên lãi suất cho vay tiêu dùng thường cao hơn các lãi suất của các khoản
vay cùng kỳ hạn.Điều này chứng tỏ cho vay tiêu dùng mang lại một khoản
lợi nhuận lớn cho ngân hàng.
Cho vay tiêu dùng có tính nhạy cảm với nền kinh tế. Sự phát triển của nền
kinh tế cũng là một trong những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến cho vay
tiêu dùng của ngân hàng thương mại. Khi nền kinh tế phát triển ổn định, thu
nhập của người dân cao thì nhu cầu tiêu dùng của người dân cũng tăng tạo
điều kiện cho họat động này phát triển. Ngược lại khi kinh tế bất ổn rơi vào
tình trạng suy thoái, các cá nhân hộ gia định e dè trong việc chi tiêu do đó
hoạt động cho vay tiêu dùng sẽ kém hiệu quả hơn. Do vậy tình hình kinh tế
phát triển ổn định là một trong các nhân tố thúc đẩy cho vay tiêu dùng phát
triển.
Tài sản đảm bảo của cho vay tiêu dùng. Tài sản đảm bảo được coi như công
cụ trả nợ thứ hai của khách hàng một khi không trả được nợ cho ngân hàng,
ngân hàng có thể phát mại tài sản đảm bảo để giải quyết các khoản nợ xấu
của khách hàng. Cũng giống như các khoản mục cho vay khác cho vay tiêu
dùng cũng cần tài sản đảm bảo của khách hàng chủ yếu bằng thế chấp bất
động sản…
1.1.2.2 Phân loại cho vay tiêu dùng của các ngân hàng thương mại
Căn cứ vào mục đích vay gồm cho vay tiêu dùng cư trú và cho vay tiêu dùng phi cư
trú
- Cho vay tiêu dùng cư trú: là các khoản cho vay nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm,
xây dựng, sửa chữa nhà cửa của khách hàng.
-Cho vay tiêu dùng phi cư trú: là các khoản cho vay nhằm mục đích trang trải cho
các khoản chi phí như mua sắm phương tiện đi lại, thanh toán tiền điện nước...
Căn cứ vào phương thức hoàn trả gồm
- Cho vay trả góp: Là loại cho vay trong đó định kỳ khách hàng tiến hành thanh
toán cho ngân hàng một phần nợ gốc và lãi. Hiện nay hầu hết các ngân hàng chủ
yếu áp dụng phương thức cho vay này do nguồn trả nợ chủ yếu là thu nhập hàng
tháng.Hình thức cho vay này được áp dụng chủ yếu nhằm mục đích mua sắm nhà
cửa, phương tiện đi lại như ôtô...
- Cho vay hoàn trả một lần: Là phương thức cho vay trong đó khách hàng tiến
hành hoàn trả cả gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn thanh toán. Chủ yếu áp
dụng với các khoản cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu tức thời cho khách
hàng như: thanh toán tiền điện nước, cho các chuyến đi nghỉ...
- Cho vay hoàn trả theo nhu cầu: Là các khoản cho vay ngắn hạn hoặc trung hạn
trong đó khách hàng có thể trả lãi hoặc gốc tuỳ theo tình hình tài chính của mình
miễn là khi đến hạn khách hàng phải hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi.
Căn cứ vào nguồn gốc cho vay
- Cho vay trực tiếp: Là khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp
xúc và cho khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người vay.