Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN LÁNG HẠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.58 KB, 27 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
THỰC TRẠNG CHO VAY DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN LÁNG HẠ.
I.Tổng quan về Chi nhánh
1 Lịch sử hình thành
Năm 1996 hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam đã có những
bước phát triển mới, cùng với các Ngân hàng Thương mại Quốc doanh khác,
hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp đã góp phần không nhỏ đáp ứng yêu cầu
cung cấp vốn cho các thành phần kinh tế trên mọi miền đất nước mà đặc biệt
trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân.
Quyết định số 280/QĐ- NHNN ngày 15/11/1996 của Thống đốc Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền đổi tên Ngân
hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn Việt Nam hoạt hoạt động theo mô hình Tổng công ty 90.
Với tên gọi mới, ngoài chức năng của một Ngân hàng thương mại,
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam được xác định
thêm nhiệm vụ: Đầu tư phát triển đối với khu vực nông thôn thông qua việc
mở rộng đầu tư vốn trung, dài hạn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Đứng trước tình hình nhiệm vụ, xây dựng ngân hàng trong giai đoạn
mới đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế đất nước sau 10 năm đổi mới, đòi hỏi
các tổ chức tín dụng cần phải đa năng hơn trong hoạt động kinh doanh nhằm
tạo lợi thế cạnh tranh, góp phần thúc đẩy nhanh quà trình phát triển bền vững
đổi mới kinh tế đươi ánh sáng Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII- Đại hội
Đảng lần thứ hai trong giai đoạn đổi mới nền kinh tế đất nước.
Xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ chính trị ngành Ngân hàng quyết tâm
xây dựng và củng cố tiếp tục đưa toàn hệ thống không ngừng lớn mạnh,
Nguyễn Hồng Chính
Lớp: Ngân Hàng 45C
- 1 -


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
không những đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước tại các khu vực đô
thị, mà còn chủ động được nguồn vốn phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam đã thể hiện
định hướng chiến lược có ý nghĩa quan trọng trong những tháng cuối năm
1996 là: Củng cố và giữ vững thị trường nông thôn, tiếp cận nhanh và từmg
bước chiếm lĩnh thị phần tại thị trường thành thị, phát triển kinh doanh đa
năng, hiện đại hoá công nghệ Ngân hàng, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất
nước.
Từ thực tiễn trên, cùng với việc ra đời của một số Chi nhánh Ngân hàng
Nông nghiệp tại các thành phố lớn, khu đô thị và trung tâm kinh tế trên mọi
miền đất nước trong giai đoạn 1996-1997. Ngày 1/8/1996 tại quyết định số
334/QĐ- NHNo-02 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn Việt Nam, Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát Nông thôn
Láng Hạ được thành lập và chính đi vào hoạt động từ 17/3/1997.
Đồng chí Kiều Trọng Tuyến, nguyên phó giám đốc sở giao dịch I ( nay
là chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Thăng Long)
được cử giữ chức Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn Láng Hạ.
Các đồng chí Lê Hồng Phong- nguyên trưởng phòng Thanh toán Quốc
tế chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nội;
Nguyễn Mạnh Tiến- nguyên phó trưởng phòng thư ký pháp chế Ngân hàng
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, trợ lý Tổng giám đốc được
cử giữ chức phó giám đốc chi nhánh. Đồng chí Ngô Quốc Ninh- Trưởng
phòng kinh tế kế hoạch Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn tỉnh Sơn La được cử giữ chức phó trưởng phòng, phụ trách phòng
kế hoạch kinh doanh. Đồng chí Trần xuân Đạo chuyên viên ban tín dụng
Nguyễn Hồng Chính Lớp: Ngân hàng 45C
- 2 -


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam được cử giữ chức
phó trưởng phòng kế hoạch kinh doanh. Đồng chí Cao Thị Hạnh- chuyên viên
Ban Hạch toán kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn
Việt Nam là phó phòng, phụ trách phòng kế toán ngân quỹ. Đồng chí Đậu Thị
Quý- nguyên trưởng quỹ tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Nông nghiệp và phát
triển Nông thôn Việt Nam được cử giữ chức vụ phó trưởng phòng kế toán
ngân quỹ- phụ trách bộ phận ngân quỹ.
Tổng số cán bộ viên chức Chi nhánh Láng Hạ ban đầu chỉ có 13 người( từ
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn Hà Nội, Sở giao dịch I về nhận nhiệm vụ.
Biên chế tổ chức của chi nhánh ban đầu gồm Ban giám đốc( 3 đồng
chí) có 2 phòng chức năng là kế hoạch kinh doanh và kế toán ngân quỹ.
- Phòng kế hoạch kinh doanh có 7 người vừa thực hiện nhiệm vụ tín
dụng, kế hoạch vừa làm các công việc của Hành chính- Tổ chức cán bộ( chưa
có bộ phận kiểm tra kiểm toán nội bộ)
- Phòng kế toán ngân quỹ gồm 3 người:
Về tổ chức Đảng, chi nhánh thành lập một chi bộ gồm 5 Đảng viên do
đồng chí Kiều Trọng Tuyến- Giám đốc là Bí thư chi bộ, đồng chí Lê Hồng
Phong- phó giám đốc là phó bí thư chi bộ( các Đảng viên là: Nguyễn Mạnh
Tiến, Cao Thị Hạnh, Đậu Thị Quý).
- Ngày 18/3/1997 lễ công bố quyết định thành lập Chi nhánh Láng Hạ được
tổ chức tại trụ sở 44 Láng Hạ( nay là 24 Láng Hạ- Quận Đống Đa- Hà Nội).
Sự ra đời của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn Láng Hạ là bước mở đầu cho sự phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp
và phát triển Nông thôn Việt Nam tại các địa bàn đô thị, khu công nghiệp và
trung tâm kinh tế trên mọi miền đất nước, thể hiện hướng đi đúng trong bước
phát triển tất yếu phù hợp với quy luật phát triển của hệ thống Ngân hàng
Nguyễn Hồng Chính Lớp: Ngân hàng 45C

- 3 -

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam. Sự ra đời của Chi nhánh
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Láng Hạ( gọi tắt là Chi
nhánh Láng Hạ) trong giai đoạn này đã góp phần không nhỏ làm cho quy mô
và phạm vi hoạt động cũng như năng lực vị thế của hệ thống Ngân hàng Nông
nghiệp trên địa bàn thủ đô được mở rộng và nâng cao thêm, đáp ứng yêu cầu
hoạt động kinh doanh trong giai đoạn mới, giai đoạn khắc phục khó khăn
khách quan và chủ quan, ổn định phát triển mạnh mẽ theo hướng Ngân hàng
thương mại hàng đầu ở Việt Nam, tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên
thế giới
Ngày 17/3/1997 ngày thành lập Chi nhánh Láng Hạ đã trở thành ngày
truyền thống khơi nguồn lịch sử cho lớp lớp cán bộ kế tiếp nhau trưởng thành.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ, Ban tổng giám đốc Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, tập thể cán bộ viên chức Chi nhánh
đã chung sức đồng lòng cùng các Chi nhánh khác trong toàn hệ thống Ngân
hàng Nông nghiệp góp sức xây dựng Ngân hàng không ngừng lớn mạnh, đủ
sức đảm đương nhiệm vụ trong hoạt động kinh doanh trên địa bàn theo định
hướng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam, góp
phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
2. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của chi nhánh
2.1. Cơ cấu tổ chức
Nguyễn Hồng Chính Lớp: Ngân hàng 45C
- 4 -

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
SƠ ĐỒ MÔ HÌNH TỔ CHỨC CHI NHÁNH NHNO&PTNT LÁNG HẠGIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÒNG KẾ TOÁN NQ
PHÒNG TIN HỌC
PHÒNG H.CHÍNH Q. TRỊ
PHÒNG TCCB&ĐT
PHÒNG TÍN DỤNG
PHÒNG NG.VỐN & KH-TH
PHÒNG THẨM ĐỊNH
TỔ
KTKT
NB
PHÒNG KDNT& TTQT
TỔ
NG. VỤ
THẺ
TỔ
TIẾP
THỊ
CN. BÁCH KHOA
PHÒNG KTNQ
PHÒNG TÍN DỤNG
PHÒNG
HÀNH CHÍNH
PHÒNG
GD. SỐ 4
PHÒNG
GD. SỐ 9
CN. MỸ ĐÌNH
PHÒNG
KTNQ

PHÒNG
TÍN DỤNG
PHÒNG
HÀNH CHÍNH
Nguyễn Hồng Chính Lớp: Ngân Hàng 45C
- 5 -
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
PHÒNG
GD. SỐ 2
PHÒNG
GD. SỐ 3
PHÒNG
GD. SỐ 5
PHÒNG
GD. SỐ 6
PHÒNG
GD. SỐ 7
PHÒNG
GD. SỐ 8
PHÒNG
GD. SỐ 10
PHÒNG GD. SỐ 11
Nguyễn Hồng Chính Lớp: Ngân Hàng 45C
- 6 -
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Nguyễn Hồng Chính Lớp: Ngân Hàng 45C
- 7 -
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
2.2 Chức năng các phòng, tổ thuộc chi nhánh
2.2.1) Phòng nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp

Phòng Nguồn vốn và kế hoạch tổng hợp có các chức năng nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn tại
địa phương
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung và dài hạn theo định hướng
kinh doanh của NHNo& PTNT Việt Nam.
- Tổng hợp, theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh.
- Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh.
- Tổng hợp, phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo các báo cáo
sơ kết, tổng kết.
- Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng.
- Tổng hợp, báo cáo chuyên đề theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh giao
2.2.2) Phòng tín dụng
Phòng tín dụng có các nhiệm vụ sau đây:
- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng tín dụng, phân loại khách
hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm, mở rộng
theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu và gắn
tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
- Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng
lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.
- Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.
- Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình ngân hàng cấp trên theo phân
cấp uỷ quyền.
Nguyễn Hồng Chính Lớp: Ngân hàng 45C
- 8 -

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong
nước, nước ngoài. Trực tiếp làm dịch vụ uỷ thác nguồn vốn thuộc chính phủ, bộ,
ngành khác và các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước.

- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và
đề xuất hướng khắc phục.
- Giúp giám đốc chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các chi
nhánh trực thuộc trên địa bàn.
- Tổng hợp, báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc chi nhánh giao
2.2.3) Phòng thẩm định
Phòng thẩm định có những nhiệm vụ sau đây:
- Thu thập, quản lý, cung cấp những thông tin phục vụ cho việc thẩm định và
phòng ngừa rủi ro tín dụng.
- Thẩm định các khoản vay do giám đốc chi nhánh quy định.
- Tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ thẩm định.
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.
- Thực hiện công viêc khác do giám đốc chi nhánh giao
2.2.4) Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế.
Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế có những nhiệm vụ sau đây:
- Các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ( mua- bán, chuyển đổi ) thanh toán
quốc tế trực tiếp theo quy định.
- Thực hiện công tác thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT
NHNo&PTNT Việt Nam.
- Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh ngoại tệ có liên quan đến thanh
toán quốc tế.
Nguyễn Hồng Chính Lớp: Ngân hàng 45C
- 9 -

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
- Thực hiện các dịch vụ kiều hối và chuyển tiền, mở tài khoản khách hàng
nước ngoài
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
2.2.5) Phòng kế toán- Ngân quỹ

Phòng kế toán- Ngân quỹ có những nhiệm vụ sau đây:
- Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam.
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài
chính, quỹ tiền lương trình Ngân hàng cấp trên phê duyệt.
- Quản lý sử dụng các quỹ chuyên dùng theo quy định của NHNo&PTNT
trên địa bàn.
- Tổng hợp, lưu trữ hồ sơ tài liệu về hạch toán, kế toán, quyết toán và các
báo cáo theo quy định.
- Thực hiện các khoản nộp ngân sách Nhà nước theo luật định.
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán trong và ngoài nước.
- Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy
định.
- Quản lý, sử dụng thiết bị thông tin, điện toán phục vụ nghiệp vụ kinh
doanh theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam.
- Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
- Thực hiện các nhiệm khác do giám đốc chi nhánh giao.
2.2.6) Phòng tin học
Phòng tin học có nhiệm sau đây
- Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động
của chi nhánh.
Nguyễn Hồng Chính Lớp: Ngân hàng 45C
- 10 -

×