Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU THÉP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG SẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.14 KB, 24 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU THÉP CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHOÁNG
SẢN
3.1. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG NHẬP KHẨU VÀ KINH
DOANH THÉP CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN SẮP TỚI
3.1.1. Mục tiêu kinh doanh tổng quát của công ty
Từ việc đánh giá tình hình trong nước, tình hình thế giới cũng như đánh giá
những thuận lợi khó khăn, trong giai đoạn 2008 – 2010, công ty để ra mục tiêu cụ
thể :
Công ty phải giữ vững và ổn định tốc độ tăng trưởng, duy trì những mặt
hàng kinh doanh đem lại hiệu quả cao, ổn định, giữ vững và mở rộng thị phần. Xây
dựng chiến lược đầu tư nghiên cứu mở rộng thị trường, đa dạng hoá ngành hàng
kinh doanh xuất nhập khẩu nhằm tạo công ăn việc làm, tăng lợi nhuận và thu nhập,
ổn định công việc và nâng cao đời sống cho người lao động.
3.1.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh nhập khẩu thép của công ty
trong thời gian tới
Hoạt động kinh doanh nhập khẩu rất hấp dẫn nhưng cũng rất phức tạp bởi nó
phụ thuộc và chịu ảnh hưởng từ các nhân tố khách quan bên ngoài rất nhiều, những
nhân tố mà công ty không thể tác động hoặc can thiệp. Vì thế trong hoạt động nhập
khẩu của mình, công ty phải luôn đề ra phương hướng cho mình để kinh doanh có
hiệu quả hơn. Phương hướng nhập khẩu thép của công ty Minexport giai đoạn từ
2008 – 2010 như sau :
• Thúc đẩy hơn nữa hoạt động kinh doanh nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng, đảm bảo cân đối cho nền kinh tế, đồng thời đa dạng hoá
các chủng loại thép nhập khẩu để có thể đáp ứng tốt các nhu cầu đang biến đổi
không ngừng.
• Phấn đấu duy trì và nâng cao tỷ trọng hàng nhập khẩu, cụ thể là phôi thép, thép
phế… để phục vụ tôt hơn cho ngành sản xuất thép trong nước, đây cũng là định
hướng phát triển lâu dài của công ty.
• Nắm bắt tình hình diễn biến của các thị trường, duy trì và phát triểu mối quan


hệ tốt đẹp với các bạn hàng truyền thống như Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc… đồng
thời mở rộng tìm kiếm những thị trường, đối tác uy tín để từ đó có phương án nhập
khẩu đạt hiệu quả cao, thực hiện tiết kiệm nguồn ngoại tệ cho công ty.
• Chủ động tìm kiếm các đối tác tiêu thụ hàng hoá nhập khẩu nhằm thu lại nguồn
vốn đầu tư một cách nhanh nhất, tránh tình trạng ứ đọng vốn gây khó khăn cho
hoạt động kinh doanh.
• Định hướng phát triểu nguồn nhân lực của công ty : bồi dưỡng nâng cao trình
độ đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ thương mại để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của thị trường.
• Một số chỉ tiêu nhập khẩu thép của công ty trong giai đoạn từ 2008 – 2010
Bảng4 : Chỉ tiêu nhập khẩu thép của công ty MINEXPORT
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Kim ngạch nhập khẩu Triệu USD 10 11 12
Kim ngạch
nhập khẩu
thép
Giá trị Triệu USD 5 6 8
Tỷ trọng % 50 55 67
Nguồn : Báo cáo tài chính công ty 2007
3.1.3. Dự báo chung về tình hình nhập khẩu thép trong thời gian tới
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, cơ sở hạ tầng vẫn đang ở trong
tình trạng lạc hậu, yếu kém so với nhiều nước trên thế giới. Do vậy, đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng là một trong những mục tiêu quan trọng, ưu tiên hàng đầu của
chính phủ Việt Nam. Sản phẩm thép vì thế mà chiếm một vị trí rất quan trọng
trong tiến trình công nghiệp hoá, xây dựng đất nước của nước ta. Mặc dù đã tập
trung đầu tư nhằm nâng cao chất lượng và số lượng cho các sản phẩm thép nội địa,
tuy nhiên sản xuất trong nước vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ, vì vậy mà
hàng năm Việt Nam vẫn phải nhập khẩu một lượng thép khá lớn từ các thị trường
nước ngoài. Hiện nay, một số thị trường thép nhập khẩu chủ yếu vào nước ta là
Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Đài Loan, Hàn Quốc… Vấn đề đặt ra là nhập khẩu

thép từ nguồn hàng nào thì mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp cũng như
cho đất nước, bởi yêu cầu đặt ra đối với các sản phẩm thép nhập khẩu vào Việt
Nam là phải đảm bảo chất lượng, song yếu tố giá thành cũng như các điều kiện về
giao hàng, tín dụng… phải phù hợp với điều kiện kinh tế hạn hẹp và hiện trạng
giao thông vận tải của Việt Nam như hiện nay. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam
luôn hướng tới tìm kiếm các nguồn cung cấp thép đạt tiêu chuẩn, có giá rẻ, có tính
ổn định và những thuận lợi trong giao hàng, thanh toán…
Hiện nay, trong số các bạn hàng của Việt Nam, Trung Quốc là đối tác lớn
nhất. Với diện tích rộng lớn và dân cư đông đúc, Trung Quốc là quốc gia có lợi thế
về chi phí lao động rẻ động thời lại có nguồn than cốc dồi dào phục vụ cho công
nghiệp sản xuất thép. Chính vì thế, giá thành các sản phẩm thép của Trung Quốc rẻ
hơn so với các đối tác khác, có khả năng cạnh trạnh rất mạnh về giá. Năm 2007,
sản lượng thép của Trung Quốc đạt khoảng hơn 400 triệu tấn, và trong tương lai
không xa, Trung Quốc có khả năng trở thành một trong những quốc gia đứng đần
thế giới về xuất khẩu thép thành phẩm. Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi vốn có,
Trung Quốc cũng vấp phải những khó khăn nhất định. Do quặng trong nước có
hàm lượng sắt không đảm bảo cho việc sản xuất thép nên Trung Quốc phải mở
rộng tìm kiếm từ các nguồn nguyên liệu khác. Hiện nay, trên thế giới có 3 nhà
cung cứng quặng chính là BHP Billiton Ltd Australia, Rio Tinto và Campanhia
Vale do Rio Doce Brazil nắm tới 70% lượng quặng thép giao dịch qua đường biển.
Song liên minh các công ty quốc tế này chỉ ổn định giá quặng cho khu vực của
mình vì thế Trung Quốc phải đầu tư ở các mỏ quặng của Ấn Độ và đặc biệt là các
quốc gia châu Phi nhằm tạo đựng nguồn nguyên liệu ổn định cho ngành công
nghiệp thép của Trung Quốc. Bởi vậy, việc chủ động quặng sắt cho quá trình sản
xuất vẫn đang là vấn đề đáng quan tâm cho ngành thép Trung Quốc. Tuy vậy, đối
với Việt Nam, do khoảng cách địa lý gần nên khả năng cung ứng cũng như các
điều kiện giao hàng khá thuận lợi, ngoài đường biển, các bạn hàng Trung Quốc vẫn
có thể cung cấp sản phẩm cho Việt Nam qua hệ thống đường sắt và đường bộ. Do
vậy , dự đoán trong tương lai, sản lượng thẹp nhập khẩu của Việt Nam vẫn chủ yếu
từ Trung Quốc.

Một nguồn hàng cũng tương đối quan trọng khác của Việt Nam là CHLB
Nga. Tuy cũng là một quốc gia có diện tích lớn song Nga có những điểm khác biệt
rất rõ so với Trung Quốc : không có nguồn than cốc dồi dào phục vụ cho ngành
công nghiệp sản xuất thép cũng như không có nguồn lao động dồi dào, do vậy mà
không thể có được những lợi thế về giá công nhân rẻ, song bù lại, Nga lại là quốc
gia sản xuất quặng sắt lớn thứ 4 trên thế giới, do vậy, đảm bảo tính ổn định cao
trong hoạt động sản xuất và xuất khẩu. Tuy các sản phẩm thép của Nga về mặt giá
thành vẫn không thê hấp dẫn bằng các sản phẩm của Trung Quốc nhưng chất lượng
lại được đánh giá cao hơn, do vậy, trong tương lai, Nga vẫn là đối tác xuất khẩu
thép lớn thứ 2 sau Trung Quốc vào thị trường Việt Nam.
Ngoài các bạn hàng lớn như Trung Quốc và CHLB Nga, Việt Nam còn nhập
khẩu thép từ một số nước như Nhật Bản, Hàn Quốc. Với ưu điểm là sản phẩm thép
đạt chất lượng cao, đáp ứng được những nhu cầu khó tính nhất, thép Nhật Bản và
Hàn Quốc đã đạt được uy tín trên thị trường thế giới. Đây sẽ là những nguồn hàng
nhập khẩu trong tương lai nhằm phục vụ cho việc xây dựng những công trình xây
dựng quan trọng của Việt Nam.
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP
KHẨU THÉP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU KHÓANG
SẢN MINEXPORT
3.2.1. Nhóm giải pháp nhằm khai thác nguồn hàng nhập khẩu thép
Đối với công ty xuất nhập khẩu khoán sản nói chung và đối với hoạt động
nhập khẩu thép của công ty nói riêng thì nguồn hàng nhập khẩu luôn đóng một vai
trò quan trọng, có ý nghĩa rất lớn trong việc quyết định hiệu quả nhập khẩu, mang
lại lợi nhuận cho công ty. Vì thế, việc nghiên cứu, khai thác nguồn cung cấp thép
luôn được công ty đánh giá cao và thực hiện rất cẩn thận, kỹ lưỡng. Tuy nhiên, để
tìm cho mình một nguồn hàng nhập khẩu phù hợp là rất khó khăn bởi mỗi nguồn
hàng ngoài những ưu điểm còn có những nhược điểm nhất định, do đó, công ty cần
lựa chọn cho mình những nguồn cung cấp mà những nhược điểm đó là chấp nhận
được. Khi đã tìm cho mình nguồn hàng phù hợp, vấn đề đặt ra cho công ty là xu
hướng thế giới ngày càng phát triển, và ngày càng có nhiều nguồn cung ứng mới,

liệu các nguồn cung ứng truyền thống có giữ được vị thế như cũ hay không, bởi
vậy, việc mở rộng nguồn hàng là vô cùng cần thiết.
Tuy có nhiều kinh nghiệm thị trường song công ty Minexport vẫn luôn gặp
những khó khăn nhất định trong những thương vụ kinh doanh của mình, nhiều khi
do chưa hiểu biết về nguồn hàng nên công ty phải chịu nhiểu tồn thất và mất mát.
Bởi vậy, sau mỗi lần giao dịch, mua bán, công ty thường rút ra bài học cho mình
về việc tìm kiếm nguồn hàng nhập khẩu phù hợp, từ đó tập trung cho công tác
nghiên cứu, đưa ra các giải pháp cho việc khai thác nguồn nhập khẩu.
3.2.1.1. Giải pháp dự báo nguồn hàng nhập khẩu
Hiện nay, đối tác kinh doanh cũng như nguồn hàng của công ty còn hạn chế,
chủ yếu tập trung vào các quốc gia như Trung Quốc, Nga, Hàn Quốc… Công ty
chưa tạo được cho mình nguồn hàng chính ổn định, có chất lượng, đảm bảo sản
lượng, mẫu mã và chủng loại đa dạng… Theo dự báo của hiệp hội Thép Việt Nam
thì hiện nay có rất nhiều nguồn hàng ổn định và giá cả phải chăng như Thổ Nhĩ
Kỳ, các nước trong khối CIS, Trung Quốc, các nước trong khối ASEAN… Ngoài
việc, công ty chưa có chiến lược tốt để tìm kiếm và mở rộng nguồn hàng như trên
của mình, công ty còn chưa nắm bắt được các thông tin về mặt hàng thép ở các thị
trường Nam Phi và một số khu vực thị trường mới do khâu xử lý thông tin chưa
được thực hiện một cách tốt nhất. Cán bộ nghiên cứu thị trường mới chỉ dừng lại ở
việc quan sát giá cả kết hợp với việc tìm kiếm bàn hàng trước mắt để thực hiện
từng hợp đồng mà chưa dự đoán được chính xác xu hướng biến động giá cả, đặc
biệt với mặt hàng thép, giá cả luôn biến động thất thường. Do đó, công ty cần phải
tăng cường công tác dự báo nguồn hàng. Đây là hoạt động nhằm nâng cao khả
năng nhận biết năng lực mỗi nguồn hàng và tình hình hoạt động của mỗi nguồn
hàng hiện tại và tương lai.
Dự báo thị trường nguồn hàng là đánh giá khả năng của nguồn hàng mà
công ty có thể mua trong kỳ. Xác định rõ đối tượng dự báo là loại nguồn hàng mà
công ty kinh doanh thép nhập khẩu, đây là vấn đề hàng đầu vì đối tượng của dự
báo là phong phú và thường xuyên thay đổi theo yêu cầu cụ thể trong kinh doanh.
Xác định rõ phạm vi của dự báo - vấn để thời hạn của dự báo có ý nghĩa thiết thực

đối với công ty.
• Dự báo ngắn hạn : Thời gian dự báo có thể vài ngày, vài tuần. Dự báo này đòi
hỏi phải chính xác, cụ thể để trực tiếp phục vụ cho chỉ đạo kinh doanh.
• Dự báo trung hạn : Thời gian dự báo từ vài tháng cho đến một hoặt hai năm. Dự
báo này có tính tổng hợp hơn vì nò chỉ ra xu hưỡng hoặc tốc độ phát triển. Nó cũng
có tác động lớn đến việc lập kế hoạch, vạch chính sách về phân phối sản phẩm,
quảng cáo, giá cả, dịch vụ trong hoạt động kinh doanh.
• Dự báo dài hạn : Thời hạn của dự báo từ ba năm trở lên. Đây là những dự báo
tổng hợp, trên những phương huớng chung trong hoạt động của công ty. Nó có tác
dụng lớn trong việc xây dựng các kế hoạch và đề án phát triển kinh doanh, những
chưong trình mục tiêu trong việc phát triển, mở rộng kinh doanh liên kết và thăm
dò nguồn hàng mới.Có rất nhiều phương pháp dự báo thị trường nguồn hàng như :
phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia, phuơng pháp điều
tra, phương pháp thống kê kế toán, phương pháp thử nghiệm, phương pháp điểu tra
ngoại suy…
3.2.1.2. Giải pháp nghiên cứu và mở rộng nguồn hàng nhập khẩu
Trong điều kiện hiện nay, với xu thế cạnh tranh ngày một khốc liệt, việc
nâng cao chất lượng sản phẩm kinh doanh cũng như hiệu quả hoạt động nhập khẩu
là vô cùng quan trọng đối với công ty, và chính yếu tổ nguồn hàng ảnh hưởng trực
tiếp cả hai nhân tố trên. Do đó, công ty cần tập trung tìm kiếm cho mình nguồn
hàng phù hợp, có thể đáp ứng mọi nhu cầu mà công ty đặt ra. Để làm được điều
này, trước tiên công ty cần chú trọng tới công tác thu thập thông tin về nguồn hàng
nhập khẩu sản phẩm. Đối với các nguồn hàng truyền thống vì công ty không có
thông tin phản ánh chính xác sự thay đổi của thị trường nên đôi khi công ty bị rơi
vào tình trạng thua thiệt, mất mát. Ngoài những thị trường truyền thống đã nói ở
trên, trong những năm gần đây xuất hiện nhiều thị trường nhập khẩu mới với nhiểu
ưu đãi nhưng do công tác nghiên cứu thị trường chưa đảm bảo và tâm lý sợ rủi ro
nên công ty chưa thiết lập mối quan hệ với các thị trường này. Đây là hạn chế
không nhỏ trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty, xuất phát từ những
hạn chế trong khâu nghiên cứu nguồn hàng.

Do đó, công ty cần đặt ra những giải pháp nghiên cứu nguồn hàng nhập khẩu
thép một cách hiệu quả nhất, như :
Hiện nay, công tác nghiên cứu thị trường của công ty chưa mang tính
chuyên sâu, công việc này chủ yếu do các cán bộ phòng xuất nhập khẩu thực hiện
nên việc nắm bắt thông tin thị trường còn rất nhiều hạn chế. Ngoài ra, công ty mới
chỉ áp dụng hình thức nghiên cứu thị trường tại bàn, tức là thông tin qua mạng
Internet, các file hồ sơ lưu trữ tại công ty và các ấn phẩm chuyên ngành, các
catalogue quảng cáo của công ty nước ngoài, báo chí, các phương tiện truyền
thông, sách báo kinh tế - tài chính – chính trị … để tiến hành nghiên cứu về nguồn
hàng của mình, do vậy hiệu quả công việc không cao. Công ty cần tổ chức phòng
ban nghiên cứu thị trưòng có tính chuyên sâu và chuyên nghiệp, cần xây dựng đội
ngũ nhân viên nghiên cứu có kiến thức và kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn
cao, có nghiệp vụ và hiểu biết nhất định về sản phẩm thép cũng như các nguồn
cung ứng thép trên thế giới. Đồng thời, nguồn thông tin thu thập, chỉnh lý phải
nhanh nhạy, kip thời và chính xác về nguồn hàng và đối tác giao dịch… Để làm
được điều này, công ty cần khai thác triệt để hệ thống mạng Internet, vì thông
thuờng các thông tin trên mạng được cập nhật rất thường xuyên và đầy đủ. Hiện
nay, tuy công ty đã kết nối mạng Internet nhưng số cán bộ nhân viên sử dụng mạng
chưa nhiều, vì thế việc khai thác thông tin trên mạng còn hạn chế, do vậy, công ty
cần khuyến khích nhân viên khai thác và sử dụng mạng đồng thời đẩy mạnh nâng
cấp để truy cập mạng nhanh chóng, dễ dàng hơn. Tuy nhien, đối với các nguồn
hàng được công ty đánh giá cao và quyết đinh lựa chọn thì các thông tin mà công y
thu thập được tại bàn chỉ là thông tin thứ cấp, chưa đem lại sự chính xác cao, vì
vậy đôi khi không mang lại hiệu quả như ý. Do đó, để hoàn thiện công tác thu thập
thông tin phục vụ cho hoạt động nhập khẩu trên cơ sở xác định nguồn hàng trọng
điểm, công ty cần thiết lập văn phòng đại diện tại thị trường đó. Các đại diện có
nhiệm vụ thường xuyên báo cáo về công ty thông tin cập nhật về biến động của
nguyên vật liệu, sản phẩm nguồn hàng mình phụ trách. Đây là nguồn thông tin có
độ tin cậy cao, không bị bóp méo như những thông tin công ty thu được hiện nay.
Căn cứ vào nguồn thông tin này, ban lãnh đạo sẽ đưa ra quyết định đúng đắn để lựa

chọn nguồn hàng và chủng loại thép nhập khẩu. Đồng thời, công ty cần duy trì
quan hệ và trao đổi thông tin với các đại diện thương mại của Việt Nam ở nước
ngoài, tham khảo ý kiến của các thành viên hiệp hội thươg mại… Ngoài việc
nghiên cứu thị trường nhập khẩu, công ty cũng nên đầu tư nghiên cứu thị trường
vận tải, tín dụng ngân hàng, bảo hiểm – các thị trường có ảnh hưởng lớn và là bức
xúc đối với doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hoạt động kinh doanh nhập
khẩu.
Ngày nay, vấn để mở rộng và quan hệ bạn hàng có tính chất chiến lược để
đáp ứng được nhu cầu rất đa dạng của thị trường. Vì vậy, khi mở rộng thị trường
và tìm kiếm bạn hàng, công ty nên nghiên cứu nguồn hàng bằng nhiều phương
pháp và nguồn thông tin. Trước khi đặt quan hệ với bạn hàng, công ty cần nghiên
cứu kỹ các yếu tố:
• Chất lượng, giá cả sản phẩm thép nhập khẩu
• Chủng loại, mẫu mã sản phẩm
• Khản năng cung ứng và tính ổn định của nguồn hàng

×