Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNO VÀ PTNT CHI NHÁNH BÁCH KHOA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.02 KB, 12 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NHNO VÀ PTNT
CHI NHÁNH BÁCH KHOA
3.1. Định hướng phát triển tín dụng của NHN
o
& PTNT Chi nhánh
Bách Khoa
3.1.1. Định hướng chung từ năm 2008- 2010
Là một ngân hàng thương mại thì vấn đề quan trọng là phải có đủ nguồn vốn
để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các khách hàng. Song nhu cầu đó phải có những
dự án khả thi đem lại hiệu quả kinh tế xã hội thiết thực cho người vay vốn và cho
nền kinh tế, đồng thời đáp ứng được các điều kiện vay vốn theo thể lệ chế độ tín
dụng hiện hành, đặc biệt là điều kiện có khả năng hoàn trả nợ vay cả gốc và lãi.
Với phương châm hoạt động là “đi vay để cho vay”, NHN
o
& PTNT Chi nhánh
Bách Khoa đã có những định hướng chung cho hoạt động kinh doanh từ năm
2008- 2010 như sau:
- Về nguồn vốn: Phải đa dạng hoá các hình thức huy động nhằm thu hút
được khối lượng vốn lớn phục vụ cho quá trình hoạt động.
- Về sử dụng vốn: Mở rộng công tác cho vay đối với mọi loại hình kinh tế
dưới nhiều hình thức khác nhau với phương châm tăng trưởng nhưng phải an toàn
tín dụng.
- Kiên trì đổi mới theo cơ chế thị trường trên cơ sở quan hệ cung cầu vốn
trên địa bàn, đảm bảo lãi suất thực dương và hoạt động kinh doanh có lãi.
- Không ngừng mở rộng quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế, củng cố chữ
tín trong hoạt động kinh doanh để tiếp tục thu hút ngày càng lớn các nguồn vốn tài
trợ uỷ thác đầu tư của nước ngoài.
- Từng bước hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, tạo điều kiện cho hoạt động
kinh doanh đứng vững trong cạnh tranh, hoà nhập với các ngân hàng trên địa bàn
cũng như trên toàn quốc.
3.1.2. Định hướng cụ thể năm 2008


- Nguồn vốn: Tốc độ tăng trưởng 25%
+ Nội tệ đạt 70%
+ Ngoại tệ đạt 30%
Trong đó huy động từ dân cư đạt 55%
- Dư nợ: Tốc độ tăng trưởng 25%
Trong đó: + Trung hạn đạt 20%
+ Ngắn hạn đạt 80%
+ Dư nợ ngoại tệ đạt 30%
- Tỷ lệ nợ xấu < 3%/tổng dư nợ
- Tăng thu dịch vụ: Phấn đấu đạt tỷ lệ 15%/tổng thu nhập ròng
- Kế hoạch tài chính: Đạt tốc độ tăng trưởng 20%
3.2. Giải pháp thực hiện
Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn trong đó mức độ rủi ro cao và tín dụng là
một trong những lĩnh vực có rủi ro cao nhất. Đối với các NHTM Việt Nam, hoạt
động tín dụng đang là một trong những lĩnh vực chiếm tỷ trọng 85 – 90% doanh
thu, nên việc đảm bảo chất lượng tín dụng là vấn đề có tính quyết định đến hiệu
quả kinh doanh của các NHTM. Chính vì vậy, việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp
hữu hiệu để nâng cao chất lượng tín dụng luôn là mục tiêu và là nhân tố quan trọng
nhất để cạnh tranh và phát triển của mỗi NHTM. Để nâng cao chất lượng tín dụng,
ngân hàng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể sau:
3.2.1. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
Trong mọi lĩnh vực, con người là yếu tố quyết định. Trong hoạt động kinh
doanh ngân hàng thì việc đảm bảo chất lượng tín dụng trước hết phải do chính
những cán bộ trực tiếp làm công tác tín dụng thực hiện. Vì vậy, cán bộ tín dụng
không những am hiểu về nghiệp vụ mà còn phải có phẩm chất đạo đức tốt, có khả
năng tiếp cận được với thị trường. Chiến lược để nâng cao chất lượng tín dụng là
tiếp tục đổi mới đội ngũ cán bộ tín dụng, thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn
nghiệp vụ tín dụng. NHN
o
& PTNT Chi nhánh Bách Khoa trong những năm qua đã

rất quan tâm và chú trọng nâng cao trình độ cho cán bộ, đã cử rất nhiều cán bộ đi
học nâng cao trình độ ở các trường đại học, nhờ đó, trình độ cán bộ nói chung và
nghiệp vụ tín dụng nói riêng được nâng lên rõ rệt.
3.2.2. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng
Thẩm định tín dụng là xác định khả năng hay ý muốn của người vay trong
việc hoàn trả tiền vay. Có nhiều yếu tố mà các ngân hàng cần phải xem xét về khả
năng và sự sẵn lòng hoàn trả tiền vay, phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng
tín dụng hay không. Trong đó cần chú ý đến 5 nhân tố quan trọng, đó là năng lực,
uy tín, vốn, tài sản thế chấp và điều kiện hoạt động. Trong các nhân tố này, uy tín
là nhân tố quan trọng nhất. Nếu như khâu thẩm định được thực hiện tốt thì các nhà
quản trị ngân hàng sẽ đưa ra được những quyết sách đúng đắn. Tuy nhiên, để làm
được điều đó, các ngân hàng cần phải:
*Thực hiện thu thập và xử lý thông tin một cách chính xác
- Đối với doanh nghiệp
+ Ngân hàng cần phải biết bản chất các hoạt động của doanh nghiệp, những
sản phẩm nào được sản xuất, được buôn bán, những sản phẩm dịch vụ nào được
đưa ra, được coi là hàng hoá chính hay hàng hoá phụ, phục vụ cho mục đích tiêu
dùng hay sản xuất. Ngoài ra, ngân hàng cũng cần thu thập thông tin về tính ổn định
của nguồn nguyên liệu, lao động, thị trường nơi doanh nghiệp cung ứng sản phẩm.
+ Để có được đầy đủ thông tin về tình trạng tài chính của doanh nghiệp,
ngân hàng phải xem xét báo cáo tài chính, thu thập các thông tin về tình hình vay
trả của đơn vị vay vốn trong quá khứ, để từ đó đưa ra đánh giá về uy tín của đơn vị
vay. Bên cạnh đó, ngân hàng cần điều tra các thông tin từ bên ngoài như điều tra về
nơi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, điều tra từ bạn hàng của đơn
vị vay vốn, các nguồn thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng tại ngân hàng Nhà
nước. Tuy nhiên hoạt động của trung tâm này còn nhiều hạn chế. Vì vậy, ngân
hàng cần trang bị các phương tiện thông tin hiện đại, tập huấn nghiệp vụ cho cán
bộ, làm công tác thu nhập thông tin phòng ngừa rủi ro để tran cứu thông tin về
doanh nghiệp được chinh xác, qua đó ngân từng bước sàng lọc và chọn khách hàng
để đầu tư.

+ Thiết lập mối quan hệ tốt và lâu bền với doanh nghiệp sẽ giúp cho ngân
hàng có điều kiện nắm vững thông tin có liên quan đến khách hàng, đánh giá được
đúng chất lượng khách hàng, tiết kiệm được chi phí thẩm định và kiểm tra giám
sát. Thông qua việc quan hệ thanh toán với ngân hàng, có thể nắm bắt được hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Căn cứ vào số dư trên tài khoản của họ, ngân
hàng biết được khả năng tiềm tàng và chu kỳ sử dụng vốn, cũng như quan hệ của
họ với các bạn hàng trong việc mua nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm. Đây
cũng là cách tốt nhất để thu thập thông tin về doanh nghiệp, là cơ sở để ngân hàng
tiết kiệm chi phí thẩm định và tránh được rủi ro về đạo đức.
- Đối với hộ sản xuất
Nguồn thông tin thu thập chủ yếu là tuổi, trình độ học vấn, đạo đức, khả
năng, kỹ năng lao động, tình hình kinh tế và kinh nghiệm sản xuất, các tệ nạn xã
hội. Ngoài ra cần tìm hiểu thêm qua chính quyền địa phương để xác định rõ thêm
về tư chất của hộ vay. Như vậy, trên cơ sở thông tin đã thu thập được, ngân hàng
tiến hành phân tích và xử lý thông tin để từ đó đưa ra những quyết định chính xác,
có đầu tư hay không.
* Phân tích tài chính đơn vị vay vốn
Việc thường xuyên phân tích tài chính đơn vị vay vốn để hiểu rõ năng lực tài
chính đơn vị, từ đó làm cơ sở đưa ra những phán quyết tín dụng là việc làm hết sức
cần thiết. Chính vì vậy, cán bộ tín dụng cần đi sâu phân tích các khoản phải thu,
phải trả, thu nhập và chi phí, khả năng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, đồng thời tính
toán được hệ thống các chỉ số, đặc biệt là chú trọng các chỉ số đánh giá khả năng
thanh toán.
Nên duy trì phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính của đơn vị
vay vốn 6 tháng 1 lần để kịp thời phân loại khách hàng trong từng thời kỳ, từ đó có
định hướng đầu tư và cơ chế ưu đãi phù hợp.
* Đánh giá tính khả thi của phương án, dự án sản xuất kinh doanh và trình
độ của người điều hành
Dựa vào hồ sơ xin vay của khách hàng và các thông tin thu thập được từ các
nguồn khác nhau, Ngân hàng sẽ tiến hành đánh giá phương án, dự án sản xuất kinh

doanh mà khách hàng sử dụng vốn vay để đầu tư. Bởi phương thức sản xuất kinh
doanh có khả thi, có triển vọng tốt sẽ phần nào đảm bảo vốn vay của ngân hàng
chắc chắn được hoàn trả. Hơn nữa, phương án đem lại hiệu quả hay không phụ
thuộc rất nhiều vào kỹ năng, trình độ và kinh nghiệm của người quản lý. Trong bất
kỳ tình huống khó khăn nào xảy ra trong quá trình sản xuất kinh doanh thì với một
người quản lý năng động, sáng tạo và có kinh nghiệm sẽ có thể giải quyết một cách
nhanh chóng, có hiệu quả. Đây cũng là một yếu tố đáng quan tâm trước khi xem
xét có cho vay hay không.
3.2.3. Tăng cường công tác huy động vốn
Một NHTM mạnh là ngân hàng có nguồn vốn lớn, vì vậy, công tác huy động
vốn tại chỗ có ý nghĩa rất quan trọng. Thời gian qua, với lợi thế của mình, NHN
o
&
PTNT Chi nhánh Bách Khoa đã sử dụng các giải pháp đồng bộ khâu củng cố mạng
lưới đến quảng cáo, tác phong phục vụ đã tạo ra được một lượng vốn lớn. Nếu chỉ
dừng lại ở đố mà không tiếp tục tăng cường thường xuyên các biện pháp tốt thì sẽ
bị thụt lùi, không đủ mạnh để cạnh tranh với các ngân hàng khác. Để làm tốt công
tác huy động vốn, cần làm tốt hơn các giải pháp cụ thể sau:
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền trực tiếp, tuyên truyền qua mạng
lưới thông tin đại chúng, vận dụng các hình thức huy động thích hợp để khuyến
khích khách hàng gửi tiền, đảm bảo sự ổn định và tăng cường được nguồn vốn.
- Cải tiến và thay đổi phong cách giao dịch, lề lối làm việc, giải quyết nhanh
và chính xác mọi công việc, không để làm mất thời gian của khách hàng.
3.2.4. Tăng cường kiểm tra, giám sát các khoản vay
Các khoản tín dụng thực sự có hiệu quả phải là những khoản cho vay ra
được thu hồi về đúng kỳ hạn. Muốn vậy, cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm
tra trước, trong và sau khi cho vay. Đây là những bướ thực hiện đúng theo quy
trình nghiệp vụ vì thông qua kiểm tra mới có thể biết được khách hàng sử dụng
vốn vay như thế nào ? kết quả sản xuất kinh doanh ra sao ?
Để giải quyết vấn đề này, trong thời gian tới, ngân hàng cần quan tâm hơn

nữa đến công tác kiểm tra kiểm soát, tổ chức các đợt kiểm tra điểm, kiểm tra chéo
nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng. Công tác kiểm tra giám sát
không chỉ đơn thuần là kiểm tra khách hàng mà còn là để phát hiện những thiếu sót
chủ quan từ phía Ngân hàng, qua đó có những biện pháp uốn nắn cán bộ chủ chốt
kịp thời.
3.2.5. Giải quyết tốt các khoản nợ quá hạn
Trong những năm quá, các NHTM nói chung có tỷ lệ nợ quá hạn lớn và có
xu hướng gia tăng. Việc giải quyết như thế nào là vấn đề các NHTM còn nhiều
lúng túng.
Cần phải có những biện pháp chỉ đạo cụ thể để thu hồi được nợ trong thời
gian nhanh nhất. Việc đầu tiên là phải phân tích các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi
để tìm hiều nguyên nhân phát sinh, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp, cụ thể
là :
+ Nếu những khách hàng có khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng do những
nguyên nhân bất khả kháng thì có thể áp dụng các chế tài tín dụng như gia hạn nợ,
giảm nợ hoặc là thu nợ dần.
+ Nếu những khách hàng cố tình chây ỳ, không chịu trả nợ ngân hàng thì
phối hợp với chính quyền địa phương, xử lý tín dụng để thu hồi nợ hoặc khởi kiện
trước pháp luật. Cán bộ tín dụng phải kiên trì bám sát khách hàng để đôn đốc thu
hồi nợ quá hạn và đề xuất các biện pháp xử lý nợ.
+ Kiểm tra, củng cố hồ sơ vay vốn, hồ sơ tài sản bảo đảm tiền vay của các
khoản nợ quá hạn, xử lý dứt điểm từng bước theo đúng quy trình nghiệp vụ và các
quy định của pháp luật, làm cơ sở cho việc xử lý nợ theo văn bản 238 của NHN
o
&
PTNT Việt Nam.
+ Mạnh dạn áp dụng các cơ chế tài chính cho phép để giải quyết các khoản
nợ tồn đọng một cách có hiệu quả, cụ thể là khi phát sinh nợ quá hạn, nợ khó đòi
mà ngân hàng đã xiết nợ bằng tài sản. Những tài sản đó có đủ hồ sơ pháp lý hợp
pháp thì thực hiện pháp mại. Trường hợp tài sản xiết nợ bán chậm hoặc khó bán thì

ngân hàng được phép cho thuê tài sản hoặc sử dụng vào mục đích phục vụ sản xuất
kinh doanh, tạo nguồn thu bù đắp khoản vay bị rủi ro. Trường hợp đã xử lý hết tài
sản mà vẫn còn nợ thì đề nghị xử lý theo văn bản 238 của NHN
o
& PTNT Việt
Nam.
3.2.6. Quản lý rủi ro

×