Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Những vấn đề chung về hiệu quả cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.84 KB, 17 trang )

Những vấn đề chung về hiệu quả cho vay doanh nghiệp của
Ngân hàng thương mại
1.1 Hoạt động cơ bản của NHTM
1.1.1 Khái niệm và vai trò
NHTM là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Có
nhiều cách để định nghĩa NHTM. Tuy nhiên một cách tổng quát nhất, NHTM được
định nghĩa là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ. Theo đó NHTM là tổ
chức kinh tế rất đặc thù với hoạt động rất đa dạng, phong phú và cũng hết sưc phức
tạp.
NHTM thực hiện một số chức năng chính sau:
• Trung gian tài chính
Với chức năng này, NHTM chuyển các khoản tiết kiệm, chủ yếu từ các hộ gia
đình, thành khoản tín dụng cho các tổ chức kinh doanh và các thành phần khác để
đầu tư.
• Tạo phương tiện thanh toán
Đây là một chức năng hết sức đặc thù của riêng hệ thống ngân hàng. Thông qua
chức năng trung gian thanh toán và trung gian tài chính ngân hàng tạo ra một
lượng tiền lớn cho nền kinh tế để làm phương tiện thanh toán. Từ đó, NHTW có
thể thông qua hệ thống NHTM để thực hiện việc kiểm soát lượng tiền trong lưu
thông.
• Trung gian thanh toán
Ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua hàng hoá và
dịch vụ thông qua các phương thức thanh toán bằng tiền mặt và không bằng tiền
mặt như: Séc, thẻ thanh toán, uỷ nhiệm chi, nhờ thu...
Để thực hiện ba chức năng cơ bản trên , Ngân hàng thực hiện cung cấp các dịch
vụ cho khách hàng của mình.
1.1.2 Các hoạt động cơ bản của ngân hàng
1.1.2.1 Huy động tiền gửi
Ngân hàng thực hiện huy động tiền gửi tạm thời nhàn rỗi trong dân cư và trả lãi
cho tiền gửi như là chi phí cho việc sử dụng vốn hay là phần thưởng cho khách
hàng về việc sẵn sàng hi sinh nhu cầu tiêu dùng trước mắt và cho phép ngân hàng


sử dụng tạm thời để kinh doanh.
Tiền gửi là nguồn vốn thường xuyên và có vai trò quan trọng cho sự tồn tại và
phát triển của ngân hàng.
Tiền gửi được chia thành hai loại chính là tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết
kiệm
- Tiền gửi thanh toán là những khoản tiền mà khách hàng gửi vào ngân hàng
với mục đích sử dụng cho hoạt động thanh toán thông qua các dịch vụ thanh toán
mà ngân hàng cung cấp. Chính vì vậy các khoản tiền này thường không đựoc ngân
hàng trả lãi hoặc lãi suất rất thấp. Tuy nhiên, tiền gửi thanh toán lại là nguồn vốn
có tỉ trọng lớn trong cơ cấu vốn của ngân hàng và thường có số dư lớn.
- Tiền gửi tiết kiệm là những khoản tiền mà khách hàng tạm thời chưa có
nhu cầu sử dụng gửi vào ngân hàng để bảo quản và hưởng lãi. Vì vậy các khoản
tiết kiệm thường đựoc ngân hàng trả lãi cao. Hiện nay nguồn vốn này ngày càng
khan hiếm, dẫn đến các ngân hàng thường phải chạy đua trong việc ra tăng lãi suất
để thu hút nguồn tiền nhiều hơn.
1.1.2.2 Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động truyền thống của NHTM.
Tín dụng đựơc hiểu là quan hệ vay mượn. Do vậy, tín dụng ngân hàng là quan hệ
vay mượn phát sinh giữa người cho vay là ngân hàng và người vay là khách hàng.
Theo đó Ngân hàng thực hiện cấp tín dụng cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu
sử dụng vón trong nền kinh tế ; thông qua đó thực hiện chức năng trung gian tài
chính của ngân hàng.
Hoạt động tín dụng là hoạt động đa dạng và phức tạp, mang lại nhiều lợi nhuận
và cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất cho ngân hàng
Các loại hình tín dụng của ngân hàng
• Chiết khấu thương phiếu:
Thương phiếu là giấy nợ phát sinh từ hoạt động tín dụng thương mại giữa các tổ
chức kinh tế.
Chiết khấu thương phiếu là nghiệp vụ mà ngân hàng sẽ mua lại các thương
phiếu trứơc khi nó đến hạn tại một mức giá theo thoả thuận để đáp ứng nhu cầu về

vốn cho doanh nghiệp.
• Bảo lãnh:
Bảo lãnh của ngân hàng là cam kết của ngân hàng đưới hình thức thư bảo lãnh
thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay chi khách hàng của ngân
hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết.
Các loại bảo lãnh phân theo mục tiêu:
- Bảo lãnh đảm bảo tham gia dự thầu: là cam kết của ngân hàng với chủ đầu
tư hay chủ thầu về việc trả tiền phạt thay cho bên dự thầu nếu bên dự thầu vi phạm
các qui định trong hợp đồn dự thầu
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: là cam kết của ngân hàng về việc chi trả tổn
thất thay cho khách hàng nếu khách hàng không thực hiện đầy đủ hợp đồng như
cam kết, gây tổn thất cho bên thứ ba.
- Bảo lãnh bảo đảm hoàn trả tiền ứng truớc : Là cam kết của ngân hàng về
việc sẽ trả tiền ứng trước cho bên mua( người hưởng bảo lãnh) nếu bên cung cấp
( người đựơc bảo lãnh) không trả.
- Bảo lãnh đảm bảo thanh toán: là cam kết của ngân hàng về việc sẽ thanh
toán tiền theo đúng hợp đồng thanh toán cho người thụ hưởng nếu khách hàng của
ngân hàng không thanh toán đủ.
• Cho thuê tài sản
Để đáp ứng nhu cầu tín dụng ngày càng đa dạng của khách hàng, ngân hàng
cung cấp dịch vụ cho thuê( thuê mua) tài sản.
Cho thuê tài sản là nghiệp vụ ngân hàng mua hoặc thuê tài sản theo yêu cầu
của khách hàng để cho khách hàng thuê lại, trong điều kiện khách hàng không
muốn hoặc chưa đủ khả năng để mua.
Cho thuê tài sản bao gồm các hình thức:
- Ngân hàng mua tài sản để cho thuê
- Ngân hàng mua tài sản của người đi thuê để cho thuê lại
- Ngân hàng thuê tài sản để cho thuê hoặc mua trả góp tài sản đề cho thuê
• Cho vay
Cho vay là một nghiệp vụ tín dụng điển hình của NHTM. Nghiệp vụ này sẽ đựơc

nghiên cứu cụ thể ở mục hai của phần này.
1.1.2.3 Các hoạt động khác
• Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán
Khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, ngân hàng không chỉ bảo quản mà còn
thực hiện các lệnh chi trả cho khách hàng.
Chức năng thanh toán là một trong những cở sở đầu tiên để hình thành nên hệ
thống ngân hàng. Đây cũng là một chức năng căn bản để phân biệt hoạt động của
ngân hàng với các tổ chức tài chính khác.
• Quản lý ngân quĩ
Các ngân hàng mở tài khoản và giữ tiền của phần lớn các doanh nghiệp và các
nhân. Nhờ đó ngân hàng thường có mối liên hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng. Do
có kinh nghiệm trong quản lý ngân quĩ và khẳ năng trong việc thu ngân, nhiều
ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng dịch vụ quản lý ngân quỹ, trong đó ngân
hàng đồng ý quản lý việc thu và chi cho một công ty kinh doanh và tiến hành đầu
tư phần quan thặng dư tiền mặt tamk thời vào các chứng khoán sinh lợi và tín dụng
ngắn hạn cho đến khi khách hàng cần tiền mặt để thanh toán.
• Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn
Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng có nhiều kinh nghiệm trong
lĩnh vực này nên ngân hàng thực hiện quản lý tài sản và quản lý các hoạt động tái
chính hộ khách hàng.
Các nghiệp vụ uỷ thác như : uỷ thác vay hộ, uỷ thác cho vay hộ, uỷ thác phát
hành, uỷ thác về đầu tư...Tư vấn về đầu tư, quản lý tài chính.v.v...
1.2 Hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
1.2.1 Khái niệm và vai trò
Khái niệm: Cho vay trong hoạt động của NHTM là cam kết giữa ngân hàng và
khách hàng, theo đó ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng một khoản vốn cùng
với các điều kiện đi kèm.
Vai trò của hoạt động cho vay: Cho vay là một hoạt dộng tín dụng điển hình của
NHTM có vai trò quan trọng trong hoạt động của NHTM nói riêng, khách hàng và
nền kinh tế nói chung.

- Đối với ngân hàng
Hoạt động cho vay đảm bảo cho ngân hàng thực hiện đầy đủ chức năng trung
gian tài chính của mình đối với nền kinh tế. Mặt khác hoạt động cho vay luôn
chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản của ngân hàng và cũng là khoản mục mang
lại lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng. Do vậy hoạt động cho vay của ngân hàng đóng
vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của NHTM.
- Đối với khách hàng
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục các doanh nghiệp luôn
đòi hỏi phải có một lượng vốn đủ lớn. Bên cạnh nguồn vón tự có( vốn chủ) và tín
dụng thương mại, nguồn vốn vay từ ngân hàng từ lâu đã trở thành một nguồn vốn
thường xuyên và quan trọng cho doanh nghiệp, quyết định sự tồn tại và phát triển
của rất nhiều doanh nghiệp.
- Đối với nền kinh tế
Ngân hàng với chức năng trung gian tài chính và tạo tiền, đã chuyển nguồn vốn
từ tay người chưa có nhu cầu sang người có nhu cầu sử dụng. Thông qua hoạt động
cho vay, ngân hàng đã cung cấp một lượng vốn lớn cho nền kinh tế để biến tiết
kiệm thành đâu tư. Qua đó góp phần duy trì sự tồn tại và phát triển của cả nền kinh
tế.
1.2.2 Các loại hình cho vay của NHTM

×