Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN TỬ GIẢNG VÕ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.49 KB, 3 trang )

GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN ĐIỆN TỬ GIẢNG VÕ.
Việc đầu tiên mà doanh nghiệp phải thực hiện trong những năm tiếp theo để
giảm thiểu rủi ro trong thanh toán là phải có những biện pháp làm lành mạnh tình
hình tài chính. Để đạt được điều đó thì công ty cần phải cải thiện hơn nữa tình hình thanh toán
và khả năng thanh toán, đặc biệt là khả năng thanh toán bằng tiền. Việc quan trọng nhất là công ty
phải quản trị tốt tiền mặt và khoản phải thu. Việc quản trị tốt các khoản mục này một mặt sẽ giúp
cho công ty giảm lượng vốn bị ứ đọng và nguồn vốn bị chiếm dụng, mặt khác có thể tận dụng các
khoản vốn này một cách hiệu quả cao hơn vào sản xuất hoặc dùng để đáp ứng một cách kịp thời
việc thanh toán, tránh tình trạng thanh toán chậm trễ làm mất lòng tin với các nhà cung cấp và các
nhà cho vay.
1. Quản trị khoản phải thu.
Muốn quản trị tốt các khoản phải thu, công ty phải có chính sách tín dụng tốt, chính sách
tín dụng này liên quan đến mức độ, chất lượng và độ rủi ro của doanh thu. Chính sách tín dụng bao
gồm các yếu tố như: Tiêu chuẩn bán chịu, thời hạn bán chịu, thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết
khấu… Việc hạ thấp tiêu chuẩn bán chịu hoặc mở rộng thời hạn bán chịu hay tăng tỷ lệ chiết khấu
đều có thể làm cho doanh thu và lợi nhuận tăng, đồng thời kéo theo các khoản phải thu cùng với
những chi phí đi kèm các khoản phải thu này cũng tăng và có nguy cơ phát sinh nợ khó đòi. Vì thế,
khi công ty quyết định thay đổi một yếu tố nào cũng cần cân nhắc, giữa lợi nhuận mà công ty có
thể thu được với mức rủi ro do gia tăng nợ không thể thu hồi mà doanh nghiệp phải đối mặt để có
thể đưa ra chính sách tín dụng phù hợp.
Ngoài ra công ty cần chú ý đến các mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp, cần quan
tâm đến việc phân tích uy tín của khách hàng trước khi quyết định có nên bán chịu cho khách hàng
đó hay không. Công ty cũng cần thực hiện tốt việc phân loại khách hàng để với mỗi nhóm khách
hàng khác nhau sẽ được hưởng những chính sách tín dụng thương mại khác nhau.
Để có thể giảm bớt các khoản phải thu, công ty có thể áp dụng một số biện pháp như: khi
ký hợp đồng với khách hàng, công ty nên đưa vào một số ràng buộc trong điều khoản thanh toán
hoặc một số ưu đãi nếu khách hàng trả tiền sớm. Như vậy vừa giúp khách hàng sớm thanh toán nợ
cho công ty lại vừa là hình thức khuyến mãi giúp giữ chân khách hàng lại với công ty.
Bên cạnh đó, công ty phải thực hiện các biện pháp kiên quyết trong thu hồi các
khoản phải thu như gửi giấy báo nợ hoặc sử dụng các biện pháp giải quyết tại tòa


án theo luật định.
Việc theo dõi các khoản phải thu thường xuyên sẽ xác định được đúng thực trạng của
chúng và đánh giá chính xác được tính hữu hiệu của các chính sách tài chính. Từ đó nhận diện
được những khoản tín dụng có vấn đề và thu thập được những tín hiệu để quản lý những khoản
hao hụt.
2. Quản trị tiền mặt.
Doanh nghiệp cần đẩy mạnh tốc độ thu hồi tiền mặt bằng cách đem lại cho khách hàng
những khoản lợi để khuyến khích họ trả nợ. Bên cạnh đó, áp dụng những chính sách chiết khấu
đối với những khoản thanh toán trước hay đúng hạn vì nợ càng được thanh toán tốt thì tiền đưa
vào quá trình sản xuất kinh doanh càng nhanh.
Doanh nghiệp cũng cần hoạch định ngân sách tiền mặt, thiết lập mức quỹ tồn tiền mặt.
Doanh nghiệp có thể đầu tư các khoản tiền tạm thời nhàn rỗi bằng cách mua chứng khoán ngắn
hạn cho tới khi tiền được huy động vào kinh doanh.
KẾT LUẬN
Cùng với sự chuyển đổi của nền kinh tế và xu thế hội nhập, hiệu quả hoạt
động kinh doanh ngày càng trở thành mục tiêu lâu dài cần đạt tới của doanh
nghiệp. Đối với mỗi doanh nghiệp, hiệu quả hoạt động kinh doanh thể hiện ở nhiều
mặt và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó vấn đề về khả năng thanh toán là một
trong những yếu tố hết sức quan trọng. Việc phân tích tình hình và khả năng thanh
toán của doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản lý nhìn thấy trước được những rủi
ro đang tiềm ẩn trong hoạt động kinh doanh của mình, chuẩn đoán một cách đúng
đắn nguy cơ trước mắt mà doanh nghiệp sẽ phải đối diện, từ đó có những điều
chỉnh kịp thời làm lành mạnh khả năng thanh toán cũng như tình hình tài chính của
doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển.
Qua một thời gian thực tập và phân tích về khả năng thanh toán của Công ty
cổ phần Điện Tử Giảng Võ, nhìn chung em thấy nguồn vốn của công ty chưa được
sử dụng một cách hiệu quả, các khoản phải thu và khoản phải trả đều cao, làm cho
doanh nghiệp rất khó khăn trong vấn đề thanh toán và sử dụng vốn hiệu quả. Do đó
trong các năm kế tiếp, công ty nên chú trọng để khắc phục những yếu kém nhằm
nâng cao chất lượng, uy tín của công ty, giúp công ty đứng vững và phát triển trong

tương lai.
Một lần nữa em xin cảm ơn cô Lê Hương Lan đã hướng dẫn em trong suốt
quá trình thực tập và làm chuyên đề; xin cảm ơn các cô bác, anh chị tại phòng Kế
toán công ty Cổ phần Điện Tử Giảng Võ đã cung cấp tư liệu và thông tin để giúp
em hoàn thành chuyên đề này.

×