Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Nghiên cứu đánh giá máy gây mê bệnh viện đa khoa tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

Trần Đăng Khoa

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MÁY GÂY MÊ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Chuyên ngành: KỸ THUẬT Y SINH

Hà Nội – 2019

i


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

Trần Đăng Khoa

TÊN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MÁY GÂY MÊ
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH PHÚ THỌ

Chuyên ngành : KỸ THUẬT Y SINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. Nguyễn Phan Kiên

Hà Nội – 2019

ii


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn : …………………………………........……………..
Đề tài luận văn: ………………………………………….....……………...............….
Chuyên ngành:……………………………...…………………........................…..........
Mã số SV:………………………………….. …………………....................................…...
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác
nhận tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng
ngày….........................………… với các nội dung sau:
……………………………………………………………………………………………………..…………
…………………………………………………………………………………………..……………………
………………………………………………………………………………..………………………………
……………………………………………………………………..…………………………………………
…………………………………………………………..……………………………………………………
………………………………………………..………………………………………………………………

Ngày

Giáo viên hƣớng dẫn


tháng

năm

Tác giả luận văn

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

iii


MỤC LỤC

MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH HÌNH .................................................................................................... vi
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................viii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... ix
Chƣơng I: CƠ SỞ GÂY MÊ ........................................................................................ 1
1.1. Khái niệm và cơ chế gây mê ........................................................................................... 1
1.1.1. Khái niệm và lịch sử gây mê .................................................................................... 1
1.1.2. Cơ chế mê ................................................................................................................. 4
1.2. Các phương pháp gây mê tồn thân, một số loại thuốc mê hơ hấp. ............................... 6
1.3. Gây mê qua đường hô hấp ............................................................................................ 11

Chƣơng II: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY GÂY MÊ KÈM THỞ ...... 13
2.1. Giới thiệu máy gây mê kèm thở .................................................................................... 13
2.2. Sơ đồ khối, nguyên lý chung của một máy gây mê ...................................................... 14
2.2.1. Sơ đồ khối một máy gây mê hiện đại ..................................................................... 14
2.2.2. Nguyên lý cơ bản của một máy gây mê kèm thở ................................................... 15
2.3. Hệ thống phân phối khí cho máy gây mê...................................................................... 16

2.3.1. Tổng quan hệ thống khí và các ổ khí đầu vào cho máy mê thở ............................. 17
2.3.2. Lưu lượng kế và van kim điều chỉnh lưu lượng ..................................................... 21
2.3.3. Bình hóa hơi (vaporizer): ........................................................................................ 23
2.3.4. Van kiểm tra (check valve) ..................................................................................... 24
2.3.5. Vị trí thốt khí chung và oxy khẩn ......................................................................... 24
2.4. Hệ thống đường thở khi gây mê .................................................................................... 25
2.4.1. Chế độ Túi khí ........................................................................................................ 25
2.4.2. Chế độ auto (thở máy) ............................................................................................ 27
2.5. Máy giúp thở ................................................................................................................. 28
2.6. Hệ thống thải khí ........................................................................................................... 28
2.7. So sánh chức năng giữa các dòng máy gây mê kèm thở .............................................. 28
2.8. Nguyên lý hệ thống đường thở của một số máy gây mê kèm thở hiện đại................... 29

iv


2.8.1. Đường thở máy gây mê dragger Narkomed AV2+ ................................................ 29
2.8.2. Đường thở máy gây mê Datex Ohmeda 7900 ........................................................ 31
2.8.3. Đường thở máy gây mê Datex Ohmeda S/5 ADU ................................................. 32
2.8.4. Đường thở máy gây mê Drager 6400 ..................................................................... 34

Chƣơng 3: MỘT SỐ LOẠI MÁY GÂY MÊ KÈM THỞ CÓ TẠI BỆNH
VIỆN ............................................................................................................................. 36
3.1. Máy gây mê kèm thở Dorf-500 Muraco ....................................................................... 36
3.1.1. Các bộ phận chính .................................................................................................. 36
3.1.2. Thông số kỹ thuật ................................................................................................... 37
3.2. Máy gây mê kèm thở Fabius GS Draeger ..................................................................... 38
3.2.1. Đặc tính kỹ thuật ..................................................................................................... 38
3.2.2. Các bộ phận chính .................................................................................................. 38
3.3. Máy gây mê kèm thở Neptune ...................................................................................... 39

3.3.1. Đặc tính kỹ thuật ..................................................................................................... 39
3.3.2. Các bộ phận chính .................................................................................................. 40
3.4. Máy gây mê Blease Focus. ........................................................................................... 41

Chƣơng 4. Đánh giá hiệu quả đầu tƣ thiết bị gây mê kèm thở tại bệnh viện
đa khoa tỉnh Phú Thọ.................................................................................................. 46
4.1. Giới thiệu chung ............................................................................................................ 46
4.2. Đánh giá ý nghĩa, tiềm năng kinh tế của việc đầu tư thiết bị ........................................ 48
4.2.1. Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án đầu tư........................................................... 49
4.2.2. Kết luận tổng hợp về các chỉ tiêu đánh giá dự án đầu tư thiết bị ........................... 61

KẾT LUẬN .................................................................................................................. 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 63

v


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1: Hình dạng bên ngồi của một máy gây mê hiện đại ............................................... 13
Hình 2.2: Sơ đồ khối làm việc của một máy gây mê hiện đại ................................................. 14
Hình 2.3: Sơ đồ nguyên lý hoạt động cơ bản của máy gây mê kèm thở ................................. 15
Hình 2.4: Hệ thống đường ống phân phối khí của máy gây mê Datex-Ohmeda Aestiva ....... 16
Hình 2.5: Hệ thống đường ống phân phối khí của máy gây mê Narkomed Drager ................ 17
Hình 2.6: Các đầu cắm lấy khí tường bệnh viện (Các thiết bị đầu cuối ngoại vi) .................. 19
Hình 2.7: PISS của khí O2, N2O, CO2 (thứ tự từ trái sang phải) ............................................. 20
Hình 2.8: Nguyên lý hoạt động Shut off valve........................................................................ 21
Hình 2.9: Nguyên lý hoạt động van OFPD ............................................................................. 21
Hình 2.10: Flowmeter của hãng Datex Ohmeda ..................................................................... 22
Hình 2.11: Flowmeter của hãng Narkomed Drager ................................................................ 22
Hình 2.12: Một vài loại phao trong Flowmeter ....................................................................... 23

Hình 2.13: Cách đọc chỉ số 1 vài loại phao ............................................................................. 23
Hình 2.14: Một số loại bình hóa hơi ........................................................................................ 24
Hình 2.15: Đường đi của khí trong chu kỳ thở ra ................................................................... 25
Hình 2.16: Đường đi của khí trong chu kỳ hít vào (bệnh nhân hít tự nhiên) .......................... 26
Hình 2.17: Đường đi của khí trong chu kỳ hít vào (thở hỗ trợ từ bác sĩ) ................................ 26
Hình 2.18: Ngun lý đường khí mode thở auto máy gây mê Datex Ohmeda ....................... 27
Hình 2.19: Nguyên lý đường khí mode thở auto máy gây mê Narkomed Drager .................. 27
Hình 3.1: Máy gây mê Dorf-500 nhìn từ mặt trước ................................................................ 36
Hình 3.2: Máy gây mê Drager nhìn từ mặt trước .................................................................... 39
Hình 3.2: Máy gây mê Neptune nhìn từ mặt trước ................................................................. 41
Hình 3.3. Cấu tạo của Bleasefocus .......................................................................................... 42
Hình 3.4. Mặt sau của máy ...................................................................................................... 43

vi


Hình 4.1: Q trình phân tích và ra quyết định đầu tư ............................................................ 50

vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1: Chuẩn các bình khí phụ................................................................................. 20
Bảng 2.2: Chức năng của các dòng máy gây mê ........................................................... 28

viii


LỜI MỞ ĐẦU
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ là bệnh viện cao nhất của tỉnh Phú Thọ, được

xếp vào viện hạng I với qui mô 2000 giường bệnh, tổng số cán bộ bệnh viện 1564 cán
bộ trong đó tiến sỹ 02, Bác sỹ và dược đại học 522, điều dưỡng 781 cán bộ khác 266.
Bệnh viện có 40 khoa phòng, 10 trung tâm: Trung tâm Ung bướu, Trung tâm
Khám chữa bệnh, Trung tâm Chất lượng cao, Trung tâm Tim mạch, Trung tâm xét
nghiệm, Trung tâm Huyết học truyền máu, Trung tâm Đột quỵ, Trung tâm Thận nhân
tạo, Trung tâm Sản nhi. Với trang thiết bị hiện đại đóng góp vào cơng tác chẩn đốn và
điều trị.
Khoa gây mê được thiết kế 10 phịng mổ khép kín với trang thiết bị hiện đại,
trong đó 10 máy gây mê kèm thở đáp ứng được khối ngoại khoa trong bệnh viện, giảm
tải bệnh nhân tuyến trên. Do đó, việc đầu tư thiết bị gây mê kèm thở là yêu cầu cấp
thiết đối với bệnh viện.

ix


Chƣơng I: CƠ SỞ GÂY MÊ
1.1. Khái niệm và cơ chế gây mê
1.1.1. Khái niệm và lịch sử gây mê
Gây mê là phương pháp vơ cảm nhằm mục đích làm mất tạm thời ý thức, cảm
giác, các phản xạ bằng các thuốc mê tác động lên hệ thần kinh trung ương.
Trước năm 1846, phẫu thuật thường không nhiều, do hiểu biết về sinh lý bệnh
& chỉ định để điều trị bằng phẫu thuật còn sơ đẳng. Kỹ thuật tiệt trùng & ngăn ngừa
nhiễm trùng vết mổ còn chưa được biết đến, cộng thêm sự chưa làm mất cảm giác
được hoàn tồn đã là một trở ngại chính. Vì tất cả những yếu tố này mà mổ thì ít, mà
số tai biến hoặc người bệnh chết trong mổ lại cao. Do đặc điểm đó, phẫu thuật có xu
hướng tự nhiên chỉ là mổ cấp cứu, ví dụ, cắt cụt chi khi gãy hở hoặc dẫn lưu ổ áp-xe.
Mổ lớn với kỹ thuật cẩn thận không thể tiến hành trên bệnh nhân bởi khơng làm giảm
đau được thích đáng.
Một vài phương thức làm giảm đau cho phẫu thuật đã được dùng (như cho uống
rượu say, dùng lá hasit & dẫn xuất của thuốc phiện). Thỉnh thoảng phương pháp vật lý

cũng được sử dụng để làm giảm đau (như gói chân tay trong băng hoặc làm thiếu máu
với một garô). Làm mất tri giác thì bằng cách đánh mạnh vào đầu hoặc bóp cổ cho
nghẹt mạch máu để làm mê man, dĩ nhiên phải trả giá khá đắt. Phương pháp phổ biến
nhất thường được sử dụng để đạt được yên tĩnh trong khi mổ đơn giản là dùng sức
mạnh để kiềm chế bệnh nhân.
W.T. G. Morton, một nha sĩ Boston (còn đang là một sinh viên y khoa), đã tìm
hiểu những hiệu quả gây mê của ete, đánh giá nó có nhiều hứa hẹn, đã thực hành trên
động vật và sau đó trên người. Cuối cùng, ơng thỉnh cầu sự trình diễn để chấp nhận
được sử dụng thuốc một cách công khai như một nhà gây mê phẫu thuật vào ngày 16
tháng 10 năm 1846. Henry J. Bigelow, một nhà phẫu thuật nổi tiếng có mặt trong buổi
trình diễn đã bình luận, "Sự kiện tơi đã thấy hơm nay sẽ lan đi tồn thế giới". Morton
được công nhận người đầu tiên phát minh trị liệu gây mê.
Giai đoạn sau năm 1846, ete đã là một thuốc mê lý tưởng đầu tiên. Nó hỗ trợ cả
hơ hấp và tuần hồn - là những đặc tính cốt tử ở thời kỳ sinh lý học con người còn
chưa được hiểu biết đầy đủ. Thuốc mê tiếp theo được sử dụng rộng rãi là clorofom; rồi
Nitrous Oxyt (mà ngày nay vẫn được sử dụng rộng rãi), và Cyclopropane có lẽ là
thuốc được sử dụng rộng nhất trong gây mê cho khoảng 30 năm tiếp theo.
Tuy nhiên, với hồn cảnh ngày càng tăng nguy cơ cháy-nổ trong phịng mổ;
Halothane, một thuốc gây mê không cháy nổ đã được giới thiệu trong thực hành lâm
sàng vào năm 1956; nó đã cách mạng hóa phương thức gây mê hơ hấp. Hầu hết những
thuốc mới hơn đều được làm theo mẫu của Halothane.

1


Các thuốc giãn cơ (neuromuscular blocking agents) như Curare, với hình thức
thơ đã được thổ dân Nam Mỹ dùng như một thuốc độc tẩm vào mũi tên của họ. Vào
thập kỷ 1940, các nhà gây mê đã sử dụng Curare để làm giãn cơ - điều mà trước đây
chỉ đạt được với mê ở mức sâu. Hơn 6 năm sau nhiều thuốc tổng hợp thay thế đã được
sử dụng trên lâm sàng.

Năm 1935, Lundy chứng minh tác dụng lâm sàng hữu ích của Thiopental, một
thiobarbiturat tác dụng nhanh đã được sử dụng như một thuốc mê đơn độc, nhưng
những liều đủ hiệu quả mê lại làm suy sụp trầm trọng tuần hồn, hơ hấp & hệ thần
kinh... Dĩ nhiên, thiopental đến nay vẫn được chấp nhận như là một thuốc dùng để
khởi mê nhanh chóng trong các phương thức gây mê.
Các thuốc được giới thiệu trong những năm gần đây khá nhiều như: Etomidate,
isoflurane, Ketamine (Corssen & Domino,1966), propofol (Key,1977)... Nhưng thuốc
mê hơi mới với phương thức "Low flow"; phương thức sử dụng các opioids tác dụng
ngắn truyền hằng định trong tĩnh mạch (với hoặc không dùng thuốc mê hơi hiệu lực
mạnh) & Sự phối hợp như một phương thức gây mê hồn tồn chỉ dùng các thuốc
khơng bốc hơi (Total intravenous Anesthesia – TIVA / gây mê tĩnh mạch theo nồng độ
- AIVOC), là một xu hướng được nghiên cứu, ứng dụng ngày một rộng rãi vì những
ưu điểm (hiệu lực, an tồn, mơi trường...) & nhờ các tiến bộ khoa học công nghệ áp
dụng rộng rãi trong y tế đang là một phát triển lý thú hiện thời trong thực hành gây mê.
Lịch sử gây mê tại Việt Nam
Trước 1954, ở vùng kháng chiến, đa số mổ với gây tê tại chỗ bằng novocaine, ở
bệnh viện hậu phương có mê ether, cloroform mask hở hoặc mask ombredane, mổ sâu
dùng thêm Morphine mua ở vùng tạm chiếm. 1952 Dược sĩ Lê Quang Toàn cục quân y
sản xuất được chloroform. 1953-1954 do thu được chiến lợi phẩm nên đã sử dụng gây
mê tĩnh mạch bằng thiopental (nesdonal) đơn thuần, nhưng tai biến khá nhiều (một
phần do dùng nồng độ cao 5%). Hồi sức cơ bản với huyết thanh tiêm dưới da, khơng
có cơ sở nào truyền máu.
Ở vùng tạm chiếm, có dùng tê, mê mask hở, mask Ombredane & mê ether vịng
hở, nửa kín qua mask; thuốc chính là ether, chloroform, chlorua etyle, hỗn hợp
Shleide, nesdonal. Thuốc hồi sức chủ yếu Subtosan truyền mạch máu. (GMHS,
1.1979).
Năm 1956, Nguyễn Dương Quang sang Trung Quốc học gây mê hồi sức 3
tháng, và đã về Việt Nam phát triển mê nội khí quản trong phẫu thuật cắt dạ dày, ruột.
Nhờ vậy, năm 1957 đã áp dụng gây mê thành công để giáo sư Tôn Thất Tùng mổ lấy
được một thai đôi ở bệnh nhân 27 tuổi. Giai đoạn này thuốc dãn cơ còn dùng hãn hữu,

nên thường phải mê sâu giai đoạn III3 để đặt nội khí quản và bệnh nhân tự thở trong
mê là chủ yếu. Truyền máu cũng đã bắt đầu phổ biến. Năm 1957 bác sĩ Nguyễn Trinh
Cơ phổ biến phương pháp tê Vichnepski & bác sĩ Nguyễn Văn Thanh báo cáo luận án

2


tê trong xương; đã bắt đầu phát triển truyền máu động mạch, lấy máu trong ổ bụng &
lồng ngực truyền lại.
Từ năm 1957 đến 1959, hờ có nhiều đồn chun gia sang giúp (bác sĩ
Albadjev/Bungarie ở QYV 108 & Bệnh viện Việt Đức; bác sĩ Tiệp khắc ở Bv Hải
Phòng) đã áp dụng mê nội khí quản + Thiopental + Myorelaxin tiêm từng liều nhỏ &
mê hạ huyết áp chỉ huy với arfonad. Đặc biệt đã giúp đào tạo lớp bác sĩ chuyên ngành
gây mê hồi sức đầu tiên của Việt nam (dân y & quân y – Nguyễn Thụ, Trần Quang
Dương, Phan Đình Kỷ, Nguyễn Quang Bích, Đồn Bá Thả) & một lớp gây mê trung
cấp ở Hải phòng. 1958 bệnh viện Việt Đức đã bắt đầu mổ tim & mê hạ thể nhiệt nông.
Năm 1960, bác sĩ Trương Cơng Trung (Bv 103) tiến hành tê ngồi màng cứng
Dicaine; tê tuỷ sống, tê đuôi ngựa bắt đầu được phổ biến; đơng miên nhân tạo được
bác sĩ Hồng Đình Cầu áp dụng để mổ phổi. 1961-1962 bác sĩ Tôn đức Lang đi học
gây mê hồi sức ở Bungarie về phổ biến mê nội khí quản trẻ em, mê hạ huyết áp chỉ
huy, hạ thể nhiệt nơng, mê nội khí quản với ống Carlene. 1962 lớp y sĩ gây mê hồi sức
đầu tiên tốt nghiệp do bác sĩ Nguyễn Thụ & Trần Quang Dương phụ trách; các bác sĩ
gây mê hồi sức cũng đã bắt đầu được đào tạo có hệ thống. 1965 Bv Việt Đức lập được
tuần hoàn ngoài cơ thể.
Sau 1962, khoa Phẫu thuật - Gây mê hồi sức được thành lập ở bệnh viện Việt
Đức. 1963-1965: Gây mê hạ thể nhiệt, tuần hoàn ngoài cơ thể trong mổ tim, thận nhân
tạo. Năm 1967 Bộ y tế & Cục quân y chỉ thị tổ chức thành lập phòng Hồi sức tập
trung.
Năm 1967 hô hấp nhân tạo kéo dài đã được áp dụng trong điều trị mảng sườn di
động. Từ 1967-1975 nhiều bác sĩ gây mê hồi sức tham gia chiến tranh chống Mỹ cứu

nước & hy sinh ở các miền của đất nước (kể cả ở chiến trường B...). 1972-1974 (bác sĩ
Nguyễn Tài Thu, Y sĩ Nguyễn Thí & bác sĩ Trương Hữu Tố BV103 sang Thượng hải
học về châm tê...) sau đó Châm tê đã bắt đầu áp dụng trong phẫu thuật trong các bệnh
viện quân & dân y. 1973-1976 có 2 hội nghị gây mê hồi sức tồn miền bắc với sự chủ
trì của bác sĩ Hồng Đình Cầu & bác sĩ Nguyễn Dương Quang.
Trong những năm chiến tranh (1967-1975) miền bắc đã đào tạo được 150 bác sĩ
gây mê hồi sức & tự đảm nhận công việc gây mê hồi sức của tất cả các chiến trường,
trong cũng khoảng thời gian này miền nam chỉ có 5 bác sĩ gây mê hồi sức & đã mời tất
cả đến 23 đoàn chuyên gia ngoại quốc đến giúp đỡ. Đến năm 1979 đã có tổng số 190
bác sĩ & trên 300 y sĩ gây mê hồi sức. (gây mê hồi sức, 1.1979).
Việt Nam gia nhập Hội gây mê hồi sức thế giới năm 1986, khi Giáo sư Tôn
Đức Lang tham dự hội nghị tại Cualalampua.
Vào những năm 2000, tổng số người làm cơng tác gây mê: trong đó GS, PGS:
TS:4 ThS:37 BsCKII:12 CKI:170 BsCKSB: 300 KTV & Cử nhân:324. Chủ tịch hội
gây mê hồi sức Việt Nam hiện nay là GS Nguyễn Thụ. Đa số các bệnh viện từ tuyến

3


huyện trở lên đã có bác sĩ GMHS & Khoa gây mê hồi sức. Các bệnh viện tuyến quân
khu, quân đồn đều đã có bác sĩ GMHS & khoa GMHS.
Hội Hồi sức Cấp cứu đã được thành lập vào cuối năm 2000. GS Nguyễn Văn
Đính làm chủ tịch.
1.1.2. Cơ chế mê
Giữa 1847 và 1858, John Snow đã mô tả một vài dấu hiệu giúp đỡ ông xác định
chiều sâu gây mê ở những bệnh nhân được gây mê clorofoc hoặc ête. Năm 1920
Guedel A.E (sinh 1883) thêm các dấu hiệu khác, đã phác thảo bốn giai đoạn gây mê,
chia giai đoạn ba (mê phẫu thuật) thành bốn mức độ.
Điểm Guedel: là một hệ thống để mô tả những giai đoạn (stage) & các mức độ
mê (plane) trong mổ. (Những giai đoạn này thấy rõ nhất với hít hơi ête & khó mơ tả

khi gây mê phối hợp như khi khởi mê tĩnh mạch bằng thiopental & sau đó hít thuốc mê
hơi halothane…).
-

-

-

-

Giai đoạn I: (quên & giảm đau) từ lúc bắt đầu sử dụng thuốc mê tới lúc mất
ý thức - hơi thở yên tĩnh, tuy nhiên đôi khi không đều, & các phản xạ vẫn
còn hiện diện.
Giai đoạn II: (mê sảng hoặc kích thích) từ lúc mất ý thức cho đến lúc mê
hoàn toàn - trong giai đoạn này BN có thể cử động chân tay, nói hun
thun khơng mạch lạc, nín thở, hoặc trở nên q khích, nơn mửa rất nguy
hiểm do hít vào chất nơn. Tránh gây kích thích ở giai đoạn này; cần nhanh
chóng đưa BN qua giai đoạn III.
Giai đoạn III: (mê phẫu thuật) bắt đầu từ khi thở đều (một cách cân đối) &
mất hồn tồn tri giác cho đến khi có dấu hiệu đầu tiên của suy hơ hấp &
tuần hồn - giai đoạn này được chia ra bốn mức độ:
o Mức độ 1 - mất tất cả những cử động & hít thở trở nên cân đối (như
máy). Mất phản xạ mi mắt, nhưng nhãn cầu còn hoạt động rõ. Phản
xạ họng hầu mất, nhưng phản xạ thanh quản & phúc mạc vẫn cịn,
trương lực cơ bụng có thể đánh giá thơng qua trương lực của cơ
ngoại nhãn cầu.
o Mức độ 2 - nhãn cầu cố định chính giữa, kết mạc mất sáng (đục), &
cơ liên sườn giảm bớt hoạt động. Hơi thở vẫn cịn cân đối, dung tích
lưu thơng (tidal) giảm bớt, & không thay đổi nhịp hoặc biên độ khi
rạch da. Đặt nội khí quản khơng cịn gây ra co thắt thanh quản.

o Mức độ 3 - xuất hiện liệt cơ liên sườn, chỉ cịn hơ hấp bằng cơ hồnh.
Đồng tử khơng phản ứng với ánh sáng nữa, & tồn bộ các cơ giãn
hoàn toàn.
o Mức độ 4 - mê sâu hoàn toàn, ngừng tự thở & mất cảm giác.
Giai đoạn IV: (gần chết) với nhiều dấu hiệu nguy hiểm. Giai đoạn này được
mô tả với các đặc điểm như đồng tử giãn rộng tối đa & da lạnh với màu xám
tro; huyết áp tụt thường không đo được, mạch quay rất yếu hoặc không bắt

4


được. Ngừng tim sắp xảy ra - cần giảm bớt thuốc mê ngay, thơng khí phổi
bằng tay với 100% oxy, & thay khí liên tục trong bóng bóp (liên tục làm
rỗng bóng)...
Mặc dù cổ điển nhưng những dấu hiệu & các giai đoạn gây mê này vẫn có thể
cơng nhận đến chừng mực nào đó khi sử dụng nhiều loại thuốc mê thơng thường,
chúng khơng cịn rõ lắm trong các kỹ thuật sử dụng thuốc mê hiện đại. Hơn nữa,
Cullen & cộng sự (1972) đã chứng minh rằng không một dấu hiệu đơn lẻ nào trong các
dấu hiệu chính đã được Guedel mơ tả có quan hệ thoả đáng với nồng độ thuốc đo được
trong phế nang khi cuộc mê đang duy trì ổn định. Do đó, chỉ thuật ngữ "giai đoạn hai"
- trạng thái mê sảng khi. Chưa mê hồn tồn cịn hay dùng.
Tuy nhiên có ít trường hợp điển hình như mơ tả trên. Cách thăm dị thực tế sử
dụng trên lâm sàng để lượng định độ mê. Ví dụ:
Nếu mi mắt lười nháy chạm vào lơng mi (chậm nháy mắt), nếu BN còn nuốt,
nếu nhịp thở còn sâu & không đều, & nếu biết rằng chưa sử dụng một lượng lớn thuốc
mê – có thể đánh giá: mê phẫu thuật là chưa đạt.
Mất phản xạ khi đụng vào lông mi (eyelash) & thể hiện hô hấp đều đăng - chỉ ra
rằng đang ở giai đoạn mê phẫu thuật. (Nếu rạch da ngay lúc này, sự biểu lộ của mê
"nhẹ" có thể xuất hiện: bao gồm hiện tượng tăng hơ hấp hoặc tăng huyết áp; cơ hàm có
thể co chặt, & thậm chí nếu mở được mồm để đặt ống vào đường thở có thể kích thích

gây oẹ "nôn khan", ho, nôn, hoặc co thắt thanh quản "laryngospasm"...là cịn mê
nơng).
Khi gây mê sâu hơn - thì những phản ứng nêu trên giảm bớt oặc mất hẳn. Với
hầu hết các thuốc mê thông thường, độ sâu mê tăng kéo theo dung tích lưu thơng giảm
bớt; co hẹp khí quản trở nên rõ rệt do sự tham gia của các cơ hơ hấp phụ, hoạt động
của cơ hồnh trở nên trục trặc, & phần ngực dưới bị hạ thấp do cơ hồnh lơi kéo. Khi
sử dụng nhóm thuốc mê halogenated có hiệu lực mạnh, xu hướng của huyết áp rất
tương quan với độ sâu của mê, & hiện tượng giảm huyết áp có thể sử dụng như một
chỉ số tương đối của liều lượng.
Những gợi ý thể hiện mê đang "nhẹ" hơn bao gồm các hiện tượng chảy nước
mắt, có đọạn ngừng thở khi kích thích phúc mạc, tăng trở kháng khi bóp bóng làm đầy
phổi hoặc thể hiện trên đồng hồ đo áp lực, & có các dấu hiệu của mê "nhẹ" đã liệt kê ở
phần trên.
Suy giảm hô hấp trầm trọng, ngừng thở, giảm huyết áp rõ rệt, hoặc ngừng tim phải nhìn nhận như là dấu hiệu của mê sâu trừ phi do các nguyên nhân khác gây nên
(ví dụ - tác dụng của dãn cơ, mất máu, thiếu oxy, giảm carbonic, hoặc do ảnh hưởng
của phản xạ dây phế vị...).

5


Như vậy, từ kinh nghiệm phối hợp với sự quan sát liên tục các phản ứng của
BN khi cho thuốc mê & khi kích thích, cho phép đánh giá ước lượng độ sâu mê. Phép
đo nồng độ thuốc mê cuối thì thở ra (End-tidal) có thể hữu ích trong việc đánh giá độ
mê khi sử dụng các loại thuốc mê hơi.

1.2. Các phƣơng pháp gây mê toàn thân, một số loại thuốc mê hô hấp.
1.2.1. Các phương pháp gây mê:
Các phương pháp gây mê có thể được chỉ ra dưới đây:
-


Gây mê nội khí quản
Gây mê tĩnh mạch
Gây mê nhỏ giọt
Gây mê phối hợp
Gây mê bằng phương pháp an thần, giảm đau

Gây mê nội khí quản
Gây mê có đặt nội khí quản có nghĩa là một cuộc mê phối hợp được tiến hành
với một ống thơng vào khí quản của người bệnh, với mục đích:
-

Duy trì thơng khí đường hơ hấp trên.
Hút khí phế quản dễ dàng.
Dễ dàng hơ hấp hỗ trợ hay chỉ huy.
Đảm bảo hô hấp trong suốt cuộc gâp mê toàn thân ở các tư thế, ở các giai
đoạn nguy kịch và hồi sức sau phẫu thuật.

Gây mê nội khí quản được sử dụng trong các trường hợp như:
-

Phẫu thuật tạng sâu, phẫu thuật lớn, có nhu cầu mềm cơ.
Người bệnh có sốc, đa chấn thương.
Phẫu thuật sọ não, lồng ngực.
Trên những người bệnh có dạ dày đầy.
Kiểm sốt đường hơ hấp bằng mặt nạ khó khăn.
Cá phẫu thuật có tư thế khơng bình thường (phẫu thuật đầu cổ, hàm mặt, tư
thế nghiêng, nằm sấp).
Duy trì mê bằng thuốc mê đường hô hấp, để tự thở ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Gây mê nội khí quản có thể để tự thở hoặc thở chỉ huy tùy theo từng trường

hợp.
-

Để tự thở với thuốc mê bốc hơi (khi đặt ống cũng sử dụng thuốc mê bốc hơi
như halothan), thuốc mê bốc hơi được sử dụng và điều khiển qua bình
chuyên biệt.

6


-

-

-

Hơ hấp bằng máy hoặc bóp tay và duy trì mê bằng thuốc mê đường hô hấp,
phối hợp fentanyl, thuốc mê, thuốc giãn cơ bằng tiêm cách quãng hoặc duy
trì bằng bơm tiêm điện truyền liên tục.
Trước khi kết thúc cuộc phẫu thuật, giảm liều thuốc mê tĩnh mạch đường
bơm tiêm điện, giảm liều thuốc mê bốc hơi.
Khi sử dụng thuốc mê đường hô hấp (halothan, isofluthan), cho dừng thuốc
lúc kết thúc cuộc phẫu thuật, mở van hết cỡ, tăng thơng khí, bóp bóng dự trữ
để xả thuốc mê trong vịng mê.
Theo dõi các thơng số khi duy trì mê: mạch, huyết áp, SaCO2, EtCO2 (khí
CO2 trong hơi thở ra).

Gây mê tĩnh mạch
Gây mê tĩnh mạch là một loại gây mê toàn thân, bằng cách dùng thuốc mê.
thuốc ngủ, thuốc an thần tiêm qua đường tĩnh mạch hoặc bắp thịt, dẫn đến tình trạng

mê có phục hồi trên lâm sàng. Bệnh nhân thở với khí trời hay oxy nhưng khơng lẫn
hơi thuốc mê.
-

-

Trong gây mê tĩnh mạch nếu chỉ sử dụng một loại dung dịch thuốc mê thì
gọi là gây mê tĩnh mạch đơn thuần; nếu phối hợp thêm thuốc giảm đau hay
các dung dịch thuốc mê tĩnh mạch khác gọi là gây mê tĩnh mạch phối hợp.
Gây mê tĩnh mạch có thể để bệnh nhân tự thở hay chủ động đặt nội khí quản
để đảm bảo an tồn đường thở cho bệnh nhân (không phải để dùng thuốc mê
hơi).

Prio Robert và đồng nghiệp đưa ra khái niện dược học lâm sàng MIR
(minimum infusion rate), là chỉ số có hiệu lực của thuốc mê tĩnh mạch, biểu thị tốc độ
tiêm truyền tối thiểu của thuốc mê tĩnh mạch có khả năng làm mất đáp ứng vận động
với tác nhân kích thích khi rạch da ở 50% số bệnh nhân.
MIR được so sánh tương tự như khái niệm MAC (Minimum Alveolar
Concentration) khi dùng thuốc mê đường hô hấp. MIR rất cần thiết để so sánh hiệu lực
riêng của các thuốc mê tĩnh mạch.
Các phương thức gây mê tĩnh mạch chính bao gồm:
-

-

Phương thức đơn thuần với Thiopental: ngay từ 1935 Lundy đã giới thiệu
phương thức này khi thiopental được Volwiler và Tabern tổng hợp (năm
1932).
Phương thức NLA (neurolepanalgesia); NNLA (Narco-NLA): năm 1960 De
Castro và Mundeleer hệ thống thành các typ NLA1 NLA2 và NLA3.

Phương thức này giữ bệnh nhân ở trạng thái dửng dưng, thờ ơ với ngoại
cảnh nhưng vẫn còn ý thức nên vẫn cộng tác được và giảm đau tốt đã được
sử dụng rộng rãi trong lâm sàng; nhưng nhược điểm là có thể suy hơ hấp,
bệnh nhân cịn tỉnh biết, nhớ trong mê và khó duy trì hằng định độ mê.

7


-

-

-

-

-

Phương thức ANS (Anesthesia no stres, anesthesia analgesia): Là phương
thức mê giảm đau trung ương, với đặc tính rất ổn định huyết động và độ mê,
nên ban đầu được áp dụng trong các cuộc mổ tim hở, sau được chỉ định trên
tất cả các phẫu thuật nặng, kéo dài, cần giảm đau và bảo vệ tốt hệ thần kinh
thực vật... Nhưng nhược điểm nổi bật là cần hô hấp hỗ trợ nhiều giờ sau mổ,
có thể cịn nhớ trong mổ và hay bị hạ thân nhiệt.
Phương thức AAP (Anesthesia analgesia potentialise): còn gọi là gây mê
tăng tiềm lực giảm đau bằng cách phối hợp thuốc giảm đau như fentanyl với
thuốc an thần kinh benzodiazepin (seduxen, midazolam…); kỹ thuật này
phát triển để phòng hiện tượng còn nhớ và biết trong mổ, kỹ thuật gây mê
này phù hợp với các cuộc mổ vừa.
Phương thức đơn thuần với Ketamin (gây mê phân ly): thuận lợi nổi bật là

dùng được cả bằng đường bắp thịt, khi huyết áp thấp, có tác dụng ngủ nơng
và giảm đau bề mặt tốt, giảm đau do tác dụng tổng hợp ở ba nơi: vùng thứ
năm của sừng sau tủy sống, thân não và hệ thống đồi vỏ não...dùng đơn
thuần thường ít áp dụng do các nhược điểm khơng ổn định huyết động, tăng
tiết, kích thích cơ và ảo giác.
Phương thức đơn thuần với Propofol: khi dùng đơn thuần phải sử dụng ở
nồng độ rất cao mới duy trì mê đầy đủ, kết quả là làm hồi tỉnh kéo dài cho
nên có nhiều tác dụng phụ; propofol dùng một mình khơng cắt bỏ hết phản
ứng stress và cảm giác đau...
Phương thức TIVA (Total intravenous anesthesia): Thực ra là tổng hợp cả
các phương thức trên, nhưng đã nghiên cứu kỹ hơn về dược động học với
liều đích được hiểu như MAC trong sử dụng thuốc mê hơi, trong đó thuốc
có dược động học ổn định, tác dụng ngắn, tính được MIR như propofol,
fentanyl, alfentanyl…là các thuốc chủ lực của phương pháp gây mê này.
Ngày nay được phổ biến và sử dụng nhiều trong lâm sàng.

Cách đánh giá độ mê trong gây mê tĩnh mạch
Phân loại theo Guedel về các thời kỳ của gây mê mô tả với thuốc mê ether
không áp dụng được để đánh giá độ mê trong gây mê tĩnh mạch. Khởi mê bằng thuốc
mê đường tĩnh mạch, bệnh nhân ngay lập tức bước vào thời kỳ phẫu thuật, vả lại ngày
nay gây mê thường dùng phối hợp nhiều loại thuốc như: thuốc mê, thuốc an thần, giảm
đau... Cho nên việc xác định độ mê cần phải dựa trên những phản ứng của bệnh nhân
đối với kích thích của phẫu thuật, trong thực hành lâm sàng người ta chia ra làm 3 mức
độ mê:
-

Mức 1 (Độ mê chưa đủ, trước mổ): mê nhẹ không đủ để phẫu thuật.
Mức 2 (Độ mê phẫu thuật): mê đủ để mổ, bệnh nhân chịu đựng được.
Mức 3 (Độ mê quá sâu, quá liều thuốc mê): mê quá sâu, gây nguy hiểm cho
tính mạng bệnh nhân.


8


Phương pháp gây mê tĩnh mạch áp dụng cho một số trường hợp như: Phẫu thuật
thời gian ngắn và trung bình; phẫu thuật khơng địi hỏi dãn cơ; phẫu thuật ngoài ổ
bụng, ngực; phẫu thuật ngoại trú. Trên các bệnh nhân có tình trạng hơ hấp, tuần hồn
tương đối ổn định.
Phương pháp gây mê tĩnh mạch không được áp dụng cho các phẫu thuật như
chỉ ra dưới đây, bao gồm:
-

Thời gian mổ dài
Phẫu thuật ổ bụng, ngực, sọ não
Phẫu thuật địi hỏi phải dãn cơ;
Bệnh nhân có tình trạng hơ hấp, tuần hồn khơng ổn định;
Những bệnh nhân bị suy gan, suy thận.
Không nên sử dụng cho các phẫu thuật lớn và kéo dài vì vừa tốn thuốc vừa
nguy hiểm cho bệnh nhân.

Thuốc mê tĩnh mạch không được dùng trong những trường hợp sau:
-

Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với thuốc đang dùng.
Khơng có phương tiện để cấp cứu hơ hấp tuần hồn.
Khơng có đường truyền tĩnh mạch chắc chắn.
Người sử dụng thiếu kinh nghiệm.

Gây mê nhỏ giọt:
Còn được gọi là mê mặt nạ hở (mask), kỹ thuật này ngày nay chỉ cịn mang tính

chất lịch sử vì ít được sử dụng. Đặc điểm của kỹ thuật này là phải dùng với các thuốc
mê hơi có độ bốc hơi cao (ether, halothan) và chỉ ứng dụng mê trong một thời gian
ngắn. Kỹ thuật được thực hiện như sau:
-

-

Mặt nạ mê được làm bằng khung kim loại, qua đó lót chừng 8 lớp gạc.
Trước khi khởi mê cần nhỏ giọt thuốc mê cho ướt gạc, đưa mặt nạ (mask)
sát mũi bệnh nhân, cho ngửi 3-4 nhịp thở để cho bệnh nhân làm quen và
khỏi sợ, sau đó úp mặt nạ che kín mồm, mũi bệnh nhân và tiếp tục nhỏ giọt
thuốc mê lên trên các lớp gạc. Sự bốc hơi của thuốc mê sẽ làm giảm nhiệt
độ của mặt nạ tạo nên ngưng tụ hơi nước làm tăng áp lực bốc hơi của thuốc
mê.
Độ sâu của gây mê phụ thuộc vào sự thơng khí của bệnh nhân, khi thơng khí
phút giảm, áp lực bốc hơi tăng và nếu khí CO2 thốt ra hết, trong thì thở vào
lần sau thuốc mê sẽ pha lỗng khí trời tạo ra một hỗn hợp khí thở vào thiếu
oxy, vì vậy để dự phịng thiếu oxy người ta thường cho thêm một vòi oxy
xuống dưới mặt nạ khi gây mê. Trong quá trình gây mê cần theo dõi mạch,
huyết áp, nhịp thở của bệnh nhân cũng như tình trạng tri giác để tăng thêm
hay giảm số lần nhỏ giọt thuốc mê. Thuốc mê sử dụng thường dùng như
ether, halothan, kélène.

9


Gây mê phối hợp
Ngày nay có khuynh hướng gây mê phối hợp nhiều hơn, kết hợp nhiều cách gây
mê khác nhau. Có ưu điểm là mê ổn định, tránh được quá liều thuốc mê.
-


-

Phối hợp khởi mê bằng thuốc mê đường tĩnh mạch, duy trì mê với thuốc mê
hơi, khí mê qua đường nội khí quản cùng với thuốc giảm đau họ morphine
và thuốc giãn cơ qua đường tĩnh mạch.
Hoặc khởi mê bằng khí mê, thuốc mê hơi qua đường hơ hấp, sau đó đặt nội
khí quản rồi duy trì mê với thuốc mê hơi, khí mê qua đường nội khí quản
cùng với thuốc giảm đau họ morphine và thuốc giãn cơ qua đường tĩnh
mạch. Phương pháp này còn được phát triển cao hơn bằng kỹ thuật sử dụng
các thuốc mê hơi, khí mê để gây mê với hệ thống mê kín qua đó người ta áp
dụng kỹ thuật gây mê với lưu lượng cao, lưu lượng trung bình, lưu lượng
thấp hoặc lưu lượng tối thiểu. Với phương pháp gây mê phối hợp ít làm biến
loạn tuần hồn, hơ hấp, an tồn, giảm tai biến q liều thuốc mê, ít biến
chứng gây mê, tiết kiệm thuốc mê, tránh được ô nhiễm môi trường và tạo
điều kiện tốt cho phẫu thuật.

Gây mê bằng phƣơng pháp an thần, giảm đau
Kỹ thuật gây mê này được phát triển vào thập niên 70-80 của thế kỷ XX. Bằng
cách phối hợp một thuốc ức chế thần kinh nhóm butyrophenol (Droperidol) với một
thuốc giảm đau trung ương mạnh là fentanyl (biệt dược Thalamonal gồm 0,5mg
fentanyl và 10mg droperidol trong một lọ 10ml). Có nhiều kỹ thuật gây mê được áp
dụng.
1.2.2. Một số loại thuốc mê qua đường hô hấp
Thuốc mê hô hấp thường được dùng để duy trì mê nhưng cũng có thể được sử
dụng để khởi mê, đặc biệt là ở trẻ em. Liều thuốc mê hô hấp được thể hiện qua MAC
(minimum alveolar concentration), nồng độ tối thiểu trong phế nang một thuốc mê
dạng khí đo ở áp suất khí quyển (1 atm) mà ở đó 50% bệnh nhân khơng đáp ứng vận
động với các kích thích của phẫu thuật.
-


Nitrous oxid: Gây mê tồn thể thông qua sự tương tác của thuốc với màng tế
bào thần kinh trung ương; cơ chế chính xác khơng rõ ràng.
Thuốc mê họ halogen: Cơ chế chính xác chưa được biết. Các kênh ion khác
nhau trong thần kinh trung ương (bao gồm cả GABA, glycine, và các thụ thể
NMDA) có thể đóng một vai trị và đã được chứng minh là nhạy cảm với
thuốc mê hô hấp. Các thuốc thuộc họ này bao gồm:
o Halothan
o Isofluran
o Sevofluran: Có thể bị suy thoái trong chất hấp phụ CO2 (đặc biệt là
Baralyme) để tạo thành fluoromethyl-2, 2,-diflo-1-vinyl ether (Hợp

10


chất A), đã được chứng minh gây độc tính trên thận động vật. Nồng
độ hợp chất A tăng lên khi dùng gây mê dịng thấp. Cho đến nay,
chưa có bằng chứng về độc tính trên thận phù hợp với việc sử dụng
Sevofluran ở người.
o Desfluran: Có thể sẽ bị giáng hóa thành carbon monoxide trong chất
hấp thu carbon dioxide (đặc biệt là Baralyme). Điều này rất có thể
xảy ra khi thấm là mới hoặc khô ; một vài trường hợp nhiễm độc khí
carbon monoxide ý nghĩa lâm sàng đã được báo cáo.
o Enfluran: Có thể làm xuất hiện các sóng điện não dạng động kinh ở
nồng độ cao khi khởi mê (lớn hơn 2%).

1.3. Gây mê qua đƣờng hô hấp
Khi sử dụng để gây mê thuốc được đưa vào cơ thể người bệnh phải qua đường
hơ hấp, người bệnh hít hơi thuốc mê, thuốc qua phế nang để vào máu. Có hai nhóm
thuốc mê dùng cho gây mê qua đường hơ hấp:

-

-

Thuốc mê bốc hơi: Trong điều kiện bình thường về nhiệt độ và áp suất,
thuốc ở dạng lỏng nhưng dễ bốc hơi, cần phải có bình bốc hơi để dùng
những hơi này cho người bệnh.
Thuốc mê thể khí: Trong điều kiện bình thường về nhiệt độ và áp suất thuốc
ở thể khí.

Thuốc mê vào đường hơ hấp bằng nhiều cách:
-

Qua miệng, mũi: gây mê qua mặt nạ, qua mát hở.
Qua ống nội khí quản: gây mê nội khí quản.

Tuỳ theo mức độ hít lại hơi thở ra mà có 4 phương pháp gây mê:
-

-

-

Phương pháp hở (hệ thống hở): Bệnh nhân khơng hít lại hơi thở ra, điển
hình là gây mê qua mát hở, gây mê bằng máy gây mê dã chiến.
Phương pháp nửa hở (1/2 hở): Bệnh nhân hít lại một phần rất nhỏ khí thở ra,
gặp trong máy gây mê dã chiến và máy gây mê vòng kín để ở hệ thống 1/2
hở.
Phương pháp kín: Bệnh nhân hít lại tồn bộ khí thở ra, gặp trong máy gây
mê vịng kín để ở hệ thống kín. Phương pháp này cần có vơi soda để khử khí

CO2.
Phương pháp nửa kín (1/2 kín): Bệnh nhân hít lại một phần khí thở ra, do đó
cũng cần có soda để khử CO2, gặp trong gây mê bằng máy gây mê vịng kín
khi điều chỉnh van ở hệ thống 1/2 kín.
Máy gây mê vịng kín (hệ thống vịng hay hệ thống lọc).
Máy được bố trí 2 van, 1 van hít vào và 1 van thở ra. Bệnh nhân hít vào qua
1 đường và thở ra 1 đường khác. Như vậy oxy và hơi thuốc mê chỉ đi theo
một chiều duy nhất.

11


Ngồi ra máy gồm có 1 bóng cao su, 1 Bình hấp thụ CO2 soda và các bình
đựng thuốc bốc hơi.
Thành phần vôi soda chủ yếu bao gồm: Ca(OH)2 và NaOH
H2O + CO2 = H2CO3
H2CO3 + 2 NaOH = Na2CO3 + 2 H2O + T0.
Na2CO3 + Ca(OH)2 = CaCO3 + 2 NaOH
Như vậy, có thể nói, các cơ chế gây mê rất phức tạp và có rất nhiều yếu tố tác
động. Do đó, việc sử dụng từ liều lượng thuốc đến việc áp dụng phương pháp gây mê
khác nhau đòi hỏi có độ chính xác cao.
Chính vì thế, trong chương sau, nguyên lý về các máy mê kèm thở sẽ được trình
bày một cách chi tiết hơn để giới thiệu các cơng cụ có thể đưa vào phục vụ trong quá
trình khám chữa bệnh tại các bệnh viện.

12


Chƣơng II: NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA MÁY GÂY MÊ
KÈM THỞ

2.1. Giới thiệu máy gây mê kèm thở
Máy gây mê kèm thở là một cơng cụ gây mê tồn thân, sử dụng thuốc mê đưa
qua đường hô hấp để hỗ trợ cho việc phẫu thuật. Máy gây mê hiện đại đang phát triển
theo hướng một hệ thống thông minh và tích hợp. Các thành phần được phối hợp, linh
hoạt, đáng tin cậy, nhỏ gọn và hợp lý trong sử dụng. Giao diện rõ ràng và thân thiện,
và thao tác thuận tiện và nhanh chóng. Hệ thống phân phối khí được điều khiển bằng
điện tử. Hệ thống máy thở giúp thông khí áp lực dương cho bệnh nhân. Hệ thống
monitoring giúp theo dõi chức năng của hệ thống và những thông tin về bệnh nhân.

Hình 2.1: Hình dạng bên ngồi của một máy gây mê hiện đại

13


2.2. Sơ đồ khối, nguyên lý chung của một máy gây mê
2.2.1. Sơ đồ khối một máy gây mê hiện đại
Sơ đồi khối máy gây mê hiện đại được chỉ ra trong hình 2.2. Chú thích các khối
được trình bày phía dưới hình.

Hình 2.2: Sơ đồ khối làm việc của một máy gây mê hiện đại

-

Pipeline gas supply: Nguồn cung cấp khí cho máy gây mê từ hệ thống khí
tường
Cylinder gas supply: Nguồn cung cấp khí cho máy gây mê từ bình khí phụ
Gas inlet: Đường khí vào
Pressure reduction: Hệ thống giảm áp
Flowmeters: Bộ đo lưu lượng khí
Vaporizer: Bình hóa hơi

Common gas outlet: Đường khí hỗn hợp khí oxy và khí mê
Ventilator: Máy thở
Scavenger system: Hệ thống xả
Breathing circuit: Đường thở
Airway: Đường khí
Patient: Bệnh nhân

14


-

Remote monitor: Điều chỉnh monitor
Monitor: Màn hình theo dõi thơng số
Safety divice: Các thiết bị an toàn

2.2.2. Nguyên lý cơ bản của một máy gây mê kèm thở

Hình 2.3: Sơ đồ nguyên lý hoạt động cơ bản của máy gây mê kèm thở

Nguyên lý hoạt động cơ bản của thiết bị gây mê kèm thở được chỉ ra trong hình
2.2 và hình 2.3. Khí oxy và khí mê cung cấp cho máy, có thể là nguồn khí tường của
bệnh viện hoặc là khí từ bình khí phụ (đường khí tường khơng qua van giảm áp, bình
khí phụ phải có van điều áp). Khí từ đường khí cấp được đưa tới hệ thống van giảm áp
và các thiết bị an toàn (Fail-safe valve), có các đồng hồ đo áp suất khí trong đường
ống, có bộ cảnh báo nguồn cấp oxy. Khí sau đó tiếp tục được đưa qua van điều áp lần
2, sau đó qua bộ điều chỉnh lưu lượng khí vào bệnh nhân sao cho phù hợp. Tiếp theo
qua bình hóa hơi kết hợp với một số dạng thuốc mê khác và đưa vào bệnh nhân thực
hiện quá trình gây mê. Các thông số được theo dõi qua monitor. Trên đường oxy có 1
đường cấp riêng đi trực tiếp đến bệnh nhân thơng qua 1 van oxy flush. Có van an toàn

check valve khi sử dụng nguồn oxy khẩn. Với máy gây mê hiện đại thì các thơng số về
áp suất, lưu lượng đường khí được theo dõi và hiển thị lên màn hình.

15


Để đảm bảo an tồn cho bệnh nhân, các tín hiệu theo dõi trên monitor có thể
tiếp tục được truyền về tới monitor trung tâm hoặc hệ thống thông tin y tế bệnh viện để
trực tiếp theo dõi hoặc có sự hỗ trợ của các chuyên gia khác nhau đối với bệnh nhân.

2.3. Hệ thống phân phối khí cho máy gây mê

Hình 2.4: Hệ thống đường ống phân phối khí của máy gây mê Datex-Ohmeda Aestiva

16


×