Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (971.29 KB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------

NGUYỄN THANH HẢI

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HƯNG YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------

NGUYỄN THANH HẢI

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH HƯNG YÊN
Chuyên ngành: Quản lý Kinh tế
Mã số: 2016BQLKT2-BK06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. ĐÀO THANH BÌNH



HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tên tôi là Nguyễn Thanh Hải, học viên lớp cao học chuyên ngành Quản lý
kinh tế Trường Đại học Bách khoa Hà Nội- khóa học 2016B. Tơi xin cam đoan đây
là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tơi. Các số liệu, những trích dẫn trong luận
văn này đều có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Các phân
tích của luận văn này chưa từng được cơng bố ở một trình nào.
Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hưng Yên, ngày .... tháng 4 năm 2019
Học viên

Nguyễn Thanh Hải

i


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và sâu sắc, tôi xin cảm ơn trường Đại học Bách khoa
Hà Nội, Viện Đào tạo sau Đại học, Viện Kinh tế & Quản lý cùng các thầy cô tham
gia giảng dạy trong thời gian qua. Chính những kiến thức, phương pháp mới được
tiếp thu từ quá trình nghiên cứu tại trường là hành trang quan trọng giúp tơi hồn
thành luận văn này.
Tơi xin chuyển lời tri ân sâu sắc nhất đến thầy giáo hướng dẫn, TS. Đào Thanh
Bình, sự hướng dẫn tận tình, tâm huyết và rất trách nhiệm của thầy đã giúp tơi hồn
thành luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, lãnh
đạo các Sở, ban, ngành tỉnh Hưng Yên cùng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh

Hưng Yên đã luôn quan tâm và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập dữ
liệu, tư vấn và gợi ý về chính sách trong q trình nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn!
Hưng Yên, tháng 4 năm 2019

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii
MỤC LỤC........................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. vii
DANH MỤC HÌNH ...........................................................................................viii
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP ............................................. 7
1.1.Khái quát về Khu công nghiệp................................................................... 7
1.1.1. Khái niệm, sơ lược về sự hình thành và phát triển các khu cơng
nghiệp .......................................................................................................... 7
1.1.2. Đặc điểm, vai trị của khu cơng nghiệp .............................................. 9
1.1.3. Phân loại khu công nghiệp ............................................................... 12
1.1.4. Quản lý Nhà nước đối với phát triển khu công nghiệp ..................... 12
1.2. Cơ sở lý luận phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững .... 15
1.2.1 Khái niệm về phát triển bền vững ..................................................... 15
1.2.2. Cơ sở lý luận phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững.
.................................................................................................................. 16
1.3. Hệ thống tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững các khu
cơng nghiệp ..................................................................................................... 18

1.3.1. Nhóm tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững các khu
công nghiệp về mặt kinh tế ........................................................................ 18
1.3.2. Nhóm tiêu chí đánh giá sự phát triển bền vững các khu cơng nghiệp
về mặt xã hội ............................................................................................. 20
1.3.3. Nhóm tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá sự phát triển bền vững các khu
công nghiệp về môi trường ........................................................................ 22
1.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững về kinh tế của
các khu cơng nghiệp ....................................................................................... 23
1.4.1.Vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên ................................................ 23
1.4.2.Nhân tố văn hóa - xã hội. .................................................................. 24
1.4.3.Chính sách của địa phương................................................................ 24

iii


1.5. Kinh nghiệm phát triển các khu công nghiệp tại một số quốc gia và
địa phương trong nước .................................................................................. 25
1.5.1.Kinh nghiệm của các quốc gia ........................................................... 25
1.5.2.Kinh nghiệm của một số địa phương ................................................. 30
1.5.3.Bài học cho tỉnh Hưng Yên ............................................................... 33
TIỂU KẾT CHƯƠNG I ..................................................................................... 35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CỦA CÁCKHU
CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2013 –
2017 ..................................................................................................................... 36
2.1. Giới thiệu về tỉnh Hưng Yên ................................................................... 36
2.1.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội ................................................. 36
2.1.2.Giới thiệu về Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên ......... 38
2.2. Tình hình phát triển cơng nghiệp của tỉnh Hưng Yên ........................... 42
2.3. Thực trạng phát triển bền vững của các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên .................................................................................................................. 46

2.3.1. Thực trạng phát triển bền vững các khu công nghiệp về mặt kinh tế .... 46
2.3.2. Thực trạng phát triển bền vững các khu công nghiệp về mặt xã hội .... 62
2.3.3. Thực trạng về môi trường các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên .................................................................................................. 66
2.2.4. Thực trạng vai trị của Ban Quản lý các khu cơng nghiệp tỉnh trong
việc phát triển bền vững các khu công nghiệp ............................................ 76
2.4. Đánh giá về thực trạng phát triển các khu công nghiệp tại tỉnh Hưng
Yên .................................................................................................................. 77
2.4.1. Điều tra đánh giá chuyên gia, doanh nghiệp đang tham gia và cơ
quan quản lý nhà nước về mức độ phát triển của các khu công nghiệp tại
Hưng Yên .................................................... Error! Bookmark not defined.
2.4.2. Đánh giá chung sự phát triển bền vững của tỉnh Hưng Yên. ...... Error!
Bookmark not defined.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ..................................................................................... 81
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HƯNG YÊN ĐẾN NĂM 2025 VÀ TẦM NHÌNĐẾN NĂM 2035 ...................... 82
3.1. Định hướng phát triển công nghiệp và phân bố công nghiệp của tỉnh
Hưng Yên đến năm 2025 ................................................................................ 82
iv


3.1.1.Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hưng Yên đến năm
2025, tầm nhìn năm 2035 ........................................................................... 87
3.1.2.Định hướng phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 ............................................... 88
3.2. Một số giải pháp phát triển bền vững của các khu công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên ................................................................................... 89
3.2.1. Giải pháp kiện toàn, nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy Ban
quản lý các khu cơng nghiệp tỉnh ............................................................... 89

3.2.2. Nhóm giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp về mặt
kinh tế. ....................................................................................................... 90
3.2.3. Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh về mặt xã hội ...................................................................................... 94
3.2.4.Giải pháp phát triển bền vững các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
về môi trường ............................................................................................ 96
3.3. Một số kiến nghị nhằm phát triển các khu công nghiệp tại tỉnh Hưng
Yên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 ............................................... 100
3.3.1.Kiến nghị chính sách đối với Chính phủ .......................................... 100
3.3.2.Kiến nghị chính sách đối với tỉnh Hưng Yên ................................... 102
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 105
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................ Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC ................................................................. Error! Bookmark not defined.

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

BQL

Ban quản lý


CNH

Cơng nghiệp hóa

CCN

Cụm cơng nghiệp

DN

Doanh nghiệp

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngồi

HĐH

Hiện đại hóa

KCN

Khu cơng nghiệp

KCX

Khu chế xuất

KKT


Khu kinh tế

KT - XH

Kinh tế - xã hội

HĐND

Hội đồng nhân dân

Sở TN & MT

Sở tài nguyên và môi trường

UBND

Ủy ban nhân dân tỉnh

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1.

Một số đặc điểm các khu công nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên ........................................................................................... 49

Bảng 2.2.


Tổng hợp các dự án đầu tư theo khu cơng nghiệp tính đến hết năm
2017 ................................................................................................... 52

Bảng 2.3.

Tổng hợp các quốc gia, vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh đến hết năm 2017 ................................................... 54

Bảng 2.4.

Tỷ lệ lấp đầy của các khu công nghiệp tại Hưng Yên đến hết năm
2017 ................................................................................................... 57

Bảng 2.5.

Tình hình thực hiện dự tốn thu nội địa giai đoạn 2013-2017 ............. 58

Bảng 2.6.

Cơ cấu các khoản thu trên tổng thu nội địa ......................................... 59

Bảng 2.7.

Kết quả thực hiện dự toán thu xuất nhập khẩu tỉnh Hưng Yêngiai
đoạn 2013-2017 .................................................................................. 60

Bảng 2.8.

Cơ cấu các khoản thu nội địa tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2013-2017 ..... 61


Bảng 2.9:

Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàntỉnh Hưng
Yên giai đoạn 2013 – 2017 ................................................................. 63

Bảng 2.10. Lộ trình phân loại CTR tỉnh Hưng Yên đến năm 2025 ........................ 71
Bảng 2.11. Cơ cấu nguồn vốn thực hiệnQuy hoạch quản lý CTR tỉnh Hưng Yên
đến năm 2025 ..................................................................................... 72
Bảng 2.12. Thành phần khí thải các loại hình sản xuất cơng nghiệp ..................... 74
Bảng 2.13. Mơ tả mẫu nghiên cứu .......................... Error! Bookmark not defined.
Bảng 2.14: Thống kê các đơn vị có tham gia trả lời Error! Bookmark not defined.

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1:

Sơ đồ tổ chức bộ máy của Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh
Hưng Yên ........................................................................................... 41

Hình 2.2:

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai
đoạn 2013 -2017 ................................................................................. 42

Hình 2.3:

Cơ cấu kinh tế tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2013 - 2017 ......................... 42


Hình 2.4:

Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2013 - 2017 ........ 45

viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Sự hình thành các khu công nghiệp (KCN) là xu thế tất yếu của một nền kinh tế
hiện đại, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước, nhất là đối với những quốc
gia đang phát triển thì việc hình thành các KCN sẽ nhanh chóng thúc đẩy nền kinh tế
phát triển theo hướng cơng nghiệp hố, hiện đại hoá. Mỗi KCN ra đời sẽ trở thành
địa điểm quan trọng trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư từ trong nước và đầu tư trực
tiếp từ nước ngoài (FDI). Điều đó đã tạo động lực lớn cho q trình tiếp thu tinh hoa
công nghệ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phù hợp với tình hình hội
nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
Ngày 1-1-1997, tỉnh Hưng Yên được tái lập, với xuất phát điểm về kinh tế - xã
hội còn thấp như: tốc độ phát triển kinh tế chưa cao; cơ sở vật chất kỹ thuật còn nghèo
nàn; kết cấu hạ tầng thấp kém (nhất là về giao thông, cấp điện, cấp nước và các dịch
vụ thương mại, tài chính, ngân hàng); giáo dục, y tế cịn khó khăn, mức hưởng thụ
của nhân dân trong các hoạt động xã hội, dịch vụ còn hạn chế... Nhưng với điều kiện
phát triển kinh tế thuận lợi, lại có vị trí gần Thủ đơ Hà Nội, Hưng n đã chuyển đổi
nhanh cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Sau 15 năm tái lập tỉnh, được sự quan
tâm của T.Ư Đảng, Quốc hội, Chính phủ và sự giúp đỡ của các bộ, ban, ngành T.Ư,
Đảng bộ và nhân dân Hưng Yên đã quyết tâm đẩy mạnh công cuộc đổi mới, đạt được
những thành tựu quan trọng, hoàn thành khá toàn diện mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh
lần thứ 14, 15, 16 đề ra. Kinh tế tăng trưởng nhanh, hợp tác đầu tư phát triển, văn hóa
- xã hội có nhiều tiến bộ, quốc phịng - an ninh được tăng cường, giữ vững ổn định
chính trị, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt; thực hiện cải cách hành chính, cải

cách tư pháp, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng chuyển biến tích cực. Vị thế của
Hưng Yên được khẳng định và nâng cao, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh.
Theo báo cáo của Ban Quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, tổng số
KCN trên địa bàn tỉnh được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận đưa vào Quy hoạch
phát triển các KCN cả nước đến năm 2020 là 10 KCN với tổng diện tích 2481,6 ha.
Tổng số dự án vào đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh lên 373 dự án, diện tích thuê
đất trên 712 ha, với tổng số vốn đăng ký trên 23 nghìn tỷ đồng và hơn 3,5 tỷ đô la
Mỹ. Song song với sự phát triển đó, các vấn đề về tỷ lệ lấp đầy, các vấn đề về mơi
trường và tình hình lao động, an ninh xã hội ở đây còn chưa hiệu quả và tồn tại nhiều
bất cập.
1


Hưng Yên nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc với rất nhiều tiềm năng
và lợi thế phát triển KCN nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Tuy rằng
trong thời gian qua các KCN đã đạt được những thành quả nhất định nhưng vẫn còn
nhiều hạn chế nảy sinh trong công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng, quản lý và khai
thác các KCN làm cản trở quá trình thu hút đầu tư, phát triển bền vững các KCN, tiềm
ẩn nguy cơ mất ổn định vì phát triển nhanh sẽ kèm theo những hậu quả về môi trường
về xã hội không chỉ cho tỉnh Hưng Yên mà còn ảnh hưởng tới các tỉnh lân cận và cả
nước. Do đó cần phải cải tiến, khắc phục để thu hút đầu tư và phát triển ổn định, tận
dụng được lợi thế sẵn có một cách triệt để hơn.
Là công chức trực tiếp công tác tại tỉnh Hưng Yên, có sự am hiểu nhất định về
lĩnh vực này, với mong muốn góp phần bé nhỏ của mình vào sự nghiệp phát triển các
KCN trên địa bàn, đưa tỉnh Hưng Yên phát triển nhanh hơn, bền vững hơn theo hướng
công nghiệp hiện đại theo đúng theo quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về vấn
đề phát triển bền vững đã được thể hiện trong Chiến lược phát triển bền vững giai
đoạn 2011 - 2020, tác giả đã lựa chọn đề tài “Giải pháp phát triển bền vững các khu
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên” làm luận văn thạc sĩ.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài:
Phát triển các Khu công nghiệp là một vấn đề mang tính chiến lược đã được
Đảng và Nhà nước ta quan tâm thể hiện qua đường lối, chủ trương chính sách phát
triển kinh tế xã hội. Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu trong nước về phân tích và đánh
giá thực trạng phát triển các khu công nghiệp như:
Đã có một số cuốn sách viết về vấn đề hình thành các KCN như: “Kinh nghiệm
thế giới về phát triển KCN, KCX và đặc khu kinh tế” của Viện Kinh tế học năm 1994;
Lê Thế Giới, “Tiếp cận lý thuyết cụm công nghiệp và hệ sinh thái kinh doanh trong
nghiên cứu chính sách thúc đẩy cơng nghiệp hỗ trợ ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học
và Cơng nghệ, Đại học Đà Nẵng, Số 1(30), 2009; PGS.TS. Nguyễn Đình Tài, “Hình
thành và phát triển cụm liên kết ngành ở Việt nam: Một lựa chọn chính sách”, Viện
nghiên cứu Phát triển Kinh tế-Xã hội và Quản lý Doanh nghiệp, năm 2013.
Nghiên cứu về sự phát triển của các KCN nổi bật như: riêng năm 2004 cả nước
đã có 6 hội thảo về phát triển KCN, KCX, trong đó Hội thảo với chủ để: “Phát triển
KCN, KCX ở các tỉnh phía Bắc- những vấn đề lý luận và thực tiễn” do Bộ kế hoạch
và Đầu tư phối hợp với Tạp chí Cộng sản và UBND tỉnh Thanh Hóa tổ chức, đã có
40 bài tham luận gửi đến và nhiều bài tham luận của các đại biểu. Các hội thảo này
đều đưa ra những cơ hội và thách thức của nền kinh tế Việt Nam khi thực hiện cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước lấy trọng tâm là phát triển công nghiệp. Trần Thị
2


Dung (2004), Về việc phát triển các KCN tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, T/c
Thông tin khu công nghiệp, số 5 đã nêu được tầm quan trọng của phát triển các KCN
tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, là đầu tàu cho nền kinh tế. Đề tài khoa học cấp
bộ “Liên kết giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và doanh nghiệp nội
địa trong phát triển CNHT Việt Nam – Một số vấn đề chính sách”, Chủ nhiệm Nguyễn
Thị Thu Huyền, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, 11/2010 đã nêu ra sự
quan trọng trong liên kết kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đề
ra được một số chính sách khuyến khích liên kết kinh doanh trong sản xuất cơng

nghiệp của nước ta.
Đã có nhiều nghiên cứu về phát triển bền vững ở Việt Nam như: Luận án tiến
sỹ kinh tế của tác giả Lê Tuyển Cử (2004) với đề tài “Những biện pháp phát triển và
hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với các khu cơng nghiệp ở Việt Nam” đã
chỉ rõ vai trị của KCN trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
Luận án phân tích nội dung quản lý nhà nước đối với KCN bao gồm: Các văn bản
quy phạm pháp luật về khuyến khích hỗ trợ đầu tư phát triển KCN; Quy định hướng
dẫn việc hình thành, xây dựng, phát triển và quản lý hoạt động KCN; Tổ chức xúc
tiến hoạt động đầu tư; Hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát. Ngồi ra tác giả phân
tích q trình phát triển KCN và thực trạng cơng tác quản lý nhà nước đối với KCN.
Luận án tiến sỹ của tác giả Lê Hồng Yến (2007) “Hồn thiện chính sách và mơi
hình tổ chức quản lý nhà nước đối với việc phát triển KCN Việt Nam (thông qua thực
tiễn KCN miền Bắc)” đã đưa ra 5 tiêu chí để đánh giá chính sách tốt là: (1) Phù hợp
với đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế xã hội và cơng
nghiệp hóa đất nước trong từng thời kỳ; (2) Đồng bộ nhất quán, minh bạch ổn định
tướng đối và có tính kế thừa; (3) Khoa học và khả thi; (4) Mang loại hiệu quả kinh tế
xã hội và (5) Phù hợp với luật pháp quốc tế và thông kệ quốc tế. Về mặt thực trạng
tác giả đã phân tích những thành cơng và thất bại trong chính sách KCN ở miền Bắc.
Ngồi ra tác giả cũng có những đóng góp về mặt giải pháp khi đưa ra 4 giải pháp cơ
bản để hoàn thiện việc hoạch định chính sách KCN, thực thi chính sách KCN.
Bài viết của tác giả Đinh Văn Ân - Hoàng Thu Hoa (2009), Vượt thách thức,
mở thời cơ phát triển bền vững, NXB Tài chính, Hà Nội đã nêu rõ tầm quan trọng của
phát triển bền vững trong phát triển kinh tế Việt Nam, trong cơng cuộc cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/01/021(2006), Phát
triển bền vững ở Việt Nam (sổ tay tuyên truyền), Hà Nội; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự
ánVIE/01/021(2006), Chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam - thực trạng và
khuyến nghị, Hà Nội là dự án nhằm thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển bền vững của các
3



địa phương, các vùng có lợi thế và cũng chỉ ra những mặt hạn chế trong quá trình
phát triển nhanh trong công nghiệp.
Nhiều nghiên cứu về phát triển bền vững KCN được thực hiện điển hình là
Luận án tiến sỹ của tác giả Vũ Thành Hưởng (2010) “Phát triển các khu công nghiệp
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ theo hướng bền vững” đã đưa ra các tiêu chí đánh
giá phát triển bền vững KCN về kinh tế, xã hội, mơi trường. Phân tích chính sách phát
triển KCN và tác động của nó tới phát triển bền vững KCN vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Bộ bao gồm chính sách quy hoạch, tổ chức quản lý nhà nước, chính sách giải
phóng mặt bằng, chính sách nhân lực, chính sách bảo vệ môi trường.
Liên quan đến các vấn đề về KCN trên địa bàn tỉnh Hưng n, đã có một số
cơng trình nghiên cứu của các tác giả khác như: Luận văn: "Thực trạng và giải pháp
đẩy mạnh thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên" (2015)
của tác giả Đỗ Văn Khai đề ra được rất nhiều giải pháp thực tiễn nhằm thu hút đầu tư
vào phát triển các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng yên, Luận văn "Tác động của phát
triển khu công nghiệp đến nông thôn qua nghiên cứu thực tiễn tại tỉnh Hưng Yên"
(2016) của tác giả Bùi Thế Cử đánh giá chuyên sâu về sự tác động lan tỏa của phát
triển khu công nghiệp đến kinh tế nông thôn tại tỉnh Hưng Yên...
Xuất phát từ những mục đích khác nhau nên các cơng trình trên mớiichỉ dừng
lại ở mức nghiên cứu ở một sốikhía cạnh nhất định ảnh hưởngiđến sự phát triển các
Khu công nghiệp,nhữngilý luận chung về phát triển bền vững mà chưa có nghiên cứu
nào đề cập sâu đến các giải pháp phát triển bền vững ở các KCN nói chung và các
KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên nói riêng. Chính vì vậy, nghiên cứu của tác giả dựa
trên những lý thuyết chung về KCN, về phát triển bền vững của các tác giả đi trước
làm nền móng để đưa ra những lý luận, những nghiên cứu sâu rộng và cụ thể mà đảm
bảo không trùng lặp lại các nội dung đã đượcinghiên cứu trước đó về vấn đề phát
triển bền vững các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
3. Mục tiêu nghiên cứu
● Mục tiêu chung: Xây dựng giải pháp và kiến nghị phát triển bền vững các
KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên phù hợp với thực tế và chiến lược phát triển Kinh
tế - xã hội của địa phương.

● Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa lý thuyết về KCN, định hướng phát triển bền vững và các nhân
tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững các KCN.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển của các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng
Yên. Nghiên cứu để tìm ra những khó khăn, ngun nhân làm ảnh hưởng đến sự phát
4


triển bền vững của các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
- Đề xuất giải pháp và kiến nghị đẩy mạnh phát triển bền vững các KCN trên địa
bàn tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
4. Đối tượng và phạm vị nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Một số hoạt động của các KCN gắn với vấn đề phát triển bền vững
4.2 Phạm vị nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu toàn bộ hoạt động phát triển
KCN bao gồm: tình hình quy hoạch KCN; các chính sách thu hút và ưu đãi đầu tư;
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; các dịch vụ, phụ trợ xung quanh các
KCN và vấn đề về môi trường.
- Phạm vi về không gian: các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Không gian
nghiên cứu được tác giả lựa chọn là các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên vì: những
năm gần đây, Hưng Yên là một trong những tỉnh có thêm nhiều KCN và các KCN
hoạt động với tốc độ khá cao nên đi đơi với nó là rất nhiều vấn đề phát sinh, dẫn đến
nguồn vốn đầu tư vào đây đang có xu hướng chưa hiệu quả như mong đợi. Việc lựa
chọn khu vực nghiên cứu này vì có nhiều thuận lợi trong việc tiếp cận và khai thác
các số liệu sơ cấp để phục vụ cho quá trình làm luận văn của tác giả.
- Phạm vi về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển của
các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2017 và trên những cơ sở đó đề
xuất giải pháp và kiến nghị phát triển bền vững các KCN đến năm 2025 và tầm nhìn
đến năm 2035.

5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp so sánh: so sánh theo chuỗi và so sánh chéo, sử dụng để tính tốn
một số chỉ tiêu phản ánh sự phát triển bền vững KCN.
- Phương pháp thống kê: Từ những báo cáo, tài liệu thu thập được để xây dựng các
danh mục số liệu dưới dạng bảng, sơ đồ, biểu đồ nhằm minh họa và giúp phản ảnh rõ
hơn kết quả nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên số liệu thu thập được, tác giả phân
tích và tổng hợp theo từng nội dung và mẫu cụ thể khác nhau.
- Phương pháp chuyên gia: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo UBND tỉnh,
lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, cán bộ quản lý các KCN, chun viên Văn phịng
UBND tỉnh để nắm bắt chính xác và thiết thực thực trạng của các KCN, tìm hiểu các
chủ trương, biện pháp mà lãnh đạo tỉnh Hưng Yên hướng đến nhằm nắm bắt các thông
5


tin thực tiễn, trên cơ sở đó xây dựng những biện pháp phù hợp với điều kiện của địa
phương.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững các KCN trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên

Phân tích thực trạng phát triển tại các KCN trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên (giao thông, hạ tầng, dịch vụ, phụ trợ, môi
trường, kết cấu ngành & liên kết các KCN gần nhau, …)

Những tồn tại và nguyên nhân làm hạn chế phát triển bền
vững ở các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên

Đề xuất giải pháp và kiến nghị đẩy mạnh phát triển bền vững
các KCN trên địa bàn tỉnh Hưng Yên


Khung nghiên cứu Giải pháp phát triển bền vững các KCN trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận của luận văn thì nội dung chính được chia làm
03 chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về khu công nghiệp và phát triển bền vững các khu
công nghiệp
Chương 2. Thực trạng phát triển bền vững của các khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2013-2017
Chương 3. Một số giải phát và kiến nghị nhằm phát triển bền vững các khu công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035

6


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
1.1.Khái quát về Khu cơng nghiệp
1.1.1. Khái niệm, sơ lược về sự hình thành và phát triển các KCN
1.1.1.1. Khái niệm về Khu công nghiệp
Sự ra đời của khu công nghiệp (KCN) thế giới bắt đầu là từ thế kỷ 18, khi các
nước tư bản giàu có quan tâm mở rộng thương mại quốc tế, áp dụng các loại thuế quan
khắt khe đối với những sản phẩm hàng hóa vào lãnh thổ của mình. Đặc biệt vào nửa
cuối thế kỷ XX, các KCN trên thế giới phát triển mạnh mẽ khi các nước tư bản chủ
nghĩa đang ở trong thời kỳ cạnh tranh tìm kiếm thị trường, tranh giành phân lại thị
trường thế giới. Mặt khác, ở đầu bên kia các nước đang phát triển, thời gian đầu do
thiếu vốn nên các cơ sở cơng nghiệp phần lớn có quy mơ vừa và nhỏ, phân bố không
đồng đều, khả năng xử lý ô nhiễm, bảo vệ mơi trường cịn kém. Và khi dân số tăng
nhanh, đất đai ngày càng hạn hẹp, thêm vào nữa là Chính phủ cần chi tiêu đầu tư xây

dựng cơ sở hạ tầng để đáp ứng nhu cầu xây dựng phát triển của các doanh nghiệp đi
đầu tư, làm sao để có cơ sở hạ tầng hiện đại, vấn đề ô nhiễm môi trường được xử lý,
tiết kiệm đất đai, tiết kiệm chi phí là một bài tốn thách thức với các nước đang phát
triển. Để đảm bảo được các yêu cầu trên, các KCN ra đời như một tất yếu khách quan.
Có rất nhiều khái niệm khác nhau trên thế giới về KCN nhưng để thuận tiện
cho việc xác định phạm vi nghiên cứu về nội dung cũng như địa lý, tác giả xin nêu ra
khái niệm về KCN theo quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế
được ban hành theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2018 của
Chính Phủ Việt Nam như sau:
“Khu cơng nghiệp là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất
hàng công nghiệp và thực hiện dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, được thành lập theo
điều kiện, trình tự và thủ tục quy định tại Nghị định này.”
Nghị định 82/2018/NĐ-CP cũng nêu rõ khái niệm về Khu chế xuất:
“KCX là KCN chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất
hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo điều kiện, trình tự và thủ
tục áp dụng đối với KCN quy định tại Nghị định này.”
Khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp dụng
đối với khu phi thuế quan qui định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
7


1.1.1.2. Sơ lược về sự hình thành và phát triển các KCN trên thế giới
KCN đã có một q trình hình thành và phát triển hơn 100 năm nay.KCN đầu
tiên trên thế giới được thành lập vào năm 1896 ở Trafford Park thành phố Manchester
(Anh). Sau đó vào năm 1899 vùng công nghiệp Clearing ở thành phố Chicago bắt đầu
hoạt động và được coi là KCN đầu tiên của Mỹ. Kế tiếp là KCN tại thành phố Naples
năm 1904 ở Italia. Đến những năm 1950-1960, các vùng công nghiệp và các KCN
phát triển nhanh chóng và rộng khắp cácinước cơng nghiệp như là một hiện tượngilan
toả, tác động và ảnh hưởng. Năm 1959, ở Mỹ đã có 452 vùng cơng nghiệp và 1000
KCN tập trung, cho đến năm 1970 đã tăng khoảng 1.400 KCN. Cũng trong thời kỳ

này, ởiAnh có 55 KCN (1959), Pháp có 230 vùng cơng nghiệp và Canada có 21 vùng
cơng nghiệp (1965).
Ở Châu Á, KCN đầu tiên được khai sinh tại Singapore vào năm 1951; đến năm
1954 Malaysia cũng bắt đầu thành lập KCN; Ấn độ bắt đầu thành lập KCN từ năm
1955.
Một hình thức khác của KCN là KCX được ra đời lần đầu tiên trên thế giới là
KCN Shannon ở Ailen (1956); tiếp sau đó là ở Puecto Rico (1961); ở Đài Loan
(1965). Năm 1991, KCX Tân Thuận, KCX đầu tiên của Việt Nam đã được xây dựng
tại thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến năm 1992, thế giới đã có 280 KCX được xây
dựng ở 40 nước, trong đó có khoảng 60 khu đã hoạt động mang lại hiệu quả cao.
Theo số liệu của Hội đồng nghiên cứu phát triển Quốc tế (IDRC), đến 2005 đã
có 12.600 KCN nằm rải rác ở 90 quốc gia. Trong đó: Hoa Kỳ là 8.800, Canada: 1.200,
Đức 300, Anh 200 và Hà Lan 130. Mặc dù phát triển sau nhưng các nước Châu Á
cũng có số lượng KCN khá lớn. Trong đó: Malaysia có 166 KCN, Hàn Quốc 147,
Indonesia: 117, Nhật Bản 95.
1.1.1.3. Sơ lược về sự hình thành và phát triển các KCN ở Việt Nam
Tiền thân phát triển các KCN - KCX là Khu Kỹ nghệ Biên Hịa, được thành
lập năm 1963 với quy mơ 376 ha –là KCN đầu tiên và duy nhất của Việt Nam ở thời
điểm đó.Đây cũng là KCN lớn nhất và phát triển nhất sau ngày miền Nam giải phóng
1975. Song song đó, tại miền Bắc cũng đã bắt đầu xây dựng nhiều khu liên hợp, cụm
công nghiệp lớn nhằm phát triển công nghiệp, tạo cơ sở phát triển các KCN, KCX
sau này, điển hình là KCN gang thép Thái Nguyên.
Nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của việc hình thành, xây dựng,
phát triển và quản lý KCN - KCX, Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng số 322-HĐBT
8


ngày 18/10/1991 đã ban hành quy chế KCX. Đến năm 1994, Chính phủ ban hành
Nghị định số 192-CP về ban hành quy chế KCN, đánh dấu cho bước mở đầu của việc
phát triển KCN, KCX của nước ta. Ngày 24/4/1997 Chính phủ ban hành Nghị định

số 36/CP thống nhất các quy chế KCN, KCX nhằm kiện toàn và đẩy nhanh tốc độ
đầu tư xây dựng và phát triển các KCN, KCX.
Sự ra đời của KCX Tân Thuận (1991), một hình thức tổ chức sản xuất công
nghiệp tập trung sản xuất theo lãnh thổ đầu tiên ở nước ta, đã tạo được một mơ hình
tổ chức sản xuất mới có hiệu quả, một hình mẫu tiên tiến về cơ chế quản lý một cửa
tại chỗ về xu thế thời đại, từ đó có sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư. Với giá trị
thành công của một KCX đi đầu trong công cuộc đổi mới, KCX Tân Thuận đã tạo ra
sức lan tỏa mạnh trong cả nước, mở ra hướng phát triển mới, tiền đề cho việc phát
triển KCN, KCX, KCNC.
Tính đến hết tháng 7/2017, cả nước có 328 KCN được thành lập với tổng diện
tích đất tự nhiên là 96,3 nghìn ha, trong đó 223 KCN đã đi vào hoạt động và 105 KCN
đang trong giai đoạn đền bù, giải phóng mặt bằng. Tỷ lệ lấp đầy các KCN đạt 51%,
riêng các KCN đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt gần 73%.
Trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, các KCN, KCX ở nước ta đã đạt
được những thành quả quan trọng, đóng góp tích cực vào sự nghiệp CNH-HĐH đất
nước. Thành quả đó đã khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong
việc xây dựng mơ hình KCN ngay từ giai đoạn đầu đổi mới như là một giải pháp quan
trọng để thu hút đầu tư trong quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.2. Đặc điểm, vai trò của KCN
1.1.2.1. Đặc điểm KCN
Việc thành lập các KCN có tác động đến mọi mặt của sự phát triển kinh tế xã
hội của đất nước như bố trí dân cư, tổ chức lại cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ, các vấn
đề về môi trường, phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trật tự an ninh xã hội. Khu cơng
nghiệp có những đặc điểm cơ bản sau đây:
- Là khu vực được quy hoạch mang tính liên vùng, liên lãnh thổ và có phạm
vi ảnh hưởng không chỉ ở một khu vực địa phương.
- Là khu vực được kinh doanh bởi công ty đầu tư cơ sở hạ tầng (công ty phát
triển hạ tầng KCN). Công ty này có trách nhiệm bảo đảm hạ tầng kỹ thuật và xã hội
của cả khu trong suốt thời gian tồn tại.
- Trong KCN có thể có hoặc khơng có dân cư sinh sống, nhưng ngồi KCN

phải có hệ thống dịch vụ phục vụ nguồn nhân lực làm việc ở KCN.
9


- Là khu vực được quy hoạch riêng để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài
nước để thực hiện sản xuất và chế biến sản phẩm công nghiệp cũng như các hoạt động
hỗ trợ, dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.
- Sản phẩm của các doanh nghiệp trong KCN chủ yếu dành cho xuất khẩu
hướng ra thị trường thế giới. Tuy nhiên để gia tăng thu ngoại tệ bằng cách giảm tối
đa việc nhập khẩu các loại máy móc thiết bị và hàng hóa tiêu dung, các nhà sản xuất
trong KCN cũng rất quan tâm đến việc sản xuất hàng hóa có chất lượng cao nhằm
thay thế hàng nhập khẩu.
- Các KCN hoạt động dưới sự quản lý bởi Ban quản lý KCN cấp tỉnh.
1.1.2.2. Vai trò của KCN
(1) Thu hút vốn đầu tư để phát triển kinh tế
KCN được coi như một chất “xúc tác” để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài
nước; đặc biệt là đầu tư nước ngồi trong mơi trường đầu tư có cạnh tranh.
Trên thực tế, nhiều nước đã và đang thi hành chính sách cởi mở, thơng thống;
sử dụng ngay KCN để thu hút nguồn vốn ĐTNN cũng như đầu tư trong nước. Nhiều
nước đã coi KCN như một phương tiện thuyết phục, cần thiết để thu hút hiệu quả
nguồn vốn đầu tư tại từng quốc gia.
(2) Tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại
KCN đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng tăng
dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Xét theo cơ cấu
thành phần kinh tế, sự phát triển KCN làm tăng tỷ trọng đóng góp của các thành phần
kinh tế ngoài quốc doanh, phù hợp với đặc điểm của nền kinh tế thị trường.
(3) Tác động mạnh đến quá trình đơ thị hóa
- KCN đã tạo một hệ thống kết cấu hạ tầng mới, hiện đại. Cơ sở hạ tầng xung
quanh KCN được nâng cấp, có đầy đủ điện, nước, đường xá, hệ thống thơng tin liên
lạc, cơng trình phúc lợi hiện đại.Sự phát triển cơ sở hạ tầng các KCN có tác dụng kích

thích sự phát triển kinh tế địa phương, góp phần rút ngắn sự chênh lệch phát triển
giữa nông thôn và thành thị.
- KCN được coi là "hạt nhân" trong chuỗi quy hoạch đô thị sẽ được hình thành
trong tương lai với hệ thống kết cấu hạ tầng ngồi KCN có chất lượng cao, gắn với
sự hình thành phát triển các khu dân cư mới, các khu đơ thị vệ tinh, khu thương mại,
dịch vụ, hình thành các ngành công nghiệp phụ trợ.
10


(4) Kích thích phát triển các loại hình dịch vụ
CáciKCN ra đời làm phong phú thêm các hoạt động dịch vụ như: Dịch vụ cung
cấp cơ sở hạ tầng: điện, nước, xử lý chất thải; dịch vụ giao thông vân tải; hệ thống
thơng tin liên lạc; dịch vụ tài chính -ingân hàng; bảo hiểm; dịch vụ kho vận; dịch vụ
xây dựng và cho thuê bất động sản; dịch vụ huấn luyện, đào tạo và cung cấp lao động;
dịch vụ văn hóa xã hội,... tạo nhiều loại nhu cầu cho xã hội và những nhu cầu này đã
kích thích hoạt động của các ngành khác.
(5) Giải quyết việc làm của địa phương và cả nước
Các KCN ra đời đã tạoithêm rất nhiều việc làm mới, góp phần làm giảm tỷ lệ
thất nghiệp, nâng cao dân trí. Phát triển KCN đồng nghĩa với hình thành và phát triển
mạnh mẽ thị trường lao động, chuyển đổi cơ cấu lao động theo hướng tiến bộ, là nơi
sử dụng lao động có chun mơn kỹ thuật phù hợp với công nghệ mới áp dụng vào
sản xuất đạt trình độ khu vực và quốc tế.
(6) Góp phần hồn thiện cơ chế, chính sách phát triển kinh tế quốc dân
Các KCN chính là nơi thử nghiệm các cơ chế, chính sách mới, tiên tiến như:
cơ chế “một cửa, tại chỗ”, cơ chế “tự bảo đảm tài chính”...
Các KCN cịn có tác dụng kích thích cạnh tranh, đổi mới và hồn thiện mơi
trường kinh doanh. Các doanh nghiệp trong các KCN đóng vai trị kích thích việc cải
cách và hoàn thiện thể chế kinh tế, hệ thống pháp luật, thủ tục hành chính...
(7) Tăng kim ngạch xuất khẩu
Tập trung sản xuất với vốn đầu tư cao, KCN trở thành nơi cung cấp hàng xuất

khẩu nhanh cùng với tốc độ thu hút vốn đầu tư và phát triển KCN. Với điều kiện
thuận lợi về dịch vụ hạ tầng, dịch vụ phụ trợ, đầu vào, đầu ra, Nhà nước ưu đãi,
khuyến khích sản xuất hàng xuất khẩu là những điều kiện giúp tăng nhanh kim ngạch
xuất khẩu tại các KCN.
(8) Góp phần giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường
KCN là nơi tập trung các doanh nghiệp cơng nghiệp, do đó có điều kiện tập
trung các chất thải do các doanh nghiệp thải ra để xử lý, tránh tình trạng khó kiểm
sốt hoạt động của các doanh nghiệp do phân tán về địa điểm sản xuất. Trong KCN,
các doanh nghiệp buộc phải có hệ thống xử lý chất thải cục bộ đạt tiêu chuẩn trước
khi thải ra hệ thống chung. Từng KCN phải có nhà máy xử lý nước thải tập trung và
được đầu tư xây dựng song song với việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng KCN. Rõ
ràng KCN đã góp phần kiểm sốt và hạn chế ơ nhiễm mơi trường trong q trình phát
triển cơng nghiệp.
11


(9) Tạo điều kiện cho việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ
cao và kinh nghiệm quản lý
KCN được xem như là yếu tố thúc đẩy q trình chuyển giao cơng nghệ từ các
nước phát triển sang các nước đang phát triển. Thực vậy, để đảm bảo hiệu quả hoạt
động, các nhà đầu tư thường trang bị công nghệ hiện đại, làm cho mặt bằng chung về
công nghệ của nền sản xuất trong nước được nâng lên.
Hoạt động chuyển giao công nghệ đã giúp người lao động nắm bắt được những
tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới và học tập được kinh nghiệm quản lý
của các cơng ty nước ngồi.
1.1.3. Phân loại KCN
Theo nghị định 82/2018/NĐ-CP, khu công nghiệp gồm nhiều loại hình khác
nhau, bao gồm: Khu chế xuất, khu cơng nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái (sau
đây gọi chung là Khu cơng nghiệp, trừ trường hợp có quy định riêng đối với từng loại
hình).

a) Khu chế xuất là khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện
dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, được thành lập theo
điều kiện, trình tự và thủ tục áp dụng đối với khu công nghiệp quy định tại Nghị định
này.
Khu chế xuất được ngăn cách với khu vực bên ngoài theo các quy định áp
dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập
khẩu;
b) Khu công nghiệp hỗ trợ là khu công nghiệp chuyên sản xuất các sản phẩm
công nghiệp hỗ trợ, thực hiện dịch vụ cho sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.
Tỷ lệ diện tích đất cho các dự án đầu tư vào ngành nghề công nghiệp hỗ trợ thuê, thuê
lại tối thiểu đạt 60% diện tích đất cơng nghiệp có thể cho th của khu công nghiệp;
c) Khu công nghiệp sinh thái là khu cơng nghiệp, trong đó có các doanh nghiệp
trong khu công nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất sạch hơn và sử dụng hiệu quả
tài nguyên, có sự liên kết, hợp tác trong sản xuất để thực hiện hoạt động cộng sinh
công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, môi trường, xã hội của các doanh
nghiệp.
1.1.4. Quản lý Nhà nước đối với phát triển KCN
Mơ hình các KKT, KCN, KCX đã được hình thành và phát triển rất lâu đối với
các nước phát triển và cũng được phát triển tại các nước đang phát triển ở những thập
kỷ gần đây (trong đó có Việt Nam). Đi cùng với quá trình hình thành, xây dựng và
12


phát triển các KCN là các mơ hình quản lý các KCN tại các quốc gia, vùng lãnh thổ
cũng có những điểm tương đồng và những điểm khác nhau về mơ hình quản lý. Nhưng
nhìn chung, đến nay vẫn chưa có khái niệm cụ thể nào về quản lý Nhà nước đối với
KCN, song các mơ hình quản lý của các nước và Việt Nam đều có một số đặc điểm
chủ yếu sau:
Về quy hoạch xây dựng KCN được nhà nước thống nhất quản lý như: quy
mơ diện tích KCN, chức năng theo quy hoạch ngành, lĩnh vực thu hút đầu tư, mật

độ xây dựng, hệ thống các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, tiêu chuẩn về môi trường của
KCN,...
Về quản lý hoạt động đầu tư trong, ngoài hàng rào KCN như tiếp nhận thủ tục
đầu tư, tổ chức thẩm tra, cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư và quản lý
hoạt động đầu tư, đều do nhà nước thống nhất quản lý thông qua hệ thống các cơ quan
quản lý Nhà nước về đầu tư, bao gồm: Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, UBND
cấp tỉnh và BQL các KCN.
Về quản lý hoạt động sau cấp Giấy chứng nhận đầu tư: được thực hiện trực
tiếp bởi Cục quản lý các KCN (mơ hình các nước) hoặc BQL các KCN cấp tỉnh đối
với các lĩnh vực như: doanh nghiệp, môi trường, lao động, quy hoạch - xây dựng,
...theo mơ hình quản lý Nhà nước theo vùng, lãnh thổ đối với các KCN trên địa bàn
tỉnh hoặc liên tỉnh.
Về tổ chức bộ máy quản lý các KCN được tổ chức theo hình thức từ trung
ương tới địa phương như: có Tổng cục quản lý các KCN trực thuộc chính phủ hoặc
bộ chuyên ngành đối với Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản,... ở Việt Nam là BQL các
KCN các KCN Việt Nam trực thuộc Chính phủ và nay là Vụ quản lý các KKT- Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, ở địa phương là BQL các KCN tỉnh trực thuộc UBND tỉnh thực
hiện quản lý Nhà nước đối với các KCN trên địa bàn tỉnh theo cơ chế "một cửa, một
dấu tại chỗ". Qua một số đặc điểm chủ yếu về mơ hình quản lý các KCN ở trên thế
giới và Việt Nam. Trong luận văn này, có thể hiểu rằng quản lý Nhà nước các KCN
là hoạt động chấp hành, điều hành hoạt động đầu tư, xây dựng và phát triển các KCN,
hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp KCN của hệ thống cơ quan
nhà nước để xây dựng, phát triển bền vững các KCN theo định hướng và mục tiêu
của Nhà nước. Nội hàm khái niệm quản lý Nhà nước các KCN bao hàm những nội
dung sau:
Thứ nhất, quản lý nhà nước KCN là toàn bộ hoạt động chấp hành và điều hành
pháp luật về KCN một cách toàn diện của hệ thống cơ quan nhà nước đối với các hoạt
động đầu tư xây dựng, phát triển KCN của các chủ đầu tư hạ tầng, các tổ chức, cá
13



nhân đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN theo đúng Danh mục quy hoạch
chung các KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và Quy hoạch chi tiết quy
hoạch KCN trên địa bàn tỉnh được UBND tỉnh phê duyệt; quản lý toàn diện các hoạt
động đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp KCN từ khâu xây dựng danh
mục dự án thu hút đầu tư vào KCN, vận động, tiếp nhận, thẩm tra/đăng ký cấp, điều
chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư, chấm dứt hoạt động đối, cung cấp, hỗ trợ dịch
vụ công tới doanh nghiệp KCN theo quy định của pháp luật về KCN và pháp luật có
liên quan; phục vụ, hỗ trợ, khuyến khích và giám sát các doanh nghiệp KCN đầu tư
sản xuất- kinh doanh phát triển theo định hướng và mục tiêu của nhà nước.
Thứ hai, hệ thống cơ quan nhà nước quản lý KCN được bố trí theo 2 cấp: cấp
trung ương gồm Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ, Ngành Trung ương. Chính phủ
thống nhất quản lý các hoạt động đầu tư, xây dựng phát triển các KCN trên phạm vi cả
nước và phân cấp trực tiếp một số nhiệm vụ quản lý nhà nước các KCN cho Bộ, Ngành
trung ương, BQL các KCN, hoạch định, ban hành chính sách vĩ mơ về phát triển KCN;
cấp địa phương là UBND cấp tỉnh và BQL các KCN thực hiện các nhiệm vụ phân cấp,
ủy quyền của Chính phủ, Bộ, Ngành trung ương quản lý, điều hành, giám sát trực tiếp
các hoạt động đầu tư, xây dựng, phát triển KCN, các hoạt động đầu tư sản xuất kinh
doanh của DN KCN theo định hướng, mục tiêu của nhà nước.
Nội dung quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu kinh tế được quy
định tại Điều 45 Nghị định 82/2018/NĐ-CP quy định về quản lý khu công nghiệp và
khu kinh tế, (có hiệu lực 10/07/2018), theo đó:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, kế hoạch và chính sách về phát
triển khu cơng nghiệp, khu kinh tế.
2. Ban hành, hướng dẫn, phổ biến và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật
và tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật có liên quan đến việc thành lập, đầu tư, xây dựng,
phát triển và quản lý hoạt động của khu công nghiệp, khu kinh tế; xây dựng và quản
lý hệ thống thông tin về khu công nghiệp, khu kinh tế; tổ chức thực hiện hoạt động
xúc tiến đầu tư vào khu công nghiệp, khu kinh tế.
3. Cấp, điều chỉnh, thu hồi văn bản quyết định chủ trương đầu tư, Giấy chứng

nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các loại giấy phép,
chứng chỉ, chứng nhận; tổ chức thực hiện các thủ tục hành chính nhà nước và dịch vụ
hỗ trợ có liên quan đến hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá
nhân trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
4. Tổ chức bộ máy, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ cho cơ quan quản lý nhà
nước về khu công nghiệp, khu kinh tế.
14


5. Hướng dẫn, hỗ trợ, đánh giá hiệu quả đầu tư, kiểm tra, giám sát, thanh tra,
giải quyết khiếu nại, tố cáo, khen thưởng, xử lý vi phạm và giải quyết các vấn đề phát
sinh trong quá trình hình thành và phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế.
1.2. Cơ sở lý luận phát triển các khu công nghiệp theo hướng bền vững
1.2.1 Khái niệm về phát triển bền vững
Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn
phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tiin Thiên nhiên và Tài
nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung: “Sự phát triển của nhân loại không
thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà cịn phải tơn trọng những nhu cầu tất yêu
của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học”. Tuy nhiên chiến lược này
chỉ nhấn mạnh phát triển bền vững ở góc độ bền vững về sinh thái với 3 mục tiêu :
Duy trì hệ sinh thái cơ bản và những hệ hỗ trợ sự sống; bảo tồn tính đa dạng di truyền;
bảo đảm sử dụng bền vững các loài và các hệ sinh thái.
Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai của chúng ta” (Our common future) của
Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, “phát
triển bền vững” được định nghĩa “là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của
hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.
Định nghĩa này được nhiều tổ chức và quốc gia trên thế giới thừa nhận và được sử
dụng rộng rãi trong các ấn phẩm về phát triển bền vững vì nó mang tính khái qt hoá
cao về mối quan hệ giữa các thế hệ về thoả mãn các nhu cầu về đời sống vật chất,
tinh thần, từ đó tạo ra phát triển bền vững, vì suy cho cùng, bản chất của phát triển

bền vững tức là sự tồn tại bền vững của loài người trên trái đất khơng phân biệt quốc
gia, dân tộc và trình độ kinh tế, xã hội, ở đây sự tồn tại của lồi người ln gắn với
sự tồn tại của mơi trường kinh tế, xã hội và tự nhiên mà con người cần phải có. Tuy
nhiên, định nghĩa này thiên về đưa ra mục tiêu, yêu cầu cho sự phát triển bền vững,
mà chưa nói đến bản chất các quan hệ nội tại của quá trình phát triển bền vững là thế
nào?
Bởi vậy đến sau này, khái niệm này được bổ sung đầy đủ và rõ ràng hơn. Ngồi
vấn đề mơi trường, phát triển bền vững cịn xét cả về khía cạnh kinh tế và xã hội. Tại
Hội nghị thưởng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesbug - Cộng
Hòa Nam Phi năm 2002 đã xác định “Phát triển bền vững là q trình phát triển có
sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng
kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.”
Theo khoản 4 điều 3 chương I tại Luật Bảo vệ môi trường 2014, phát triển bền
vững (PTBV) được định nghĩa như sau: “Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng
15


×