Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đề tài Ôn tập sử 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.58 KB, 10 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VÕ NHAI
TRƯỜNG THCS TRÀNG XÁ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
PHƯƠNG PHÁP ÔN TẬP LỊCH SỬ
LỚP 9
NGƯỜI THỰC HIỆN: NGUYỄN THỊ KIM NHUNG
TỔ: KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐƠN VỊ CÔNG TÁC: TRƯỜNG THCS TRÀNG XÁ
Năm học 2010-2011
1
MỤC LỤC
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
B.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.Cơ sở lý luận
2.Thực trạng vấn đề
3.Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề
a.Phương pháp ôn tập chung
b.Một số dạng câu hỏi thực hành trong ôn tập
4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
a.Phương pháp nghiên cứu
b.Kết quả sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
C.Kết luận
1.Tính khả thi của sánh kiến kinh nghiệm
2.Những bài học kinh nghiệm
3.Kiến nghị
4.Tài liệu tham khảo.
2
A.ĐẶT VẤN ĐỀ
Lịch sử có một vị trí, ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục thế hệ trẻ. Từ
những hiểu biết về quá khứ học sinh hiểu rõ truyền thống của dân tộc tự hào với truyền


thống dựng nước và giữ nước của cha ông ta từ đó xác định nhiệm vụ của bản thân
trong hiện tại.
Tuy nhiên trong hiện tại có những nhận thức sai lệch về vị trí chức năng của bộ
môn trong đời sống xã hội dẫn đến sự giảm sút chất lượng bộ môn trên nhiều mặt. Tình
trạng học sinh không biết những sự kiện lịch sử cơ bản, nhớ sai, nhớ nhầm lẫn kiến
thức lịch sử là hiện tượng khá phổ biến ở nhiều trường.
Đứng trước tình hình đó, là một giáo viên giảng dạy lịch sử đã nhiều năm, lại trực
tiếp giảng dạy môn lịch sử lớp 9 tôi muốn nêu lên một số kinh nghiệm của bản thân
trong phương pháp ôn tập lịch sử lớp 9 đê nâng cao nhận thức lịch sử cho học sinh cuối
cấp, cũng như khơi gợi ở các em lòng ham mê muốn khám phá tìm hiểu lịch sử dân tộc
để các em có đủ hành trang kiến thức bước vào cấp trung học phổ thông.
3
B.NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I.Cơ sở lý luận
Như chúng ta đã biết dạy học lịch sử là quá trình giáo viên cung cấp cho học
sinh những kiến thức cơ bản về lịch sử nhằm phục vụ cho việc giáo dục và phát triển
học sinh qua môn học. Lịch sử vốn tồn tại khách quan, là nhữn vấn đề đã xảy ra trong
quá khứ nên trong quá trình giảng dạy và ôn tập để học sinh nắm bắt được những hình
ảnh lịch sử cụ thể, đòi hỏi bên cạnh những lời nói sinh động giáo viên phải lựa chọn
các phương pháp dạy khác nhau để đạt hiệu quả cao trong truyền thụ
Với phương pháp dạy học mới, lấy học sinh làm trung tâm, học sinh chủ động
lĩnh hội tri thức, đòi hỏi người giáo viên cần có biện pháp phù hợp để cuốn hút được
học sinh chú ý vào tiết học, có hứng thú học tập, tham gia tích cự trong việc phát hiện,
chủ động phát biểu ý kiến xây dựng bài, có ý thức tư duy sáng tạo. Như vậy mới đạt
hiệu quả trong dạy học.
Căn cứ vào tài liệu học tập và mục đích truyền thụ người dạy, phải đề ra những
phương pháp ôn tập phù hợp với đối tượng học sinh giúp các em nắm bắt nhanh và lưu
giữ tốt kiến thức lịch sử, biết nhận xét đánh giá một sự kiện, một chân dung, một giai
đoạn lịch sử… Tạo nên hứng thú trong quá trình lĩnh hội kiến thức của học sinh. Vì
vậy phương pháp ôn tập lịch sử có vai trò quan trọng trong quá trình giảng dạy lịch sử

ở các lớp THCS nói chung và lịch sử lớp 9 nói riêng.
II. Thực trạng vấn đề.
Là giáo viên giảng dạy lịch sử ở trường THCS đặc biệt là trực tiếp giảng dạy lớp
9 nhiều năm tôi thấy:
-Học sinh chưa thực sự yêu thích môn học, luôn cho rằng môn lịch sử là môn phụ và
nhàm chán bởi trong quá trình giảng dạy nhiều giáo viên chưa có phương pháp phù
hợp để tạo nên hứng thú, kích thích tính tìm tòi của học sinh.
-Khả năng nắm bắt, đánh giá sự kiện lịch sử của học sinh chưa cao, chưa hiểu hết
bản chất của một sự kiện, vấn đề lịch sử hoặc hiểu còn lơ mơ chưa sâu sắc.
-phương pháp ôn tập còn nghèo nàn, đơn điệu, khả năng kết hợp da dạng các
phương pháp ôn tập chưa tốt, tính sáng tạo trong ôn tập chưa cao, khi học sinh học tiết
ôn tập có cảm giác nặng nề, mệt mỏi không hứng thú dẫn đến hiệu quả giờ học thấp.
- Kết quả học tập môn lịch sử còn thấp đặc biệt là ở các kỳ thi học sinh giỏi.
=> Xuất phát từ thực tế học sinh, từ tình hình kết quả môn học, qua quá trình giảng
dạy và tìm tòi phương pháp tôi đã thực nghiệm phương pháp ôn tập tổng hợp, kết quả
học sinh đã hứng thú học, nắm bắt sử liệu nhanh, quá trình tư duy tổng hợp so sánh
nhận xét đánh giá linh hoạt hẳn lên, kết quả thi học sinh giỏi đã có bước tiến bộ.
Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề ôn tập cho học sinh bậc THCS tuy
nhiên những vấn đề đó còn rất chung chung chưa đi vào vấn đề cụ thể để giúp cho
giáo viên có phương pháp cụ thể . Vậy nên tôi quyết định lựa chọn đề tài này hy vọng
sẽ đưa ra các phương pháp ôn tập tốt nhất cho học sinh. Tuy nhiên vì điều kiện giảng
dạy nên tôi chỉ lựa chọn nghiên cứu phương pháp ôn tập đối với khối lớp 9 để giúp
các em có kiến thức vững chắc bước tiếp vào THPT.
1.Thuận lợi
-Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa.
-Học sinh ham thích tìm hiểu kiến thức lịch sử trong giờ học các em tích cực chủ
đông xây dựng bài, thực sự là trung tâm của quá trình dạy học.
-Khả năng nắm bắt sử liệu tốt biết so sánh đánh giá sự kiện lịch sử.
4
-Phương tiện dạy học đã được quan tâm mua sắm khá đầy đủ.

-Phòng giáo dục, ban giám hiệu nhà trường quan tâm đến quá trình đổi mới phương
pháp, luôn tạo điều kiện để giáo viên lịch sử được tập huấn, chuyên đề trao đổi học hỏi
, có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ học sinh giỏi các cấp.
2.Khó khăn
-Học sinh truờng THCS Tràng Xá Còn nhiều em có học lực yếu và trung bình (nói
chung đầu vào thấp).
-Cơ sở vật chất(phòng học bộ môn) phục vụ cho giảng dạy chưa có.
-Trang thiết bị phục vụ giảng dạy môn lịch sử (Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh… ) còn
thiếu nhiều.
Nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.
III. Các biện pháp tiến hành giải quyết vấn đề.
1. Phương pháp ôn tập chung
a.Ôn tập theo sự kiện lịch sử.
Phương pháp ôn tập theo sự kiện lịch sử là bước khởi đầu cung cấp cho họch sinh
nguồn sử liệu cơ bản. Ôn tập theo phương pháp này giúp học sinh bổ sung các sự kiện
lịch sử theo một hệ thống sử thế giới và sử Việt Nam.
Ví dụ:
*Những sự kiện lịch sử thế giới tiêu biểu từ năm 1917 đến năm 1945.
-7/11/1917: Cách mạng tháng mười Nga
-2/3/1919: Thành lập quốc tế công sản.
-4/5/1919: Phong trào Ngũ Tứ (Trung Quốc).
-1/9/1939: Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ.
-22/6/1941: Đức tấn công Liên Xô.
-2/2/1943: Chiến thắng Xtalingrát.
-9/5/1945: Đức đầu hàng đồng minh.
-14/8/1945: Nhạt đầu hàng đồng minh, chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc…
*Những sự kiện lịch sử Việt Nam tiêu biểu từ năm 1930 đến năm 1945.
-3/2/1930: Đảng cộng sảnh Việt Nam ra đời.
-27/9/1940: Khởi nghĩa Bắc Sơn.
-23/11/1940: khởi nghĩa Nam Kỳ.

-13/11/1941: Cuộc binh biến Đô Lương.
-5/1941: Hội nghị trung ương lần thứ VIII.
-22/12/1944: Thành lập đội Viẹt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
-19/8/1945: Khởi nghĩa thắng lợi ở Hà Nội.
-23/8/1945: Khởi nghĩa thắng lợi ở Huế.
-25/8/1945: Khởi nghĩa thắng lợi ở sài Gòn.
b.Ôn tập tổng hợp giai đoạn.
-Phương pháp dạy tổng hợp giai đoạn nhằm giúp học sinh hệ thống hoá từng giai
đoạn lịch sử cụ thể. Khi ôn tập giáo viên nên tổng hợp theo từng giai đoạn, trong mỗi
giai đoạn cần nêu những nét chính, có so sánh, đánh giá, nhận xét.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×