Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN TRONG LĨNH VỰC Y TẾ Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.3 KB, 20 trang )

: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ QUẢN LÝ NSNN
TRONG LĨNH VỰC Y TẾ Ở VIỆT NAM
3.1. Quan điểm hoàn thiện cơ chế quản lý NSNN trong ngành y tế ở Việt Nam.
Thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế trong giai đoạn 2001 - 2010 theo
Quyết định số 32/2001/QĐ-TTg ngày 19/03/2001 của Thủ tướng Chính phủ yêu
cầu đổi mới quản lý NSNN cho y tế cần quán triệt một số quan điểm sau:
Thứ nhất, cần nhận thức rõ quan điểm đầu tư cho y tế là đầu tư con người,
đầu tư cho phát triển. Trong xã hội con người vừa là chủ thể để thực hiện công tác
y tế vừa là khách thể mà các mục tiêu y tế hướng tới. Con người là một trong các
nhân tố của quá trình sản xuất và là nhân tố quyết định, giữ vai trò động lực phát
triển của xã hội. Vì vậy, đầu tư cho sức khỏe để mọi người được chăm sóc sức
khỏe chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao chất
lượng cuộc sống của mỗi cá nhân và mỗi gia đình.
Thứ hai, trong đầu tư cho y tế NSNN phải giữ vai trò chủ đạo. NSNN đảm
bảo đáp ứng các nhu cầu cơ bản về chăm sóc sức khỏe và khả năng tiếp cận các
dịch vụ y tế cơ bản cho mọi người dân, đặc biệt là đối tượng chính sách, người
nghèo. Ưu tiên chi NSNN trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ y tế mang
tính chất công cộng như cho công tác phòng bệnh, cho đầu tư xây dựng cơ sở vật
chất ngành y tế, xây dựng bệnh viện, đầu tư mua sắm trang thiết bị hiện đại.
Thứ ba, chi NSNN phải góp phần thực hiện mục tiêu công bằng trong y tế,
đảm bảo cho mọi người dân đều được hưởng thụ sự chăm sóc sức khỏe, và bảo vệ
về y tế, đặc biệt là những người nghèo. NSNN bố trí nguồn chi tích đáng để thực
hiện chính sách người có công, chính sách bảo trợ xã hội về y tế, tổ chức khám,
chữa bệnh miễn phí hoặc cấp không thu tiền thẻ BHYT cho người nghèo, người
già không nơi nương tựa.
Thứ 4, mở rộng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức cung cấp
dịch vụ y tế với các cơ sở y tế công lập, xây dựng cơ chế tự chủ tài chính để các cơ
sở này phát huy được tiềm năng trang bị cơ sởo vật chất, nâng cao năng lực cán bộ,
đa dạng hóa các dịch vụ y tế cung cấp cho xã hội, tăng thu, giảm dần sự bao cấp từ
NSNN.
Thứ năm, thực hiện xã hội hóa trong y tế, đa dạng hóa các nguồn tài chính


dành cho y tế như nguồn viện phí, nguồn BHYT... Hoàn thiện chính sách thu một
phần viện phí theo nguyên tắc NSNN đảm bảo những nguồn chi lớn cho y tế như
xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị kỹ thuật, người bệnh tự trang trải
các khoản chi phí phục vụ trực tiếp cho khám chữa bệnh. Mở rộng đối tượng tham
gia BHYT, đa dạng hóa các hình thức bảo hiểm để thu hút mọi đối tượng tham gia,
hướng tới mục tiêu BHYT toàn dân.
Thứ sáu, bố trí kinh phí ngân sách để đầu tư phát triển đồng bộ mạng lưới y
tế trên cả nước, đảm bảo mọi khu vực địa lý, dân cư đều có cơ sở y tế. Ưu tiên vốn
ngân sách để đầu tư phát triển mạng lưới y tế cơ sở để thực hiện công việc chăm
sóc y tế, phòng chống bệnh ban đầu cho nhân dân ngay tại nơi cư trú ở thôn bản,
cụm dân cư.
3.2. Mục tiêu phát triển y tế ở Việt Nam.
Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ ĩ năm 2001 đã vạch ra
nhiệm vụ của công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong thời gian tới là: Nâng
cao tính công bằng và hiệu quả trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe nhân dân: Tiếp tục thực hiện các mục tiêu về y tế quốc gia. Nâng cao chất
lượng chăm sóc sức khỏe ở tất cả các tuyến, đặc biệt coi trọng tăng cường dịch vụ
y tế chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, người bịi di chứng do chiến tranh, người
nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng căn cứ cách mạng, vùng sâu vùng xa. Giảm
tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do các bệnh truyền nhiễm, không thể xảy ra dịch lớn,
khắc phục hậu quả tai nạn và thương tích, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm và
an toàn truyền máu.
Chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 - 2010
(ban hành theo quyết định số 35/2001/QĐ - TTg ngày 19/03/2001 của Thủ tướng
Chính phủ đã vạch ra mục tiêu tổng quát phát triển y tế nước ta trong 10 năm tới
là: “Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban
đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người
đều được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần.
Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi”.
Trong quyết định số 153/2006/QĐ-TTg


về quy hoạch tổng thể phát triển hệ
thống y tế Việt Nam giai đoạn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 có ghi:
“Xây dựng hệ thống y tế Việt Nam từng bước hiện đại, hoàn chỉnh hướng tới công
bằng, hiệu quả và phát triển, đáp ứng nhu càu ngày càng tăng và đa dạng của nhân
dân về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, giảm tỷ lệ mắc bệnh, tật và tử
vong, tăng tuổi thọ, cải thiện chất lượng cuộc sống, đạt và vượt các chỉ tiêu đặt tra
trong Chiến lược chăm sóc và vảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 - 2010”.
Trên đây là mục tiêu quan trọng có tính chất xuyên suốt đối với sự phát triển
của lĩnh vực y tế trong suốt những năm tới. Để thực hiện tốt với sự phát triển của
lĩnh vực y tế trong suốt những năm tới. Để thực hiện tốt nhiệm vụ và mục tiêu đặt
ra yêu cầu phát triển sự nghiệp y tế nước ta trong thời gian tới phải bám sát các
định hướng sau:
Một là, cần phải nâng cao tính công bằng trong việc tiếp cận và sử dụng dịch
vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là dịch vụ khám chữa bệnh. Yêu cầu này xuất phát
từ bản chất chế độ nước ta là phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng
XHCN, bản chất chế độ quy định mọi người dân đều được công bằng trong trách
nhiệm và hưởng thụ. Trong khi đó quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là một
trong những quyền cơ bản của người dân đã được hiến pháp thừa nhận. Để thực
hiện được điều này thì vai trò đảm bảo quyền được chăm sóc sức khỏe đối với mọi
người dân của Nhà nước là hết sức quan trọng, đặc biệt là vai trò phân phối của
NSNN trong việc cung cấp các dịch vụ y tế công, trong việc chăm sóc y tế cho
người nghèo.
Hai là, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe ở tất cả các vùng miền trong
cả nước trên cả lĩnh vực phòng bệnh và khám chữa bệnh, phục hồi chức năng, nâng
cao sức khỏe trong đó ưu tiên phát triển mạng lưới y tế cơ sở, ưu tiên đầu tư cho
vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng kém phát triển.
Ba là, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển y tế bao gồm: Đầu tư của
Nhà nước, đóng góp của cộng đồng, tranh thủ viện trợ quốc tế.... trong đó, đầu tư
của nhà nước giữ vai trò chủ đạo, từng bước phấn đấu tăng mức chi thường xuyên

cho y tế trong tổng chi của NSNN.
Bốn là, thực hiện xã hội hóa các hoạt động y tế, xây dựng lộ trình tiến tới
BHYT toàn dân, đồng thời tiến hành xây dựng và thực hiện chính sách viện phí
phù hợp trên cơ sở tính đúng, tính đủ các chi phí trực tiếp phục vụ bệnh nhân. Bên
cạnh đó, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi về đầu tư, chính sách khuyến khích về
thuế, đất đai để phát triển các cơ sở y tế ngoài công lập.
3.3. Những thách thức chủ yếu đối với công tác chăm sóc sức khỏe toàn dân
tại Việt Nam.
- Các vấn đề xã hội khách quan: Ô nhiễm môi trường, tệ nạn xã hội, chênh
lệch về thu nhập giữa các nhóm dân, giữa các vùng miền dẫn tới sự thiếu công
bằng trong chăm sóc sức khỏe do phân hóa giàu nghèo.
- Các nhân tố mang tính chất tình huống như: Sự kiện chính trị nội bộ, thay
đổi về cơ cấu tổ chức nhân sự của ngành y tế....
- Quy mô dân số tăng làm thay đổi cơ cấu độ tuổi dân số theo từng khu vực
và trên phạm vi toàn quốc. Mỗi độ tuổi có những nhóm bệnh có khả năng mắc phải
khác nhau, cần có những chương trình chăm sóc khác nhau. Sự thay đổi cơ cấu độ
tuổi đặt ra thách thức lớn với ngành y tế trong cơ cấu chi phải thay đổi phù hợp với
cơ cấu tuổi.
- Các yếu tố mang tính chất cơ cấu: Các mặt trái của nền kinh tế và thị
trường lao động ảnh hưởng đến quá trình thu nhập các nguồn thu nhập. Ví dụ như
tăng trưởng kinh tế, quy mô kinh tế không chính thức, tỷ lệ thu nhập có được từ lao
động so với thu nhập từ vốn, tỷ lệ tham gia của lực lượng lao động, loại hình lao
động và khả năng huy động vốn. Vấn đề này ảnh hưởng đến thu nhập bình quân
đầu người, phân hóa giàu nghèo qua đó tác động đến việc phân phố và sử dụng các
dịch vụ y tế.
- Các yếu tố mang tính chất văn hóa: Lòng tin vào Chính phủ và quy định
của pháp luật, năng lực của các chuyên gia, sự ưu tiên mang tính chất ý thức hệ, sự
nhận thức những mạng lưới dịch vụ y tế không chính thức.
- Sự thay đổi của mô hình bệnh tật và diễn biến của nó trong từng thời kỳ,
mỗi thời kỳ khác nhau có những căn bệnh đặc trưng khác nhau, nguy hiểm khác

nhau đặt ra thách thức với nền y tế nước ta phải biện pháp quản lý, phân phối tài
chính thích ứng với từng hoàn cảnh khác nhau.
- Vấn đề hội nhập và toàn cầu hóa cũng đặt ra những thách thức lớn với
ngành y tế. Việc hội nhập, mở cửa tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với nhiều
dịch vụ y tế tiên tiến khác nhau.Tuy nhiên lại đặt ra vấn đề về sự phân phối công
bằng và hiệu quả các dịch vụ y tế.
3.4. Những giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý đối với nguồn kinh phí đầu tư
từ NSNN cho lĩnh vực y tế.

3.4.1. Xã hội hóa hoạt động y tế.
XHH thực chất là huy động toàn xã hội tham gia vào hoạt động chăm sóc
sức khỏe dưới sự tổ chức chỉ đạo của Nhà nước. Thực hiện XHH hoạt động y tế sẽ
mang lại lợi ích thiết thực là :
- Biến các hoạt động y tế Nhà nước hóa thành sự nghiệp chung của xã hội,
của toàn dân. Mọi người dân, các gia đình, toàn thể xã hội đều có quyền lợi và
nghĩa vụ đối với sự nghiệp y tế, phát huy tính năng động sáng tạo, không ỷ lại,
trông chờ vào Nhà nước.
- Thực hiện XHH sẽ tạo cho y tế có thêm nhiều lực để đảm bảo hoạt động.
Các nguồn lực đó là tiềm năng về tài nguyên quốc gia được khai thác và phát huy
nhân lực, vật lực, tài lực sẵn có của quốc gia.
- XHH y tế tạo cơ hội hưởng thụ các thành quả của y tế ngày càng mở rộng
cho mọi người dân trong xã hội. XHH sẽ xóa bỏ những đặc ân đặc quyền, không
còn vùng dành riêng,mọi người dân sẽ trực tiếp nhận các dịch vụ y tế ngày càng
nhiều, bảo đảm sự công bằng hơn trong việc chăm sóc sức khỏe toàn dân.
- Hoạt động y tế tốt tạo điều kiện nâng cao sức khỏe, tri thức cho người dân,
tạo ra đội ngũ lao động có chất lượng cao,thúc đẩy tất cả các ngành, lĩnh vực phát
triển, từ đó thúc đẩy tất cả các ngành, lĩnh vực phát triển, từ đó thúc đẩy kinh tế -
xã hội của đất nước phát triển.
Tiến hành XHH y tế ở nước ta phải làm theo các nội dung sau :
Một là, tạo nhận thức đúng đắn cho nhân dân : ở nước ta nhìn chung XHH

với đại bộ phân dân chúng vẫn còn là khái niệm mới mẻ. Nhiều quan điểm chỉ cho
rằng việc thực hiện XHH y tế là hoạt động thêm "tiền" của dân chúng cùng với
"tiền" của Nhà nước để tài trợ cho y tế thay như chỉ có "tiền" của Nhà nước như
trước kia. Vì vậy, chúng ta cần phải đưa nội dung XHH y tế đi sâu vào sát với quần
chúng nhân dân hơn nữa. Chỉ khi hiểu rõ chủ trương XHH y tế mà Đảng và Nhà
nước đang thực hiện người dân mới thực sự đồng tình, ủng hộ đúng theo phương
châm "mọi việc đều được dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Do tính chất
đặc thù của mình, hoạt động y tế vừa phải đặt trong môi trường pháp luật mặt khác
chúng cũng phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định về chuẩn mực đạo đức của
dân tộc ta. Để hoàn thành niệm vụ của mình, y tế phải được sự quan tâm của nhà
nước và sự ủng hộ của đông đảo nhân dân trong xã hội. Nhà nước cần xây dựng
khuân khổ pháp luật đầy đủ và đồng bộ, để phát triển hoạt động y tế. Nhà nước
phối hợp với các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội đẩy mạnh tuyên truyền
vận động, tồn vinh các giá trị cao quý của y tế. Với các tầng lớp nhân dân, mỗi
người dân cần ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc tham gia các
hoạt động y tế, tham gia tích cực cùng nhà nước trong việc tạo ra môi trường văn
hóa trong sạch lành mạnh ở những nơi diễn ra các hoạt động y tế.
Hai là, thực hiện dân chủ hóa, công khai hóa các nội dung y tế. Đất nước ta
đang thực hiện công cuộc đổi mới, chuyển từ cơ chế kế hoạch tập trung sang cơ
chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Do vậy nhiều nội dung của hoạt động y
tế chắc chắn được sửa đổi mới, chuyển từ cơ chế kế hoạch tập trung sang cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước. Do vậy nhiều nội dung của hoạt động y tế chắc
chắn được sửa đổi cho phù hợp với tình hình mới. Mục tiêu của chúng ta khi thực
hiện nội dung nỳa là nhằm làm cho hoạt động y tế gắn với đời sống của nhân dân,
tránh sự chệch hướng. Trong gần 20 năm đổi mới, cùng với sự chuyển mình đi lên
của đất nước, nền y tế của Việt Nam tuy đã gặt hái được nhiều thành công song
vẫn bộc lộ một vài thiếu sót cần tiếp tục được hoàn thiện. Nếu hiểu rõ nội dung cần
phải cải cách nhằm cụ thể ở khâu nào, chúng ta sẽ có điều kiện thực hiện cải cách
một cách có hiệu quả và tiết kiệm thời gian, tránh chủ quan áp đặt hạơc sai lầm
phải làm đi làm lại. Để làm được điều kiện chonhân dân bày tỏ nguyện vọng bằng

cách gửi những phản hồi của mình về những chính sách y tế đã, đang và sẽ ban
hành của Nhà nước cho các cơ quan chức năng nhằm thực hiện cải cách.
Ba là, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, từ đó đa dạng hóa các loại hình
họat động y tế. Nhu cầu về các dịch vụ y tế của xã hội rất phong phú với nhiều
mức độ và thang bậc khác nhau. Từ đó, đòi hỏi các hoạt động y tế trong nền kinh
tế thị trường phải cung cấp được nhiều loại hình sản phẩm dịch vụ, đáp ứng nhu
cầu phong phú của xã họi. Có thể nói xã họi cần loại hình dịch vụ nào là hoạt động
y tế phải phát huy tính chủ động sáng tạo, đưa ra ngày càng nhiều loại hình dịch vụ
phù hợp, tiên tiến đáp ứng người tiêu dùng. Muốn được như vậy đòi hỏi phải đa
dạng hóa nhiều loại hình hoạt động cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của
những đối tượng khác nhau như :
- Theo chủ thể sở hữu và quản lý : Tiếp tục cho phép và mở rộng các cơ sở
khám chữa bệnh tư nhân. Các cơ sở này sẽ cung cấp c ác dịch vụ có chất lượng cao
để đáp ứng nhu cầu của tầng lớp nhân dân có thu nhập cao, qua đó có thể tập trung
NSNN để hỗ trợ thêm cho người nghèo. Chuyển các cơ sở công lập đang hoạt
động theo cơ chế sự nghiệp mang nặng tính hành chính bao cấp sang cơ chế tự chủ
cung ứng dịch vụ công ích không bao cấp tràn lan và không nhằm lợi nhuận (gọi
tắt là cơ chế cung ứng dịch vụ) : có đầy đủ quyền tự chủ về tổ chức và quản lý :
thực hiện đúng mục tiêu và nhiệm vụ, hạch toán đầy đủ chi phí, cân đối thu chi...,
thường xuyen nâng cao hiệu quả và chất lượng dịch vụ, sản phẩm, bảo đảom quyền
lợi và cơ hội tiếp cận bình đẳng của người thụ hưởng.
- Đổi mới chế độ thu phí đi đôi với việc thực hiện tốt chính sách ưu đãi các
đối tượng chính sách và trợ giúp người nghèo. Mức phí quy định theo nguyên tắc
đủ trang trãi các chi phí cần thiết, có tích lũy để đầu tư phát triển và xóa bỏ mọi
khoản thu khác. Người thụ hưởng có quyền lựa chọn cơ sở cung ứng dịch vụ phù
hợp với từng lĩnh vực.

×