MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN
LÝ THU THUẾ GTGT ĐỐI VỚI CÁC DN NQD KINH DOANH KHÁCH SẠN,
NHÀ NGHỈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
I - Mục tiêu của Cục thuế tỉnh Quảng Ninh đối với công tác quản lý thuế
GTGT đối với các DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ :
Trong những năm qua, công tác quản lý thu thuế nói chung và công tác quản
lý thu thuế GTGT nói riêng đã đạt kết quả tốt. Khối DN NQD luôn có mức tăng
trưởng khá, nhất là đối với các DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, số thuế
nộp NSNN của các DN này năm sau luôn cao hơn năm trước đóng góp đáng kể
vào thành tích liên tục hoàn thành dự toán thu thuế NQD của Cục thuế tỉnh Quảng
Ninh. Đó là những kết quả đáng mừng, làm tiền đề cho những năm sau phát triển
tốt hơn nữa.
Để đảm bảo nguồn thu cho NSNN và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu
thuế nhất là công tác quản lý thuế GTGT đối với các DN NQD kinh doanh khách
sạn, nhà nghỉ, Cục thuế tỉnh Quảng Ninh đã đặt ra các mục tiêu sau:
- Tiếp tục triển khai, hướng dẫn các DN NQD thực hiện nghiêm chỉnh Luật thuế
GTGT, tổ chức tập huấn cho các đối tượng nộp thuế. Trả lời kịp thời các vấn đề
vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật thuế, sử dụng hoá đơn, chứng từ.
- Hướng dẫn phổ biến kịp thời các chính sách chế độ mới.
- Tiếp tục thực hiện tốt cải cách hành chính thuế: đơn giản thủ tục trong các khâu
đăng ký mã số thuế, kê khai nộp thuế, miễn giảm thuế và công khai các quy trình
trên cho các đối tượng nộp thuế biết.
- Tiếp tục triển khai duy trì công tác xác minh đối chiếu hoá đơn.
- Duy trì tốt công tác kiểm tra quyết toán thuế tại cơ sở kinh doanh.
- Thu đúng, thu đủ và thu kịp thời vì tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh hàng
hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT theo Luật định thì cần thực hiện công tác thu nộp
thuế. Số thuế GTGT thu được phải đúng theo Luật thuế GTGT đã quy định, phản
ánh đúng, đủ và đảm bảo nguồn thu cho NSNN.
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các DN NQD nói
chung, DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ nói riêng nhằm khắc phục những
khó khăn, vướng vắc trong công tác quản lý, đòi hỏi phải có những biện pháp phù
hợp để thực hiện tốt công tác này. Trong đó các giải pháp đưa ra phải phù hợp với
trình độ quản lý của cơ quan thuế và trình độ nhận thức của đối tượng nộp thuế từ
đó việc thực hiện mới đạt kết quả tốt.
II- Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý thu thuế GTGT
đối với các DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh.
Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các DN NQD
kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, bên cạnh việc tổ
chức triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ ngành thuế cần đi sâu quản lý trên
một số lĩnh vực sau :
1. Công tác quản lý đối tượng nộp thuế:
Phải rà soát lại toàn bộ các đối tượng được cấp mã số thuế nhưng chưa gửi
tờ khai thuế GTGT hàng tháng, yêu cầu đơn vị thực hiện nghiêm túc và chịu trách
nhiệm về tính trung thực trên tờ khai. Nếu đơn vị nào không chấp hành sẽ áp dụng
biện pháp ấn định doanh thu theo quy định của Luật thuế.
Phải theo dõi chặt chẽ tình hình thay đổi ( Chia, tách, sát nhập, giải thể) của
các doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải thông báo đến cơ quan thuế xin cấp mã
số thuế mới và phải nộp mã số thuế cũ kịp thời tránh tình trạng báo mất, thất lạc.
Đồng thời cán bộ thuế phải đi sâu, đi sát thực tế, nắm bắt cụ thể tình hình kinh
doanh để quản lý đối tượng nộp thuế tốt hơn nữa.
Để quản lý tốt đối với các DN NQD kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ có hiệu
quả, cơ quan thuế phải nắm chắc số doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh trên địa
bàn bằng cách phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng như: Chính quyền địa
phương, cơ quan đăng ký kinh doanh, quản lý thị trường, sở Du lịch... thực hiện tốt
công tác đăng ký đăng ký thuế, cấp mã số thuế, phân loại cơ sở kinh doanh, đồng
thời căn cứ trình độ, năng lực của cán bộ thuế để phân công quản lý đối tượng cho
phù hợp. Cơ quan thuế cần phải thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình biến
động của các doanh nghiệp, nhằm phát hiện và xử lý kịp các hành vi khai man trốn
thuế.
2. Công tác quản lý hoá đơn, chứng từ:
- Nhằm đảm bảo sự nhận thức cơ bản của nhân dân về sử dụng hoá đơn, cần
giáo dục người nộp thuế nắm vững phương pháp sử dụng hoá đơn, chứng từ, từ đó
hạn chế các vi phạm do lỗi chủ quan khi sử dụng hoá đơn. Tương lai, có thể coi đó
là cơ sở để hình thành thói quen lấy hoá đơn của người mua hàng, hình thành một
tâm lý chung của toàn xã hội.
Bước đầu để hình thành thói quen này, Cục thuế nghiên cứu có hình thức
thưởng bằng lợi ích vật chất đối với hoá đơn mua hàng của người tiêu dùng cuối
cùng để khuyến khích họ yêu cầu người bán hàng lập hoá đơn. Đây là biện pháp
tăng thu, chống khai man, trốn thuế và có tác dụng tích cực trong việc giáo dục ý
thức chấp hành chính sách thuế đối với người dân.
Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ là một loại hình kinh doanh dịch vụ đặc thù,
vì vậy để quản lý tốt thuế GTGT đầu ra đồng thời với việc tăng cường biện pháp
nghiệp vụ đã được triển khai thực hiện, cần phải thực hiện tốt một số biện pháp
sau:
- Cần phải kiểm tra hoá đơn bán hàng của các doanh nghiệp xem việc ghi
chép có đúng quy định không, việc áp dụng tính thuế suất và thuế GTGT đầu ra có
chính xác hay không, đồng thời kiểm tra đối chiếu số liệu giữa hoá đơn bán hàng
với bảng kê khai hoá đơn, chứng từ bán ra, giữa bảng kê khai hoá đơn, chứng từ
hàng hoá bán ra với số liệu trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp đảm bảo nguyên
tắc:
+ Doanh số tính thuế trên tờ khai tính thuế GTGT và doanh thu trên bảng kê
hoá đơn, chứng từ hàng hoá bán ra phải khớp đúng với doanh thu phản ánh ở các
tài khoản kế toán có liên quan.
+ Số liệu về thuế GTGT đầu ra trên bảng kê, tờ khai thuế GTGT phải khớp
với số liệu hạch toán ở các tài khoản kế toán có liên quan.
- Tăng cường xác minh đối chiếu các hoá đơn thuế GTGT đầu ra kê khai
trên Bảng kê mẫu số 02/GTGT “ Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ bán
ra”. Nếu kết quả xác minh có chênh lệch nghĩa là đối tượng nộp thuế đã xuất hoá
đơn cho khách hàng không đúng quy định dẫn đến kê khai thuế GTGT đầu ra ít
(liên 1 và liên 3) nhưng ghi cho khách hàng (liên 2) nhiều, cơ quan thuế sẽ lập biên
bản, xử lý truy thu, phạt thuế, phạt hành chính đối với các đối tượng có vi phạm.
Đối với thuế GTGT đầu vào:
- Phải kiểm tra, đối chiếu số liệu thuế GTGT đầu vào trên bảng kê hoá đơn
hàng hoá mua vào khớp đúng với số liệu hạch toán trên tài khoản thuế GTGT đầu
vào.
- Tăng cường xác minh đối chiếu các hoá đơn thuế GTGT đầu vào kê khai
trên Bảng kê mẫu số 03/GTGT “ Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ
mua vào”. Nếu kết quả xác minh có chênh lệch giữa các liên trên hoá đơn nghĩa là
doanh nghiệp đã nhận và thanh toán, kê khai khấu trừ hoá đơn không hợp pháp.
Như vậy doanh nghiệp không được khấu trừ thuế đầu vào khi xác định thuế GTGT
phải nộp của số hoá đơn không hợp pháp đó. Nếu chứng minh được hoạt động mua
hàng là có thật, giá trị hàng thực nhập và tiền thanh toán đúng như liên 2 mà người
bán cung cấp cho doanh nghiệp và được cơ quan thuế cho phép thì có thể được
chấp nhận kê thuế GTGT đầu vào, được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế
TNDN nhưng vẫn bị xử phạt hành chính.
3. Công tác quản lý căn cứ tính thuế:
- Đối với phòng nghỉ cho thuê : Quản lý tốt hơn nữa định mức tiêu hao điện
tính cho một lượt phòng có khách nghỉ ; cần nghiên cứu tham khảo mức tiêu hao
điện của các khách sạn là doanh nghiệp Nhà nước và những DN NQD kê khai