Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.55 KB, 12 trang )

2.1 Công chức
2.2 Đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÔNG CHỨC
Cấu trúc chương II
Sơ đồ 4: Kết cấu chương 2
2.1 Công chức
2.1.1 Khái niệm công chức
Công chức không chỉ là khái niệm ở nước ta mà có rất nhiều quốc gia trên thế giới
sử dụng. Khái niệm này chỉ lực lượng lao động làm việc cho các cơ quan nhà nước. Nhưng
ở mỗi nước do có sự khác nhau về thể chế chính trị, lịch sử hình thành và phát triển nên
công chức mỗi quốc gia là khác nhau, không thống nhất. Mỗi quốc gia nhìn nhận xác định
khái niệm này ở mức độ rộng hẹp khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm của nước mình.
Ở Việt Nam, khái niệm công chức được bổ sung và hoàn thiện dần cùng với sự phát
triển của đất nước qua các thời kỳ và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Ngày 20
tháng 5 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh 76/SL về quy chế công chức trong
đó, công chức “ là những công dân thường xuyên trong cơ quan của Chính Phủ trong hay
ngoài nước đều là công chức theo quy chế này, trừ trường hợp do Chính Phủ quy định.”
Quá trình đổi mới nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường
đã kéo theo quá trình cải cách hành chính trong các cơ quan nhà nước.
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được
sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10, Quốc hội nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua Luật công chức ngày 13
tháng 11 năm 2008. Theo đó:
Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,
chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà
không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan,
đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và
trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt
Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công
lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ


máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương
của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
2.1.2 Các loại công chức
Căn cứ vào ngạch được bổ nhiệm, công chức được phân loại như sau:
• Loại A gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên cao cấp hoặc tương
đương;
• Loại B gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;
• Loại C gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên hoặc tương đương;
• Loại D gồm những người được bổ nhiệm vào ngạch cán sự hoặc tương đương và ngạch
nhân viên.
(Trong đó: Ngạch là tên gọi thể hiện thứ bậc về năng lực và trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ của công chức.)
Căn cứ vào đặc thù công việc
• Công chức lãnh đạo, quản lý là những người được bầu cử hoặc bổ nhiệm giữ chức vụ
lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ đạo, có thẩm quyền pháp lý và được sử dụng một cách đầy đủ thẩm
quyền ấy trong quá trình quản lý, có nhiệm vụ hoạch định chủ chương công tác và điều
khiển quá trình thực hiện nó ở một cấp độ nào đó, có số lượng lớn nhưng ảnh hưởng lớn
đến chất lượng công việc. Đối tượng này được quy hoạch, đào tạo căn bản cả về lý luận
chính trị lẫn nghiệp vụ chuyên ngành, có khả năng tổng hợp và khái quát cao, ngay từ đầu
họ đã hiểu rõ vai trò của công tác tổ chức và trách nhiệm của họ trong việc thực hiện công
tác tổ chức
• Công chức chuyên môn là những người đã được đào tạo bồi dưỡng ở các trường lớp, có
khả năng chuyên môn, được tuyển dụng, đảm nhận các chức vụ chuyên môn, nghiệp vụ
trong cơ quan hành chính Nhà nước. Có trách nhiệm thực hiện những hoạt động nghiệp vụ
chuyên ngành, họ được quy hoạch đào tạo theo tiêu chuẩn cấp kiến thức nghiệp vụ với hai
phân nhánh lý thuyết hoặc thực hành, có số lượng đông và hoạt động của họ có tính chất
quyết định đến việc hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan và đơn vị.
2.1.3 Yêu cầu đối với công chức
Năng lực của công chức
Năng lực là khả năng của một người để làm một việc gì đó, để xử lý một tình

huống và để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một môi trường xác định. Nói cách khác
năng lực là khả năng sử dụng các tài sản, tiềm lực của con người như kiến thức, kỹ năng và
các phẩm chất khác để đạt được các mục tiêu cụ thể trong một điều kiện xác định. Thông
thường người ta chi rằng năng lực gồm có các thành tố là kiến thức, kỹ năng và thái độ .
Năng lực của công chức luôn gắn với mục đích tổng thể , với chiến lược phát triển
của tổ chức và phải gắn với lĩnh vực, điều kiện cụ thể. Năng lực liên quan chặt chẽ đến quá
trình làm việc, phương pháp làm việc hiệu quả và khoa học công nghệ. Yêu cầu năng lực
sẽ thay đổi khi tình hình công việc và nhiệm vụ thay đổi. Năng lực không phải là bằng cấp,
trình độ được đào tạo chính quy. Trong một tổ chức có năng lực tồn tại những cá nhân
chưa có năng lực công tác và ngược lại, có những cá nhân có năng lực công tác tồn tại
trong tổ chức hoạt động kém hiệu quả.
Năng lực chuyên môn
Năng lực chuyên môn được thể hiện trong việc quản lý nhân sự, quản lý công nghệ
thông tin, tư vấn pháp lý, cũng như trong quan hệ với uần chúng, trong quản lý và phân
công lao động. Trong đó cốt lõi của nó là kiểm soát dược mục tiêu công việc và phương
tiện để đạt được mục đích, làm chủ được liến thức và quản lý thực tiễn, thể hiện cụ thể ở:
• Trình độ văn hóa và chuyên môn (thông qua chỉ tiêu bậc học, ngành được đào tạo, hình
thức đào tạo, ngạch, bậc công chức…)
• Kinh nghiệm công tác (thông qua chỉ tiêu thâm niên công tác, vị trí công tác đã kinh qua).
• Kỹ năng (thành thạo nghiệp vụ, biết làm các nghiệp vụ chuyên môn).
Năng lực tổ chức
Năng lực tổ chức bao gồm khả năng động viên và giải quyết các công việc, đó là
khả năng tổ chức và phối hợp các hoạt động của các nhân viên của đồng nghiệp, khả năng
làm việc với con người và đưa tổ chức tới mục tiêu, biết dự đoán, lập kế hoạch, tổ chức,
chỉ huy, điều hành, phối hợp công việc và kiểm soát công việc. Năng lực này đặc biệt cần
thiết và quan trọng đối với công chức vì vậy nó hay được xem xét khi đề bạt, bổ nhiệm.
Phẩm chất đạo đức.
Đây là một tiêu chuẩn quan trọng đối với công chức, họ phải là người hết lòng trong
công việc, vì sự nghiệp phục vụ nhà nước, là công bộc của nhân dân, có đạo đức tốt, có tư
cách đúng đắn trong thực thi công vụ.

Người công chức trước tiên phải có một lịch sử bản thân rõ ràng, có một lý lịch
phản ánh rõ rang mối quan hệ gia đình và xã hội. Chúng ta chống lại quan niệm cũ kỹ, duy
ý chí về thành phần chủ nghĩa, nhưng như thế không có nghĩa là không xem xét đến đạo
đức của con người cụ thể biểu hiện trong quan hệ tương tác với gia đình, xã hội và trong
lịch sử bản thân. nếu không xem xét kỹ điều đó sẽ dẫn đến việc tuyển dụng những con
người thiếu tư cách và trong thực thi công vụ họ sẽ lợi dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích
cá nhân.
2.2 Đào tạo bồi dưỡng công chức
Đào tạo được hiểu là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình
thành và phát triển có hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cho mỗi cá nhân tạo tiền đề cho
họ có thể hành nghề một cách thành thạo và hiệu quả.
Bồi dưỡng là loại hình đào tạo thường xuyên nhằm cập nhật kiến thức còn thiếu hay
đã lạc hậu, củng cố và mở màn một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng, chuyên môn
nghiệp vụ sẵn có để có thể thực hiện các công việc hiệu quả hơn.
Đào tạo, bồi dưỡng công chức gắn với mục đích của khóa học theo yêu cầu của việc
phát triển kinh tế - xã hội, theo tiêu chuẩn ngạch công chức quy định nhằm giúp cho mỗi
công chức cập nhật được các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà Nước,
nâng cao trình độ, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, hoàn chỉnh các tiêu chuẩn chức danh,
ngạch, bậc phù hợp với từng vị trí công việc.
Xác định nhu cầu đào tạo
Giám sát và đánh giá
Lập kế hoạch đào tạo
Tổ chức thực hiện kế hoạch
Một số hình thức đào tạo đáng quan tâm:
- Hội thảo, hội nghị
- Đào tạo thông qua công việc
- Đào tạo thông qua luân chuyển vị trí công việc
2.2.1 Khái niệm công chức hành chính
Công chức hành chính (CCHC) được hiểu là công chức Nhà nước làm việc trong
các cơ quan quản lý hành chính Nhà nước, trong các bộ phận hành chính của các cơ quan,

đơn vị hành chính sự nghiệp, và các tổ chức khác, được xếp vào một ngạch hành chính và
hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.
2.2.2 Quy trình đào tạo bồi dưỡng công chức
Quy trình đào tạo bồi dưỡng (ĐTBD) công chức hành chính gồm 4 giai đoạn: xác
định nhu cầu đào tạo, lập kế hoạch đào tạo, tổ chức thực hiện kế hoạch và kiểm tra đánh
giá công tác đào tạo.
Sơ đồ 5: Quy trình đào tạo bồi dưỡng công chức hành chính
2.2.2.1 Xác định nhu cầu đào tạo

×