Tải bản đầy đủ (.docx) (49 trang)

THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ TƯ VẤN NEXIA ACPA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.6 KB, 49 trang )

1
Khoá luận tốt nghiệp
THỰC TRẠNG VẬN DỤNG THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG KIỂM
TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN VÀ
TƯ VẤN NEXIA ACPA
2.1. Tổng quan về công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn Nexia ACPA
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Kiểm Toán và
Tư Vấn NEXIA ACPA
Nền kinh tế Vịêt Nam đang có sự chuyển mình đáng kể với tốc độ tăng
trưởng nhanh. Các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển và đang
hoà nhập cùng nền kinh tế thế giới. Trong điều kiện đó sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp ngày càng gay gắt đòi hỏi một thị trường tài chính minh bạch,
tạo điều kiện cho sự ra đời của các công ty kiểm toán. Để đáp ứng nhu cầu
của thị trường cũng như xu thế phát triển chung cả về số lượng và chất lượng
của các công ty kiểm toán, công ty TNHH kiểm toán và tư vấn ACPA ra đời.
Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn ACPA chính thức đi vào hoạt động từ
ngày 4/4/2004, theo giấy phép kinh doanh số 1002012231 do sở kế hoạch và
đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Công ty có vốn điều lệ ban đầu là 1 tỷ đồng
nhưng hiện nay đã tăng lên là 3 tỷ đồng chỉ sau hơn 3 năm đi vào hoạt động,
đó là một con số khá ấn tượng. Công ty có tư cách pháp nhân, có tài khoản
giao dịch tại ngân hàng Vietcombank, có quyền ký và phát hành báo cáo kiểm
toán. Trụ sở chính của công ty tại tầng 18, tháp quốc tế Hoà Bình, 106 Hoàng
Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam (trước đây là tầng 7, toà nhà Đồng Tâm, 29 Hàn
Thuyên, Hà Nội, Việt Nam.)
Công ty được thành lập bởi các kiểm toán viên ưu tú với hơn 10 năm
kinh nghiệm làm việc tại các công ty lớn trên thế giới như công ty Arthur
Andersen Việt Nam và công ty TNHH KPMG Việt Nam. Với đội ngũ nhân
viên lành nghề, áp dụng phương pháp kiểm toán tiên tiến nhất nên chỉ trong
1
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
2


Khoá luận tốt nghiệp
thời gian ngắn, công ty nhanh chóng nổi lên như một trong những hãng kiểm
toán hàng đầu Việt Nam.
Đến ngày 10/06/06, công ty đã mở rộng văn phòng chi nhánh tại TP Hồ
Chí Minh, địa chỉ tầng 5, toà nhà Starview, 63A, đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa,
quận 1, TP HCM để có thể tiếp cận với khách hàng ở Miền Nam, tạo điều
kiện mở rộng quy mô và phạm vi hoạt động của công ty.
Năm 2006 công ty đã trở thành thành viên chính thức của tập đoàn
kiểm toán quốc tế Nexia International. Nexia International là tập đoàn chuyên
kinh doanh trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ kế toán- kiểm toán và tư vấn
trên toàn thế giới. Được thành lập từ năm 1971 bởi hai hãng nổi tiếng ở Luôn
Đôn và NewYork, đó là Oppenhenin Appel Dixon & Associates USD và
Spicer & Pegles UK. Hiện nay, Nexia là một tập đoàn đứng trong tốp 10 tập
đoàn lớn mạnh nhất thế giới với 334 văn phòng đại diện trên 92quốc gia. Gia
nhập Nexia là cơ hội phát triển mới cho ACPA, không những nâng cao được
chất lượng dịch vụ mà còn quảng bá được tên tuổi cũng như vị thế của công
ty trên thị trường thế giới. Nhân viên của công ty có cơ hội được đào tạo nâng
cao về chuyên môn, nghiệp vụ bằng cách tiếp cận với các phương pháp kiểm
toán đa dạng của nhiều công ty ở các quốc gia khác nhau, trao đổi những
thông tin hữu ích về chuyên ngành kế toán, kiểm toán…từ các thành viên của
Nexia. Tháng 12/2007 công ty chính thức đổi tên thành công ty TNHH
NEXIA ACPA.
Một sự kiện đáng ghi nhận là NEXIA ACPA đã được trao giải “
Thương mại dịch vụ Việt Nam-Top trade service 2007” do Bộ Công Thương
tổ chức nhằm tôn vinh những thành tựu đạt được của các doanh nghiệp hoạt
động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ tại Việt Nam sau năm gia nhập tổ
chức thương mại thế giới và đầu năm 2008 được chấp nhận kiểm toán các
2
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
3

Khoá luận tốt nghiệp
công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán, đó là một nguồn động lực quan
trọng đối với toàn thể nhân viên trong công ty.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty:
2.1.2.1. Ngành nghề kinh doanh và thị trường của Công ty TNHH Kiểm
Toán và Tư Vấn NEXIA ACPA:
Hoạt động chính của công ty là cung cấp các dịch vụ về kiểm toán và tư
vấn tài chính kế toán, ngân hàng, nguồn nhân lực… cho các doanh nghiệp với
chi phí hợp lí và chất lượng dịch vụ tốt nhất.
Dịch vụ chủ yếu mà công ty cung cấp là:
- Dịch vụ kế toán, kiểm toán:
+ Kiểm toán , rà soát Báo cáo tài chính
+ Kiểm toán hoạt động
+ Định giá
+ Soát xét báo cáo tài chính
+ Các dịch vụ về kế toán.
Cung cấp các dịch vụ về thuế:
+ Lập quyết toán thuế
+ Dịch vụ tư vấn thuế
+ Đánh giá và rà soát nghĩa vụ thuế thực hiện với nhà nước
- Các dịch vụ về tư vấn doanh nghiệp
+ Tư vấn kế toán
+ Tư vấn về lựa chọn và triển khai phần mềm quản lí
+ Dịch vụ tuyển dụng
+ Dịch vụ tư vấn về đánh giá giá trị của doanh nghiệp trước khi niêm
yết trên thị trường chứng khoán.
Hiện tại, công ty đã và đang cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấn
cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong
3
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B

4
Khoá luận tốt nghiệp
nước. Tuy nhiên chủ yếu là các khách hàng nước ngoài với tỉ trọng khoảng
99% mà trong đó 90% là các khách hàng Nhật Bản, đây là các khách hàng có
tiềm năng và có đòi hỏi rất khắt khe về chất lượng dịch vụ mà công ty cung
cấp, đó cũng chính là cơ hội để công ty hoàn thiện và nâng cao chất lượng
dịch vụ của mình.
2.1.2.2. Khái quát tình hình kinh doanh của công ty những năm gần đây:
Với đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, tuân thủ nghiêm
ngặt các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và đầy nhiệt huyết, chất lượng dịch
vụ được cung cấp bởi Công ty ngày càng được nâng cao. Vì thế, số lượng
khách hàng tin tưởng và sử dụng dịch vụ của NEXIA ACPA không ngừng
tăng lên. Theo thống kê của công ty thì số lượng khách hàng tính đến năm
2006 là 100, đến cuối năm 2007 đã là 168 khách hàng và con số này vẫn tiếp
tục tăng. Bắt đầu đi vào hoạt động chính thức từ tháng 4 năm 2004, tuy thời
gian hoạt động chưa lâu nhưng vói sự nỗ lực của cả bộ máy hoạt động,
NEXIA ACPA đã thu được những thành tựu đáng kể. Theo chế độ kế toán áp
dụng tại công ty, năm tài khoá của công ty kết thúc vào ngày 30 tháng 6 hàng
năm. Kết quả hoạt động của công ty được thể hiện như bảng sau
4
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
5
Khoá luận tốt nghiệp
Chỉ tiêu
Doanh thu
Lợi nhuận
(triệu VNĐ)
Tổng
(triệu VNĐ)
DT

từ dịch vụ
kiểm toán (%)
DT
từ dịch vụ
tư vấn (%)
30/06/04-30/06/05
30/06/05-30/06/06
30/06/06-30/06/07
4000
6800
12410
60
60
70
40
40
30
500
1300
1504
Mặc dù mới hoạt động được hơn ba năm nhưng NEXIA ACPA đã đạt
được nhiều thành tích đáng kể cả về thu nhập cũng như uy tín nghề nghiệp.
Doanh thu hoạt động không ngừng tăng lên trong năm tài chính kết thúc ngày
30/6/2007 vừa qua công ty đạt mức doanh thu 12,41 tỉ VND tăng gấp 2 doanh
thu năm 2006, gấp 3 lần doanh thu năm 2005 (trong đó doanh thu từ dịch vụ
kiểm toán chiểm khoảng 70% , doanh thu từ dịch vụ tư vấn thuế ước đạt 30%
tổng doanh số). Lợi nhuận ước tính của công ty trong năm đạt khoảng 13%
tổng doanh thu.
Với tốc độ phát triển nhanh chóng chỉ sau hơn 3 năm hoạt động Công
ty đã đạt được những thành tựu đáng kể như trở thành thành viên chính thức

của tập toàn NEXIA và được nhận giải “Top Trade service” do Bộ Công
Thương tổ chức và được chấp nhận đủ điều kiện kiểm toán các công ty niêm
yết trên thị trường chứng khoán, đó là một niềm tự hào đối với một công ty có
quy mô nhỏ lại mới thành lập nhưng đã vượt qua hàng loạt các công ty kiểm
toán nổi tiếng khác.
Nói đến sự phát triển của công ty không thể không nói đến sự thay đổi
về số lượng nhân viên của công ty.Chiến lược của công ty về nhân lực là mở
rộng đội ngũ công nhân viên cả về chiều rộng và chiều sâu. Bắt đầu hoạt động
với 6 thành viên sáng lập, chỉ sau hơn 3 năm hoạt động công ty có 70 người.
5
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
6
Khoá luận tốt nghiệp
Bên cạnh đó chất lượng nhân viên không được nâng cao bằng nhiều hình thức
khác nhau. Công ty luôn khuyến khích và tạo điều kiện cho nhân viên tham
gia các chương trình đào tạo do chính công ty tổ chức, các khoá học do Nexia
cung cấp hay các khoá học IBA Marter hoặc ACCA.
2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
2.1.3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty:
Bộ máy tổ chức của công ty được thiết lập một cách gọn nhẹ, khoa học
và năng động phù hợp với qui mô hoạt động nhỏ và vừa của công ty. Cơ cấu
tổ chức bộ máy của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1 Bộ máy tổ chức của công ty
Phòng HC- TH
Phòng
Kiểm toán
Giám đốc
Phó Giám đốc
Phòng Tư vấn
Bộ phận Tư vấn Thuế

Bộ phận tư vấn Tài chính – Ngân hàng
Bộ phận soát xét chất lượng
Chi nhánh TP.HCM
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng,
gồm có Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc và 4 phòng chính:
Tổng Giám đốc: Ông Nguyễn Chí Trung phụ trách việc điều hành mọi
hoạt động của doanh nghiệp và là đại diện pháp lý của công ty trong các giao
dịch với khách hàng cũng như với Nhà nước. Tổng giám đốc trực tiếp quản lý
hoạt động của các phòng Hành chính tổng hợp, phòng Kiểm toán, bộ phận
soát xét chất lượng đồng thời đánh giá hiệu quả của bộ phận tư vấn thông qua
phó giám đốc.
6
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
7
Khoá luận tốt nghiệp
Phó Tổng Giám đốc: Gồm ba người đó là ông Hoàng Khôi, ông Ngụy
Quốc Tuấn, và ông Phạm Quốc Hưng quản lý các hoạt động chung của phòng
tư vấn và trực tiếp điều hành hoạt động của bộ phận tư vấn thuế thuộc phòng
tư vấn, đồng thời là người soát xét cuối cùng chất lượng hoạt động tư vấn
thuế.
Phòng tư vấn: Thực hiện những công việc liên quan đến dịch vụ tư vấn
thuế, tư vấn đầu tư, tư vấn tài chính, tư vấn lựa chọn và triển khai phần mềm
quản lý, tư vấn đánh giá giá trị doanh nghiệp trước khi niêm yết trên thị
trường chứng khoán cho khách hàng.
Phòng kiểm toán: Thực hiện toàn bộ những hoạt động liên quan đến
việc cung cấp dịch vụ kiểm toán, kế toán cho các khách hàng. Phòng kiểm
toán có ba trưởng phòng là ông Nguyễn Mạnh Tuấn, ông Lê Thế Việt và ông
Nguyễn Tuấn Nam quản lý và điều hành mọi hoạt động tại phòng kiểm toán
đồng thời chịu trách nhiệm báo cáo lên giám đốc về kết quả hoạt động của
phòng kiểm toán.

Bộ phận soát xét chất lượng: Thực hiện việc rà soát kết quả cung cấp
dịch vụ kiểm toán cũng như tư vấn một cách độc đối với tất cả các nhân viên
đã trực tiếp tham gia vào quá trình cung cấp dịch vụ kiểm toán, thuế cho
khách hàng. Bộ phận này do ông Nguyễn Minh Thắng phụ trách.
Phòng Hành chính-Tổng hợp: Thực hiện công việc kế toán cũng như
các công việc văn phòng khác tại công ty.
Với cách thức tổ chức như trên, bộ máy quản lý của Công ty NEXIA
ACPA đã tạo ra được môi trường làm việc hiệu quả và có năng suất cao phù
hợp với mô hình hoạt động nhỏ vừa tại công ty.
Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh: Thực hiện toàn bộ các hoạt động
liên quan chủ yếu tới cung cấp dịch vụ kiểm toán và kế toán, do ông Ngụy
7
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
8
Khoá luận tốt nghiệp
Quốc Tuấn điều hành và chịu trách nhiệm báo cáo lên giám đốc về kết quả
hoạt động của Công ty
8
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
9
Khoá luận tốt nghiệp
2.1.3.2. Tổ chức kế toán:
Để phù hợp với qui mô nhỏ, số lượng nhân viên ít cũng như để tiết
kiệm chi phí nên bộ máy được thiết kế chỉ bao gồm 2 nhân viên là kế toán
trưởng và kế toán viên. Kế toán trưởng là ông Lê Thế Việt phụ trách chung
mọi công việc kế toán và giám sát thực hiện công việc của kế toán viên. Kế
toán viên là bà Vũ Thị Hà, người thực hiện mọi công việc ghi chép sổ sách kế
toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Là một công ty cung cấp dịch vụ kiểm toán và tư vấn mang những đặc
điểm chung của ngành: công việc bận rộn theo mùa, do đó để phù hợp với

công việc niên độ kế toán của công ty bắt đầu từ 1/7 đến 30/6 hàng năm. Hiện
nay do qui trình kế toán đơn giản nên công ty đang áp dụng hình thức nhật kí
chung trong ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Việc hạch toán kế toán
được thực hiện dựa trên phần mềm kế toán AFSYS do công ty ESOFT xây
dựng. Đây là phần mềm thiết kế cho hệ thống đa người sử dụng và có tính bảo
mật cao, thích hợp với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán, kế toán và
tư vấn như Công ty Trách nhiệm hữu hạn Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA
ACPA.
Phòng
Hành chính - Tổng hợp
Kế toán trưởng
Kế toán viên
Sơ đồ 2: Bộ máy kế toán của công ty
9
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
10
Khoá luận tốt nghiệp
2.1.4. Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính tại công ty TNHH kiểm toán
và tư vấn NEXIA ACPA
Tại công ty kiểm toán NEXIA ACPA, qui trình kiểm toán được thiết lập
dựa trên một hướng tiếp cận mới dựa trên việc đánh giá rủi ro “risk- based
audit” mang những nét riêng biệt so với cách tiếp cận truyền thống. Theo cách
tiếp cận rủi ro, kiểm toán viên không chỉ quan tâm tới các rủi ro kiểm toán mà
còn quan tâm tới rủi ro kinh doanh của khách hàng- những rủi ro ảnh hưởng
trực tiếp tới lợi nhuận của công ty cũng như nắm giữ chìa khoá quyết định
cho sự tồn tại của nó.
Quy trình kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm Toán và Tư Vấn NEXIA
ACPA được chia thành các bước rõ rệt và được minh hoạ theo sơ đồ
Sơ đồ 3: Quy trình kiểm toán chung
10

Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
11
Khoá luận tốt nghiệp
Việc thực hiện qui trình kiểm toán theo cách tiếp cận như trên được thực hiện
qua bốn bước chính:
- Tìm hiểu qui trình hoạt động kinh doanh của khách hàng
- Thực hiện trắc nghiệm kiểm soát
- Thực hiện trắc nghiệm cơ bản
- Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ
Các công việc chính của mỗi bước như sau:
Sơ đồ 4: Quy trình kiểm toán chi tiết
Đánh giá tính trọng yếu
Đánh giá ban đầu về rủi ro
Phân tích kinh doanh
BAF
BPR
BIF
Thủ tục kiểm soát tầm cao
Thủ tục kiểm soát đặc biệt
Xác định và tìm nguyên nhân rủi ro
Đối chiếu với BCTC
1
2
3
4
Xác định các rủi ro còn lại
Xác định và thực hiện các TN cơ bản
Kiến nghị hoàn thiện
Thủ tục ph.tích
TNcơ bản các nghiệp vụ & số dư

Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ
Các TK trọng yếu rủi ro thấp
Các yêu cầu và quy định trong giai đoạn lập BC
Các y/c chuyên môn
(1) Liên hệ các rủi ro được phát hiện với các thủ tục kiểm soát chính
(2) Đánh giá sự thiết kế phù hợp của các thủ tục kiểm soát
(3) Kiểm tra sự hoạt động hữu hiệu của các thủ tục kiểm soát
(4) Rủi ro được giảm đến mức chấp nhận được
11
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
12
Khoá luận tốt nghiệp
2.1.4.1 Tìm hiểu qui trình hoạt động kinh doanh của khách hàng
Kiểm toán viên thu thập những dữ liệu cơ bản cho việc đánh giá tính
hiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro, phân tích điều kiện kinh doanh cũng
như quá trình xử lý thông tin của khách hàng giúp xác định và khoanh vùng
được những gian lận, sai sót trọng yếu và rủi ro trong hoạt động kinh doanh
có khả năng ảnh hưởng tới hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính cũng như
ảnh hưởng tới các biện pháp đưa ra nhằm cải thiện tình trạng kinh doanh của
khách hàng. Giai đoạn đầu tiên này cũng cho phép kiểm toán viên xác định
được các tài khoản chứa đựng các rủi ro trọng yếu căn cứ vào đó kiểm toán
viên sẽ đưa ra các thử nghiệm cơ bản cần thực hiện trên cơ sở tuân thủ theo
các chuẩn mực kiểm toán được chấp nhận rộng rãi (GAAS). Giai đoạn này
được chia thành các bước nhỏ như sau:
Đánh giá tính trọng yếu: Đánh giá tính trọng yếu và sai sót có thể chấp
nhận được từ đó xác định các công việc cần thiết nhằm xác định rủi ro cũng
như các công việc thực hiện xuyên suốt cuộc kiểm toán.
Xác định rủi ro ban đầu: Kiểm toán viên đưa ra đánh giá, nhận xét ban
đầu về mức rủi ro có thể xuất hiện trong công ty của khách hàng dựa trên việc
sử dụng mẫu đánh giá ban đầu về rủi ro để lập kế hoạch cho toàn cuộc kiểm

toán.. Phục vụ cho việc đánh giá rủi ro, kiểm toán viên cần phải xem xét
những vấn đề quan trọng của kỳ trước hoặc kỳ này có khả năng ảnh hưởng
đến việc xác định rủi ro của kỳ này (các rủi ro gian lận và sai sót, những thiếu
sót về thủ tục kiểm soát, những sai phạm và những điều chỉnh và các hoạt
động bất hợp pháp). Ngoài ra, kiểm toán viên cần phải quan tâm tới những
thay đổi quan trọng trong kì có khả năng dẫn tới rủi ro; cũng như tính phức
tạp trong hoạt động kinh doanh của khách hàng để cân nhắc cho việc tham
khảo ý kiến của các chuyên gia trong đánh giá.
12
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
13
Khoá luận tốt nghiệp
Tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng: Tìm hiểu về chiến
lược kinh doanh và những ưu điểm trong quá trình điều hành thông qua quá
trình phân tích cơ bản về hoạt động kinh doanh (Business Analysis
Framework )
Sơ đồ 5: Bảng phân tích hoạt động kinh doanh của khách hàng
Bảng phân tích này thể hiện rõ nét mối quan hệ cũng như tác động qua
lại giữa chín yếu tố cơ bản của hoạt động kinh doanh.Qua đó kiểm toán viên
có thể có được những hiểu biết sâu hơn về chiến lược, quá trình và hoạt động
của khách hàng. Bên cạnh hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách hàng,
13
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
14
Khoá luận tốt nghiệp
nhóm kiểm toán cũng cần tìm hiểu cách nhà quản lý cấp cao đánh giá kết quả
hoạt động của công ty cũng như sự đầy đủ của hoạt động kiểm soát của nhà
quản lý. Kết quả hoạt động được thể hiện qua các bảng phân tích thông tin
(BIF) và bảng đánh giá kết quả hoạt động (BPR) cho thấy kết quả kinh doanh
hiện tại (thông qua các tỉ suất tài chính: ROA,ROE..) và dự đoán khả năng

hoạt động trong tương lai (thông qua các đòn bẩy tài chính, khả năng sinh lời,
đòn bẩy tài chính, giá trị thị trường, quản lý tài sản...). Tìm hiểu về tính liêm
chính của ban giám đốc cũng như các áp lực và cơ hội thực hiện hành vi gian
lận, lưu ý đến những khó khăn và thay đổi trong môi trường kinh doanh trên
cơ sở có quan tâm đến ý kiến của các chuyên gia.
Xác định và khoanh vùng rủi ro: Kiểm toán viên xác định các rủi ro về
khả năng xảy ra sai sót và gian lận trong hoạt động kinh doanh của khách
hàng. Đồng thời thông qua đó, kiểm toán viên chú ý tới những yếu tố, nguyên
nhân chính dẫn tới các rủi ro đó.
Đối chiếu với báo cáo tài chính: Việc đối chiếu này sẽ giúp đoàn kiểm
toán liên kết, đánh giá sự ảnh hưởng của các rủi ro đã xác định được với các
tài khoản tương ứng trên báo cáo tài chính. Điều này giúp kiểm toán viên xác
định được các tài khoản quan trọng có mức rủi ro cao phải áp dụng kiểm tra
toàn diện đồng thời xác định được các tài khoản trọng yếu có rủi ro thấp để áp
dụng các thủ tục kiểm toán bổ sung.
2.1.4.2. Thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Trong bước này, kiểm toán viên sẽ tìm hiểu đánh giá hệ thống kiểm
soát nội bộ, cách thức hệ thống kế toán và ban quản lý công ty có thể kiểm
soát, phát hiện và sửa chữa kịp thời các sai sót liên quan đến hệ thống thông
tin cũng như các ước tính kế toán. Giai đoạn này giúp cho kiểm toán viên hiểu
rõ sự phù hợp cũng như hiệu quả của các thủ tục kiểm soát được thiết kế trong
14
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
15
Khoá luận tốt nghiệp
doanh nghiệp phục vụ cho việc đưa ra các ý kiến nhằm cải thiện hệ thống nội
bộ được trình bày trên thư quản lý của kiểm toán viên. Bước này giúp kiểm
toán viên hiểu rõ được có hay không hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Giai đoạn này được cụ thể hoá thành các công việc chi tiết sau:
Xác định rủi ro dựa trên hiểu biết về hoạt động kinh doanh của khách

hàng: Thông qua phỏng vấn chủ sở hữu của doanh nghiệp, xem xét biên bản
ghi chép của công ty và thu thập các thông tin khác trong suốt quá trình tìm
hiểu về hoạt động kinh doanh, để tìm hiểu về các chính sách và các thủ tục
kiểm soát đang được áp dụng tại công ty. Đồng thời, kiểm toán viên sẽ thực
hiện việc kiểm tra từ đầu tới cuối với các nhân viên thực hiện kiểm soát để
đảm bảo họ thực hiện đúng trách nhiệm của mình.
Xác định sự thiết kế phù hợp của các thủ tục kiểm soát: Các thủ tục
kiểm soát được đánh giá hiệu quả khi nó có khả năng ngăn ngừa, phát hiện và
sửa chữa các sai phạm tồn tại để giảm các sai phạm đến mức có thể chấp nhận
được.
Đánh giá hiệu quả của các thủ tục kiểm soát: Xem xét tính liên tục,
nhất quán trong việc áp dụng các thủ tục kiểm soát cũng như việc tuân thủ các
quy định của công ty và nhà quản lý.
Căn cứ vào kết quả thu được từ các bước trên kiểm toán viên sẽ xác
định xem rủi ro kiểm soát có thể giảm đến mức chấp nhận được hay không.
Nếu rủi ro kiểm soát không thể giảm đến giới hạn chấp nhận hay các thủ tục
kiểm soát được thiết kế không phù hợp cũng như không hiệu quả trong việc
giảm thiểu các rủi ro thì kiểm toán viên không thể dựa vào các thủ tục kiểm
soát và phải thực hiện các thử nghiệm kiểm tra chi tiết.
15
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
16
Khoá luận tốt nghiệp
2.1.4.3.Thực hiện các thử nghiệm cơ bản
Bước này đòi hỏi kiểm toán viên phải sử dụng những phán đoán
chuyên môn của mình trong việc xác định các khoản mục mà các thủ tục kiểm
soát nội bộ không hiệu quả trong việc giảm rủi ro xuống mức có thể chấp
nhận được, tạo ra rủi ro kiểm toán còn lại. Các bước công việc bao gồm:
Thực hiện thủ tục phân tích: Kiểm toán viên phân tích sự biến động
(so sánh số dư tài khoản giữa các kì với nhau, so với số dự toán và so với

chuẩn chung của ngành, so sánh các tỉ suất tài chính như tỉ suất khả năng
thanh toán, tỉ suất thể hiện cơ cấu vốn…), trắc nghiệm sự hợp lý (so sánh giá
trị thực tế với giá trị dự toán) từ đó tìm ra các xu hướng biến động và tìm ra
các mối quan hệ có mâu thuẫn với các thông tin có liên quan khác.
Thực hiện trắc nghiệm trực tiếp số dư: Kiểm toán viên kết hợp kiểm
tra giữa việc sử dụng các phương pháp cân đối, phân tích và đối chiếu trực
tiếp với kiểm kê hàng tồn kho và điều tra thực tế nhằm xác định lại độ tin cậy
của các số dư hàng tồn kho tại thời điểm cuối kì.
Phân bổ lại các giá trị chênh lệch lên các tài khoản tương ứng và tính
toán lại số dư cuối kỳ.
2.1.4.4 Thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ
Bước thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ trợ này thường được thực hiện
với những tài khoản trọng yếu nhưng có mức rủi ro thấp. Ngoài ra các thủ tục
kiểm toán bổ trợ còn được thực hiện để đáp ứng các yêu cầu chuyên môn và
các quy định trong chuẩn mực trong giai đoạn báo cáo.Các công việc thường
được thực hiện trong giai đoạn này bao gồm:
Đánh giá khả năng tiếp tục hoạt động trong tương lai của khách hàng:
Kiểm toán viên xem xét các hoạt động có khả năng ảnh hưởng đến tình hình
16
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
17
Khoá luận tốt nghiệp
hoạt động tương lai của khách hàng thông qua việc lập bảng hỏi về các giả
định hoạt động liên tục.
Tìm hiểu các bên thứ ba có liên quan đến hoạt động của khách hàng:
Kiểm toán viên có thể hiểu kĩ lưỡng hơn về hoạt động của công ty thông qua
việc gửi thư xác nhận đến bên thứ ba đối với các nghiệp vụ có liên quan.
Đánh giá rủi ro gian lận
Xem xét lại các sự kiện xảy ra sau ngày lập báo cáo tài chính của khách
hàng

2.2. Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các khách
hàng do công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn NEXIA ACPA thực hiện
2.2.1. Vận dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán báo cáo tài chính tại
khách hàng A
2.2.1.1. Lập kế hoạch kiểm toán
Công việc đầu tiên của mỗi cuộc kiểm toán là KTV tiến hành thu thập
những thông tin chung về khách hàng. Những thông tin chung này được lưu
trong hồ sơ kiểm toán chung (PAF) và hàng năm được cập nhật thêm. Những
thông tin có ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách hàng trong năm
tài chính được trình bày trên giấy tờ làm việc lưu trong hồ sơ kiểm toán năm.
Đây là năm đầu tiên công ty tiến hành kiểm toán khách hàng A.
17
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
18
Khoá luận tốt nghiệp
Bảng1:Bảng những hiểu biết chung về khách hàng A
Công ty CP A Tham chiếu: D300
Kỳ kế toán:31/12/07 Người thực hiện: LTT
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh Ngày thực hiện :3/2008
_____________________________________________________________________
* Loại hình công ty:
Công ty xi măng A là công ty nhà nước được thành lập năm 1977. Theo quyết định phê duyệt phương án
cổ phần hóa số 514/QĐ-UB ngày 25/3/2005 và quyết định số 559/QĐ-UB ngày 12/4/2005 của UBND tỉnh Thanh Hoá,
công ty chuyển đổi thành công ty cổ phần từ tháng 6 năm 2005.
* Vốn điều lệ : 17.517.410.000 đồng trong đó vốn góp của chủ đầu tư nước ngoài chiếm 99%
* Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất xi măng, clinker các loại
- Sản xuất tấm lợp
- Khai thác đá và sản xuất các loại nguyên liệu xây dựng khác
* Chế độ và chính sách áp dụng

Kỳ kế toán, đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán:
Kỳ kế toán của công ty áp dụng từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm
Đơn vị tiền tệ áp sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam
Chế độ kế toán áp dụng
Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam ban hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ
trưởng Bộ Tài Chính
Hình thức kế toán áp dụng
Công ty sử dụng hình thức nhật ký chung
Sau khi thu thập các thông tin phi tài chính công ty tiến hành phân tích
sơ bộ trên BCTC nhằm phát hiện những biến động bất thường và khoanh
vùng rủi ro.
Đối với BCĐKT, KTV chủ yếu tiến hành phân tích ngang để đánh giá
những biến động. Thủ tục phân tích được áp dụng đối với khách hàng A là
KTV so sánh số dư của kỳ này so với kỳ trước tính ra mức chênh lệch tuyệt
đối và chênh lệch tương đối. Đối với những chênh lệch được coi là biến động
bất thường KTV sẽ xem xét các mối quan hệ giữa các chỉ tiêu tài chính,
phỏng vấn khách hàng để tìm hiểu nguyên nhân. Công việc này được trình
bày trên phần D500 trong hồ sơ kiểm toán năm (Phụ lục 02)
Thủ tục phân tích được tiến hành tương tự đối với BCKQKD. Công
việc này được trình bày trên phần 501 của hồ sơ kiểm toán năm.
Bảng 2: Bảng phân tích sơ bộ BCKQKD của khách hàng A
18
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B
19
Khoá luận tốt nghiệp
Khách hàng: Công ty cổ phần A Tham chiếu: D501
Kỳ kế toán: 31/12/07 Người lập: NTH
Phân tích sơ bộ BCĐKT Ngày lập: 10/3/08
Đơn vị: VNĐ Người soát xét: NTN
Phân tích sơ bộ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007
Chênh lệch tuyệt
đối
Chênh lệch
tương đối
Ghi chú
Tổng doanh thu 90.636.490.859 92.232.905.039 1.596.414.180 1.76%
Các khoản giảm trừ (2.019.509.100) (2.460.185.950) (440.676.850) 21.82%
Doanh thu thuần 88.616.981.759 89.772.719.089 1.155.737.330 1.30%
Gía vốn hàng bán 68.159.875.438 72.514.388.154 4.354.512.716 6.39%
Lợi nhuận gộp 20.457.106.321 17.258.330.935 (3.198.775.386) 15.64% [1]
Thu nhập từ HĐTC 117.974.190 184.355.108 66.380.918 56.27%
Chi phí từ HĐTC 37.126.357 512.308.211 475.181.854 1.279.90% [2]
Chi phí bán hàng 7.610.758.341 8.606.788.436 996.030.095 13.09%
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
3.743.892.658 3.408.296.299 (335.596.359) 8.96%
Lợi nhuận từ HĐKD 9.183.303.155 4.915.293.097 (4.268.010.058) 46.48%
Thu nhập khác 296.113.347 294.709.289 (1.404.058) 0.47%
Chi phí khác - -
Lãi (lỗ) khác 296.113.347 294.709.289 (1.404.058) 0.47%
Lợi nhuận KT trước thuế 9.479.416.503 5.210.002.386 (4.269.414.117) 45.04%
Chi phí thuế TNDN - -
Lợi nhuận sau thuế 9.479.416.503 5.210.002.386 (4.269.414.117) 45.04%
[1] Lợi nhuận gộp
Lợi nhuận gộp năm nay giảm 3.188.775.836 đồng do sự tăng lên của doanh thu thuần
thấp hơn so với sự tăng lên của giá vốn hàng bán. Đó có thể là kết quả từ việc tăng lên
của giá mua nguyên vật liệu và sự giảm xuống của số lượng sản phẩm sản xuất trong giai
đoạn.
[2] Chi phí từ hoạt động tài chính

Chi phí tài chính tăng lên có thể do công ty đã lãi cho các khoản vay ngắn hạn và dài hạn.

Ngoài ra KTV còn tiến hành phân tích các tỷ suất và so sánh với giá trị
năm trước nhằm đánh giá được tình hình thanh toán, khả năng hoạt động và
khả năng sinh lời của khách hàng
19
Lê Thị Tình Lớp: Kiểm toán 46B

×