Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.13 KB, 15 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG.
I. Khái quát về tài chính.
- Tài chính là phạm trù kinh tế. Sự ra đời và phát triển của tài chính gắn liền
với sự ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng hoá - tiền tệ. Trong sự phát triển
của nền văn minh nhân loại qua các thời đại, tài chính luôn có vị trí đặc biệt quan
trọng trong đời sống kinh tế - xã hội ở tất cả các quốc gia với bất kì chế độ chính
trị nào.
- Tài chính là một phạm trù giá trị tồn tại trong nền kinh tế hàng hoá, là khái
niệm dùng để chỉ những quan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối và chi dùng
những của cải bằng tiền giữa con người với nhau, bao gồm quan hệ giữa pháp nhân
với pháp nhân, quan hệ pháp nhân với thể nhân, thể nhân với thể nhân.
- Theo nghĩa rộng trong kinh tế học, tài chính là tổng thể các quan hệ tiền tệ
trong phân phối dưới hình thức giá trị, hình thành các quĩ tiền tệ. Tài chính biểu
hiện tổng hợp giá trị tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng trong xã hội. Phạm trù tài
chính rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực: ngân sách Nhà nước, lưu thông tiền tệ - tín
dụng, ngân hàng, bảo hiểm, tài chính doanh nghiệp, tư nhân... Vì vậy, tài chính có
vai trò to lớn đối với toàn bộ hoạt động kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân cũng
như đối với hoạt động quản lý của Nhà nước.
- Trong một quốc gia, hoạt động và quan hệ tài chính gắn liền với các hoạt
động trong đời sống kinh tế - xã hội. Bộ phận tài chính gắn liền với hoạt động của
Nhà nước được gọi là tài chính Nhà nước hay tài chính công ( State finance). Đó là
bộ phận quan trọng nhất, đóng vị trí chủ đạo trong nền tài chính quốc gia
II. Tài chính công.
1. Khái niệm tài chính công.
Tài chính công: là một thuật ngữ dùng để chỉ “Các hoạt động thu, chi bằng
tiền của Nhà nước, phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giá trị
trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm phục vụ
việc thực hiện các chức năng vốn có (không nhằm mục tiêu thu lợi nhuận) của Nhà
nước đối với xã hội”
Khái niệm trên chỉ ra rằng:
- Xét về tính chất, tài chính công là những quan hệ tài chính gắn với sở hữu


tài sản công; xét về nội dung vật chất là những quỹ tiền tệ thể hiện tài sản công.
Tài chính doanh nghiệp
Tài chính các tổ chức xã hội
Tài chính công
Tài chính nhà nướcTài chính tư
- Các quỹ tiền tệ thuộc tài chính công rất đa dạng, phong phú, trong đó quan
trọng nhất là các quỹ của Nhà nước; bên cạnh đó còn các quỹ của tổ chức chính trị
- xã hội, tổ chức xã hội, các tổ chức tông giáo, tín ngưỡng, các quỹ của người lao
động đóng góp, các quỹ của các pháp nhân và thể nhân đóng góp...
- Các quỹ đó phục vụ cho lợi ích chung ở phạm vi lớn nhỏ khác nhau, nhưng
không bao giờ vì lợi ích riêng của một cá nhân, một tư nhân.
2. Đặc điểm của tài chính công.
Là một bộ phận của tài chính nói chung và tài chính nhà nước nói riêng, tài
chính công gắn liền với hoạt động của nhà nước vì sự nghiệp chung, phục vụ cộng
đồng. Tài chính công có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, đặc điểm của các quan hệ tài chính công.
Tài chính công phản ánh quan hệ tài chính giữa nhà nước với các chủ thể
theo sơ đồ sau:
Đặc điểm của quan hệ tài chính công được thể hiện qua các nội dung:
Một là, các quan hệ tài chính công luôn gắn chặt với sở hữu công cộng về tài
sản, luôn chứa đựng lợi ích chung, lợi ích công cộng. Những lợi ích ấy thể hiện cả
trong phân phối các thu nhập của các doanh nghiệp, dân cư, phân phối GDP, GNP
và cả trong phân bố các nguồn lực tài chính cho các mục tiêu kinh tế - xã hội của
quốc gia, của cộng đồng, của một tổ chức và của tổng thể những người tham gia
hình thành các quỹ công.
Hai là, các nguồn lực tài chính công vận động từ nơi tạo ra nó đến mục tiêu
sử dụng nó đều thông qua việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ. Các quỹ tiền
tệ đó rất đa dạng và phong phú. Có những quỹ tiền tệ được gọi là quỹ tập trung do
nhà nước hoặc cơ quan cao nhất toàn quốc thống nhất quản lý và sử dụng cho nhu
cầu chung của cả nước, có những quỹ tiền tệ chỉ phục vụ cho tổng thể một tổ chức

xã hội, có những quỹ tiền tệ phục vụ cho bất cứ nhu cầu nào của xã hội, nhưng lại
có quỹ tiền tệ mang tính chuyên dùng...
Ba là, các nguồn lực tài chính công rất đa dạng, phức tạp. Việc phân phối và
phân bổ chúng được thực hiện qua các quan hệ tài chính không những đụng chạm
đến lợi ích của người đóng góp và người được thừa hưởng mà tác động sâu sắc đến
tất cả các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng an ninh và đối ngoại của
một quốc gia đòi hỏi nhà nước phải đặc biệt quan tâm, điều chỉnh nhằm phục vụ
tốt cho nhiệm vụ chính trị của đất nước.
Thứ 2: đặc điểm về tính chủ thể của tài chính công.
Có thể nói nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định việc tạo lập và sử dụng
các quỹ tiền tệ của nhà nước, nhằm duy trì sự tồn tại của bộ máy nhà nước, và thực
hiện các chức năng kinh tế - xã hội của nhà nước.
Cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước - Quốc hội - quyết định những
chính sách cơ bản về đối nội và đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng,
an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ
máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Do đó, Quốc hội
cũng là cơ quan cao nhất của nhà nước quyết định chính sách tiền tệ quốc gia,
quyết định dự toán ngân sách nhà nước với tổng số và cơ cấu thu, chi, mức bội chi
và các nguồn bù đắp, giám sát việc thực hiện ngân sách nhà nước, chính sách tài
chính, tiền tệ quốc gia, phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước.
Thứ 3: đặc điểm về tính công cộng của tài chính công.
Mục đích của tài chính công là để phục vụ cho việc thực hiện các chức năng
kinh tế - xã hội của Nhà nước. Trong nền kinh tế hiện đại, Nhà nước phải đảm bảo
tính hiệu quả, điều chỉnh sự phân phối thu nhập không công bằng, khuyến khích
phát triển và ổn định kinh tế - xã hội. Vì vậy, phạm vi hoạt động của tài chính công
rất rộng, gắn liền với hiệu quả hoạt động kinh tế - xã hội ở tầm vĩ mô.
Thu nhập của tài chính công có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, từ
mọi lĩnh vực hoạt động, từ mọi chủ thể kinh tế xã hội, ở trong nước và cả từ nước
ngoài. Nhưng kết quả hoạt động kinh tế trong nước vẫn là nhân tố quyết định mức
động viên của tài chính công. Vì vậy, phải coi nguồn thu trong nước là chủ yếu,

đặc biệt là nguồn của cải thặng dư mới được tạo ra trong các ngành kinh tế quốc
dân.
Chi tiêu của tài chính công chủ yếu tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng
kinh tế - xã hội, đầu tư cho một số ngành mũi nhọn, những công trình quan trọng
có vai trò lớn trong phát triển kinh tế, thực hiện chiến lược phát triển con người
(giáo dục, y tế, văn hoá...). Chi tiêu đúng đắn, có thể tác động tích cực đến hiệu
quả hoạt động của toàn bộ nền kinh tế - xã hội nói chung và từng lĩnh vực nói
riêng.
Nhận thức đầy đủ đặc điểm nói trên có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
việc sử dụng công cụ tài chính công để giải quyết các vấn đề hiệu quả, công bằng,
ổn định trong quá trình phát triển của toàn bộ nền kinh tế - xã hội.
Thứ tư: đặc điểm về sự kết hợp giữa tính không bồi hoàn và bồi hoàn; kết
hợp giữa tính bắt buộc và tính tự nguyện.
Đặc điểm của tài chính công là các khoản thu chủ yếu mang tính chất không
bồi hoàn và bắt buộc; các khoản chi chủ yếu mang tính chất cấp phát không hoàn
lại. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, để sử
dụng tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực, cần phải kết hợp hài hoà giữa các
khoản thu có tính bồi hoàn và các khoản thu không có tính bồi hoàn; giữa cấp phát
không hoàn lại và các khoản cho vay; giữa các khoản thu bắt buộc theo luật định
và các khoản tự nguyện đóng góp của nhân dân, vận dụng hợp lý nguyên tắc nhà
nước và nhân dân cùng làm với phương châm dân giàu nước mạnh.
3. Chức năng của tài chính công.
Nghiên cứu chức năng tài chính công không nên tách với chức năng tài
chính nói chung, nhưng đồng thời cũng không xa với các vấn đề kinh tế, chính trị,
xã hội chung, đặc biệt là việc phát huy chức năng của Nhà nước. Trên cơ sở đó các
chức năng chủ yếu của tài chính công được thể hiện qua các điểm sau:
Thứ nhất: chức năng tạo lập vốn.
Ngân sách Nhà nước tạo lập các quỹ công của mình trong xã hội với tư cách
Nhà nước. Trước hết, Nhà nước là người có quyền lực chính trị mạnh, ban hành
các luật bắt buộc các doanh nghiệp và công dân, dân cư đóng góp. Nhà nước cũng

xuất hiện với tư cách là người sở hữu tài sản chủ yếu cảu quốc gia, hình thành các
doanh nghiệp của mình để tạo lập vốn, cho thuê, nhượng bán các tài sản thuộc sở
hữu nhà nước để tạo lập vốn. Những lúc thiếu hụt nguồn tài chính Nhà nước có thể
xuất hiện trên thị trường bằng cách phát hành các trái phiếu Nhà nước để tạo lập
vốn...
Các quỹ công khác có thể tạo lập vốn dưới hình thức đóng góp bắt buộc hay
tự nguyện của các thành viên tham gia. Người ta cũng có thể sử dụng nguồn của
các quỹ công này để cho vay, mua trái phiếu, cổ phiếu để có được lợi tức, cổ phần
nhằm phát triển nguồn vốn. Đôi khi, nhờ những khoản tài trợ nào đó từ trong nước
hay nước ngoài mà các quỹ công được mở rộng thêm.
Thứ hai: Chức năng phân phối và phân bổ các nguồn lực tài chính.
Tài chính được xem là khâu phân phối của quá trình tái sản xuất. Trước đây
đối tượng phân phối là tổng sản phẩm xã hội (C+V+M) và thu nhập quốc dân
(V+M). Ngày nay, đối tượng phân phối là tổng sản phẩm trong nước (GDP) hoặc
tổng sản phẩm quốc dân (GNP). GDP được phân phối thành: phần bù đắp, thu
nhập của người lao động và người kinh doanh, thuế cho Nhà nước, các khoản đóng
góp khác cho xã hội và lợi nhuận của sản xuất kinh doanh hàng hoá và dịch vụ.
Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó, thì nguồn tài chính trở nên quá nhỏ hẹp. Cần
quan niệm thêm rằng, nguồn tài chính công không phải chỉ có như vậy. Nhà nước
còn có các nguồn khác như nguồn thu nhập từ việc cho thuê, nhượng bán các tài
sản thuộc sở hữu nhà nước, nguồn vay nợ trong dân, nguồn vay nước ngoài hoặc
viện trợ, tài trợ từ các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Quỹ bảo hiểm xã
hội được Nhà nước bảo trợ do người lao động và người sử dụng lao động đóng góp
hình thành nên quỹ công. Quỹ bảo hiểm y tế do nhân dân đóng góp cũng là loại
quỹ công.
Tất cả các nguồn tài chính ấy đều gọi chung là nguồn tài chính công được
hình thành từ phân phối các thu nhập.
Thứ ba, chức năng điều chỉnh vĩ mô.
Tài chính công phải phát huy chức năng điều chỉnh vĩ mô đối với sự phát
triển và ổn định xã hội. Đó là, lợi ích giữa tích tụ và tập trung, giữa tích luỹ và tiêu

dùng, giữa tổng thể với các địa phương, vùng lãnh thổ, giữa nơi có thu nhập cao
với nơi thu nhập thấp, giữa người giàu và người nghèo, giữa phát triển kinh tế và
công bằng xã hội, giữa các ngành, lĩnh vực trong sự phát triển chung, giữa kinh tế
với quốc phòng, trật tự, an ninh xã hội, giữa nâng cao đời sống nhân dân với tiết
kiệm để đầu tư phát triển...
Thứ tư, chức năng kiểm tra.
Chức năng kiểm tra được thực hiện thông qua hoạt động tài chính của cơ
quan quyền lực, cơ quan hành chính nhà nước ở các cấp, các tổ chức công cộng và
của hệ thống cơ quan tài chính nhà nước, của hoạt động kiểm toán nhà nước và
hoạt động thanh tra nhà nước. Kiểm tra tài chính gắn chặt với quá trình xây dựng
và thực hiện kế hoạch thu chi tài chính, quá trình ngân sách các cấp và của các đơn
vị dự toán, qua việc kiểm tra tình hình thực hiện và tuân thủ các luật thuế, các chế
độ cấp phát vốn, cho vay vốn, chuyển giao tài chính từ cấp chính quyền này đến
cấp chính quyền khác, việc hình thành và sử dụng các quỹ công...
Mục tiêu của kiểm tra tài chính là nhằm lành mạnh hoá tình hình tài chính.
Qua đó xem xét việc tuân thủ các luật pháp, chính sách, định mức, tiêu chuẩn của
nhà nước đã ban hành, chấp hành kỷ luật tài chính, hiệu quả kinh tế xã hội của các
chi tiêu tài chính, tình hình quản lý tài sản công cộng, khả năng sẵn sàng thanh
toán về tài chính và hiệu lực quản lý của bộ máy tài chính...
Các chức năng của tài chính công là một thể thống nhất không chia cắt.
Chúng cùng phát huy tác dụng trong phân phối, phân bổ và sử dụng các nguồn lực
tài chính công. Qua đó, phát huy triệt để hiệu lực, hiệu quả của tài chính công.

×