Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG: ĐIỂN HÌNH VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.71 KB, 16 trang )

Chuyên đề bồi dưỡng HSG: Điển hình văn học

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG QUỐC GIA

ĐIỂN HÌNH VĂN HỌC

1


Chuyên đề bồi dưỡng HSG: Điển hình văn học

MỤC LỤC
I. Khái niệm.......................................................................................................................................................3
1. Điển hình...................................................................................................................................................3
2. Điển hình văn học.....................................................................................................................................3
II. Đặc điểm của điển hình văn học..................................................................................................................4
1. Điển hình văn học là một hiện tượng nghệ thuật phổ biến, có sự phát triển qua các thời đại............4
2. Điển hình văn học có cơ sở là điển hình xã hội nhưng khơng đồng nhất với điển hình xã hội.............4
3. Điển hình văn học là kết quả của sáng tạo, là kết tinh tài năng, kinh nghiệm nghệ thuật phong phú,
vốn sống dồi dào, nhận thức sâu sắc của nghệ sĩ........................................................................................5
4. Nhân vật điển hình và hồn cảnh điển hình............................................................................................6
5. Phân loại điển hình văn học.....................................................................................................................7
III. Nhân vật điển hình......................................................................................................................................7
1.Các kiểu nhân vật điển hình trong văn học...............................................................................................7
2.Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình trong văn học........................................................................10
IV. Hồn cảnh điển hình..................................................................................................................................14
2.Nhân vật điển hình trong hồn cảnh điển hình......................................................................................15

2



Chuyên đề bồi dưỡng HSG: Điển hình văn học

I. Khái niệm
1. Điển hình
- Theo từ điển TV, “điển hình” nghĩa là: có tính tiêu biểu nhất, biểu hiện tập
trung và rõ nhất về bản chất của một nhóm hiện tượng, đối tượng.
- Điển hình: Có những đặc điểm chung của đồng loại, giúp suy ra đặc điểm
chung của đồng loại từ cá thể đã cho
- VD: trường hợp điển hình, ví dụ điển hình
2. Điển hình văn học
- Điển hình văn học: Là hình tượng nghệ thuật đặc sắc, độc đáo được miêu tả
sinh động, hấp dẫn, khái quát được những nét bản chất nhất, quan trọng nhất
của con người và đời sống.
Trường Chinh: Điển hình văn học là “những nét, những tính cách cơ bản
nhất, bản chất nhất, quan trọng nhất và nổi bật nhất trong đời sống xã hội
được tập trung biểu hiện và nâng cao qua sự sáng tạo của nghệ sĩ, nhưng
chung quy lại nó vẫn là cuộc sống”
- Tính cách điển hình: tính cách, phẩm chất của nhân vật, ở đó có sự tổng hợp,
thống nhất hữu cơ giữa những đặc tính phổ biến và những đặc tính cá biệt,
đặc thù trong 1 nhân vật.
- Hồn cảnh điển hình: Bối cảnh xã hội, tồn tại những mâu thuẫn, xung đột
gay gắt nhất, trung tâm nhất của thời đại, chứa đựng những yếu tố kịch tính
nhất, buộc nhân vật phải bộc lộ bản chất của mình. Qua đó, ta thấy được số
phận, tính cách của nhân vật một cách rõ nét nhất.
- Nhân vật điển hình: kiểu nhân vật tiêu biểu, có những nét nổi bật, mang nét
chung khái quát cho một kiểu người, lớp người. Nhân vật điển hình là sự
thống nhất giữa cái chung và cái riêng, giữa khái quát và cá biệt.

3



Chuyên đề bồi dưỡng HSG: Điển hình văn học

II. Đặc điểm của điển hình văn học
1. Điển hình văn học là một hiện tượng nghệ thuật phổ biến, có sự phát triển
qua các thời đại
Điển hình văn học có thể tìm thấy trong những sáng tác ưu tú thuộc mọi thời
đại nhưng mức độ, ý nghĩa phổ biến và sức mạnh nghệ thuật của các điển
hình k phải bao giờ cũng như nhau.
- Trong văn học cổ đại, trung đại, trong các sáng tác của CN cổ điển: hình
tượng điển hình chủ yếu khái qt những thuộc tính của loại
VD: Vũ Nương tiêu biểu cho cuộc đời, số phận người phụ nữ trong xã hội
phong kiến (XH trọng nam khinh nữ, kiểu nhân vật liệt nữ)
VD: Thúy Kiều tiêu biểu cho người phụ nữ trong xã hội xưa tài sắc nhưng
bất hạnh (hồng nhan bạc phận)
Ở Vũ Nương và Thúy Kiều, thuộc tính khái quát biểu hiện rõ nét, chưa thấy
có thuộc tính cá biệt
- Đến thế kỉ XIX, CN hiện thực mới sáng tạo được những điển hình đầy đặn,
hoàn chỉnh và mang nội dung cụ thể - lịch sử sâu sắc. “Điển hình là con
người cụ thể của một thời” (Tuốc-ghê-nhép)
2. Điển hình văn học có cơ sở là điển hình xã hội nhưng khơng đồng nhất với
điển hình xã hội
- Cơ sở của điển hình nghệ thuật là điển hình xã hội. Theo cách hiểu truyền
thống, điển hình phải được cấu tạo sao cho có thể phản ánh một loại hiện
tượng nào đó của đời sống. Vì thế, điển hình ln gợi ra hiện tượng của nó,
làm liên tưởng đến cái tương tự ở ngoài đời.
=>Nhân vật điển hình thường khái qt số phận và tính cách của một loại
người, một tầng lớp hay một giai cấp.

4



Chuyên đề bồi dưỡng HSG: Điển hình văn học

VD: Chị Dậu – điển hình về số phận và tính cách của người phụ nữ nơng
thơn Việt Nam trước CM
=>Có khi nhân vật điển hình khái quát 1 loại hiện tượng xã hội nổi bật, phổ
biến trong đời sống tinh thần của một dân tộc, ở 1 thời điểm lịch sử cụ thể.
VD: Chí Phèo – điển hình cho hiện tượng người nơng dân bị lưu manh hóa
trong xã hội nơng thơn Việt Nam trước CM
VD: Belicop điển hình cho hiện tượng lối sống trong bao của tầng lớp trí
thức Nga thế kỉ XIX
- Tuy nhiên, điển hình nghệ thuật khơng đồng nhất với điển hình xã hội.
+ Điển hình xã hội k thể là cái cá biệt (nó là cái có tính “lồi”)
+ Điển hình nghệ thuật cũng k phải là cái cá biệt nhưng bên cạnh nội dung
của loài, nó lại đồng thời là cái “cá biệt”, là “một cá tính xác định”. (dấu ấn
sáng tạo của nhà văn)
 Khái quát: điển hình nghệ thuật là sự thống nhất cao độ, hồn mĩ giữa tính
khái qt tập trung và tính cá thể sinh động.
 Nhiệm vụ của nhà văn: Phải phát hiện những chi tiết cá biệt, độc đáo, k lặp
lại để làm bổi bật những nét, những tính cách quan trọng, những quan hệ
tiêu biểu trong đời sống.
3. Điển hình văn học là kết quả của sáng tạo, là kết tinh tài năng, kinh nghiệm
nghệ thuật phong phú, vốn sống dồi dào, nhận thức sâu sắc của nghệ sĩ.
- Điển hình văn học bắt nguồn từ điển hình xã hội nhưng đó là sản phẩm của
sự hư cấu, mang dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn.
- Đều lấy chất liệu từ hiện thực đời sống nhưng mỗi nhà văn với vốn sống,
vốn hiểu biết, quan niệm thẩm mĩ, quan niệm hiện thực, đời sống tình cảm…
khác nhau sẽ có góc nhìn khác nhau, từ đó kiến tạo nên những hình tượng
nghệ thuật điển hình riêng biệt, không thể trộn lẫn.

5


Chuyên đề bồi dưỡng HSG: Điển hình văn học

- Sáng tạo hình tương nhân vật điển hình cịn phụ thuộc vào mục đích sáng tác
của nhà văn.
VD: Bối cảnh xã hội: Xã hội nông thôn Việt Nam trước CMT8
Ngô Tất Tố: Xây dựng nhân vật chị Dậu, điển hình cho số phận người phụ
nữ nông dân trong xã hội nông thơn VN trước CMT8
Nam Cao: Xây dựng nhân vật Chí Phèo, điển hình cho người nơng dân bị
bần cùng hóa và lưu manh hóa trong xã hội nơng thơn VN trước CMT8
4. Nhân vật điển hình và hồn cảnh điển hình
a. Nhân vật điển hình
- Khái niệm: Nhân vật điển hình là kiểu nhân vật tiêu biểu, vừa có những nét
riêng nổi bật lại vừa mang nét chung khái quát cho một kiểu người, lớp
người.
- Nhân vật điển hình có những nét riêng nổi bật: Nhân vật có tính cách riêng
biệt, mạng đậm tính chất cá thể hóa, khơng thể trộn lẫn. Những nét riêng cá
biệt được biểu hiện qua diện mạo, trang phục, hành động, đời sống nội
tâm…
- Nhân vật điển hình có những nét chung khái qt cho 1 kiểu người, lớp
người: Nhân vật thể hiện một hoặc một số đặc điểm bản chất của hoàn cảnh
xã hội mà nhân vật đang sống, của tầng lớp, giai cấp mà nhân vật ấy thuộc
về.
VD: Chí Phèo
b. Hồn cảnh điển hình
- Hồn cảnh là mơi trường hoạt động của nhân vật, là phạm vi hiện thực
khách quan tác động đến quá trình hoạt động của nhân vật. Con người tồn tại
và phát triển trong những điều kiện tự nhiên và xã hội nhất định. Mơi trường

này chính là hồn cảnh của con người. Môi trường hoạt động chủ yếu của
6


Chuyên đề bồi dưỡng HSG: Điển hình văn học

con người là môi trường xã hội. Cho nên, nội dung cơ bản của hoàn cảnh :
quan hệ xã hội. Trong xã hội có giai cấp, quan hệ xã hội là quan hệ giai cấp.
- Hồn cảnh điển hình là hồn cảnh của các nhân vật được miêu tả trong tác
phẩm, vừa có tính chất tiêu biểu và độc đáo, thể hiện được những tương
quan bản chất của đời sống trong những mối liên hệ phát triển biện chứng
của chúng với nhau.
- Khơng có người nào là khơng tồn tại trong một hồn cảnh. Hồn cảnh, vì
vậy, là việc làm tất yếu để từ đó nhà văn tạo nên tính cách trong q trình
phản ánh. Nhưng phản ánh nghệ thuật khơng phải là sự sao chép những cảnh
ngộ tầm thường mà sự phân tích, phát hiện, thể hiện nội dung chủ yếu, mâu
thuẫn cơ bản của những tương quan xã hội.
5. Phân loại điển hình văn học
a. Phân loại theo thể loại
- Điển hình trong tác phẩm trữ tình: Tâm trạng điển hình, tình cảm điển hình
- Điển hình trong tác phẩm tự sự: Hồn cảnh điển hình, nhân vật điển hình
b. Phân loại theo trào lưu văn học
- Điển hình trong văn học hiện thực
- Điển hình trong văn học lãng mạn
III. Nhân vật điển hình
1. Các kiểu nhân vật điển hình trong văn học
a. Các kiểu nhân vật điển hình trong văn học Việt Nam giai đoạn 19301945
a1. Trong văn học hiện thực phê phán giai đoạn 1930-1945
* Kiểu nhân vật lao động bị áp bức, bị dồn vào con đường tha hóa, nhưng cố
vượt lên với tinh thần phản kháng.


7


Chuyên đề bồi dưỡng HSG: Điển hình văn học

Tắt đèn và Bước đường cùng thể hiện sức mạnh quật khởi vốn tiềm tàng trong
nhân dân lao động. Đó là những tác phẩm có hệ thống nhân vật thể hiện cái nhìn
con người “trên tinh thần giai cấp”. Chị Dậu bị dồn vào thế phải bán con, bán nhân
phẩm nhưng vẫn giữ được bản chất tốt đẹp của mình. Ngơ Tất Tố đã phát hiện ra
bản chất tốt đẹp tiềm ẩn của người nông dân. Nguyễn Công Hoan lại là nhà văn có
ý thức đưa vào tác phẩm hình ảnh của người nơng dân sớm giác ngộ tinh thần đồn
kết, lịng hữu ái giai cấp. Những người nông dân giàu tinh thần phản kháng này là
hình tượng đẹp của tác phẩm.
* Kiểu nhân vật phản diện thuộc tầng lớp thống trị tự lao vào tha hóa đến mất
hết tính người.
Sự phân biệt nhân vật phản diện, chính diện gắn với sự ra đời của giai cấp trong
xã hội. Với những hình tượng nghị Quế, nghị Lại, nghị Hách, Bá Kiến, các nhà văn
hiện thực có điều kiện lách sâu vào ung nhọt xã hội. Ngòi bút của các nhà văn trở
thành vũ khí chiến đấu, giáng vào đầu bọn quan tham lại nhũng, địa chủ phong
kiến, tư sản mại bản những địn hiểm. Những hình tượng điển hình về nhân vật
phản diện thuộc tầng lớp thống trị trong văn học hiện thực phê phán Việt Nam đã
“miêu tả đúng đắn những quan hệ thực tế, nó phá vỡ được những ảo tưởng có tính
chất quy ước và đang thống trị nó về bản chất của các quan hệ này, làm lung lay
được cái tinh thần lạc quan của thế giới tư sản gieo rắc hồi nghi về tính chất bất
biến của những cơ sở của trật tự hiện tồn” (Mác – Ăng ghen – Lênin bàn về văn
học và nghệ thuật).
* Kiểu nhân vật “hãnh tiến” – tha hóa ngược ( Đỗ Văn Khang )
Xuân tóc đỏ là một nhân vật tính cách, một nhân vật điển hình của chủ nghĩa
hiện thực, có tính cách phong phú và đa dạng, tiêu biểu cho loại người hạ lưu, vơ

học, nhờ hồn cảnh “xã hội bát nháo” đã tạo điểu kiện cho hắn tiến thân trở thành
một kẻ “nổi tiếng”. Nó là một nhân vật “tiến lên trong xã hội tư sản hoàn toàn bằng
8


Chuyên đề bồi dưỡng HSG: Điển hình văn học

con đường gian trá, bịp bợm” (Phan Cự Đệ). Hoàn cảnh đã tạo điều kiện rất thuận
lợi để Xuân bước tới vinh hoa, phú q, rồi chính nó “từ chỗ bị động, nó tiến lên
chủ động, khai thác triệt để vận đỏ của nó” (Nguyễn Đăng Mạnh).
*Kiểu nhân vật bị tha hóa nhưng quyết khơng chịu tha hóa đến cùng.
Nhân vật Tám Bính của Nguyên Hồng và nhân vật Chí Phèo của Nam Cao tiêu
biểu cho kiểu loại nhân vật này. Trong tác phẩm của Nam Cao, kiểu con người tha
hóa được khai thác một cách toàn diện và triệt để. Tha hóa và chống lại tha hóa,
các nhân vật đã phải trả một cái giá rất đắt cho chính mình. Ngun Hồng và Nam
Cao đã cố gắng đi tìm những nét đẹp còn ẩn sâu trong tâm hồn của những con
người bị tha hóa- một quan niệm rất tiến bộ của các nhà văn hiện thực phê phán
Việt Nam.
* Kiểu nhân vật tiểu tư sản trí thức bị tha hóa nhân cách với những bị kịch vỡ
mộng.
Văn học hiện thực phê phán với đối tượng thẩm mỹ mới của mình đã sáng tạo
được một kiểu nhân vật mới – những người trí thức. Từng ơm ấp những hồi bão
lớn, từng mơ ước và mơ ước đó là chính đáng, nhưng những nhân vật đó đều phải
gị mình trong hồn cảnh, bị hồn cảnh níu kéo. Bi kịch của họ là cuộc giằng xé dai
dẳng, giữa một bên là khát vọng cao cả và một bên là cuộc sống tầm thường. Thứ,
Điền, Hộ là những người trí thức đầy ước mơ, hồi bão, vật lộn trong những lo
toan của đời thường, họ đều rơi và bi kịch vỡ mộng. Chính điều này đã tạo ra
phương diện tinh tế của văn học. Nam Cao đã nói về họ với sự cảm thơng sâu sắc
và hiểu biết thực sự.
a2. Trong văn học lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945

-Kiểu nhân vật nhà nho tài hoa bất đắc chí
VD: Huấn Cao
b. Các kiểu nhân vật điển hình trong văn học Việt Nam 1945-1975
9


Chuyên đề bồi dưỡng HSG: Điển hình văn học

- Kiểu nhân vật người lính / anh hùng
Ví dụ: Tnu, Việt
c. Các kiểu nhân vật điển hình trong VHVN từ sau 1975
- Kiểu nhân vật người lính trở về sau chiến tranh
VD: nhân vật tôi trong “Bức tranh”
VD: Tướng Huân trong “Tướng về hưu”
- Kiểu nhân vật người phụ nữ sau chiến tranh
VD: Quỳ trong “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành”, Thai trong “Cỏ
lau”,
- Kiểu nhân vật người phụ nữ yêu chồng thương con giàu đức hi sinh:
VD: Người đàn bà hàng chài
2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình trong văn học
a. Điển hình hóa nhân vật chính diện.
Chị Dậu là hình ảnh của một nhân vật chính diện tiêu biểu của văn xi hiện
thực phê phán. Đây là kiểu nhân vật gần với truyền thống, được xây dựng
theo khát vọng của nhân dân : nhân vật chính diện bao giờ cũng đẹp và được
thể hiện với bút pháp lý tưởng. Vì vậy, nhân vật trung tâm ở đây là dạng
nhân vật điển hình mà phần khái qt hóa thành cơng hơn phần cá thể hóa.
Nhà văn thường chú trọng miêu tả ngoại hình hơn là nội tâm. Ngơ Tất Tố là
trường hợp tiêu biểu.
b Điển hình hóa nhân vật phản diện.
Chọn nhân vật phản diện làm nhân vật trung tâm, văn học hiện thực phê

phán thành công trong cách phản ánh các tưởng phản quái gở của thời đại.
Nguyễn Cơng Hoan rất có sở trường về điển hình hóa nhân vật phản diện.
Ơng thường tơ đậm một số nét điển hình của loại nhân vật này và phóng đại
lên để người đọc dễ nhận diện. Điển hình hóa nhân vật nghị Hách, Vũ Trọng
10


Chuyên đề bồi dưỡng HSG: Điển hình văn học

Phụng đã tạo nên một nhân vật phản diện với nhiều đức tính xấu, thậm chí
cực xấu. Như vậy, tính cách điển hình của hắn hiện nguyên hình là một kẻ
thống trị gian hùng và khả ố. Hình tượng nghị Hách là hình tượng trung tâm
và nổi bật của tác phẩm lấn át nhân vật chính diện. Điển hình hóa nhân vật
Bá Kiến, Nam Cao tập trung miêu tả tính cách nham hiểm hơn là chú trọng
miêu tả hình thức. Với các nhân vật phản diện này, văn xuôi hiện thực phê
phán đã làm được một sứ mệnh rất cao cả đó là nhìn thấy và vạch rõ chân
tướng cũng như bản chất của giai cấp thống trị và dự báo dự sụp đổ khơng
tránh khỏi của chúng.
c.Điển hình hóa nhân vật dị dạng.
Điển hình hóa nhân vật dị dạng trở thành một đóng góp đáng kể của văn
xi hiện thực phê phán, mà tiêu biểu hơn cả là sáng tác của Nam Cao. Ơng
hay ví von so sánh con người ứng với loài vật, đồ vật. Những nhân vật này
bị hoàn cảnh làm méo mó đến mất cả nhân hình : xấu xí, dị dạng. Trong khi
và đồng thời với việc đặt các nhân vật dị dạng thành nhân vật trung tâm của
tác phẩm, nhà văn đã để cho các nhân vật bình thường khác xuống hàng thứ
yếu, hoặc trong mối quan hệ khăng khít với nhân vật dị dạng để tô đậm thêm
cuộc đời của kiểu nhân vật này. Nam Cao chú trọng miêu tả sự băng hoại về
mặt hình thức để nói lên sự tha hóa về mặt tâm hồn. Bằng bút pháp cường
điệu, lố bịch hóa nhân vật, tác giả tơ đậm thêm tính bi kịch có tính quy luật
của một lớp người là nạn nhân của hoàn cảnh.

d.Nhân vật được xây dựng từ nguyên mẫu, hoặc tự phân thân.
Lần đầu tiên trong lịch sử, nên văn học này đã coi chính đời sống cùng các
quan hệ của nó trong dịng chảy lịch sử làm chất liệu của nghệ thuật. Vũ
Trọng Phụng và Nam Cao là hai nhà văn thường sử dụng nguyên mẫu cho
sáng tác. Hầu hết các nhân vật trong Số đỏ đều có nguyên mẫu trong cuộc
11


Chuyên đề bồi dưỡng HSG: Điển hình văn học

đời. Về nhân vật Bá Kiến, Nam Cao từng mượn nguyên mẫu là nghị Bính.
Thứ (Sống mịn), Điền (Giăng Sáng), Hộ (Đời thừa) đều là những phân thân
của Nam Cao. Huyên trong Hai dòng sữa, Sinh trong Hơi thở tàn, An
trong Ngọn lửa đều là những nhân vật mang dáng dấp của Nguyên Hồng.
e.Nghệ thuật sử dụng thời gian.
Thời gian nghệ thuật của văn xuôi hiện thực phê phán là thời gian hiện thực
hàng ngày (khơng có thời gian tương lai), đơi khi tương lai cũng lóe lên
nhưng rồi tắt ngấm. Để khắc họa tính cách của những nhân vật điển hình rơi
vào hồn cảnh bế tắc thì thời gian thường là thời gian dồn nén (tận cùng,
cuối tuần, cuối ngày, cuối năm, cuối vụ thuế), làm tăng thêm tình trạng gay
gắt của hoàn cảnh, tạo điều kiện để nhân vật bộc lộ tính cách (thời gian
trong Tắt đèn, Bước đường cùng, Giông tố). Thời gian trong Giông tố là thời
gian bất thường, không ổn của các nhân vật. Ngay sau thời điểm đó, cuộc
đời của các nhân vật chuyển sang một hướng khác mà thường là theo hướng
tiêu cực. Số đỏ, Giông tố, Vỡ đê, Trúng số độc đắc lại tiêu biểu cho thời gian
gấp gáp như sự đảo lộn của cuộc đời. Thời gian nghệ thuật đa tuyến là một
cách tân của văn xuôi hiện thực phê phán (Giông tố, Trúng số độc đắc, Sống
mòn, Bỉ vỏ).
f.Nghệ thuật sử dụng không gian
Trong văn học hiện thực phê phán nổi bật lên là không gian tù túng, quẩn

quanh dồn ép con người, không gian của những người bần cùng, của những
người dưới đáy vô vọng. Không gian riêng tư cá nhân – khơng gian
điểm cịn được miêu tả rất đậm nét trong nhiều tác phẩm. Trong nhiều tác
phẩm của dòng văn học này nổi bật lên sự đối lập một cách gay gắt giữa
không gian với con người, tạo nên một kiểu khong gian cơ đặc lại, bủa vây
con người: hình ảnh của mặt trời, bầu trời. Văn học hiện thực phê phán còn
12


Chun đề bồi dưỡng HSG: Điển hình văn học

có xu hướng viết về không gian mở (Vỡ đê, Người tù được tha). Đặc điểm
nổi bật ở văn xuôi hiện thực phê phán là khi nhân vật điển hình ở trong hồn
cảnh hẹp thì tính cách thường sinh động, nếu tách nhân vật ra khỏi hồn
cảnh hẹp, nhân vật khơng sinh động nữa. Sự biến đổi của không gian làm
cho nhân vật của văn học hiện thực phê phán bị hẫng hụt, biến đổi, dễ trơi
theo dịng nước cuốn (Chí Phèo, Tám Bính, Thị Mịch).
g Nghệ thuật sử dụng yếu tố trào lộng.
- Tình huống mang tính kịch cao.
Nguyễn Cơng Hoan lưu ý tới độ chênh giữa hồn cảnh và tính cách. Tiếng
cười của Vũ Trọng Phụng là phát hiện ra các bảng giá trị, các chuẩn mực
của xã hội bị đảo lộn để tạo ra một thế giới nghệ thuật đảo lộn, ngớ ngẩn lố
bịch, nhố nhăng rởm đời. Với ý nghĩa đó, “cười là tinh thần của lịng căm
thù” (Banzắc).
- Nghệ thuật khắc họa chân dung nhân vật.
Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng thường sử dụng chi tiết
tạo hình mang tính trực tiếp bề ngồi nhưng lại là sự thể hiện trực tiếp tính
cách bên trong. Bằng nghệ thuật phóng đại lột mặt nạ, các nhà văn hiện
thực phê phán bóc trần bản chất trống rỗng, thói hnh hoang vơ nghĩa,
lạm dụng thời thế của các nhân vật cần phải lên án, đả phá.

- Nghệ thuật xây dựng giọng điệu các nhân vật.
Nghệ thuật trào lộng đạt đến mức độ cao còn nhờ vào việc nhà văn cá tính
hóa nhân vật bằng ngơn ngữ. Ngơ Tất Tố đặc tả giọng điệu của nghị Quế :
giọng điệu lạnh tanh, kẻ cả, của lối “văn minh làng quê”. Mỗi nhân vật của
Vũ Trọng Phụng có một thứ ngơn ngữ riêng, không thể lẫn vào đâu được
( giọng điệu của nghị Hách, giọng điệu của Xuân tóc đỏ). Vũ Trọng Phụng
còn dùng tiếng nhại để đối tượng phải tỏ mặt thật. Giọng điệu nhại trở thành
13


Chuyên đề bồi dưỡng HSG: Điển hình văn học

thủ pháp chủ đạo của tác phẩm hài hước. Nghệ thuật trào lộng trong tác
phẩm Nam Cao thường dùng hình thức đa giọng điệu (song thanh) để châm
biếm hay tự giễu nhân vật (Chí Phèo, Sống mịn). Đến văn học hiện thực phê
phán, ngôn ngữ nhân vật, giọng điệu nhân vật được sử dụng một cách uyển
chuyển, linh hoạt nhiều bình diện, đa sắc màu, phong phú như cuộc đời, góp
phần khắc họa tính cách nhân vật điển hình.
IV. Hồn cảnh điển hình
1. Đặc điểm của hồn cảnh điển hình:

- Trước hết, hồn cảnh điển hình là hồn cảnh thể hiện được những mâu
thuẫn cơ bản của xã hội, những tương quan bản chất của đời sống xã
hội, những vấn đề cơ bản bức thiết của thời đại. Engels nhấn mạnh đặc
trưng này qua việc nhận xét vở kịch "Franz von sickingen" của Lassalle:
"Các nhân vật thì thực sự đại biểu cho những giai cấp và những trào lưu nhất
định, do đó tiêu biểu cho những tư tưởng nhất định của thời đại họ, và động cơ
hành động của họ không phải là những ham thích vụn vặt cá nhân, mà là cái trào
lưu lịch sử lơi cuốn họ."[1]
- Hồn cảnh điển hình khơng phải là mơi trường, bối cảnh đơn thuần, mà

là "trào lưu lịch sử" - hoàn cảnh thể hiện được tương quan bản chất của xã
hội.
Trong thực tế, không phải bất kỳ một tác phẩm văn học nào cũng thể hiện được đặc
trưng quan trọng này của hoàn cảnh điển hình. Engel phê phán “Cơ gái thành thị”
của Harkness là khơng điển hình về hồn cảnh :
"Các tính cách của cơ khá điển hình trong những giới hạn trong đó những tính
cách ấy hành động, nhưng về các hồn cảnh bao quanh họ bắt họ hành động thì
người ta có thể nói là khơng được điển hình đầy đủ."[1]

14


Chuyên đề bồi dưỡng HSG: Điển hình văn học

Những sáng tác Tự lực văn đoàn trong văn chương Việt Nam 30 - 45 khơng xây
dựng được một hồn cảnh điển hình nào. Trong lúc đó Ngơ Tất Tố, Nguyễn Cơng
Hoan, Nam Cao lại xây dựng được những hoàn cảnh điển hình: thể hiện được mâu
thuẫn của thời đại một cách sâu sắc - mâu thuẫn giữa nông dân lao động với địa
chủ phong kiến, thực dân.
- Hồn cảnh điển hình thể hiện bản chất, quy luật cuộc sống, do đó, nó
khơng chấp nhận lối miêu tả bên lề cuộc sống (kiểu Tự lực văn đồn) lối
tơ hồng hiện thực (kiểu văn học lãng mạn).
- Hồn cảnh điển hình là hồn cảnh đang vận động và phát triển theo quy
luật phát triển của xã hội. Vì : bản thân cuộc sống đối tượng của văn
chương là vận động phát triển không ngừng. Yêu cầu của nghệ thuật là biểu
hiện cuộc sống trong tính sinh động của nó cho nên hồn cảnh không thể là
một bức ảnh chụp, một khung cảnh tĩnh, một hoàn cảnh ngưng đọng hay
đứng im. Muốn vậy, nghệ sĩ phải có quan điểm biện chứng, phát triển để
nắm bắt hết quy luật vận động của đời sống.
+ Hoàn cảnh trong văn chương hiện thực phê phán thường là khơng phát

triển (Như Chí Phèo trong Chí Phèo). Hồn cảnh trong văn học lãng mạn tuy có
phát triển nhưng bị lí tưởng hóatheo thiện ý chủ quan của nghệ sĩ (Như Giăng
Văngiăng trong Những người khốn khổ…
+ Hoàn cảnh trong văn chương hiện thực xã hội chủ nghĩa là một quá trình phát
triển (Như Nilốpna, Paven Vlaxốp trong Người mẹ…)
2. Nhân vật điển hình trong hồn cảnh điển hình

Điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực phê phán là phải chọn những chi tiết chân
thực, chọn sự va chạm giữa tính cách và hồn cảnh tiêu biểu của đời sống làm đối
tượng khai thác thẩm mỹ. Do đó, tính cách của chủ nghĩa hiện thực là tính cách

15


Chuyên đề bồi dưỡng HSG: Điển hình văn học

điển hình trong hồn cảnh điển hình, giữa hai yếu tố này có mối quan hệ biện
chứng với nhau.
Hồn cảnh điển hình của chủ nghĩa hiện thực phê phán chủ yếu là hồn cảnh xấu,
hồn cảnh bóp chết hạnh phúc của con người, làm biến dạng con người. Tính cách
của các nhân vật trong chủ nghĩa hiện thực phê phán là tính cách chống đối lại
hồn cảnh đó, hoặc vùng vẫy chống lại hoàn cảnh nhưng đều bị hoàn cảnh làm cho
thất bại, chưa ai có thể thành cơng trong việc cải tạo hoàn cảnh mà thường bị hoàn
cảnh chi phối, lấn át.
Các tác phẩm Tắt đèn, Bước đường cùng, Bỉ vỏ, Giơng tố, Số đỏ, Chí Phèo, Sống
mịn đã tạo ra được các hồn cảnh điển hình nổi bật, tạo điều kiện cho các tính cách
phát triển.

16




×