Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Nghiên cứu thiết kế trang phục thể thao dành cho nam vận động viên đua xe đạp lứa tuổi 18 23

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 87 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
------  ------

PHẠM THỊ MAI XUÂN

NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ TRANG PHỤC THỂ THAO DÀNH CHO
NAM VẬN ĐỘNG VIÊN ĐUA XE ĐẠP LỨA TUỔI 18-23

CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU DỆT MAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. LÃ THỊ NGỌC ANH

HÀ NỘI - 2018


Luận văn cao học

Công nghệ Vật liệu Dệt May

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ kết quả nghiên cứu được trình bày trong Luận văn
là do tơi nghiên cứu, do tơi tự trình bày, khơng sao chép từ các Luận văn khác. Tơi
xin chịu trách nhiệm hồn tồn về những nội dung, hình ảnh cũng như các kết quả
nghiên cứu trong Luận văn.
Tp. HCM, ngày

tháng


năm 2018

Người thực hiện

Phạm Thị Mai Xuân

Phạm Thị Mai Xuân

i

Khóa 2016 - 2018


Luận văn cao học

Công nghệ Vật liệu Dệt May

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho tơi tỏ lịng kính trọng và biết n sâu sắc tới cô PGS.TS. Lã
Thị Ngọc Anh, cơ đã tận tình chỉ dẫn và động viên để tơi hồn thành tốt nhiệm vụ
nghiên cứu của mình. Đối với tôi, cô vừa là người thầy vừa là người chị. Rất dễ
gần, dễ trao đổi và chia sẻ. Tôi rất biết n cô.
Các Thầy cô giáo trong viện Dệt May – Da giầy và Thời trang, Viện đào tạo
sau đại học trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã hướng dẫn và truyền đạt những
kiến thức khoa học trong suốt thời gian tôi học tập tại trường.
Các Anh/Chị trong Viện Dệt May đã giúp tơi hồn tất các mẫu thí nghiệm
trong luận văn.
Xin chân thành cảm n các Thầy Cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho
tôi những đ ng g p qu báu để hoàn chỉnh luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm n tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ tôi

trong suốt quá trình học tập và hồn thành luận văn.
Phạm Thị Mai Xuân

Phạm Thị Mai Xuân

ii

Khóa 2016 - 2018


Luận văn cao học

Công nghệ Vật liệu Dệt May

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ................................................................... vi
DANH MỤC CÁC BẢNG...................................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. L do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..........................................................1
2.1. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................1
2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................1
3. T m tắt cô đọng các luận điểm c bản và đ ng g p mới của tác giả .....................2
4. Phư ng pháp nghiên cứu .........................................................................................2
CHƯƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN.............................................................3
1.1. C sở l luận ........................................................................................................3

1.1.1. Lịch sử phát triển quần áo đua xe đạp [5] .........................................................3
1.1.2. Một số khái niệm trang phục đua xe đạp .........................................................7
1.1.3. Chức năng sử dụng của sản phẩm .....................................................................7
1.1.4. Phân loại quần áo đua xe đạp: ...........................................................................8
1.1.5. Điều kiện sử dụng ...........................................................................................10
1.1.6. Tầm hoạt động của đối tượng sử dụng ............................................................10
1.2. Vật liệu may trang phục thể thao quần áo đua xe đạp .......................................11
1.2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu dệt ..........................................................................11
1.2.2. Yêu cầu vật liệu ...............................................................................................12
1.2.3. Các tiêu chuẩn đánh giá vật liệu: ....................................................................13
1.2.4. Kết cấu các lớp vật liệu ...................................................................................19
1.2.5. Đặc điểm các đường liên kết ...........................................................................19
1.3. Đặc điểm kiểu dáng ............................................................................................23
1.4. Phư ng pháp thiết kế..........................................................................................23
1.4.1. Thiết kế trên man canh (Draping) ..................................................................24
1.4.2. Phư ng pháp thiết kế tính tốn phân tích........................................................24
1.5. Mức tiêu thụ trang phục thể thao đua xe đạp .....................................................25
1.6. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về loại trang phục này [6], [7], [8] ........26
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..29
2.1. Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................29
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................29
2.3. Phư ng pháp nghiên cứu ....................................................................................29
2.3.1. Phư ng pháp nghiên cứu thí nghiệm: .............................................................29
2.3.2. Phư ng pháp thiết kế.......................................................................................37
2.3.3. Phư ng pháp gia công .....................................................................................41
2.3.4. Phư ng pháp đánh giá chất lượng quần áo xe đạp: ........................................42
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................................44
3.1. Kết quả nghiên cứu vật liệu may quần áo đua xe đạp ........................................44
Phạm Thị Mai Xuân


iii

Khóa 2016 - 2018


Luận văn cao học

Công nghệ Vật liệu Dệt May

3.1.1. Thông số kỹ thuật của các mẫu vải .................................................................44
3.1.2. Độ giãn dư của 3 mẫu vải ...............................................................................45
3.1.3. Khả năng bảo vệ tia UV của vải .....................................................................47
3.2. Thiết kế quần áo đua xe đạp ...............................................................................49
3.2.1. Thiết kế mỹ thuật ............................................................................................49
3.2.2. Mô tả mỹ thuật mặt trước, mặt sau .................................................................50
3.2.3. Thiết kế kỹ thuật..............................................................................................51
3.2.4. Xác định lượng gia giảm thiết kế ...................................................................52
3.2.5. Cấu trúc của sản phẩm ....................................................................................53
3.2.6. Số lượng chi tiết sản phẩm ..............................................................................54
3.2.7. Thiết kế quần áo đua xe đạp ............................................................................55
3.3. Xác định lượng dư công nghệ ............................................................................61
3.4. Kết cấu các cụm chi tiết: ....................................................................................66
3.4.1. Hình vẽ mơ tả mặt cắt sản phẩm .....................................................................66
3.4.2. Kết cấu mặt cắt sản phẩm................................................................................66
3.5. Xây dựng quy trình gia cơng lắp ráp ..................................................................68
3.5.1. Các chi tiết chuẩn bị trước khi may ................................................................68
3.5.2. S đồ khối gia công sản phẩm ........................................................................70
3.5.3. S đồ lắp ráp sản phẩm ..................................................................................72
3.6. Bảng thơng số kích thước thành phẩm ...............................................................74
3.7. Đánh giá chất lượng bộ quần áo thể thao vận động viên đua xe đạp .................75

KẾT LUẬN ...............................................................................................................76
HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO .....................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................78

Phạm Thị Mai Xuân

iv

Khóa 2016 - 2018


Luận văn cao học

Công nghệ Vật liệu Dệt May

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bt

Bắp tay

Ct

Cửa tay

Da

Dài áo

Dq


Dài quần

Dt

Dài tay

Vc

Vòng cổ



Vòng đùi

Vn

Vịng ngực

Vm

Vịng mơng

Ve

Vịng eo



Vịng ống


Phạm Thị Mai Xn

v

Khóa 2016 - 2018


Luận văn cao học

Công nghệ Vật liệu Dệt May

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Quần áo đua xe đạp năm 1869 ....................................................................3
Hình 1.2. Quần áo đua xe đạp năm 1940 ....................................................................4
Hình 1.3. Quần áo đua xe đạp năm 1970 ....................................................................4
Hình 1.4. Quần áo đua xe đạp năm 2000 đến nay ......................................................5
Hình 1.5. Áo trắng chấm đỏ ........................................................................................5
Hình 1.6. Áo trắng .......................................................................................................6
Hình 1.7. Áo vàng .......................................................................................................6
Hình 1.8. Áo xanh .......................................................................................................6
Hình 1.9. Quần áo đua xe đạp .....................................................................................7
Hình 1.10. Xác định các đăc trưng đàn hồi ...............................................................14
Hình 1.11. Vị trí các đường liên kết trong quần áo đua xe đạp thể thao ..................20
Hình.1.12. Ảnh đường may mũi thoi 301 .................................................................21
Hình 1.13. Ảnh đường may mũi xích 406.................................................................22
Hình 1.14. Ảnh đường may chần mũi xích 605 ........................................................22
Hình 1.15. Đệm đáy dành cho quần nam ..................................................................23
Hình 1.16. Đệm đáy cho quần nữ .............................................................................23
Hình 2.1. Thiết bị đo độ dày .....................................................................................30
Hình 2.2. Thiết bị đo khối lượng ...............................................................................31

Hình 2.3.Thiết bị thí nghiệm độ mài mịn .................................................................35
Hình 2.4. Đo rộng ngực thân sau ..............................................................................39
Hình 2.5. Đo dài giữa thân sau ..................................................................................39
Hình 2.6. Đo rộng ngực thân trước ...........................................................................40
Hình 2.7. Đo dài quần ...............................................................................................40
Hình 3.1. Biểu đồ so sánh độ thống khí và độ dày của vải .....................................44
Hình 3.2. Biểu đồ thành phần nguyên liệu của 3 mẫu vải ........................................45
Hình 3.3. Biểu đồ so sánh độ giãn dư theo chiều dọc và chiều ngang của các mẫu
vải ..............................................................................................................................46
Hình 3.4. Biểu đồ so sánh độ giãn căng của vải .......................................................47
Hình 3.5. Biểu đồ so sánh kết quả xác định khả năng bảo vệ tia UPF .....................48
Hình 3.6. Biểu đồ so sánh khả năng bảo vệ tia UV của vải ......................................48
Hình 3.7. Thiết kế mỹ thuật ......................................................................................49
Hình 3.8. Hình ảnh bộ quần áo đua xe đạp ...............................................................50
Hình 3.9. Hình dáng sản phẩm đồ đua xe đạp ..........................................................51
Hình 3.10. Mô tả chi tiết mặt trước, mặt sau và mặt nghiêng của quần áo đua xe đạp
...................................................................................................................................51
Hình 3.11. Hình cấu trúc áo ......................................................................................53
Hình 3.12. Hình cấu trúc quần ..................................................................................53
Hình 3.13. Hình mẫu thân trước, thân sau, decup .....................................................55
Hình 3.14. Hình mẫu tay áo ......................................................................................57
Hình 3.15. Hình mẫu bâu áo .....................................................................................58
Hình 3.16. Hình mẫu túi áo, mặt nguyệt ...................................................................58
Hình 3.17. Hình mẫu thân quần ................................................................................59
Hình 3.18. Hình mẫu tách decup ...............................................................................61
Phạm Thị Mai Xuân

vi

Khóa 2016 - 2018



Luận văn cao học

Cơng nghệ Vật liệu Dệt May

Hình 3.19. Hình vẽ mơ tả mặt cắt sản phẩm .............................................................66
Hình 3.20. Bán thành phẩm áo ..................................................................................68
Hình 3.21. Bán thành phẩm quần ..............................................................................69
Hình 3.22. S đồ khối gia cơng sản phẩm áo............................................................70
Hình 3.23. S đồ khối gia cơng sản phẩm quần........................................................71
Hình 3.24. S đồ lắp ráp sản phẩm áo ......................................................................72
Hình 3.25. S đồ lắp ráp sản phẩm quần ..................................................................73
Hình 3.26. Mẫu may hồn thiện ................................................................................74
Hình 3.27. Thơng số kích thước thành phẩm ............................................................74

Phạm Thị Mai Xuân

vii

Khóa 2016 - 2018


Luận văn cao học

Công nghệ Vật liệu Dệt May

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các loại quần áo đua xe đạp .......................................................................9
Bảng 1.2. Các đường liên kết trong quần áo đua xe đạp thể thao .............................20

Bảng 2.1. Các mẫu vải thí nghiệm ............................................................................33
Bảng 2.2. Kích thước đo c thể người phục vụ cho thiết kế quần áo đua xe đạp .....38
Bảng 2.3. Thống kê các loại đường may sử dụng .....................................................41
Bảng 2.4. Mẫu trưng cầu kiến ................................................................................43
Bảng 3.1. Thành phần độ thống khí, độ dày và ngun liệu của 3 mẫu vải ...........44
Bảng 3.2. Độ giãn dư và độ giãn căng theo chiều dọc và chiều ngang của mẫu 3
mẫu vải ......................................................................................................................45
Bảng 3.3. Khả năng bảo vệ tia UV của mẫu 3 mẫu vải ............................................47
Bảng 3.4. Tính lượng gia giảm thiết kế.....................................................................52
Bảng 3.5. Bảng xác định lượng gia giảm thiết kế .....................................................52
Bảng 3.6. Bảng thống kê số lượng chi tiết sản phẩm ................................................54
Bảng 3.7. Xác định lượng dư công nghệ...................................................................61
Bảng 3.8. Bảng thơng số kích thước bán thành phẩm áo đua xe đạp .......................61
Bảng 3.9. Bảng thơng số kích thước bán thành phẩm quần đua xe đạp ...................64
Bảng 3.10. Kết cấu mặt cắt sản phẩm .......................................................................66
Bảng 3.11. Bảng thơng số kích thước thành phẩm ...................................................75

Phạm Thị Mai Xuân

viii

Khóa 2016 - 2018


Luận văn cao học

Công nghệ Vật liệu Dệt May

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Hiện nay, ngành kinh tế của nước ta ngày càng phát triển nhu cầu con
người không những ăn ngon mặc đẹp mà sức khỏe được đặt lên hàng đầu.
Chính vì thế mà các bộ mơn thể thao rất được ưa chuộng. Ngồi những mơn thể
thao như: b ng đá, cầu lơng, b i lội,… thì bộ môn đua xe đạp cũng được giới
trẻ quan tâm. Đối với những vận động viên đua xe đạp ngoài chiếc xe, thì trang
phục cũng rất quan trọng khơng thể thiếu trong mỗi chặng đua. Quần áo đua xe
đạp được thiết kế vải co giãn bốn chiều, kiểu dáng ôm sát c thể chống lại lực
cản gi , c tính kháng khuẩn, thấm hút mồ hôi, thoải mái và không vướng víu
khi tập luyện cũng như lúc thi đấu. Phần quan trọng nhất của quần áo đua xe
đạp là đệm đáy vì n là n i tiếp xúc giữa c thể vận động viên với yên xe đạp,
nên đệm đáy cần đảm bảo sự êm ái khi ngồi xe với thời gian dài. Bên cạnh đ
phụ kiện cũng g p một phần không nhỏ, giúp tránh được các tổn thư ng không
đáng c của các vận động viên.
Xuất phát từ các l do trên, luận văn đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu thiết kế trang phục thể thao dành cho nam vận động viên đua xe
đạp lứa tuổi 18-23” nhằm g p phần xây dựng hệ công thức thiết kế quần áo đua xe
đạp cho người Việt Nam.
2. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế và xây dựng qui trình may trang phục thể thao dành cho nam vận
động viên đua xe đạp lứa tuổi 18 - 23.
2.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quần áo thể thao dành cho nam vận động viên đua
xe đạp.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu thiết kế quần
áo thể thao dành cho nam vận động viên đua xe đạp lứa tuổi 18-23 sử dụng trong
mùa hè.

Phạm Thị Mai Xuân


1

Khóa 2016 - 2018


Luận văn cao học

Cơng nghệ Vật liệu Dệt May

3. Tóm tắt cơ đọng các luận điểm cơ bản và đóng góp mới của tác giả
- Lựa chọn nguyên vật liệu
- Thiết kế bằng phư ng pháp tính tốn phân tích
- Xác định được vật liệu may quần áo đua xe đạp
- Xây dựng hệ công thức thiết kế quần áo đua xe đạp
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phư ng pháp hồi cứu tài liệu, thí nghiệm, thực nghiệm
thiết kế và gia công sản phẩm quần áo thể thao đua xe đạp

Phạm Thị Mai Xuân

2

Khóa 2016 - 2018


Luận văn cao học

Công nghệ Vật liệu Dệt May

CHƢƠNG 1: NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN

1.1. Cơ sở lý luận
Để trở thành một phư ng tiện giao thơng hồn thiện như ngày nay, xe đạp đã
trải qua một lịch sử phát triển với hàng loạt các cải tiến của nhiều nhà phát minh.
Năm 1817: Cỗ máy đi bộ của Drais - xe đạp được khai sinh. Những năm 1860: Bàn
đạp xuất hiện và chiếc xe Boneshaker hay Velocipede. Những năm 1870: Xe đạp
bánh cao (The High Wheel Bicycle). Những năm 1880 - 1899: giai đoạn hoàng kim.
Từ thế kỷ 20 đến nay, xe đạp trở thành phư ng tiện đi lại phổ biến cho mọi người.
Bên cạnh sự phát triển của xe đạp thì song song với n là sự phát triển không ngừng
của trang phục đua xe.
1.1.1. Lịch sử phát triển quần áo đua xe đạp [5]
Năm 1869: Quần áo đua xe đạp sử dụng chất liệu bằng len, dáng bó sát bao
gồm áo jerse và quần short. C đặc tính nhanh khô, thoải mái và thấm hút tốt h n so
với bơng.

Hình 1.1. Quần áo đua xe đạp năm 1869
Fausto Coppi đối với thợ may Armando Castelli thợ may nổi tiếng người
Italia của những năm 40 là may một bộ quần áo để hỗ trợ cho quá trình đua xe
nhanh h n. Vì vậy, với thợ may Armando Castelli đã cải tiến về chất liệu sử dụng
và giới thiệu những chiếc áo lụa vào những năm 40 vì chất liệu lụa nhẹ và mát. Bên

Phạm Thị Mai Xuân

3

Khóa 2016 - 2018


Luận văn cao học

Công nghệ Vật liệu Dệt May


cạnh đ , chất liệu này cũng dễ dàng cho việc in ấn những mẫu họa tiết hoa văn trên
trang phục. Từ đ kỹ thuật in ấn trên trang phục thể thao đua xe bắt đầu phát triển.
Như vậy, năm 1940 là năm đánh dấu sự ra đời của chất lụa với thiết kế nửa
bó sát cho quần áo đua xe đạp.

Hình 1.2. Quần áo đua xe đạp năm 1940
Hai nhà h a học người Anh JT Dickson và Rex Whinfield trải qua nhiều lần
nghiên cứu và tạo ra chất liệu polyester c tính chất đàn hồi cao. Dựa vào đ ,
DuPont đã phát minh ra vải Lycra vào những năm 1970, đây là một chất liệu được
các vận động viên thể thao lựa chọn thay thế cho chất liệu len, lụa,… Đặc điểm nổi
bật nhất của trang phục thể thao đua xe đạp năm này là: áo tay bo, chất liệu lycra.

Hình 1.3. Quần áo đua xe đạp năm 1970
Trên đà phát triển của ngành dệt may, song song đ kỹ thuật về nhuộm, in cũng
phát triển mạnh. Do vậy, năm 1980 đặc điểm nổi bậc nhất của quần áo đua xe đạp
đ là công nghệ nhuộm - in hoa. Với sản phẩm sử dụng công nghệ này làm cho
trang phục mang tính thẩm mỹ cao. Đây là năm mà bộ trang phục đua xe đạp phát

Phạm Thị Mai Xuân

4

Khóa 2016 - 2018


Luận văn cao học

Công nghệ Vật liệu Dệt May


triển mạnh về đệm đáy khâu vào đáy quần của quần short, cung cấp đệm giữa c thể
và chỗ ngồi xe đạp và các đặc điểm về khí động học.
Năm 2000 đến nay: Bổ sung các chức năng tiện nghi cho bộ quần áo thể thao
đua xe đạp ngày càng hoàn thiện h n về tính thẩm mỹ cũng như cơng năng sử dụng.
Đ chính là sự kết hợp các yếu tố về chức năng, thời trang và quảng cáo: quần short
và áo phơng phù hợp với phụ kiện thích hợp.
Quần short đua xe đạp dựa vào các thuộc tính của sợi nylon và spandex để cung
cấp sự phù hợp gần nhất c thể. Áo thun đua xe đạp hoặc áo khoác cũng phù hợp
với thân hình năng động. Áo thường c màu sắc rực rỡ.

Hình 1.4. Quần áo đua xe đạp năm 2000 đến nay
Vậy, quá trình phát triển quần áo đua xe đạp là một quá trình phát triển dần dần
về chất liệu, kiểu dáng, công nghệ và màu sắc, hoa văn trên trang phục. Càng về sau
trang phục đáp ứng đầy đủ các yếu tố để vận động viên c thể tham gia các cuộc
đua với thành tích cao nhất.
Trong các cuộc đua xe đạp, thường c các giải thưởng tư ng ứng với các màu áo
chính như sau:
Áo trắng chấm đỏ: Chiếc áo trắng chấm đỏ c từ năm 1933 nhưng đến năm
1975 mới được đưa ra làm phần thưởng cho giải leo núi

Hình 1.5. Áo trắng chấm đỏ
Phạm Thị Mai Xuân

5

Khóa 2016 - 2018


Luận văn cao học


Công nghệ Vật liệu Dệt May

Áo trắng: C từ năm 1975, dành cho tay đua chuyên nghiệp trẻ xuất sắc nhất
(dưới 26 tuổi) - người hoàn thành cuộc đua với tổng thời gian ngắn nhất.

Hình 1.6. Áo trắng
Áo vàng: Năm 1919 chiếc áo vàng được đưa ra làm phần thưởng cho tay đua c
tổng số thời gian ngắn nhất. Để dành được chiếc áo này, các tay đua phải chia thành
nhiều chặng và thời gian của mỗi tay đua được tổng hợp hằng ngày để xác định
chiến thắng chung cuộc vào cuối ngày.

Hình 1.7. Áo vàng
Áo xanh: Dành cho tay đua chạy nước rút nhanh nhất (chiếc áo này c từ năm
1953). Thứ hạng này được xếp theo một hệ thống chấm điểm và tính trước tiên là
người về đích của các chặng nhưng các cuộc đua nước rút giữa chặng cũng được
đánh giá. Ở những chặng đua bằng phẳng được tính nhiều h n những chặng leo núi.

Hình 1.8. Áo xanh

Phạm Thị Mai Xn

6

Khóa 2016 - 2018


Luận văn cao học

Công nghệ Vật liệu Dệt May


1.1.2. Một số khái niệm trang phục đua xe đạp
* Quần áo đua xe đạp
Là trang phục được thiết kế để các vận động viên mặc trong suốt quá trình đua
xe đạp. Trang phục được lựa chọn phải phù hợp với người mặc và tạo cảm giác
thoải mái trong suốt chặng đường.

Hình 1.9. Quần áo đua xe đạp
* Đệm đáy của quần đua xe đạp
Đệm đáy là một phần trong kết cấu của quần đua xe đạp, đệm tồn bộ vị trí
tiếp xúc của mông với yên xe. C chức năng giảm áp lực, hỗ trợ tăng tốc, điều hòa
chức năng của các bộ phận trên c thể, tăng thơng thống khí, giữ cho vùng kín vệ
sinh, kháng khuẩn, tránh các tổn thư ng và làm cho c thể dễ chịu h n trên toàn bộ
thời gian đua.
1.1.3. Chức năng sử dụng của sản phẩm
Chức năng của trang phục là bảo vệ con người tránh khỏi các tác hại của môi
trường và làm đẹp cho con người trong mọi hoạt động. Vì môi trường đạp xe đạp
khiến cho c thể rất dễ đổ mồ hôi hoặc thời tiết nắng n ng gây cho thân thể cảm
thấy kh chịu, không thoải mái khi luyện tập.
Do vậy, quần áo đua xe đạp ngoài là y phục để mặc bình thường khi tập hoặc
thi đấu thì n cịn hỗ trợ thêm cho những tay đua như: chống nắng, kháng khuẩn,
thấm hút mồ hơi, thống khí,… Chính vì vậy trang phục đua xe đạp là một phần
quan trọng không thể thiếu đối với các vận động viên trên những chặng đường đua

Phạm Thị Mai Xuân

7

Khóa 2016 - 2018



Luận văn cao học

Công nghệ Vật liệu Dệt May

dài hay những lúc tập luyện. Giúp các vận động viên chống lại các yếu tố tiêu cực
từ bên ngoài cũng như tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái.
* Chức năng chính của quần áo đua xe đạp:
+ Quần áo đua xe đạp: hỗ trợ quá trình đua xe lâu h n và cảm thấy thoải mái
khi đạp xe, giảm thiểu tai nạn, chấn thư ng trong đường đua.
+ Hỗ trợ vận động viên cử động dễ dàng, không bị mỏi, giúp c thể tuần
hồn bình thường khi đạp.
+ Đảm bảo thấm hút mồ hơi, độ thống khí cao, bền chắc, nhẹ, c độ đàn
hồi và độ bền c học cao, khả năng chống tia UV.
+ Đối với quần: được thiết kế thêm phần đệm đáy giúp cho người mặc không
cảm thấy kh chịu trong thời gian dài thi đấu.
+ Thẩm mĩ: thể hiện đẳng cấp, dáng vẻ khỏe khoắn và cá tính của người mặc
* Chức năng của đệm đáy [6], [7], [8]
- Co giãn dễ dàng cử động khi đạp
- Chống cọ sát giữa vùng kín và khu vực yên xe
- Phần đệm cho xư ng chậu
- Độ đàn hồi tốt để giữ quần short không bị xê dịch khi cử động
- Các yếu tố phản quang sử dụng trong điều kiện ánh sáng yếu
- Loại bỏ các điểm gây áp lực
Quần short thể thao được may với một đường liên kết ở chính giữa đáy quần.
Khi đạp xe và chuyển trọng tâm giúp hai chân đường may đường may sẽ chà xát
vào khu vực nhạy cảm. Vì vậy chiếc đệm đáy được may vào bên trong quần.
- Kiểm soát rung động: Rung động tần số cao, còn gọi là cú sốc đường, là kết
quả của lốp xe cao su cứng đang lăn trên bề mặt không đều của đường. Khi đạp với
tốc độ cao thông qua khung xe và tác động vào c thể bạn. Khi đ đệm đáy giúp
làm giảm các s ng này, phân tán sốc, mà trong quá trình đi xe của bạn c thể gây ra

đau.
- Kiểm soát độ ẩm: Vật liệu cao cấp c mồ hôi tốt trong sức n ng của thời tiết.
Đệm đáy thường được làm từ vải vỏ mềm và thoải mái khơ thống giúp thốt mồ
hơi ra khỏi c thể. Ngoài ra, chất liệu làm đệm đáy giúp kháng khuẩn, vệ sinh cho
người dùng.
1.1.4. Phân loại quần áo đua xe đạp
Quần áo đua xe đạp được chia thành các nh m được thể hiện như trong bảng 1.1.

Phạm Thị Mai Xuân

8

Khóa 2016 - 2018


Luận văn cao học

Công nghệ Vật liệu Dệt May
Bảng 1.1. Các loại quần áo đua xe đạp

STT

Hình ảnh

Tên sản phẩm

1
+ Áo thun rời kết hợp với quần
short
+ Loại này phổ biến nhất


2
+ Áo bó sát
+ Loại này c thể kết hợp với
quần yếm

3
Dạng quần, áo dài tay sử dụng
cho thời tiết lạnh

Phạm Thị Mai Xuân

9

Khóa 2016 - 2018


Luận văn cao học

Công nghệ Vật liệu Dệt May

1.1.5. Điều kiện sử dụng
- Tốc độ của vận động viên đua xe đạp trung bình 40 – 50 km/h. Vì di
chuyển với tốc độ cao nên sức cản gi là rất lớn. Môi trường vận động viên đua xe
đạp hoạt động là đường dài, nhiều bụi, gặp sức cản của gi , c thể trong điều kiện
thời tiết lạnh hoặc n ng hoặc còn c cả mưa. Hay n i cách khác đặc điểm mơi
trường khí hậu, thời tiết, thời gian hoạt động của vận động viên đua xe đạp trên
đường đua là rất khắc nghiệt.
- Thường hay sử dụng sản phẩm ngoài trời khi tập luyện hay thi đấu. Các
cuộc thi đấu thường tổ chức vào mùa hè khi đ nhiệt độ ngoài trời tư ng đối cao.

“Ở châu Âu, đua xe đạp là phổ biến, nhưng đ là cuộc đua đường dài từ thành
phố này đến thành phố khác như cuộc đua 355 dặm (572 km) từ Bordeaux đến
Paris, hoặc cuộc đua 795 dặm (1280 km) từ Paris đến Brest và quay trở lại” [12].
Cịn ở Việt Nam thì có cuộc đua xe đạp tranh Cúp Truyền hình Thành phố Hồ Chí
Minh năm 2018 là cuộc đua lần thứ 30 của giải đấu c 30 chặng (trong đ 17 chặng
được truyền hình trực tiếp), tổng chiều dài đường đua 3267 km. Xuất phát từ Lạng
S n qua Hà Nội về Tp.HCM [13].
1.1.6. Tầm hoạt động của đối tƣợng sử dụng
Phần cánh tay giữ thẳng hàng hai đầu vai để hạn chế tăng thêm lực cản khí
động học và h i trùng phần khuỷu tay. Phần thân trên và vai hầu như không cử
động thỉnh thoảng chuyển tư thế lắc nghiêng để tránh cho lưng và hông không bị
cứng đờ q mức. Phần đầu và cổ ln hướng về phía trước. Hai bàn tay c thể thay
đổi ở các vị trí nắm trên ghi - đơng để tránh bị tê mỏi các ng n tay. Sự thay đổi vị
trí nắm của bàn tay tùy thuộc vào đường đua. Bàn tay nắm vào phần thanh nắm thấp
của ghi - đông khi xuống dốc và khi đạp tốc độ cao. Lúc leo dốc nắm ở n i cao nhất
của ghi - đông để ngồi cho thẳng lưng và mở rộng ngực cho dễ thở. Khi đứng đạp
xe thì nắm nhẹ vào vị trí c phanh xe và cho phép đung đưa xe nhẹ nhàng sang hai
bên sao cho phù hợp với nhịp của vịng đạp. Phần mơng nhích về phía trước. Trong
q trình đạp xe, c thể người sẽ hoạt động nh m c tứ đầu đùi, c đùi trước, khi
chân đạp lùi lại phía sau thì dồn sức vào phía ngược lại chủ yếu tập trung vào kheo
chân và c mông. Người đua cần đặt phần gan bàn chân vào vị trí sao cho phần lớn

Phạm Thị Mai Xn

10

Khóa 2016 - 2018


Luận văn cao học


Công nghệ Vật liệu Dệt May

nhất của bàn chân ở vị trí ngay trước trục pê - đan. Đùi và đầu gối liên tục gập duỗi,
lên xuống, cử động nhịp nhàng. Đặc biệt khi dồn sức đạp xe trong một chặng đua
dài, lượng máu lớn sẽ đổ dồn xuống chân và khiến các mạch máu bị phình to lên.
Cường độ luyện tập của các cua - r là rất lớn. Như Launikonis đánh giá, lượng
máu dồn xuống chân của các vận động viên đua xe đạp thể thao nhiều gấp đơi các
vận động viên thể hình [3].
1.2. Vật liệu may trang phục thể thao quần áo đua xe đạp
Chất liệu vải: sử dụng loại vải dệt kim c tính năng thấm hút mồ hơi với tốc
độ cao và cho phép lưu thơng khí dễ dàng. Chất liệu cũng cần c tính kháng khuẩn,
chống nắng, khơng bay màu và c độ đàn hồi tốt. Chính những yếu tố này sẽ làm
cho người mặc cảm thấy thoải mái và dễ chịu.
Ngoài ra trang phục thể thao dành cho các vận động viên đua xe đạp còn
cần phải c khả năng chống nắng UPF và chống lại được các bức xạ mặt trời gây
ung thư da.
Chất liệu vải phải được xử lí để ngăn mùi hơi và vi khuẩn để sau mỗi giờ tập
cường độ cao hay mỗi chặng đua thì bộ trang phục khơng có mùi hơi.
Chất liệu vải và cơng nghệ may cịn phải giúp lưu thơng máu tốt, đẩy nhanh
oxygen lên c bắp giúp c bắp trở nên linh hoạt và hoạt động c hiệu quả h n.
Không chỉ quần áo đua xe đạp mà những trang phục thể thao khác còn giúp giải
ph ng năng lượng tối đa của c bắp và giảm thiểu chấn thư ng c .
Ngoài ra chất liệu vải được dùng cần c sự mềm mại vừa đàn hồi vừa c độ bền
ma sát tốt.
1.2.1. Đặc điểm nguyên vật liệu dệt
* Vải chính thƣờng sử dụng là vải dệt kim
- Bề mặt thống, mềm, xốp.
- Tính co giãn, đàn hồi lớn.
- Khi chịu lực tác dụng, độ giãn của vải lớn h n nhiều so với vải dệt thoi.

- Giữ nhiệt tốt mà vẫn khơng cản trở.
- Ít nhàu, dễ bảo quản và giặt sạch.
- Tạo cảm giác mặc dễ chịu.
Phạm Thị Mai Xuân

11

Khóa 2016 - 2018


Luận văn cao học

Công nghệ Vật liệu Dệt May

- Nhược điểm: quăn mép và dễ tuột vòng.
* Thành phần x , sợi của vải dệt kim
Thành phần 59% x

staple visco, 37% filament polyester, 4% sợi đàn hồi

polyurethane, được in một mặt, bề mặt không tráng phủ, trọng lượng 252g/m2, dạng
cuộn, khổ lớn h n 0,85m.
* Chỉ
Quần áo thể thao đua xe đạp sử dụng trong môi trường hoạt động và thời gian dài
nên c yêu cầu cao về kỹ thuật và tính năng của vải, chỉ, kim sử dụng. Do đ loại
chỉ phù hợp nhất là chỉ 100% PET c chỉ số 50/2: độ bền đứt (cN): 856.6 CV, độ
bền (%): 5.7, độ dãn (%): 14.6 [1]
1.2.2. Yêu cầu vật liệu
* Tính chức năng
Chức năng chính của quần áo đua xe đạp là tạo sự thoải mái cho người mặc

trong suốt quá trình tập luyện hay thi đấu. Sản phẩm đòi hỏi phải c độ vừa vặn
nhất định và được thiết kế phù hợp. Do vậy việc lựa chọn vật liệu hết sức quan
trọng phải đảm bảo được tính đàn hồi, độ thơng thống, thấm hút mồ hơi.
* Tính tiện nghi cử động:
Sản phẩm mặc ôm sát c thể phải đảm bảo tính tiện nghi cử động và độ co giãn,
đàn hồi tốt. Để c được sản phẩm may phù hợp với khí hậu mùa hè thì việc lựa
chọn kiểu dáng cũng như chất liệu hết sức quan trọng. Vật liệu thường được sử
dụng là các loại vải đạt tiêu chuẩn vượt trội về tính thẩm thấu cũng như khả năng
thốt mồ hơi, khơ thống nhanh.
* Tiện nghi tiếp xúc:
Trong suốt quá trình thi đấu quần áo tiếp xúc trực tiếp dưới da, nên yêu cầu của
sản phẩm phụ thuộc vào nguyên liệu, cấu trúc và bề mặt chất liệu của vải. Phải c
độ co giãn, mềm mại của vải để tạo cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng khi mặc, khơng
gây đau, rát trong suốt q trình sử dụng.

Phạm Thị Mai Xuân

12

Khóa 2016 - 2018


Luận văn cao học

Cơng nghệ Vật liệu Dệt May

* Tính kháng khuẩn:
Các vận động viên thi đấu trong một thời gian dài, mồ hôi sẽ ra rất nhiều, tạo
điều kiện cho các vi khuẩn tấn cơng. Vì vậy sản phẩm phải đảm bảo tính kháng
khuẩn, chống nấm mốc cho vận động viên.

* Tính thẩm mỹ:
Sản phẩm khi mặc địi hỏi phải đảm bảo tính thẩm mỹ. Thể hiện được phom
dáng cũng như phong cách cho người mặc. Yêu cầu này phụ thuộc vào tính chất của
vải và cách thiết kế sản phẩm
* Tính tiện nghi khi mặc:
Người mặc phải cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Sản phẩm không bị nhăn
1.2.3. Các tiêu chuẩn đánh giá vật liệu:
* Xác định tính đàn hồi của vải
a. Ảnh hưởng của tính đàn hồi của vải dệt kim tới sản phẩm may mặc
- Khả năng đàn hồi là tính chất quan trọng của vật liệu dệt thể hiện vật liệu c
xu hướng hồi phục lại hình dạng và kích thước ban đầu sau khi bị biến dạng.
- Nhờ c tính chất này mà quần áo rất thuận tiện trong việc sử dụng, may c
thể giữ được hình dạng của chúng, tạo điều kiện cho c thể cử động dễ dàng mà
không làm rạn nứt vải.
- Một bộ quần áo được tạo ra từ vật liệu c hệ số đàn hồi thấp sẽ thể hiện
những vết trũng ở đầu gối quần hay ở khuỷu tay áo làm mất giá trị thẩm mỹ của sản
phẩm.
- Đối với sản phẩm quần áo đua xe đạp đây là tính chất rất quan trọng, quyết
định phư ng thức gia cơng sản phẩm, hình dáng và cấu trúc của sản phẩm. Đồng
thời thông qua độ đàn hồi của vải đánh giá chỉ tiêu kĩ thuật về tính năng sử dụng và
tuổi thọ của vải, thể hiện mức độ hoạt động của vận động viên.
Tính chất đàn hồi của vải thể hiện thông qua các đặc trưng sau:
Giả sử một mẫu c chiều dài ban đầu là A; khi bị kéo giãn với tải trọng xác
định, mẫu bị kéo dài ra với chiều dài B; khi bỏ tải trọng, chiều dài mẫu là C và sau
khi để mẫu nghỉ trong một khoảng thời gian nhất định, chiều dài mẫu là D

Phạm Thị Mai Xuân

13


Khóa 2016 - 2018


Luận văn cao học

Cơng nghệ Vật liệu Dệt May

Hình 1.10. Xác định các đăc trưng đàn hồi
Ta c các đặc trưng xác định tính chất đàn hồi của vật liệu như sau:
- Biến dạng tồn phần: là thơng số đánh giá phạm vi độ giãn mà vật liệu giãn
ra được khi chịu tác dụng một lực nhất định, trên hình 1.10 là khoảng cách
(B - A). Độ giãn thường được thể hiện bằng phần trăm so với độ dài ban đầu của
mẫu thử dưới tải trọng.
- Biến dạng đàn hồi (cịn gọi là biến dạng đàn hồi nhanh): là thơng số thể
hiện khả năng mà vật liệu c thể hồi phục lại kích thước ban đầu sau khi ngừng tác
dụng lực, trên hình 1.10 là khoảng cách (B - C). Biến dạng đàn hồi c sự hồi phục
tức thời trong một khoảng thời gian ngắn cụ thể là vào khoảng 30 giây sau khi bỏ
tải trọng.
- Biến dạng dẻo (còn gọi là biến dạng đàn hồi chậm): sau khi bỏ lực tác
dụng, người ta để mẫu nghỉ trong một khoảng thời gian nhất định (thường sau 30
phút) và đo chiều dài mẫu còn lại. Giá trị D này nhỏ h n giá trị C nhưng vẫn lớn
h n chiều dài ban đầu A. Khoảng cách (C - D) được gọi là biến dạng dẻo hay biến
dạng đàn hồi chậm. Đây là biến dạng xuất hiện khi vật liệu chịu tác dụng của lực,
và cũng mất đi sau khi bỏ lực. Nhưng khác với dạng biến dạng đàn hồi như đã n i ở
trên sẽ biến mất ngay sau khi bỏ lực, biến dạng dẻo cần c thời gian để phục hồi.
- Biến dạng nhão (còn gọi là biến dạng dư): là thông số đánh giá phạm vi độ
giãn mà vật liệu khơng thể trở lại kích thước ban đầu sau khi ngừng tác dụng lực
và để mẫu nghỉ trong một khoảng thời gian nhất định (thường sau 30 phút),
trên hình đ là khoảng cách (D - A).


Phạm Thị Mai Xuân

14

Khóa 2016 - 2018


Luận văn cao học

Công nghệ Vật liệu Dệt May

- Hệ số đàn hồi: được tính bằng tỉ lệ giữa độ giãn đàn hồi trên tổng độ giãn,
trên hình đ là tỷ lệ [(B - C) / (B - A)]. Vật liệu đàn hồi hoàn hảo sẽ c hệ số hồi
phục đàn hồi bằng 1, trong khi đ vật liệu hoàn tồn khơng c khả năng hồi phục
đàn hồi sẽ c hệ số hồi phục đàn hồi bằng 0. Hệ số hồi phục đàn hồi bị ảnh hưởng
bởi nhiều yếu tố, bao gồm thời gian cho phép sự hồi phục, độ ẩm của mẫu và
độ giãn tổng của q trình thí nghiệm. Vì vậy để so sánh hệ số hồi phục đàn hồi
giữa các vật liệu khác nhau, cần thiết xác định trong điều kiện cụ thể khi xác
định hệ số hồi phục đàn hồi.
b. Các tiêu chuẩn đánh giá độ đàn hồi của vải dệt kim:
 Bằng phư ng pháp thực nghiệm
 TCVN 5798 – 1994: Phư ng pháp xác đinh sự thay đổi kích thước sau khi giặt
của vải dệt kim
 TCVN 5795:1994: Phư ng pháp xác định độ bền kéo đứt và độ giãn đứt của vải
dệt kim
* Tính thẩm thấu
Tính thẩm thấu là khả năng sản phẩm cho thơng qua n khơng khí, h i nước kh i,
bụi, nước, chất lỏng, các bức xạ,... Trong thực tế, đơi khi người ta xét tính ngược lại
với thẩm thấu là tính chống thấm như tính chống thấm nước...
Đặc điểm mơi trường khí hậu, thời tiết, thời gian hoạt động của vận động viên xe

đạp rất khắc nghiệt. Quá trình vận động c trong thời gian dài sẽ sinh nhiệt, đổ mồ
hôi. Do đ , yêu cầu vật liệu c độ thẩm thấu mồ hôi và thải hồi là rất cần thiết.
a. Độ thẩm thấu hơi nước
- Khả năng vật liệu dệt cho h i nước đi qua từ môi trường khơng khí c độ ẩm cao
sang mơi trường khơng khí thấp h n gọi là tính thẩm thấu h i nước. Tính thẩm thấu
h i nước là một tính chất qu của vật liệu quần áo, đảm bảo cho khả năng thốt mồ
hơi tốt.
- H i nước sẽ đi xuyên qua những vật liệu theo hai cách:
+ Qua các lỗ trống theo kiểu khơng khí.
+ Được vật liệu hút từ mặt bên này c độ ẩm khơng khí cao sang mặt bên kia c
độ ẩm khơng khí thấp.
- Tiêu chuẩn xác định độ thẩm thấu h i nước:
 TCVN 5091 – 90: Vật liệu dệt – Vải. Phư ng pháp xác định độ hút h i nước
b. Độ thẩm thấu khơng khí

Phạm Thị Mai Xn

15

Khóa 2016 - 2018


Luận văn cao học

Công nghệ Vật liệu Dệt May

- Độ thẩm thấu khơng khí của vật liệu may quần áo thể hiện bằng lượng khơng khí
xun qua 1 m2 sản phẩm trong một đ n vị thời gian, khi độ chênh lệch áp suất giữa
hai mẫu thử là Δp (Pa)
Kp = V/(F.t)

Trong đ : Kp – độ thẩm thấu không khí, dm3 .m-2.s-1
V – thể tích khí xuyên qua mẫu vật liệu, dm3
F – diện tích mẫu thử, m2
T – thời gian thí nghiệm
- Độ thẩm thấu khơng khí phụ thuộc vào độ chênh lệch áp suất giữa 2 mặt mẫu thử.
Ấn định ban đầu với p. Đối với vải, p c thể chọn bằng 50 hay 100 Pa.
- Độ thẩm thấu khơng khí phụ thuộc rất nhiều vào số lượng và kích thước lỗ trống
và bề dày của sản phẩm
- Mặt khác, đặc tính vượt trội khác của vải dệt kim so với các loại vải khác là độ
xốp cao, kết cấu giữa các cấu trúc sợi mang lại khả năng thấm hút và thải mồ hôi rất
tốt.
- Tiêu chuẩn đánh giá độ thẩm thấu khơng khí của vải:
 ISO 9237 - Dệt may - Xác định tính thấm của vải vào khơng khí
* Độ bền của vải
Độ bền là khả năng của vật liệu dệt để thực hiện chức năng cần thiết của n cho
đến khi đạt được trạng thái giới hạn đã được thống nhất, hoặc là khả năng chịu
được sự hư hỏng hoặc mài mòn, kể cả các ảnh hưởng của mài mòn.
a. Độ bền mài mịn của vải
- Mài mịn là q trình phá hủy vật liệu tiến hành theo thời gian dưới tác dụng của
các lực cọ sát, ma sát lớn làm cho bề mặt vải mỏng dần, bị sờn rách
- Độ bền mài mịn là nhân tố chính đánh giá khả năng chống mài mòn của vải. Đối
với vận động viên đua xe đạp, vùng đũng quần, mông và 2 bên đùi trong là những
vị trí thường xuyên co đi kéo lại với yên xe, tần suất rất lớn. H n thế nữa, thời
gian chà xát đối với vải khá dài (nhiều nhất là 8h/1 ngày). Do đ , đánh giá độ bền
mài mòn của vải là chỉ tiêu hàng đầu của các nhà sản xuất.
- Các Tiêu chuẩn đánh giá độ mài mòn của vải:
TCVN 5797: Xác định khả năng chịu mài mòn của vải dệt kim
 TCVN 7424-3:2004 (ISO 12947 - 3: 1998): Xác định khả năng chịu mài mòn
của vải bằng phư ng pháp Martindale


Phạm Thị Mai Xuân

16

Khóa 2016 - 2018


×