Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG: LUYỆN ĐỀ VỀ ĐẶC TRƯNG CỦA THƠ CA (PHẦN 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.33 KB, 24 trang )

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG QUỐC GIA

LUYỆN ĐỀ:
ĐẶC TRƯNG CỦA THƠ CA
(PHẦN 2)


Đề 1
Bàn về thơ, Viên Mai viết:
“ Hễ làm người thì quý thẳng mà làm thơ thì quý cong…”
( Viên Mai, trích Tuỳ Viên thi thoại, sách Ngữ văn 10 Nâng cao, tập 1, NXB
GD, H 2006, tr 208)
Hãy giải thích và làm sáng tỏ ý kiến trên qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của
Nguyễn Du.
I. Yêu cầu về kỹ năng:
- Viết đúng kiểu bài nghị luận về một vấn đề lí luận văn học
- Bố cục bài viết đủ ba phần, rõ ràng và logic về ý
- Không mắc lỗi về diễn đạt, chính tả
II. Yêu cầu về nội dung:
1. Giải thích:
- hễ làm người thì q thẳng: làm người quý ở sự ngay thẳng trung thực
- làm thơ thì quý cong: cong theo Viên Mai là lối nói gián tiếp, ý tại ngơn
ngoại của thơ
Viên Mai nhấn mạnh thơ phải có tứ, có sự kín đáo, hàm súc.
2. Bàn luận:
- Viên Mai chú trọng đến hình thức biểu hiện của thơ. Nhà thơ khơng nói trực
tiếp, khơng nói hết mà chỉ gợi, người đọc phải phát hiện, suy ngẫm mới
có thể lĩnh hội được nội dung.
- Nói thơ quý ở chỗ cong là vì đặc trưng của văn thơ là sự phản ánh hiện thực
qua thế giới hình tượng nghệ thuật được xây dựng bởi ngơn từ. Đặc
trưng ngôn ngữ thơ là hàm ẩn, hàm súc đa nghĩa. Sức hấp dẫn của thơ


là ý ở ngoài lời, tạo dư vị, gợi liên tưởng, suy ngẫm sâu sắc cho người
thưởng thức.
- Đọc thơ, hiểu thơ là cả quá trình khám phá đầy bất ngờ thú vị. Vì vậy thơ “
cong” vừa có sức chuyển tải lớn, vừa tạo điều kiện cho người đọc phát
huy vai trò chủ động trong cách đọc hiểu.


3. Làm sáng tỏ ý kiến của Viên Mai qua bài thơ Đọc Tiểu Thanh kí của
Nguyễn Du.
a. Giới thiệu: Nguyễn Du – đại thi hào dân tộc, nhà thơ hiện thực và
nhân đạo lớn nhất trong văn học Việt Nam thế kỷ XVIII. “Thanh Hiên
thi tập” sáng tác bằng chữ Hán thể hiện tình cảm sâu sắc của Nguyễn
Du với thân phận con người – nạn nhân của chế độ phong kiến. Độc
Tiểu Thanh ký là một trong những sáng tác được nhiều người biết đến,
thể hiện sâu sắc tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du. Bài thơ là sự kết
hợp hài hoà giữa nỗi thương người và sự thương mình, giữa sự xót
thương cho kiếp người mệnh bạc và lòng trân trọng ngợi ca những
phẩm chất cao đẹp của con người. Nghệ thuật thơ chữ Hán Đường luật
thể hiện cô đúc tâm sự Nguyễn Du trước thời cuộc, minh hoạ cho ý
kiến của Viên Mai, thể hiện rõ tính hàm súc, vẻ đẹp của ngơn ngữ thơ
ca.
b. Cảm hứng xun suốt tồn bài được diễn tả trong khn khổ cô đúc
của thể thơ Đường luật thất ngôn bát cú, với những ngơn t ừ, hình ảnh
mang tính biểu trưng đa nghiã “ý tại ngơn ngoại”- ý ở ngồi l ời.
- Hai câu mở đầu là tiếng khóc Tiểu Thanh. Không n ước mắt, không thổn
thức, lời thơ giàu sức gợi
+ Nguyễn Du khóc Tiểu Thanh, viếng Tiểu Thanh không phải ở mộ nàng.
“ Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư”, Nguyễn Du không nhằm tả cảnh đẹp
Tây Hồ mà chỉ mượn sự thay đổi của không gian để nói lên một cảm
nhận về sự biến đổi của cuộc sống. Mối quan h ệ giữa “v ườn hoa – gò

hoang” hàm ý tượng trưng những biến thiên của trời đất. Nhìn hiện t ại
để nhớ về quá khứ, câu thơ trào dâng một nỗi đau xót ngậm ngùi cho vẻ
đẹp chỉ cịn trong dĩ vãng.
+ Nguyễn Du khóc nàng chỉ qua một tập sách mỏng (nhất ch ỉ th ư). Ch ữ
độc- người chết là một kẻ cô đơn, chữ nhất- người viếng cũng là m ột kẻ
cô đơn, hai tâm hồn cô đơn gặp nhau. Sự gặp gỡ bất chấp h ạn đ ịnh


không gian( tẫn thành khư), thời gian( xưa- nay gần 300 năm), v ật
chất( nhất chỉ thư)- sự gặp gỡ của những tâm hồn tri kỉ
+ Hai từ “độc điếu” không phải là tiếng “thổn thức” mà n ước m ắt lặng lẽ
thấm vào trong. Tiếng khóc bộc lộ lịng nhân ái, sự đồng cảm xót xa. Hai
câu thơ dịch đã thoát ý nguyên tác nên làm giảm đi ph ần nào hàm ý súc
tích của câu thơ chữ Hán.
- Hai câu thực là sự hồi tưởng, cảm nhận số phận của Ti ểu Thanh. V ới
nghệ thuật đối, ngôn từ hàm súc ước lệ, Nguyễn Du đã bộc lộ niềm trân
trọng ngưỡng mộ tài năng tâm hồn Tiểu Thanh, bộc lộ sự xót th ương
cho số phận bi kịch ca nng.
+ Son phn biu tng cho sắc đẹp, văn ch ơng biu tng cho- tài năng.
Tiểu Thanh là hình ảnh lí tởng của cái đẹp thể chất lẫn tâm hån.
+ Nhưng nàng phải chịu bi kịch hồng nhan đa truân- tài mệnh tương đố.
Bi kịch đến mức chôn vẫn hận- đốt còn vương, bi kịch cả lúc sống và khi
đã chế, bi kịch đến tột đỉnh vô mệnh- chẳng có gì( so với bạc mệnhmệnh mỏng)
- Hai câu luận là sự đồng cảm, đồng điệu với Tiểu Thanh.
+ Từ số phận của Tiểu Thanh, Nguyễn Du đã khái quát thành cái nhìn về
con người trong xã hội phong kiến. Những người như Ti ểu Thanh, Thuý
Kiều, Đạm Tiên vì có phong vận mà mang sẵn kì oan mà phải chịu s ố
phận bị thảm- hận cổ kim, trời khôn hỏi.
+ Đồng cảm, Nguyễn Du tự nhận” phong vận kì oan ngã tự c ư” ta là
người cùng hội cùng thuyền với kẻ mắc nỗi oan lạ lung vì n ết phong

nhã. Cùng có số phận bi kịch, cùng tâm trạng, th ương người đến th ương
mình, Nguyễn Du thương cho số phận con người nói chung trong cu ộc
đời.
- Hai câu kết là sự tự khóc mình. Nguyễn Du kết bằng một câu h ỏi l ớn.
Một câu hỏi với nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc.


+ Nguyễn Du muốn vượt hạn định thời gian để tìm sự đồng cảm ở h ậu
thế, chứng tỏ hiện tại bi kịch, Nguyễn Du hồn tồn cơ đơn, khơng ng ười
tri kỉ. Đó là một sự tự thương cực độ vừa thất vọng vừa nhen nhóm một
niềm hi vọng về cuộc đời.
+ Lời tự xưng đau đáu thể hiện ý thức về bản ngã, về cái Tơi. Khóc Tiểu
Thanh, Nguyễn Du đang làm điếu văn tự khóc mình.
+ Điếu văn này cũng chính là sự bộc lộ thái độ của Nguy ễn Du v ới ch ế đ ộ
phong kiến đương thời.
c. Đánh giá: Lời thơ hàm súc, cô đọng mang ý nghĩa biểu trưng sâu s ắc. “
Ý tại ngôn ngoại”- “làm thơ quý cong” Nguy ễn Du khơng nói trực tiếp,
khơng nói hết mà chỉ gợi, người đọc phải phát hiện, suy ng ẫm. Bài th ơ
thể hiện sâu sắc tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du, tài năng th ơ ch ữ
Hán hàm súc, uyên thâm của ông.
Đề 2
Bàn về đặc trưng của thơ, nhà nghiên cứu Trần Thanh Đạm cho
rằng: “Thơ là ý lớn, tình sâu trong lời hay, tiếng đẹp” (Vấn đề giảng dạy
tác phẩm văn học theo loại thể - NXB Giáo dục, HN,1976, Tr.53).
A. Yêu cầu về kỹ năng:
1. Học sinh nhận thức được yêu cầu của đề: Giải thích một vấn đề
mang tính lí luận văn học và làm rõ điều đó qua m ột tác ph ẩm hoặc m ột
trích đoạn nào đó thuộc phần văn học Việt Nam trung đại l ớp 10.
2. Biết vận dụng các thao tác: giải thích, chứng minh, bình luận,
phân tích một cách nhuần nhuyễn.

3. Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, lập luận thuyết phục.
4. Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, giàu chất văn. Bài viết phải v ừa
có sắc thái lý luận, vừa thể hiện rõ những cảm nh ận tinh tế v ề tác gi ả,
tác phẩm.


B. u cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nh ưng v ề c ơ
bản cần đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Giải thích:
- Thơ là “ý lớn, tình sâu”: Thơ trước hết là sự thể hiện tình cảm
mãnh liệt của chủ thể trữ tình trước thế sự, nhân sinh. Tuy nhiên đó
khơng phải là thứ tình cảm bản năng mà đã đ ược ý th ức, đ ược l ắng l ọc,
chưng cất qua xúc cảm thẩm mỹ. Vì thế, tình cảm trong th ơ là th ứ tình
cảm lớn, tình cảm đẹp, tình cảm sâu sắc, cao th ượng th ấm nhuần b ản
chất nhân văn. Tình cảm ấy phải gắn với tình cảm của nhân dân, của
nhân loại  Đây là đặc trưng nội dung nổi bật của thơ.
- “lời hay, tiếng đẹp”: Đây là đặc trưng về hình thức của thơ, cụ thể
hơn là đặc trưng về ngôn ngữ. Ngôn ngữ trong thơ là th ứ ngôn ng ữ đã
được cách điệu hố so với ngơn ngữ thơng thường. Đó là ngơn t ừ có nh ịp
điệu, có những kết hợp mới, bất ngờ theo nguyên tắc lạ hoá, sử dụng
nhiều phép tu từ ẩn dụ, hoán dụ tạo tính biểu tượng, tính đa nghĩa, ngơn
từ trong thơ giàu nhạc tính...
→ Ý kiến khẳng định đặc trưng nổi bật của thơ: Sự gắn bó ch ặt
chẽ giữa những đặc trưng nổi bật về nội dung (tình cảm mãnh liệt, sâu
sắc của chủ thể trữ tình) và hình thức (ngơn từ cách điệu, lạ hoá, hàm
súc, giàu nhịp điệu...) của thơ ca.
2. Chứng minh:
Học sinh có thể lựa chọn một bài thơ tiêu biểu của Nguyễn Trãi,
một trích đoạn tiêu biểu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, hoặc một

tác phẩm trong văn học trung đại thuộc chương trình Ngữ văn 10 đ ể
phân tích, chứng minh. Lưu ý, trong quá trình phân tích tác ph ẩm ho ặc
trích đoạn cần làm nổi bật rõ đặc trưng về nội dung ( ý lớn, tình sâu) và
hình thức (lời hay, tiếng đẹp).


3. Đánh giá, nâng cao vấn đề.
Vấn đề bàn luận đã khu biệt thơ với các thể loại văn học khác.
Đồng thời nó cũng góp phần định hướng cho người tiếp nh ận th ơ ca: t ừ
việc khai thác các yếu tố hình thức ngơn từ độc đáo, đặc s ắc, ng ười đ ọc
sẽ khám phá và lĩnh hội được những tình ý sâu kín mà nhà th ơ g ửi g ắm
qua tác phẩm.
Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên? Hãy chọn một bài thơ hoặc
một đoạn trích thơ trung đại Việt Nam tiêu biểu trong chương trình Ngữ
văn 10 để làm sáng tỏ ý kiến đó.
Đề 3
Có ý kiến cho rằng: Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ tâm hồn con
người.
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm rõ qua m ột số bài
thơ mà em đã học và đọc.
A. Yêu cầu về kỹ năng:
1. Học sinh nhận thức được yêu cầu của đề: Giải thích một vấn đề
mang tính lý luận văn học và làm rõ điều đó qua một s ố tác ph ẩm c ủa
một tác giả.
2. Biết vận dụng các thao tác: giải thích, chứng minh, bình luận,
phân tích một cách nhuần nhuyễn.
3. Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, lập luận thuyết phục.
4. Diễn đạt mạch lạc, trong sáng, giàu chất văn. Bài viết phải v ừa
có sắc thái lý luận, vừa thể hiện rõ những cảm nh ận tinh tế v ề tác gi ả,
tác phẩm.

B. Yêu cầu về kiến thức:


Học sinh có thể trình bày theo những cách khác nhau nh ưng v ề c ơ
bản cần đảm bảo các u cầu sau:
1. Giải thích:
Tâm hồn con người: Có thể là tâm hồn của nhân v ật tr ữ tình, có
thể là tư tưởng, tình cảm của người nghệ sĩ. Ý kiến trên ch ủ y ếu thiên
về cách hiểu thứ hai.
→ Ý kiến khẳng định thơ ca là sản phẩm của tâm hồn người nghệ
sĩ, bởi vậy thơ có khả năng phản ánh chân thực chân dung tâm h ồn
người nghệ sĩ.
2. Chứng minh:
Thông qua một số bài thơ chữ Hán và chữ Nôm tiêu biểu của
Nguyễn Trãi ( Bảo kính cảnh giới số 43, cây chuối, Tùng, Dục Thuý
Sơn…) học sinh cần làm rõ những nét chính sau:
a) Tiếng thơ của Nguyễn trãi là tiếng nói của một tấm lòng yêu
nước thương dân sâu nặng.
b) Thơ Nguyễn Trãi thể hiện cốt cách của một nhà nho rất dân chủ và
tiến bộ.
+ Bộc lộ niềm bi phẫn, nỗi đau đời.
+ Đề cao khí phách, nhân cách con người.
c) Thơ Nguyễn trãi phản ánh tâm hồn người nghệ sĩ chân chính
với sự rung động tinh tế, nhạy bén trước cái đẹp
3. Đánh giá khái quát.
- Thơ khởi sự từ tâm hồn, vượt lên bằng tầm nhìn và đọng lại nhờ
tấm lịng người viết. Thơ là tiếng nói hồn nhiên nh ất của tâm h ồn. B ất
cứ một tác phẩm chân chính nào cũng gửi gắm tư tưởng, tình c ảm c ủa
người nghệ sĩ.
- Muốn gặp gỡ tâm hồn con người, người đọc ph ải đi sâu vào tác

phẩm để khám phá những tình ý của người viết.


Đề 4
"Thơ phải có tư tưởng, có ý thức, vì bất cứ cảm xúc, tình tự nào của con
người cũng dính liền với sự suy nghĩ. Nhưng tư tưởng trong thơ là tư tưởng
dính liền với cuộc sống, ở trong cuộc sống. Tư tưởng của thơ nằm ngay trong
cảm xúc, tình tự."
(Trích Mấy ý nghĩ về thơ - Nguyễn Đình Thi, sgk Ngữ Văn 12,
trang 56)
Anh (chị) hãy bình luận ý kiến trên. Phân tích một số bài thơ trong
phong trào thơ mới (Ngữ văn 11) để làm sáng tỏ quan điểm của anh (chị).
Câu 2
(12
điểm)

A) Về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm bài nghị luận văn học (kĩ năng phân
tích một vấn đề văn học; kĩ năng cảm thụ văn học);
- Bài viết có bố cục chặt chẽ; Lập ý sáng tạo; Vận dụng linh hoạt
các thao tác lập luận: phân tích, bình luận, so sánh; Diễn đạt trơi
chảy, văn viết có cảm xúc.
B) Về kiến thức:
- Trên cơ sở những hiểu biết về kiến thức lý luận, học sinh hiểu
được mối quan hệ giữa tư tưởng ý thức, cảm xúc tình tự và
cuộc sống trong quá trình sáng tác thơ. Biết vận dụng một số
tác phẩm thơ tiêu biểu để làm sáng tỏ quan điểm của mình.
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng
cần nêu được những ý cơ bản sau:
I. Nêu vấn đề:

- Khái quát vấn đề cần nghị luận
- Trích dẫn ý kiến
II. Giải quyết vấn đề
* Giải thích:
Câu nói bàn về mối quan hệ của các yếu tố tạo nên thơ: tư


tưởng, cảm xúc và hiện thực cuộc sống, ba yếu tố này không
thể tách rời nhau trong một tác phẩm thơ.
=> Quan niệm đúng đắn, thể hiện mối quan hệ khơng thể
tách rời của ba yếu tố tư tưởng, tình cảm và hiện thực cuộc
sống. Đây là ba yếu tố quan trọng nhất làm nên thành công của
tác phẩm.
- Bàn luận: Cơ sở lý luận của tư tưởng, cảm xúc và hiện thực
cuộc sống trong thơ. Thơ là sự kết hợp giữa tư tưởng, ý thức,
cảm xúc của người nghệ sĩ với cuộc sống. Đó cũng là u cầu
khơng thể thiếu của một tác phẩm thơ chân chính. Cảm xúc là
nhu cầu đầu tiên của người nghệ sĩ khi đứng trước cuộc sống.
Cảm xúc là nội lực thôi thúc nhà thơ sáng tác, cảm xúc tạo nên
độ sâu sắc của thơ, tạo nên tiếng nói riêng, điệu tâm hồn riêng
của nhà thơ.
Cùng với cảm xúc, tình tự, thơ cịn phải có tư tưởng, ý thức.
Tư tưởng, ý thức là ngọn đèn chỉ đường tạo nên phương hướng
cho nhà thơ đi đến đích. Tư tưởng ấy được bắt nguồn từ cuộc
sống, gắn bó chăt chẽ với cuộc sống.
* Chứng minh: Sử dụng các tác phẩm thơ của Huy Cận, Xuân
Diệu, Hàn Mặc Tử, Tố Hữu,... để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa
cuộc sống, tình cảm và tư tưởng trong thơ.
=> Nhận xét chung:
- Mặc dù trong tác phẩm nào cũng tái hiện hiện thực nhưng

không phải hiện thực nào trong các phẩm cũng giống nhau.
Bởi trước những gì sẵn có, mỗi người nghệ sĩ lại có một tình
cảm, tư tưởng riêng tạo nên cá tính sáng tạo.
- Người nghệ sĩ trước hết phải có những tư tưởng mới mẻ, tình
cảm chân thành mãnh liệt và có cá tính sáng tạo riêng.
III. Khái quát vấn đề


Khái quát vấn đề nghị luận
Khẳng định ý kiến đúng đắn của Nguyễn Đình Thi và ý nghĩa
của câu nói trong quá trình sáng tác và tiếp nhận văn học.
Đề 5
Nhà phê bình Kim Thánh Thán cho rằng: Thơ cần có chân tâm, thực ý.
Cịn nhà thơ Chế Lan Viên khẳng định: Sắc đẹp câu thơ cũng phải đấu tranh
cho chân lí.
Từ những quan niệm trên, anh/chị hãy bày tỏ suy nghĩ của mình về
CÁI THỰC và CÁI ĐẸP trong thơ.
Câu 2: (12 điểm)
I. Yêu cầu về kĩ năng:
- Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một ý kiến bàn về văn học, biết vận
dụng linh hoạt các thao tác lập luận, biết lựa chọn tác phẩm tiêu biểu, biết phân
tích, cảm thụ để làm sáng tỏ vấn đề.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc; lập luận chặt chẽ, thuyết phục.
- Hành văn trong sáng, giàu cảm xúc; khơng mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
II. u cầu về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các
ý cơ bản sau:
1. Giải thích: (1 điểm)
- Ý kiến của Kim Thánh Thán:
+ “Chân tâm”: là tình cảm chân thành

+ “thực ý”: là những suy nghĩ thành thực
 Kim Thánh Thán khẳng định vai trò của cảm xúc trong sáng tạo
thơ. Ông coi đó là ngọn nguồn khởi phát của nghệ thuật. Có điều,
cảm xúc trong thơ phải là những suy nghĩ và tình cảm chân thành,


mãnh liệt. Những thứ khn sáo, hời hợt, bóng bẩy khơng làm nên
giá trị đích thực của thơ.
- Ý kiến của Chế Lan Viên:
+ Sắc đẹp của câu thơ là vẻ đẹp về nghệ thuật, đồng thời cũng là giá trị
thẩm mĩ của tác phẩm.
+ Chân lí là những giá trị cần hướng tới trong cuộc sống
 Chế Lan Viên khẳng định: vẻ đẹp của thơ có sứ mệnh, có sức mạnh
để đấu tranh cho lẽ phải, cho những giá trị cao đẹp của cuộc đời.
2. Suy nghĩ về cái đẹp và cái thực ở trong thơ: (10 điểm)
a. CÁI THỰC trong thơ: (4 điểm)
- Thơ ca nói riêng và văn học nói chung đều bắt nguồn từ hiện thực cuộc
sống. Cái THỰC trong thơ trước hết là bức tranh hiện thực cuộc sống
được phản ánh vào thơ theo cách riêng của nó.
- Cái THỰC trong thơ là những suy nghĩ và cảm xúc chân thành, mãnh
liệt, là cái thực trong thế giới nội tâm của con người thể hiện qua từng
con chữ, từng hình ảnh trong thơ.
- Cái THỰC trong thơ không đồng nghĩa với cái THỰC trong văn
chương hiện thực. Nó có thể là ước mơ, khát vọng vượt lên hiện thực
nhưng được thể hiện bằng chân tâm, thực ý của người cầm bút.
(Học sịnh lựa chọn dẫn chứng phù hợp để chứng minh)
b. CÁI ĐẸP trong thơ: (4 điểm)
- Thơ ca nói riêng và văn học nói chung đều là lãnh địa của cái ĐẸP, đều
hướng con người tới cái ĐẸP, cái ĐẸP của nghệ thuật sẽ tôn lên cái
ĐẸP của của cuộc đời và hướng con người tới ánh sáng CHÂN –

THIỆN – MĨ.
- Cái ĐẸP trong thơ còn là giá trị thẩm mĩ của tác phẩm kết tinh trong vẻ
đẹp của ngơn từ, của hình ảnh, của các tín hiệu nghệ thuật, của cấu tứ,
giọng điệu…


- Cái ĐẸP trong thơ ca rất phong phú, đa dạng: có tác phẩm hình thức rất
tân kì, trau chuốt, có tác phẩm lại giản dị, mộc mạc…
(Học sinh lựa chọn dẫn chứng phù hợp để chứng minh)
c. Mối quan hệ của cái THỰC và cái ĐẸP trong thơ: (2 điểm)
- Cái THỰC trong những tác phẩm thơ ca chân chính, cái chân tâm thực
ý của người nghệ sĩ chân chính bao giờ cũng hướng con người tới cái
ĐẸP của cuộc sống, tới những giá trị nhân văn.
- Cái THỰC trong thơ muốn rung động được trái tim người đọc cần phải
đi liền với cái ĐẸP, nội dung tình cảm thẩm mĩ cần phải được thấm
nhuần trong vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật và các phương tiện nghê
thuật khác để có một thi phẩm có giá trị.
- Cái ĐẸP trong thơ sẽ trở nên vô vị nếu không đấu tranh cho chân lí
trong cuộc đời, mà chân lí cuối cùng cuộc đời suy cho cùng là những
cái THỰC mà con người hướng tới: suy nghĩ thực, cảm xúc thực, giá trị
thực, sống thực với mình, với con người, với cuộc đời.
3. Đánh giá, mở rộng: (1 điểm)
- Hai ý kiến của hai tác giả là sự bổ sung cần thiết cho nhau để giúp
chúng ta nhận ra giá trị của một tác phẩm thơ ca đích thực: đó phải là
sự kết hợp hài hòa thống nhất giữa nội dung và hình thức; hơn nữa, nó
phải hướng con người tới cái THỰC và cái ĐẸP của nghệ thuật và cuộc
đời.
- Hai ý kiến cũng đem đến những bài học sâu sắc cho người sáng tác và
người tiếp nhận thơ ca: cần chú ý mối quan hệ giữa cái THỰC và cái
ĐẸP trong thơ vì đó là những yếu tố làm nên đặc trưng riêng biệt của

thể loại này.
Đề 6
Bàn về thơ, có ý kiến cho rằng:


“Tình cảm, cảm xúc trong thơ trước hết phải thuộc về “ngơi thứ nhất”
và ln cần ở “thì hiện tại”. Đó là sức mạnh để những câu thơ ra đời cách
đây hàng ngàn năm vẫn còn song hành với thời đại chúng ta và những câu
thơ của ngày hôm nay sẽ còn làm bạn mãi với mai hậu.”
Bằng những hiểu biết về thơ nói chung và Thơ mới Việt Nam (1930 –
1945) nói riêng anh (chị) hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
Gợi ý
1. Giải thích
- Tình cảm, cảm xúc: Yếu tố căn cốt nhất của thơ , làm nên bản chất của thơ
ca …
- Tình cảm, cảm xúc trong thơ trước hết phải thuộc về “ngôi thứ nhất”:
Nghĩa là trước hết phải thuộc về cá nhân của người nghệ sĩ, phải được cá thể
hố cao độ .
- Tình cảm, cảm xúc trong thơ cũng ln ở” thì hiện tại”: Nghĩa là ln tươi
mới, ln có thể song hành với mọi thời đại
- Tổng hợp : Mượn cách nói hình ảnh với những thuật ngữ của văn học và
ngôn ngữ học, câu nói muốn khẳng định tính chất cá thể hố và tính điển
hình, tính khái qt vươn tới tầm nhân loại của tình cảm, cảm xúc trong thơ.
Chính điều đó đã làm nên sức mạnh, ý nghĩa tồn tại từ ngàn xưa cho tới
ngàn sau của thơ ca.
2. Lí giải:
a, Tình cảm, cảm xúc trong thơ phải có tính cá thể hố cao độ, độc đáo
- Tình cảm , cảm xúc trong thơ trước hết phải bắt nguồn từ tiếng nói chân
thành, trực tiếp trong trái tim cá nhân người nghệ sĩ, đó khơng bao giờ là
những cảm xúc vay mượn, chung chung mà nó phải rất riêng biệt tới mức

độc đáo ( chỉ có niềm vui của chính anh, nỗi buồn trong chính trái tim anh
mới khiến anh cầm bút. R Gamzatop). Có điều đó là vì mỗi nhà thơ luôn viết
thơ từ nỗi niềm riêng, cảnh ngộ riêng…Ngay cả những tình cảm lớn lao


chung của cả dân tộc, đất nước thì cũng phải thông qua trải nghiệm riêng,
cảm nhận riêng của người nghệ sĩ…( VD)
- Điều này rất có ý nghĩa: Làm cho mỗi thi phẩm là một thế giới mênh mang
của cảm xúc riêng tư, cho người đọc hiểu được nhiều nỗi lịng, nhiều tâm
tư…và thơ ca mn đời là những điệu hồn đi tìm những hồn đồng điệu (Tố
Hữu), thơ ca chẳng bao giờ là sự lặp lại nhàm chán.
b, Cảm xúc, tình cảm trong thơ cần phải ln tươi mới, luôn song hành
được với mọi thời đại.
- Bản thân người nghệ sĩ khi gửi gắm tình cảm, cảm xúc của mình vào thơ là
mong gặp được sự đồng cảm, tri ngộ bất tận, vượt cả thời gian, khơng gian
- Tình cảm, cảm xúc trong thơ thường có xu hướng vươn lên tính chất điển
hình; có tính chất khái qt thành quy luật tâm trạng - > có khả năng đúng
với nhiều thời, nhiều đời và vươn lên trở thành nét tâm lí chung của con
người có tính nhân loại, vĩnh cửu ( Thơ đi từ chân trời của một người đến
chân trời của tất cả P. E lya)( ví dụ )
- Ý nghĩa : thơ là tiếng nói của tình cảm riêng tư nhưng khơng bao giờ lạc
lõng mà có thể là bạn với đông đảo mọi người của muôn đời. Làm cho thơ
ca có sức sống lâu bền và ln cịn cần thiết như người bạn tinh thần nâng
giấc tâm hồn cho con người bao nhiêu thế kỉ….
Chú ý : Học sinh phải chọn và cảm nhận được những dẫn chứng thơ tiêu
biểu để làm nổi bật vấn đề (chú ý tới tính tồn diện của dẫn chứng từ thơ ca
cổ đến thơ ca hiện đại, đặc biệt là Thơ mới. Khi cảm nhận cần chỉ ra được
tính cá thể hóa, tính điển hình, tính nhân loại vĩnh cửu,và những đặc sắc
nghệ thuật tương ứng-> Từ đó khảng định sức sống mãnh liệt của những
áng thơ ca chân chính)

3. Bình luận
- Quan niệm trên đã nêu được đúng bản chất của tình cảm cảm, cảm xúc
trong thơ -> Khẳng định sức mạnh, cho ta niềm tin vào sự tồn tại, ý nghĩa
của thơ ca


- Muốn thế, người viết ln phải có sự chân thực, đầy đặn trong tình cảm,
cảm xúc…
- Người đọc, cũng cần phải là người biết tri âm cùng người viết…
Đề 7
Nhà thơ nổi tiếng người Đức Bertold Brecht cho rằng: Cái đẹp của thơ
không nên chỉ làm nên ánh sáng kỳ bí của ma trơi hay ánh sáng nhân tạo rực
rỡ của pháo hoa, của đèn màu cầu kỳ nhuộm hàng trăm sắc. Ðẹp nhất là khi
anh tạo nên được ánh sáng ban ngày, thứ ánh sáng tưởng như không màu,
khơng sắc nhưng đó chính là ánh sáng mạnh mẽ và hữu ích nhất cho con
người.
Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Qua hai bài thơ Thương vợ của
Tú Xương và Tương tư của Nguyễn Bính, hãy làm sáng tỏ.
Ý
1
2

Nội dung
Dẫn dắt và giới thiệu vấn đề
Giải thích
* Cắt nghĩa ý kiến:
- Cái đẹp của thơ không nên chỉ làm nên ánh sáng kỳ bí của ma
trơi hay ánh sáng nhân tạo rực rỡ của pháo hoa, của đèn màu cầu kỳ
nhuộm hàng trăm sắc: giá trị của thơ ca khơng chỉ tạo ra những nét
đẹp “kì bí”, khơng chỉ là sự trau chuốt ngôn từ hay tạo ra vẻ đẹp mới lạ

về hình thức.
- Ðẹp nhất là khi anh tạo nên được ánh sáng ban ngày, thứ ánh
sáng tưởng như không màu, không sắc: giá trị lớn nhất của tác phẩm
thơ ca chính là cái đẹp chân thực, mộc mạc, gần gũi với đời thường.
Là ánh sáng mạnh mẽ và hữu ích nhất cho con người: cái đẹp giản dị của
thơ ca sẽ soi sáng tâm hồn con người, mang lại ý nghĩa thiết thực cho đời
sống.
=> Nhà thơ nổi tiếng người Đức Bertold Brecht đã đưa ra một
trong những tiêu chí quan trọng đối với tác phẩm thơ hay: chân thực,
dung dị cả về nội dung lẫn hình thức. Đó chính là một trong những


điều quan trọng làm nên giá trị, sức mạnh của thơ ca.
* Lí giải ý kiến:
Ý kiến của Bertold Brecht đúng đắn và xác đáng vì:
- Xuất phát từ quy luật sáng tạo của văn chương nói chung và thơ
ca nói riêng: Văn học bắt nguồn từ hiện thực đời sống, từ những vui
buồn, đau khổ, hạnh phúc của cuộc đời, của số phận cá nhân con
người. Vì thế, cái hay của một tác phẩm văn học, một bài thơ được tạo
nên từ chính cái đẹp chân thực, mộc mạc, dung dị, gần gũi với đời
thường, thể hiện trên cả hai phương diện nội dung và hình thức nghệ
thuật. Thơ không như thứ rượu quỳnh tương, nấu lâu, cất kĩ, rót ra
chén ngọc rồng mà như nước suối thiên nhiên chảy ra trong mát nơi
khe núi. (Phạm Thế Ngũ).
- Xuất phát từ đặc trưng của thơ trữ tình: Sự chân thực, giản dị
của cảm xúc và ngôn ngữ là một đặc tính cơ bản của thơ: cảm xúc nảy
nở từ lòng thi nhân một cách chân thành, thắm thiết; câu chữ khơng
cần trau chuốt hay “thần bí hóa”; ngơn ngữ dễ hiểu, cô đúc, trong sáng.
- Xuất phát từ chức năng của văn học, trong đó có thơ ca: Thơ
khởi nguyên là sự lên tiếng của trái tim, là sự rung động tâm hồn của

nhà thơ nhưng trở thành tiếng lịng chung của mn người, tiếng gọi
đàn, thành tiếng nói đồng ý, đồng chí, đồng tình với người đọc, thơ là
một ngọn lửa nhen lên trong lòng người, một ngọn lửa đốt cháy, sưởi
ấm và soi sáng, là ánh sáng mạnh mẽ hướng con người đến vẻ đẹp của
3

chân, thiện, mĩ.
Chứng minh
a. Bài thơ Thương vợ của Tú Xương
* Nội dung:
- Sự chân thực, dung dị thể hiện ở chất trữ tình, chất tự trào hóm hỉnh
và những cung bậc của tình yêu thương dành cho người vợ của nhà
thơ. Qua cái nhìn vừa trân trọng vừa xót xa, chân dung bà Tú hiện lên
hồn chỉnh. Bên cạnh hình ảnh bà Tú với những nỗi vất vả, gian truân


trong cuộc sống là một bà Tú với những đức tính cao đẹp: đảm đang,
tháo vát, chịu thương, chịu khó, hết lịng vì chồng con, giàu đức hi
sinh thầm lặng. Hình ảnh bà Tú trong thơ Tú Xương mang vẻ đẹp điển
hình của người phụ nữ Việt Nam.
- Đằng sau lời tự trào là cả một tấm lòng yêu thương, quý trọng, tri ân
vợ của Tú Xương. Qua những lời tự trào, tự trách, thậm chí tự xỉ vả
bản thân, ta thấy được tâm sự và nhân cách của Tú Xương: một nhà
nho đầy tự trọng trong sáng, vị tha khi ơng từ bỏ vẻ cao đạo của thói
thường để thấu hiểu cuộc sống đời thường và sẻ chia, cảm thơng với
vợ. Đó là một người đàn ơng có tâm, có ý thức, trách nhiệm.
- Từ hồn cảnh riêng, Tú Xương lên án thói đời bạc bẽo nói chung.
Đây chính là ý nghĩa xã hội chân thực của bài thơ.
* Nghệ thuật:
- Vẻ đẹp giản dị được biểu hiện ở màu sắc dân gian từ đề tài cho đến

bút pháp. Sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và giọng điệu trào phúng
thâm thúy một cách tự nhiên đã thể hiện rõ phong cách thơ Tú Xương:
cảm xúc chân thành, lời thơ giản dị mà sâu sắc
- Sử dụng tiếng Việt giản dị, tự nhiên, giàu sức biểu cảm: Cả tám câu
thơ khơng có từ nào cầu kì, khó hiểu. Tất cả đều gần gũi, quen thuộc
như lời nói trong cuộc sống thường ngày. Sử dụng thành ngữ dân gian,
cách nói khẩu ngữ: tiếng chửi được sử dụng rất tự nhiên mà hàm chứa
ý nghĩa sâu sắc.
- Tiếp thu một cách có sáng tạo hình ảnh trong thơ ca dân gian (hình
ảnh con cị, thân cị) để xây dựng hình tượng người phụ nữ vừa mang
vẻ đẹp truyền thống lại vừa có những nét riêng độc đáo.
* Thương vợ của Tú Xương là bài thơ soi sáng tâm hồn con người,
mang lại ý nghĩa thiết thực cho đời sống. Bài thơ giúp người đọc thấy
được vẻ đẹp đáng trân trọng của bà Tú nói riêng và vẻ đẹp người phụ nữ
Việt Nam nói chung, đồng thời, thấy được vẻ đẹp nhân cách của nhà nho


chân chính – Tú Xương. Bên cạnh đó, bài thơ có tác dụng bồi đắp những
tình cảm tốt đẹp cho con người: biết thấu hiểu, tri ân trong cuộc sống.
b. Bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính
* Nội dung:
- Sự dung dị thể hiện ở tiếng nói tình u đơn phương chân thực, mộc
mạc mà không kém phần mãnh liệt của nhân vật trữ tình. Điều này được
thể hiện qua việc nhà thơ dựng lên khung cảnh làng quê Việt nam với
những hình ảnh gần gũi, thân quen như cây đa, bến đị, mái đình, vườn
trầu, hàng cau…
- Trên nền bức tranh khung cảnh ấy là cả một dòng tâm trạng tương tư
với nhiều cung bậc cảm xúc đan xen và hơn tất cả là niềm khát khao
được người mình u đáp lại, thấu hiểu để có được tình u trọn vẹn,
khát khao chung tình, hướng đến hơn nhân.

- Tương tư là một bài thơ hay viết về tình yêu – một thứ tình yêu trong
sáng, đơn phương và rất mãnh liệt. Hồn quê Việt thấm đượm trong từng
dòng thơ, thể hiện tình cảm chân thành của nhà thơ đối với những nét
đẹp văn hóa dân gian.
* Nghệ thuật: Mặc dù có những nét độc đáo, mới mẻ của Thơ mới,
nhưng bao trùm cả bài thơ là sự dung dị được biểu hiện qua thể thơ lục
bát mang đậm phong vị ca dao; tâm trạng của nhân vật trữ tình được
phô diễn một cách chân thành, mộc mạc, da diết qua cách nói truyền
thống gần gũi với dân gian; nghệ thuật tạo hình ảnh độc đáo; chất liệu
ngơn từ chân quê đậm chất dân gian; nghệ thuật tả cảnh ngụ tình.
* Với thứ ánh sáng tưởng như khơng màu, khơng sắc, sự xuất hiện của
Tương Tư giữa phong trào Thơ mới vốn đầy ắp sự cách tân, đổi mới đã
thực sự làm lay động tâm hồn người đọc, giúp ta hiểu được hồn thơ
của Nguyễn Bính (tìm về chân q như một chốn bình yên trong tâm
hồn). Bài thơ cho ta cảm nhận vẻ đẹp của những cung bậc cảm xúc
4

trong tình yêu đơn phương, khơi gợi tình yêu quê hương đất nước.
Đánh giá, nâng cao vấn đề
- Ý kiến của Bertold Brecht cho ta hiểu thêm về giá trị và cái đẹp của


thơ ca đích thực. Bài thơ Thương vợ của Tú Xương và Tương tư của
Nguyễn Bính chứa đựng vẻ đẹp giản dị và có cảm xúc chân thành, đó
là yếu tố tạo nên giá trị độc đáo cho hai thi phẩm. Hai bài thơ là những
minh chứng tiêu biểu cho ý kiến của Bertold Brecht.
- Nhà thơ nói riêng, người nghệ sĩ nói chung muốn có chỗ đứng, muốn
thể hiện và khẳng định được mình phải sáng tác những tác phẩm có giá
trị, tạo nên được ánh sáng ban ngày, thứ ánh sáng tưởng như khơng
màu, khơng sắc nhưng đó chính là ánh sáng mạnh mẽ và hữu ích nhất

cho con người. Người đọc phải cảm nhận được vẻ đẹp chân thực, mộc
mạc, giản dị của tác phẩm văn chương mới thấy hết được giá trị đích
thực của một tác phẩm văn học chân chính.
Đề 8
Về thơ, Nguyễn Cơng Trứ tâm sự: "Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời",
cịn Tố Hữu lại khẳng định rằng "Đọc một câu thơ hay, người ta khơng thấy
câu thơ, chỉ cịn thấy tình người trong đó"
Bằng việc phân tích bài thơ "Vội vàng" (Xn Diệu), anh (chị) hãy trình
bày ý kiến của mình về những quan niệm trên.
1. Tìm hiểu vấn đề (6 đ):
- Quan niệm của Nguyễn Công Trứ:
+ Nội dung quan niệm:"nợ" vừa là duyên nợ, vừa là trách nhiệm của
người cầm bút với thơ ca; "chuốt" lµ chØnh sưa, lùa chän một cách công phu
sao cho đạt tiêu chuẩn cao nhất vỊ mỈt thÈm mÜ. Tõ ý nghÜa cơ thĨ cđa
tõ dùng, có thể thấy NCT đà đặt ra yêu cầu về trách nhiệm của nghệ sĩ
trong lao động thơ ca.
+ Cơ sở quan niệm của NCT: lao động thơ là lao động nghệ thuật - nó
địi hỏi cơng phu, tâm huyết và sự sáng tạo. Sáng tạo sẽ đem đến cái mới,
cơng phu tâm huyết sẽ tạo nên sự hồn hảo và chiều sâu. Văn chương tồn tại
bởi nội dung tư tưởng song tồn tại bằng ngôn từ nghệ thuật. Nếu chất liệu


ngôn từ không được lựa chọn và gọt giũa, sức biểu đạt của nó kém đi sẽ khiến
tư tưởng, tâm huyết của nghệ sĩ không thể hiện được trọn vẹn, tính nghệ thuật
của tác phẩm giảm sút, sức hấp dẫn nghệ thuật kém sẽ khiến những giá trị còn
lại dù có cũng khó phát huy tác dụng. Thơ ca lại càng địi hỏi điều này vì nó
có những đặc trưng mang tính loại biệt (trong phạm vi dung lượng giới hạn,
thơ cần biểu đạt một cách sâu sắc, tinh tế tư tưởng, tình cảm, khát vọng bằng
hình tượng nghệ thuật giàu tính thẩm mĩ và có sức mê hoặc mạnh mẽ).
"Chuốt lời" vì thế sẽ là sự thể hiện của tài năng, cũng là sự thể hiện trách

nhiệm của nhà thơ với thơ và với người đọc.
- Quan niệm của Tố Hữu:
+ Nội dung quan niệm: "câu thơ" là sản phẩm lao động sáng tạo của
nhà thơ, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng tình cảm mà nhà thơ gửi
gắm. "Đọc" là hành động tiếp nhận và thưởng thức của người đọc. "Tình
người" là nội dung tạo nên giá trị đặc trưng của thơ - là nội dung tình cảm,
cảm xúc của thơ. Từ ý nghĩa cụ thể của từ ngữ, có thể hiểu ý kiến của TH đề
cập đến giá trị của thơ từ góc nhìn của người thưởng thức, tiếp nhận thơ: giá
trị của thơ là giá trị của những tư tưởng tình cảm được biểu hiện trong thơ.
Tình cảm, cảm xúc càng sâu sắc mạnh mẽ, càng lớn lao đẹp đẽ sẽ càng khiến
thơ lay động lòng người.
+ Cơ sở quan niệm của TH: đặc trưng của thơ là thể hiện tư tưởng qua
sự rung động của tâm hồn, qua các cung bậc của tình cảm. Với người làm thơ,
bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Với người đọc thơ, đến với
bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và tìm một sự đồng cảm
sẻ chia về mặt tình cảm với nhà thơ - sẻ chia những điều đang làm mình trăn
trở. Vì thế, khi đến với một bài thơ, người đọc chú ý tới tình cảm, cảm xúc
chứ ít chú ý tới hình thức biểu đạt cảm xúc ấy (vốn là công việc của nhà
nghiên cứu). Tuy nhiên, nói "khơng thấy câu thơ" khơng có nghĩa là "câu
thơ" không tồn tại mà là "câu thơ" đã đồng nhất với tình người, là nội dung


cảm xúc đã lặn vào trong chính cái hình thức biểu đạt và hình thức trở thành
dạng tồn tại, hình thức tồn tại của tình cảm.
- Đánh giá và đề xuất ý kiến: hai ý kiến không hề mâu thuẫn mà là sự
bổ sung để mang đến một nhận thức tương đối toàn diện về thơ. Từ hai ý kiến
này có thể xác định: thơ hay là thơ lay động tâm hồn con người bằng cảm
xúc, tình cảm. Song để có thơ hay, nhà thơ bên cạnh sự sâu sắc của tình cảm,
sự phong phú của cảm xúc cần nghiêm túc trong lao động nghệ thuật mà
trước hết là lựa chọn, chỉnh sửa và sáng tạo trong sử dụng ngôn ngữ.

2. Phân tích bài thơ (6 đ):
2.1. Nội dung cảm xúc: là sự thể hiện một tình yêu cuộc sống mãnh liệt
- Niềm say mê cuộc sống khiến XD phát hiện ra một thiên đường trên
mặt đất- một thiên đường tràn đầy xuân sắc và vô cùng hấp dẫn.
- Yêu cuộc sống, nhà thơ cũng ý thức sâu sắc về giá trị cuộc sống nên
khát khao đảo lộn quy luật cuộc sống, ngăn cản bước đi của thời gian để gìn
giữ những vẻ đẹp của sự sống.
- Cũng vì niềm say mê với cuộc sống nên nhà thơ mới hốt hoảng lo âu,
thậm chí ốn giận thời gian trơi chảy vơ tình.
- Tình u cuộc sống đã tiếp thêm sức mạnh để nhà thơ không buông
trôi theo sự trôi chảy của thời gian, sự phôi pha tàn úa của sự sống mà tăng
cường độ sống để sống mạnh mẽ, trọn vẹn và tận độ bằng việc giao cảm và
hưởng thụ sự sống.
2.2. Hình thức biểu đạt:
- Lời thơ là lời nói với rất nhiều dấu hiệu ngữ pháp (sử dụng hư từ, hơ
ngữ...) và hình thức đối thoại giúp nhà thơ thể hiện trực tiếp con người cá
nhân, giọng điệu cá nhân mở đường cho sự thổ lộ giãi bày cảm xúc một cách
tự nhiên và nồng nhiệt.
- Ngôn ngữ rất giàu hình ảnh, giàu cảm xúc, đặc biệt rất trẻ trung, hiện
đại và đầy táo bạo giúp tác giả chuyển tải bức thông điệp tinh thần một cách
độc đáo, gây ấn tượng mạnh mẽ.


Đề 9
Lamáctin- nhà thơ Pháp- tâm sự : “Thế nào là thơ? Đó khơng phải chỉ
là một nghệ thuật, đó là sự giải thốt của lịng tơi”.
Anh/ chị có suy nghĩ gì về lời tâm sự trên? Hãy dựa vào những hiểu
biết về bài thơ Vội vàng ( Xuân Diệu) để làm sáng tỏ những suy nghĩ của
mình.
A- Yêu cầu

I- Kiến thức
Học sinh có thể trình bày vấn đề theo những cách khác nhau, song bài
viết phải làm nổi bật được các nội dung chính sau:
- Giải thích
+ Thơ khơng chỉ là một nghệ thuật: thơ là nghệ thuật kì diệu nhất của
ngơn ngữ, hấp dẫn, lay động lịng người bởi cái đẹp của từ ngữ, hình ảnh, âm
thanh, nhịp điệu....
+ Thơ là “sự giải thốt của lịng tơi” : Thơ là tiếng nói tâm hồn, tình
cảm của nhà thơ với bao buồn, vui, ước mơ, hi vọng....
+ Thơ không chỉ là sản phẩm kì diệu của nghệ thuật ngơn từ mà thơ là
phương tiện giao tiếp, bộc bạch tình cảm của người nghệ sĩ với đời.
- Bàn luận
+ Ý kiến nói lên được đặc trưng cơ bản của thơ.
+ Những nhà thơ lớn là những bậc thầy về ngôn ngữ, những bài thơ
hay phải có ngơn ngữ cơ đọng, hàm súc, giàu cảm xúc, giàu sức gợi, hình ảnh
đẹp, phong phú...
+ Nhưng thơ chỉ tràn ra khi các cung bậc cảm xúc trong tâm hồn nhà
thơ dâng trào cao độ, địi hỏi được giãi bày, chia sẻ, cảm thơng....
+ Là tiếng nói tâm hồn nên thơ dễ lay động hồn người. Đó là tiếng lịng
đi tìm những lịng “đồng điệu”.
- Bài thơ Vội vàng (Xuân Diệu)


+ Bài thơ hay bởi những cảm xúc được biểu hiện trong một hệ thống
ngơn ngữ giàu tính nghệ thuật.
+ Nhưng bài thơ ám ảnh người đọc bởi tiếng nói sôi nổi, mãnh liệt của
một hồn thơ yêu đời ham sống, bởi những quan niệm nhân sinh, quan niệm
thẩm mĩ mới mẻ.
- Đánh giá:
+ ý kiến nói đúng về tiêu chí của bài thơ hay.

+ Những cảm xúc, tình cảm mãnh liệt chân thành, mang tính thẩm mĩ ,
cùng sự sáng tạo trong hình thức biểu hiện sẽ làm nên sức sống cho thơ.
+ Đó là bài học quý giá cho những người muốn trở thành thi sĩ, những
người yêu thơ muốn thâm nhập thế giới vi diệu, bí ẩn của thơ ca.
2- Kĩ năng
Học sinh biết cách làm bài nghị luận về một vấn đề văn học. Luận điểm
rõ ràng, lơ gíc; lập luận sắc sảo, thuyết phục. Văn giàu cảm xúc, hình ảnh;
khơng mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, chính tả....



×