Tải bản đầy đủ (.pdf) (153 trang)

Khảo sát đánh giá hiện trạng môi trường các khu du lịch tỉnh Ninh Bình đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và mô hình xử lý nước cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.37 MB, 153 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
óóóóóóóóó

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

KHẢO SÁT ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG
CÁC KHU DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
GIẢM THIỂU Ơ NHIỄM VÀ MƠ HÌNH XỬ LÝ NƯỚC CẤP

NGÀNH
MÃ SỐ

: CÔNG NGHỆ MÔI TRƯỜNG
:

TRẦN THỊ THANH HOÀ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN THỊ THU THUỶ

HÀ NỘI 2007


Mục lục
Mục lục .................................................................................................................. 1
Mở đầu................................................................................................................... 8
Chương I. Tổng quan về các khu du lịch tỉnh Ninh Bình ................................... 11
I.1. Điều kiện tự nhiên …………………………………………………………11
I.1.1. Vị trí địa lý ......................................................................................... 11
I.1.2. Địa hình ............................................................................................. 11
I.1.3. Khí hậu .............................................................................................. 12


I.1.4. Thuỷ văn ............................................................................................ 13
I.1.5. Đất đai ............................................................................................... 13
I.1.6. Tài nguyên khoáng sản ....................................................................... 13
I.2. Điều kiện dân cư, kinh tế – xã hội…………………………………………14
I.2.1. Đặc điểm dân cư, dân tộc .................................................................... 14
I.2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội ................................................................... 14
I.3. Tài nguyên du lịch tỉnh Ninh Bình…………………………………………15
I.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên ................................................................. 15
I.3.1.1. Vườn quốc gia Cúc Phương ............................................................. 16
I.3.1.2. Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long............................................... 17
I.3.1.3. Quần thể khu du lịch hang động Tràng An ........................................ 18
I.3.1.4. Tam Cốc ......................................................................................... 18
I.3.1.5. Núi chùa Bái Đính ........................................................................... 19
I.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ............................................................... 20
I.3.2.1. Cố đô Hoa Lư ................................................................................. 20
I.3.2.2.Nhà thờ đá Phát Diệm ....................................................................... 21
I.3.3. Đánh giá chung về tiềm năng tài nguyên du lịch Ninh Bình .................. 22
I.4. Thống kê kết quả kinh doanh du lịch tỉnh Ninh Bình ……………………..22
I.5. Định hướng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình……………………………..26
I.5.1. Phương hướng nhiệm vụ ..................................................................... 27
I.5.2. Mục tiêu phát triển du lịch giai đoạn 2000 – 2010 ................................ 27
I.6. Mục tiêu và định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực then chốt của tỉnh
đến năm 2010…………………………………………………………………..29
I.6.1. Nông – lâm nghiệp, thuỷ sản ............................................................... 30
I.6.2. Công nghiệp ....................................................................................... 31
I.6.3. Định hướng bảo vệ môi trường............................................................ 31
Chương II. Hiện trạng môi trường các khu du lịch ............................................. 32
II.1. Hiện trạng mơi trường khơng
khí………………………………………….32



2

II.1.1. Hiện trạng mơi trường khơng khí đơ thị và khu công nghiệp ............... 32
II.1.2. Hiện trạng môi trường không khí khu bảo tồn..................................... 33

II.2. Hiện trạng mơi trường
nước……………………………………………….34
II.2.1. Chất lượng môi trường nước mặt ....................................................... 34
II.2.1.1. Chất lượng nước mặt khu vực thành thị ........................................... 34
II.2.1.2. Chất lượng nước mặt khu vực nông thôn ......................................... 39
II.2.2. Chất lượng nước ngầm ...................................................................... 40
II.2.2.1. Chất lượng nước ngầm khu vực nội thị ............................................ 41
II.2.2.2. Chất lượng nước ngầm khu vực nông thôn....................................... 42
II.3. Chất thải rắn……………………………………………………………….43
II.3.1. Thống kê lượng chất thải phát sinh..................................................... 43
II.3.2. Phân loại và thu gom chất thải rắn...................................................... 43
II.4. Diễn biến đa dạng sinh học………………………………………………..44
II.5. Các vấn đề môi trường cấp bách cần giải
quyết…………………………...44
II.5.1. Vấn đề môi trường cấp bách khu đô thị .............................................. 44
II.5.2. Vấn đề môi trường khu công nghiệp, làng nghề .................................. 45
II.5.3. Vấn đề môi trường cấp bách khu vực nông thôn ................................. 47
II.5.4. Vấn đề cấp bấch về môi trường phát triển du lịch ............................... 47
Chương III. Các giải pháp nâng cấp, giảm thiểu ô nhiễm .................................. 49
III.1. Các giải pháp
chung………………………………………………………49
III.1.1. Luật và các chính sách, các quy định về bảo vệ mơi trường ............... 49
III.1.2. Đề xuất các nội dung có liên quan đến chính sách mơi trường trong phát
triển du lịch ................................................................................................. 51

III.1.3. Giải pháp về tuyên truyền và giáo dục dân trí .................................... 52
III.1.4. Giải pháp về quy hoạch, phát triển kinh tế xã hội............................... 53

III.2. Các giải pháp cụ
thể………………………………………………………53
III.2.1. Giải pháp thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn .............................. 54
III.2.1.1. Thu gom, vận chuyển chất thải rắn ................................................. 54
III.2.1.2. Thu gom thứ cấp và vận chuyển chất thải rắn ................................ 56
III.2.1.3. Ví dụ tính tốn phương tiện thu gom thứ cấp cho khu du lịch sinh thái
Vân Long .................................................................................................... 57
III.2.1.4. Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn .................................... 59
III.2.2. Giải pháp giảm thiểu bụi trong khơng khí ......................................... 59
II.2.2.1. Nguồn bụi từ các cơ sở sản xuất công nghiệp ................................... 60


3

II.2.2.2. Nguồn bụi do các hoạt động giao thông vận tải ................................ 61
II.2.2.3. Nguồn bụi từ các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp ...................... 63
II.2.2.4. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu bụi ............................................... 64
III.2.3. Giải pháp bảo vệ các nguồn nước..................................................... 66
III.2.3.1. Tăng khả năng tự bảo vệ của nguồn nước ....................................... 66
III.2.3.2. Quy hoạch định hướng việc khai thác nước .................................... 66
III.2.3.3. Quan trắc động thái nước ............................................................... 67
III.2.3.4. Các giải pháp hành chính ............................................................... 67

III.2.4. Giải pháp quản lý và xử lý nước thải……….…………………...68
III.2.4.1. Quản lý nguồn nước thải................................................................ 68
III.2.4.2. Quản lý nước thải công nghiệp và bệnh viện .................................. 69
III.2.4.3. Quản lý nước thải sinh hoạt ........................................................... 71

III.2.5. Giải quyết các vấn đề tồn tại trong xã hội .......................................... 73
III.2.5.1. Gây ô nhiễm do vỉa hè, đường phố ................................................. 73
III.2.5.2. Gây ô nhiễm do tình trạng hố xí sử dụng ........................................ 74
III.2.5.3. Gây ơ nhiễm do các làng nghề ....................................................... 74
Chương IV. Cơ sở lý thuyết và lựa chọn công nghệ xử lý nước sông Bôi làm
nước cấp cho khu du lịch sinh thái Vân Long .................................................... 77
IV.1. Hiện trạng khí hậu thủy văn khu du lịch sinh thái Vân Long …………...77
IV.1.1. Nước bề mặt .................................................................................... 78
IV.1.2. Nước ngầm ...................................................................................... 78
IV.1.2.1. Nước lỗ hổng ................................................................................ 79
IV.1.2.2. Tầng chứa nước khe nứt karst ........................................................ 79
IV.2. Đánh giá chất lượng các nguồn nước…………………………………….79
IV.2.1. Nước mặt ........................................................................................ 79
IV.2.2. Nước ngầm ...................................................................................... 79
IV.3. Công nghệ xử lý nước
mặt………………………………………………..80
IV.3.1. Các biện pháp xử lý nước mặt ......................................................... 80
IV.3.2. Nguyên tắc lựa chọn dây chuyền công nghệ ..................................... 80
IV.3.3. Một số dây chuyền công nghệ xử lý nước mặt .................................. 81
IV.4. Nhu cầu sử dụng nước và lựa chọn phương án cấp nước cho khu du lịch
sinh thái Vân Long……………………………………………………………..82
IV.4.1. Nhu cầu sử dụng nước ..................................................................... 82
IV.4.2. Lựa chọn nguồn nước ...................................................................... 83
IV.4.3. Chất lượng nước sông Bôi ................................................................ 84
IV.5. Mô tả các công đoạn trong dây chuyền công nghệ xử lý nước sông Bôi...92
IV.5.1. Hồ chứa và lắng sơ bộ ...................................................................... 92


4


IV.5.2. Song chắn và lưới chắn .................................................................... 92
IV.5.3. Quá trình keo tụ và phản ứng tạo bông cặn........................................ 93
IV.5.4. Quá trình lắng ................................................................................. 95
IV.5.5. Quá trình lọc ................................................................................... 96
IV. 5. 6. Khử trùng nước.............................................................................. 97
IV. 5. 7. ổn định nước và bể chứa................................................................. 97

Chương V. tính tốn thiết kế dây chuyền cơng nghệ .......................................... 99
V.1. Tính tốn các thơng số cịn lại của nước sau cơng đoạn tiền xử lý……….99
V.1.1. Kiểm tra cân bằng điện tích ............................................................... 99
V.1.2. Xác định hàm lượng CO2 trong nước .............................................. 101
V.1.3. Xác định độ cứng tồn phần của nước thơ ....................................... 101
V.2. Bể keo
tụ…………………………………………………………………..103
V.2.1. Tính tốn lượng phèn cho q trình keo tụ ....................................... 103
V.2.2. Tính tốn sự biến đổi chất lượng nước sau q trình keo tụ ............... 104
V.2.3. Tính tốn hệ thống pha chế, định lượng dự trữ phèn. ........................ 106
V.2.4. Tính toán bể keo tụ (bể trộn đứng) ................................................... 109
V.2.4.1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động của bể ............................................ 109
V.2.4.2. Các thơng số cần tính tốn của bể keo tụ ....................................... 110
V.2.4.3. Phương pháp tính tốn bể keo tụ ................................................... 110
V.3. Bể lắng đứng kết hợp với bể phản ứng tạo
bông…………………………114
V.3.1. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động …………………………………..114
V.3.2. Các thông số cần tính tốn của bể .................................................... 116
V.3.3. Phương pháp tính tốn..................................................................... 116
V.3.3.1. Tính tốn bể phản ứng tạo bơng .................................................... 116
V.3.3.2. Tính tốn bể lắng đứng ................................................................. 118
V.4. Bể lọc nhanh……………………………………………………………..121
V.4.1. Cấu tạo ........................................................................................... 121

V.4.2. Các thơng số cần tính tốn của bể lọc nhanh ..................................... 123
V.4.3. Phương pháp tính toán bể lọc nhanh................................................. 123
V.4.4. Sự biến đổi chất lượng nước khi ra khỏi bể lọc nhanh: ...................... 130
V.5. Tính tốn trạm khử trùng………………………………………………...131
V.5.1. Tính tốn sự biến đổi chất lượng nước sau quá trình khử trùng.......... 131
V.5.2. Liều lượng Clo tiêu thụ: .................................................................. 133
V.5.3. Thiết bị hoà trộn Clo ....................................................................... 134
V.5.4. Xác định kích thước trạm khử trùng ................................................. 135
V.5.5. Kiểm tra độ ổn định của nước sau công đoạn khử trùng: ................... 135


5

V.6. Tính tốn bể chứa nước
sạch……………………………………………..137
V.7. Tính tốn hệ thống pha chế, định lượng và dự trữ
vôi………………...…138
V.8. Hệ thống xử lý nước
thải…………………………………………………140
V.9. Tính kinh tế………………………………………………………………142
V.9.1. Chi phí xây dựng cơng trình ban đầu ................................................ 142
V.9.2. Tổng giá thành quản lý hệ thống cấp nước ....................................... 144
V.9.3. Tính giá thành 1m3 nước ................................................................. 145
Kết luận và kiến nghị ........................................................................................ 147
Tài liệu tham khảo ............................................................................................. 149


6

Danh mục các bảng

Bảng 1.1: Lượng khách du lịch đến Ninh Bình thời kỳ 1995 - 2005 ................. 23
Bảng 1.2: So sánh số lượng khách du lịch đến Ninh Bình với các tỉnh phụ cận 24
Bảng 1.3: Cơ cấu khách quốc tế đến Ninh Bình giai đoạn 2000 – 2005 ............ 25
Bảng I.4. Tổng hợp bước đi của quy hoạch tổng thể tỉnh Ninh Bình ................ 29
Bảng 2.1: Chất lượng mơi trường khơng khí thành phố Ninh Bình ................... 32
Bảng 2.2. Chất lượng khơng khí khu vực cụm cơng nghiệp Hoa Lư ................. 33
Bảng 2.3: Chất lượng khơng khí rừng Cúc Phương ........................................... 33
Bảng 2.4: Chất lượng nước sông Đáy khu vực cảng Ninh Phúc và cảng than ... 34
Bảng 2.5: Chất lượng nước mặt khu vực thành phố Ninh Bình ......................... 35
Bảng 2.6: Diễn biến chất lượng nước sơng Đáy qua các năm ............................ 36
Bảng 2.7: Kết quả phân tích mẫu mơi trường nước khu vực .............................. 37
Bảng 2.8: Kết quả phân tích mẫu mơi trường nước khu vực .............................. 39
Bảng 2.9: Chất lượng nước ngầm khu vực thành phố Ninh Bình ...................... 41
Bảng 2.10: Kết quả phân tích nước ngầm khu vực thành phố Ninh Bình, ......... 41
Bảng 4.1. Bảng phân loại chất lượng nguồn nước mặt (TCXD 233 – 1999) ..... 84
Bảng 4.2. Tiêu chuẩn nước sinh hoạt của Việt Nam và thế giới ....................... 86
Bảng 4.3. Chất lượng nước sông Bôi và tiêu chuẩn cho phép ............................ 87
Bảng 5.1. Các thành phần chính của nước sau công đoạn tiền xử lý ................ 99
Bảng 5.2. Thành phần chất lượng nước nguồn đã được tính. ........................... 103
Bảng 5.3. Thành phần chất lượng của nước sau công đoạn keo tụ................... 105
Bảng 5.4. Kết quả tính tốn hệ thống pha chế, định lượng phèn ...................... 108
Bảng 5.5. Kết quả tính tốn bể keo tụ ............................................................... 113
Bảng 5.6. Kết quả tính toán bể lắng đứng kết hợp với bể phản ứng tạo bơng.. 120
Bảng 5.7. Kết quả tính tốn bể lọc nhanh ......................................................... 129
Bảng 5.8. Thành phần chất lượng nước sau quá trình lọc nhanh...................... 130
Bảng 5.9. Thành phần chất lượng nước sau quá trình khử trùng ...................... 132
Bảng 5.10. Bảng tính tốn giá thành xây dựng mạng lưới ............................... 142
Bảng 5.11. Bảng tính tốn chi phí xây dựng các bể.......................................... 143



7

Lời cảm ơn

Trước hết cho tôi được chân thành gửi lời cảm ơn đến ban lãnh đạo Trung
tâm bồi dưỡng và đào tạo sau đại học và Viện khoa học và Công nghệ môi
trường – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi hồn thành khố cao học Cơng nghệ Mơi trường.
Tơi xin được trân trọng cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thuỷ – người
đã tận tình hướng dẫn và giành rất nhiều thời gian q báu giúp tơi hồn thành
bài luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các giảng viên của Viện Khoa học và Công
nghệ môi trường, những người đã trang bị cho tôi kiến thức trong hai năm qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn Uỷ ban nhân dân thành phố Ninh Bình, Sở Tài
ngun và Mơi trường, Sở Du lịch Ninh Bình đã giúp đỡ tơi trong q trình làm
luận văn này.
Cuối cùng tơi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã giúp đỡ tơi hồn thành
khố cao học 2005 – 2007./.


8

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài và mục đích của đề tài
Nước là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người và
trong mọi hoạt động của xã hội, khơng có nước cuộc sống trên trái đất không thể
tồn tại được. Hằng ngày cơ thể người cần từ 3 – 10 lít nước cho các hoạt động,
lượng nước này thông qua con đường thức ăn, nước uống đi vào cơ thể để thực
hiện quá trình trao đổi chất, trao đổi năng lượng, sau đó theo đường bài tiết thải
ra ngoài. Trong thời đại ngày nay, loài người càng thấy rõ vai trò của nước đối

với sự sống trên Trái Đất, đối với sự phát triển kinh tế xã hội cũng như sự phát
triển của các nền văn minh, của xã hội loài người.
Du lịch, một ngành cơng nghiệp khơng khói. Tuy nói là khơng khói
nhưng khơng phải là khơng có những vấn đề mơi trường cần giải quyết. Hàng
năm người ta thu được rất nhiều lợi nhuận từ ngành này và việc đầu tư trở lại
chủ yếu để cải thiện cơ sở hạ tầng (đường giao thông, nơi ăn nghỉ, tôn tạo các
thắng cảnh… ) sao cho các khu du lịch trở nên đẹp hơn, đi lại dễ dàng hơn với
mục đích là thu hút càng nhiều khách du lịch càng tốt. Còn vấn đề làm thế nào
để cho môi trường các khu du lịch tốt lên, gần gũi với thiên nhiên hơn, có tính
chất đầu tư lâu dài và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội rất lớn nhưng lại rất khó
định giá thì rất ít ai quan tâm. Vì nhiều lý do như nguồn kinh phí hạn hẹp, nhận
thức hạn chế…
Ninh Bình là một tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, nhiều
thắng cảnh và di tích văn hố, lịch sử với 47 di tích đã được xếp hạng, có
khoảng 20 điểm du lịch và hàng trăm hang động, hàng chục hồ nước ngọt lớn có
thể khai thác phục vụ du lịch. Do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội cũng như sự
phát triển của ngành du lịch Ninh Bình nói riêng mà nhu cầu về nước ngày càng
tăng. Thêm vào đó con người lại thải ra nhiều hố chất độc hại, nhiều chất bẩn
các loại chất thải ra khí quyển, đất và các đối tượng nước làm các nguồn tài
nguyên nước bị nhiễm bẩn, nhanh chóng cạn kiệt, gây ra nạn thiếu nước. Vì thế,
con người cần phải biết xử lý các nguồn nước cấp để có đủ số lượng và đảm bảo
chất lượng cho mọi nhu cầu sinh hoạt và phục vụ các hoạt động phát triển kinh


9

tế. Vì vậy với đề tài “Khảo sát đánh giá hiện trạng mơi trường các khu du lịch
tỉnh Ninh Bình. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và mô hình xử lý nước
cấp” tơi muốn góp một phần nào đó để nâng cao chất lượng mơi trường các khu
du lịch của Ninh Bình nói riêng và của Việt Nam nói chung.

2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1 . Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ của luận án, tôi quan tâm đến các đối tượng là hiện
trạng các khu du lịch của Ninh Bình, trong đó đi sâu tìm hiểu hiện trạng mơi
trường của thành phố Ninh Bình và khu du lịch sinh thái Vân Long. Từ đó tìm ra
vấn đề môi trường chung cần phải giải quyết.
2.2 . Phạm vi nghiên cứu
Với thời gian hạn chế cho nên trong khuôn khổ luận văn này tôi chỉ đưa ra
những nhóm giải pháp về mơi trường mang tính tổng thể và có khả năng ứng
dụng nhiều trong thực tiễn cộng đồng. Đồng thời đưa ra một giải pháp cụ thể có
tính ứng dụng cao đối với một khu du lịch cụ thể, đó là tính tốn và thiết kế dây
chuyền công nghệ xử lý nước sông Bôi làm nước cấp cho khu du lịch sinh thái
Vân Long.
3. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Người ta thường nói nhiều đến môi trường các khu công nghiệp, môi
trường đô thị, mơi trường các làng nghề… rất ít ai quan tâm đến mơi trường các
khu du lịch. Do đó với đề tài “Khảo sát đánh giá hiện trạng môi trường các khu
du lịch tỉnh Ninh Bình. Đề xuất giải pháp giảm thiểu ơ nhiễm và mơ hình xử lý
nước cấp” tơi muốn đưa ra cách nhìn mới đối với ngành Công nghệ môi trường.
Với ngành Công nghệ môi trường, giờ đây không chỉ giải quyết những vấn đề
môi trường của các ngành công nghiệp, các khu đô thị, các làng nghề… mà
người ta dễ dàng nhận ra những vấn đề môi trường cần giải quyết.
4. Phương pháp nghiên cứu
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực địa tại các khu du lịch Ninh Bình,
kết hợp với phương pháp khảo sát thực địa, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra so
sánh chất lượng nước sinh hoạt. Trên cơ sở đó so sánh với quy định của Việt
Nam, từ đó có thể đưa ra giải pháp thích hợp. Trên cơ sở thu thập số liệu, tổng


10


hợp các dữ liệu và đưa ra nhận xét về tác động môi trường và tác động đời sống
kinh tế của các khu du lịch.
5. Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn gồm 5 chương, không kể phần mở đầu, kết luận và
phụ lục gồm:
Chương I: Tổng quan về các khu du lịch tỉnh Ninh Bình
Chương II: Hiện trạng mơi trường các khu du lịch tỉnh Ninh Bình
Chương III: Các giải pháp môi trường cho các khu du lịch tỉnh Ninh Bình
Chương IV: Cơ sở lý thuyết và lựa chọn dây chuyền công nghệ xử lý
nước sông Bôi làm nước cấp cho khu du lịch sinh thái Vân Long
Chương V: Tính tốn và thiết kế dây chuyền cơng nghệ xử lý nước sông
Bôi


11

Chương I. Tổng quan về các khu du lịch
tỉnh Ninh Bình
I.1. Điều kiện tự nhiên [9, 10, 11]
I.1.1. Vị trí địa lý
Ninh Bình là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng Bắc Bộ. Vị trí giới hạn
từ 19050 đến 20026 vĩ độ Bắc, từ 105032 đến 106020 kinh độ Đơng. Phía Bắc
giáp Hà Nam; phía Đơng giáp Nam Định; phía Đơng Nam giáp biển Đơng; phía
Tây và Tây Nam giáp Thanh Hố; phía Tây giáp Hồ Bình.
Nằm cách thủ đô Hà Nội hơn 90km, nằm trên tuyến đường giao thông
Bắc – Nam, cả hai trục đường ô tô và đường sắt chạy xuyên suốt Bắc – Nam đều
qua đây làm cho Ninh Bình trở thành một cầu nối giao lưu kinh tế, văn hoá giữa
hai miền Nam – Bắc. Ninh Bình lại nằm trong vùng dồi dào năng lượng; có biển
và hệ thống sơng thơng ra biển, có cảng thuận lợi về vận tải, giao lưu với các

tỉnh và quốc tế, tạo lợi thế độc đáo để phát triển kinh tế – xã hội, trong đó đặc
biệt là lĩnh vực công nghiệp và du lịch, dịch vụ quá cảnh, lưu thơng hàng hố,
giao lưu văn hố và tiếp nhận văn minh đô thị của hai miền đất nước.
Tỉnh Ninh Bình bao gồm: thành phố Ninh Bình và thị xã Tam Điệp cùng
6 huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, n Mơ, n Khánh, Kim Sơn.

I.1.2. Địa hình
Ninh Bình nằm trong vùng tiếp giáp giữa vùng đồng bằng sông Hồng và
dải đá trầm tích ở phía Tây, lại nằm trong vùng trũng của đồng bằng sông Hồng,


12

tiếp giáp biển Đơng nên có một địa hình đa dạng, vừa có đồng bằng, đồi núi, có
vùng nửa đồi núi vừa có vùng trũng, vùng ven biển. Ngay trong một khu vực
cũng có địa hình cao, thấp chênh lệch. Về địa hình có ba vùng khá rõ:
- Vùng đồi núi, nửa đồi núi với các dãy núi đá vôi, núi nhiều thạch sét, sa
thạch, đồi đất đan xen các thung lũng lòng chảo hẹp, đầm lầy, ruộng trũng ven
núi, có tài ngun khống sản, đặc biệt là đá vơi, có nhiều tiềm năng phát triển
cơng nghiệp vật liệu xây dựng, nhất là xi măng có tiềm năng lớn cho phát triển
du lịch, cây công nghiệp, cây ăn quả.
- Vùng đồng bằng trung tâm là vùng đất đai màu mỡ, bãi bồi ven sơng, có
nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu tại chỗ và nông sản
hàng hố xuất khẩu.
- Vùng ven biển và biển có nhiều điều kiện phát triển các cây trồng, vật
nuôi, khai thác các nguồn lợi ven biển và ngoài khơi.
Đồi núi trùng điệp chiếm quá nửa diện tích tự nhiên của tỉnh; các vùng
nửa đồi núi tuy không lớn lắm nhưng lại phân bố rải rác theo các vùng đồng
bằng xen kẽ. Tồn tỉnh có 18km bờ biển thuộc huyện Kim Sơn, có cửa sơng Đáy
đổ ra biển tạo ra vùng bãi bồi hàng năm tiến thêm ra biển khoảng 100 - 120m và

quỹ đất tăng thêm hàng năm khoảng 140 – 168ha.
I.1.3. Khí hậu
Ninh Bình thuộc vùng tiểu khí hậu của đồng bằng sơng Hồng, ngồi ảnh
hưởng sâu sắc của gió mùa Đơng Bắc, Đơng Nam cịn chịu ảnh hưởng của khí
hậu ven biển, khí hậu rừng núi và nửa rừng núi. Thời tiết trong năm chia làm hai
mùa rõ rệt: mùa khô từ tháng 11 – 12 năm trước đến tháng 4 năm sau; mùa mưa
từ tháng 5 – tháng 10.
Nhiệt độ trung bình hàng năm là 23,40C và có sự chênh lệch khơng nhiều
giữa các vùng. Độ ẩm trung bình hàng năm là 86% và có sự chênh lệch không
nhiều giữa các tháng trong năm. Tổng lượng mưa rơi trên diện tích tồn tỉnh
trung bình đạt từ 1860 – 1950mm, phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh
thổ của tỉnh, thường tập trung vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 10 và chiếm từ
86 – 91% tổng lượng mưa trong năm.
Do điều kiện thuỷ thế bất lợi vào những đợt mưa to, các huyện Gia Viễn,
Nho Quan, Yên Mô, Hoa Lư thường gặp thiên tai, lũ lụt trên diện rộng.


13

I.1.4. Thuỷ văn
Trên địa bàn tỉnh có nhiều sơng và một số hồ đầm, đây là nguồn nước mặt
cung cấp nước cho công nghiệp, nông lâm nghiệp và bồi đắp phù sa cho đồng
ruộng. Hàng năm, hệ thống sơng ngịi ở Ninh Bình được ni dưỡng bằng nguồn
nước mưa dồi dào, tạo nên lượng dòng chảy tương đối phong phú. Mật độ mạng
lưới sơng ngịi khoảng 0,6 – 0,9km/km2. Các sông lớn thường chảy theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam để đổ ra biển. Tại Ninh Bình có các hồ, đầm tiêu biểu là
đầm Cút và dãy hồ Đồng Thái. Với điều kiện thuỷ văn như trên, đây là điều kiện
thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng, vật ni có nguồn gốc tự nhiên
từ nhiều miền địa lý khác nhau.
I.1.5. Đất đai

Ninh Bình có tổng diện tích tự nhiên là 138.420 ha, trong đó đất cho sản
xuất nông nghiệp là 67.605 ha, đất lâm nghiệp 19.972 ha, đất khu dân cư 5.068
ha, đất chuyên dùng 16.769 ha và đất chưa sử dụng 28.961 ha.
Nhìn chung, tài nguyên đất ở Ninh Bình có độ phì nhiêu trung bình với ba
loại địa hình ven biển, đồng bằng và bán sơn địa nên có thể bố trí được nhiều
loại cây trồng thuộc nhóm cây lương thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây
ăn quả, nuôi trồng thuỷ sản.
I.1.6. Tài nguyên khống sản
Đá vơi: đây là nguồn tài ngun khống sản lớn nhất của Ninh Bình, với
những dãy núi đá vơi khá lớn với trữ lượng hàng chục tỷ m3 đá vôi, chất lượng
tốt làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, đáng chú ý là xi măng.
Đất sét: Phân bố rải rác ở các vùng đồi núi thấp thuộc xã Yên Sơn, Yên
Bình, thị xã Tam Điệp, Gia Viễn, n Mơ dùng để sản xuất gạch ngói và làm
ngun liệu cho ngành đúc, đảm bảo cho xây dựng các nhà máy sản xuất gạch,
khai thác ổn định trong vài chục năm.
Tài nguyên nước khoáng: Nước suối Kênh Gà (Gia Viễn) có vị mặn, trữ
lượng lớn, thường xuyên có nhiệt độ tới 53 – 540C, có thể khai thác đưa vào
tắm, ngâm chữa bệnh kết hợp với du lịch rất tốt. Nguồn nước khoáng Cúc
Phương dùng để sản xuất giải khát và tắm ngâm chữa bệnh, có thành phần
MgCO3 cao.


14

Tài nguyên than bùn: có trữ lượng nhỏ, phân bố ở Gia Sơn, Sơn Hà,
Quang Sơn dùng để sản xuất phân vi sinh phục vụ phát triển nền nông nghiệp
sinh thái.
Bên cạnh đó Ninh Bình cịn nằm gần các nguồn năng lượng lớn của quốc
gia ở miền Bắc như: bể than Quảng Ninh, thuỷ điện Hồ Bình; nhiệt điện Phả
Lại… giúp cho Ninh Bình thoả mãn các nhu cầu về than, điện phục vụ cho phát

triển sản xuất cùng như nhu cầu dân sinh.
I.2. Điều kiện dân cư, kinh tế – xã hội [9, 10, 11]
I.2.1. Đặc điểm dân cư, dân tộc
Dân số Ninh Bình đến 31/12/2005 là 915.727 người, chiếm hơn 6% dân
số vùng đồng bằng sông Hồng và gần 1,2% dân số của cả nước. Trong tổng dân
số của tỉnh có 48,6% là nam, 51,4% là nữ; dân số thành thị chiếm 15,31%, dân
số nông thôn chiếm 84,69%. Mật độ dân số chung toàn tỉnh là 621 người/km2.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên những năm gần đây có xu hướng giảm nhưng vẫn ở
mức cao, năm 2000 là 1,042% đến năm 2005 giảm xuống cịn 0,899% (mức
bình quân cả nước là 1,2%).
Cộng đồng các dân tộc đang sinh sống trong tỉnh gồm có: đa số là dân tộc
Kinh chiếm trên 98,2%; đứng thứ hai là dân tộc Mường chiếm gần 1,7%; các
dân tộc khác như Tày, Nùng, Thái, Hoa, H’Mơng, Dao… mỗi dân tộc có từ trên
một chục đến hơn một trăm người. Trong số các dân tộc ít người sinh sống trong
tỉnh, dân tộc Mường đã định cư khá lâu đời ở các xã thuộc miền núi cao huyện
Nho Quan, thị xã Tam Điệp và là một bộ phận của cư dân người Mường sinh
sống dọc theo dải núi đá vơi từ Hồ Bình đi Thanh Hoá; các phong tục tập quán
sinh hoạt, truyền thống văn hoá mang nét đặc trưng của cộng đồng dân tộc
Mường của Việt Nam. Các dân tộc khác sống phân tán, rải rác ở các địa phương
trong tỉnh, khơng hình thành cộng đồng dân tộc nhất định.
I.2.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
Trong những năm qua, kinh tế Ninh Bình tương đối phát triển, tổng sản
phẩm quốc nội (GDP) tính theo giá trị so sánh 1994 năm 2004 đạt 2.672,71 tỷ
đồng, năm 2005 ước tính đạt 3.219,7 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình
quân giai đoạn 2001 – 2005 là 10,5%, trong đó khu vực nơng – lâm – thuỷ sản
tăng 2,21%; khu vực công nghiệp - xây dựng tăng 24,9%; dịch vụ tăng 12,02%.


15


GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,26 triệu đồng (gấp 2,2 lần so với năm
2000), bằng khoảng 74,4% mức trung bình cả nước và 62,85% mức trung bình
của tồn vùng đồng bằng sơng Hồng.
Tỷ trọng GDP nơng – lâm nghiệp – thuỷ sản: 30,89%.
Tỷ trọng GDP công nghiệp xây dựng: 35,70%.
Tỷ trọng GDP thương mại – dịch vụ: 33,41%
I.3. Tài nguyên du lịch tỉnh Ninh Bình [8, 9, 10, 11, 12]
Ninh Bình có tài ngun du lịch phong phú và đa dạng, nhiều thắng cảnh
và di tích văn hố, lịch sử với 47 di tích đã được xếp hạng, có khoảng 20 điểm
du lịch và hàng trăm hang động, hàng chục hồ nước ngọt lớn có thể khai thác
phục vụ du lịch. Có các khu du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước đã và đang thu
hút khách quốc tế ngày một tăng: cố đô Hoa Lư, Tam Cốc – Bích Động, rừng
quốc gia Cúc Phương, khu đất ngập nước Vân Long – Gia Viễn, nhà thờ đá Phát
Diệm, Kênh Gà - Vân Trình, núi chùa Bái Đính, động Địch Lộng… Có thể kể
đến các loại hình du lịch sau:
- Du lịch văn hoá, lịch sử.
- Du lịch lễ hội truyền thống.
- Du lịch sinh thái, leo núi, làng nghề.
- Du lịch tắm ngâm, chữa bệnh.
- Du lịch nghỉ cuối tuần, giải trí, câu cá…
Trong luận văn này tơi khơng thể tìm hiểu hết tất cả các khu du lịch đó,
sau đây tơi xin giới thiệu một số khu du lịch điển hình:
I.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Với diện tích tự nhiên 138.420 ha, tuy là một tỉnh khơng lớn nhưng Ninh
Bình có địa hình rất đa dạng: có núi, đồng bằng, vùng ven biển, mang đầy đủ sắc
thái địa hình Việt Nam thu nhỏ… Đặc điểm về địa hình kết hợp với các thành
phần tự nhiên khác như hệ thống thuỷ văn, lớp phủ thực vật… đã tạo cho Ninh
Bình tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Thiên nhiên đã ban tặng cho vùng
đất này nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, nhiều hang động nổi tiếng, vườn
quốc gia Cúc Phương với hệ động thực vật phong phú, khu bảo tồn ngập nước

Vân Long với cảnh quan đặc sắc và tính đa dạng sinh học cao… Đây là tiền đề


16

quan trọng cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch mạo hiểm, du lịch tham
quan… Một số tài nguyên tiêu biểu:
I.3.1.1. Vườn quốc gia Cúc Phương
Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam, thành lập vào
7/7/1962. Vườn quốc gia Cúc Phương có một quần thể hệ động thực vật vô cùng
phong phú, đa dạng và độc đáo. Vườn có diện tích 22.200ha, trong đó là núi đá
vôi cao từ 300 - 600m so với mặt biển. Tại
đây có đỉnh Mây Bạc cao 648,2m.
Khí hậu ở Cúc Phương thuộc loại
khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung
bình năm khoảng 24,70C, địa hình phức
tạp, rừng ở dạng nguyên sinh chứa nhiều
bí ẩn và cảnh quan độc đáo. Tại đây có
nhiều hang động với cảnh quan kỳ thú và
ẩn chứa những chứng tích văn hố lịch sử
lâu đời như động Trăng Khuyết, động
Chúa, động Thuỷ Tiên, động Người
Xưa…
Trong vườn cịn có suối nước nóng
380C, hệ thực vật rất phong phú với 1944
loài thuộc 908 chi và 229 họ. Đặc biệt có
cây chị xanh, cây sấu cổ thụ đều trên dưới 1000 năm tuổi, cao từ 50 -70m.
Riêng hoa phong lan có tới 50 lồi, có lồi cho hoa và hương thơm quanh năm.
Hệ động vật đa dạng bao gồm 71 loài thú, hơn 300 loài chim, 33 loài bị sát và
16 lồi lưỡng cư. Nhiều lồi thú q như gấu, ngựa, lợn lịi, hổ, báo, chồn, sóc,

khỉ… Khu chăn ni nửa tự nhiên với các lồi hươu sao, nai, khỉ vàng, voọc
quần đùi, sóc bay… là nơi phục vụ công tác nghiên cứu của các nhà khoa học và
du khách có dịp chiêm ngưỡng như khi sống trong rừng tự nhiên. Cúc Phương
còn là quê hương của hàng trăm loài chim, bướm đẹp và lạ.
Hiện nay, vườn quốc gia Cúc Phương đã trở thành một trung tâm cung
cấp các lồi thực vật q hiếm, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho các chương
trình trồng rừng trong khu vực và trên cả nước. Nơi đây đã có những khu gây


17

giống tự nhiên đạt kết quả cho các lồi chị chỉ, chò xanh, kim giao… Trong
tương lai vườn còn xây dựng và mở rộng thêm cơ sở thực nghiệm để cung cấp
giống nhiều loài cây thuốc, cây cảnh quý hiếm cho những nơi có nhu cầu.
I.3.1.2. Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long
Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long là khu bảo tồn sinh cảnh đặc trưng
cho hệ sinh thái núi đá ngập nước có diện tích lớn nhất vùng đồng bằng sông
Hồng (khoảng 2643ha). Đây cũng là nơi khoanh vùng bảo vệ loài voọc quần đùi
trắng – một loài linh trưởng quý hiếm đã được ghi trong Sách đỏ thế giới. Vân
Long là một vùng đất còn ít được khám phá
với cảnh quan đặc biệt hấp dẫn.
Địa hình Vân Long bằng phẳng, độ
chênh khơng q 0,5 m nhưng có kiểu hình
ơ trũng giữa các dịng sơng lớn nhất của
Ninh Bình, nằm về phía Nam của châu thổ
Bắc Bộ. Đất ngập nước với mức sâu khoảng
vài mét, đan xen là các dãy núi đá vôi nổi
lên cao sàn sàn dưới 300m, đỉnh núi Ba
Chon cao nhất tới 428m, ranh giới giữa
chân các dãy núi và vùng trũng ngập nước

cịn xen kẽ một số đồi đá thấp có độ cao
không quá 50m. Núi đá vôi và đồi cát chiếm
diện tích, là khu vực có đa dạng sinh học, có hệ sinh thái núi đá vôi, là nơi sinh
sống của quần thể Voọc quần đùi lớn nhất Việt Nam.
Rừng Vân Long có 457 lồi thực vật bậc cao có mạch thuộc 327 chi, 127
họ. Đặc biệt có 8 lồi được ghi trong sách đỏ Việt Nam (1996) là kiêng, lát hoa,
tuế lá rộng, cốt toái bổi, sắng, bách bộ, mã tiền hoa tán… Về động vật có 39
lồi, 19 họ, 7 bộ thú: có 12 lồi động vật q hiếm như voọc quần đùi, gấu ngựa,
sơn dương, cu li lớn, khỉ mặt đỏ, cày vằn… Trong các lồi bị sát có 9 lồi được
ghi trong sách đỏ Việt Nam là rắn hổ chúa, kỳ đà, trăn đất, rắn ráo trâu, rắn ráo
thường, rắn cạp nong… Điều đáng chú ý là tại khu vực ngập nước Vân Long có
lồi cà cuống thuộc họ chân bơi, một lồi cơn trùng q hiếm, hiện cịn rất ít ở


18

Việt Nam. Cà cuống sống được thể hiện sự trong lành của môi trường nước, của
không gian cảnh quan xung quanh.
Không chỉ là khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, Vân Long cịn là nơi
có cảnh quan và di tích văn hố có giá trị như núi Nghiên, núi Hịm Sách, núi Đá
Bàn, núi cơ Tiên… Khu Vân Long cịn có 32 hang động đẹp, nhiều hang rộng có
giá trị như hang Cá, hang Bóng, hang Rùa, hang Chanh…
I.3.1.3. Quần thể khu du lịch hang động Tràng An
Nằm ở thôn Tràng An, xã
Trường Yên, huyện Hoa Lư, cách cố
đô Hoa Lư khoảng 4km về phía Nam,
diện tích trên 1500 ha, với những dải
đá vôi, các thung lũng và những dịng
sơng ngịi đan xen vào nhau tạo nên
một khơng gian huyền ảo và thơ

mộng. Sau khi du khách dâng hương
tưởng niệm tại hai đền vua Đinh và
vua Lê, đến bến thuyền sông Sào
Khê, những chiếc thuyền nan lướt
nhẹ trên mặt nước qua Xuyên Thuỷ Động sẽ đưa du khách vào thăm quần thể
hang động Tràng An. Hai bên sông là những phong cảnh sơn thuỷ hữu tình mà
thiên nhiên đã ban tặng nơi đây: núi ơng Trạng, núi Hịm Sách… Khu du lịch
Tràng An có quần thể hang động như: hang Ba Giọt, hang Địa Linh, hang Tối,
hang Sáng… và các thung lũng như: thung đền Trần, thung Mây, thung
Khống… các hang xuyên thuỷ dài và đẹp mới được khai thác sẽ làm cho du
khách ngỡ ngàng, tất cả dường như hồ quyện vào nhau tạo nên một khơng gian
kỳ thú.
I.3.1.4. Tam Cốc
Tam Cốc nghĩa là ba hang: hang Cả, hang Hai và hang Ba ở thôn Văn
Lâm, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư. Du khách vào thăm Tam Cốc chỉ có một con
đường thuỷ duy nhất, vào ra mất khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ. Đến đình Các ở
thơn Văn Lâm, ra bến sông Ngô Đồng – con đường thuỷ dẫn vào Tam Cốc, lúc
thuyền luồn vào ba hang, du khách sẽ cảm nhận được làn khơng khí trong lành,


19

mát lạnh của hương đồng gió nội. Thạch nhũ từ trần hang rủ xuống lơ nhơ óng
ánh như những khối châu ngọc kỳ ảo.
I.3.1.5. Núi chùa Bái Đính
Ninh Bình là địa phương có nhiều hang động nổi tiếng. Trong đó có một
động được người xưa khẳng định “Nào Địch Lộng, nào Thiên Tơn, Bàn Long,
Bích Động xem cịn kém đây”, đó là hang động ở núi Bái Đính thuộc xã Gia
Sinh, huyện Gia Viễn.
Núi Bái Đính đứng độc lập, cao đến hơn 200m, có diện tích khoảng gần

150.000 m2, quay hướng Đơng, có dáng vịng cung hai bên khép lại tựa tay ngai
tạo thành một thung ở dưới rộng khoảng 3 ha gọi là thung Chùa. Nhìn theo một
góc khác, núi lại trông giống một người khổng lồ ngồi quay lưng ra biển, hai
chân duỗi về phía Tây Bắc và Tây Nam. Đứng từ xa nhìn lên thấy cảnh núi ẩn
mây trời, mây che ấp núi tạo thành một bức tranh phong cảnh sơn lâm ngoạn
mục. Núi Bái Đính hiện còn giữ được cái nguyên sơ của núi rừng xa xưa, cây
cối tươi tốt, có nhiều cây cao to bao phủ núi non, xanh mướt một màu dịu mát.
Lên thăm động, du khách phải bước lên trên 300 bậc đá, qua hang Voi
Phục, trong hang đặt tượng Đức Ông mặt đỏ – người có nhiệm vụ trơng coi tồn
bộ cảnh chùa. Tiếp tục leo hết 300 bậc đá, phía bên tay phải là động Sáng - động
thờ Phật. Chiều cao của động trên 2m, dài 25m và rộng 15m, nền hang bằng
phẳng. Đối diện với động Sáng thờ Phật là động Tối thờ Liễu Hạnh – bà chúa
Thượng Ngàn. Động Tối cao và rộng hơn gồm 7 hang, mỗi hang có cấu tạo khác
nhau, có hang ở tren cao, có hang ở sâu hơn 4m, có hang nền bằng phẳng, có
hang nền trũng như lịng chảo nhưng đều thơng nhau theo các ngách đá. Hang
giữa rộng nhất là nơi thờ bà chúa Thượng Ngàn, tượng bằng đá được sơn son
thiếp vàng.
Hiện nay, khu vực núi chùa Bái Đính đã được UBND tỉnh phê duyệt dự
án tu bổ tôn tạo lại chùa Bãi Đính thành một tổ hợp vui chơi giải trí, văn hố tín
ngưỡng tâm linh vào loại lớn của tỉnh và vùng đồng bằng sơng Hồng. Chùa Bái
Đính đã được đầu tư tu bổ, tôn tạo khang trang hơn với pho tượng Phật ngồi
bằng đồng nặng 150 tấn, 3 pho tượng Tam thế nặng 100 tấn và quả chuông đồng
nặng 50 tấn. Ngồi ra, cịn có khu vườn tượng với 108 pho tượng các vị la hán


20

được chế tác từ đá xanh Ninh Bình. Khi dự án hoàn thành, nơi đây sẽ là một
trung tâm dịch vụ du lịch văn hố tín ngưỡng hấp dẫn.
Ngồi các điểm danh lam thắng cảnh trên, Ninh Bình cịn có nhiều vùng

cảnh quan khác có giá trị, đặc biệt là hệ thống các hang động karst nằm trải dài
dọc theo lãnh thổ của tỉnh Ninh Bình trong đó đáng chú ý như động Mã Tiên,
động Hang Mát, động Trà Tu, động chùa Hang… đều là những tài nguyên du
lịch có giá trị; cùng với hệ thống các hồ thuỷ lợi như hồ Yên Thắng, hồ Yên
Đồng… bên cạnh việc cung cấp nước cho thuỷ lợi, sinh hoạt còn sẽ là những
điểm tài nguyên du lịch sinh thái hồ có nhiều khả năng hấp dẫn du khách.
I.3.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là những giá trị vật chất cũng như tinh thần
do bàn tay và khối óc của sự đồn kết của cộng đồng các dân tộc anh em cùng
chung sống ở Ninh Bình sáng tạo và gìn giữ trong dịng chảy của cuộc sống. Các
tài nguyên này bao gồm những di tích lịch sử – văn hố, di tích lịch sử – cách
mạng, các làng nghề thủ công truyền thống, những giá trị văn hoá phi vật thể
như văn nghệ dân gian, lễ hội… thể hiện bản sắc văn hoá hết sức đa dạng của
nhân dân Ninh Bình và là nguồn lực thu hút khách du lịch trong và ngồi nước.
I.3.2.1. Cố đơ Hoa Lư
Cố đô Hoa Lư - kinh đô đầu tiên của nền phong kiến tập quyền ở nước ta,
thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, nằm trên một diện tích trải rộng khoảng
400 ha. Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hồng đế.
Hơn ngàn năm trước, Hoa Lư là đế đơ thật nguy nga, tráng lệ, những đồi
núi trùng điệp xung quanh vịng đai kinh đơ như tấm bình phong: sơng Hoàng
Long uốn khúc và cánh đồng Nho Quan, Gia Viễn mênh mông là hào sâu thiên
nhiên rất thuận lợi về mặt qn sự. Khu thành Hoa Lư có quy mơ rộng lớn, có
nhiều tuyến liên hồn, rộng đến
300 ha. Thành gồm hai khu là khu
trong và khu ngồi, thơng với
nhau bằng một lối đi nhỏ hẹp và
hiểm trở.
Mỗi khu gồm có nhiều
vịng, nhiều tuyến nhỏ. Theo



21

truyền thuyết, cung điện được xây ở thành ngoài, ở phía Đơng có lối đi chính
vào thành, đến năm 1010 Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, từ đó
kinh đơ Hoa Lư trở thành cố đơ. Ngày nay trên nền cung điện năm xưa là hai
ngôi đền cách nhau chừng 500m. một đền thờ Đinh Tiên Hồng và một đền thờ
Lê Đại Hành. Cũng vì hai ngơi đền thờ hai vị hồng đế rất gần nhau nên nhân
dân quen gọi là đền Đinh – Lê. Về thăm lại đất Hoa Lư lịch sử là dịp để chúng ta
chiêm ngưỡng các cơng trình kiến trúc, những nét đẹp hồng tráng của tồn bộ khu
di tích, ghi dấu thời kỳ mở nước huy hoàng, độc lập, tự chủ của đất nước Đại Cồ
Việt từ ngàn năm về trước.
I.3.2.2.Nhà thờ đá Phát Diệm
Cách Hà Nội 129 km về phía Nam, ở thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn
được xây dựng trong suốt thời gian 24 năm liên tục từ năm 1875 – 1898. Phát
Diệm có nghĩa là phát sinh ra cái đẹp, tên Phát Diệm do Nguyễn Công Trứ đặt.
Đây là một quần thể kiến trúc gồm có: ao hồ, Phương Đình, Nhà thờ lớn với bốn
nhà thờ cạnh ở hai bên, ba hang đá nhân tạo, nhà thờ đá.
Phương Đình là một cơng trình kiến trúc cao 25m, rộng 17m, dài 24m
gồm ba tầng được xây dựng bằng đá phiến, lớn nhất là tầng dưới cùng được xây
dựng bằng đá xanh. Giữa Phương Đình đặt một sập làm bằng đá ngun khối,
phía ngồi và bên trong là những bức phù điêu được chạm khắc trên đá hình ảnh
chúa Jesu và các vị thánh rất đẹp với những đường nét thanh thốt. Tầng thứ hai
của Phương Đình treo một trống lớn, tầng ba treo một quả chuông cao 1,4m,
đường kính 1,1m nặng gần 2000kg, quả chng lớn ở Phương Đình được đúc
vào năm 1890. Mái của Phương Đình có năm vịm, bốn vịm ở bốn góc thấp
hơn, vịm cao nhất là vòm ở giữa tầng ba.
Nhà thờ lớn: được xây dựng năm 1891, có năm lối vào vịm đá được
chạm trổ. Nhà thờ lớn dài 74m, rộng 21m, cao 15m, có bốn mái. Trong nhà thờ
có 6 hàng cột gỗ lim nguyên khối, hai hàng cột giữa cao tới 11m, chu vi 2,35m

mỗi cột nặng khoảng 10 tấn. Gian thượng của thánh đường có một bàn thờ lớn
làm bằng một phiến đá nguyên khối dài 3m, nặng khoảng 20 tấn.
Nhà thờ đá: còn được gọi là nhà thờ dâng kính trái tim Đức Mẹ. Gọi là
nhà thờ đá vì tất cả mọi thứ ở nhà thờ này đều được làm bằng đá, từ nền, tường,
cột, chấn song cửa… Phía trong được chạm khắc nhiều bức phù điêu đẹp, đặc


22

biệt là bức chạm trổ tứ quỳ: tùng, mai, cúc, trúc tượng trưng cho thời tiết và vẻ
đẹp riêng của bốn mùa trong mọt năm.
Hang đá nhân tạo: ở phía Bắc khu nhà thờ Phát Diệm có ba hang đá được
tạo bằng những khối đá lớn nhỏ khác nhau giữ nguyên dáng vẻ tự nhiên. Trong
đó, hang Lộ Đức là đẹp nhất.
I.3.3. Đánh giá chung về tiềm năng tài nguyên du lịch Ninh Bình
Qua việc kiểm kê, đặc biệt là đánh giá tài nguyên du lịch Ninh Bình trên
cơ sở so sánh với các địa phương phụ cận, đặc biệt là địa phương trong trung
tâm du lịch Hà Nội và phụ cận – lãnh thổ mà sự phát triển du lịch của Ninh bình
ln gắn liền, có thể thấy những đặc điểm chính của tài ngun du lịch Ninh
Bình bao gồm:
 Tài nguyên du lịch Ninh Bình đa dạng và phong phú, là một địa
phương nằm trong vùng đồng bằng sơng Hồng, tuy nhiên Ninh Bình lại là địa
phương có sự đa dạng về địa hình, kết hợp với các đặc điểm tự nhiên khác; đồng thời
Ninh Bình lại là vùng đất “cố đơ” của nước Đại Việt vì vậy đã tạo cho địa phương sự
nổi trội về tính đa dạng và phong phú của tài nguyên du lịch được thể hiện trong cả
nhóm tài nguyên du lịch tự nhiên và nhóm tài ngun du lịch nhân văn.
 Ninh Bình có nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc có khả năng khai thác
để phát triển những sản phẩm du lịch hấp dẫn, có khả năng cạnh tranh cao khơng
chỉ trong vùng mà còn ở tầm quốc gia và quốc tế. Tiêu biểu là cảnh quan, hệ
thống hang động ở Tam Cốc, Tràng An, Vân Long; các giá trị văn hoá của các

di tích Hoa Lư, Tràng An, Gia Viễn; các giá trị sinh thái ở Vân Long, Cúc
Phương.
 Khả năng khai thác các giá trị tài nguyên du lịch của Ninh Bình là
tương đối thuận lợi do đặc điểm phân bố và điều kiện khai thác.
 Do đặc điểm về tự nhiên và nhân văn, tài nguyên du lịch của Ninh
Bình khá nhạy cảm và dễ dàng bị “tổn thương” do tác động của hoạt động phát
triển kinh tế – xã hội nếu thiếu các biện pháp bảo tồn và phát triển trên quan
điểm bền vững.
I.4. Thống kê kết quả kinh doanh du lịch tỉnh Ninh Bình [10]


23

Trong bối cảnh đất nước mở cửa, du lịch trở thành một ngành kinh tế non
trẻ và từng bước khẳng định vị trí quan trọng trong tiến trình hội nhập. Du lịch
Ninh Bình đã phát huy tổng hợp mọi nguồn lực, mọi ngành nghề… liên tục phát
triển với vai trò là ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành liên vùng và xã hội
hoá cao, trở thành một bộ phận quan trọng của du lịch vùng đồng bằng sông
Hồng nói riêng và du lịch cả nước nói chung, đạt được những thành tựu đáng kể
về kinh tế và xã hội như: góp phần nâng cao đời sống vật chất của nhân dân,
tăng cường cơ sở vật chất cho tỉnh, nâng cao trình độ dân trí và nhận thức cộng
đồng đối với du lịch, giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường. Với hệ
thống quan điểm phát triển phù hợp, du lịch Ninh Bình đã có những bước đi ổn
định và tạo được những tiền đề vững chắc cho giai đoạn phát triển tiếp theo.
Trong những năm gần đây, nhờ chính sách đổi mới của Đảng và Nhà
nước, sự phát triển ổn định với tốc độ cao của kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học
kỹ thuật và đặc biệt là sự ổn định về chính trị, an ninh quốc phịng ở nước ta đã
góp phần nâng cao mức sống của người dân. Thu nhập gia tăng, đời sống được
nâng cao, điều kiện về giao thông ngày càng đựơc cải thiện và thuận lợi chính là
nhân tố quan trọng hàng đầu làm cho nhu cầu du lịch tăng lên.

Bảng 1.1: Lượng khách du lịch đến Ninh Bình thời kỳ 1995 - 2005[10]
Đơn vị tính: lượng khách
Tổng số khách du lịch

Khách quốc tế

Khách nội địa

Số lượng

% tăng so
với năm
trước

Số
lượng

% tăng so
với năm
trước

Số lượng

% tăng so
với năm
trước

1995

180.500


10,82%

58.000

11,98%

122.500

10,28%

1996

205.800

14,02%

66.650

14,91%

139.150

13,59%

1997

234.104

13,75%


60.667

-8,98%

173.437

24,64%

1998

307.698

31,44%

83.048

36,89%

224.650

29,53%

1999

405.600

31,82%

96.400


16,08%

309.200

37,64%

2000

451.000

11,19%

111.000

15,15%

340.000

9,96%

Năm

Tăng TB 1995-2000

20,10%

2001

13,24%


510.700

13,86%
159.850

44,01%

22,65%
350.850

3,19%


24

2002

647.072

26,70%

254.375

59,13%

392.697

11,93%


2003

739.671

14,31%

218.805

-13,98%

520.866

32,64%

2004

877.343

18,61%

287.900

31,58%

589.443

13,17%

2005


1.021.236

16,40%

329.847

14,57%

691.389

17,30%

Tăng TB 2000-2005

18,92%

19,85%

18,48%

Tăng TB 1995-2005

18,92%

18,98%

18,89%

Nguồn: Sở Du lịch Ninh Bình
Với tiềm năng, thế mạnh và tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, hoạt

động kinh doanh du lịch của Ninh Bình cũng khá phát triển. Địa bàn du lịch
được mở rộng; các điểm danh thắng được tôn tạo, nâng cấp; các khu vui chơi
giải trí được xây dựng; hệ thống các cơ sở lưu trú du lịch được quan tâm đầu tư
phát triển… đã tạo nên những chuyển biến rõ rệt trước hết về số lượng khách du
lịch đến Ninh Bình. Đặc biệt trong khoảng 5 năm trở lại đây (2001 – 2005) tốc
độ tăng trưởng trung bình năm đạt 18,92% - đây thực sự là một tín hiệu đáng
mừng đối với du lịch Ninh Bình nói riêng và cả vùng đồng bằng sơng Hồng
cũng như tồn bộ vùng du lịch Bắc Bộ nói chung.

Bảng 1.2: So sánh số lượng khách du lịch đến Ninh Bình với các tỉnh phụ
cận
Đơn vị: Lượt khách
Địa
phươn
g

Ninh
Bình

Thanh
Hố

Loại khách
du lịch

1996

2000

2003


2004

2005

Tăng
trưởng
20002005

Khách quốc tế

66.650

111.000

218.805

287.900

329.847

24,34%

Khách nội địa

139,150

340.000

520.866


589.443

691.389

15,25%

Tổng số khách

205.800

451.000

739.671

877.343

Khách quốc tế

1.834

3.117

3.063

4.000

6.500

15,83%


Khách nội địa

232.841

431.814

628.731

696.000

993.500

18,13%

Tổng số khách

234.675

434.931

631.794

700.000

1.021.236 17,76%

1.000.000 18,12%



×