Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Kế hoạch chuên môn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.92 KB, 21 trang )

PHÒNG GĐ&ĐT TP LÀO CAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG MN TẢ PHỜI Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Lào Cai, ngày 12 tháng 10 năm 2010
KẾ HOẠCH CHUYÊN MÔN
NĂM HỌC 2010-2011
PHẦN THỨ NHẤT:
NHỮNG CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
I. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Thực hiện kế hoạch số 17/KH - PGD&ĐT ngày 13/9/2010 V/v thực hiện
nhiệm vụ năm học 2010 - 2011 cấp học mầm non.
- Căn cứ công văn số 268/PGD&ĐT ngày 06 tháng 9 năm 2009 của Phòng
GD& ĐT Thành phố Lào Cai V/v Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm
học 2010 - 2011 cấp học mầm non.
- Căn cứ vào mục tiêu phát triển giáo dục mầm non của xã giai đoạn 2010 - 2015
- Căn cứ vào kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2010 - 2011 của
trường mầm non Tả Phời.
- Căn cứ vào điều kiện thực tế về trình độ, năng lực, chất lượng đội ngũ giáo
viên và thực tế về CSVC của nhà trường.
II . CĂN CỨ VÀO KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009-2010
1. Quy mô trường lớp học:
- Tổng số lớp : 18 lớp/290 trẻ đạt 45% so với trẻ trong độ tuổi
- Trong đó có: 4 điểm trường vùng thấp là 7 lớp = 173 trẻ.
11 điểm trường vùng cao là 11 lớp = 117 trẻ.
- Riêng học sinh 5 tuổi : 130/130 trẻ đạt 100%
2. Chất lượng:
* Về giáo viên: - Tổng số giáo viên đạt giỏi cấp trường 18/26 đ/c = 69,2 %
- Tổng số giáo viên giỏi cấp thành phố 4/26 giáo viên =15,4%
- Tổng số giáo viên giỏi cấp tỉnh 1/4 giáo viên = 25%
* Về học sinh: Số trẻ đạt yêu cầu trở lên: 273/283 trẻ = 96,5%
- Riêng học sinh 5 tuổi 130/130 trẻ đạt 100%
- Số học sinh được tổ chức ăn tại trường : 204/283


- Số trẻ được khám sức khoẻ và theo dõi biểu đồ tăng trưởng là 283/283 =
100%. Trong đó: PTBT: 285/290 đạt 98%
- Căn cứ vào nhiệm vụ năm học và điều kiện thực tế của nhà trường, Trường
Mầm non Tả Phời xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn năm học 2010 - 2011
cụ thể như sau.
PHẦN THỨ HAI :
1
CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG NĂM HỌC 2010-2011

I. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM ( GỒM 8 NHIỆM VỤ )
1. Triển khai thực hiện nghiêm túc các Quyết định, Thông tư, chỉ thị mới
ban hành năm 2008, 2009, 2010. Phấn đấu thực hiện hoàn thành phương án phát
triển giáo dục MN thành phố Lào Cai năm học 2010 - 2011.
2. Tiếp tục thực hiện cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”. cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về
đạo đức, tự học và sáng tạo” cuộc vận động “ hai không với bốn nội dung’’ của
ngành giáo dục; đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực’’ phù hợp với cấp học mầm non. Thực hiện trong năm học mỗi
giáo viên và CBQL có một đổi mới trong dạy học hoặc QLGD, mỗi trường có một
sáng kiến mới tạo chuyển biến nổi bật trong năm.
3. Triển khai thực hiện Đề án phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi theo QĐ số
239/QĐ-TTg, ngày 09/2/2010 về việc phê duyệt đề án phổ cập GDMN cho trẻ em
5 tuổi giai đoạn 2010-2015 của Thủ tướng chính phủ, đặc biệt quan tâm phát triển
số lượng và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ vùng khó khăn, vùng dân
tộc thiểu số. Chuẩn bị tiếng Việt, tạo tâm thế tốt cho trẻ 5 tuổi dân tộc thiểu số
trước khi vào lớp 1. Tăng cường CSVC thiết bị phục vụ công tác CSGD trẻ
4. Thực hiện chủ đề năm học 2010 - 2011 “ Năm học tiếp tục đổi mới công
tác quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục’’
- Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, đi sâu đi sát tình
hình thực tế từng đơn vị. Đánh giá đúng chất lượng gv và trẻ, có kế hoạch bồi

dưỡng năng lực quản lý, nâng cao chất lượng về đội ngũ giáo viên chuẩn về nghề
nghiệp, kỹ năng nghiệp vụ sư phạm của nhà giáo, nòng cốt chuyên môn kế cận cho
nhà trường.
- Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc việc dạy và học theo đúng chương trình, độ
tuổi. Tích cực đổi mới hình thức tổ chức tiết dạy, nâng cao chất lượng các hoạt
động chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ toàn diện, quan tâm chất lượng hoạt động
các chuyên đề: MTXQ, Toán, Âm nhạc, Văn học, Chữ viết, Tăng cường tiếng Việt
cho trẻ, chú trọng chất lượng giáo dục toàn diện MG 5 tuổi.
5. Tiếp tục triển khai thực hiện đại trà chương trình GDMN mới, tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và nâng cao chất lượng chăm
sóc, giáo dục, tạo chuyển biến về đổi mới phương pháp giáo dục.
6. Củng cố và phát triển số lượng, chất lượng của trường mầm non đạt
chuẩn quốc gia
7. Thực hiện hiệu quả việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và chăm sóc giáo
dục vệ sinh ATTP trong các cơ sở GDMN, thực hiện thí điểm mô hình điển hình
tiên tiến về bếp ăn tập thể đạt tiêu chuẩn VSATTP.
8. Nâng cao chất lượng công tác tham mưu tuyên truyền, huy động sự
tham gia tích cực của cha mẹ và cộng đồng cùng chăm lo cho GDMN, tập chung
các nguồn lực để đầu tư và phát triển GDMN bền vững. Phối kết hợp với y tế làm
tốt công tác phòng chống dịch bệnh, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học
tới các bậc cha mẹ và cộng đồng.
2
II. Nội dung trọng tâm tạo chuyển biến trong nhà trường : Nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục

PHẦN THỨ BA:
CÁC ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2010 – 2011
I. Đặc điểm tình hình
1. Đặc điểm chung
- Trường MN Tả Phời là một xã vùng cao của thành phố Lào Cai, Toàn

trường có 15 thôn bản, trong đó có 4 điểm trường tương đối thuận lợi và 1 điểm
trường khó khăn, với địa bàn dân cư tương đối đông, nghề nghiệp chủ yếu ở địa
phương là làm nông nghiệp. Xã có 4 dân tộc sinh sống (Kinh, Dáy, Tày, Xa Phó).
Đời sống kinh tế gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng nhiều đến sự nhận thức cũng
như sự quan tâm chăm sóc giáo dục trẻ trong độ tuổi mầm non.
- Trường có 8 lớp với 195 học sinh, đạt 82,5% trẻ ra lớp trên địa bàn toàn xã.
- Tổng số giáo viên là 15 Đ/c. Trong đó trình độ đại học 01 đ/c, Cao đẳng 6
Đ/c, Trung cấp 08 Đ/c.
+ Tuổi đời từ 40 - 50 tuổi: 08 Đ/c, từ 30 - 40 tuổi: 4 Đ/c, từ 20-30 tuổi: 3 Đ/c.
+ Tuổi nghề từ 30 - 35 năm: 2 Đ/c, từ 20-30 năm: 4 Đ/c, từ 10-20 năm: 5 Đ/c,
từ 1- 10 năm: 4 Đ/c.
Đội ngũ giáo viên trong nhà trường luôn có ý thức phấn đấu vươn lên, nhiệt
tình trong mọi phong trào.
- Phấn đấu duy trì số lớp hiện có. Bố trí phòng học phù hợp, trang bị đồ dùng,
thiết bị dạy học cho cô và trẻ. Thực hiện tốt công tác tự bồi dưỡng chuyên môn
của giáo viên, bồi dưỡng các chuyên đề. Đổi mới phương pháp và hình thức tổ
chức tiết dạy. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ trường học.
- Làm tốt công tác tham mưu với BGH các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa
phương. Xây dựng cảnh quan trường lớp, đảm bảo cảnh quan trường lớp xanh -
sạch - đẹp, duy trì và thực hiện tốt chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
2. Thuận lợi.
- Trường MN Tả Phời bước vào năm học mới năm học 2010-2011, năm học
tiếp tục thực hiện chủ đề “Năm học đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo
dục” thực hiện triển khai nghiêm túc cuộc vận động “ Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Tích cực hưởng ứng cuộc vận động “Nói không
với tiêu cực và bệnh thành tích trong giáo dục”. Thực hiện phong trào thi đua “
Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” “ Chung tay chăm sóc trẻ,
góp sức xây trường xanh” và ứng dụng cộng nghệ thông tin trong trường học..
- Năm học này trường cũng có nhiều thuận lợi là: Tháng 10 trường đã tách các
điểm trường vùng cao gắn với các trường TH&THCS số 1 và số 2, nên nhà

trường cũng có nhiều thuận lợi trong công tác bồi dưỡng chuyên môn. Đội ngũ
giáo viên trẻ, giáo viên mới có trình độ được đào tạo chuẩn đáp ứng được yêu cầu
chăm sóc gáo dục trẻ. Phần lớn giáo viên nhiệt tình, có ý thức và tinh thần trách
nhiệm cao trong công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn.
- Cơ sở vật chất của nhà trường tương đối ổn định, trường còn được sự quan
tâm chỉ đạo kịp thời của Phòng giáo dục đào tạo thành phố Lào Cai và chính
quyền địa phương đã giúp đỡ tạo điều kiện cho sự phát triển của nhà trường.
3
3. Khó khăn.
Bên cạnh những thuận lợi đó trường cũng còn không ít những khó khăn như:
- Địa bàn quản lý rộng, có nhiều điểm tường, các điểm trường ở rải rác không
tập chung xa trường chính, đường đi lại khó khăn nên ảnh hưởng nhiều đến công
tác dự giờ, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
- 90% các lớp là học ghép các độ tuổi và 95% học sinh là dân tộc thiểu số.
- Đội ngũ giáo viên được tăng cường vào trường thì đa số là giáo viên tuổi
cao, sức khoẻ yếu, còn giáo viên trẻ thì đa số là nuôi con nhỏ và đang mang thai.
Biên chế giáo viên trên lớp thiếu. Chính vì vậy công tác giảng dạy cũng như tổ
chức các hoạt động giáo dục học tập cho trẻ gặp nhiều khó khăn.
- Cơ sở vật chất đã ổn định nhưng chỉ là tạm thời ở một số lớp vì có 1 lớp phải
học nhờ trường TH&THCS số 1( lớp Láo Lý) và 1 lớp phòng học chật hẹp ( Lớp
MG Hẻo). Diện tích các phòng chật trội không đáp ứng nhu cầu học tập và vui
chơi cho trẻ, công trình vệ sinh riêng chưa có.
- Sân chơi ngoài trời, đồ chơi cho trẻ còn ít, một số điểm chưa có đồ chơi.
II. Đội ngũ
- Tổng số CBGV, NV: 24
Trong đó: CBQL: 04; Trình độ ĐH: 02; Trình độ CĐ: 02
GV: 15; Trình độ ĐH: 01; CĐ: 06; TC: 08
NV: 05; Trình độ TC: 01; SC: 01; chưa qua đào tạo: 03
III. Học sinh:
- Tổng số trẻ trong độ tuổi trong địa bàn trường: 423 trẻ

+ Trẻ 0- 2 tuổi: 160 trẻ; Trong đó huy động ra lớp 35 nhóm: 128 trẻ đạt 80%
+ Trẻ 3-5 tuổi: 263 trẻ; Trong đó huy động ra lớp 8 lớp: 196 trẻ đạt 74,5%
+ Riêng 5 tuổi: 81/81 đạt 100% ( có 12 h/s học trường ngoài)
- Tỷ lệ huy động trẻ từ 0-5 tuổi ra lớp là: 349/423 đạt 82,5%
PHẦN THỨ TƯ:
MỤC TIÊU GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP CƠ BẢN, ĐỂ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH
I. Giải pháp thực hiện nhiệm vụ trọng tâm 1: Triển khai thực hiện nghiêm
túc các Quyết định, Thông tư, chỉ thị mới ban hành năm 2008, 2009, 2010. Phấn
đấu thực hiện hoàn thành phương án phát triển giáo dục MN thành phố Lào Cai
năm học 2010 - 201
1. Mục tiêu
- 100% giáo viên thực hiện tốt các quy định của Bộ, của Sở, Phòng giáo dục
và của nhà trường
2. Giải pháp
- Lên kế hoạch chỉ đạo, triển khai nghiêm túc các quy định tới từng giáo viên
trong nhà trường.
- Động viên nhắc nhở giáo viên thực hiện các quy định một cách có hiệu qủa.
Đánh giá xếp loại của giáo viên vào thi đua hàng tháng.
II. Giải pháp thực hiện nhiệm vụ trọng tâm 2: Tiếp tục thực hiện cuộc vận
động “ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. cuộc vận động “
Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo” cuộc
vận động “ hai không với bốn nội dung’’ của ngành giáo dục; đẩy mạnh phong
trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực’’ phù hợp với cấp
4
học mầm non. Thực hiện trong năm học mỗi giáo viên và CBQL có một đổi mới
trong dạy học hoặc QLGD, mỗi trường có một sáng kiến mới tạo chuyển biến nổi
bật trong năm.
1. Mục tiêu
- 100% CBGV nghiêm túc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Giữ vững phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà

giáo, tạo niềm tin trong nhân dân.
- 100% CBGV thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không với bốn nội dung” và
tích cực thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh
tích cực”. Tạo môi trường gắn bó với trẻ.
- 100% CBQL,GV ký cam kết chỉ thị 33, cuộc vận động hai không với 4 nội
dung.
- Tạo cảnh quan môi trường “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
- 100% các lớp thực hiện tốt chương trình đổi mới, có góc tuyên truyền, góc
thiên nhiên, trang trí vẽ các mảng tường..
- 100% Gv tham gia đăng ký một nội dung mới tạo chuyển biến nổi bật trong
năm học.
2. Nhiệm vụ và giải pháp :
- Kết hợp với nhà trường tổ chức bồi dưỡng nội dung “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thường xuyên trong các buổi sinh hoạt chuyên
môn.
- Gắn nội dung cuộc vận động “Học tập và làn theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh” với việc giáo dục phẩm chất đạo đức lối sống, lương tâm nghề nghiệp.
Gắn nội dung cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương trách nhiệm” với
thực hiện chuẩn nghề nghiệp giáo viên Mầm non.
- Kiên quyết đấu tranh và sử lý kịp thời các biểu hiện vi phạm đạo đức nhà
giáo, vi phạm quy chế nuôi dạy trẻ.
- Tổ chức đánh giá chính xác kết quả chuyên môn của giáo viên và kết quả
học tập của học sinh.
- Xây dựng các yêu cầu về xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực,
yêu cầu giáo viên tạo môi trường gần gũi, gắn bó với trẻ. Thực hiện đúng nội
quy, điều lệ trường mầm non, chấp hành pháp luật của nhà nước.
- Xây dựng môi trường. Trường, lớp xanh- sạch- đẹp.
- Tích cực trồng cây xanh, vườn hoa, chăm sóc cây. Vệ sinh môi trường
thường xuyên
- Tuyên truyền vận động phụ huynh hưởng ứng tốt phong trào và ủng hộ cây

cảnh, chậu hoa.
- Chỉ đạo các lớp trang trí đẹp, sáng tạo đúng chủ đề
- Tổ chức cho giáo viên thảo luận trao đổi về tình hình chung của nhà trường,
về những thuận lợi, khó khăn của lớp, từ đó giáo viên tự tìm ra giải phát để đăng
ký một nội dung tạo chuyển biến trong nhà trường.
III. Giải pháp thực hiện nhiệm vụ trọng tâm 3: Thực hiện đề án phổ cập
GDMN cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi, đặc biệt quan tâm phát triển số lượng, nâng cao
chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ vùng khó khăn. Vùng dân tộc thiểu số; chuẩn
bị tiếng Việt cho trẻ dân tộc trước khi vào lớp 1. Tăng cường cơ sở vật chất, trang
thiết bị và nâng cao chất lượng đội ngũ.
5
1. Củng cố trường lớp hiện có; Tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục trẻ Mầm
non phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế của địa phương.
1.1. Mục tiêu
- Mở 8 lớp / 15 thôn bản.
- Huy động 82,5% trẻ 3 -> 5 tuổi ra lớp.
- Riêng trẻ 5 tuổi huy động 100% ra lớp
- Tỷ lệ chuyên cần đạt 95%.
1.2. Nhiệm vụ giải pháp:
- Phân công giáo viên phụ trách từng thôn, điều tra chính xác trẻ từ 0->6tuổi
để nhà trường có kế hoạch mở lớp.
- Giao trách nhiệm cho giáo viên chủ nhiệm đến từng nhà dân, vận động phụ
huynh có con trong độ tuổi ra lớp.
- Làm tốt công tác tuyên truyền, phối kết hợp với các ban ngành, đoàn thể
trưởng thôn, cha mẹ trẻ để huy động và duy trì tỷ lệ chuyên cần. Riêng trẻ
mẫu giáo 5 tuổi huy động 100% ra lớp.
- Tích tực tham mưu với cấp uỷ chính quyền xã làm tốt công tác xã hội hoá
giáo dục, phối hợp với các đơn vị trường trong xã để huy động học sinh ra lớp.
- Vận động trẻ khuyết tật nhẹ ra lớp, đảm bảo tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi
ra lớp.

2. Tập trung đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí:
2.1. Mục tiêu phấn đấu:
- 8/8 lớp có đủ đồ dùng tối thiểu cho cô và trẻ.
- Đảm bảo đủ đồ dùng dạy và học cho giáo viên và học sinh, đặc biệt
trẻ 5tuổi.
2.2. Nhiệm vụ giải pháp:
- Làm tốt công tác tham mưu với nhà trường, trưởng thôn, kết hợp với hội phụ
huynh tu sửa phòng học đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Trang bị đồ dùng tối thiểu của cô và của trẻ phục vụ tốt cho việc dạy
và học ở các điểm thôn.
- Phát động giáo viên tích cực làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật
liệu sẵn có ở địa phương, động viên sự tham gia, đóng góp của các bậc cha
mẹ vào việc bổ sung mua sắm trang thiết bị và đồ chơi cho trẻ
- Bàn giao cơ sở vật chất của các lớp đầu năm và cuối năm thật cụ thể
IV. Giải pháp thực hiện nhiệm vụ trọng tâm 4 - 5: Thực hiện chủ đề năm
học 2010 - 2011“Năm học tiếp tục đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo
dục’’. Và Tiếp tục triển khai thực hiện đại trà chương trình GDMN mới, tăng
cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và nâng cao chất lượng chăm
sóc, giáo dục, tạo chuyển biến về đổi mới phương pháp giáo dục.
1. Công tác tổ chức quản lý
1.1. Mục tiêu:
- 100% cán bộ giáo viên thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ của GVMN
- 100% giáo viên được kiểm tra, thanh tra dưới nhiều hình thức như kiểm tra
thường xuyên, kiểm tra có báo trước.
- 1/3 giáo viên được kiểm tra toàn diện: 5 giáo viên
6
- 2/3 giáo viên được kiểm tra chuyên đề: 10 giáo viên
- 100% các lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo ngay từ đầu năm học
- Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên

- Nâng cao chất lượng giảng dạy và chất lượng học sinh
1.2 Nhiệm vụ và giải pháp :
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo chuyên môn đồng nhất từ BGH đến tổ khối.
- Ngay từ đầu năm học lên kế hoạch kiểm tra thông báo cho giáo viên trong
toàn trường. Kết hợp với BGH dự giờ kiểm gra hồ sơ sổ sách, đánh giá xếp loại
giờ dạy của giáo viên. Việc kiểm tra giáo viên được thực hiện theo đúng kế hoạch
đã xây dựng.
- Công tác kiểm tra được gắn với bồi dưỡng giáo viên, bồi dưỡng thông qua :
+ Kiểm tra thường xuyên
+ Kiểm tra chuyên đề
+ Kiểm tra toàn diện
- Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra. Chỉ đạo tốt nghiêm túc việc khảo sát
đánh giá thẩm định học sinh
- Chỉ đạo hướng dẫn giáo viên áp dụng đổi mới vào dạy học
- Tổ chức tốt hội thi của cô và trẻ
- Tích cực thực hiện công tác XHHGD, công tác tuyên truyền
- Quán triệt sâu sắc các chỉ thị nghị quyết của Đảng, của nhà nước, đặc biệt là
nhiệm vụ năm học, nhiệm vụ của GVMN
2. Nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ Mầm non.
2.1. Công tác chăm sóc sức khoẻ và nuôi dưỡng.
a. Mục tiêu :
- 100% trẻ ra lớp được theo dõi sức khoẻ bằng biểu đồ tăng trưởng, được
khám sức khoẻ định kỳ tối thiểu 2lần/năm và được tiêm chủng đầy đủ, đúng
lịch .
- 100% trẻ được ăn ngủ tại trường.
- 100% các lớp có đủ đồ dùng vệ sinh, như xô, chậu, khăn mặt, lược .
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối không để xẩy ra tai nạn, thương tích và ngộ độc
thực phẩm trong trường mầm non.
- Phấn đấu 98% trẻ phát triển bình thường về chiều cao và cân nặng theo quy
định. Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi trong năm học.

b. Nhiệm vụ và giải pháp .
- Kết hợp với ban sức khoẻ xây dựng kế hoạch cụ thể, chỉ đạo đến từng gv về
kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
- Tổ chức bồi dưỡng cho GV về kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khoẻ,
phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ Mầm non.
- Tổ chức họp, tuyên truyền đến từng phụ huynh về việc nộp thực phẩm đều
đặn cho trẻ, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ. Kêu gọi sự ủng hộ giúp
đỡ của các trường bạn, cơ quan đỡ đầu, mua sắm đồ dùng vệ sinh như: chăn, gối,
chiếu đủ cho các lớp đặc biệt là lớp Láo Lý.
- Tổ chức cho trẻ ăn dinh dưỡng đều đặn vào thứ 6 hàng tuần dưới nhiều hình
thức: cho trẻ ăn khoai, sắn, bánh ( lớp Láo Lý )
7
- 100% GV ký cam kết về việc đảm bảo an toàn và phòng tránh thương tích
cho trẻ .Thực hiện nghiêm túc Điều lệ trường Mầm non, quy chế nuôi dạy trẻ, các
văn bản chỉ đạo về hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ Mầm non . Thực hiện phòng
chống HIV/AIDS trong đội ngũ giáo viên và các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ
theo luật phòng chống HIV/AIDS đã quy định.
- Phối hợp với y tế làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ, khám sức khoẻ định
kỳ cho trẻ tối thiểu 2 lần /năm, trẻ được tiêm chủng đúng lịch, theo dõi biểu đồ
tăng trưởng.
- Thực hiên tốt mô hình VC, có vường rau xanh trong các điểm trường để đảm
bảo nguồn thực phẩm sạch và cải thiện bữa ăn cho trẻ.
- Thực hiện tốt chương trình GDVSCN, CSVBVSK trẻ Mầm non trong nhà
trường. Cần phải có nguồn nước, công trình vệ sinh cho trẻ.
2.2. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng MG 5 tuổi
a. Chát lượng giáo dục
* Mục tiêu
+ Đối với trẻ
- 100% trẻ đến trường được chăm sóc, giáo dục theo quy định của của Bộ, Sở,
Phòng giáo dục TP Lào Cai.

- 100% trẻ có đủ đồ dùng trong các giờ học đồ dùng cá nhân để tham gia vào
các hoạt động trong ngày của trẻ.
+ Học kỳ I
- Nhận thức của trẻ: Tốt 25%; Khá 30%; TB 35%; yếu: 10%
- Trẻ 5 tuổi: Tốt 30%; Khá 35%; TB 30%; yếu: 5%
+ Học kỳ II
- Nhận thức của trẻ: Tốt 30%, Khá 40%, TB 30%.
- Trẻ 5 tuổi: Tốt 35%; Khá 35%; TB 30%; yếu: 0%
- Bé ngoan xuất sắc: 87%
- Bé đạt giải hội thi cấp thành phố: 2%
- Tỷ lệ trẻ đi học chuyên cần: 95%
* Đối với giáo viên
- 100% giáo viên thực hiện nghiêm túc chương trình chăm sóc giáo dục trẻ
theo đúng độ tuổi, thực hiện đủ bài dạy, nắm vững phương pháp hình thức theo
hướng đổi mới giáo dục. Có đầy đủ đồ dùng đồ chơi phục vụ cho dạy và học
- 100 % giáo viên thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn.
- 100% giáo viên thực hiện tốt hoạt động giáo dục, ứng dụng công nghệ thông
tin vào dạy học.
- 90% giáo viên có hồ sơ được xếp loại A.
- 100% giáo viên thực hiện tốt các chuyên đề ( Toán, chữ viết, MTXQ, Văn
học, thể dục kỹ năng, âm nhạc, Tăng cường tiếng Việt …)
- Nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức
tiết dạy theo hướng đổi mới, tích cực lồng ghép các trò chơi dân gian vào bài dạy.
Thường xuyên làm tốt công tác tự bồi dưỡng chuyên môn để nâng cao chất lượng
giảng dạy.
- 100% giáo viên đăng ký tham gia các hội thi do trường, phòng, sở GD&ĐT
tổ chức.
8

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×