Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TỪ LIÊM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.89 KB, 26 trang )

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHO VAY TRUNG VÀ DÀI HẠN TẠI NGÂN
HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TỪ LIÊM.
2.1.ThựC TRạNG HOạT Động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
từ liêm.
2.1.1. Khái quát về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm.
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
Chi nhánh NHNo và PTNT Từ Liêm có tuổi đời bằng bề dầy lịch sử huyện
Từ Liêm. Từ khi thành lập chi nhánh đã phải đổi tên nhiều lần. Việc thay đổi tên
nhằm mục đích phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế và phù hợp với các hoạt
động của Ngân hàng.
Chi nhánh NHNo và PTNT Từ Liêm được thành lập vào ngày 01/07/1963
với tên gọi sơ khai là chi điếm Ngân hàng Nhà nước huyện Từ Liêm. Từ khi thành
lập đến năm 1988 Ngân hàng Từ Liêm chỉ là một chi nhánh Ngân hàng đảm nhận
nhiệm vụ huy động tiết kiệm trong địa bàn huyện. Hoạt động Ngân hàng thời kỳ
này thực chất là thay ngân sách Nhà nước cấp phát vốn tiền mặt cho các đơn vị
theo kế hoạch của hoạt động tín dụng mang tính chất bao cấp, đồng vốn cho vay
phục vụ là chính, không tính đến hiệu quả kinh tế. Trong giai đoạn này chi nhánh
NHNo và PTNT Từ Liêm là chi nhánh bội chi, ngân sách do Ngân hàng Nhà nước
cấp để chi trả cho ngân sách của huyện, địa phương cũng như các đơn vị sự nghiệp.
Từ khi Đảng và Nhà nước thực hiện chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu
bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, có sự quản lý của Nhà
nước, đồng thời tiến hành chuyển hệ thống ngân hàng từ một cấp thành hệ thống
ngân hàng hai cấp (1988). Với sự tách bạch chức năng thì hệ thống NHTM mới
thực sự ra đời.
Sau đó với quyết định số 53/HĐBT, ngày 26/03/1988 của Hội đồng Bộ
trưởng, Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam được thành lập. Cũng trong năm đó
ngày 01/08/1988, chi nhánh Từ Liêm chuyển thành chi nhánh NHNo huyện Từ
liêm trực thuộc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Thành phố Hà Nội. Song những
năm gần đây thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước: Phát triển nông nghiệp
gắn liền với sự nghiệp phát triển nông thôn, quyết định số 280/QĐ-NH5 ngày
15/06/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đổi tên Ngân hàng nông nghiệp


Việt Nam thành NHNo và PTNT Việt Nam, do đó chi nhánh Ngân hàng nông
nghiệp huyện Từ Liêm đổi tên thành chi nhánh NHNo và PTNT Từ Liêm. Như
vậy, từ một ngân hàng nhỏ bé mà hoạt động là thay ngân hàng nhà nước thực hiện
việc cung cấp vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước, chi nhánh NHNo và PTNT Từ
Liêm hiện nay trở thành một tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân
hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, chi nhánh NHNo và PTNT
Từ Liêm đã thực sự chuyển mình. Ban đầu chỉ là những hình thức cho vay đơn
giản, sau đó hình thức cho vay đa dạng hơn phục vụ theo nhu cầu của khách hàng.
Từ khi không làm nhiệm vụ chi ngân sách, chi nhánh NHNo và PTNT Từ Liêm là
một đơn vị bội thu luôn thừa vốn điều chuyển về ngân hàng cấp trên.
Với vị trí là một chi nhánh trực thuộc NHNo và PTNT Việt Nam, chi nhánh
NHNo và PTNT Từ Liêm được quyền thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Hạch toán, điều chuyển vốn thanh toán trong toàn hệ thống ngân hàng
nông nghiệp.
- Trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng bao gồm:
+ Thanh toán quốc tế.
+ Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của các
tổ chức dân cư trong và ngoài nước bằng VND và ngoại tệ.
+ Phát hành các loại chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu ngân hàng và các hình thức
huy động vốn khác phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế và hoạt động kinh doanh
ngân hàng.
+ Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với các tổ
chức kinh tế, theo cơ chế thị trường và quy định của NHNo và PTNT Việt Nam.
+ Mua bán ngoại tệ trực tiếp theo hợp động giao ngay, có kỳ hạn, hoán đổi….
+ Thực hiện các dịch vụ Ngân hàng như: Thanh toán chuyển tiền trong nước và
quốc tế, chi trả hối phiếu, thanh toán Séc và các dịch vụ Ngân hàng khác.
- Thực hiện chế độ an toàn kho quỹ, bảo quản tiền mặt, và các ấn chỉ quan
trọng. Đảm bảo chi trả tiền mặt, chính xác, kịp thời.
- Thực hiện các dịch vụ tư vấn và dịch vụ quản lý tiền vốn, từ vốn các dự án
đầu tư phát triển theo yêu cầu của khách hàng.

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do NHNo và PTNT Việt Nam giao.
Đến nay NHNo và PTNT Từ Liêm đã trở thành một tổ chức chuyên kinh
doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ Ngân hàng có trụ sở đặt tại thị trấn Cầu Diễn, với
cơ cấu tổ chức là:
SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC PHÒNG BAN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN TỪ LIÊM
Phòng thẩm
định
Giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tín
dụng
Phòng kế toán và ngân quỹ
Phòng vi tính
Phòng hành chính
Phòng
tổ chức cán bộ-đào tạo
Phòng kinh tế kế hoạch
Phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ
2.1.1.2. Tình hình hoạt động của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Từ Liêm trong những năm qua (năm 2002-2004).
Từ năm thành lập (1963), chi nhánh NHNo và PTNT Từ Liêm đã trải qua rất
nhiều khó khăn thách thức nhưng bên cạnh đó chi nhánh cũng đã có những chuyển
biến tích cực góp phần phát triển nền kinh tế Việt Nam, đến thời điểm bây giờ chi
nhánh NHNo và PTNT Từ Liêm không phải là một đơn vị thay cho ngân sách cấp
phát vốn cho các đơn vị theo kế hoạch, hoạt động tín dụng mang tính bao cấp mà là
một chi nhánh độc lập được quyền kinh doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ Ngân
hàng khác phục vụ khách hàng trên phạm vi trong nước và quốc tế.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình chi nhánh luôn cải cách bộ
máy quản lý và sắp xếp đội ngũ cán bộ công nhân viên cho phù hợp với từng khâu
công việc và đáp ứng được những yêu cầu của nền kinh tế thị trường đồng thời chi
nhánh cũng luôn bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự chỉ
đạo của NHNo và PTNT Việt Nam.
Từ khi chuyển sang cơ chế hoạt động của một Ngân hàng thương mại, chi
nhánh đã dần dần hoà nhập vào nền kinh tế thị trường, với việc áp dụng công nghệ
Ngân hàng tiên tiến, hoạt động có bài bản và với thái độ tận tình, chu đáo, tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho khách hàng, áp dụng linh hoạt các hình thức huy động vốn
cả ngoại tệ và nội tệ từ dân cư và từ các tổ chức kinh tế, do sự đóng góp tích cực
tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nên chi nhánh đã dần dần thích nghi với
điều kiện mới, tạo được uy tín cho các khách hàng, Vì vậy, trong những năm qua
chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về tất cả các mặt hoạt động:
Huy động vốn, sử dụng vốn, các dịch vụ Ngân hàng và phát triển khách hàng, Cụ
thể được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 1: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh NHNo và
PTNT trong những năm qua:
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm
2002
Năm
2003
Tỷ lệ
2003/200
2
(%)
Năm
2004
Tỷ lệ

2004/2003
(%)
Tổng vốn huy động 1073 1345 +25,3 1614 +20
Doanh số cho vay 900 1467 +63 1773 5,41
Doanh số thu nợ 580 1472 +153,7 1428 - 3
Tổng dư nợ 670 1100 +64,18 1446 31,45
(Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2002, 2003, 2004)
2.1.1.3. Tình hình huy động vốn.
Huy động vốn là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với hệ thống Ngân
hàng nói chung cũng như của chi nhánh NHNo và PTNT Từ Liêm nói riêng nhất
là trong điều kiện nền kinh tế thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt giữa các
NHTM trong việc thu hút khách hàng. Tuy nhiên, cùng với sự nỗ lực cố gắng của
toàn chi nhánh và phương châm hoạt động là “đi vay để cho vay” chi nhánh NHNo
và PTNT Từ Liêm đã hết sức coi trọng công tác huy động vốn và cho đây là một
trong những công tác chủ yếu nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh ngân hàng nên chi nhánh luôn luôn chú trọng đến công tác huy động vốn tại
chỗ đồng thời Ngân hàng cũng rất coi trọng chiến lược khách hàng trong huy động
vốn và đưa ra mọi biện pháp nhằm khai thác nguồn vốn trên địa bàn như: Tổ chức
mạng lưới tiết kiệm rộng rãi với những hình thức huy động phong phú, đa dạng.
Ngoài ra, chi nhánh còn vận động khách hàng mở tài khoản tại Ngân hàng. Nhờ
làm tốt công tác huy động vốn nên năm 2004 chi nhánh đã đáp ứng đầy đủ nhu cầu
về vốn cho mọi khách hàng, ngoài ra còn đóng góp với NHNo và PTNT Việt Nam
để đầu tư cho các vùng kinh tế khác.
Dưới đây là tình hình huy động vốn của NHNo và PTNT Từ Liêm từ năm
2002 -2004.
Bảng 2: Tình hình huy động vốn của NHNo và PTNT Từ Liêm.
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2002 2003 2004
ST % ST % ST %

Tổng huy động vốn 1073 100 1345 100 1614 100
A. Nội tệ: 916 85,37
1185 88,2 1422 88,1
1.T.gửi TCKT 112 10,44
320 23,79 384 23,6
2. T. gửi tiết kiệm
+ T.gửi < 12 tháng
+ T.gửi > 12 tháng
266
182
84
24,8
16,9
7,9
841
547
294
62,6
40,8
21,8
1009
656
353
62,5
40,5
22
3. Kỳ phiếu 538 50,13 24 1,8 29 2
B. Ngoại tệ: 157 14,63 160 11,8 192 11,9
(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của NHNo và PTNT Từ liêm)
Qua bảng số liệu trên ta thấy: tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng

trong những năm qua đã không ngừng tăng lên. Năm 2002 tổng huy động vốn là
1073 tỷ đồng, năm 2003 tăng hơn so với năm 2002 là 25,35% tương ứng với 272
tỷ đồng, trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng 216,16% tương ứng 575 tỷ đồng; Vốn huy
động từ các tổ chức kinh tế tăng 208 tỷ đồng tỷ lệ tăng 185,7%, Năm 2004 tổng
nguồn vốn huy động tăng hơn so với năm 2003 là 22,01% tương ứng 296 tỷ đồng
trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng 19,97% tương ứng 168 tỷ đồng, tiền gửi của các tổ
chức kinh tế tăng 20% tương ứng 64 tỷ đồng. Điều này không những giúp cho chi
nhánh có được số lượng vốn lớn, mà còn thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ với
các tổ chức kinh tế, từ đó làm cho các khoản mục thu nhập về dịch vụ của Ngân
hàng sẽ tăng lên. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, nguồn vốn huy động bằng
ngoại tệ cũng là một nguồn rất quan trọng trong các nguồn vốn của chi nhánh
NHNo và PTNT nên trong thời gian qua chi nhánh luôn tăng cường mở rộng các
hình thức huy động ngoại tệ nên đã làm cho nguồn vốn bằng ngoại tệ cũng không
ngừng tăng lên như năm 2002 là 157 tỷ đồng, năm 2003 là 160 tỷ đồng và năm
2004 là 192 tỷ đồng. Với nguồn vốn ngoại tệ này đã góp phần cho Chi nhánh ngân
hàng có thể đáp ứng được nhu cầu về ngoại tệ cho các khách hàng. Điều này chứng
tỏ Ngân hàng đã có những biện pháp huy động vốn khá hợp lý, đây là cơ sở vững
chắc cho việc mở rộng đầu tư, quy mô tín dụng của Ngân hàng. Tuy nhiên, nếu so
với yêu cầu mong muốn thì nguồn tiền huy động được từ tiền gửi tiết kiệm trong
năm 2002 và 2003 là vẫn chưa cao, đặc biệt là tiền gửi trung và dài hạn cũng có sự
tăng trưởng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng thấp (năm 2002 chiếm 7,9% tổng nguồn vốn
tiết kiệm, 21,8% năm 2003 và 22% năm 2004). Như vậy, ngân hàng cần phải có
những biện pháp huy động nguồn vốn trung dài hạn tốt hơn nữa để có thể đáp ứng
được nhu cầu vay vốn phát triển sản xuất của các tổ chức kinh tế cũng như các
doanh nghiệp trong nền kinh tế bởi nguồn vốn này có tính ổn định cao, ngân hàng
chủ động được trong việc đầu tư và cho vay đối với những dự án lớn, thời hạn vay
vốn dài.
Riêng hình thức huy động vốn bằng kỳ phiếu, được Ngân hàng thực hiện khi
nhu cầu tín dụng của khách hàng vượt quá tổng số tiền huy động được. Huy động
vốn bằng hình thức này thì chi phí sẽ cao hơn so với hình thức trên. Trong khi đó

lãi suất cho vay của Ngân hàng là không thay đổi hoặc giảm xuống, nếu tăng
khoản mục này sẽ làm cho chi phí huy động của Ngân hàng tăng lên, gây khó khăn
cho việc cho vay của Ngân hàng. Do đó, năm 2003 nguồn vốn huy động từ phát
hành kỳ phiếu, trái phiếu của chi nhánh giảm cả về số tuyệt đối là 514 tỷ đồng và
số tương đối giảm 95,5% . Đến năm 2004 có tăng lên nhưng với một lượng rất ít,
không đáng kể.
2.1.1.4. Tình hình sử dụng vốn.
Nếu như nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng nhằm mục đích huy động
các nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, thì nghiệp vụ sử dụng vốn là nghiệp vụ
làm cho vốn đã huy động được đó hoạt động để mang lại lợi nhuận về cho Ngân
hàng đồng thời cũng mang hiệu quả cho sự phát triển nền kinh tế. Đối với hệ thống
ngân hàng thì huy động vốn có thể coi là "đầu vào" còn sử đụng vốn chính là "đầu
ra" của hoạt động kinh doanh tiền tệ.
Sử dụng vốn an toàn hiệu quả luôn là mối quan tâm hàng đầu của Ngân
hàng. Hoạt động sử dụng vốn là hoạt động chính mang lại lợi nhuận cho Ngân
hàng nhưng cũng là hoạt động có thể gây ra những tổn thất đối với tài sản thuộc
quyền quản lý của Ngân hàng gây ra những hậu quả nặng nề cho Ngân hàng cũng
như cho nền kinh tế. Chính vì vậy quản lý tốt công tác này có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng đối với sự tồn tại và phát triển của mọi Ngân hàng, nhất là trong điều kiện
hiện nay với nền kinh tế Việt Nam đang có nhiều khởi sắc, với sức cạnh tranh hết
sức gay gắt giữa các NHTM, giữa các tổ chức tài chính, tín dụng nhưng bên cạnh
đó, chi nhánh NHNo và PTNT Từ Liêm cũng đã tìm được đầu ra đồng thời còn
được quan tâm chú trọng hơn đến công tác quản lý và sử dụng các nguồn vốn bởi
vì công tác quản lý và sử dụng vốn chính là khâu quyết định đến lợi nhuận của
Ngân hàng và giúp cho công tác huy động vốn hoạt động thuận lợi hơn. Chi nhánh
luôn chú trọng phát triển để hoạt động sử dụng vốn trở thành mảng hoạt động lớn
nhất chủ yếu nhất của chi nhánh NHNo và PTNT Từ Liêm. Yêu cầu đặt ra là phải
sử dụng nguồn vốn mà Ngân hàng nắm giữ sao cho an toàn và hiệu quả nhất. Chi
nhánh đã cố gắng hết mình để không ngừng đẩy mạnh công tác này nhằm đáp ứng
tốt nhất các nhu cầu về vốn, chủ động tìm các dự án đầu tư, tìm mọi cách để đến

với các khách hàng. Bám sát định hướng phát triển kinh tế địa phương và định
hướng mở rộng kinh doanh của ngành, kết quả công tác đầu tư tín dụng trong
những năm qua đã đạt nhiều kết quả tốt. Cho đến nay, số lượng khách hàng có
quan hệ tín dụng với chi nhánh ngày càng tăng lên, năm 2004 đã có 21/30 doanh
nghiệp Nhà nước trong địa bàn có quan hệ tín dụng với chi nhánh và 65/100 doanh
nghiệp ngoài quốc doanh với doanh số cho vay ngày càng được tăng mạnh, cụ thể
doanh số cho vay trong năm 2002 là 900 tỷ đồng, năm 2003 là 1467 tỷ đồng, và
đến năm 2004 : 1773 tỷ đồng, dự kiến sau này doanh số cho vay sẽ tiếp tục tăng
hơn nữa.
2.1.1.5. Các hoạt động kinh doanh khác của chi nhánh NHNo và PTNT Từ
Liêm.
Trong xu thế hiện đại hoá hoạt động ngân hàng thương mại, chi nhánh
NHNo và PTNT Từ Liêm thực hiện ngày càng nhiều các hoạt động dịch vụ như:
dịch vụ thanh toán, mua bán ngoại tệ…để đáp ứng nhu cầu về vốn cũng như nhu
cầu của nền kinh tế, nâng cao uy tín của mình trên thị trường
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và dịch vụ thanh toán trong nước và thanh
toán quốc tế ngày càng được mở rộng, năng cao cả về mặt số lượng lẫn chất lượng,
đa dạng hoá các loại hình dịch vụ với doanh số hoạt động ngày càng tăng, đảm bảo
phục vụ ngoại tệ cho nhu cầu thanh toán và trả nợ của khách hàng cũng như hoạt
động kinh doanh của ngân hàng. Hiện nay, mặc dù trong điều kiện tình trạng ngoại
tệ khan hiếm nhưng doanh số mua bán ngoại tệ của Ngân hàng vẫn tiếp tục tăng,
cụ thể năm 2004 đạt 192 tỷ đồng, tăng 11,9% so với năm 2003. Trong hoạt động
thanh toán quốc tế năm 2004, chi nhánh đã mở L/C là 24830,3 nghìn USD; 1329,3
nghìn EUR; 18,6 nghìn AUD, 3,2 nghìn SEK; 16,5 nghìn JPY; 0,8 nghìn DDK.
Nhờ việc mở rộng các hoạt động dịch vụ trên nên thu nhập và lợi nhuận của
chi nhánh tăng lên, năm 2004 doanh thu của hoạt động dịch vụ chiếm 4% tổng
doanh thu. Đây là xu hướng chuyển dịch tất yếu của hệ thống ngân hàng trong điều
kiện hiện nay, với việc cải tiến các giao dịch thanh toán với khách hàng, thực hiện
phục vụ tận nơi theo yêu cầu đối với một số lượng khách hàng, thực hiện đầy đủ
các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.

Ngoài ra Ngân hàng còn mở các dịch vụ khác như: mua bán ngoại tệ trực
tiếp, bảo lãnh và cầm đồ. Với các dịch vụ này chi nhánh đã góp phần nâng cao uy
tín, thu hút khách hàng và mở rộng hoạt động của mình đồng thời chi nhánh luôn
quan tâm đến việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Chi nhánh đã đề ra những
biện pháp đồng bộ, lấy phong trào thi đua làm động lực động viên cán bộ công
nhân viên phát huy tính năng động sáng tạo, khắc phục khó khăn, vượt lên hoàn
thành tốt mọi nhiệm vụ cho nên kết quả thu được của chi nhánh ngày càng cao, thể
hiện tổng doanh thu của chi nhánh ngày càng tăng.
Với những thành tích đạt được khá toàn diện về các mặt như trên, Đảng bộ
Ngân hàng và công đoàn NHNo và PTNT Từ Liêm luôn được công nhận là đơn vị
trong sạch, vững mạnh. Kết thúc năm 2002 Chi nhánh Từ Liêm được UBND thành
phố Hà Nội tặng bằng khen là đơn vị xuất sắc của thành phố trong lĩnh vực Ngân
hàng.
2.1.1.6 Thu nhập và chi phí của chi nhánh NHNo và PTNT Từ Liêm.
Như chúng ta đã biết thu nhập và chi phí là tiêu chí cuối cùng để đánh giá về
hiệu quả hoạt động kinh doanh của một Ngân hàng. Một Ngân hàng làm tốt khâu
huy động vốn, sử dụng vốn, thanh toán… thì tất yếu thu được lợi nhuận cao và
ngược lại. Lợi nhuận là một mục tiêu của bất kỳ một tổ chức kinh tế nào, Ngân
hàng cũng vậy, hoạt động Ngân hàng không có lãi thì không thể có bước tăng
trưởng về sau được.

×