1
1
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TRUNG
VÀ DÀI HẠN ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGOÀI QUỐC
DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG
CẦU GIẤY
2.1. Giới thiệu về CN NHCTCG
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của CN NHCTCG
CN NHCTCG thuộc NHCTVN, thành lập ngày 20/3/2001 theo quyết
định số 18/QĐ-HĐQT-NHCT của Hội đồng quản trị NHCTVN trên cơ sở
tách ra từ NHCT Ba Đình. Chi nhánh là ngân hàng cấp I , là đơn vị hạch tốn
phụ thuộc, có con dấu riêng, tổ chức và hoạt động theo Quy chế Tổ chức và
hoạt động của chi nhánh NHCTVN.
Ngày mới thành lập tổng vốn huy động của chi nhánh là 376 tỷ VNĐ,
trong đó tổng dư nợ tín dụng là 345 tỷ VNĐ. Hiện nay, vốn huy động đã lên
tới 2.538 tỷ VNĐ (năm 2007) và tổng dư nợ tín dụng lớn nhất là 1.214 tỷ
VNĐ (năm 2004). Tuy tuổi đời còn non trẻ lại nằm trên địa bàn một quận mới
của thành phố Hà Nội với cơ cấu kinh tế nông nghiệp, tỷ trọng công nghiệp
và dịch vụ trong cơ cấu kinh tế chưa cao nhưng qua gần 6 năm hoạt động CN
NHCTCG đã tự hào góp phần quan trọng vào sự nghiệp cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước và thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế địa phương.
Cùng với những tín hiệu khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới, hoạt động kinh doanh của CN NHCTCG đã có những bước phát triển
khả quan, đã thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kế hoạch về tín dụng, huy
động vốn, lợi nhuận, trích lập dự phịng rủi ro.
2
2
Thực hiện phương châm: “ Tất cả vì sự thành đạt của khách hàng và sự
phát triển của Ngân hàng Công thương Việt Nam”, CN NHCTCG đã nỗ lực
khắc phục khó khăn, khơng ngừng hồn thiện, phát triển và đa dạng hoá các
sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Trong quá trình hoạt động để đứng vững trên thị
trường, CN NHCTCG luôn bám sát định hướng của ngành, đồng thời thường
xuyên chấn chỉnh cơng tác tổ chức, bố trí bộ máy hợp lý, phù hợp với mục
tiêu kinh doanh trong các giai đoạn khác nhau. Sự ra đời và đi vào hoạt động
của CN NHCTCG nằm trong chiến lược phát triển mạng lưới hoạt động của
NHCTVN, đã và đang góp phần đẩy mạnh hơn nữa công cuộc phát triển kinh
tế - xã hội trên địa bàn quận Cầu Giấy, cửa ngõ phía tây của thủ đơ Hà Nội và
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của NHCTVN.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của CN NHCTCG
CN NHCTCG có trụ sở chính tại 117A Hồng Quốc Việt, quận Cầu
Giấy, thành phố Hà Nội.
Bộ máy hoạt động gồm Ban giám đốc, 11 phòng/ tổ chức năng
Ban giám đốc gồm: Giám đốc và 02 phó giám đốc
Phịng chức năng gồm:
_ Phịng khách hàng doanh nghiệp lớn
_ Phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ
_ Phòng khách hàng cá nhân
_ Phòng/ tổ quản lý rủi ro
_ Phịng/ tổ quản lý nợ có vấn đề
_ Phịng/ tổ thanh tốn xuất nhập khẩu
_ Phịng kế tốn
_ Phịng tiền tệ kho quỹ
_ Phịng hành chính - tổ chức
3
3
_ Phịng/ tổ thơng tin điện tốn
_ Phịng/ tổ tổng hợp
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của CN NHCTCG 1
Ban lãnh đạo
Phòng khách hàng DN lớn
Phòng khách hàng DN vừa và nhỏ
Phịng thanh tốn XNK
Phịng khách hàng cá nhân
Phịng kế tốn
Phịng tiền tệ kho quỹ
Phịng tổ chức hành chính
Phịng tổng hợp
Quỹ tiết kiệm số 28
Quỹ tiết kiệm số 76
Quỹ tiết kiệm số 79
Quỹ tiết kiệm số 78
Quỹ tiết kiệm số 75
1 Nguồn: phòng Tổng hợp CN NHCTCG
4
4
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của CN NHCTCG
2.1.3.1. Khái quát chung về điều kiện kinh tế - xã hội quận Cầu Giấy
Quận Cầu Giấy là một quận mới được thành lập năm 1997 – so với các
quận khác của Hà Nội là còn rất non trẻ. Trên địa bàn tập trung phần lớn các
đơn vị hành chính sự nghiệp, dân cư đông đúc. Trong các năm qua kinh tế
quận phát triển nhanh và khá toàn diện, tạo sự chuyển dịch quan trọng về cơ
cấu theo hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ và công nghiệp, giảm tỷ trọng
ngành nơng nghiệp. Tốc độ tăng bình qn hàng năm về kinh tế giai đoạn
2002 - 2005 là 30% (tăng gấp 4 lần năm 2001), thu ngân sách tăng bình quân
là 64%; năm 2007 thu ngân sách ước đạt 665 tỷ đồng 2 (tăng gấp 19 lần so với
năm 1998). Quận Cầu Giấy ln giữ vai trị quan trọng đối với các hoạt động
kinh tế, xã hội, an ninh, chính trị của thành phố.
Theo quy hoạch chi tiết phát triển đô thị và công nghiệp thành phố Hà
Nội trong tương lai sẽ tập trung về phía tây. Như vậy đến năm 2020, hầu hết
diện tích đất nơng nghiệp của quận sẽ được chuyển thành đất đô thị và trong
tương lai Cầu Giấy sẽ là một khu đô thị hiện đại. Hiện nay, quận đang đầu tư
2 Nguồn: wikimedia.com
5
5
xây dựng và củng cố thêm về cơ sở hạ tầng, khu cơng nghiệp và đơ thị do đó
đây đang và sẽ là một địa bàn hoạt động tiềm năng: số các khách hàng là tổ
chức kinh tế sẽ tăng lên đáng kể, thêm vào đó là sự xuất hiện của các doanh
nghiệp liên doanh hay doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi tại các khu cơng
nghiệp. Mặt khác, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội của quận, nhu cầu về
các sản phẩm ngân hàng của các cá nhân trên địa bàn chắc chắn sẽ rất lớn.
Trong bối cảnh chung của nền kinh tế đất nước, tình hình kinh tế - xã
hội trên địa bàn quận Cầu Giấy trong những năm gần đây vẫn tiếp tục ổn
định, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt mức tăng trưởng khá, cơ sở hạ tầng
được đầu tư theo quy hoạch, đời sống nhân dân được nâng lên, bộ mặt nông
thôn tiếp tục được đổi mới; an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ
vững. Đạt được những kết quả khả quan đó là do có sự chỉ đạo đúng đắn của
Uỷ ban nhân dân quận, sự cố gắng của nhân dân tồn quận cũng như sự đóng
góp không nhỏ của hệ thống NHTM trên khu vực.
Hoạt động trong một môi trường kinh doanh thuận lợi như trên, CN
NHCTCG đang có trước mắt nhiều cơ hội phát triển bền vững góp phần vào
sự phát triển chung của hệ thống NHCTVN.
2.1.3.2.
Kết quả hoạt động kinh doanh của CN NHCTCG
Nhiệm vụ chủ yếu của CN NHCTCG là thực hiện kinh doanh. Tuy
chưa có sự nhảy vọt vượt bậc nhưng chi nhánh cũng đã có sự đóng góp cải
thiện hoạt động của hệ thống ngân hàng trong thời kỳ thay đổi cơ chế.
Với phương châm “đi vay để cho vay”, CN NHCTCG đã mở rộng
mạng lưới giao dịch đồng thời phát huy lợi thế so sánh của NHCTVN; bằng
đổi mới công tác giao dịch, cải tiến thơng thống các thủ tục, nâng cao chất
lượng phục vụ khách hàng, bám sát các định hướng phát triển kinh tế của địa
phương cũng như mục tiêu chiến lược của NHCTVN nên số lượng khách
hàng có quan hệ tín dụng, gửi tiền, … ngày càng tăng. Tổng tài sản của chi
6
6
nhánh tính tới năm 2007 đạt 3.325 tỷ đồng; gấp 7,6 lần tổng tài sản khi mới
thành lập năm 2001.
Huy động vốn:
Vốn có một vai trị rất lớn đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng nói
chung và hoạt động tín dụng nói riêng, nó quyết định quy mơ hoạt động tín
dụng và năng lực cạnh tranh của mỗi ngân hàng. Ngày mới thành lập, tháng 3
năm 2001, chi nhánh chỉ có 01 quỹ tiết kiệm với nguồn vốn huy động là 120
tỷ đồng và là một chi nhánh phải nhận vốn từ NHCTVN để đảm bảo hoạt
động kinh doanh của mình, đến nay CN NHCTCG khơng những tự cân đối
được nguồn vốn mà còn trở thành chi nhánh “bán vốn” cho NHCTVN. Hoạt
động huy động vốn đã góp phần không nhỏ tạo lợi nhuận.
Hiện nay, nguồn vốn huy động của CN NHCTCG chủ yếu có từ các
nguồn sau: tiền gửi dân cư thông qua hoạt động của mạng lưới quỹ tiết kiệm,
tiền gửi của các tổ chức kinh tế, phát hành các công cụ nợ và các nguồn vốn
khác. Mạng lưới huy động vốn ngày càng được mở rộng với thế cài răng lược,
tăng lãi suất tiền gửi cả nội tệ và ngoại tệ với nhiều kỳ hạn hấp dẫn, áp dụng
các chính sách khuyến mại, … nhằm huy động mọi nguồn nhàn rỗi trong
nhân dân đặc biệt là các khu đô thị, nhà cao tầng, tuyến phố đông dân cư.
Các biện pháp chủ động và linh hoạt trong điều chỉnh lãi suất đối với cá
nhân, doanh nghiệp cả VNĐ và ngoại tệ đã góp phần giảm thiểu tác động thị
trường lên công tác huy động vốn, nâng cao hệ số sử dụng vốn, chất lượng
quản trị vốn và sau cùng là hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. CN
NHCTCG đã hồn thành tốt cơng tác huy động vốn. Nguồn vốn ngày càng
tăng lên, cơ cấu vốn cũng có sự thay đổi.
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của CN NHCTCG 3
3 Nguồn: một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh – phòng Tổng hợp CN NHCTCG
7
7
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
1/ Tiền gửi doanh nghiệp
Không kỳ hạn
Có kỳ hạn dưới 12 tháng
Có kỳ hạn trên 12 tháng
Tiền gửi bảo đảm thanh toán
2/ Tiền gửi dân cư
+ Tiền gửi tiết kiệm
Khơng kỳ hạn
Có kỳ hạn dưới 12 tháng
Có kỳ hạn trên 12 tháng
+ Phát hành cơng cụ nợ
3/ Tiền vay TCTD
Tổng nguồn vốn huy động
Năm 2005
803.681
618.380
142.142
38.675
4.484
746.528
607.695
1.137
314.070
292.488
138.833
104.500
1.654.709
Năm 2006
Năm 2007
848.041
620.851
201.269
24.916
1.006
723.603
629.124
460
331.690
296.975
94.478
223.250
1.794.894
971.461
732.720
190.756
50.637
6.347
870.245
809.085
6.757
398.935
403.392
61.160
696.481
2.538.186
Tổng nguồn vốn huy động được của CN NHCTCG năm 2006 so với
năm 2005 tăng 8,47% và năm 2007 đạt 2.538.186 triệu đồng, so với năm
2006 tăng tới 41,4%. Nếu như năm 2007 tiền gửi của các doanh nghiệp tăng
14,55% thì tiền gửi từ dân cư lại giảm tới 20,26%. Tỷ trọng tiền gửi tiết kiệm
trong tổng nguồn huy động cũng có xu hướng giảm dần (năm 2005 là
36,72%; năm 2006 là 35,05% và năm 2007 là 31,87%). Điểm đáng chú ý là
nguồn huy động của chi nhánh từ các tổ chức tín dụng tăng gấp 3 lần điều này
cho thấy nhu cầu sử dụng vốn của chi nhánh là rất cao. Một nét nổi bật khác
là tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng có xu hướng tăng lên qua từng
năm (năm 2005: 50,79%; năm 2006: 54,39%; năm 2007: 56,67%) cho thấy uy
tín của chi nhánh ngày càng được nâng cao.
Sử dụng vốn:
Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, CN NHCTCG đã sử dụng vốn
vay có hiệu quả, đem lại lợi nhuận tương đối ổn định cho Ngân hàng.
8
8
Chủ trương của CN NHCTCG là cho vay với tất cả các thành phần
kinh tế, khách hàng được bình đẳng trong vay vốn của ngân hàng. Chi nhánh
đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời mọi nhu cầu về vốn cho các thành phần kinh tế,
ưu tiên tập trung vốn cho các dự án trọng điểm, những ngành nghề then chốt,
ngành nghề truyền thống, quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kết
quả đã giúp các doanh nghiệp (Công ty Vinapco, Công ty sản xuất và lắp ráp
phụ kiện xe máy Hùng Hưng, …) mở rộng sản xuất, mua sắm thiết bị, cải tiến
quy trình cơng nghệ, tăng chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; cạnh tranh và
thay thế hàng nhập ngoại, tạo công ăn việc làm và thu nhập cho người lao
động. Nhiều dự án trọng điểm (cho vay đồng tài trợ nhà máy điện Phú Mỹ)
cũng như các dự vừa và nhỏ nhờ có vốn đầu tư kịp thời đã phát huy hiệu quả
mang lại lợi ích kinh tế - xã hội thiết thực, thúc đẩy kinh tế của địa phương,
góp phần CNH - HĐH đất nước.
Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của CN NHCTCG 4
(Đơn vị: triệu đồng)
Chỉ tiêu
Năm 2005
Năm 2006
Phân theo đối tượng cho vay
Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế
1.199.760
601.885
DNQD
631.073
341.276
DNNQD
568.687
260.609
Phân theo cơ cấu cho vay
DƯ NỢ ĐẦU TƯ VÀ CHOVAY
1.200.779
601.898
Dư nợ đầu tư
1.021
13
Dư nợ nền kinh tế
1.199.758
601.885
Trong đó:
Cho vay ngắn hạn
755.557
277.244
VNĐ
554.720
190.383
Ngoại tệ
200.837
86.861
Cho vay trung hạn
64.383
42.920
4 Nguồn: một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh – phòng Tổng hợp CN NHCTCG
Năm 2007
487.591
311.808
175.783
488.676
1.086
487.591
178.360
123.684
54.677
43.176
9
9
VNĐ
Ngoại tệ
Cho vay dài hạn
VNĐ
Ngoại tệ
62.769
1.614
379.817
129.425
250.392
41.887
1.033
281.712
18.248
263.473
42.261
915
266.053
7.966
258.087
Tốc độ tăng trưởng tín dụng của CN NHCTCG trong 3 năm vừa qua có
xu hướng giảm dần (tổng dư nợ cho vay với nền kinh tế năm 2006 giảm
49,8% so với năm 2005, năm 2007 giảm tiếp 18,9%). Dư nợ với DNNQD
năm 2007 so với 2006 giảm 3,25%; trong khi đó dư nợ đầu tư tăng 82,5%. Xu
hướng giảm dần tốc độ tăng trưởng tín dụng nằm trong định hướng tăng
cường kiểm sốt rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng của chi nhánh phù
hợp với tốc độ tăng trưởng chậm lại của ngành. Cơ cấu vốn tín dụng thay đổi
theo hướng tăng tỷ trọng tín dụng trung và dài hạn. Dư nợ tín dụng dài hạn
năm 2007 của chi nhánh chiếm tới 54,5% tổng dư nợ cả năm.
Cung cấp dịch vụ
Năm qua, thu dịch vụ ngân hàng đã đạt 1,816 tỷ đồng mức tăng gần
29% so với cùng kỳ năm trước, vượt so với kế hoạch được giao.
Đa dạng hoá, hiện đại hoá các dịch vụ ngân hàng là chủ trương của Ban
lãnh đạo NHCTVN nói chung và CN NHCTCG nói riêng. Chi nhánh không
ngừng nghiên cứu, cải tiến nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ đa dạng, khơng
chỉ bao gồm các dịch vụ ngân hàng truyền thống như tiền gửi, cho vay mà còn
bao gồm các dịch vụ hiện đại khách như chuyển tiền, bảo lãnh, hợp đồng phái
sinh ngoại … Thu từ dịch vụ trong năm 2007 chủ yếu vẫn tập trung vào các
dịch vụ truyền thống như bảo lãnh, thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế,
kinh doanh ngoại tệ. Các dịch vụ này đem lại khoản thu chiếm khoảng 85%
tổng thu dịch vụ của toàn chi nhánh. Đây là những dịch vụ có quan hệ chặt
chẽ với tín dụng. Hoạt động bảo lãnh năm 2007 đạt doanh số thực hiện
10
10
khoảng 19 tỷ đồng, chất lượng hoạt động bảo lãnh khá tốt thể hiện qua việc
khách hàng thực hiện nghĩa vụ thanh tốn đầy đủ đúng hạn, khơng phát sinh
món nào chi nhánh phải trả thay.
CN NHCTCG có quan hệ đại lý với hơn 600 ngân hàng trên Thế giới,
là thành viên của hệ thống thanh tốn viễn thơng liên ngân hàng, thanh tốn
qua mạng SWIFT nên ngân hàng có khả năng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu
dịch vụ ngân hàng quốc tế một cách nhanh chóng nhất như dịch vụ thanh toán
và chuyển tiền điện tử, dịch vụ thanh tốn thẻ tín dụng quốc tế, thanh tốn séc
du lịch, phát hành thư tín dụng, thơng báo L/C, xác nhận và chiết khấu L/C,
nhờ thu hối phiếu trả ngay và nhờ thu chấp nhận hối phiếu. Đặc biệt hoạt
động thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh tăng mạnh. Doanh số thanh
toán L/C nhập khẩu tăng 1,76 lần so với năm 2006; doanh số thanh toán L/C
xuất khẩu đạt mức tăng 6,6 lần so với năm 2006.
Về hoạt động thẻ ATM, số lượng thẻ chi nhánh đã mở được trong năm
2007 là trên 4.400 thẻ. Đây cũng là một nỗ lực rất lớn của chi nhánh, vượt lên
áp lực cạnh tranh trong kinh doanh thẻ trên địa bàn của hệ thống NHTM cổ
phần và các NHTM Nhà nước khác với chính sách mở thẻ miễn phí hồn tồn
và liên tục có thêm khuyến mãi.
Cơng tác kế tốn tài chính đã đảm bảo hạch tốn kịp thời, chính xác,
khơng gây ách tắc phiền hà cho khách hàng trong giao dịch. Số lượng khách
hàng đến giao dịch và mở tài khoản tiền gửi, tiền vay tại chi nhánh lên tới trên
2000 tài khoản.
Ngân hàng đã triển khai thực hiện công tác dự án hiện đại hoá ngân
hàng giao dịch một cửa. Ngồi ra cịn ứng dụng phần mềm của các chương
trình Incas, Misac, Samic, thanh toán điện tử, thanh toán liên ngân hàng,
thanh toán bù trừ, thanh toán quốc tế…
Kết quả kinh doanh
11
11
Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh 5
Đơn vị (triệu đồng)
Chỉ tiêu
Thu nhập
Chi phí
Lợi nhuận
Năm 2005
111.868
105.817
6.051
Năm 2006
144.866
135.431
9.435
Năm 2007
235.551
186.310
49.241
Nếu như thu nhập năm 2006 chỉ tăng 29,5% so với năm 2005 thì mức
tăng của năm 2007 là 5 lần so với năm 2006 cho thấy sự khởi sắc trong hoạt
động kinh doanh của chi nhánh. Lợi nhuận năm 2007 đạt trên 49 tỷ đồng, đạt
109,5% kế hoạch, tăng 62,5% so với năm 2006.
Không chỉ đạt được tăng trưởng trong doanh số, chi nhánh còn quan
tâm tới sự phát triển bền vững trong việc giảm các khoản nợ xấu xuống đáng
kể: năm 2006 nợ xấu giảm 24,7% so với năm 2005 thì sang năm 2007 con số
nợ xấu tiếp tục giảm xuống hơn 2 lần so với năm trước do chi nhánh đã thực
hiện một loạt các biện pháp quản lý chất lượng tín dụng. Tỷ trọng nợ quá hạn
năm 2007 chỉ chiếm 1,78% tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên nợ có khả năng
mất vốn của năm 2007 lại tăng tới 17,8 lần so với năm 2006. Đây là vấn đề
cần được lưu tâm trong năm 2008 để thu hồi tối đa nợ xấu, tiến tới giảm tỷ
trọng nợ xấu tính trên tổng vốn cho vay.
Tỷ trọng các khoản vay có tài sản bảo đảm trên tổng các khoản cho vay
cũng tăng lên rõ rệt qua từng năm (năm 2005: 44,7%; năm 2006: 69,8%; năm
2007: 73,2%). Đây là một trong những biện pháp hữu hiệu mà chi nhánh thực
hiện để tăng cường an tồn tín dụng.
Bảng 2.5: Hoạt động sử dụng vốn phân theo mức độ tài sản bảo đảm 6
5 Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh – phòng Tổng hợp CN NHCTCG
6 Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh CN NHCTCG
12
12
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Tổng cho vay
Cho vay có bảo đảm bằng tài sản
Khơng có bảo đảm bằng tài sản
Năm 2005
1.199.758
563.886
635.872
Năm 2006
601.885
420.116
181.769
Năm 2007
464.372
340.385
123.987
2.2. Thực trạng hoạt động cho vay trung và dài hạn với DNNQD tại CN
NHCTCG
Thế mạnh của NHCT là tài trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực
công nghiệp và thương nghiệp – đây cũng là lĩnh vực hoạt động chính của các
DNNQD hiện nay.
2.2.1. Tình hình cho vay trung và dài hạn nói chung của ngân hàng
Tình hình cho vay trung và dài hạn với các thành phần kinh tế của CN
NHCTCGđược thể hiện trong bảng số liệu dưới đây.
Bảng 2.5: Dư nợ cho vay phân theo thời gian 7
Đơn vị: triệu đồng
Dư nợ
Cho vay ngắn hạn
Cho vay trung và dài
hạn
Tổng dư nợ
Năm 2005
Số tiền
%
Năm 2006
Số tiền %
Năm 2007
Số tiền %
755.558
444.200
277.244
325.017
46
54
178.360 36,6
309.231 63,4
100 601.885
100
487.591
1.199.758
63
37
100
Các số liệu thống kê trong bảng trên cho thấy giá trị tuyệt đối của các
khoản dư nợ cho vay trung và dài hạn tuy có giảm nhưng tỷ trọng cho vay
7 Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh CN NHCTCG
13
13
trung và dài hạn trên với tổng dư nợ cho vay lại qua không ngừng tăng lên
(năm 2005: 37%, năm 2006: 54%, năm 2007: 63,4%). Như vậy cho vay trung
và dài hạn cho nền kinh tế đã được NHCTCG chú trọng phát triển và đến nay
đã đạt tỷ lệ dư nợ khá cao.
2.2.2. Tình hình cho vay đối với DNNQD nói chung
Cho vay đối với các DNNQD (bao gồm cả cho vay ngắn, trung và dài
hạn) được thể hiện trong bảng số liệu dưới đây.
Bảng 2.6: Dư nợ cho vay phân theo thành phần kinh tế 8
Đơn vị: triệu đồng
Dư nợ
DNQD
DNNQD
Năm 2005
Số tiền
%
Năm 2006
Số tiền
%
Năm 2007
Số tiền
%
631.073
568.687
52,6
47,4
341.276
260.609
56.7
43,3
311.808
175.783
64
36
Tổng dư nợ
1.199.760
100
601.885
100
487.591
100
Chỉ xét riêng tới chỉ tiêu dư nợ cho vay ta đã thấy NHCTCG vẫn chủ
yếu tập trung cho vay với khối DNQD, tỷ trọng vay vốn của khu vực này luôn
chiếm hơn 50% và lại cịn có xu hướng tăng lên trong các năm từ 2005 tới
2007. Điều này có nghĩa là các DNNQD vẫn chưa được thực sự quan tâm
đúng mức. Tỷ trọng dư nợ của khối DNNQD liên tục giảm từ 47,4% năm
2005 xuống 36% năm 2007. Kết quả này một phần là do chính sách hạn chế
tín dụng nhằm đảm bảo an toàn hoạt động kinh doanh trong tình hình kinh tế
biến động trong thời gian qua của NHNN cũng như bản thân NHCTVN.
8 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CN NHCTCG
14
14
2.2.3. Tình hình cho vay trung và dài hạn đối với DNNQD
Qua 2 bảng số liệu độc lập về dư nợ cho vay phân theo thời gian và
phân theo thành phần kinh tế, phần nào chúng ta đã thấy được thực trạng của
hoạt động cho vay trung và dài hạn ở chi nhánh. Cho vay trung và dài hạn liên
tục tăng trưởng song lại tập trung chủ yếu vào khối DNQD trên địa bàn hoạt
động của ngân hàng.
Để có được sự đánh giá chính xác về tình hình cho vay trung và dài hạn
đối với DNNQD tại CN NHCTCG, chúng ta trước hết sẽ xem xét số liệu cụ
thể về tình hình cho vay trung và dài hạn riêng đối với riêng khu vực
DNNQD được thống kê ở bảng dưới đây.
15
15
Bảng 2.7: Tình hình cho vay trung và dài hạn với DNNQD tại NHCT CG 9
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2005
Số tiền
Tỷ
Năm 2006
Số tiền
Tỷ
%
2006/2005
76
%
1.Doanh số cho vay
652.322
trọng
100
_ DNQD
365.302
56
301.861
60,98
83
463.248
63,95
153
_ DNNQD
2.Doanh số thu nợ
287.019
649.291
44
100
193.156
614.200
39,02
100
67
98
261.142
740.176
36,1
100
135
120
_ DNQD
395.704
60,9
350.094
57
88
407.096
55
116
_ DNNQD
3.Dư nợ đến 31/12
253.586
444.200
39,1
100
264.106
325.017
43
100
104
73
333.080
309.231
45
100
126
95
_ DNQD
233.649
52,6
184.317
56,7
79
197.753
63,95
107
_ DNNQD
4. Dư nợ quá hạn
210.551
28.010
47,4
100
140.700
15.921
43,3
100
67
56,8
111.478
8.700
36,05
100
79
54,6
_ DNQD
15.224
59
9.871
62
64,8
5.351
64
54,2
_ DNNQD
12.786
41
6.050
38
47,3
3.010
36
49,7
9 Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm CN NHCTCG
495.017
trọng
100
Số tiền
Năm 2007
Tỷ
724.390
trọng
100
2007/2006
150
16
16
2.2.3.1. Doanh số cho vay trung và dài hạn đối với DNNQD
Doanh số cho vay trung và dài hạn đối với DNNQD là chỉ tiêu phản ánh
tất cả các khoản vốn trung và dài hạn mà ngân hàng đã phát ra cho DNNQD vay
trong một khoảng thời gian nào đó, khơng kể món vay đó đã thu hồi hay chưa.
Đây là chỉ tiêu phản ánh con số tuyệt đối cho thấy khả năng mở rộng cho vay.
Do đó, nếu kết hợp được doanh số cho vay của nhiều thời kỳ thì ta sẽ thấy được
phần nào về xu hướng của hoạt động cho vay này. Qua bảng số liệu 2.7 ta thấy,
doanh số cho vay trung và dài hạn với khu vực kinh tế ngồi quốc doanh có xu
hướng giảm qua các năm. Đây là do xu thế giảm chung của hoạt động cho vay
trong ba năm từ 2005 tới 2007 tại CN NHCTCG
Năm 2005: đạt 287 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 44% tổng doanh số cho vay
trung và dài hạn toàn chi nhánh
Năm 2006: doanh số cho vay bằng 67% năm 2005, chiếm tỷ trọng
39,02% trên tổng doanh số
Năm 2007: doanh số cho vay bằng 90,9% so với năm 2005, bằng 135%
so với năm 2006; chiếm tỷ trọng 36,1% tổng doanh số cho vay.
Như vậy, không chỉ doanh số cho vay có xu hướng biến động khơng đều
trong ba năm qua: từ 287 tỷ năm 2005 xuống còn 193 tỷ năm 2006 và tăng lại là
261 tỷ năm 2007. Bên cạnh đó cả tỷ trọng cho vay trung và dài hạn với
DNNQD trong tổng cho vay trung và dài hạn đang giảm sút (năm 2005: 44%,
năm 2006: 39,02%, năm 2007: 36,1%). Đây là một điểm khác biệt so với xu
hướng chung của các NHTM hiện nay là tăng cường cho vay đối với các
DNNQD.
2.2.3.2. Doanh số thu nợ cho vay trung và dài hạn với DNNQD
Đây là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay
trung và dài hạn với DNNQD kể cả năm nay và các năm trước đó.
Năm 2005: chiếm tỷ trọng 39,1% tổng doanh số thu nợ trung và dài hạn
17
17
Năm 2006: bằng 104% năm 2005, chiếm tỷ trọng 43% tổng doanh số thu
nợ cho vay trung và dài hạn
Năm 2007: bằng 126% năm 2006, bằng 217% so với năm 2005, chiếm tỷ
trọng 45% tổng doanh số thu nợ trung và dài hạn
Tính đến 31/12/2007, doanh số thu nợ cho vay trung và dài hạn của
DNNQD là 333 tỷ đồng trên tổng doanh số cho vay là 261 tỷ đồng. Doanh số
cho vay biến động không đều, tỷ trọng cho vay giảm, còn doanh số thu nợ lại
liên tục tăng qua các năm (2005: 39,1; 2006: 43%; 2007: 45%) chứng tỏ dư nợ
cũ đang được tích cực thu hồi, và việc thu nợ mới cũng tỏ ra có hiệu quả. Con
số này cũng đồng thời cũng giải thích cho việc chi nhánh giảm cho vay đối với
các DNNQD là nhằm mục đích thu hồi nơt nợ cũ. Chỉ tiêu doanh số thu nợ cho
thấy ngân hàng ba năm qua ngân hàng thực hiện thu nợ rất hiệu quả, các khoản
vay đảm bảo an toàn cao (bắt nguồn từ việc các DNNQD có sử dụng đúng mục
đích khoản vay). Chỉ tiêu này của CN NHCTCG ngày càng cao đã phản ánh
chất lượng các khoản vay ngày càng tốt.
2.2.3.3. Dư nợ cho vay trung và dài hạn của DNNQD
Là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện
còn cho DNNQD vay bao nhiêu vốn trung và dài hạn, và đây cũng là khoản mà
ngân hàngcần thu về.
Năm 2005: đạt 210 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 47,4% tổng dư nợ cho
vay trung và dài hạn của chi nhánh.
Năm 2006: đạt 141 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 43,3% tổng dư nợ cho vay
trung và dài hạn, giảm 32,86% so với năm 2005
Năm 2007: đạt 111 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 36,05% tổng dư nợ cho vay
trung và dài hạn, giảm 21,27% so với năm 2006.
Tổng dư nợ cho vay trung và dài hạn có xu hướng giảm dần qua các năm
làm cho dư nợ cho vay trung và dài hạn đối với DNNQD cũng giảm theo. Năm
2005 dư nợ cho vay trung và dài hạn với DNNQD đạt 210 tỷ thì tới năm 2007
18
18
chỉ còn 111 tỷ đồng, tức là con số tuyệt đối đã giảm gần 2 lần. Tỷ trọng dư nợ
của DNNQD trên tổng dư nợ trung và dài hạn với nền kinh tế cũng giảm từ
47,4% năm 2005 xuống còn 36,05% vào năm 2007. Rõ ràng là có sự thu hẹp rất
lớn trong cho vay trung và dài hạn của chi nhánh đối với khu vực kinh tế này.
Tóm lại là, dư nợ cho vay trung và dài hạn với DNNQD của CN NHCTCG ba
năm gần đây liên tục giảm sút chứng hoạt động tài sản của ngân hàng chưa cao,
trình độ cán bộ tín dụng cịn hạn chế…
2.2.3.4. Nợ quá hạn, tỷ lệ nợ quá hạn vay trung và dài hạn của DNNQD
Nợ quá hạn:
Trong những năm trước đây, nợ q hạn của khối kinh tế ngồi quốc
doanh ln chiếm tỷ trọng lớn nhưng bắt đầu từ năm 2003 đã có sự đổi hướng.
Nợ quá hạn của khối kinh thế quốc doanh chiếm phần lớn (do một số DNQD
gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, tài chính giảm sút, khơng có tài sản
đảm bảo để xử lý nợ quá hạn) đã tăng tỷ trọng từ 59% năm 2005 lên 64% năm
2007, nợ quá hạn khối kinh tế ngoài quốc doanh giảm dần. Tỷ trọng nợ quá hạn
cho vay trung và dài hạn của DNNQD năm 2005 là 41%, năm 2006 là 38%, và
đến năm 2007 chỉ còn 36% so với tổng nợ quá hạn cho vay trung và dài hạn của
tồn chi nhánh.
Biểu đồ 2.1: Tình hình nợ quá hạn cho vay trung và dài hạn của NHCTCG 10
Tỷ lệ nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn: chỉ tiêu này thường nói lên chất lượng tín dụng của
khoản vay. Thơng thường tỷ lệ này dưới 5% thì hoạt động kinh doanh của ngân
10 Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh CN NHCTCG
19
19
hàng bình thường. Nếu ở một thời điểm nhất định nào đó mà tỷ lệ này lớn thì nó
phản ánh chất lượng cho vay tại ngân hàng kém và rủi ro cao. Xem xét số liệu
được thống kê tại thời điểm 31/12/2007
Bảng 2.8: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay trung và dài hạn của DNNQD11
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Nợ quá hạn DNNQD
Dư nợ DNNQD
Tỷ lệ NQH DNNQD (%)
Năm 2005
12.786
210.511
6,03
Năm 2006
6.050
140.700
4,3
Năm 2007
3.010
111.478
2,7
Dễ dàng nhận thấy rằng, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay trung và dài hạn của
DNNQD có sự chuyển biến tích cực theo thời gian, từ 6,03% năm 2005 giảm
xuống cịn 2,7% năm 2007.
Như vậy, xem xét tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn cho vay trung
dài hạn của DNNQD tại NHCTCG trong ba năm qua, ta thấy rằng tỷ lệ nợ quá
hạn hoàn toàn nằm trong khoảng 5% - 10% là tỷ lệ nợ q hạn an tồn. Có thể
khẳng định rằng chất lượng cho vay trung và dài hạn với DNNQD của chi
nhánh là khá tốt.
2.3. Đánh giá về tình hình cho vay trung và dài hạn với DNNQD tại Chi
nhánh NHCT Cầu Giấy
2.3.1. Những kết quả đạt được
Trong thời gian ba năm từ 2005 tới 2007, dưới sự chỉ đạo kịp thời và
cương quyết của ban lãnh đạo, cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên
toàn chi nhánh, hoạt động cho vay trung và dài hạn với DNNQD của NHCTCG
đã có những chuyển biến tích cực và tiến bộ rõ rệt.
2.3.1.1.
Nguồn huy động trung và dài hạn ngày càng tăng trưởng
11 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2007 CN NHCTCG
20
20
Từ khi thành lập đến nay, CN NHCTCG đã có sự phát triển mạnh mẽ cả
về nguồn vốn cũng như chất lượng nguồn vốn để trở thành một trong những chi
nhánh mạnh của hệ thống NHCTVN.
Năm 2006 thị trường tiền tệ có nhiều biến động về lãi suất trong nước và
trên thị trường quốc tế, tình hình lạm phát và cạnh tranh về huy động vốn giữa
các tổ chức tín dụng trong nước gây ảnh hưởng không nhỏ tới công tác huy
động vốn của các NHTM nói chung và NHCTVN nói riêng. Trước biến động về
giá huy động vốn trên thị trường, CN NHCTCG đã chủ động áp dụng sách sách
lãi suất linh hoạt trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường, cải thiện quản trị thanh
khoản dựa trên hệ thống thơng số an tồn. Các biện pháp chủ động và linh hoạt
trong điều chỉnh lãi suất đối với cá nhân, doanh nghiệp cả VNĐ và ngoại tệ đã
góp phần giảm thiểu tác động thị trường lên công tác huy động vốn, nâng cao hệ
số sử dụng vốn.
Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn của khách hàng có xu hướng tăng lên qua
từng năm (năm 2005: 50,79%; năm 2006: 54,39%; năm 2007: 56,67%). Nguồn
vốn chi nhánh dùng cho vay trung và dài hạn có sự đóng góp lớn của nguồn vốn
huy động tại chỗ (huy động vốn chuyển về từ NHCTVN hưởng lãi điều hòa).
Tỷ lệ huy động vốn tại chỗ so với tổng nguồn vốn huy động tăng dần qua các
năm (2004: 87%, 2005: 90%, 2006: 92%) là cơ sở đảm bảo cho một nguồn vốn
bền vững, ổn định về kỳ hạn.
2.3.1.2.
Cho vay trung và dài hạn với DNNQD tăng về chất lượng
CN NHCTCG ngày càng khẳng định vai trị quan trọng của mình trên địa
bàn cũng như trong toàn hệ thống NHCTVN trong đầu tư vốn trung và dài hạn.
Số lượng các đơn vị DNNQD có quan hệ vay vốn với chi nhánh ngày càng tăng
đáng kể, số lượng các DNNQD đặt mối quan hệ tài chính lâu dài với chi nhánh
cũng theo đó tăng lên. Các món vay có khối lượng vay ngày càng lớn và trải
rộng trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế từ xây dựng, đóng tàu, giáo dục tới sản
xuất máy móc, … Một số món vay trung và dài hạn trong năm 2007 của chi
nhánh phải kể tới là: Công ty cổ phần phát triển Đại Lâm vay trung hạn 6,1 tỷ
21
21
phục vụ sản xuất kinh doanh (thời gian trả nợ là 06 năm); Cơng ty cổ phần vận
tải Bình Minh vay 30 tỷ đóng tàu trọng tải 4.300 tấn (thời gian trả nợ là 09
năm); Công ty trách nhiệm hữu hạn tư vấn đầu tư phát triển Bộ giáo dục đào tạo
Phương Nam vay 20 tỷ để thực hiện một phần dự án xây dựng trường phổ thông
dân lập Phương Nam (thời gian trả nợ là 06 năm)12
Chất lượng tín dụng nói chung và chất lượng cho vay trung và dài hạn đối
với DNNQD nói riêng ngày càng có chuyển biến tốt. Một phần nhờ vào quán
triệt phương châm của cấp lãnh đạo “ mở rộng cho vay đến đâu chắc đến đó”;
một phần nữa là do cơng tác thẩm định món vay, kiểm tra trước và sau khi cho
vay được các cán bộ tín dụng của chi nhánh thực hiện nghiêm túc và chặt chẽ.
Tại CN NHCTCG, mỗi cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định từ ban đầu cho tới
khi thu hồi vốn đối với một dự án kinh tế có nhu cầu vay vốn. Xuất phát từ yếu
tố đó, mỗi cán bộ tín dụng có ý thức hơn về trách nhiệm của mình, tập trung
chun mơn sâu vào dự án mình phụ trách. Đó là cơ sở để đưa ra kỳ hạn nợ sát
với yêu cầu thực tế mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và ngân hàng đồng
thời thuận lợi trong việc kiểm tra giám sát món vay, đơn đốc thu nợ đạt kết quả
tốt. Đây là cơ sở để doanh số thu nợ với khu vực DNNQD không ngừng tăng
lên, khẳng định hiệu quả sản xuất kinh doanh của các đối tác của ngân hàng. Tỷ
lệ nợ quá hạn của chi nhánh hoàn toàn nằm ở mức an tồn, và có xu hướng ngày
càng giảm xuống cho thấy chất lượng cho vay trung và dài hạn với DNNQD
ngày càng tăng
Song song với quá trình tìm hiểu doanh nghiệp và dự án đầu tư trên cơ sở
tài liệu do doanh nghiệp cung cấp, chi nhánh còn coi trọng và đẩy mạnh khâu
khảo sát thực tế, nắm bắt thông tin trực tiếp từ thị trường, từ các đối tác của
khách hàng và từ những bạn hàng tín nhiệm. Đó chính là một bước quan trọng
giúp chi nhánh giảm và tránh được những tổn thất do sự lừa đảo, thiếu trung
thực của khách hàng.
12 Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn CN NHCTCG
22
22
CN NHCTCG tiến hành thẩm định dự án theo đúng nội dung quy định
trong văn bản hướng dẫn thẩm định cho vay trung và dài hạn của NHCTVN.
Tuy nhiên trong quá trình điều tra lập hồ sơ cho vay, một số thủ tục, điều kiện
vay vốn và đối tượng vay vốn được ngân hàng giải quyết linh động theo khuôn
khổ pháp luật cho phép, giúp khách hàng giảm bớt thời gian chờ đợi, cũng như
chi phí. CN NHCTCG khơng ngừng đổi mới, nâng cao phong cách giao dịch
văn minh, lịch sự đồng thời nhiệt tình tư vấn về các mặt nghiệp vụ, dịch vụ của
ngân hàng do đó tạo được thiện cảm phía từ khách hàng.
Chi nhánh bám sát với các quy định của NHNN cũng như NHCTVN về
tỷ lệ vốn chủ sở hứu tối thiểu của từng dự án, vốn cho vay tối đa trên giá trị tài
sản đảm bảo, hoạch định cụ thể về thời hạn trả nợ, … Làm tốt các công tác này
chi nhánh không những đảm bảo cho sự an toàn trong hoạt động của mình mà
cịn góp phần vào sự phát triển bền vững của tồn hệ thống NHCTVN.
Như vậy, có thể khẳng định rằng chất lượng cho vay trung và dài hạn với
DNNQD của chi nhánh ngày càng tăng lên.
2.3.1.3.
Lãi suất cho vay linh hoạt
Lãi suất cho vay trung và dài hạn được chi nhánh áp dụng linh hoạt chứ
không theo chuẩn lãi suất nhất định. Lãi suất áp dụng cho vay trung và dài hạn
đều là lãi suất thả nổi, được ngân hàng xác định một cách khoa học dựa trên chi
phí vốn, mức độ rủi ro và lợi nhuận hợp lý của ngân hàng. Lãi suất cho vay = lãi
suất tiền gửi tiết kiệm trả sau + lợi nhuận ngân hàng (mức là 3,6%/năm; 4,6%/
năm, … tuỳ tính chất từng món vay) 13. Như vậy, chi nhánh đã bám sát vào tình
hình biến động của thị trường để thực hiện cơng tác xác định lãi suất đối với các
món vay trung và dài hạn; không chỉ đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng mà còn
tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng của mình.
2.3.1.4.
Tỷ lệ nguồn ngắn hạn dùng cho vay trung và dài hạn hợp lý
Năm 2005, tỷ lệ nguồn ngắn hạn dùng để cho vay trung và dài hạn của
CN NHCTCG là 25% - hoàn toàn phù hợp với quy định của NHNN. Các năm
13 Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp lớn CN NHCTCG
23
23
tiếp theo, ngân hàng hầu như không phải dùng tới nguồn ngắn hạn để cho vay
trung và dài hạn. Lấy ví dụ điển hình của năm 2007, chỉ riêng nguồn tiền gửi có
kỳ hạn trên 12 tháng mà ngân hàng huy động được từ doanh nghiệp và dân cư
đã là 454.029 triệu đồng, trong khi cho vay trung và dài hạn đạt 309.229 triệu
đồng. Như vậy cho vay trung và dài hạn hồn tồn nằm trong khn khổ đáp
ứng của nguồn vốn trung và dài hạn.
Tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý
2.3.1.5.
Doanh số thu nợ cho vay trung và dài hạn của DNNQD liên tục tăng cao
qua ba năm. Tình hình nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của NHCTCG trong ba
năm qua cũng cho ta thấy rằng tỷ lệ nợ quá hạn cho vay trung và dài hạn của chi
nhánh hoàn toàn nằm trong khoảng từ 5% - 10% là tỷ lệ nợ quá hạn an toàn nên
có thể nhận xét rằng chất lượng cho vay DNNQD của ngân hàng khá tốt.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ đã đạt được thì hoạt động cho vay
trung và dài hạn đối với DNNQD của CN NHCTCG vẫn cịn những mặt hạn
chế. Nhìn nhận ra những điểm cịn hạn chế cũng như tìm được nguyên nhân của
những hạn chế này là việc làm cần thiết để tiếp tục phát triển nghiệp vụ này
trong thời gian tới.
2.3.2.1.
Hạn chế
Số lượng các DNNQD trên địa bàn hoạt động của ngân hàng ngày càng
lớn, tương ứng với nhu cầu về vốn trung và dài hạn ngày càng tăng lên. Tuy
nhiên, huy động vốn trong chi nhánh lại tăng chưa tương xứng, thậm chí nguồn
huy động trong dân cư còn giảm tới 20,26% trong năm 2007 làm cho dư nợ cho
vay tín dụng trung và dài hạn năm 2007 chỉ bằng 95%, dư nợ cho vay trung và
dài với DNNQD chỉ c̣n 79% so với năm 2006.
Tỷ trọng cho vay trung và dài hạn đối với khối DNNQD còn chưa tương
xứng với nhu cầu của khách hàng cũng như tiềm lực của ngân hàng. Chi nhánh
vẫn cho vay chủ yếu với khối lượng vốn lớn và thời gian dài cho các lĩnh vực
24
24
xây dựng cơng trình giao thơng, thi cơng xây lắp, điện lực, … - tức là vẫn tập
trung vốn cho vay đối với khối DNQD. Dư nợ cho vay trung và dài hạn với
DNNQD những năm gần đây cũng liên tục giảm. Doanh số cho vay trung và dài
hạn đối với khối DNNQD trước năm 2005 tương đối lớn. Song bắt đầu từ năm
2005 trở đi lại có sự biến động bất thường (giảm mạnh vào năm 2006, tăng trở
lại vào 2007). Như vậy là ở chi nhánh đang có hiện tượng đi ngược lại xu hướng
chung của các NHTM là tăng cường cho vay trung và dài hạn đối với DNNQD
Thực tế cho thấy cho vay trung và dài hạn tăng trưởng rất nhanh, tập
trung vào các dự án với quy mô rất lớn, phức tạp mà việc thẩm định địi hỏi
trình độ chun mơn cao, theo các tiêu chuẩn thị trường thực sự, vượt quá năng
lực, kinh nghiệm, khả năng giám sát của các cán bộ tín dụng. Ví dụ điển hình là
với các dự án về đóng tàu, xây dựng cầu, đường… Doanh nghiệp muốn vay vốn
đều phải cung cấp cho ngân hàng toàn bộ hồ sơ cơng trình. Tuy nhiên các cán
bộ tín dụng với chun mơn là phân tích các con số tài chính thì các số liệu kỹ
thuật, sơ đồ chế tạo, lắp ráp với họ là nằm ngồi khả năng. Do đó các dự án này
được duyệt chủ yếu là dựa vào thẩm định của các cơ quan chức năng có thẩm
quyền khác.
2.3.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan
_
Môi trường kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong mấy năm gần đây luôn duy trì ở mức
cao, kéo theo đó là lạm phát liên tục gia tăng (năm 2007 là 12,63%) tạo lãi suất
âm đối với các khoản tiền gửi. Giá cả tăng mạnh làm đồng tiền bị mất giá gây ra
tâm lý e ngại gửi tiền dài hạn vào hệ thống ngân hàng, thay vào đó người dân
chuyển tiền sang đầu tư kinh doanh bất động sản, vàng và đơla Mỹ. Tình trạng
này làm giảm đáng kể nguồn vốn huy động của ngân hàng, nhất là nguồn trung
và dài hạn.
Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong huy động vốn cũng là nhân tố
làm giảm lượng vốn huy động được của mỗi ngân hàng. Tình trạng “khát” vốn
25
25
VND và cuộc đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng trong mấy tháng đầu
năm 2008 vừa qua là một ví dụ điển hình cho sự cạnh tranh này.
_
Mơi trường pháp lý:
Lo ngại về lạm phát, nhất là tình trạng tăng trưởng tín dụng “nóng” (mức
tăng trưởng tín dụng là 25% năm 2006, và lên tới 40% tính đến 8/2007) đã
khiến NHNN trong mấy năm gần đây phải liên tục thực hiện các biện pháp thắt
chặt tiền tệ như: tăng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn, sử dụng các
công cụ thị trường mở (buộc các NHTM phải mua tín phiếu bắt buộc), tăng tỷ lệ
dự trữ bắt buộc, … nhằm giữ tốc độ tăng trưởng ở mức hợp lý. Hiện nay,
NHNN còn đưa ra hạn mức tăng trưởng tín dụng cho các NHTM là 30% /năm.
Chính sách tiền tệ thắt chặt này có tác dụng trực tiếp tới việc phát triển cho vay
trung và dài hạn của chi nhánh với nền kinh tế nói chung và với DNNQD nói
riêng.
Văn bản pháp lý về hoạt động cho vay trung và dài hạn của NHCTVN
quy định doanh nghiệp phải đạt vốn tự có tối thiểu là 50% trên tổng vốn đầu tư
của dự án khi muốn vay vốn từ hệ thống Ngân hàng Công thương (trong khi
quy định tại ngân hàng Agribank Sài Gòn là 20% và ngân hàng Nam Á là 30%).
Đây chính là luật có tác dụng ràng buộc rất lớn trong việc phát triển cho vay với
DNNQD vì đây là khối kinh tế có khả năng rất hạn hẹp về tài chính. Rất nhiều
DNNQD tìm đến với ngân hàng nhưng đã vấp ngay phải rào cản này và không
đạt được điều kiện tiến hành vay vốn.
_
Nguyên nhân từ phía các DNNQD:
Các DNNQD trên địa bàn quận Cầu Giấy chủ yếu mới được thành lập do
đó ln gặp khó khăn lớn về mặt tài chính. Nhiều doanh nghiệp khơng đáp ứng
đủ điều kiện của ngân hàng về mức vốn chủ sở hữu tối thiểu trên tổng vốn đầu
tư của dự án, về tài sản đảm bảo cho khoản vay. Xét về phương diện kinh tế là
hồn tồn có lý khi ngân hàng từ chối các khoản vay này vì khơng an tồn cho
hoạt động của ngân hàng. Nếu DNNQD đảm bảo được tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối
thiểu thì món vay lại có giá trị nhỏ không đủ để ngân hàng bù đắp các chi phí và