Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Nhận xét công tác chăm sóc sản phụ nhiễm khuẩn sau mổ lấy thai tại bệnh viện phụ sản hà nội năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.58 KB, 42 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGÔ THỊ LAM LƯƠNG

NHẬN XÉT CƠNG TÁC CHĂM SĨC SẢN PHỤ NHIỄM KHUẨN
SAU MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
NĂM 2020

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

NAM ĐỊNH - 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NGÔ THỊ LAM LƯƠNG

NHẬN XÉT CƠNG TÁC CHĂM SĨC SẢN PHỤ NHIỄM KHUẨN
SAU MỔ LẤY THAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI
NĂM 2020

Chuyên ngành: Điều dưỡng sản phụ khoa

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Ths.Bs Trần Quang Tuấn

NAM ĐỊNH - 2020




i
LỜI CẢM ƠN

Trong q trình nghiên cứu và hồn thành chuyên đề này, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ, các anh chị, bạn bè, đồng nghiệp,
những người thân trong gia đình và các cơ quan có liên quan.
Tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại
học, bộ môn Điều dưỡng Sản phụ khoa, các thầy cô giảng dạy của Trường Đại
học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo tơi trong những năm
học qua.
Tơi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn:
Ths.Bs CKII Trần Quang Tuấn, đã tận tình hướng dẫn, động viên, quan tâm và
tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học, thực hiện và hồn thành
chun đề tốt nghiệp này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám đốc Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, tập
thể bác sỹ, hộ sinh, điều dưỡng cán bộ Khoa sản nhiễm trùng đã cho tôi cơ hội
được đi học chuyên sâu về lĩnh vực điều dưỡng chuyên nghành phụ sản, tạo
điều kiện, giúp đỡ, động viên tơi trong q trình học tập, cơng tác và nghiên
cứu.
Tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến bố mẹ, những người thân trong gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp và các anh chị em cùng khóa đã động viên, giúp đỡ tơi về
tinh thần để tơi hồn thành chun đề này.

Nam Định, tháng 08 năm 2020

Ngô Thị Lam Lương



ii
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong
bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được áp dụng. Báo
cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn.
Nếu có điều gì sai trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Học viên

Ngô Thị Lam Lương


iii
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH .....................................................................................vii
ĐẶT VẤN ĐỀ......................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN ......................................... 3
1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................ 3
1.1.1. Nhiễm khuẩn vết mổ ..................................................................................... 3
1.1.2. Các biện pháp phòng ngừa và kiểm sốt nhiễm khuẩn vết mổ .................... 4
1.1.3. Chăm sóc vết mổ........................................................................................... 7
1.1.4. Triệu chứng, chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ............................................... 9
1.1.5. Các phương pháp điều trị ............................................................................ 11

1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hồi phục vết mổ nhiễm khuẩn ..................... 13
1.2. Cơ sở thực tiễn: .......................................................................................... 13
Chương 2: MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ................................................ 16
2.1. Thực trạng của cơng tác chăm sóc thay băng vết mổ tại Khoa Hậu sản
thường ...................................................................................................... 16
2.2. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 16
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn .................................................................................... 16
2.2.2. Tiêu chuẩn loại trừ ...................................................................................... 17
2.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu .................................................................. 17
2.3.1. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................... 17
2.3.2. Thời gian nghiên cứu: ................................................................................. 17
2.4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 17
2.4.1. Thiết kế nghiên cứu .................................................................................... 17
2.4.2. Cỡ mẫu nghiên cứu ..................................................................................... 17
2.4.3. Qui trình nghiên cứu ................................................................................... 18


iv
Chương 3: BÀN LUẬN......................................................................................... 19
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu ........................................................... 19
3.2. Kết quả khảo sát kết quả thay băng chăm sóc các trường hợp có biểu hiện
NKVM ..................................................................................................... 21
3.2.1. Kết quả chuẩn bị dung cụ thay băng ........................................................... 21
3.2.2. Kết quả thực hành qui trình thay băng ........................................................ 23
3.2.3. Kết quả thực hành thay băng ...................................................................... 25
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 26
4.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu: .......................................................... 26
4.2. Các lỗi thường gặp khi chuẩn bị dụng cụ ................................................... 26
4.3. Các lỗi thường gặp nhất trong thực hành qui trình thay băng...................... 26
4.4. Kết quả thực hành thay băng ...................................................................... 26

KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................... 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Quy trình thay băng vết mổ bệnh viện Phụ sản Hà Nội
PHỤ LỤC 2: Thang điểm – kỹ thuật thay băng vết mổ


v
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BV

Bệnh viện

CDC

Center for Disease Control and Prevention
(Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ)

KSDP

Kháng sinh dự phòng

NB

Người bệnh

NKBV

Nhiễm khuẩn Bệnh viện


NKVM

Nhiễm khuẩn vết mổ

NNV

Ngày nằm viện

NVYT

Nhânviên y tế


vi
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Tuổi trung bình của hộ sinh, điều dưỡng khoa.............................. 19
Bảng 3.2: Đặc điểm nhóm tuổi của hộ sinh, điều dưỡng ............................... 19
Bảng 3.3: Trình độ của hộ sinh, điều dưỡng ................................................. 19
Bảng 3.4: Thâm nhiên làm việc của hộ sinh, điều dưỡng.............................. 20
Bảng 3.5: Đặc điểm của các trường hợp NKVM .......................................... 21
Bảng 3.6: Kết quả chuẩn bị dụng cụ thay băng ............................................. 22
Bảng 3.7: Thực hành qui trình thay băng ...................................................... 23


vii
DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1: Phân loại nhiễm trùng vết mổ theo CDC - mặt cắt ngang .............. 3
Hình 2.1: Qui trình nghiên cứu ..................................................................... 18

Hình 3.1: Tỷ lệ sản phụ có biểu hiện nhiễm khuẩn vết mổ ........................... 20
Hình 3.2: Mức độ thực hành đủ các bước trong qui trình thay băng ............. 23
Hình 3.3: Kết quả xếp loại kỹ thuật thực hành thay băng NKVM ................. 25


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm khuẩn vết mổ (NKVM) là một trong các loại nhiễm khuẩn bệnh
viện (NKBV) thường gặp. Mặc dù đã có những cải tiến về phương pháp phẫu
thuật cùng những hiểu biết về tác nhân gây bệnh và việc sử dụng rộng rãi liệu
pháp kháng sinh dự phòng. Tuy nhiên tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ vẫn liên
tục xảy ra, làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh, tăng tỷ lệ tử vong ở các bệnh
nhân (BN) sau phẫu thuật. Ở Mỹ và một số nước Tây Âu, tỷ lệ NKVM trong
khoảng từ 2% - 15% , tuỳ theo loại hình phẫu thuật; NKVM chiếm 40% các
trường hợp NKBV [9]. Các kết quả thống kê cho thấy NKVM làm tăng gấp
đơi chi phí điều trị, kéo dài thêm 7 - 19,5 ngày nằm viện (NNV) [10]. Ở BN
bị NKVM, nguy cơ tử vong cao gấp 2 lần và nguy cơ phải tiếp tục theo dõi
điều trị ngoại trú với NKVM tăng 60% so với BN không bị NKVM. Tại Mỹ,
tổng chi phí phát sinh hàng năm do NKVM từ 1-10 tỷ USD có khoảng 9.700
BN tử vong liên quan tới NKVM. Ngoài ra, NKVM do vi khuẩn kháng thuốc,
nguy cơ tử vong tăng 11 lần, thời gian nằm viện tăng 13 ngày và chi phí điều
trị tăng 41.000 USD [11] .
Do điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn lực kinh tế còn hạn hẹp tại hầu hết các
bệnh viện ở những nước đang phát triển hiện phải đối mặt với nhiều thách thức
trong nỗ lực nhằm làm giảm NKVM. Ở một số bệnh viện khu vực Châu Á như
Ấn Độ, Thái Lan, NKVM là một trong những loại NKBV phổ biến chiếm 8,8%
- 24% BN sau phẫu thuật [12].
Một giám sát toàn quốc do Vụ điều trị - Bộ y tế thực hiện tại 12 bệnh
viện năm 2001 cho thấy NKVM chiếm 17,6% tổng số các NKBV [1].

Nhiễm khuẩn vết mổ là biến chứng thường gặp và là vấn đề được quan
tâm hàng đầu tại mọi cơ sở y tế. Bên cạnh đặc điểm của bệnh, loại hình phẫu
thuật và cơ địa bệnh nhân các yếu tố từ bệnh viện cũng có liên quan như: cơ sở
vật chất, trang thiết bị, nhân viên y tế, môi trường là nguyên nhân ảnh hưởng
rất lớn đến tình trạng nhiễm khuẩn vết mổ.


2
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là một bệnh viện tuyến cuối của ngành sản
phụ khoa. Năm 2019, bệnh viện có gần 40.000 ca đẻ trong đấy tỷ lệ mổ đẻ gần
58%, Chính vì thế việc đánh giá thực trạng chăm sóc vết mổ đặc biệt là các
trường hợp NKVM tại Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là một việc rất cần thiết giúp
đưa ra được một số nhận xét và khuyến cáo nhằm hạn chế NKVM sau mổ lấy
thai.
Mục tiêu: “Nhận xét cơng tác chăm sóc Sản phụ nhiễm khuẩn sau mổ lấy
thai tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2020”


3
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Nhiễm khuẩn vết mổ
Nhiễm khuẩn vết mổ là những nhiễm khuẩn tại vết mổ trong thời gian từ
khi mổ cho đến 30 ngày sau mổ với phẫu thuật khơng có cấy ghép và cho tới
mơt năm sau mổ nếu có cấy ghép (bộ phận giả hoặc các mô cơ quan). Theo
CDC định nghĩa NKVM dựa theo 3 tiêu chuẩn là [5]:
1.1.1.1. Nhiễm khuẩn vết mổ nông
Mô liên quan: da và mô dưới da.
Dấu hiệu và triệu chứng:

+ Mủ chảy ra từ mép vết mổ.
+ Dấu hiệu và triệu chứng của nhiễm khuẩn: đau, sưng, đỏ, nóng.
+ Cấy phân lập được vi khuẩn tại vết mổ [5]

Hình 1.1. Phân loại nhiễm trùng vết mổ theo CDC - mặt cắt ngang [5]


4
1.1.1.2. Nhiễm khuẩn sâu trong vết mổ
– Mô liên quan: mô mềm sâu trong vết mổ.
– Dấu hiệu và triệu chứng:
+ Mủ chảy ra từ sâu trong vết mổ nhưng không từ cơ quan hay khoang
của cơ thể.
+ Vết mổ tự động vỡ ra hay do phẫu thuật viên mở ra khi người bệnh
có ít nhất các triệu chứng sau: sốt > 380C, đau tại chỗ vết mổ.
+ Cấy phân lập được vi khuẩn từ mủ vết mổ có áp-xe hay có bằng chứng
khác của nhiễm khuẩn [5].
1.1.1.3. Nhiễm khuẩn cơ quan hay khoang cơ thể
– Mô liên quan: bất kỳ tạng nào của thì giải phẫu được mở ra hay do dùng
tay trong giải phẫu.
– Dấu hiệu và triệu chứng:
+ Mủ chảy ra từ ống dẫn lưu đặt trong khoang hay cơ quan cơ thể.
+ Áp-xe hay có bằng chứng khác của nhiễm khuẩn.
+ Cấy dich ống dẫn lưu phân lập được vi khuẩn [5]
1.1.2. Các biện pháp phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ
1.1.2.1. Nguyên tắc chung
Các cơ sở khám chữa bệnh khi tiếp nhận và điều trị người bệnh ngoại khoa
cần đảm bảo các nguyên tắc phịng ngừa và kiểm sốt NKVM sau:
- Mọi NVYT, người bệnh và người nhà của người bệnh phải tuân thủ quy định
và quy trình phịng ngừa và kiểm sốt NKVM trước, trong và sau phẫu thuật.

- Sử dụng KSDP phù hợp với tác nhân gây bệnh, đúng liều lượng, thời
điểm và đường dùng.
- Thường xuyên và định kỳ giám sát phát hiện NKVM ở người bệnh được
phẫu thuật, giám sát tn thủ thực hành phịng ngừa và kiểm sốt NKVM ở NVYT
và thông tin kịp thời các kết quả giám sát cho các đối tượng liên quan.
- Ln có sẵn các điều kiện, phương tiện, thiết bị, vật tư tiêu hao và hóa
chất thiết yếu cho thực hành vơ khuẩn trong chăm sóc và điều trị người bệnh
ngoại khoa [4], [5], [6].


5
1.1.2.2. Các biện pháp phịng ngừa và kiểm sốt
 Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật
 Sử dụng kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật
 Các biện pháp phòng ngừa trong phẫu thuật
 Cửa buồng phẫu thuật phải ln đóng kín trong suốt thời gian phẫu
thuật trừ khi phải vận chuyển thiết bị, dụng cụ hoặc khi ra vào.
 Hạn chế số lượt NVYT vào khu vực vô khuẩn của khu phẫu thuật
và buồng phẫu thuật.
 Mọi NVYT khi vào khu vực vô khuẩn của khu phẫu thuật phải mang
đầy đủ, đúng quy trình các phương tiện phịng hộ trong phẫu thuật.
Kíp phẫu thuật cần thực hiện các biện pháp phịng ngừa chuẩn khi
phẫu thuật.
 Các thành viên khơng trực tiếp tham gia phẫu thuật phải vệ sinh tay
bằng dung dịch khử khuẩn.
 Mọi người khi đã vào buồng phẫu thuật cần hạn chế đi lại hoặc ra
ngoài buồng phẫu thuật và hạn chế tiếp xúc tay với bề mặt môi trường
trong buồng phẫu thuật. Trường hợp bắt buộc phải ra ngoài khu phẫu
thuật phải cởi bỏ trang phục dành riêng cho khu vực vô khuẩn của
khu phẫu thuật và loại bỏ vào đúng nơi quy định, sau đó rửa tay hoặc

khử khuẩn tay bằng cồn.
 Chuẩn bị da vùng phẫu thuật: Cần được tiến hành theo 2 bước gồm:
+ Làm sạch da vùng phẫu thuật bằng xà phòng khử khuẩn và che phủ
bằng săng vô khuẩn.
+ Sát khuẩn vùng dự kiến rạch da bằng dung dịch chlorhexidine 2%,
dung dịch chlorhexidine 0,5% pha trong cồn 70% hoặc dung dịch cồn
iodine/iodophors.
 Kỹ thuật mổ: Khi phẫu thuật cần thao tác nhẹ nhàng, duy trì cầm
máu tốt, tránh làm đụng giập, thiểu dưỡng mơ/tổ chức. Trước khi
đóng vết mổ phải kiểm tra và đối chiếu dụng cụ, gạc đã sử dụng
để bảo đảm khơng bị sót.


6
 Chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật
 Băng vết mổ bằng gạc vô khuẩn liên tục từ 24-48 giờ sau mổ. Chỉ thay
băng khi băng thấm máu/dịch, băng bị nhiễm bẩn hoặc khi mở kiểm tra
vết mổ.
 Thay băng theo đúng quy trình vơ khuẩn, ngồi ra thay băng giúp
theo dõi, phát hiện, tiên lượng và phòng ngừa NKVM
 Hướng dẫn người bệnh, người nhà của người bệnh cách theo dõi
phát hiện và thông báo ngay cho NVYT khi vết mổ có các dấu
hiệu/triệu chứng bất thường.
 Chăm sóc chân ống dẫn lưu đúng quy trình kỹ thuật và cần rút dẫn
lưu sớm nhất có thể.
 Giám sát phát hiện nhiễm khuẩn vết mổ
 Kiểm tra giám sát tuân thủ quy trình vơ khuẩn ở nhân viên y tế
 Đảm bảo các điều kiện, thiết bị, phương tiện và hóa chất thiết yếu cho
cơng tác phịng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn vết mổ
 Một số biện pháp khác để phịng ngừa và kiểm sốt nhiễm khuẩn vết

mổ
 Phun khử khuẩn khơng khí buồng phẫu thuật trước các phẫu thuật
siêu sạch và mọi buồng phẫu thuật vào ngày cuối tuần.
 Chất thải phát sinh từ mỗi ca phẫu thuật cần được phân loại, thu gom
và cô lập ngay theo quy chế quản lý chất thải y tế của Bộ Y tế.
 Đồ vải, sử dụng cho mỗi ca phẫu thuật cần được thu gom vào túi/thùng
không thấm nước và chuyển xuống nhà giặt sau mỗi ca phẫu thuật.
 Lấy mẫu xét nghiệm vi sinh môi trường buồng phẫu thuật, dụng cụ
phẫu thuật định kỳ 2 lần/năm và sau mỗi khi sửa chữa, cải tạo khu
phẫu thuật hoặc khi nghi ngờ xảy ra dịch NKVM. Có biện pháp khắc
phục ngay nếu kết quả xét nghiệm môi trường vượt quá tiêu chuẩn
quy định [4], [5], [6].


7
1.1.3. Chăm sóc vết mổ
Q trình chăm sóc vết mổ có vai trị rất quan trọng giúp theo dõi, phát
hiện và hạn chế NKVM.
Chăm sóc vết mổ để phịng ngừa và hạn chế được NKVM cần tuân theo
qui trình thay băng vết mổ một cách chặt chẽ.
Thay băng là biện pháp giữ cho vết thương (VT) sạch sẽ, nhanh liền. Trong
điều trị bệnh nhân sau phẫu thuật, thủ thay băng giữ một vai trò nhất định. Thay
băng rửa vết thương đúng quy trình có tác dụng phịng ngừa nhiễm khuẩn thứ
phát giúp vết thương chóng hồi phục.
Thay băng không đảm bảo quy trình kỹ thuật có thể là một trong các
nguyên nhân dẫn đến nhiễm khuẩn vết mổ, để lại nhiều hậu quả như tăng thời
gian, chi phí điều trị, tăng nguy cơ cho người bệnh, tăng gánh nặng làm việc
cho nhân viên y tế...
* Quy trình thay băng vết mổ bệnh viện Phụ sản Hà Nội:
- Mục đích

+ Làm

sạch vết thương và tránh nhiễm khuẩn chéo trong bệnh viện.

+ Giúp

quá trình liền sẹo vết thương diễn biến tốt.

- Đại cương
+ Là kỹ thuật tháo bỏ băng cũ/bẩn để làm sạch

và ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

- Chỉ định
+ Thực

hiện theo lệnh của bác sỹ

- Tiến hành:
+ Các

bước chuẩn bị

o

Điều dưỡng mang trang phục đúng quy định, rửa tay thường quy.

o

Để dụng cụ vào xe 3 tầng (lau khử nhiễm trước khi dùng)


+ Tầng
o

kền, găng.

trên:

Dụng cụ vô khuẩn: khay chữ nhật, trụ cắm panh không mấu, 02 cốc


8
o

Dung dịch Bethadin, chai muối NaCl 0,9%, gạc

o

Dung dịch sát khuẩn tay nhanh treo ở thành xe

+ Tầng

giữa

o

Số thay băng

o


Các gói tăm bơng, kéo vơ khuẩn.

+ Tầng

dưới

o

Xơ đựng dung dịch khử nhiễm

o

Khay quả đậu

o

Thùng đựng chất thải lây nhiễm và chất thải y tế thơng thường

+ Chuẩn
o

bị người bệnh

Giải thích cho người ệnh biết việc sắp làm để người bệnh yên tâm

điều trị và hợp tác với nhân viên y tế
o

Hướng dẫn người bệnh nằm tư thế thuận tiện cho công việc thay băng.


- Các bước tiến hành
Bước

Nội dung tiến hành
Sát khuẩn tay nhanh lần 1

1

Xé gói tăm bơng vơ khuẩn, nhung sẵn một tăm bông vào cốc
đựng dung dịch NaCl 0,9%
Đi găng vô khuẩn. Dùng tăm bông đã thấm dung dịch NaCl 0,9%
làm ẩm băng và nhẹ nhàng bóc băng bẩn, nếu có dính lơng dùng
kéo cắt, nhận định vết mổ thông báo cho người bệnh
Tháo băng, găn bỏ vào túi rác y tế, sát khuẩn lại lần 2

2

Lau rửa vết mổ bằng dung dịch NaCl 0,9% theo hình xốy ốc.
Phân loại tăm bơng bẩn vào túc rác y tế hoặc khay quả đậu
Dùng tăm bông tẩm dung dịch Bethadin, sát khuẩn lại vết thương
(cách sát khuẩn giống như sát khuẩn bằng dung dịch muối rửa)
Phân lập tăm bông bẩn vào thùng đựng rác thải lây nhiễm hoặc
khay đậu


9
Bước

Nội dung tiến hành
Băng kín vết mổ (có thể băng Urgo hoặc băng vết mổ loại khác


3

nhau, lưu ý thao tác vơ khuẩn khi dán băng)
Dặn dị người bệnh những điều cần thiết. Giúp người bệnh tư thế
thoải mái

4

Thu dọn dụng cụ, rửa tay
Ghi phiếu theo dõi, chăm sóc

1.1.4. Triệu chứng, chẩn đoán nhiễm khuẩn vết mổ
1.1.4.1. Triệu chứng: Vết mổ xuất hiện các triệu trứng theo thứ tự từ nhẹ đến nặng
- Chân nốt chỉ khâu da nhiễm đỏ
- Vết mổ nhiễm đỏ khơng có dịch
- Vết mổ nhiễm đỏ có dịch
- Vết mổ nhiễm đỏ có mủ
- Vết mổ tốc rộng
* Triệu chứng nhiễm khuẩn nơng:
+ Vị trí tổn thương: ở da, lớp mỡ dưới da, lớp cân. Thường xảy ra 3 ngày
sau mổ
+ Dấu hiệu:
- Toàn thân: Có dấu hiệu nhiễm khuẩn
- Tại chỗ:
 Vết mổ sưng tấy, nóng, đỏ, đau hoặc rất nhạy cảm khi chạm vào vết
thương.
 Có rỉ dịch tại vết mổ.
 Có mủ hoặc ở dạng mủ tại vết mổ, chân ống dẫn lưu.
- Lấy dịch ni cấy, phân lập có vi sinh vật .

* Triệu chứng nhiễm khuẩn sâu:
+ Vị trí tổn thương: Lớp cân, cơ. Thường xảy ra 3- 4 ngày sau mổ
+ Dấu hiệu:


10
- Tồn thân: người bệnh sốt > 380C, có dấu hiệu nhiễm khuẩn
- Tại chỗ:
 Vết mổ sưng tấy, nóng, đỏ, đau hoặc rất nhạy cảm khi chạm vào vết
thương.
 Trường hợp 1: Có mủ hoặc ở dạng mủ, chân ống dẫn lưu.
 Trường hợp 2: Tốc vết mổ có mủ chảy ra nhiều.
- Lấy dịch nuôi cấy, phân lập có vi sinh vật.
* Triệu chứng nhiễm khuẩn các tạng hoặc các khoang:
+ Vị trí tổn thương: ở các tạng phẫu thuật hoặc các khoang. Thường xảy
ra 4-5 ngày sau mổ.
+ Dấu hiệu:
- Toàn thân: Người bệnh sốt 380C - 390C, có dấu hiệu nhiễm khuẩn nặng.
- Tại chỗ:
 Đau nhiều tại các tạng mổ hoặc có phản ứng mạnh khi ấn vào da (vùng
đối chiếu của các tạng).
 Đối với các khoang có dấu hiệu phản ứng thành bụng
 Trường hợp 1: Có mủ hoặc ở dạng mủ chảy ra qua ống dẫn lưu
 Trường hợp 2: Toác vết mổ có mủ chảy ra nhiều
 Trường hợp 3: Ứ đọng mủ ở các túi cùng
- Lấy dịch nuôi cấy, phân lập có vi sinh vật.
1.1.4.2. Chẩn đốn
Theo CDC, nhiễm khuẩn vết mổ có 3 mức độ, nơng, sâu và cơ quan.
* Nhiễm khuẩn vết mổ nông: Phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
+ Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật.

+ Và chỉ xuất hiện ở vùng da hay vùng dưới da tại đường mổ.
+ Và có ít nhất một trong các triệu chứng sau:
- Chảy mủ từ vết mổ nơng.
- Có ít nhất một trong những dấu hiệu hay triệu chứng sau: đau, sưng,
nóng, đỏ và cần mở bung vết mổ, trừ khi cấy vết mổ âm tính.


11
* Nhiễm khuẩn vết mổ sâu: Phải thỏa mãn các tiêu chuẩn sau:
+ Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hay 1 năm đối
với đặt implant.
+ Và xảy ra ở mô mềm sâu của đường mổ.
+ Và có ít nhất một trong các triệu chứng sau:
- Chảy mủ từ vết mổ sâu nhưng không từ cơ quan hay khoang nơi phẫu
thuật.
- Vết thương hở da sâu tự nhiên hay do phẫu thuật viên mở vết thương
khi bệnh nhân có ít nhất một trong các dấu hiệu hay triệu chứng sau: sốt > 380C,
đau, sưng, nóng, đỏ, trừ khi cấy vết mổ âm tính.
- Áp xe hay bằng chứng nhiễm khuẩn vết mổ sâu qua thăm khám, phẫu
thuật lại, Xquang hay giải phẫu bệnh.
* Nhiễm khuẩn vết mổ tại cơ quan/khoang phẫu thuật: Phải thỏa mãn các tiêu
chuẩn sau:
+ Nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 30 ngày sau phẫu thuật hay 1 năm đối
với đặt implant và xảy ra ở bất kỳ nội tạng, loại trừ da, cân, cơ, đã xử lý trong
phẫu thuật và có ít nhất một trong các triệu chứng sau:
+ Chảy mủ từ dẫn lưu nội tạng.
+ Phân lập vi khuẩn từ cấy dịch hay mô được lấy vô trùng ở cơ quan hay
khoang nơi phẫu thuật.
+ Áp xe hay bằng chứng khác của nhiễm khuẩn qua thăm khám, phẫu
thuật lại, Xquang hay giải phẫu bệnh.

1.1.5. Các phương pháp điều trị
1.1.5.1. Dùng kháng sinh phối hợp theo kháng sinh đồ
1.1.5.2. Cắt chỉ ngắt quãng: tạo điều kiện cho thoát dịch phù nề và dịch mủ
thực sự
1.1.5.3. Rửa vết thương và thay băng hàng ngày, cách ngày
- Kỹ thuật rửa vết thương: Rửa vết th ương theo đường thẳng từ đỉnh
đến đáy và thao tác từ trong ra ngoài, từ vết cắt theo đường thẳng chạy song


12
song với vết thương. Luôn rửa từ vùng sạch đến vùng ít sạch và sử dụng tăm
bơng hoặc miếng gạc cho mỗi lần lau theo chiều đi xuống. Đối với một vết
thương đã mở, làm ẩm miếng gạc bằng một tác nhân làm sạch và vắt khô
dung dịch thừa, rửa vết thương bằng 1,2 vòng tròn hay cả vòng tròn đi từ
trung tâm ra phía ngồi. Cắt lọc các tổ chức hoại tử (nếu có). Nên rửa vết
thương tối thiểu 2,5cm vượt qua phần cuối của gạc mới, hoặc vượt qua rìa
của vết thương là 5cm. Chọn miếng gạc đủ độ mềm để đưa vào chạm bề mặt
vết thương.
Nên sử dụng những dung dịch không gây hại với mô cơ thể và không
cản trở sự lành vết thương.
- Thay băng vết mổ: chăm sóc và thay băng vết mổ theo qui trình đã
được xây dựng và áp dụng tại bệnh viện phụ sản Hà Nội (Phụ lục 1)
1.1.5.4. Trường hợp vết mổ không liền
- Vết mổ được gọi là không liền khi mà sự liền vết mổ không cải thiện
sau bốn tuần hoặc không thể chữa lành trong tám tuần.
- Tiêu chuẩn chẩn đoán:
+ Đau nhức kéo dài tại vết thương
+ Vết thương xuất hiện thay đổi màu sắc ở gần mép của vết thương
thường là một màu đen hoặc xanh
+ Tăng tiết dịch ra từ vết thương

+ Da xung quanh miệng viết thương sưng nề đỏ và lan rộng dần
+ Có mùi hơi từ vết thương
- Phương pháp điều trị:
+ Ngồi áp dụng các phương pháp như trên, có thể áp dụng nhiều phương
pháp tích cực như: Sử dụng kỹ thuật ô-xi cao áp; plasma; công nghệ
sinh học; các trị liệu tế bào và tế bào gốc; điều trị hút áp lực âm… và
các phương pháp hỗ trợ khác nhằm tăng hiệu quả điều trị.
1.1.5.5. Trường hợp nhiễm khuẩn trong ổ bụng
- Nguyên tắc điều trị: điều trị nguyên nhân kết hợp với dẫn lưu tốt khoang


13
phúc mạc. Các dị vật trong khoang bụng (phân, thức ăn, máu, chất nhầy) các
sợi fibrin tổ chức hoá (giả mạc) phải được lấy ra khỏi khoang bụng.
- Trong trường hợp BN bị áp-xe trong hay sau khoang phúc mạc, dẫn lưu
mủ bằng phương pháp chọc hút là phương pháp được chọn lựa.
- Bơm rửa dẫn lưu hàng ngày.
1.1.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hồi phục vết mổ nhiễm khuẩn
Yếu tố toàn thân gồm: tuổi, cơ địa, bệnh mạn tính, tình trạng dinh
dưỡng, suy mạch, giảm sức kháng kháng sinh của cơ thể, xạ trị…
Tuổi: những người bệnh già có thể hấp thu chất dinh dưỡng khơng đủ, ít
hấp thu nước. Hệ thống miễn nhiễm, hệ thống tuần hồn, hơ hấp cũng suy yếu.
Những yếu tố này có nguy cơ làm tăng sự huỷ hoại của da và trì hỗn việc lành
vết thương.
Cơ địa: cũng tác động đến việc lành vết thương những người bệnh béo
phì, việc lành vết thương bị chậm bởi mô mỡ hạn chế máu tới nuôi dưỡng
vết thương. Khi một người bệnh suy dinh dưỡng việc thiếu oxy và chất dinh
dưỡng có thể hạn chế việc lành vết thương.
Những căn bệnh mạn tính: tác động đến việc lành vết thương là bệnh
động mạch vành, bệnh mạch ngoại vi, ung thư và bệnh tiểu đường những

người bị bệnh tiểu đường lệ thuộc vào Insulin. Tuy nhiên, điều dưỡng lâm
sàng nên theo dõi đường huyết và xem kỹ để tìm ra dấu hiệu những triệu
chứng nhiễm khuẩn, mà những triệu chứng này có thể khó nhận ra.
Tình trạng dinh dưỡng: việc đánh giá liên tục về tình trạng dinh dưỡng
của người bệnh là cần thiết vì sự biểu hiện bề ngoài của người bệnh hoặc của
vết thương có thể dễ nhìn thấy thì khơng đáng tin tưởng vì khơng biết người
bệnh có nhận được khối dinh dưỡng phù hợp không.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
1.2.1. Thực trạng tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội và Khoa Sản thường A3
Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là một trong những bệnh viện về Sản phụ khoa
lớn nhất miền Bắc, là bệnh viện tuyến cuối của chuyên ngày sản phụ khoa. Trung


14
bình năm 2019, bệnh viện có gần 40.000 ca đẻ, bệnh viện Phụ sản Hà nội là bệnh
viện có tỷ lệ sinh nhiều nhất Miền Bắc và đứng thứ tư toàn quốc.
Khoa Sản thường A3 là một trong những khoa chuyên môn đầu tiên được
thành lập cùng với bệnh viện Phụ sản Hà Nội với bề dày thành tích 40 năm xây
dựng và phát triển. Khoa Sản thường A3 là khoa quan trọng, nòng cốt của bệnh
viện, thể hiện chất lượng chuyên môn cho bệnh viện. Đội ngũ cán bộ nhân viên
của khoa hiện nay bao gồm 8 bác sỹ, 30 hộ sinh điều dưỡng, cùng chăm sóc
điều trị cho 40.000 ca đẻ mỗi năm.
Một trong những chức năng, nhiệm vụ chính của khoa Sản thường A3 là
chăm sóc, theo dõi hậu sản cho sản phụ, chăm sóc sơ sinh cho các sản phụ và
đây cũng là một trong những chức năng, nhiệm vụ chính của bệnh viện.
Ngày nay, một thực trạng chung của cả thế giới, tỷ lệ mổ lấy thai ngày
càng tăng. Tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội, tỷ lệ mổ lấy thai gần 56%, trung bình
mỗi năm có khoảng 22.000 ca mổ đẻ, bên cạnh đấy thì nguy cơ NKVM cũng
tăng lên theo số lượng bệnh nhân. Ngoài ra, hiện tại ở Bệnh viện Phụ sản Hà
Nội, một số khoa phòng đang sửa chữa, xây dựng, đây cũng là một yếu tố nguy

cơ có thể làm tăng tỷ lệ nhiễm khuẩn vết mổ. Việc chăm sóc, thay băng vết mổ
là một trong những kỹ thuật Hộ sinh, điều dưỡng thực hiện hàng ngày. Đội ngũ
điều dưỡng được đào tạo quy trình kỹ thuật từ nhiều trường khác nhau, có trình
độ chuyên môn không đồng đều, đa phần là hộ sinh, điều dưỡng có trình độ cao
đẳng, thâm niên công tác cũng không giống nhau cùng chăm sóc cho số lượng
lớn bệnh nhân. Các hoạt động của Bệnh viện ngày càng phát triển không ngừng,
số lượng bệnh nhân đến khám, điều trị, chăm sóc và làm dịch vụ ngày càng
tăng. Yêu cầu đảm bảo chất lượng chăm sóc người bệnh là trọng tâm và được
ưu tiên. Thực hiện chăm sóc người bệnh theo một quy trình chuẩn mực, thống
nhất và có chất lượng giữa các điều dưỡng là rất cần thiết.
Vì vậy việc chăm sóc, theo dõi sản phụ sau mổ đẻ, đặc biệt cơng tác chăm
sóc, thay băng vết mổ đặc biệt những trường hợp có biểu hiện NKVM là rất
quan trọng, giúp làm sạch vết thương, theo dõi tiến triển, giúp sản phụ nhanh


15
chóng hồi phục và đây là một nhiệm vụ quan trọng của khoa phịng nói riêng
và bệnh viện nói chung.
1.2.2. Hướng dẫn về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ
- Bộ Y tế ban hành Phác đồ mới nhất về hướng dẫn về phòng nhiễm khuẩn
vết mổ theo Quyết định số 3671/QĐ-BYT ngày 27 tháng 9 năm 2012 đã hướng
dẫn về các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn vết mổ, trong đấy về công tác
điều dưỡng chủ yếu tập trung vào thực hiện qui trình thay băng vết mổ.
- Qui trình thay băng vết mổ tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội:
Qui trình thay băng vết mổ đã được xây dựng và đưa vào thực hành thường
qui tại bệnh viện (Phụ lục 1)
- Kế hoạch giám sát thực hiện các qui trình chun mơn của Hộ sinh, điều
dưỡng
Hằng năm tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội có khoảng 22 000 sản phụ mổ
lấy thai cần theo dõi, chăm sóc sau mổ. Trong đấy qui trình thay băng vết mổ

rất quan trọng trong q trình chăm sóc sản phụ sau mổ. Việc giám sát qui trình
thay băng vết mổ giúp đánh giá q trình chăm sóc, mức độ thành thạo của hộ
sinh, điều dưỡng, có hay khơng liên quan đến NK vết mổ và đưa ra được một
số khuyến cáo.


16
Chương 2
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1. Thực trạng của cơng tác chăm sóc thay băng vết mổ tại Khoa Hậu sản
thường
Bệnh viện phụ sản Hà Nội như đã mô tả ở trên là một Bệnh viện tuyến
cuối của nghành sản phụ khoa. Hàng năm có hơn 40 000 ca đẻ, tỷ lệ mổ đẻ
khoảng 56% (gần 22 000 ca mổ đẻ mỗi năm). Khoa Hậu sản thường là nơi
chăm sóc sản phụ sau mổ và sau đẻ thường. Khoa có 80 giường, 30 nữ hộ sinh
và điều dưỡng. Do số lượng sản phụ mổ và đẻ rất đông nên khoa thường xuyên
trong tình trạng quá tải, lưu lượng bệnh nhân trong khoa mỗi ngày thường dao
động từ 80 – 120 sản phụ. Hàng ngày nữ hộ sinh và điều dưỡng trong khoa
chăm sóc cho số lượng đơng sản phụ, trong đấy có hơn nửa là mổ đẻ. Tình trạng
số lượng sản phụ mổ đẻ nhiều, lượng bệnh nhân đông… lại càng làm tăng nguy
cơ nhiễm khuẩn vết mổ cho sản phụ. Trong q trình chăm sóc cho lượng lớn
sản phụ cũng là mầm mống của các lỗi trong q trình chăm sóc sau sinh cho
sản phụ. Qui trình thay băng vết mổ là một trong những qui trình chính được
thực hành thường xuyên tại khoa. Việc thực hành tốt qui trình thay băng vết
mổ giúp nhận định, làm sạch vết mổ, giúp hạn chế nhiễm khuẩn vết mổ, nâng
cao chất lượng chuyên môn từ đấy càng nâng cao sự hài lòng người bệnh. Như
vậy việc thực hiện tốt qui trình chăm sóc, thay băng vết mổ rất quan trọng, đặc
biệt là trên những sản phụ có nguy cơ nhiễm khuẩn vết mổ. Việc thực hiện đúng
qui trình trên những sản phụ này còn giúp theo dõi tiến triển của bệnh và giúp
vết thương nhanh lành hơn. Do vậy việc giám sát qui trình thay băng cho sản

phụ có biểu hiện NKVM của hộ sinh, điều dưỡng khoa hậu sản thường là rất
cần thiết.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
Hộ sinh, điều dưỡng thực hành qui trình thay băng vết mổ các trường hợp
có biểu hiện NKVM tại khoa Hậu sản thường A3, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.


×