Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Nhận xét công tác tư vấn giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ sinh non tại bệnh viện phụ sản trung ương năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.43 KB, 38 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LÊ THỊ VÂN

NHẬN XÉT CÔNG TÁC TƯ VẤN - GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO
CÁC BÀ MẸ SINH NON
TẠI
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2020

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA CẤP I

NAM ĐỊNH – 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

LÊ THỊ VÂN

NHẬN XÉT CÔNG TÁC TƯ VẤN - GIÁO DỤC SỨC KHỎE CHO
CÁC BÀ MẸ SINH NON
TẠI
BỆNH VIỆN PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG NĂM 2020
Chuyên ngành: Điều dưỡng Sản phụ khoa

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
ĐIỀU DƯỠNG CHUYÊN KHOA CẤP I

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: GS – TS LÊ THANH TÙNG



NAM ĐỊNH – 2020


i

LỜI CẢM ƠN
Trong q trình nghiên cứu và hồn thành chuyên đề này, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, các anh chị, bạn bè đồng
nghiệp và những người thân trong gia đình bệnh nhân sơ sinh.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới Ban Giám Hiệu,Phịng đào tạo
sau ĐH, Bộ mơn Điều dưỡng sản phụ khoa, các thầy cô giảng dạy của Trường
Đại học Điều dưỡng Nam Định đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt
những năm học qua.
Tôi xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng
dẫn : Lê Thanh Tùng – Hiệu trưởng trường ĐH Điều dưỡng Nam Định, đã tận
tình hướng dẫn, động viên, quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q
trình học, thực hiện và hồn thành chun đề tốt nghiệp này.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương,
tập thể Bác sĩ, Điều dưỡng, CBNV Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh đã
tạo điều kiện, giúp đỡ, hỗ trợ tơi trong q trình hồn thành chun đề tốt
nghiệp.
Người làm báo cáo

Lê Thị Vân


ii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là báo cáo chuyên đề của riêng tôi. Nội dung trong
bài báo cáo này hoàn toàn trung thực, khách quan và chưa được áp dụng. Báo
cáo này do bản thân tôi thực hiện dưới sự giúp đỡ của Giáo viên hướng dẫn.
Nếu có điều gì sai trái, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.

Người làm báo cáo

Lê Thị Vân


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .........................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................ii
MỤC LỤC...............................................................................................................i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................. iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ..................................................................... iv
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .................................................. 3
1.1. Cơ sở lý luận: ............................................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm Tư vấn và Truyền thông - Giáo dục sức khỏe: .......................... 3
1.1.2. Các phương pháp Tư vấn - Giáo dục sức khỏe: .......................................... 5
1.1.3. Trẻ sinh non: ............................................................................................. 7
1.2. Cơ sở thực tiễn: .......................................................................................... 10
1.2.1. Các nghị định, quyết định hiện hành: ....................................................... 10
1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam ..................................................................... 10
Chương II. MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT ............................................ 12
2.1.Đặc điểm của Đơn vị: .................................................................................. 12
2.2. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết: ......................................................... 12
2.2.1. Bệnh viện Phụ sản TW: ........................................................................... 12

2.2.2. Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh (TTCS&ĐTSS): ........................ 13
Chương III. BÀN LUẬN ..................................................................................... 19
3.1. Thực trạng .................................................................................................. 19
3.1.1. Công tác tư vấn GDSK tại Trung tâm (TT) Chăm sóc và điều trị sơ sinh
– BVPSTW đã thực hiện: .................................................................................. 19
3.1.2. Hạn chế công tác tư vấn GDSK tại Trung tâm (TT) Chăm sóc và điều trị
sơ sinh – BVPSTW: .......................................................................................... 19
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác TT - GDSK cho các bà mẹ
có con sinh non tại Trung tâm Sơ sinh – BVPSTW: .......................................... 20
3.2. Giải pháp để giải quyết, khắc phục vấn đề: ................................................. 21
3.2.1. Đề xuất: ................................................................................................... 21


3.2.2. Các ưu điểm và nhược điểm: ................................................................... 22
Chương IV. KẾT LUẬN ..................................................................................... 24
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ....................................................................................... 26
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Bác sĩ

BS

Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương

BVPSTW


Chăm sóc

CS

Điều dưỡng

ĐD

Giáo dục sức khỏe

GDSK

Kangaroo

KMC

Nữ hộ sinh

NHS

Ni con bằng sữa mẹ

NCBSM

Trung tâm

TT

Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh


TTCS & ĐT SS

Truyền thông – Giáo dục sức khỏe

TT - GDSK

Tư vấn – Giáo dục sức khỏe

TV - GDSK


iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Quy trình chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng tại TT CS & ĐT SS .............. 15
Bảng 1. Bảng tổng kết Khảo sát 40 bà mẹ khi đang được hướng dẫn chăm sóc con
bằng phương pháp KMC tại TT sơ sinh ................................................................. 23


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Tạo hóa vơ cùng kỳ diệu, đã ban cho người phụ nữ thiên chức làm vợ,
làm mẹ tuyệt vời. Chẳng có gì hạnh phúc bằng việc được ơm ấp, nâng niu con
trong vòng tay sau 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau, được nhìn con phát triển
từng ngày. Thế nhưng, khơng phải ai cũng hiện thực hóa được mong muốn
tưởng chừng vơ cùng giản đơn đó, bởi trong suốt chu kỳ mang thai của mình,
vì một số yếu tố khách quan hay chủ quan nào đó mà người mẹ buộc phải kết
thúc tuần thai sớm hơn mong đợi. Và nó chính khởi nguồn cho hàng loạt những

biến chứng tâm lý của phụ nữ sau này. Một người mẹ sinh con khỏe mạnh, đủ
tháng đủ ngày, việc chăm sóc con đã vất vả,với phụ nữ sinh non, gánh nặng
trong việc chăm con càng trở nên nặng nề hơn, gấp 10, thậm chí cả 100 lần.
Bởi họ khơng chỉ đối diện với tâm lý lo âu cho sự sống còn của con, mà còn xa
hơn là cả chặng đường phát triển cả thể chất và tinh thần của đứa trẻ sau này.
Nếu không được hỗ trợ giúp đỡ sớm từ phía người thân và nhân viên y tế thì sẽ
dễ dẫn đến những hậu quả tiêu cực, đầu tiên là đối với bản thân người mẹ và
sau đó là chính đứa con của họ. Đối với phụ nữ sinh non, họ cần được sự quan
tâm chăm sóc và sẻ chia tuyệt đối từ người chồng, người thân trong gia đình và
đặc biệt là từ sự trợ giúp của nhân viên y tế, ở đây là các bác sĩ, điều dưỡng
viên. Vai trò của nhân viên y tế trong những trường hợp này là vơ cùng quan
trọng vì họ sẽ là một trong những người đầu tiên trực tiếp lắng nghe, tư vấn và
giúp đỡ sản phụ vượt qua được tâm lý sinh non, giúp họ có được tinh thần lạc
quan nhất, có được kiến thức, kỹ năng tốt nhất để chăm sóc con của mình.
Với tư cách là một điều dưỡng viên lâu năm trong chăm sóc trẻ sinh non,
từng chứng kiến rất nhiều các hoàn cảnh phụ nữ sinh non gặp khó khăn về tâm
lý và kỹ năng chăm sóc con, để giúp cho cơng tác tư vấn cho đối tượng này
được tốt hơn, từ đó góp phần hỗ trợ trong cơng tác chăm sóc cho bà mẹ sinh
non, tôi đã thực hiện chuyên đề: "Nhận xét công tác Tư vấn - Giáo dục sức


2

khỏe cho các bà mẹ sinh non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương năm 2020"
với mục tiêu:
1. Nhận xét công tác Tư vấn - Giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ có con
sinh non tháng tại Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh – Bệnh viện Phụ sản
Trung ương.
2. Đề xuất các giải pháp giúp nâng cao hiệu quả của công tác Tư vấn Giáo dục sức khỏe cho các bà mẹ có con sinh non tháng tại Trung tâm chăm
sóc và điều trị sơ sinh – Bệnh viện Phụ sản Trung ương.



3

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.

Cơ sở lý luận:
Truyền thơng, tư vấn - Giáo dục sức khỏe có vai trị quan trọng trọng cơng tác

chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Vì thế, đã được Tổ chức Y tế thế giới xếp là nội dung
số một trong các nội dung về chăm sóc sức khỏe ban đầu mà hội nghị Alma Ata năm
1978 đã nêu ra và là giải pháp hữu hiệu, góp phần nâng cao sức khỏe, phịng chống
bệnh tật tại cộng đồng.
1.1.1. Khái niệm Tư vấn và Truyền thông - Giáo dục sức khỏe:
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Sức khỏe là một trạng thái thoải mái, toàn
diện về thể chất, tinh thần, xã hội chứ khơng chỉ là khơng có bệnh hay thương tật”.
Sức khỏe là vốn quý nhất của con người, là nhân tố cơ bản trong toàn bộ sự phát triển
của xã hội. Có nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe của mỗi người: yếu tố xã hội, văn
hóa, kinh tế, môi trường và yếu tố sinh học như di truyền, thể chất. Muốn có sức khỏe
tốt phải tạo ra mơi trường sống lành mạnh và địi hỏi có sự tham gia của mỗi cá nhân,
gia đình và cộng đồng cho các hoạt động bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Đẩy mạnh
công tác tư vấn giáo dục sức khỏe (TV - GDSK) là biện pháp quan trọng giúp người
dân có kiến thức về sức khỏe, bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
TV - GDSK đã được đề cập đến trong các tài liệu của Tổ chức Y tế thế giới. Sự tập
trung của TV - GDSK là vào lý trí, tình cảm và các hành động nhằm thay đổi hành vi
có hại, thực hiện hành vi có lợi. mang lại cuộc sống khỏe mạnh, hữu ích. TV - GDSK
cũng là phương tiện nhằm phát triển ý thức con người, phát huy tinh thần tự lực cánh
sinh trong giải quyết vấn đề sức khỏe của cá nhân và cộng đồng. TV - GDSK không

phải chỉ là cung cấp thông tin hay nói với mọi người những gì họ cần làm cho sức
khỏe của họ mà là quá trình cung cấp kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi về môi trường
để nâng cao nhận thức, chuyển đổi thái độ về sức khỏe và thực hành hành vi sức khỏe
lành mạnh.
TV - GDSK là làm cho mọi người từ bỏ các hành vi có hại và thực hành các
hành vi có lợi cho sức khỏe, đây là một quá trình lâu dài, cần phải tiến hành theo kế
hoạch, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau, với sự tham gia của ngành y tế và các


4
ngành khác. Trong TV - GDSK, chúng ta quan tâm nhiều đến vấn đề là làm thế nào
để mọi người hiểu được các yếu tố có lợi và yếu tố có hại cho sức khỏe. Từ đó, khuyến
khích, hỗ trợ nhân dân thực hành hành vi có lợi cho sức khỏe và từ bỏ các hành vi có
hại cho sức khỏe.
GDSK là một q trình truyền thơng, bao gồm những tác động tương hỗ thông
tin hai chiều giữa người TT - GDSK và đối tượng được TT - GDSK.
Truyền thông - Giáo dục sức khỏe (TT – GDSK) là quá trình tác động có mục
đích, có kế hoạch đến suy nghĩ và tình cảm của con người, nhằm nâng cao kiến thức,
thay đổi thái độ và thực hành hành vi lành mạnh để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho
các cá nhân, gia đình và cộng đồng.
Hoạt động TT - GDSK tác động vào 3 lĩnh vực của đối tượng được TT GDSK: kiến thức của đối tượng về vấn đề sức khỏe, thái độ của đối tượng với vấn đề
sức khỏe, thực hành hay cách ứng xử của đối tượng để giải quyết vấn đề sức khỏe,
nhằm bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
- Mục đích của TT – GDSK:
+ Nâng cao kiến thức cho đối tượng được TT – GDSK.
+ Thay đổi thái độ về vấn đề sức khỏe của đối tượng thông qua nội dung TT GDSK.
+ Từ việc thay đổi nhận thức và thái độ, họ sẽ thực hiện hành vi sức khỏe lành
mạnh.
❖ Khái niệm tư vấn:


Tư vấn là một hình thức GDSK cá nhân (là chủ yếu) trong đó người tư vấn
cung cấp thơng tin cho đối tượng (cá nhân và gia đình), động viên đối tượng suy nghĩ
về vấn đề của họ, giúp họ hiểu biết được vấn đề, nguyên nhân của vấn đề và chọn
cách hành động riêng để giải quyết vấn đề. Tư vấn cịn ln hỗ trợ tâm lý cho đối
tượng khi họ hoang mang lo sợ về vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc những vấn đề
đối tượng cho là nghiêm trọng khi họ chưa hiểu rõ. Trong đa số trường hợp, cán bộ
tư vấn cần đáp ứng nhu cầu bí mật cho các đối tượng đặc biệt với các đối tượng bị
các bệnh xã hội có định kiến như: HIV/AIDS, bệnh lây theo đường tình dục…
Cán bộ tư vấn thường chủ động giúp cho đối tượng quyết định các vấn đề sức
khỏe có liên quan đến đời sống, tạo dựng lòng tin, gỡ bỏ các định kiến, trong mối
quan hệ bạn bè, gia đình, cộng đồng. Tư vấn giúp cho đối tượng và gia đình cộng


5
đồng có hiểu biết đúng đắn về vấn đề của họ, có thái độ thích hợp và lựa chọn các
biện pháp giải quyết phù hợp nhất. Như vậy người tư vấn đưa ra các thơng tin quan
trọng, chính xác để đối tượng có thể tự đánh giá, thấy rõ được vấn đề của họ và có
thể tự suy nghĩ những vấn đề mà họ phải đương đầu, cuối cùng giúp họ đưa ra các
quyết định đúng đắn để có thể giải quyết vấn đề của họ một cách tốt nhất.
Điều quan trọng là người tư vấn phải tạo ra được niềm tin cho đối tượng để họ có cơ
sở cho sự thay đổi hành vi phù hợp. Tùy theo đối tượng, phong tục tập quán, hoàn
cảnh cụ thể của từng địa phương, từng nơi, từng lúc mà chọn phương pháp cho phù
hợp. Tư vấn là những buổi tiếp xúc, thảo luận chính thức thường đưa đến kết quả tốt.
Tư vấn giúp đối tượng, gia đình họ và cộng đồng thay đổi những hành vi nhất định
nào đó trong q trình mà vấn đề của đối tượng đang tồn tại hoặc có những hành vi
thay đổi và duy trì trong suốt cả đời họ. Tư vấn giúp giải quyết những vấn đề sức
khỏe cá nhân, qua đó, có thể giúp bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cộng đồng.
Có nhiều khái niệm định nghĩa về tư vấn, song chung nhất có thể hiểu " Tư
vấn là một tiến trình tương tác giữa nhân viên tư vấn và khách hàng nhằm giúp đỡ và
cung cấp thông tin cho khách hàng về mọi mặt để họ có thể phát triển tiềm năng của

bản thân, tự tìm ra những giải pháp để giải quyết vấn đề và tự tin hơn khi hành động
theo những quyết định mà họ đã lựa chọn". Tư vấn là một tiến trình tâm lý có mở
đầu, diễn biến và kiến thức. Tư vấn là một quá trình tương tác, cộng tác và tác động
lẫn nhau. Cán bộ tư vấn cần đáp ứng nhu cầu, vấn đề và hoàn cảnh cụ thể của từng
cá nhân khách hàng. Phát triển tính tự chủ và trách nhiệm đối với bản thân khách
hàng.
Trong quá trình tư vấn, cán bộ tư vấn phải tính đến từng tình huống giao tiếp
giữa cá nhân với nhau như: Bối cảnh văn hóa, xã hội và sự sẵn sàng thay đổi. Và cán
bộ tư vấn cần: Nêu ra câu hỏi khêu gợi thông tin, cân nhắc các phương án và xây
dựng các kế hoạch hành động.
- Mục đích của tư vấn:
+ Thay đổi nhận thức của khách hàng thông qua việc cung cấp thông tin và
thay đổi hành vi của khách hàng.
+ Giúp khách hàng hiểu rõ hồn cảnh của mình và lựa chọn được giải pháp
phù hợp để giải quyết vấn đề của họ.
1.1.2. Các phương pháp Tư vấn - Giáo dục sức khỏe:


6
TV - GDSK có thể thực hiện qua hai phương pháp gián tiếp và trực tiếp, tư
vấn, thảo luận nhóm lớn và thăm hộ gia đình. Trong tư vấn sức khỏe, cán bộ tư vấn
cần dựa vào nội dung của vấn đề để xác định được phương hướng tư vấn cho phù
hợp. Các hình thức tư vấn dựa vào nội dung chia làm 5 hình thức: Tư vấn phịng
chống khủng hoảng; Tư vấn giải quyết vấn đề; Tư vấn quyết định vấn đề thay đổi
hành vi; Tư vấn điều trị, Tư vấn phòng bệnh.
1.1.2.1.

Phương pháp TT - GDSK gián tiếp:
Là phương pháp mà người làm giáo dục không tiếp xúc trực tiếp với đối tượng


giáo dục, các nội dung được chuyển tải tới đối tượng thông qua các phương tiện thông
tin đại chúng. Đây là phương pháp hiện nay vẫn được sử dụng khá rộng rãi trên thế
giới cũng như ở nước ta.
Phương pháp này có tác dụng tốt khi chúng ta cung cấp, truyền bá các kiến
thức thông thường về bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho nhân dân một cách có hệ
thống. Tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi phải đầu tư ban đầu, người sử dụng có kỹ
thuật cao để vận hành sử dụng các phương tiện. Phải xây dựng kế hoạch khá chặt chẽ,
kết hợp với các ban ngành, đồn thể có liên quan để đưa chương trình TT - GDSK
vào thời gian hợp lý.
Phương pháp gián tiếp là q trình thơng tin một chiều, do đó, thường tác động
đến bước một là nhận ra vấn đề mới và bước hai là quan tâm đến hành vi mới trong
quá trình thay đổi hành vi sức khỏe. Các phương tiện thông tin đại chúng thường
được sử dụng trong phương pháp giáo dục sức khỏe gián tiếp là: Đài phát thanh; Vơ
tuyến truyền hình; Video, tài liệu (Báo, tạp chí, Pano, áp phích, tranh lật hay sách lật,
tờ rơi), bảng tin…
1.1.2.2.

Phương pháp TT - GDSK trực tiếp:
Cán bộ thực hiện giáo dục sức khỏe trực tiếp tiếp xúc với đối tượng GDSK.

Người giáo dục có thể nhanh chóng nhận được các thơng tin phản hồi từ đối tượng
giáo dục. Thực hiện TT - GDSK trực tiếp luôn có hiệu quả tốt nhất trong việc giúp
đỡ đối tượng học kỹ năng và thay đổi hành vi.
Đối tượng cần được TT - GDSK là:
+ Mọi thành viên trong cộng đồng, trong xã hội.
+ Người bệnh và người chăm sóc người bệnh trong bệnh viện và cơ sở y tế.
Để thực hiện tốt phương pháp này, người làm TT - GDSK cần phải có:


7

+ Kiến thức phù hợp với lĩnh vực mình giáo dục
+ Phương pháp GDSK phù hợp với đối tượng cần giáo dục
+ Lịng kiên trì
+ Tính thuyết phục
Phương pháp TV - GDSK trực tiếp có thể phối hợp với các phương tiện GDSK
gián tiếp để nâng cao hiệu quả của buổi TT - GDSK. [8]
1.1.3. Trẻ sinh non:
1.1.3.1.

Đặc điểm chung của trẻ sinh non:

Trẻ sinh non là trẻ được sinh ra ở tuổi thai từ hết 22 tuần đến trước 37 tuần và
thường có cân nặng dưới 2500g.
✔ Sinh cực non: dưới 28 tuần
✔ Sinh rất non: Từ 28 – dưới 32 tuần
✔ Sinh non trung bình: Từ 32 – 33 tuần 6 ngày
✔ Sinh non muộn: Từ 34 – 36 tuần 6 ngày

- Hình thể ngồi:
+ Trẻ càng non tháng, da càng mọng nước, đỏ mọng trông thấy các mạch máu
bên dưới.
+ Chất gây nhiều, tổ chức vú chưa phát triển.
+ Tóc ngắn, phía trán và đỉnh ngắn hơn phía chẩm, móng chi ngắn mềm, khơng
trùm hết đầu chi.
+ Xương mềm, đầu to so với tỷ lệ cơ thể (1/4) các rãnh xương sọ chưa liền,
thóp rộng, lồng ngực dẹp. Cơ nhẽo, trương lực cơ giảm. Tai mềm, sụn vành tai chưa
phát triển.
+ Các chi luôn trong tư thế duỗi (càng non càng duỗi).
+ Sinh dục ngoài: trẻ trai tinh hồn chưa xuống hạ nang, trẻ gái mơi lớn chưa
phát triển, khơng che kín âm vật, khơng có hiện tượng biến động sinh dục.

+ Thần kinh ln li bì, ức chế, ít phản ứng, tiếng khóc nhỏ, các phản xạ sơ sinh
yếu, hoặc chưa có.
- Những đặc điểm sinh lý của trẻ non tháng:
+ Chức năng hơ hấp: Cịn rất non yếu, trẻ dễ bị suy hơ hấp vì:
✔ Lồng ngực dễ biến dạng, xương sườn còn mềm, các cơ gian sườn yếu


8
✔ Phổi chưa dãn nở tốt, các phế nang chưa trưởng thành, trung tâm hơ hấp

chưa hồn chỉnh.
Bệnh lý hơ hấp của trẻ non tháng hay gặp là bệnh màng trong do nhu mô phổi
không đủ giãn nở để trao đổi khơng khí, do thiếu surfactant.
Trẻ có thể có những cơn ngừng thở ngắn dưới 15 giây. Nếu kéo dài trên 15
giây kèm theo nhịp tim chậm có thể ảnh hưởng đến thần kinh.
+ Chức năng tuần hoàn:
✔ Các mao mạch mỏng manh, dễ vỡ.
✔ Các yếu tố đông máu thiếu hụt và giảm ở trẻ non tháng nên dễ bị xuất

huyết.
+ Chức năng điều hòa thân nhiệt:
✔ Trẻ càng non tháng, trung tâm điều hòa thân nhiệt càng chưa hoàn chỉnh,

rất dễ bị nhiễm lạnh.
✔ Nếu nhiệt độ trung tâm của trẻ xuống dưới 35oC, sẽ gây nên hàng loạt biến

chứng ở hệ hô hấp, hệ thần kinh và gây xuất huyết não.
+ Chức năng gan và tiêu hóa:
✔ Enzym chuyển hóa bilirubin gián tiếp thành trực tiếp bị thiếu hụt và kém


hoạt tính, nên trẻ non tháng dễ bị vàng da nặng và kéo dài.
✔ Thiếu hụt men tiêu hóa và hấp thụ khơng hết thức ăn nên trẻ dễ bị nôn trớ,

chướng bụng và rối loạn tiêu hóa.
✔ Do lượng glycogen dự trữ trong gan giảm nên trẻ non tháng dễ bị hạ đường

huyết.
+ Hệ thống miễn dịch:
Khả năng thực bào, diệt khuẩn đều chưa được hoàn thiện, trẻ non tháng dễ bị
nhiễm trùng nặng, dẫn đến tử vong.
1.1.3.2. Những vấn đề trẻ sinh non thường gặp sau khi ra viện:
- Thiếu hụt dinh dưỡng: Trẻ sinh non, sau khi ra viện thường biết bú mút, tuy
nhiên phản xạ cịn yếu, thời gian bú mút khơng đủ hoặc kéo dài nhưng yếu, không đủ
lượng sữa, cần ăn thêm bằng đổ thìa, bơm xi lanh. Vì vậy, địi hỏi người chăm bé
phải có kỹ năng chăm sóc tỉ mỉ, cẩn thận, kiên trì. Nên nếu các bà mẹ không được
hướng dẫn đầy đủ về cách cho bé ăn dễ gặp khó khăn khi cho trẻ ăn như thiếu số
lượng cần ăn trong một bữa, số bữa trong ngày không đủ…. , trẻ dễ bị hạ đường huyết


9
sau ra viện. Nếu không cấp cứu kịp thời, dễ xuất hiện cơn tím, hạ thân nhiệt, sặc sữa,
xuất huyết não, suy hơ hấp.v.v… có thể tử vong.
- Cơn ngừng thở ngắn: hay gặp ở trẻ có suy hơ hấp mãn, xơ phổi, tiền sử chảy
máu phổi hay xuất huyết não.
- Xuất huyết não
- Hạ thân nhiệt hoặc sốt: do trung tâm điều hịa thân nhiệt chưa hồn chỉnh, do
trẻ dinh dưỡng chưa đủ, tăng cân chưa tốt, chưa có lớp mỡ dưới da.
- Khả năng miễn dịch kém: Dễ mắc phải các bệnh nhiễm trùng như nhiễm
trùng huyết, viêm phổi, viêm da, viêm đường hô hấp trên, viêm tai giữa, viêm ruột…..
- Bệnh võng mạc: Trẻ dưới 34 tuần và có cân nặng dưới 2000g sẽ cần được

sàng lọc bệnh võng mạc từ 21 ngày sau sinh cho đến khi võng mạc trưởng thành.
Nhiều trẻ cần phải điều trị tại bệnh ROP (tỷ lệ cao gặp ở trẻ rất non và cực non). Tỷ
lệ bệnh võng mạc phải điều trị ở trẻ sinh non dưới 34 tuần: 18%( tỉ lệ có bệnh là
33,2%). [10]
- Bệnh tim bẩm sinh
- Thiếu máu. [4]
1.1.3.3. Phương pháp Kangaroo (KMC):
KMC là phương pháp chăm sóc trẻ đẻ non nhẹ cân cân dựa trên cách bắt chước
loài chuột túi của châu Úc, con Kangaroo. Phương pháp này đến từ Bolivia, châu Mỹ.
Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tất cả trẻ non tháng < 37 tuần và nhẹ cân
<2000 gam cần được chăm sóc theo phương pháp KMC. Trẻ cân nặng 2000–2500 g
vẫn có thể hưởng lợi từ phương pháp chăm sóc này. Các thành tố chính của KMC
gồm:
Cho trẻ tiếp xúc da kề da liên tục với mẹ /người thân càng lâu càng tốt;


Cho trẻ bú sớm và bú mẹ hồn tồn, có thể trẻ tự bú mẹ hoặc cho ăn sữa mẹ

bằng cách khác, và


Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh lý ở trẻ.

Có thể giảm được một nửa tỷ lệ tử vong ở trẻ sinh non bằng cách thực hiện
phương pháp KMC liên tục.
Chăm sóc trẻ bằng KMC làm tăng tỷ lệ bú mẹ; giúp kiểm soát thân nhiệt hiệu
quả; giúp ổn định các dấu hiệu sinh tồn; giảm cơn ngưng thở, giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn
và bệnh lý hô hấp; thúc đẩy tốc độ tăng trưởng; và gắn kết tình cảm mẹ - con – tất cả



10
những lợi ích đó sẽ mang lại kết quả tốt đẹp cho quá trình phát triển của trẻ.
1.2.

Cơ sở thực tiễn:

1.2.1. Các nghị định, quyết định hiện hành:
-

Vai trò của cơng tác TV - GDSK ở Việt Nam:

Năm 1980, Chính phủ đã chỉ đạo triển khai thực hiện chiến lược Chăm sóc sức khỏe
ban đầu (CSSKBĐ) ở Việt Nam. Nhận thức được vai trò quan trọng của GDSK là nội
dung đứng ưu tiên thứ nhất trong 10 nội dung CSSKBĐ, Đảng, Nhà nước và Bộ Y tế
yêu cầu trang bị kiến thức và kỹ năng cần thiết để mỗi người, mỗi gia đình, mỗi cộng
đồng có thể chủ động phịng bệnh, xây dựng nếp sống vệ sinh, rèn luyện thân thể, hạn
chế những lối sống và thói quen có hại với sức khỏe, phòng chống dịch bệnh và tham
gia hoạt động bảo vệ, chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng góp phần tạo ra sự bình đẳng
trong chăm sóc sức khỏe.
- Nghị quyết 46-NQ/TW Bộ chính trị ( 2005) về cơng tác bảo vệ, chăm sóc
sức khỏe nhân dân trong tình hình mới. [6]
- Quyết định của Bộ y tế về ban hành tài liệu “ Đào tạo chăm sóc trẻ bằng
phương pháp Kangaroo” năm 2013.
- Quyết định 4177/2016/QĐ – BYT ngày 03/08/2016 về phê duyệt “ Kế
hoạch hành động quốc gia về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ em giai
đoạn 2016 – 2020”. [9]
1.2.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Tỷ lệ trầm cảm của các bà mẹ có con sinh non theo nghiên cứu của nhóm tác
giả Bệnh viện Nhi Đồng - TP.HCM năm 2010 - 2011 là 29,2% trong đó 27,1% bà mẹ
có tư tưởng tự tử. [7]

Ở trẻ sinh trước 36 tuần, xu hướng bị loạn thần ở trẻ sinh non như trầm cảm
khi trưởng thành cao gấp đôi trẻ sinh đủ ngày đủ tháng ( có thể do bản thân trẻ cũng
dễ bị Stress tâm lý do trẻ bị tách khỏi cha mẹ ngay sau sinh vì lý do bệnh lý sinh non
hoặc do các vấn đề về thể trạng, sự phát triển khác biệt của trẻ sinh non tháng, nhẹ
cân…). Ở trẻ sinh non trước 32 tuần, thì có nguy cơ phải nhập viện vì rối loạn tâm
thần khi trưởng thành cao gấp 3 lần so với trẻ bình thường, tỷ lệ bị rối loạn ăn uống
cao gấp 3,5 lần. (Theo nghiên cứu của nhóm tác giả Đại học Hồng Gia London do
Tiến sỹ Chiara Nosarti là nhóm trưởng đăng trên tạp chí Y học General Psychiatry
năm 2012). [5]


11
Tỷ lệ tử vong ở trẻ sinh non: 22% ( theo báo cáo tổng kết số liệu tử vong của
TT sơ sinh năm 2019). [2]
Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam chưa thấy có nghiên cứu liên quan đến cơng
tác TV – GDSK dành riêng cho các bà mẹ có con sinh non.


12

Chương 2
MÔ TẢ VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
2.1.Đặc điểm của Đơn vị:
Bệnh viện Phụ Sản Trung Ương
BVPSTW hiện nay không chỉ là cơ sở đầu ngành của chuyên ngành phụ sản,
sinh đẻ kế hoạch và sơ sinh mà còn là cơ sở đào tạo đại học, sau đại học; nghiên cứu
khoa học, chỉ đạo tuyến và chuyển giao công nghệ về chuyên ngành phụ sản, sơ sinh
trong phạm vi cả nước. Bệnh viện có bề dày truyền thống lịch sử, có đội ngũ giáo sư,
bác sĩ được đào tạo cơ bản ở trong nước và được học tập nâng cao tay nghề ở các
nước tiên tiến có ngành sản phụ khoa và chăm sóc sức khỏe sinh sản phát triển (Châu

Âu, Mỹ, Nhật, Úc ...) có tay nghề cao, được rèn luyện trong thực tế, tâm huyết với
nghề nghiệp. Hệ thống trang thiết bị phục vụ khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện
được đầu tư theo hướng hiện đại, chuyên sâu. Bệnh viện có quy mơ 1000 giường
bệnh nội trú; 08 phòng chức năng; 14 khoa lâm sàng; 09 khoa cận lâm sàng; 07 trung
tâm. Tổng số cán bộ viên chức: 1470 (Trong đó có: 199 Bác sĩ, 396 Điều dưỡng, 292
Hộ sinh và 110 Kỹ thuật viên).
2.2. Thực trạng của vấn đề cần giải quyết:
2.2.1. Bệnh viện Phụ sản TW:
2.2.1.1. Hệ thống TT - GDSK tại Bệnh viện Phụ sản TW:
Tại Bệnh viện PSTW, hệ thống TT - GDSK gồm các khoa phịng: Cơng tác xã
hội - Cơng nghệ thông tin, Trung tâm đào tạo, tại từng Trung tâm, Khoa, Phòng lâm
sàng (Phòng khám, Khoa sản 1, 2, 3, ĐTTN, HSCC, TT Chăm sóc và điều trị sơ sinh;
TT Kế hoạch hóa gia đình,TT Máu cuống rốn….).
Dưới cả 2 hình thức: Gián tiếp và trực tiếp
- Gián tiếp: Loa, đài phát thanh, vơ tuyến truyền hình, video, tài liệu in ấn (báo,
tạp chí, pano, áp phích, tranh sách lật, tờ rơi), bảng tin, mạng xã hội (trang web của
bệnh viện….)
- Trực tiếp: Phòng khám bệnh viện, buổi tư vấn tại phòng tư vấn tiền sản của
TT đào tạo, tại từng khoa phòng TT lâm sàng dành cho các bà mẹ mang thai hay sau
sinh về các chủ đề: thai giáo, các bệnh lý thường gặp trong thời kỳ mang thai, kế


13
hoạch hóa gia đình, các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, cách chăm sóc trẻ sơ sinh
đủ tháng cho các ơng bố, bà mẹ, gia đình trẻ sinh tại BVPSTW.
Quy trình chăm sóc sản phụ sau sinh tại BVPSTW:
Sản phụ sau sinh, được điều trị và chăm sóc tại các khoa sản: sản thường, sản
bệnh lý, sản nhiễm khuẩn, điều trị tự nguyện…. thời gian trung bình từ 1 - 7 ngày và
được xuất viện khi tình hình sức khỏe, bệnh lý của sản phụ ổn định (hoặc có mẹ phải
chuyển viện do bệnh lý ngồi sản khoa).

Khi ra viện, các bà mẹ có con sinh non có thể về nhà (nếu họ ở Hà Nội) hoặc
thuê nhà trọ (nếu ở các tỉnh) gần Bệnh viện để tiện cho việc đưa sữa mẹ và thăm con
tại sơ sinh. (Tỉ lệ gia đình trẻ sinh non ở ngoại tỉnh 58 % và sinh non lần đầu là 42
%).
2.2.1.2. Thực trạng TV - GDSK cho các bà mẹ có con sinh non tháng tại
BVPSTW.
1. Tại phòng đẻ, hoặc phòng mổ: Bác sĩ sản khoa đã giải thích, tư vấn rõ cho
các bà mẹ về nguy cơ của con có thể xảy ra khi sinh ra ở tuần thai này (dưới 37 tuần).
2. Tại khu vực sau đẻ (các khoa sản):
Bác sĩ sản khoa, khi khám, điều trị và điều dưỡng, nữ hộ sinh ( NHS) khi chăm
sóc cho các bà mẹ đều hỏi thăm, tư vấn,động viên các bà mẹ về: tư tưởng, chế độ
nghỉ ngơi, ăn uống, tinh thần… trong thời gian chờ con. Tuy nhiên, khơng biết được
tình trạng cụ thể của trẻ ngay, mà thường hỏi qua bà mẹ, trừ những trường hợp đặc
biệt có thơng báo cụ thể từ Trung tâm sơ sinh, hoặc qua giao ban Bệnh viện thì bác
sĩ, điều dưỡng, NHS khoa sản mới có thơng tin trước khi tư vấn cho bà mẹ.
Và vì lý do khách quan, phịng điều trị có hạn và sức khỏe bà mẹ ổn định sẽ
được xuất viện. Do vậy, bà mẹ bị hạn chế về việc cập nhật thơng tin về con của mình.
Họ thường biết thông tin con qua chồng hoặc người thân, sau khi họ thăm con về
thơng báo lại (độ chính xác của thơng tin có khi đúng, khi sai vì lý do tế nhị, tránh
stress cho các bà mẹ trong trường hợp con của họ có nguy cơ tử vong cao… Các ơng
bố thường nói tốt về tình trạng của con).
2.2.2. Trung tâm Chăm sóc và điều trị sơ sinh (TTCS&ĐTSS):
TTCS&ĐTSS, BVPSTW được Bộ y tế quyết định thành lập vào tháng 06 năm
2011 trên cơ sở Khoa Sơ sinh, Viện bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh thành lập
năm 1955. Hiện nay, TTCS&ĐTSS với biên chế 250 giường bệnh, 149 cán bộ nhân


14
viên (Trong đó có: 29 Bác sĩ, 109 Điều dưỡng, 8 Hộ sinh, 1 Kỹ thuật viên và 2 Kế
toán) được đào tạo chuyên ngành về điều trị, chăm sóc trẻ sơ sinh với mục đích đáp

ứng ngày càng cao nhu cầu ngày càng cao của chuyên nghành sơ sinh
2.2.2.1. Đặc điểm tình hình TT Chăm sóc và điều trị sơ sinh:
+ Diện tích sử dụng: khoảng 1500m2.
- Tổng số trẻ TT: Khoảng 1200 – 1600 trẻ / tháng, trong đó, trẻ non tháng
chiếm 15%. [3]
- Cơ cấu phịng bệnh: 08 phịng hồi sức tích cực + 05 phịng hồi sức +02 phòng
can thiệp + 01 phòng nhi lây nhiễm + 01 phòng dịch vụ tách mẹ 06 phòng ấp
Kangaroo (22 giường) +04 phòng hướng dẫn ấp KMC (30 giường). [1]
- Cơ sở vật chất dành cho hoạt động TV – GDSK:
+ Chưa có phịng tư vấn riêng.
+ Có 4 góc truyền thơng: Có tài liệu truyền thơng, nhưng đơi khi khơng đầy
đủ các vấn đề cần truyền thơng.
+ Có 3 màn hình vơ tuyến: nhưng hiện tại khơng hoạt động thường xuyên và
chương trình chưa đầy đủ, phong phú về các vấn đề cần truyền thông tại Trung tâm.
2.2.2.2 Quy trình chăm sóc (CS) trẻ sinh non tại TT sơ sinh – BVPSTW:
Trẻ sinh non được chăm sóc và điều trị tách mẹ ngay sau khi sinh tại Trung
tâm Sơ sinh.
Tùy theo cân nặng và tình trạng trẻ, sau khi Bác sĩ đi hồi sức sẽ có chỉ định
hoặc điều dưỡng (kíp trưởng) sẽ đánh giá phân loại để bố trí đặt trẻ tại các phịng
chăm sóc và điều trị thích hợp.
- Khu vực hồi sức tích cực: Trẻ có tình trạng nặng, nguy kịch, ngừng thở,
ngừng tim, rất non và cực non, cần hỗ trợ thở máy, CPAP…
Sau khi được điều trị và chăm sóc ở các khu vực hồi sức tích cực ổn định, trẻ sẽ được
chuyển sang khu vực hồi sức. Thời gian khoảng từ 1, 2 ngày đến 1, 2 tháng hoặc lâu
hơn.
- Khu vực hồi sức: Trẻ non tháng, chưa có suy hơ hấp nặng.
Sau khi ở khu vực hồi sức, khi trẻ không cần điều trị, lên cân tốt  1500g, thời gian
khoảng từ 1, 2 ngày đến 1, 2 tháng hoặc lâu hơn
phương pháp Kangaroo (KMC) hoặc ra viện.
-


Phòng Kangaroo theo giờ:

Trẻ được hướng dẫn chăm sóc


15
Sau khi được hướng dẫn chăm sóc (CS) bằng phương pháp KMC từ 1 - 3 ngày, trẻ sẽ
được chuyển sang ghép mẹ làm KMC 24h/24h hoặc ra viện (tùy theo hồn cảnh điều
kiện kinh tế gia đình trẻ và điều kiện phịng làm KMC tại TT sơ sinh).
QUY TRÌNH CHĂM SĨC TRẺ SINH NON

KHU VỰC HỒI SỨC TÍCH CỰC
1 ngày >2
tháng

KHU VƯC HỒI SỨC

RA

1 ngày ->
2 tháng

VIỆN
PHÒNG KMC THEO GIỜ
1 -> 3
ngày

PHỊNG KMC 24H/24H
Sơ đồ 2.1. Quy trình chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng tại TT CS & ĐT SS


2.2.2.3.Tâm trạng chung thường gặp ở bà mẹ có con sinh non tháng: Khảo sát
trên 40 bà mẹ được hướng dẫn chăm sóc con bằng phương pháp Kangaroo tại TT sơ
sinh:
+ Mất định hướng và tiếc nuối vì khơng giữ bé được trong bụng đủ 9 tháng.
Lo lắng về tình mạng của con bị đe dọa (92,5%).
+ Cảm giác có lỗi vì khơng bảo vệ bé đến ngày dự sinh được (40%).


16
+ Cảm giác có lỗi vì bé bị một bất thường bẩm sinh nào đó hay bất thường xảy
ra lúc chuyển dạ.
+ Tiếc nuối vì khơng sinh bé theo đúng cách mẹ mong đợi.
+ Cảm thấy tổn thương và đau khổ với những gì xảy ra trong quá trình chuyển
dạ khơng mong muốn (khóc 57,5%).
+ Cảm giác mất mát vì khơng được tổ chức mừng bé chào đời.
+ Buồn vì không được ôm con ngay lúc mới sinh, không ghi nhớ được những
kỉ niệm đầu tiên của con (77,5%)….
Bà mẹ có thể trải qua một loạt cảm xúc: Căng thẳng (75%), thất vọng, tức giận,
bất lực, mất mát, lo lắng, quá tải, tự trách, sợ hãi, tội lỗi, cô đơn….
Trải qua một thời gian con được chăm sóc và điều trị tại TT sơ sinh, các bà
mẹ, phần lớn sẽ lấy lại được tinh thần và chuẩn bị cho cuộc chiến đấu mới trong chăm
sóc con sinh non sau khi ra viện: lo lắng cho con ăn thế nào? Con cịn những nguy cơ
bệnh lý gì sau ra viện (Suy hô hấp, xuất huyết não, tim bẩm sinh, bệnh võng mạc…).
Nói chung lo lắng trẻ có thể lớn lên, phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ
khơng.
❖ Hoạt động TV - GDSK tại Trung tâm Sơ sinh:

- Tư vấn sớm: Thường áp dụng cho trẻ nằm tại Khu vực hồi sức tích cực ,chủ
yếu tư vấn cho bố trẻ hoặc người thân trẻ, không phải mẹ trẻ. (Tránh tư vấn cho mẹ

trẻ vì lo ngại sản phụ mới sinh, sức khỏe còn yếu, chưa đi lại được và họ dễ bị stress
tâm lý).
✔ Trách nhiệm tư vấn chính: Bác sĩ điều trị cho trẻ.
✔ Hình thức tư vấn: Trực tiếp từng gia đình
✔ Thời gian: Thường ngay sau khi trẻ được cấp cứu ổn định và tư vấn dưới

15 phút.
✔ Nội dung tư vấn: Bác sĩ giải thích tình trạng hiện tại của trẻ, tiên lượng,

phương pháp điều trị và chăm sóc trẻ, các loại thuốc, vật tư, các thủ thuật sẽ thực
hiện, động viên tinh thần…Điều dưỡng bệnh phịng có trách nhiệm liên hệ với người
thân của trẻ, hướng dẫn nội quy, quy chế BV và TT, hướng dẫn cách thức và giờ đưa
sữa mẹ, an ủi động viên người nhà trẻ tin tưởng vào phương pháp điều trị, chăm sóc
của TT…


17
Thời gian con nằm tại các khu hồi sức tích cực: Các bà mẹ thường ít được
thăm con (cũng vì lý do trên) nên họ rất lo lắng, căng thẳng, buồn bã… làm tình trạng
tiết sữa và sức khỏe của họ bị ảnh hưởng ít nhiều.
- Tư vấn muộn: Thường áp dụng cho trẻ nằm tại Khu vực hồi sức tích cực sau
khi tình trạng của trẻ được cải thiện tốt lên (như: Cai máy thở, máy CPAP,… hoặc ăn
được) hoặc Khu vực hồi sức, khi đó,các gia đình mới động viên cho mẹ vào thăm
con. Nhưng thời gian thăm con có hạn (khoảng vài phút, trong tình hình chống đại
dịch Covid 19 là không thăm) nên họ cũng không được tư vấn đầy đủ trừ các trường
hợp đặc biệt.
✔ Trách nhiệm tư vấn chính: Bác sĩ điều trị cho trẻ.
✔ Hình thức tư vấn: Trực tiếp từng gia đình.
✔ Thời gian: Thường sau trẻ sinh được vài ngày và thời gian tư vấn dưới 15


phút.
✔ Nội dung tư vấn: Bác sĩ giải thích tình trạng hiện tại trẻ, động viên tinh

thần gia đình trẻ, đặc biệt là bà mẹ nếu họ vào thăm trẻ …Điều dưỡng bệnh phịng có
trách nhiệm tư vấn,hướng dẫn cách thức gửi sữa mẹ và hỏi thăm về sức khỏe bà
mẹ,giải thích trẻ ăn uống thế nào: ăn bằng sonde máy hay sonde bơm tay, số lượng
sữa ăn được mỗi bữa, có trớ hay khơng, trẻ tăng cân chưa… an ủi động viên người
nhà và bà mẹ trẻ tin tưởng vào phương pháp điều trị, chăm sóc của TT…
- Tư vấn trước khi trẻ được ra viện: Thường áp dụng cho các trẻ đã được điều
trị và chăm sóc ổn định tại Khu vực hồi sức.
✔ Trách nhiệm tư vấn chính: Điều dưỡng bệnh phịng sau khi có y lệnh của

Bác sĩ.
✔ Hình thức tư vấn: Trực tiếp từng gia đình.
✔ Thời gian: Thường sau khi trẻ sinh được 1 tuần đến vài tháng tuổi và thời

gian tư vấn dưới 15 phút.
✔ Nội dung tư vấn: Điều dưỡng bệnh phịng có trách nhiệm tư vấn,hướng

dẫn cách CS trẻ và theo dõi sau khi trẻ ra viện,hướng dẫn thực hiện đơn thuốc và lời
căn dặn tái khám định kỳ cho trẻ,đặc biệt là thời gian khám mắt, tai, tổng thể,tiêm
chủng…
Gia đình và các bà mẹ được thơng báo tình trạng con, được bố trí ấp KMC nếu
Trung tâm Sơ sinh có điều kiện giường ấp KMC, nếu khơng có giường ấp, các gia


×