Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Đề xuất giải pháp quản lý chất lượng các công trình thủy lợi tại Công ty thủy lợi Sông Nhuệ (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN THỊ HOÀI THU

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CƠNG
TRÌNH THỦY LỢI TẠI CƠNG TY THỦY LỢI SÔNG NHUỆ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, NĂM 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

NGUYỄN THỊ HOÀI THU

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CƠNG
TRÌNH THỦY LỢI TẠI CƠNG TY THỦY LỢI SÔNG NHUỆ

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 85.80.03.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC



TS Thân Văn Văn

HÀ NỘI, NĂM 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của bản thân tôi. Các tài liệu thu thập,
thơng tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc. Việc tham khảo
các nguồn tài liệu đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng
quy định.
Tác giả luận văn
Chữ ký

Nguyễn Thị Hoài Thu

i


LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện, học viên đã hồn thành luận văn.Với
lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, học viên xin bày tỏ lời cảm ơn chân thànhtới:
Ban Giám hiệu Nhà trường, Khoa Cơng trình, Phịng Đào tạo Đại học và Sau Đại học
của Trường Đại học Thủy lợi đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ học viên trong suốt
quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Đặc biệt thầy giáo TS.Thân Văn Văn đã trực
tiếp tận tình hướng dẫn, giúp đỡ học viên trong suốt quá trình thực hiện luận văn tốt
nghiệp. Các thầy giáo, cô giáo trong Hội đồng khoa học đã chỉ bảo lời những khuyên
quý giá, giúp học viên có đủ kiến thức cơ sở và chuyên ngành để hoàn thành luậnvăn.
Tất cả bạn bè cơ quan đồng nghiệp những người đã giúp đỡ tôi, hỗ trợ tôi trong việc
cập nhật các thông tin và dữ liệu liên quan đến luận văn.

Dù đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn, tuy nhiên do điều kiện thời gian và trình
độ có hạn nên khơng tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự
góp ý, chỉ bảo của q thầy cơ, bạn bè, đồng nghiệp, đó chính là sự giúp đỡ q báu
nhất để tơi có thể cố gắng hồn thiện hơn trong q trình nghiên cứu và cơng tác sau
này.
Tơi xin chân thành cảm ơn.

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH ................................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... vii
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC CƠNG TRÌNH
THỦY LỢI ................................................................................................................. 4
1.1 Những lý luận chung về chất lượng cơng trình và quản lý chất lượng cơng trình.... 4
1.1.1 Khái qt chung về quản lý chất lượng.............................................................. 4
1.1.2 Mục tiêu, vai trò của quản lý chất lượng............................................................ 5
1.1.3 Nguyên tắc của quản lý chất lượng .................................................................... 6
1.2 Quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi ................................................................. 11
1.2.1 Khái quát về quản lý chất lượng xây dựng cơng trình ...................................... 11
1.2.2 Vai trị và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng công trình
xây dựng

............................................................................................................... 12


1.3 Tình hình quản lý của doanh nghiệp cơng ích phát triển thủy lợi.......................... 18
1.3.1 Những bất cập trong công tác quản lý dự án xây dựng .................................... 18
1.3.2 Thực trạng về chất lượng một số cơng trình thủy lợi ở Việt Nam .................... 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 24
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ KHOA HỌC CỦA CƠNG TÁC QUẢN LÝ
CHẤT LƯỢNG CÁC CƠNG TRÌNH THỦY LỢI CỦA CHỦ ĐẦU TƯ .................. 25
2.1 Cơ sở pháp lý của công tác quản lý chất lượng các công trình thủy lợi .............. 25
2.2 Cơ sở khoa học của cơng tác quản lý chất lượng các cơng trình thủy lợi ........... 26
2.2.1 Giám sát thi công .............................................................................................. 26
2.2.2 Nghiệm thu cơng trình xây dựng ....................................................................... 30
2.3 Cơng tác quản lý chất lượng trong các giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng ...... 33
2.3.1 Quản lý chất lượng trong giai đoạn khảo sát, thiết kế cơng trình........................ 34
2.3.2 Quản lý chất lượng trong công tác đấu thầu....................................................... 38
2.3.3 Quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây dựng cơng trình ...................... 38
iii


2.4

Phương pháp nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chất lượng thi cơng

xây dựng cơng trình .................................................................................................. 45
2.4.1. Phương pháp chuyên gia ............................................................................... 45
2.4.2. Phương pháp thống kê xử lý kết quả điều tra ............................................... 48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .......................................................................................... 50
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT CÁC CƠNG TRÌNH
THUỶ LỢI TẠI CƠNG TY THUỶ LỢI SƠNG NHUỆ ............................................ 51
3.1 Khái qt về Cơng ty Thủy lợi Sơng Nhuệ .......................................................... 51
3.1.1 Q trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Một thành viên ĐTPT
Thủy lợi Sông nhuệ ................................................................................................... 51

3.1.2 Bộ máy tổ chức của Cơng ty ........................................................................... 52
3.1.3 Các chính sách, mục tiêu và kế hoạch về chất lượng cơng trình của công ty ... 54
3.1.4 Các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình thuộc Cơng ty ................ 55
3.1.5 Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH một thành viên đầu tư và phát
triển thủy lợi Sông Nhuệ trong thời gian qua ............................................................. 56
3.1.6 Một số dự án tiêu biểu tại Công ty thủy lợi Sông Nhuệ ................................... 57
3.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng của Cơng ty Thuỷ lợi
Sơng Nhuệ ................................................................................................................ 62
3.2.1 Mơ hình quản lý chất lượng cơng trình của Cơng ty TNHH MTV đầu tư phát
triển Thuỷ lợi Sông Nhuệ .......................................................................................... 62
3.2.2 Những tồn tại trong công tác quản lý chất lượng cơng trình của Cơng ty thuỷ lợi
sông Nhuệ .............................................................................................................. 63
3.3 Nguyên nhân của những tồn tại trong cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây
dựng của Cơng ty Thuỷ lợi Sơng Nhuệ...................................................................... 65
3.3.1 Nhóm 1 (N1) - Phản ánh công tác thi công xây dựng cơng trình: .................... 65
3.3.2 Nhóm 2 (N2) - Phản ánh công tác tổ chức nghiệm thu và kiểm tra công tác
nghiệm thu dự án: ..................................................................................................... 66
3.4 Đánh giá tầm quan trọng của các nguyên nhân công tác quản lý chất lượng cơng
trình xây dựng của Cơng ty Thuỷ lợi Sông Nhuệ ....................................................... 67
3.5 Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý chất lượng cơng trình cho
công ty Thuỷ lợi Sông Nhuệ...................................................................................... 69
iv


3.5.1 Giải pháp ngắn hạn ......................................................................................... 69
3.5.2 Giải pháp dài hạn ............................................................................................ 71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .......................................................................................... 76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 79


v


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Mơ hình quản lý chất lượng tồn diện .......................................................... 5
Hình 1.2 Sơ đồ phân giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng cơng trình ....................... 22
Hình 1.3 Gãy cửa van ở hồ chứa nước Đầm Hà Động .............................................. 22
Hình 1.4 Đoạn bờ kè gãy nát, hệ thống kênh mương đổ gãy, sụt lún. ....................... 23
Hình 1.5 Dự án thủy lợi Ngàn Trươi - Cẩm Trang (Hà Tĩnh) ................................... 23
Hình 2.1 Sơ đồ phân giai đoạn thực hiện đầu tư xây dựng cơng trình ....................... 33
Hình 3.1 Bản đồ hệ thống cơng trình thủy lợi Sơng Nhuệ ......................................... 53
Hình 3.2 Dự án trạm bơm Ngoại Độ II, huyện Ứng Hồ, Hà Nội ............................. 58
Hình 3.3 Dự án trạm bơm Ngoại Độ II, huyện Ứng Hoà, Hà Nội ............................. 58
Hình 3.4 Phương án thi cơng điều chỉnh dự án Nâng cấp trục chính sơng Nhuệ ....... 59
Hình 3.5 Phương án thi cơng điều chỉnh dự án Nâng cấp trục chính sơng Nhuệ ....... 60
Hình 3.6 Dự án trạm bơm tưới Thụy Phú II, huyện Phú Xuyên, Hà Nội ................... 61
Hình 3.7 Quan hệ giữa kỹ sự giám sát với các bên trong q trình thi cơng xây dựng
cơng trình .................................................................................................................. 73

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 Mơ hình Quản lý cấp trên .......................................................................... 51
Bảng 3.2 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty .................................. 56
Bảng 3.3 Tính tốn trọng số của mỗi yếu tố của nhóm 1 - cơng tác thi cơng xây dựng
cơng trình .................................................................................................................. 67
Bảng 3.4 Tính tốn trọng số của mỗi yếu tố của nhóm 2 - công tác tổ chức nghiệm thu
và kiểm tra công tác nghiệm thu dự án ....................................................................... 67

Bảng 3.5 Tổng hợp trọng số của các nhóm yếu tố ..................................................... 68
Bảng 3.6 Xếp hạng các nguyên nhân của những tồn tại trong cơng tác quản lý chất
lượng cơng trình xây dựng của Công ty Thuỷ lợi Sông Nhuệ. .................................... 68

vii



MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài

Cơng trình thủy lợi là cơng trình thuộc nhóm hạ tầng kỹ thuật tạo tiền đề phục vụ cho
phát triển kinh tế xã hội, phịng chống thiên tai, bảo vệ mơi trường và cân bằng sinh
thái. Vốn đầu tư cho xây dựng cơng trình thủy lợi chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn
ngân sách chi cho xây dựng cơ bản hàng năm. Các công trình thủy lợi, hệ thống thủy
lợi mỗi năm đều được cải tạo, nâng cấp, xây mới nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Bên cạnh những lợi ích mang lại cũng là các nguy cơ tiềm ẩn ở các cơng trình thủy lợi.
Thiệt hại sẽ là rất lớn nếu như một tuyến đê gặp sự cố mà nguyên nhân chính là do quy
trình quản lý chất lượng (QLCL) của những cơng trình này đã khơng được quan tâm
đúng mức. Bởi vậy, song song với sự phát triển quy mô của hệ thống thủy lợi cần phải
nâng cao công tác QLCL CTTL.
Công tác quản lý chất lượng xây dựng cơng trình những năm gần đây xảy ra nhiều vấn
đề như chất lượng cơng trình kém, hiệu quả thấp, lãng phí, thất thốt trong đầu tư do
việc chuẩn bị Dự án không tốt, các sự cố về chất lượng cơng trình do sai sót trong
quản lý từ khâu lập Dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế và thi công xây dựng công trình.
Thực trạng này đang xảy ra rõ nhất ở những dự án kiên cố hóa kênh mương.
Tiết kiệm nước, tăng diện tích tưới, tạo thuận lợi cho cơng tác khai thác và quản lý tài
nguyên nước…, đó là những lợi ích thiết thực do chương trình kiên cố hóa kênh

mương mang đến.Tuy nhiên, do điều kiện hạn chế về giải pháp kỹ thuật, công nghệ và
nguồn vốn, nên hiện nay nhiều hệ thống kênh mương cơng trình thuỷ lợi vẫn trong
tình trạng hư hỏng; việc kiên cố hố kênh mương cũng cịn nhiều bất cập, cơng trình
sau khi cứng hố đưa vào sử dụng nhanh bị xuống cấp.
Xuất phát từ tình hình đó, bằng những kiến thức đã được học tôi chọn đề tài “Đềxuất
giải pháp quản lý chất lượng các cơng trình thủy lợi tại cơng ty Thủy lợi Sông
Nhuệ.” là cần thiết cho việc nâng cao chất lượng các cơng trình thủy lợi mà cơng
tyThủy lợi Sơng Nhuệ (Công ty TNHH một thành viên Đầu tư phát triển Thủy lợi
Sông Nhuệ) quản lý.

1


2. Mục đích của đề tài

Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác QLCL CTTL
của Cơng ty, góp phần nâng cao hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng cơng trình thuộc
hệ thống.
3. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện những nội dung nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau:
­ Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết;
­ Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm;
­ Phương pháp điều tra;
­ Phương pháp thống kê.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Công tác quản lý chất lượng các cơng trình thủy

lợi tại cơng ty Thủy lợi Sông Nhuệ. Đặc biệt là công tác quản lý chất lượng thi công và
nghiệm thu.
- Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về mặt không gian và nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu vềcông
tác quản lý chất lượng cơng trình tại cơng ty Thủy lợi Sơng Nhuệ trong giai đoạn thực
hiện đầu tư xây dựng.
Phạm vi về mặt thời gian,luận văn sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng cơng
tác quản lý chất lượng cơng trình của Cơng tyThủy lợi Sơng Nhuệ trong giai đoạn từ
năm 2014 đến năm 2018.
5. Kết quả đạt được

- Phân tích thực trạng cơng tác quản lý chất lượng cơng trình của Cơng ty Thủy lợi
Sơng Nhuệ;
- Phân tích độ nhạy của những nguyên nhân tồn tại trong công tác QLCL CTTL tại
Công ty Thủy lợi Sông Nhuệ;
- Đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng các CTTL của Công ty Thủy lợi Sông
Nhuệ trong thời gian tới.
2


6. Nội dung chính của luận văn

Ngồi phần mở đầu, kết luận - kiến nghị, Luận văn được cấu trúc với 3 chương chính
sau:
Chương 1:Tổng quan vềcơng tác quản lý chất lượng các cơng trình thủy lợi.
Chương 2:Cơ sở pháp lý và cơ sởkhoa học của công tác quản lý chất lượng các
cơngtrình thủy lợi của chủ đầu tư.
Chương 3:Thực trạng và giải pháp quản lý chất lượng các công trình thủy lợi tại
cơngty Thủy lợi Sơng Nhuệ.


3


CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁCCƠNG
TRÌNH THỦY LỢI
1.1 Những lý luận chung về chất lượng công trình và quản lý chất lượng cơng
trình
1.1.1 Khái qt chung về quản lý chất lượng
1.1.1.1Quan niệm về chất lượng
“Quan niệm về chất lượng cơng trình được nhìn nhận trên nhiều góc độ khác nhau.
 Nếu xuất phát từ bản thân sản phẩm:
Chất lượng là tập hợp những tính chất của bản thân sản phẩm để chế định tính thích
hợp của nó nhằm thỏa mãn những nhu cầu xác định phù hợp với cơng dụng của nó.
 Xuất phát từ phía nhà sản xuất:
Chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu
tiêu chuẩn hay các quy cách đã được xác đinh trước.
 Xuất phát từ thị trường:
- Từ phía khách hàng: Chất lượng là sự phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng.
- Về mặt giá trị: Chất lượng được hiểu là đại lượng đo bằng tỷ số giữa lợi ích thu được
về từ việc tiêu dùng sản phẩm với chi phí bỏ ra để đạt được lợi ích đó.
- Về mặt cạnh tranh: Chất lượng có nghĩa là cung cấp những thuộc tính mà mang lại
lợi thế cạnh tranh nhằm phân biệt sản phẩm đó với sản phẩm khác cùng loại trên thị
trường.
 Theo tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc thế (ISO):
Chất lượng là mức độ thỏa mãn của một tập hợp các thuộc tính đối với các yêu cầu đã
nêu ra hay tiềm ẩn.”

4



Hình 1.1 Mơ hình quản lý chất lượng tồn diện
1.1.1.2 Quan niệm về quản lý chất lượng
Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ
chức về chất lượng. Việc định hướng và kiểm sốt về chất lượng nói chung bao gồm
lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát
chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng.
Quản lý chất lượng hiện đã được áp dụng trong mọi ngành công nghiệp, không chỉ
trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình tổ chức, từ quy mơ lớn đến
quy mơ nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay không. Quản lý chất lượng
đảm bảo cho tổ chức làm đúng những việc phải làm và những việc quan trọng, theo
triết lý "làm việc đúng" và "làm đúng việc", "làm đúng ngay từ đầu" và "làm đúng tại
mọi thời điểm".
1.1.2 Mục tiêu, vai trò của quản lý chất lượng
1.1.2.1Mục tiêu quản lý chất lượng
Nhằm đạt được sự phát triển của tổ chức trên cơ sở năng suất-chất lượng-hiệuquả.
Việc xây dựng một hệ thống quản lý chất lượng cũng như áp dụng và vận hànhhệ
thống đó phải đạt được hiệu quả của tổ chức với các mục tiêu đề ra trong một thời gian
nhất định. Hiệu quả của tổ chức là phải xét ở hiệu quả chung chứ không phải chỉ xét
riêng một mặt nào. Hiệu quả chung của tổ chức phải thể hiện được mục tiêu chất
5


lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ ngày càng thoả mãn khách hàng, hoạt động phát
triển, mở rộng được thị trường, đóng góp với nhà nước, xã hội tăng, đời sống vật chất
tinh thần của người lao động được cải thiện, nâng cao, sản xuất gắn với bảo vệ môi
trường và thực hiện một sự phát triển bền vững.
1.1.2.2Vai trò quản lý chất lượng
- “Quản lý chất lượng giữ một vị trí then chốt đối với sự phát triển kinh tế, đời sống
của nhân dân và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đối với nền kinh tế quốc dân thì đảm bảo có nâng cao chất lượng sẽ tiết kiệm được

lao động xã hội, làm tăng trưởng và phát triển kinh tê.
- Đối với khách hàng: khi có hoạt động quản lý chất lượng, khách hàng sẽ được thụ
hưởng những sản phẩm hàng hóa dịch vụ có chất lượng tốt hơn với chi phí thấp hơn.
- Đối với doanh nghiệp: Quản lý chất lượng là cơ sở để tạo niềm tin cho khách hàng;
giúp doanh nghiệp có khả năng duy trì và mở rộng thị trường làm tăng năng suất giảm
chi phí.
- Trong cơ chế thị trường, cơ cấu sản phẩm, chất lượng sản phẩm hay giá cả và thời
gian giao hàng là nhân tố quyết định rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của các doanh
nghiệp mà các yêu tố này phụ thuộc rất lớn vào hoạt động quản lý chất lượng.
- Chất lượng sản phẩm và quản lý chất lượng là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp
trong điều kiện hiện nay. Tầm quan trọng của quản lý chất lượng ngày càng được nâng
cao, do đó chúng ta phải khơng ngừng nâng cao trình độ quản lý chất lượng, đặc biệt là
trong các tổ chức.”
1.1.3 Nguyên tắc của quản lý chất lượng
Theo tiêu chuẩn ISO, là một quy tắc cơ bản và toàn diện để lãnh đạo và điều hành tổ
chức, nhằm cải tiến liên tục hoạt động của tổ chức trong một thời gian dài bằng cách
tập trung vào khách hàng trong khi vẫn chú trọng đến nhu cầu của các bên liên quan. 8
nguyên tắc bao gốm có :
1- Định hướng khách hàng.
2- Vai trò lãnh đạo.
3- Năng lực của nhân viên
4- Định hướng của quá trình
6


5- Tiếp cận theo hệ thống
6- Không ngừng cải tiến
7- Quyết định dựa trên sự kiện
8- Nhà cung ứng.
* Định hướng khách hàng

- Các tổ chức tồn tại phụ thuộc vào khách hàng của mình, do đó họ cần phải hiểu các
nhu cầu hiện tại và tiềm tàng của khách hàng, đáp ứng các yêu cầu và phấn đấu với sự
mong đợi của khách hàng.”
- Địi hỏi Doanh nghiệp ln phải nhạy cảm với khách hàng và nhu cầu của thị trường,
dẫn tới sự hài lòng thỏa mãn của khách hàng.Nó u cầu các doanh nghiệp khơng
ngừng cải tiến,đổi mới công nghệ, khả năng phản ứng nhanh và đáp ứng kịp thời nhu
cầu của thị trường.
* Vai trò lãnh đạo
- Lãnh đạo các tổ chức, doanh nghiệp cần phải xác định mục đích và phương hướng
thống nhất cho tổ chức của mình. Họ cần phải tạo và duy trì mơi trường nội bộ mà ở
đó mọi người tham gia tích cực vào việc đạt được các mục tiêu của tổ chức”
- Người lãnh đạo cần xây dựng những giá trị rõ ràng, cụ thể và định hướng vào khách
hàng dựa trên tầm nhìn của mình. Lãnh đạo phải chỉ đạo và tham gia xây dựng các
chiến lược,hệ thống và các biện pháp huy động sức sáng tạo của nhân viên để nhắm
nâng cao năng lực của Doanh nghiệp và để đạt được kết quả tốt nhất có thể
* Sự tham gia của mọi người.
- Con người ở mọi vị trí, là tài sản quý nhất của mỗi tổ chức. Thu hút được sự tham gia
tích cực của mọi người cho phép khai thác khả năng của họ trong việc mang lại lợi ích
cho tổ chức”
- Phát huy được nhân tố con người trong tổ chức chính là phát huy được nội lực sáng
tạo cho tổ chức trên con đường phát triển của doanh nghiệp vươn tới mục tiêu chất
lượng.Doanh nghiệp được coi như là một hệ thống hoạt động với sự tham gia góp sức
của tất cả các thành viên trong cơng ty. sự thành cơng của doanh nghiệp chính từ sự
góp sức nổ lực của các thành viên trong mỗi doanh nghiệp.
* Định hướng quá trình

7


“ Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả hơn khi các nguồn lực và các

hoạt động liên quan được quản lý như một quá trình".
Quá trình là một tập hợp các hoạt động có liên quan đến nhau theo một trình tự nhất
định để tạo ra các giá trị có ích cho tổ chức.kết quả của quản lý đạt hiệu quả tốt nếu
như các hoạt động có liên quan được coi như là một q trình.q trình là chuỗi quá
trình biến đổi đầu vào thành đầu ra để tạo ra lợi nhuận.
* Tiếp cận theo hệ thống
"Việc xác định, nắm vững và quản lý một hệ thống bao gồm nhiều quá trình liên quan lẫn
nhau nhằm đạt tới mục tiêu đã định giúp nâng cao hiệu quả và hiệu lực của tổ chức”
* Liên tục cải tiến
"Cải tiến liên tục phải được coi là một mục tiêu thường trực của tổ chức” cải tiến là
mục tiêu,là phương pháp của mọi tổ chức.để không ngừng phát triển và có năng lực
cạnh tranh thì doanh nghiệp khơng ngừng cải tiến. Cải tiến đó là về tổ chức,về phương
pháp hoạt động, về con người,về thiết bị, về phương pháp quản lý.
* Ra quyết định dựa trên dữ kiện
Quyết định chỉ có hiệu lực khi dựa trên kết quả phân tích thơng tin và dữ liệu”
* Mối quan hệ cùng có lợi với nhà cung ứng
Tổ chức và các nhà cung ứng phụ thuộc lẫn nhau, mối quan hệ hai bên cùng có lợi tạo
điều kiện cho việc nâng cao khả năng của cả hai bên trong việc tạo giá trị.
1.1.3.1Tiến trình phát triển của hoạt động quản lý chất lượng
Trong lịch sử phát triển sản xuất, chất lượng sản phẩm và dịch vụ không ngừng tăng
lên theo sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Tùy theo quan điểm, cách nhìn nhận
xem xét mà các chuyên gia chia giai đoạn chất lượng thành 5 giai đoạn phát triển chất
lượng.[1]
- Giai đoạn thứ nhất: “Kiểm tra chất lượng”
Kể từ khi diễn ra cuộc cách mạng công nghiệp, trong một thời gian dài, đánh giá chất
lượng chủ yếu dựa trên việc kiểm tra sản xuất. Để phát hiện ra khuyết tật, người ta
kiểm tra sản phẩm cuối cùng, sau đó đưa ra các biện pháp khắc phục. Nhưng biện pháp
này không giải quyết được tận gốc vấn đề, nghĩa là khơng tìm đúng ngun nhân đích

8



thực gây ra khuyết tật của sản phẩm. Đồng thời việc kiểm tra như vậy cần chi phí lớn
về thời gian, nhân lực và độ tin cậy không cao.
- Giai đoạn thứ hai: “Kiểm soát chất lượng”
Vào những năm 20, khi sản xuất công nghiệp phát triển cả về độ phức tạp và qui mơ
thì việc kiểm tra chất lượng địi hỏi số lượng cán bộ kiểm tra càng đơng, chi phí cho
chất lượng sẽ càng lớn. Từ đó người ta nghĩ tới biện pháp “ phòng ngừa” thay thế cho
biện pháp “phát hiện”. Mỗi doanh nghiệp muốn sản sản phẩm và dịch vụ của mình có
chất lượng cần kiểm soát 5 điều kiện cơ bản sau:
+ Kiểm soát con người;
+ Kiểm sốt phương pháp và q trình;
+ Kiểm sốt nhà cung ứng;
+ Kiểm soát trang thiết bị dùng cho sản xuất và kiểm tra, thử nghiệm;
+ Kiểm sốt thơng tin.
- Giai đoạn thứ ba: “Đảm bảo chất lượng “
Khái niệm đảm bảo chất lượng đã được phát triển lần đầu ở Mỹ từ những năm 50. Khi
đề cập đến chất lượng, hàm ý sâu xa của nó là hướng tới sự thỏa mãn khách hàng. Một
trong những nhân tố thu hút được khách hàng là “niềm tin” của khách hàng đối với
nhà sản xuất. Khách hàng luôn mong muốn tìm hiểu xem nhà sản xuất có ổn định về
mặt kinh doanh, tài chính, uy tín xã hội và có đủ độ tin cậy khơng. Các nhân tố chính
là cơ sở để tạo niềm tin cho khách hàng. Khách hàng có thể đặt niềm tin vào nhà sản
xuất một khi biết rằng họ sẽ “đảm bảo chất lượng”. Niềm tin đó dựa trên cơ sở khách
hàng biết rõ về cơ cấu tổ chức, con người, phương tiện, cách quản lý của nhà sản xuất.
Mặt khác, nhà sản xuất phải có đủ bằng chứng khách quan để chứng tỏ khả năng bảo
đảm chất lượng của mình. Các bằng chứng đó dựa trên: Sổ tay chất lượng, qui trình,
qui định kỹ thuật, đánh giá của khách hàng về tổ chức kỹ thuật, phân công người chịu
trách nhiệm về đảm bảo chất lượng, kiểm nghiệm, báo cáo kiểm tra, kiểm thử, qui định
trình độ cán bộ, hồ sơ sản phẩm…
- Giai đoạn thứ tư: “Quản lý chất lượng”

Trong quá trình hoạt động của mình, các doanh nghiệp khơng chỉ quan tâm với việc
xây dựng đảm bảo chất lượng mà cịn phải tính tốn đến hiệu quả kinh tế nhằm có
được giá thành rẻ nhất. Khái niệm quản lý chất lượng ra đời liên quan đến việc tối ưu
9


hóa các chi phí hoạt động nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Mục tiêu của quản lý chất
lượng là đề ra những chính sách thích hợp để tiết kiệm đến mức tối đa mà vẫn đảm bảo
sản phẩm và dịch vụ sản xuất ra đạt tiêu chuẩn.Quản lý chặt chẽ sẽ giảm tối đa mức tối
thiểu chi phí khơng cần thiết.
- Giai đoạn thứ năm: “Quản lý chất lượng toàn diện - TQM”
Quản lý chất lượng toàn diện là cách tiếp cận về quản lý chất lượng ở mọi công đoạn
nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chung của doanh nghiệp hay của tổ chức.
Mặc dù có nhiều quan niệm, triết lý khác nhau của nhiều tác giả, nhưng nhìn chung
mọi người đều cho rằng TQM là sự lưu tâm đến chất lượng trong tất cả các hoạt động,
là sự hiểu biết, sự cam kết, hợp tác của toàn thể thành viên trong doanh nghiệp/tổ
chức, nhất là ở các cấp lãnh đạo.
Các đặc trưng của TQM cũng như những hoạt động của nó có thể gói gọn vào 12 điều
mấu chốt dưới đây và đó cũng đồng thời là trình tự căn bản để xây dựng hệ thống
TQM:
- Nhận thức: Phải hiểu rõ những khái niệm, những nguyên tắc quản lý chung,
xác định rõ vai trị, vị trí của TQM trong doanh nghiệp.
- Cam kết: Sựcam kết của lãnh đạo, các cấp quản lý và toàn thểnhân viên trongviệc
bền bỉ theo đuổi các chương trình và mục tiêu về chất lượng, biến chúng thành cái
thiêng liêng nhất của mỗi người khi nghĩ đến công việc.
- Tổ chức:Đặt đúng người vào đúng chỗ, phân định rõ trách nhiệm của từng
người.
- Đo lường:Đánh giá vềmặt định lượng những cải tiến, hồn thiện chất lượng
cũng như những chi phí do những hoạt động không chất lượng gây ra.
- Hoạch định chất lượng: Thiết lập các mục tiêu, yêu cầu vềchất lượng, các yêucầu về

áp dụng các nhân tố của hệ thống chất lượng.
- Thiết kế chất lượng: Thiết kếcông việc, thiết kếsản phẩm và dịch vụ, là cầu
nối giữa marketing với chức năng tác nghiệp.
- Hệ thống quản lý chất lượng: Xây dựng chính sách chất lượng, các phương
pháp, thủ tục và quy trình để quản lý các quá trình hoạt động của doanh nghiệp.
- Sử dụng các phương pháp thống kê: theo dõi các quá trình và sựvận hành củahệ
thống chất lượng.
10


Sự hợp tác nhóm được hình thành từ lịng tin cậy, tự do trao đổi ý kiến và từ sự thông
hiểu của các thành viên đối với mục tiêu, kế hoạch chung của doanh nghiệp.
Đào tạo và tập huấn thường xuyên cho mọi thành viên của doanh nghiệp về nhận thức
cũng như về kỹ năng thực hiện công việc.
- Lập kế hoạch thực hiện TQM: Trên cơ sởnghiên cứu các cẩm nang áp dụngTQM,
lập kế hoạch thực hiện theo từng phần của TQM để thích nghi dần, từng bước tiếp cận
và tiến tới áp dụng toàn bộ TQM.
1.2

Quản lý chất lượng cơng trình thủy lợi

1.2.1 Khái qt về quản lý chất lượng xây dựng cơng trình
“Quản lý chất lượng cơng trình xây dựng là hoạt động quản lý của các chủ thể tham gia
các hoạt động xây dựng theo quy định của Nghị định này và pháp luật khác có liên quan
trong quá trình chuẩn bị, thực hiệnđầu tư xây dựng cơng trình và khai thác, sử dụng
cơng trình nhằm đảm bảo các yêu cầu về chất lượng và an tồn của cơng trình.”[2]
Quản lý chất lượng xây dựng cơng trình là cơng tác quan trọng xun suốt tồn bộ một
dự án, từ khâu thẩm định tư vấn thiết kế, dự toán, báo cáo kinh tế kỹ thuật, thiết kế bản
vẽ thi cơng đến khi cơng trình hồn thành và đưa vào sử dụng. Nhất là khi tốc độ xây
dựng hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật gia tăng nhanh chóng để bắt kịp với tốc độ phát

triển kinh tế - xã hội hiện nay thì việc quản lý chất lượng cơng trình bảo đảm an tồn,
mang tính bền vững càng trở lên cấp thiết. Vì thế, thời gian qua, Sở Xây dựng đã phối
hợp cùng các ban, ngành chỉ đạo các phịng chun mơn tăng cường kiểm sốt về chất
lượng xây dựng cơng trình tồn diện, đầy đủ trên mọi lĩnh vực quản lý.
Trong những năm gần đây, khi đất nước đang tiến đến cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa,
bộ mặt của đất nước thay đổi cùng với sự xuất hiện của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực
kinh tế. Do vậy, nhiều cơng trình xây dựng cơng nghiệp và dân dụng mọc lên để đáp
ứng nhu cầu cạnh tranh và phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của cả nền cơng
nghiệp nói chung. Để xây dựng một cơng trình có chất lượng tốt nhất, chủ doanh
nghiệp phải là người có khả năng giám sát, kiểm định quản lý chất lượng cơng trình
một cách hiệu quả nhất.
Một cơng trình xây dựng thường có nhiều gói thầu, nhiều hạng mục khác nhau và
trách nhiệm của người quản lý cơng trình xây dựng đó là phải đảm bảo đúng tiến độ
11


cơng trình, sự kết hợp, điều hịa giữa các hạng mục được hiệu quả. Chất lượng của
cơng trình xây dựng phải được hình thành từ chất lượng làm việc của nhân sự, của các
nguyên vật liệu, cấu kiện, chất lượng của các công việc xây dựng riêng lẻ, của các
hạng mục, bộ phận.
1.2.2 Vai trò và các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác quản lý chất lượng cơng trình
xây dựng
1.2.2.1Vai trị của cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng
Mỗi sản phẩm xây dựng đều cấu thành bởi rất nhiều các thuộc tính có giá trị sử dụng
khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của con người. Các thuộc tính này phản ánh mức độ
chất lượng đạt được của sản phẩm đó. Mỗi thuộc tính chất lượng của sản phẩm xây
dựng thể hiện thông qua một tập hợp các thông số kinh tế - kỹ thuật phản ánh khả năng
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.Đối với những nhóm sản phẩm khác nhau,
những yêu cầu về các thuộc tính chất lượng cũng khác nhau. Tuy nhiên, những thuộc
tính chung nhất phản ánh chất lượng xây dựng gồm:

- Các thuộc tính kỹthuật: Nhóm thuộc tính này phản ánh công dụng, chức năng của
chất lượng xây dựng, được qui định bởi các chỉ tiêu kết cấu , thành phần cấu tạo và
đặc tính về cơ, lý, hóa của vật liệu xử dụng. Các yếu tố này được thiết kế theo những
tổ hợp khác nhau đảm bảo độ bền lâu và hiệu quả sử dụng sản phẩm xây dựng.
- Các yếu tố thẩm mỹ: Nhóm thuộc tính này phản ánh đặc trưng vềsựtruyềncảm, sự
hợp lý về hình thức, dáng vẻ, kết cấu, kích thước, sự hồn thiện, tính cân đối, màu sắc,
trang trí, tính hiện đại.
- Tuổi thọ cơng trình: Đây là yếu tố đặc trưng cho chất lượng xây dựng giữđược khả
năng làm việc bình thường theo đúng tiêu chuẩn thiết kế trong một thời gian nhất định
trên cơ sở bảo đảm đúng các yêu cầu về mục đích, điều kiện sử dụng và chế
độ bảo dưỡng qui định. Tuổi thọ là một yếu tố quan trọng trong quyết định lựa chọn
của người tiêu dùng.
- Độ tin cậy :Độtin cậy được coi là một trong những yếu tốquan trọng nhấtphản ánh
chất lượng xây dựng và đảm bảo cho doanh nghiệp có khả năng duy trì và
phát triển thị trường của mình.

12


- Độ an toàn: Những chỉtiêu an toàn trong sửdụng, vận hành , an toàn đối vớisức khoẻ
người tiêu dùng và môi trường là yếu tố tất yếu, bắt buộc phải có đối với chất
lượng xây dựng.
- Mức độ gây ô nhiễm: Cũng giống như độan toàn, mức độgây ô nhiễm đượccoi là một
yêu cầu bắt buộc phải tuân thủ đối với chất lượng xây dựng.
- Tính tiện dụng: Phản ánh những địi hỏi vềtính sẵn có, tính dễvận chuyển,bảo quản,
dễ sử dụng và khả năng thay thế khi có những bộ phận bị hỏng.
- Tính kinh tế: Đây là yếu tốrất quan trọng đối với chất lượng xây dựng, khi sửdụng có
tiêu hao nguyên liệu, năng lượng. Tiết kiệm nguyên liệu, năng lượng trong xâydựng và
sử dụng trở thành một trong những yếu tố quan trọng phản ánh chất lượng xây dựng và
khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Do vậy,cùng với cơng tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng thì cơng tác Quản lý chất
lượng cơng trình xây dựng cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng trong việc quản lý đầu
tư xây dựng cơ bản. Nếu chúng ta thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng xây dựng
cơng trình sẽ giảm thiểu tối đa những lãng phí, thất thốt trong q trình xây dựng và
làm tăng tuổi thọ cơng trình, tăng hiệu quả vốn đầu tư xây dựng cơng trình.
1.2.2.2Mục đích quản lý chất lượng cơng trình xây dựng
- Đối với nhà thầu, quản lý tốt chất lượng cơng trình xây dựng sẽ giúp tiết kiệm chi phí
nguyên vật liệu, sử dụng nguyên vật liệu một cách hiệu quả, góp phần làm tăng năng
suất lao động của nhân công.
- Đối với chủ đầu tư, việc quản lý tốt chất lượng một cơng trình xây dựng sẽ thỏa mãn
được yêu cầu và nhu cầu của họ. Từ việc quản lý chất lượng cơng trình tốt, chủ đầu tư
có thể tiến hành những hoạt động khác sau xây dựng đúng kế hoạch.
- Chất lượng cơng trình xây dựng đảm bảo thì khi vận hành cơng trình đó vào những
mục đích nhất định được hiệu quả hơn. Ví dụ, đảm bảo được chất lượng cơng trình thi
cơng cầu cống tốt thì khi khi đi vào vận hành, nó sẽ đáp ứng được nhu cầu của con
người một cách hiệu quả và an tồn hơn [3].
1.2.2.3Khó khăn trong quản lý chất lượng cơng trình
Số lượng nhân cơng lớn, chủ thầu xây dựng khó đảm bảo được chất lượng làm việc
của mỗi người, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tổng thể của cơng trình.
13


Có nhiều bộ phận, loại nguyên vật liệu khác nhau, chủ thầu xây dựng không quản lý
được hết chất lượng của từng loại, dễ gây ra tình trạng hao hụt, mất mát, sử dụng phải
những nguyên vật kiệu kém chất lượng.
Chất lượng cấu kiện (máy móc, thiết bị xây dựng) vẫn ln là vấn đề nan giải. Nhà
thầu khó có thể nắm hết được chất lượng, hiệu quả vận hành của mỗi một thiết bị máy
móc trong một tổng thể nhiều loại hình, mẫu mã cấu kiện trên thị trường. Mặt khác,
chất lượng cấu kiện lại có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của cơng trình xây dựng,
máy móc hỏng thì hiệu quả lao động của cơng nhân sẽ rất kém, chất lượng thi cơng

của cơng trình cũng giảm sút đi.
Trong một cơng trình xây dựng thường có nhiều hạng mục, bộ phận khác nhau. Những
hạng mục đó có thể khơng có chung tính chất và nhà thầu rất khó có thể giám sát một
cách tổng quát từng hạng mục một. Dẫn đến quá trình vận hành, xây dựng của mỗi bộ
phận nhỏ trong tổng thể cơng trình lớn khó được điều hành linh hoạt.[3]
1.2.2.4Vai trị của nhà thầu và chủ đầu tư trong quản lý chất lượng công trình xây
dựng
 Đối với nhà thầu:
Quản lý được năng suất làm việc của các đội nhân công trong các lĩnh vực nhất định:
về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, chất lượng cơng việc, tiến độ cơng việc,…
để có phương pháp phân bổ nhân lực đúng đắn, phù hợp với chất lượng của mỗi cơng
việc.
Kiểm sốt được chất lượng của các loại nguyên vật liệu qua hợp đồng mua bán, giá cả
và chất lượng của mỗi loại nguyên vật liệu nhất định. Từ đó có sự đối sánh với chất
lượng thực tế của nguyên vật liệu trong quá trình thi công, đưa ra những cách giải
quyết hợp lý trong việc sử dụng nguyên vật liệu chất lượng cao.
Quản lý chi tiết định mức số lượng và chất lượng từng loại vật liệu cần thiết để sử
dụng trong từng hạng mục, từng bộ phận của cơng trình xây dựng. Ví dụ: trong kho
vật liệu có 100 bao cát, mỗi bao 10 cân, khi xuất khỏi kho 20 bao và 3 cân, phần mềm
quản lý có thể lưu lại số bao cát còn trong kho là 79 bao và 7 cân cát.
Kiểm sốt được chất lượng của từng loại máy móc qua hợp đồng mua bán được tổng
hợp đầy đủ và cụ thể; kiểm định khả năng làm việc của nó trong thực tế để có định
hướng sử dụng các loại máy móc, thiết bị phù hợp hơn trong q trình thi công.
14


Kiểm soát bao quát tất cả các hạng mục, lĩnh vực qua các danh mục cụ thể.
 Đối với chủ đầu tư:
Kiểm sốt được chất lượng, tiến độ của cơng trình do mình đầu tư qua các báo cáo,
hợp đồng xây dựng của nhà thầu.

Nắm rõ được chất lượng của cơng trình xây dựng sẽ giúp chủ đầu tư sử dụng đồng vốn
của mình hợp lý. Giữa chủ đầu tư với nhà thầu có sự hiểu biết, kiểm sốt, tạo ra lịng
tin lẫn nhau, góp phần hợp tác lâu dài.
1.2.2.5Các phương thức quản lý chất lượng cơng trình xây dựng
Cơng tác quản lý chất lượng trong xây dựng được thực hiện với xương sống là Luật
xây dựng mà mới nhất là Luật xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội thông qua
tại kỳ họp thứ 7 ngày 18/6/2014. Đê nâng cao cơng tác trong q trình quản lý dự án
các cơng trình hiện tại chúng ta đang áp dụng các phương pháp sau [4]:
- Kiểm soát chất lượng (Quality Control) với mục tiêu ngăn ngừa việc tạo ra, sản xuất
ra các sản phẩm khuyết tật. Để là được điều này phải kiểm soát các yếu tố như con
người, biện pháp sản xuất tạo ra sản phẩm (như dây chuyền công nghệ,…), các đầu
vào (như nguyên liệu…), công cụ sản xuất (như trang thiết bị công nghệ…) và
các yếu tố môi trường (như điểm điểm sản xuất…).
- Kiểm tra chất lượng (Quality Inspection) với mục tiêu để sàng lọc các sản phẩm
không phù hợp, không đáp ứng yêu cầu, chất lượng kém ra khỏi các sản phẩm phù
hợp, đáp ứng yêu cầu, có chất lượng tốt. Mục đích là chỉ có sản phẩm đảm bảo yêu cầu
đến tay khách hàng.
- Kiểm soát chất lượng toàn diện (Total quality Control) với mục tiêu kiểm sốt tất cả
các q trình tác động đến chất lượng kể cả quá trình xảy ra trước và sau quá trình sản
xuất sản phẩm như khảo sát thị trường, nghiên cứu, lập kế hoạch, phát triển thiết kế và
mua hàng, lưu kho, vận chuyển, phân phối bán hàng và dịch vụ sau bán hàng.
- Quản lý chất lượng toàn diện (Total Quality Management) với mục tiêu là cải tiến
chất lượng sản phẩm, thỏa mãn khách hàng ở mức độ tốt nhất có thể. Phương pháp này
cung cấp một hệ thống toàn diện cho hoạt động quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có
liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của tất cả các cấp, của mọi người
nhằm đạt mục tiêu chất lượng đề ra.

15



×