Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Đánh giá công nghệ sản xuất giấy vệ sinh nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 92 trang )

Bộ giáo dục đào tạo
Trường đại học bách khoa hà nội
----------------------

Luận văn THạC Sỹ KHOA HọC

đánh giá công nghệ sản xuất giấy vệ sinh
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Vũ viƯt hµ

Hµ néi 11/2006


Bộ giáo dục đào tạo
Trường đại học bách khoa hà nội
----------------------

Luận văn thạc sỹ khoA HọC

đánh giá công nghệ sản xuất giấy vệ sinh
nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường
Ngành: kỹ thuật môi trường
MÃ số: 60.85.06

Vũ việt hà

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Đặng Kim Chi

Hà nội 11/2006



Mục lục
Mở đầu
Chương 1
Phương pháp luận đánh giá công nghệ môi trường

1.1 Khái quát chung về đánh giá công nghệ môi trường

1
1

1.1.1 Định nghĩa

1

1.1.2 Đối tượng áp dụng

1

1.1.3 Tính chất và đặc điểm

2

1.1.4 Mục đích của đánh giá công nghệ môi trường

3

1.1.5 Quan hệ giữa EnTA và các công cụ đánh giá quản lý
môi trường khác
1.2 Trình tự đánh giá công nghệ môi trường


3
6

1.2.1 Chuẩn bị đánh giá công nghệ môi trường

8

1.2.2 Mô tả công nghệ

8

1.2.3 Xác định các tác động môi trường

10

1.2.4 Đánh giá lựa chọn các công nghệ

11

1.2.5 Kết luận và kiến nghị

12

1.2.6 Hoàn thiện đánh giá công nghệ môi trường

12

1.3 Nhận xét
Chương 2

Công nghệ sản xuất giấy vệ sinh

2.1 Tổng quan về công nghiệp sản xuất giấy vệ sinh
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của quá trình sản xuất
giấy vệ sinh
2.1.2 Những đặc điểm của Giấy vệ sinh, tình hình sử dụng và
sản xuất trên thế giới trong giai đoạn hiện nay
2.1.3 Tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ giấy vệ sinh
tại Việt Nam
2.2. Công nghệ sản xuất giấy vệ sinh tại Việt Nam hiÖn nay

13
14
14
14
16
22
23


2.2.1. Công nghệ sản xuất giấy vệ sinh từ nguyên liệu bột
giấy
2.2.2. Công nghệ sản xuất giấy vệ sinh từ nguyên liệu giấy
loại
2.3. Vấn đề môi trường trong sản xuất giấy vệ sinh tại Việt
Nam

25
30
37


2.3.1. Môi trường không khí

37

2.3.2. Nước thải

38

2.3.3. Chất thải rắn

39

2.3.4. Các dạng ô nhiễm khác

39

2.4. Nhận xét và đánh giá
Chương 3
Phân tích đánh giá quan hệ công nghệ chất thải

3.1 Đánh giá lựa chọn về kỹ thuật

40
41
41

3.1.1 Phân tích lựa chọn nguyên liệu

42


3.1.2 Phân tích đánh giá so sánh thiết bị

46

3.1.3 Đánh giá so sánh định mức năng lượng nguyên liệu
3.2 Đánh giá lựa chọn về kinh tế

64

3.2.1 Đánh giá về nhu cầu nhân lực

64

3.2.2 Phân tích hiệu quả kinh tế

65

3.3 Đánh giá so sánh các tác động môi trường

67

3.3.1 Xác định các dòng thải

67

3.3.2. Định lượng chất thải

68


3.3.3 Phân tích quan hệ công nghệ - chất thải

70

3.4 Đánh giá về khả năng cung cấp và đáp ứng của công nghệ

77

3.5 Kết luận

78

Kết luận

79

Tài liệu tham kh¶o


Danh mục các bảng biểu

Bảng 1.1

So sánh giữa EnTA và các công cụ đánh giá quản lý môi

Trang

4

trường khác

Bảng 2.1

Cơ cấu và giá thành sản xuất các loại giấy vệ sinh tại Bắc Mỹ

19

Bảng 2.2

Cơ cấu và giá thành sản xuất các loại giấy vệ sinh tại Châu

19

Âu
Bảng 2.3

Dự báo mức tiêu thụ giấy vệ sinh trong một số năm gần đây

21

của Trung quốc
Bảng 2.4

Tiêu chuẩn chất lượng giấy vệ sinh tại Việt Nam

36

Bảng 3.1

Lựa chọn nguyên liệu sản xuất giấy vệ sinh


45

Bảng 3.2

So sánh số lượng thiết bị của hai dây chuyền công nghệ

62

Bảng 3.3

So sánh định mức tiêu hao nguyên liệu giữa VP và WP

63

Bảng 3.4

Yêu cầu về nhân lực của các dây chuyền công nghệ

64

Bảng 3.5

Tính giá thành sản xuất giấy Vệ sinh

66

Bảng 3.6

Nhận dạng các loại chất thải phát sinh


68

Bảng 3.7

Các nguồn thải và lượng chất thải của công nghệ VP

69

Bảng 3.8

Các nguồn thải và lượng chất thải của công nghệ WP

69

Bảng 3.9

Bảng so sánh nước thải của hai công nghệ VP và WP

70

trước và sau xử lý với tiêu chuẩn Việt Nam
Bảng 3.10

So sánh các dạng chất thải của công nghệ đề xuất

75

Bảng 3.11

So sánh các tác động môi trường của công nghệ đề xuất


76

Bảng 3.12

Đánh giá về khả năng cung cấp công nghệ

77


Danh mục các hình

Trang

Hình 1.1

Các thành phần của hệ thống công nghệ có ảnh hưởng tới MT

7

Hình 1.2

Các bước đánh giá công nghệ môi trường

7

Hình 3. 1

Máy nghiền thuỷ lực


46

Hình 3. 2

Lọc cát nồng độ cao

47

Hình 3.3

Sàng hai tác dụng

48

Hình 3.4

Thiết bị cô đặc lưới nghiêng

49

Hình 3.5

Bể tẩy bột

49

Hình 3.6

Máy nghiền đĩa


50

Hình 3.7

Dàn lọc cát nồng độ thấp

51

Hình 3.8

Máy xeo

51

Hình 3.9

Máy cuộn quả

53

Hình 3.10

Máy cắt thành sản phẩm

53

Hình 3.11

Máy nghiền thuỷ lực


54

Hình 3.12

Máy sàng rung

55

Hình 3.13

Thiết bị khử mực dạng tuyển nổi

57

Hình 3.14

Thiết bị cô đặc lưới nghiêng

57

Hình 3.15

Máy nghiền trộn Dispersion

58

Hình 3.16

Máy sàng tinh kiểu ly tâm


60

Hình 3.17

Máy cuộn quả chế tạo tại TQ

61

Hình 3.18

Sơ đồ quan hệ công nghƯ chÊt th¶i

72


Lời cảm ơn

Sau quá trình học tập , nghiên cứu, tôi được giao nhận thực hiện luận văn
thạc sỹ khoa học với đề tài:
Đánh giá công nghệ sản xuất giấy vệ sinh nhằm giảm thiểu ô nhiễm
môi trường
để đánh giá và kết thúc khoá đào tạo Cao học Kỹ thuật môi trường tại Trường
Đại học Bách khoa Hà nội.
Trước tiên, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với cô giáo
hướng dẫn GS.TS Đặng Kim Chi đà trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi
trong toàn bộ thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô, các đồng nghiệp đà tạo
mọi điều kiện để giúp tôi hoàn thành luận văn này.

Hà nội, ngày


tháng

Học viên thực hiện

Vũ Việt Hà

năm 2006


Mục lục
Mở đầu
Chương 1
Phương pháp luận đánh giá công nghệ môi trường

1.1 Khái quát chung về đánh giá công nghệ môi trường

1
1

1.1.1 Định nghĩa

1

1.1.2 Đối tượng áp dụng

1

1.1.3 Tính chất và đặc điểm


2

1.1.4 Mục đích của đánh giá công nghệ môi trường

3

1.1.5 Quan hệ giữa EnTA và các công cụ đánh giá quản lý môi
trường khác
1.2 Trình tự đánh giá công nghệ môi trường

3
6

1.2.1 Chuẩn bị đánh giá công nghệ môi trường

8

1.2.2 Mô tả công nghệ

8

1.2.3 Xác định các tác động môi trường

10

1.2.4 Đánh giá lựa chọn các công nghệ

11

1.2.5 Kết luận và kiến nghị


12

1.2.6 Hoàn thiện đánh giá công nghệ môi trường

12

1.3 Nhận xét
Chương 2
Công nghệ sản xuất giấy vệ sinh

2.1 Tổng quan về công nghiệp sản xuất giấy vệ sinh
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của quá trình sản xuất
giấy vệ sinh
2.1.2 Những đặc điểm của Giấy vệ sinh, tình hình sử dụng và
sản xuất trên thế giới trong giai đoạn hiện nay
2.1.3 Tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ giấy vệ sinh tại

13
14
14
14
16
22


Việt Nam
2.2. Công nghệ sản xuất giấy vệ sinh tại Việt Nam hiện nay

23


2.2.1. Công nghệ sản xuất giấy vệ sinh từ nguyên liệu bột giấy

25

2.2.2. Công nghệ sản xuất giấy vệ sinh từ nguyên liệu giấy loại

30

2.3. Vấn đề môi trường trong sản xuất giấy vệ sinh tại Việt Nam

37

2.3.1. Môi trường không khí

37

2.3.2. Nước thải

38

2.3.3. Chất thải rắn

39

2.3.4. Các dạng ô nhiễm khác

39

2.4. Nhận xét và đánh giá

Chương 3
Phân tích đánh giá quan hệ công nghệ chất thải

3.1 Đánh giá lựa chọn về kỹ thuật

40
41
41

3.1.1 Phân tích lựa chọn nguyên liệu

42

3.1.2 Phân tích đánh giá so sánh thiết bị

46

3.1.3 Đánh giá so sánh định mức năng lượng nguyên liệu
3.2 Đánh giá lựa chọn về kinh tế

64

3.2.1 Đánh giá về nhu cầu nhân lực

64

3.2.2 Phân tích hiệu quả kinh tế

65


3.3 Đánh giá so sánh các tác động môi trường

67

3.3.1 Xác định các dòng thải

67

3.3.2. Định lượng chất thải

68

3.3.3 Phân tích quan hệ công nghệ - chất thải

70

3.4 Đánh giá về khả năng cung cấp và đáp ứng của công nghệ

77

3.5 Kết luận

78

Kết luận

79

Tài liệu tham khảo



Mở đầu
Thế kỷ 20 đà sản sinh ra một thời đại công nghệ sôi động nhất từ trước đến nay.
Sự tăng trưởng kinh tế như vũ bÃo cùng những tiến bộ vượt bậc trong công nghiệp
đà đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của con người. Bên mặt những tích cực
đạt được, ngày nay, con người phải đối mặt những thách thức lớn về vấn đề môi
trường hiện tại và trong tương lai.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, những hiểu biết của con người về
môi trường ngày càng được hoàn thiện. Trong những năm gần đây, vấn đề bảo vệ
môi trường được nhiều Quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm trong xu thế tiến
tới quá trình phát triển bền vững. Rất nhiều lĩnh vực liên quan đến môi trường đÃ
được nghiên cứu, trong đó có vấn đề tìm ra những phương pháp đánh giá nhằm
giải quyết được hai mặt công nghệ và môi trường.
Việc đánh giá Công nghệ- Môi trường được xem như một công cụ hữu hiệu hỗ
trợ phát triển, được sử dụng nhằm các mục đích:
Thứ nhất: Việc đánh giá công nghệ- môi trường cho phép xác định được hiện
trạng khi sử dụng công nghệ đó, từ đó xác định được lộ trình công nghệ phù hợp
đảm bảo về cả công nghệ đồng thời giải quyết được vấn đề môi trường một cách
tối ưu nhất, để giành được lợi thế cạnh tranh.
Thứ hai: Đánh giá công nghệ- môi trường đối với một công nghệ đang sử dụng
cho phép đưa ra những cải tiến hợp lý, nâng cao năng suất, đảm bảo an toàn lao
động, làm cho quá trình sản xuất bền vững hơn, hiệu quả hơn.
Thực hiện hai mục đích trên, quy trình đánh giá công nghệ môi trường thực hiện
cụ thể một số giải pháp tập trung vào việc giảm thiểu chất thải tại nguồn thông
qua việc phân tích, đánh giá các nội dung, cải tiến thiết bị và thay đổi công
nghệ Việc thực hiện đánh giá công nghệ môi trường thường được tiến hành đối


với một đối tượng cụ thể, đó có thể là một chủng loại sản phẩm, một loại hình
công nghệ hay có thể là một cơ sở sản xuất cụ thể.

Sản xuất giấy vệ sinh là một lĩnh vực đang được chú ý đầu tư và phát triển ở Việt
Nam trong những năm gần đây. Sản xuất giấy vệ sinh cũng đà góp phần giúp
ngành công nghiệp giấy và bột giấy cđa ViƯt Nam trë thµnh mét ngµnh quan
träng trong lÜnh vực sản xuất hàng tiêu dùng, là một trong những ngành mũi nhọn
góp phần xoá đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế xÃ
hội vùng sâu vùng xa.
Bên cạnh những nhân tố tích cực mà ngành sản xuất giấy vệ sinh mang lại thì vấn
đề ô nhiễm môi trường do sản xuất cũng rất đáng quan tâm. Việc sử dụng nguồn
nguyên liệu đầu vào của công nghệ sản xuất giấy vệ sinh ở nước ta là từ bột giấy
hoặc giấy loại sẽ cho những tác động của quá trình sản xuất giấy vệ sinh đến môi
trường là khác nhau.
Nhiệm vụ chính của bản Luận văn Thạc sỹ này là Đánh giá quan hệ công nghệ và
môi trường và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho công nghệ
sản xuất giấy vệ sinh
Mục tiêu nghiên cứu
ã Xây dựng phương pháp luận đánh giá công nghệ môi trường, áp dụng
thực tế cho điều kiện ở một số ngành công nghiệp tại Việt Nam.
ã Đánh giá công nghệ sản xuất giấy vệ sinh và trên cơ sở đó xác định các
tác động môi trường do công nghệ sản xuất gây ra.
ã Phân tích đánh giá quan hệ công nghệ và chất thải của các loại hình công
nghệ sản xuất giấy và bột giấy.
ã Phân tích, đánh giá và đề xuất các biện pháp giảm thiểu ô nhiểm môi
trường và sản xuất sạch hơn đồng thời xem xét cơ hội áp dụng các biện pháp này.


Luận văn thạc sỹ khoa học

Vũ Việt Hà
Chương 1


Phương pháp luận đánh giá
công nghệ môI trường
1.1 Khái quát chung về đánh giá công nghệ môi trường (EnTA)

1.1.1. Định nghĩa

Đánh giá công nghệ môi trường (Environmental Technology Asessment
EnTA) là một quá trình bao gồm việc phân tích sự phát triển của công nghệ và
hệ quả của nó, xác định các thuộc tính của công nghệ nhằm tập trung vào
quan hệ của nó với môi trường, thực hiện sự phát triển bền vững trên cơ sở
phát triển kinh tế - văn hoá - xà hội.
Đánh giá công nghệ môi trường giúp vạch định chính sách, kế hoạch, ra
quyết định cho chính phủ, các tổ chức, cá nhân, các uỷ ban cũng như các nhà
đầu tư tiến tới thống nhất một loại hình công nghệ có vai trò ngăn ngừa và
giảm thiểu ô nhiễm môi trường đồng thời đảm bảo phát triển về mặt kinh tế.
1.1.2. Đối tượng áp dụng
Đánh giá công nghệ môi trường được áp dụng đối với các đối tượng sau:
Người ra quyết định và các nhà quản lý công nghiệp: Thực hiện các hành
động bảo vệ môi trường trên một phạm vi rộng hơn nhằm tuân thủ pháp luật
và tránh được các chi phí không cần thiết.
Người lập kế hoạch phát triển và các quan chức chính phủ: Nhằm chắc chắn
rằng những tác động của việc phát triển công nghệ là cơ bản và thuận lợi nhÊt.
C¸c ủ ban, c¸c tỉ chøc phi chÝnh phđ: Nh»m chắc chắn rằng quyền lợi và
trách nhiệm của các cá nhân và tập thể khi áp dụng công nghệ mới.
Tất cả các cá nhân và các tổ chức với cam kết về phát triển bền vững: Nhằm
chắc chắn rằng các tác động môi trường là nhỏ nhất khi công nghệ mới được
Lớp Cao học Kỹ thuật Môi trường 2004 - 2006

1



Luận văn thạc sỹ khoa học

Vũ Việt Hà

thông qua và áp dụng.
1.1.3. Tính chất và đặc điểm

a. Tính chất:
Đánh giá công nghệ môi trường là một công cụ chất lượng cao nhằm giảm
thiểu các chi tiết kỹ thuật một cách kinh tế. Công cụ này sẽ đơn giản hoá mối
quan hệ tương hỗ giữa công nghệ và môi trường và kết quả của mối quan hệ
đó.
Tính chặt chẽ cao được thể hiện trong đánh giá công nghệ môi trường thông
qua việc xem xét đồng thời các điều kiện và yêu cầu của các quá trình kinh tế
kỹ thuật, môi trường. Do đó, đánh giá công nghệ môi trường cũng là một yếu
tố giao tiếp nhằm đạt tới sự nhất trí trong việc ra quyết định giữa chủ đầu tư và
người thiết kế.
Đánh giá công nghệ môi trường quan tâm đến việc ngăn ngừa ô nhiễm và các
vấn đề môi trường hơn là giải quyết và khắc phục chúng (giảm thiểu tại
nguồn). Hơn thế nữa, đánh giá công nghệ môi trường xem xét ảnh hưởng môi
trường của toàn bộ hệ thống công nghệ bao gồm cả việc sử dụng tài nguyên,
nguyên liệu, chất thải trong toàn bộ vòng đời sản phẩm.
b. Đặc điểm:
Đánh giá công nghệ môi trường là công cụ quản lý môi trường tiên phong
mang tính tự nguyện không phải là công cụ pháp luật bắt buộc.
Đánh giá công nghệ môi trường sẽ tiến hành tập trung vào công nghệ, tập
trung vào cấp độ xí nghiệp, cơ sở sản xuất hơn là chính sách quốc gia và được
thiết kế theo hướng ngăn ngừa, giảm thiểu và thay thế;
Đánh giá công nghệ môi trường được thực hiên một cách đơn giản hoá - linh

hoạt và chất lượng cao với mục đích hướng tới lợi ích của các chủ đầu tư. Do
vậy, đánh giá công nghệ môi trường còn là một công cụ hiệu quả - được sử
Lớp Cao học Kỹ thuËt M«i tr­êng 2004 - 2006

2


Luận văn thạc sỹ khoa học

Vũ Việt Hà

dụng nhiều trong giai đoạn đầu từ khi hình thành ý tưởng cho dự án, còn sau
khi đà triển khai dự án nó thích hợp với việc xác định các tác động môi
trường.
Đánh giá công nghệ môi trường thể hiện tính chất tổng hợp và toàn diện
chú ý đến toàn bộ chu kỳ vòng đời sản phẩm và việc triển khai trên phạm vi
rộng của hệ thống công nghệ.
1.1.4 Mục đích của đánh giá công nghệ môi trường

Đánh giá công nghệ môi trường được tiến hành nhằm mô tả công nghệ được
xem xét, đề xuất những lựa chọn thay thế có giá trị, mô tả các tác động môi
trường (an toàn, sức khoẻ, ô nhiễm môi trường tự nhiên, xà hội.) do công
nghệ sản xuất gây ra. Từ đó, đưa ra các kết quả về công nghệ, kỹ thuật phù
hợp và thân thiện với môi trường nhưng vẫn đảm bảo khả năng kinh tế.
1.1.5. Quan hệ giữa EnTA và các công cụ đánh giá quản lý môi trường khác

Đánh giá công nghệ môi trường không đề cập đến việc thay thế các công cụ
khác đà được sử dụng trước đây như: đánh giá tác động môi trường (EIA);
đánh giá rủi ro môi trường (EnRA); đánh giá chu kỳ sống (LCA) mà nó tập
trung vào việc xác định và ước tính các tác động trức tiếp và gián tiếp đến môi

trường, so sánh và kiểm tra chúng gắn liền với quá trình công nghệ theo suốt
chu kỳ sống của sản phẩm.
Đánh giá công nghệ - môi trường có thể hỗ trợ các công cụ khác, giúp xác
định mục tiêu đánh giá trước mắt và từ đó hướng tới sự hiểu biết hơn về ảnh
hưởng của công nghệ đến môi trường. Mặt khác, đánh giá công nghệ - môi
trường cung cấp một công cụ hiệu quả để xác định các thuộc tính đặc biệt của
công nghệ. Nó mô tả rõ ràng việc ứng dụng một cách hiệu quả các bước của
quá trình sản xuất sạch hơn (chẳng hạn như ngăn ngừa ô nhiễm và giảm thiểu
sử dụng độc chất) và của các công cụ khác như phân tích chi phí lợi ích hay
đánh giá tác động xà hội.
Lớp Cao học Kỹ thuật Môi trường 2004 - 2006

3


Luận văn thạc sỹ khoa học

Vũ Việt Hà

Bảng 1.1: So sánh giữa EnTA và các công cụ đánh giá quản lý môi trường khác
Đánh giá
công nghệ
môi trường
(EnTA)

Đánh giá tác
động môi
trường (EIA)

Đánh giá

rủi ro môi
trường
(EnRA)

Đánh giá

Sản xuất sạch

chu kỳ sống

hơn

(LCA)

(CP)

Đánh giá ứng

Xác định các

Xác định các Xác định

Xác định các

dụng của

tác động môi

nguy cơ rủi


phạm vi môi

ảnh hưởng môi

công nghệ và

trường của

ro môi

trường gắn

trường từ quá

định hướng

một dự án,

trường và

liền với sản

trình sản xuất,

lựa chọn công

chính sách, kế sức khoẻ

phẩm, quá


áp dụng các

nghệ. Xây

hoạch, hành

cộng đồng.

trình hoạt

giải pháp phòng

Mục

dựng mô hình

động phát

Ước tính và

động của sản ngừa ô nhiễm

đích

công nghệ

triển, cung

so sánh hậu


phẩm theo

tại nguồn một

than thiện với

cấp cơ sở để

quả môi

suốt chu kỳ

cách tổng hợp,

môi trường

ra quyết định

trường khi

sống của nó

sử dụng hiệu

và các định

xảy ra rủi ro,

quả nguyên


hướng giảm

đề xuất các

liệu, năng

thiểu tác động giải pháp

lượng

môi trường

ngăn ngừa.

Chỉ ra được

Xác định các

Đánh giá rủi

Chỉ ra được

Xác định nguồn

ảnh hưởng

tác động đến

ro đến môi


ảnh hưởng

gốc phát sinh

đến sức khoẻ,

tài nguyên

trường và

đến an toàn

chất thải, ảnh

an toàn của

thiên nhiên,

sức khoẻ

và sức khoẻ

hưởng của nó

con người,

hệ sinh thái

cộng


cộng đồng,

đến sức khoẻ

ảnh hưởng

và sức khoẻ

đồng,nguy

ảnh hưởng

cộng đồng, đến

con người

cơ và xác

đến tài

môi trường và

nguyên thiên

xuất xảy ra

nguyên thiên các giải pháp

nhiên và hệ


rủi ro, phạm

nhiên và các

sinh thái, chi

vi ảnh hưởng hệ sinh thái

nguồn. Sử dụng

phí công nghệ

và giải pháp

hiệu quả

và lợi nhuận

ngăn ngừa

nguyên liệu,

Phạm vi đến tài

tài chính

Lớp Cao học Kỹ thuật Môi trường 2004 - 2006

khắc phục tại


năng lượng

4


Luận văn thạc sỹ khoa học
Người đề
Người
khởi
xướng

Những người

Vũ Việt Hà
Người khëi

Ng­êi khëi

Chđ doanh

x­íng ra c«ng th«ng qua lt x­íng dù ¸n, x­íng dù ¸n, nghiƯp, c¸c nhµ
nghƯ, c¸c nhµ

ph¸p, c¸c nhà

các nhà đầu

các nhà đầu

đầu tư, quản lý


đầu tư

quản lý,

tư có liên



dự án

hoạch định

quan

chính sách

Phương
pháp
tiếp cận

Có hệ thống,

Tuân thủ theo

Xác định các Kiểm soát

Tiếp cận theo

so sánh một


yêu cầu của

nguy hại,

hệ thống, phân

cách toàn

luật pháp. Bao đánh giá liều của nguyên

tích đánh giá

diện các hậu

gồm việc xác

lượng và

liệu năng

các công đoạn

quả môi

định các tác

mức độ cũng

lượng, sản


sản xuất. Đề

trường và kết

động, giảm

như các

phẩm và

xuất, lựa chọn

quả của tác

thiểu tác động thuộc tính

chất thải.

và phát triển

động.

và quan trắc,

chu kỳ sống

của rủi ro.

các cơ hội sản


tư vấn.

xuất nhằm giảm
thiểu chất thải,
ngăn ngừa ô
nhiễm

áp dụng

áp dụng

Tại mọi thời

Tại mọi thời

Tại mọi thời

trong giai

trong giai

điểm khi cần

điểm khi cần

điểm khi cần

Thời


đoạn tiền đầu

đoạn ra quyết

thiết hay có

thiết.

thiết hay có

gian

tư, trước khi
phát triển dự

định thực hiện người khởi
xướng.
hoặc không

án.

thực hiện.

Không bắt

Bắt buộc theo

Không bắt

Không bắt


Không bắt buộc

buộc

yêu cầu của

buộc có

buộc

thường sử

thường dùng

luật bảo vệ

thể sử dụng

thường sử

dụng cho quá

để lựa chọn

môi trường.

để đưa ra kết

dụng cho


trình sản xuất

luận khi có

quá trình sản

và tiêu thụ và

yêu cầu của

xuất và tiêu

dịch vụ

luật pháp.

thụ.

Tuân
thủ
pháp
luật

công nghƯ.

Líp Cao häc Kü tht M«i tr­êng 2004 - 2006

ng­êi khëi
x­íng.


5


Luận văn thạc sỹ khoa học

Vũ Việt Hà

1.2 Trình tự thực hiện đánh giá công nghệ môi trường

Công nghệ không tồn tại một cách riêng biệt mà nó bị tác động bởi quan hệ
với môi trường xung quanh. Ngược lại, công nghệ cũng có những tác động
nhất định đến môi trường xung quanh. EnTA là một công cụ nhằm xác định
một cách hệ thống mối quan hệ nhân quả giữa công nghệ và môi trường thông
qua các tiêu chí như sử dụng tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, sức
khoẻ cộng đồng Trình tự thực hiện đánh giá công nghệ môi trường được mô
tả bằng cụm từ DICE là từ viết tắt chữ cái đầu của các hành động sau:
- Describe: Mô tả công nghệ được đề xuất, các giải pháp giảm thiểu,
ngăn ngừa, thay thế và các yêu cầu của chúng.
- Identify: Xác định các áp lực của loại hình công nghệ đến môi trường.
- Characterise: Đặc điểm của các tác động môi trường đó như thế nào
- Evaluate: Ước tính toàn bộ hậu quả của các tác động trong một điều
kiện cụ thể
Mỗi một mặt của công nghệ có một tác động đến các khía cạnh khác nhau của
môi trường. Có những tác động có lợi và có những tác động có hại. Đánh giá
công nghệ môi trường quân tâm đến hậu quả cuối cùng của các tác động đó.
Chúng thường là: sức khoẻ và an toàn của con người, ảnh hưởng môi trường tự
nhiên của địa phương, quốc gia, khu vực và toàn cầu, các tác động đến văn
hoá - xà hội cũng như việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên.


Lớp Cao học Kỹ thuật M«i tr­êng 2004 - 2006

6


Luận văn thạc sỹ khoa học

Nguyên liệu

Vũ Việt Hà

Cơ sở hạ tầng
Chất thải

Năng lượng

Công nghệ sản xuất

Sản phẩm
Nhân lực

Cung cấp công nghệ

Hình 1.1: Các thành phần của hệ thống công nghệ có ảnh hưởng tới môi trường

Phương pháp luận về đánh giá công nghệ môi trường do John Hay đề xướng
bao gồm 5 bước đánh giá có liên quan chặt chẽ với nhau:
Chuẩn bị cho EnTA

Bước 1: Mô tả công nghệ


Bước 2: Xác định các tác động môi trường

Bước 3: Đánh giá các tác động sơ bộ

Bước 4: Lựa chọn công nghệ phù hợp

Bước 5: Kết luận và kiến nghị

Hoàn thiện EnTA
Hình 1.2: Các bước đánh giá công nghệ môi tr­êng

Líp Cao häc Kü tht M«i tr­êng 2004 - 2006

7


Luận văn thạc sỹ khoa học

Vũ Việt Hà

1.2.1 Chuẩn bị đánh giá công nghệ môi trường

Quá trình chuẩn bị đánh giá công nghệ - môi trường đòi hỏi phải xác định các
mục tiêu đánh giá và các biện pháp để đạt được mục tiêu này. Ngoài ra, cần
phải có được cam kết thực hiện đánh giá của các bên liên quan cũng như việc
chuẩn bị tốt về nguồn lực (tài chính, nhân lực, kỹ thuật). Trong đó cần quan
tâm đến hai vấn đề quan trọng nhất đó là:
Vấn đề thứ 1: Xác định mục tiêu đánh giá
Vấn đề quan trọng để bắt đầu quá trình đánh giá công nghệ môi trường là đạt

được sự nhất trí về nội dung đánh giá, các yêu cầu của đánh giá. Mục tiêu
đánh giá, khả năng và phương pháp đánh giá phải được minh bạch rõ ràng.
Việc cụ thể hoá mục tiêu nhằm nâng cao nhận thức về yêu cầu nhiệm vụ có
thể hoàn thành, sự nhất trí của tất cả các bên liên quan .
Vấn đề thứ 2: Xác định nguồn lực
Để tiến hành đánh giá công nghệ - môi trường cần phải xác định và cụ thể hoá
các nguồn lực sau:
+ Con người: Thành lập nhóm đánh giá có đủ kỹ năng, kiến thức cần
thiết để thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu trên.
+ Các thông tin liên quan đến việc đánh giá.
+ Xây dựng kế hoạch đánh giá: Xác định nguồn tài chính, năng lực và
sự đáp ứng về kỹ thuật, công nghệ, thiết bị
1.2.2 Mô tả công nghệ
Bước này bao gồm việc mô tả công nghệ được đề xuất bằng việc xác định lựa
chọn công nghệ, xác định các mục tiêu công nghệ nhằm thoả mÃn yêu cầu của
các nhà đầu tư. Trong giai đoạn này việc tư vấn của các nhà khoa học, các
chuyên gia là rất quan trọng. Để thực hiện bước này cần phải thu thập được
các thông tin chi tiết sau:
- Bản chất và chức năng của công nghệ.
- Đặc tính môi trường tự nhiên của khu vùc.
Líp Cao häc Kü tht M«i tr­êng 2004 - 2006

8


Luận văn thạc sỹ khoa học

Vũ Việt Hà

- Mục tiêu chính của công nghệ cần đạt được

- Những người có lợi và các nhà đầu tư trong sự can thiệp của công nghệ.
- Toàn bộ hoạt động của công nghệ.
- Mô tả nguyên liệu và sản phẩm của quá trình, mối quan hệ tương tác
giữa công nghệ và môi trường.
Kết thúc bước này, nhóm đánh giá phải hiểu được đầy đủ về chu kỳ vòng đời
sản phẩm và chất thải bao gồm đầu vào, đầu ra và các yêu cầu khác. Những
thông tin này cần thiết cho việc xác định các tác động môi trường tiềm ẩn. Sự
tham vấn của các bên họp tác trong giai đoạn này là rất quan trọng.
Giai đoạn này tập trung vào đánh giá những tác động môi trường tiềm ẩn và
nhu cầu về tài nguyên mà công nghệ gây ra. Yêu cầu chi tiết về các thông tin
sẽ phụ thuộc vào mục tiêu đánh giá và ảnh hưởng đến kết quả của đánh giá.
Phạm vi đánh giá có thể xác định bằng nhiều cách: có thể theo thời gian, theo
không gian, theo vị trí địa lý, theo sự lựa chọn và ứng dụng của công nghệ
Hoàn thiện bước 1:
+ Xác định bản chất và chức năng của công nghệ: Cung cấp và mô tả được tên
công nghệ, các chi tiết về tác dụng và hiệu quả
+ Xác định và mô tả đặc điểm của công nghệ: Mô tả công nghệ có thể thực
hiện theo danh mục, nghĩa là cung cấp thông tin của một công nghệ cụ thể
đang tồn tại hoặc đang được đề xuất, công nghệ trong nước được cải thiện hay
công nghệ nhập khẩu (nhằm mục đích xem xét sự phù hợp của công nghệ với
điều kiện địa phương) hoặc là một công nghệ mới được nghiên cứu.
+ Mô tả và xác định nguyên liệu và sản phẩm cũng như chất thải đầu ra của
công nghệ.
+ Mô tả công nghệ một cách logic và có trình tự. các chức năng và nhiệm vụ
của từng công đoạn. Điều này sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc xác định phạm
vi đánh giá và kết quả của đánh giá.
Lớp Cao học Kỹ thuật Môi trường 2004 - 2006

9



Luận văn thạc sỹ khoa học

Vũ Việt Hà

+ Mô tả sơ đồ công nghệ: Công nghệ là sự kết hợp của nhiều thành phần khác
nhau. Việc mô tả càng chi tiết sơ đồ công nghệ sẽ càng dễ dàng xác định
được mối quan hệ tương tác giữa công nghệ và môi trường. Ví dụ: có thể mô
tả sơ đồ công nghệ theo cân bằng vật chất, theo dòng năng lượng, theo sản
phảm và chất thải
1.2.3 Xác định các tác động môi trường

Bước này liên qua đến việc xác định nguyên liệu thô, năng lượng, nhân lực, cơ
sở hạ tầng và sự cung cấp các yêu cầu công nghệ. Các dòng chất thải, chất thải
nguy hại phải được xác định trong giai đoạn này. Các tác động môi trường và
các nguy cơ tiềm ẩn kết hợp với từng thành phần trong công nghệ cũng phải
được nêu ra một cách rõ tàng. Toàn bộ đầu vào, đầu ra của công nghệ được
quan tâm theo suốt vòng đời của nó.
Hoàn thành bước này yêu cầu phải có các thông tin chi tiết từ công nghệ nhằm
xác định các tác động môi trường. Cụ thể là từ các nguồn sau:
- Cung cấp nguyên liệu và năng lượng đầu vào, các yêu cầu về sử dụng
tài nguyên thiên nhiên.
- Sản xuất, lưu giữ, vận chuyển, sử dụng và thải bỏ của các chất thải và
chất thải nguy hại.
- Yêu cầu về nhân lực
- Yêu cầu về cơ sở hạ tầng.
- Yêu cầu về cung cấp công nghệ.
Tất cả các vấn đề trên được nhóm đánh giá nắm bắt một cách sâu sắc cả đầu
vào, đầu ra cũng như các yêu cầu khác của công nghệ, các ảnh hưởng đến hệ
thống môi trường, chất thải công cộng và sức khoẻ con người.

Các khía cạnh của công nghệ được xem xét để xác định các áp lực môi trường
bao gồm các yếu tố liên quan đến nhu cầu nguyên liệu, năng lượng đầu vào,
nguồn nhân lực, tất cả đều phải được xem xét trong quá trình đánh giá. Ví
dụ: nguyên liệu đầu vào phải được giảm xuống tối thiểu hay nói cách khác là
Lớp Cao học Kü thuËt M«i tr­êng 2004 - 2006

10


Luận văn thạc sỹ khoa học

Vũ Việt Hà

tăng tối đa khả năng sử dụng nguyên liệu đầu vào tạo thành sản phẩm. Đối với
năng lượng và các nhu cầu khác cũng được xem xét tương tự. Các yếu tố đầu
ra không phải là sản phẩm (chất thải) sẽ gây ra những tổn thất về mắt kinh tế,
những tác động có hại về mặt môi trường, sức khoẻ con người Việc đánh
giá, xem xét các yếu tố này là quan trọng và cần thiết. Ví dụ: Chất thải khi
được thải vào đất, nước, không khí sẽ gây ra ô nhiễm môi tr­êng, ph¸t sinh
c¸c chi phÝ gi¸n tiÕp do viƯc sư dụng không hiệu quả nguyên liệu và năng
lượng.
Hoàn thành bước 2:
+ Lập được danh mục về nhu cầu nguyên liệu thô, năng lượng của công nghệ
và xác định mối liên hệ của nó tới các hậu quả môi trường.
+ Lập được danh mục về chất thải và chất thải nguy hại phát sinh từ công
nghệ, xác định các tác động của chúng tới môi trường.
+ Lập bảng xác định các hậu quả môi trường gây ra do yêu cầu của công nghệ
về cơ sở hạ tầng.
+ Lập danh mục xác định các hậu quả môi trường gây ra do yêu cầu về cung
cấp, áp dụng và triển khai công nghệ.

+ Xác định các tác động môi trường do yêu cầu về nhân lực.
+ Xác định các tác động khác gây ra trực tiếp bởi các khía cạnh của công
nghệ.
Tất cả những thông tin trên sẽ cung cấp cơ sở cho các đánh giá những tổn hại
do công nghệ gây ra đối với sức khoẻ con người, môi trường tự nhiên khu vực,
môi trường toàn cầu, sử dụng tài nguyên bền vững và các tác động đến văn
hoá - xà hội.
1.2.4 Đánh giá lựa chọn các công nghệ

Bước này dòi hỏi việc đánh giá tập trung vào các phương pháp thay thế để đạt
được cùng một mục tiêu công nghệ. Các phương pháp thay thế có thể áp dụng
cho toàn bộ công nghệ (thay đổi hoàn toàn công nghệ, ứng dụng c«ng nghƯ
Líp Cao häc Kü tht M«i tr­êng 2004 - 2006

11


Luận văn thạc sỹ khoa học

Vũ Việt Hà

mới) hoặc lựa chọn một vài thay đổi chi tiết của công nghệ nhằm cải thiện các
hậu quả môi trường.
Việc đánh giá tập trung vào so sánh các đặc trưng công nghệ, thuộc tính
của thiết bị, nguyên liệu, sản phẩm, chất thải., đánh giá chúng trong mối quan
hệ với môi trường. Cuối cùng là lựa chọn được một công nghệ phù hợp và thân
thiện với môi trường hơn.
1.2.5 Kết luận và kiến nghị

Tổng hợp lại toàn bộ các đánh giá trong bước trên - đề xuất và xem xét sự phù

hợp của các giải pháp thay thế với nhau và đưa ra được một loại hình công
nghệ tổng thể. Công nghệ này phải có tính khả thi, có hiệu quả rõ ràng (mục
tiêu công nghệ phải đạt được ít nhất là như công nghệ ban đầu) nhưng các tác
động môi trường của công nghệ nay phải được giảm đến mức tối thiểu.
Mức độ cụ thể và chi tiết của công nghệ đề xuất phụ thuộc rất nhiều vào cấp
độ đánh giá, trình độ và năng lực hiểu biết của chuyên gia về công nghệ đó.
Kết thúc bước này sẽ có những đề xuất để công nghệ có thể ứng dụng và triển
khai vào thực tế.
1.2.6 Hoàn thiện đánh giá công nghệ môi trường

Cần phải đưa ra được các thông tin đầy đủ và chi tiết về:
+ Lợi ích của công nghệ, mục tiêu và yêu cầu công nghệ.
+ Thông tin và phương pháp sử dụng trong đánh giá.
+ Các lựa chọn thay thế để đạt được mục tiêu.
+ Các áp lực môi trường và quan hệ của nó với công nghệ.
+ Các tác động môi trường của công nghệ ban đầu và công nghệ thay thế.
+ Khả năng áp dụng công nghệ thay thế để đạt được mục tiêu và quan hệ với
các tác động môi trường, hiệu quả kinh tế của các lựa chọn thay thế.
+ Đề xuất giới thiệu các đánh gia xa hơn và thực hiện việc áp dụng các công
nghệ đề xuất vào thực tế.

Lớp Cao học Kỹ thuật M«i tr­êng 2004 - 2006

12


Luận văn thạc sỹ khoa học

Vũ Việt Hà


1.3. Nhận xét

Đánh giá công nghệ môi trường là phương pháp đánh giá ứng dụng nhằm định
hướng lựa chọn công nghệ, xem xét quan hệ của công nghệ với môi trường
nhằm giảm thiểu các tác động môi trường và các hậu quả môi trường phát sinh
từ công nghệ.
So với các công cụ đánh giá, quản lý môi trường khác, đánh giá công nghệ
môi trường được xem là một công cụ hiệu quả khi nó được áp dụng vào giai
đoạn lựa chọn công nghệ cho một dự án. Đối với các công nghệ đà được áp
dụng triển khai thì việc ứng dụng EnTA sẽ đem lại cơ hội cải thiện, đối mới
công nghệ nhằm giảm thiểu mức độ gây ô nhiễm môi trường.
Trong quá trình đánh giá, việc so sánh giữa các giải pháp đôi khi gặp rất nhiều
khó khăn do các tác động tiềm ẩn có thể tương đương hoặc cùng hiệu quả. Khi
đó đánh giá theo phương pháp liệt kê tác động không thể đem lại hiệu quả rõ
ràng, có thể sử dụng phương pháp cho điểm đối với từng tiêu chí đánh giá để
cho việc lựa chọn có hiệu quả hơn.
Việc xây dựng tiêu chí và cách cho điểm phụ thuộc vào phạm vi quy mô đánh
giá công nghệ và kinh nghiệm của các chuyên gia đánh giá. Có thể tham khảo
phương pháp ma trận cho điểm của công cụ đánh giá tác động môi trường
(EIA) để làm cơ sở: Lựa chọn và xây dựng các tiêu chí: bao gồm tiêu chí 1,
tiêu chí 2, tiêu chí 3 và thang điểm cho theo tầm quan trọng hoặc mức độ
tác động từ công nghệ của tiêu chí đó (có thể cho điểm từ 1 10 điểm hoặc
đánh giá theo mức độ High Medium - Low). Sau khi lựa chọn được các tiêu
chí, có thể gửi bản đánh giá cho các chuyên gia về công nghệ, các nhà đầu tư
hoặc thậm chí là các công nhân vận hành có kinh nghiệm để cho điểm. Kết
quả tổng hợp sẽ cho thấy rõ ràng công nghệ thay thế hoặc phương pháp đề
xuất được lựa chọn bằng điểm số. Đây chính là cách mà chúng ta lượng hoá
được các tiêu chí đánh giá lựa chọn công nghệ môi trường.
Trong phạm vi của Luận văn, sẽ vận dụng các phương pháp luận đánh giá
Lớp Cao häc Kü thuËt M«i tr­êng 2004 - 2006


13


Luận văn thạc sỹ khoa học

Vũ Việt Hà

công nghệ môi trường để đánh giá công nghệ sản xuất Giấy vệ sinh nhằm
giảm thiểu ô nhiễm môi trường - đề xuất một loại hình công nghệ phù hợp và
thân thiện với môi trường với các tiêu chí được lựa chọn để so sánh:
Tiêu chí thứ 1: Đánh giá lựa chọn về kỹ thuật bao gồm khả năng cung cấp
nguyên liệu thân thiện với môi trường, khả năng đầu tư thiết bị cũng như tiêu
hao nguyên vật liệu.
Tiêu chí thứ 2: Đánh giá lựa chọn về kinh tế, bao gồm tiêu chí về nguồn nhân
lực và hiệu quả kinh tế của từng công nghệ.
Tiêu chí thứ 3: Đánh giá so sánh các tác động môi trường
Tiêu chí thứ 4: Đánh giá về khả năng cung cấp và đáp ứng của công nghệ
Với 4 tiêu chí như đà đề ra ở trên, luận văn đưa ra cách so sánh có cho điểm
theo thang ®iĨm 1-10 øng víi cÊp ®é ®¸p øng tõ thÊp ®Õn cao.

Líp Cao häc Kü tht M«i tr­êng 2004 - 2006

14


×