Tải bản đầy đủ (.docx) (52 trang)

Báo cáo hiện trạng NUOC DUOI DAT CAO SU 5 732

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 52 trang )

BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU SỐ 5 - CÔNG TY TNHH MTV 732

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 5
1. Thơng tin của tổ chức là chủ cơng trình khai thác nước dưới đất...................................5
2. Thông tin, thông số cơ bản của cơng trình khai thác nước dưới đất...............................5
3. Nội dung cơ bản của báo cáo..........................................................................................5
4. Các tài liệu sử dụng làm căn cứ lập báo cáo khai thác nước dưới đất ...........................6
5. Thông tin về năng lực của tổ chức lập báo cáo và đánh giá việc đáp ứng các điều kiện
theo quy định...................................................................................................................... 8
Chương I: ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, XÃ HỘI KHU VỰC KHAI THÁC NƯỚC
DƯỚI ĐẤT ...................................................................................................................... 10
I. Điều kiện địa lý, tự nhiên, xã hội khu vực khai thác nước dưới đất và các yếu tố liên
quan, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước dưới đất tại khu vực khai thác. ....................10
1.1. Tổng quan về điều kiện địa lý tự nhiên, xã hội khu vực khai thác ..........................10
1.1.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên ..................................................................................10
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................................10
1.2. Các yếu tố có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước dưới đất tại khu vực
khai thác .......................................................................................................................... 12
II. Các thông tin chi tiết về điều kiện địa lý tự nhiên, xã hội khu vực khai thác ..............12
2.1. Vị trí hành chính, tọa độ các điểm góc giới hạn phạm vi bố trí cơng trình khai thác
nước dưới đất kèm theo hình vẽ thể hiện vị trí khu vực khai thác nước dưới đất và mối
liên hệ với các khu vực lân cận. ......................................................................................12
2.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo, khí tượng, thủy văn, hải văn khu vực khai thác; ảnh
hưởng của các yếu tố này đến việc hình thành trữ lượng, đặc điểm động thái, chất lượng
của nguồn nước dưới đất trong khu vực khai thác nước dưới đất. ...................................13
1.2.1. Địa hình, địa mạo ..............................................................................................13
1.2.2.Đặc điểm khí tượng, thủy văn ............................................................................13
1.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo, khí tượng, thủy văn khu
vực khai thác đến việc hình thành trữ lượng, đặc điểm động thái, chất lượng nước của


nguồn nước dưới đất tại khu vực khai thác. .....................................................................16
2.3. Đặc điểm phân bố dân cư, mật độ dân số và các yếu tố kinh tế, xã hội khác có liên
quan đến hoạt động khai thác, sử dụng nước nói chung, nước dưới đất nói riêng để cấp
nước sinh hoạt tại khu vực khai thác nước dưới đất và các khu vực khác có liên quan....16
2.4. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ chủ yếu tại khu vực khai thác và tình
hình khai thác, sử dụng nguồn nước phục vụ các hoạt động đó. .....................................16
2.4.1. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại khu vực khai thác ................................16
2.4.2. Tình hình khai thác, sử dụng nước phục vụ sản xuất kinh doanh ......................16
III. Các yếu tố chủ yếu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng lớn, trực tiếp
đến nguồn tài nguyên nước dưới đất tại khu vực khai thác. ............................................17
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, P. Trường Chinh, Tp. Kon Tum, Kon Tum - Tel: 0905.638.580

1


BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU SỐ 5 - CÔNG TY TNHH MTV 732
Chương II: 18ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ HIỆN TRẠNG KHAI
THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT, HIỆN TRẠNG CÁC NGUỒN THẢI TẠI KHU VỰC KHAI
THÁC .............................................................................................................................. 18
I. Tổng quan đặc điểm nguồn nước dưới đất và hiện trạng khai thác nước dưới đất, hiện
trạng các nguồn thải, các vấn đề liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước dưới đất
tại khu vực khai thác. ......................................................................................................18
1.1. Hiện trạng khai thác nước dưới đất ........................................................................18
1.2. Các nguồn thải ảnh hưởng đến nguồn nước dưới đất .............................................18
II. Nội dung, thông tin, số liệu về đặc điểm nguồn nước dưới đất, hiện trạng khai thác
nước dưới đất, hiện trạng các nguồn thải trong khu vực khai thác ..................................18
2.1. Tình hình điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất, hiện trạng khai thác và các
nguồn thải tại khu vực khai thác. .....................................................................................18

2.1.1 Các kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất, hiện trạng khai thác
nước dưới đất, các kết quả thăm dị, thi cơng cơng trình khai thác và các tài liệu điều tra,
đánh giá các nguồn thải đã thực hiện tại khu vực khai thác nước dưới đất ......................18
2.1.2 Phân tích, đánh giá các kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước đã thực hiện;
lựa chọn các thông tin, số liệu được sử dụng để lập báo cáo. ..........................................19
2.2. Đặc điểm nguồn nước dưới đất tại khu vực khai thác ............................................21
2.2.1 Đặc điểm của các tầng chứa nước ......................................................................21
2.2.2 Đặc điểm của các tầng cách nước ......................................................................22
2.3 Đặc điểm chất lượng nước ......................................................................................22
2.4. Hiện trạng khai thác nước dưới đất và các tài liệu điều tra, đánh giá các nguồn thải
24
2.4.1 Hiện trạng khai thác nước dưới đất trong phạm vi ảnh hưởng của cơng trình khai
thác. ................................................................................................................................. 24
2.4.2 Hiện trạng các nguồn thải trong khu vực khai thác ............................................24
2.4.3. Thống kê hiện trạng khai thác nước dưới đất và các tài liệu điều tra, đánh giá các
nguồn thải ........................................................................................................................ 25
III. Đánh giá, nhận xét xác định các yếu tố chủ yếu về đặc điểm nguồn nước dưới đất,
hiện trạng khai thác nước dưới đất, hiện trạng các nguồn thải trong khu vực khai thác có
ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến cơng trình, đến trữ lượng khai thác, chất lượng nước tại
cơng trình. ....................................................................................................................... 26
Chương III: HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH VÀ TÌNH HÌNH KHAI THÁC NƯỚC
DƯỚI ĐẤT TẠI CƠNG TRÌNH .....................................................................................27
I. Tổng quan về hiện trạng cơng trình và tình hình khai thác, sử dụng nước dưới đất tại
cơng trình qua các giai đoạn. ...........................................................................................27
II. Hiện trạng cơng trình, tình hình khai thác nước tại cơng trình: ...................................27
2.1. Thuyết minh, mơ tả về hiện trạng cơng trình khai thác nước dưới đất ...................27
2.1.1. Tọa độ vị trí và chiều sâu các giếng khai thác ...................................................27
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, P. Trường Chinh, Tp. Kon Tum, Kon Tum - Tel: 0905.638.580


2


BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU SỐ 5 - CÔNG TY TNHH MTV 732
2.1.2. Cấu trúc giếng khai thác ....................................................................................28
2.1.3. Lưu lượng và chế độ khai thác ..........................................................................29
2.1.4. Tình hình hoạt động các giếng ..........................................................................29
2.1.5. Biện pháp xử lý nước ........................................................................................29
2.1.6. Cơng tác quan trắc trong q trình khai thác .....................................................30
2.1.7. Phạm vi vùng bảo hộ vệ sinh ............................................................................30
2.2. Tình hình khai thác, sử dụng nước dưới đất tại cơng trình: ....................................30
2.2.1. Năm bắt đầu khai thác .......................................................................................30
2.2.2. Lưu lượng, chế độ khai thác qua từng thời kỳ ...................................................31
2.2.3 Chế độ khai thác hiện tại ....................................................................................31
III. Đánh giá, nhận xét, xác định các vấn đề chủ yếu liên quan đến hiện trạng cơng trình
khai thác, tình hình biến đổi mực nước, chất lượng nước và các vấn đề khai thác, sử dụng
nước tại cơng trình trong suốt thời gian vận hành cơng trình đến thời điểm đề nghị cấp
phép. ................................................................................................................................ 31
Chương IV: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG TRÌNH KHAI THÁC ĐẾN
NGUỒN NƯỚC, MƠI TRƯỜNG, CÁC CƠNG TRÌNH KHAI THÁC KHÁC VÀ KẾ
HOẠCH KHAI THÁC, SỬ DỤNG NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRONG THỜI GIAN ĐỀ NGHỊ
CẤP PHÉP ...................................................................................................................... 33
I. Ảnh hưởng của cơng trình khai thác đến nguồn nước, mơi trường, các cơng trình khai
thác khác đang hoạt động và kế hoạch khai thác, sử dụng nước tại công trình. ...............33
1.1. Ảnh hưởng của cơng trình khai thác đến nguồn nước, mơi trường, các cơng trình
khai thác khác đang hoạt động ........................................................................................33
1.2. Kế hoạch khai thác, sử dụng nước tại cơng trình ......................................................33
II. Những ảnh hưởng, tác động cụ thể của việc khai thác nước dưới đất tại công trình đến
nguồn nước, mơi trường, các cơng trình khai thác nước dưới đất khác đang hoạt động ..33

2.1. Ảnh hưởng của việc khai thác nước tại cơng trình đến sự suy giảm mực nước, trữ
lượng nguồn nước dưới đất trong khu vực khai thác. ......................................................33
2.2. Ảnh hưởng của việc khai thác nước tại cơng trình đến khả năng sụt lún đất, gia tăng
ô nhiễm, xâm nhập mặn vào các tầng chứa nước và ảnh hưởng đến các dòng mặt. ........34
2.3. Ảnh hưởng của việc khai thác nước tại cơng trình đến sự suy giảm lưu lượng, mực
nước, biến đổi chất lượng nước của các cơng trình khai thác nước dưới đất khác đang
hoạt động nằm trong vùng ảnh hưởng của cơng trình. ....................................................35
2.4. Biện pháp giảm thiểu và phương án đối phó trong trường hợp xảy ra sự cố khi khai
thác nước dưới đất tại cơng trình .....................................................................................36
III. Kế hoạch, phương án khai thác, sử dụng nước dưới đất tại cơng trình trong thời gian
tới .................................................................................................................................... 36
3.1. Mực nước hạ thấp cho phép và tính tốn dự báo hạ thấp mực nước .......................36
3.2. Kế hoạch, phương án khai thác nước dưới đất trong thời gian tới: .........................41
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, P. Trường Chinh, Tp. Kon Tum, Kon Tum - Tel: 0905.638.580

3


BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU SỐ 5 - CÔNG TY TNHH MTV 732
3.2.1 Nhu cầu và mục đích sử dụng nước ...................................................................41
3.2.2. Các thơng số khai thác của cơng trình trong thời gian tới................................. 43
3.2.3. Phương án quan trắc giếng khai thác .................................................................43
3.3. Các cam kết của chủ cơng trình ..............................................................................45
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 47
1. Kết luận ....................................................................................................................... 47
2. Kiến nghị ................................................................................................................... 47
PHỤ LỤC ........................................................................................................................ 48
PHỤ LỤC 1: CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN .................................................................49

PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG .........................50
PHỤ LỤC 3: CÁC SƠ ĐỒ, BẢN VẼ LIÊN QUAN .......................................................51

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, P. Trường Chinh, Tp. Kon Tum, Kon Tum - Tel: 0905.638.580

4


BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU SỐ 5 - CƠNG TY TNHH MTV 732
MỞ ĐẦU
1. Thơng tin của tổ chức là chủ cơng trình khai thác nước dưới đất.
 Tên chủ cơng trình: Cơng ty TNHH Một Thành Viên 732
 Địa chỉ: Thôn 2, Xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
 Điện thoại: (0260) 3832174

Fax: (0260) 3832155

 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên: 6101140452 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum cấp ngày 22/05/1996, đăng
ký thay đổi lần thứ 6 ngày 12/9/2016.
 Địa chỉ cơng trình khai thác nước: Xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum.
 Lĩnh vực hoạt động: Chế biến mủ cao su.
2. Thông tin, thông số cơ bản của cơng trình khai thác nước dưới đất.
 Loại hình cơng trình: Giếng khoan và giếng đào.
 Mục đích khai thác, sử dụng nước: Phục vụ sản xuất sơ chế mủ cao su của nhà máy
Chế biến mủ cao su số 5, sinh hoạt của cán bộ nhân viên nhà máy.
 Năm xây dựng và vận hành cơng trình: Năm 2010 đối với giếng khoan và năm 2015
đối với giếng đào.

 Tổng số giếng: 03 giếng khoan và 01 giếng đào.
 Tổng lưu lượng khai thác của cơng trình: 263,5 m3/ngày.đêm.
 Tầng chứa nước khai thác: Tầng chức nước Khe nứt của hệ tầng khâm Đức và Tầng
chứa nước lỗ hổng Holocen (qh).
3. Nội dung cơ bản của báo cáo
Nội dung của báo cáo này được thành lập theo hướng dẫn tại mẫu số 27 của Thông
tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp
lại giấy phép tài nguyên nước.
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội khu vực khai thác, sử dụng nước dưới đất thuộc
xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum được trình bày cụ thể tại Chương I.
Trong khu vực khai thác có Cơng trình khai thác, sử dụng nước dưới đất của Nhà
máy chế biến mủ cao su số 5 với 03 giếng khoan và 01 giếng đào, năm 2015 Công ty đã
sử dụng thêm 01 giếng đào để cung cấp nước cho sinh hoạt của cán bộ công nhân viên
Nhà máy. Gần khu vực khai thác này chỉ có một số hộ dân sử dụng giếng để khai thác
nước làm nguồn nước sinh hoạt với lưu lượng khai thác mỗi giếng khoảng 1 – 2
m3/ngày.đêm, phần lớn tổ chức và hộ gia đình gần khu vực Nhà máy sử dụng nguồn nước
cấp làm nguồn nước sinh hoạt và ăn uống. Các cơng trình khai thác của các tổ chức, hộ
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, P. Trường Chinh, Tp. Kon Tum, Kon Tum - Tel: 0905.638.580

5


BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU SỐ 5 - CÔNG TY TNHH MTV 732
dân gần Nhà máy chế biến mủ cao su số 5 ảnh hưởng không đáng kể đến nguồn nước
khai thác, sử dụng.
Kế hoạch khai thác, sử dụng nước dưới đất của Công ty TNHH MTV 732 là từ năm
2019 đến năm 2029 (thời gian xin cấp phép khai thác, sử dụng là 10 năm), lưu lượng

khai thác, sử dụng là 263,5 m3/ngày đêm, thời gian khai thác là 24 giờ/ngày.
4. Các tài liệu sử dụng làm căn cứ lập báo cáo khai thác nước dưới đất.
 Căn cứ pháp lý
 Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thơng qua ngày 21/6/2012.
 Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 của Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 7 thơng qua ngày 23/6/2014, thông qua ngày
01/01/2015.
 Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ hướng dẫn thi hành
một số điều của Luật tài nguyên nước.
 Thông tư số 04/2009/TT-BYT ngày 17/6/2009 của Bộ Y tế quy định về việc ban
hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống.
 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều
chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.
 Thông tư số 56/2014/TT-BTNMT ngày 24/9/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định về điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân thực hiện về điều tra cơ bản
tài nguyên nước, tư vấn lập quy hoạch tài nguyên nước, lập đề án, báo cáo trong hồ sơ đề
nghị cấp giấy phép tài nguyên nước.
 Thông tư số 40/2014/TT-BTNMT ngày 11/7/2014 của bộ Tài nguyên và Môi trường
ban hành Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất.
 Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT ngày 09/9/2016 của bộ Tài nguyên và Môi trường
Quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.
 Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT ngày 07/11/2017 của bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
 Quyết định số 46/2000/QĐ-BCN ngày 14/9/2000 của Bộ trưởng Bộ Cơng Nghiệp
ban hành Quy phạm hút nước thí nghiệm trong điều tra địa chất thủy văn.
 Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định bảo vệ Tài nguyên nước dưới đất.
 Quy chuẩn Quốc gia QCVN 09-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về

chất lượng nước dưới đất.
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, P. Trường Chinh, Tp. Kon Tum, Kon Tum - Tel: 0905.638.580

6


BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU SỐ 5 - CÔNG TY TNHH MTV 732
 Quy chuẩn Quốc gia QCVN 01:2009/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước ăn uống.
 Quy chuẩn Quốc gia QCVN 02:2009/BYT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất
lượng nước sinh hoạt.
 Các văn bản chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước (tiền lương, cơng tác phí,
các chế độ và quy định khác liên quan).
 Các văn bản liên quan đến dự án
 Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên mã số 6101140452 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum cấp lần đầu ngày
22/5/1996 và thay đổi lần 6 ngày 12/9/2016.
 Quyết định số 279/QĐ-UBND ngày 22/4/2013 của UBND tỉnh Kon Tum về việc
phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường chi tiết của Nhà máy chế biến mủ cao su số 5 (Công
ty 732) - Công ty TNHH MTV Tổng Công ty 15.
 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BP 540054 do Sở Tài nguyên và Môi trường
cấp ngày 09/7/2013.
 Giấy phép khai thác nước dưới đất số 954/GP-UBND DO UBND tỉnh Kon Tum cấp
ngày 20/11/2013.
 Tài liệu sử dụng để lập báo cáo
 Đề án bảo vệ môi trường chi tiết Nhà máy chế biến mủ cao su số 5 - Công ty 732 Tổng cơng ty 15 (Binh đồn 15).
 Báo cáo khai thác nước dưới đất cơng trình: Nhà máy chế biến mủ cao su số 5 (năm
2013).

 Báo cáo đặc điểm địa chất thủy văn vùng đơ thị Kon Tum.
 Chương trình địa chất đô thị Việt Nam, Nha Trang, 1997 của tác giả Lê Ngọc Đỉnh.
 Dự án “Điều tra đánh giá trữ lượng, chất lượng và tình trạng ơ nhiễm nước ngầm thị
xã Kon Tum để phục vụ bảo vệ và khai thác sử dụng” năm 2001 của Sở Khoa học công
nghệ và Môi trường tỉnh Kon Tum.
 Báo cáo điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất ở một số vùng trọng điểm thuộc
tỉnh Kon Tum năm 2006 của Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ.
 Tài liệu giảng dạy Địa lý địa phương tỉnh Kon Tum của Vũ Tuấn Anh.
5. Thông tin về năng lực của tổ chức lập báo cáo và đánh giá việc đáp ứng các điều
kiện theo quy định.
CÔNG TY TNHH TIÊN CHÂU KON TUM
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, P. Trường Chinh, Tp. Kon Tum, Kon Tum - Tel: 0905.638.580

7


BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU SỐ 5 - CÔNG TY TNHH MTV 732
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, Phường Trường Chinh, thành phố Kon Tum, tỉnh Kon Tum.
Điện thoại: 0905638580
Đại diện: Ông Phạm Minh Tuấn

Chức vụ: Giám đốc

Giấy đăng ký kinh doanh số 6101192179 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum
cấp. Đăng ký lần đầu ngày 19 tháng 06 năm 2015.
Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất do UBND tỉnh Kon Tum cấp số 277/GPUBND ngày 02/06/2016 cho phép công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum hành nghề khoan
nước dưới đất.
Mã số thuế: 6101192179

Chủ nhiệm dự án: KS. Khoan KTDK Võ Văn Trầm.
Chứng chỉ hành nghề số KS.027-043188 do Sở Xây dựng tỉnh Tuyên Quang cấp
ngày 19/4/2015.
Danh sách thành viên tham gia lập báo cáo:
TT
1
2
3

Họ và tên
KS. Võ Văn Trầm
CN. Nguyễn Văn Nhiều
KS. Phạm Xn Huy

Chun mơn
Khoan dầu khí
ĐCTV - ĐCCT
Thăm dị

Chức vụ
Chủ nhiệm
Thực hiện
Thực hiện

TRUNG TÂM QUAN TRẮC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TỈNH
KON TUM
Địa chỉ

: 55 Phan Kế Bính – P. Ngô Mây – Tp. Kon Tum – tỉnh Kon Tum


Điện thoại

: (0260) 3.859.567

Email

:

Đại diện

: Ông Lê Quang Trưởng

Chức vụ

: Giám đốc

Fax: (0260) 3.913.966

(Theo Quyết định số 573/QĐ-CT, ngày 03/11/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Kon
Tum về việc Tổ chức lại Trung tâm Quan trắc và Phân tích mơi trường Kon Tum thành
Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum).
Hiện nay, Trung tâm có tổng số cán bộ, viên chức chuyên trách là 22 người đều có
trình độ đại học chun ngành và đã có nhiều năm cơng tác trong lĩnh vực mơi trường.
Ngồi ra, Trung tâm cịn liên kết các đơn vị trong và ngồi tỉnh để thực hiện các nội dung
thuộc tất cả các lĩnh vực mơi trường theo quy định.
Phịng Phân tích - Thử nghiệm của Trung tâm đã được công nhận phù hợp tiêu
chuẩn ISO/IEC 17025:2005 và được cấp dấu VILAS 529 và dấu ILAC MRA của tổ chức
phịng thí nghiệm quốc tế để sử dụng. Các kết quả phân tích mẫu tại phịng thí nghiệm
của Trung tâm được thừa nhận ở hơn 70 nước thành viên.


Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, P. Trường Chinh, Tp. Kon Tum, Kon Tum - Tel: 0905.638.580

8


BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU SỐ 5 - CƠNG TY TNHH MTV 732
Thêm vào đó, Trung tâm đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy chứng nhận đủ
điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường với số hiệu VIMCERTS 013 ngày
18/9/2014 và được gia hạn tại Quyết định số 3104/QĐ-BTNMT ngày 05/12/2017.
Danh sách thành viên tham gia lập báo cáo:
TT

Họ và tên

Học vị

1

Nguyễn Thị Hồng Loan

Kỹ sư

2

Lê Văn Tuấn

3


Chuyên môn

Cử nhân

Công nghệ và quản lý
mơi trường
Khoa học Mơi trường

Phan Đình Hợi

Kỹ sư

Mơi trường

4

Bùi Quang Tiến

Cử nhân

Địa lý môi trường

4

Nguyễn Thị Mỹ Lệ

Cử nhân

Khoa học Mơi trường


Chức vụ
TP. NV-QTHT
TP. PTTN
PTP.NV-QTHT
Chun viên phịng
NV-QTHT
Chun viên phịng
NV-QTHT

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, P. Trường Chinh, Tp. Kon Tum, Kon Tum - Tel: 0905.638.580

9


BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU SỐ 5 - CÔNG TY TNHH MTV 732
Chương I
ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, XÃ HỘI KHU VỰC KHAI THÁC
NƯỚC DƯỚI ĐẤT
I. Điều kiện địa lý, tự nhiên, xã hội khu vực khai thác nước dưới đất và các yếu tố
liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước dưới đất tại khu vực khai thác.
1.1. Tổng quan về điều kiện địa lý tự nhiên, xã hội khu vực khai thác
1.1.1. Điều kiện địa lý, tự nhiên
Nhà máy chế biến mủ cao su số 5 có địa chỉ tại Xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi, tỉnh
Kon Tum, do đó nó mang đầy đủ các nét đặc trưng về điều kiện địa lý tự nhiên của khu
vực huyện Ngọc Hồi nói riêng và tỉnh Kon Tum nói chung.
Huyện Ngọc Hồi nằm ở ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, giáp
huyện Đắk Glei ở phía bắc, giáp huyện Tu Mơ Rơng ở phía đơng bắc, giáp huyện Đắk
Tơ ở phía đơng, giáp huyện Sa Thầy huyện Ia H’Drai ở phía nam, phía tây

giáp Lào và Campuchia.
Diện tích của huyện là 824 km², dân số là 41.828 người.Phía tây vượt qua dãy
Trường Sơn là đường biên giới chung với Lào dài 34 km và đường biên giới chung với
Campuchia dài 13 km.
Huyện Ngọc Hồi nằm về phía Tây Bắc tỉnh Kon Tum, cách trung tâm thành phố
75km; phía Đơng giáp huyện Đăk Tơ, phía Tây nước CHDCND Lào, phía Bắc giáp
huyện Đăk Glei, phía Nam giáp huyện Ia H’Drai và huyện Sa Thầy; là huyện có địa hình
đồi núi thấp, đất đai khá đồng nhất về tính chất lí - hóa học, cấu tạo địa chất chủ yếu đá
biến chất. Ngoài ra lớp cát hạt thô được phân bố rộng khắp trong vùng, với chiều dày
biến động từ 1,0 đến 30,0m, có kết cấu chặt vừa.
Huyện Ngọc Hồi nói chung và khu thăm dị nói riêng nằm trong vùng khí hậu
nhiệt đới gió mùa cao ngun, nhiệt độ trung bình năm phổ biến từ 23-25 oC. Độ ẩm trung
bình hàng năm dao động trong khoảng 74 - 76%. Độ ẩm khơng khí tháng cao nhất là
tháng 8 - 9 (khoảng 90%), tháng thấp nhất là tháng 3 (khoảng 64%), lượng mưa trung
bình khoảng 1.527-2.520mm.
 Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mùa này mưa nhiều
thường hay gây lũ lụt, sạt lở đất, có những đợt mưa 3 - 4 ngày liền gây ảnh hưởng không
tốt đến cơng tác khảo sát thăm dị địa chất và khai thác chế biến khống sản.
 Mùa khơ thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa này nắng liên tục,
khơ hanh có gió Đơng Bắc cấp 3 - 4, cây cối khô cằn nhiệt độ thay đổi từ: 14 oC – 33oC.
Mùa này rất thuận tiện cho công tác khảo sát địa chất, khai thác và chế biến khoáng sản.
1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
 Kinh tế:
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, P. Trường Chinh, Tp. Kon Tum, Kon Tum - Tel: 0905.638.580

10


BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA

NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU SỐ 5 - CƠNG TY TNHH MTV 732
 Nơng - lâm nghiệp:
 Trồng trọt: Tổng diện tích trồng cây hàng năm trong năm 2018 đạt 931,37 ha, trong
đó: diện tích lúa cả năm 332,62 ha, ngô 9 ha, sắn 553 ha, rau đậu các loại 15 ha, khoai
lang 5 ha, chanh dây 16,75 ha. Diện tích cây lâu năm là 1.903,4 ha, trong đó cà phê 678,1
ha, cao su 1.104,75 ha, bời lời 94,15 ha, tiêu 12,3 ha, bơ 11,1 ha, sầu riêng 3 ha.
 Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc trên địa bàn 11.852 con, trong đó trâu 20 con, bị 726
con, lợn 10637 con, dê 469 con. Tổng đàn gia cầm 26.531 con.
 Nuôi trồng thủy sản: 70,51 ha.
 Công nghiệp – Tiểu thủ cơng nghiệp: Tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên
địa bàn xã trong năm 2018 có nhiều chuyển biến tích cực, tổng có 10 cơ sở 05 cơ sở mộc,
03 cơ sở rèn, 01 cơ sở may. Tồn xã năm 2018 có 152 hộ kinh doanh dịch vụ.
 Thương mại dịch vụ: Hoạt động thương mại, dịch vụ tương đối ổn định, đảm bảo đáp
ứng nhu cầu mua sắm hàng hóa cho nhân dân trên địa bàn.
 Văn hóa – xã hội:
 Dân số: Tồn xã hiện có 1.452 hộ/5.104 khẩu, thành phần dân tộc chủ yếu là Kinh,
Mường, Tày, Xê Đăng, Mông, Ba Na, Triêng, Ja Rai, Thổ, Sán Dìu, Nùng, Khơ Me và Dao.
 Giáo dục - đào tạo: Thường xuyên chỉ đạo triển khai thực hiện tốt các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn. Năm học 2018 - 2019 các trường tiếp
tục thực hiện tốt chương trình, kế hoạch, lộ trình giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy và
học, duy trì sĩ số học sinh đến lớp đầy đủ.
 Y tế: Trong năm 2018 Trạm y tế xã khám cho 1.425 người, tiêm chủng đầy đủ cho
trẻ em dưới 1 tuổi là 41 cháu, tổng số trẻ bị suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi là 105 cháu, tổ
chức cho trẻ dưới 5 tuổi uống Vitamin A.
 Văn hóa, thơng tin: Thực hiện cơng tác tun truyền và tổ chức các hoạt động văn
hóa, thơng tin chào mừng kỷ niệm các ngày lễ, các sự kiện chính trị của đất nước và của
địa phương.
 Quốc phòng an ninh: Tình hình an ninh, quốc phịng trên địa bàn được duy trì ổn
định, đã chỉ đạo các ngành chức năng quản lý tốt địa bàn. Tổ chức giao quân năm 2018
10 đồng chí đạt 100% kế hoạch, cắt cử lực lượng phối hợp với Ban cơng an, Địa chính

xã, Ban trồng rừng nguyên liệu giấy thành lập chốt liên ngành nhằm kịp thời phát hiện và
ngăn chặn tình trạng khai thác lâm khống sản trên địa bàn. Đăng ký cơng dân độ tuổi 17
(25 công dân) và độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ chặt chẽ (43 công dân).
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KTXH - QPAN năm 2018; mục tiêu, nhiệm vụ,
giải pháp thực hiện năm 2019 của UBND xã Đăk Kan - huyện Ngọc Hồi.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, P. Trường Chinh, Tp. Kon Tum, Kon Tum - Tel: 0905.638.580

11


BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU SỐ 5 - CƠNG TY TNHH MTV 732
1.2. Các yếu tố có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước dưới đất tại khu
vực khai thác
Khu vực khai thác nằm cách các suối nhỏ khoảng 20 - 100 m nên nước mặt có quan
hệ trực tiếp đối với nước dưới đất. Làm mực nước tĩnh bị giao động theo nước mặt.
Ngoài vấn đề trên thì các yếu tố khác ít ảnh đến nguồn nước dưới đất tại khu vực
khai thác.
II. Các thông tin chi tiết về điều kiện địa lý tự nhiên, xã hội khu vực khai thác
2.1. Vị trí hành chính, tọa độ các điểm góc giới hạn phạm vi bố trí cơng trình khai
thác nước dưới đất kèm theo hình vẽ thể hiện vị trí khu vực khai thác nước dưới đất
và mối liên hệ với các khu vực lân cận.
Nhà máy chế biến mủ cao su số 5 có địa chỉ tại xã Đăk Kan, huyện Ngọc Hồi, tỉnh
Kon Tum với diện tích 127.913 m2 và được giới hạn bởi tứ cận như sau:
 Phía Đơng: Giáp đường đi huyện Sa Thầy.
 Phía Tây: Giáp đất trồng cao su của Cơng ty TNHH MTV 732.
 Phía Nam: Giáp đất trồng cao su.
 Phía Bắc: Giáp nhánh suối Đăk Hơ Đrai.

Nhà máy cách UBND xã Đăk Kan khoảng 5 km, cách đường quốc lộ 14C 2,5 km,
có điểm tọa độ trung tâm là X: 1617.062 và Y: 521.638.
Các công trình thăm dị, khai thác nước dưới đất nằm trong khu đất của Cơng ty.
Toạ độ các cơng trình như sau:
Bảng I.2: Tọa độ vị trí giếng khai thác
TT

Ký hiệu lỗ hoan

1

GK01

2

Hệ tọa độ VN2000, múi chiếu 30, trục 107030'
X (m)

Y (m)

GK02

1.617.070

521.290

3

GK03


1.617. 277

521.609

4

GĐ01

1.617.166

521.696

 Sơ đồ vị trí khu vực khai thác nước dưới đất:

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, P. Trường Chinh, Tp. Kon Tum, Kon Tum - Tel: 0905.638.580

12


BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU SỐ 5 - CÔNG TY TNHH MTV 732

Hình 1: Sơ đồ vị trí khai thác nước dưới đất
2.2. Đặc điểm địa hình, địa mạo, khí tượng, thủy văn, hải văn khu vực khai thác;
ảnh hưởng của các yếu tố này đến việc hình thành trữ lượng, đặc điểm động thái,
chất lượng của nguồn nước dưới đất trong khu vực khai thác nước dưới đất.
1.2.1. Địa hình, địa mạo
 Phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình thấp dần từ Bắc
xuống Nam và từ Đông sang Tây. Địa hình của tỉnh Kon Tum khá đa dạng: đồi núi, cao

nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau.
 Khu vực xã Đăk Kan có địa hình bị phân cắt bởi các suối chảy theo hướng Tây Nam
- Đông Bắc đổ ra sông Đăk Pô Kô. Xung quanh khu vực Nhà máy có địa hình tương đối
bằng phẳng, chủ yếu là đất trồng cao su của Công ty và đất sản xuất nông nghiệp của
nhân dân trên địa bàn xã.
1.2.2.Đặc điểm khí tượng, thủy văn
 Nhiệt độ: Nhiệt độ khơng khí tỉnh Kon Tum nói chung và khí hậu khu vực dự án
thuộc huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum nói riêng thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao
ngun, được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Theo kết quả tổng hợp số
liệu nhiệt độ khơng khí qua các năm cho thấy:

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, P. Trường Chinh, Tp. Kon Tum, Kon Tum - Tel: 0905.638.580

13


BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU SỐ 5 - CÔNG TY TNHH MTV 732
Bảng 2: Nhiệt độ trung bình tháng các năm 2011 – 2017 (0C)
T

T.1

N

T.2
23

T.3


T.4

2011

20,9

2012

22,8 24,3 24,7 25,8

T.5

T.6

T.7

T.8

T.9

Bình
T.10 T.11 T.12 quân
năm

23,6 25,6 26,2 25,1 24,8 24,8 24,2 23,9 22,8 21,8
23,6

24,8


24,7 24,1 23,7 23,6 19,9

24,3

2014

19,7 22,6 25,6 25,7 26,6 25,4 24,7 24,9 25,0 24,6 24,1 22,3

24,3

2015

20,7 22,8 25,2 26,1 26,9 25,8 25,0 25,5 25,3 25,0 24,8 23,9

24,8

2016

24,0 22,1 25,8 27,9 26,8 25,8 25,1 25,0 25,0 24,9 24,4 22,8

25,0

2013

22

26

25


25,7 25,4 24,7 24,4

24,1 25,9 26,4 26,4 25,5

25

25

23,9

2017 22,7 22,8 25,0 26,0 26,1 26,0 24,8 25,8 25,3 24,7 24,3 21,9 24,6
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum 2014 và Đài khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum,
năm 2018.
Nhận xét: Theo bảng trên, nhiệt độ khơng khí qua từng tháng của các năm tương
đối cao, mức chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng trong năm khơng lớn, nhiệt độ trung
bình qua các năm khoảng 24,50C. Nhiệt độ trung bình cao nhất vào năm 2016 là 25,0 0C,
thấp nhất vào năm 2011 là 23,90C.
 Độ ẩm: Độ ẩm khơng khí trung bình tháng các năm được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 3: Độ ẩm trung bình tháng các năm 2011 – 2017 (%)
T

Bình
T.10 T.11 T.12 qn
năm

T.1

T.2

T.3


T.4

T.5

T.6

T.7

T.8

T.9

2011

68

61

65

67

83

85

85

80


85

79

76

72

75,5

2012

66

65

68

72

79

86

85

85

84


77

73

69

75,8

2013

68

64

64

69

77

81

83

84

84

78


76

71

74,9

2014

67

66

65

75

76

82

85

83

83

76

73


73

75,4

2015

67

66

66

66

73

79

83

81

79

76

72

67


72,9

2016

70

66

63

64

76

83

84

86

85

82

76

76

75,9


2017

69

66

66

72

81

82

86

89

83

79

77

71

76,7
5


N

Nguồn: Niên giám thớng kê tỉnh Kon Tum năm 2014 và Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum
năm 2018.
Nhận xét: Độ ẩm khơng khí phụ thuộc vào chế độ gió mùa và chế độ mưa. Qua
bảng tổng hợp trên cho thấy, độ ẩm trung bình qua các năm khá ổn định khoảng 75,28%.
Độ ẩm trung bình cao nhất vào năm 2017 với 76,75%, trong năm này độ ẩm cao nhất
89% rơi vào tháng 8.
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, P. Trường Chinh, Tp. Kon Tum, Kon Tum - Tel: 0905.638.580

14


BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU SỐ 5 - CƠNG TY TNHH MTV 732
 Vận tốc gió, hướng gió: Hai hướng gió chính tại khu vực huyện Ngọc Hồi là hướng
Tây từ tháng 5 đến tháng 9 và hướng Đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
Bảng 4: Tốc độ gió trung bình tháng các năm 2011 – 2017 (m/s)
T T.1
N
2012
2013
2014
2015
2016
2017

T.6


T.7

T.8

T.9 T.10 T.11 T.12

Bình
quân năm

T.2

T.3

T.4

T.5

2,1 1,5
1,9 1,3
1,8 1,6
2,3 1,3
1,0 1,4
1,9 1,7

1,0
1,0
1,1
1,9
0,9
1,2


0,9
0,9
0,9
1,8
1,2
1,0

1,1 1,2 0,9 1,0 1,0 1,1 1,7 1,8
1,275
0,9 1,1 1,2 1,0 0,9 1,0 0,8 0,8
1,067
0,8 0,9 1,0 1,1 0,9 1,1 1,0 1,9
1,175
1,0 0,8 0,9 1,0 1,2 1,3 1,8 2,0
1,442
0,8 1,0 0,9 1,2 0,7 1,0 1,4 1,5
1,083
1,2 1,3 1,4 1,4 1,3 1,5 1,9 2,5
1,525
Nguồn: Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum năm 2018.

 Lượng mưa: Mưa có tác dụng làm sạch mơi trường khơng khí và có khả năng pha
lỗng chất ơ nhiễm, lượng mưa càng lớn thì mức độ ơ nhiễm càng giảm. Vì vậy, mức độ
ô nhiễm vào mùa mưa sẽ thấp hơn nhiều khi so với mùa khơ.
Bảng 5: Lượng mưa trung bình tháng các năm 2011 – 2017 (mm)
T
N
2012
2013

2014
2015
2016
2017

T.1 T.2

T.3

T.4

48,2 0,2
2,7 0
0
0
0 33,8
28,4 0
0,7 9,1

187,8
11,9
0,6
11,0
4,0
94,5

189,7
92,9
223,3
53,4

90,0
85,3

Tổng
năm
127,9 368,7 306,7 292,5 215,6 51,1 26,8 0 1.815,2
87,6 360,2 276,7 343 598,8 206,7 159,6 25,0 2.165,1
147,1 368,3 456,1 280,8 316,7 168,7 3,0 28,0 1.992,6
81,2 223,7 341,5 311,9 197,3 173,0 16,2 0,2 1.443,2
157,9 309,4 216,7 339,0 416,5 239,2 37,2 36,8 1.875,1
321,2 201,2 480,1 164,3 172,6 71,1 121,4 2,9 1.724,4
Nguồn: Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum, năm 2018.
T.5

T.6

T.7

T.8

T.9

T.10 T.11 T.12

Nhận xét: Qua bảng trên cho thấy tổng lượng mưa trung bình 12 tháng các năm
2012 – 2017 trên địa bàn huyện Ngọc Hồi từ 1.835,9 mm, lượng mưa cao nhất là 598,8
mm vào tháng 9/2013, có một số tháng trong năm như tháng 12/2012, tháng 02/2013,
tháng 01 và tháng 02/2014, tháng 01/2015 và tháng 02/2016 khơng có mưa.
 Điều kiện thủy văn:
 Nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu là sơng, suối bắt nguồn từ phía Bắc và Đơng

Bắc của tỉnh Kon Tum, thường có lịng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết. Phía sau khu
vực nhà máy có suối Đăk H'Đrai chảy qua, suối này có lưu lượng đoạn chảy gần khu vực
nhà máy như sau:
Bảng . Lưu lượng nước suối Đăk H'Đrai
Năm/
II
III
IV
V
VI VII VIII IX
X
XI XII
tháng I
2015 0,071 0,054 0,045 0,037 0,054 0,085 0,180 0,178 0,203 0,187 0,088 0,051
2016 0,047 0,043 0,034 0,030 0,045 0,081 0,127 0,194 0,257 0,213 0,139 0,097
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, P. Trường Chinh, Tp. Kon Tum, Kon Tum - Tel: 0905.638.580

15


BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU SỐ 5 - CÔNG TY TNHH MTV 732
2017 0,082 0,065 0,062 0,057 0,109 0,123 0,306 0,278 0,209 0,174 0,188 0,103
Nguồn: Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Kon Tum, năm 2018.
 Nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở tỉnh Kon Tum có tiềm năng và trữ lượng cơng nghiệp
cấp C2: 100 nghìn m3/ngày, đặc biệt ở độ sâu 60 - 300 m có trữ lượng tương đối lớn (Tài liệu
Địa lý Địa phương tỉnh Kon Tum của Vũ Tuấn Anh).
1.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo, khí tượng, thủy văn khu
vực khai thác đến việc hình thành trữ lượng, đặc điểm động thái, chất lượng nước của

nguồn nước dưới đất tại khu vực khai thác.
 Khu vực khai thác có kiểu khí hậu 2 mùa là mùa nắng và mùa mưa nên trữ lượng,
chất lượng nước dưới đất bị thay đổi khá rõ rệt giữa 2 mùa trong năm. Mùa khô lượng
mưa giảm nên đồng thời trữ lượng nước dưới đất cũng thấp hơn nhiều so với mùa mưa.
 Khu vực khai thác nằm tương đối gần gần các điểm tụ thủy nên chế độ thủy văn có
ảnh hưởng rõ rệt đến động thái và chất lượng nước của khu vực khai thác.
2.3. Đặc điểm phân bố dân cư, mật độ dân số và các yếu tố kinh tế, xã hội khác có
liên quan đến hoạt động khai thác, sử dụng nước nói chung, nước dưới đất nói riêng
để cấp nước sinh hoạt tại khu vực khai thác nước dưới đất và các khu vực khác có
liên quan.
Xã Đăk Kan nằm về phía Nam so với trung tâm huyện Ngọc Hồi, phía Bắc giáp xã
Đăk Xú và thị trấn Plei Kần, phía Nam giáp xã Sa Loong và huyện Đăk Tơ, phía Đơng
giáp huyện Đăk Tơ, phía Tây giáp xã Bờ Y. Diện tích khoảng 90,4 ha, dân số 5.104 người.
2.4. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ chủ yếu tại khu vực khai thác và
tình hình khai thác, sử dụng nguồn nước phục vụ các hoạt động đó.
2.4.1. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh tại khu vực khai thác
Xung quanh khu vực khai thác chủ yếu là vùng nguyên liệu trồng cây cao su của
Công ty và của một số hộ dân trong địa bàn nên hầu hết khơng có hoạt động sản xuất,
kinh doanh tại khu vực. Xa hơn khoảng 2,5 km về phía Tây có khu dân cư sống tập trung
có hoạt động sản xuất, kinh doanh chỉ ở quy mô rất nhỏ.
2.4.2. Tình hình khai thác, sử dụng nước phục vụ sản xuất kinh doanh
Khu vực khai thác nằm khá xa trung tâm huyện Ngọc Hồi và xã Đăk Kan nên tại
khu vực này hầu như khơng có hoạt động khai thác, sử dụng nước phục vụ sản xuất kinh
doanh mà tại khu vực này chỉ có các hộ dân sinh sống gần khu vực đào giếng để phục vụ
nhu cầu sinh hoạt và tưới cây nhưng ở quy mô rất nhỏ.
Các cơng trình khai thác nước trong khu vực này chủ yếu là khai thác nước trong
tầng trầm tích bở rời hệ Đệ Tứ với lưu lượng nhỏ, không ảnh hưởng đến chất lượng cũng
như trữ lượng trong quá trình khai thác của Nhà máy. Mặt khác, ở khu vực khai thác, mật
độ dân cư tập trung không đông, mức độ sử dụng nước và lượng nước thải vào môi
trường ít. Bên cạnh đó, nước khai thác trong tầng nằm ở khá sâu (ở độ sâu từ dưới 15,0m)

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, P. Trường Chinh, Tp. Kon Tum, Kon Tum - Tel: 0905.638.580

16


BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU SỐ 5 - CƠNG TY TNHH MTV 732
nên ít bị nhiễm bẩn đến nguồn nước ở tầng chứa nước này. Do đó, khả năng nhiễm bẩn ơ
nhiễm đến nguồn nước thì hiện tại ở khu vực nghiên cứu chưa phát hiện.
Theo kết quả hút nước thí nghiệm trong q trình khoan – khai thác thì nước ở khu
vực này có lưu lượng tương đối lớn và chất lượng tốt. Nước thuộc loại hình clorua bicacbonat và bicacbonat – clorua, từ siêu nhạt đến nhạt.
Tóm lại, trong khu vực khai thác nước mới chỉ có một số điểm khảo sát và khai thác
nên chưa thể xác định chuẩn xác ranh giới các tầng chứa nước cả về độ sâu cũng như
diện tích phân bổ, cũng như chưa có đầy đủ các tài liệu để đánh giá chính xác các thơng
số địa chất thủy văn chung của cả khu vực.
III.Các yếu tố chủ yếu về đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội có ảnh hưởng lớn, trực
tiếp đến nguồn tài nguyên nước dưới đất tại khu vực khai thác.
 Khu vực khai thác nằm trong giữa khu vực trồng cây cao su nên mật độ phủ tại khu
vực này rất lớn, giảm thiểu được mức độ bay hơi của nước mặt và nước dưới đất.
 Khu vực khai thác có kiểu khí hậu 2 mùa là mùa nắng và mùa mưa nên trữ lượng,
chất lượng nước dưới đất bị thay đổi khá rõ rệt giữa 2 mùa trong năm.
 Khu vực khai thác nằm tương đối gần các khe suối nhỏ nên nước mặt có ảnh hưởng
rõ rệt đến động thái và chất lượng nước của khu vực khai thác.
 Khu vực khai thác có mật độ dân cư thấp, chưa có nhiều cơ sở, doanh nghiệp cá
nhân khai thác nước dưới đất nên chất lượng và trữ lượng nước ít bị ảnh hưởng.

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, P. Trường Chinh, Tp. Kon Tum, Kon Tum - Tel: 0905.638.580


17


BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU SỐ 5 - CÔNG TY TNHH MTV 732
Chương II
ĐẶC ĐIỂM NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC NƯỚC
DƯỚI ĐẤT, HIỆN TRẠNG CÁC NGUỒN THẢI TẠI KHU VỰC KHAI THÁC
I.Tổng quan đặc điểm nguồn nước dưới đất và hiện trạng khai thác nước dưới đất,
hiện trạng các nguồn thải, các vấn đề liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn
nước dưới đất tại khu vực khai thác.
1.1. Hiện trạng khai thác nước dưới đất
Hiện tại, ngoài việc khai thác nước dưới đất của Công ty TNHH MTV 732 để phục
vụ nước cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của Nhà máy chế biến mủ cao su tại cơng ty
thì khơng có đối tượng nào khai thác nước dưới đất với lưu lượng tương tự hay lớn hơn
tại khu vực.
Việc khai thác nước dưới đất tại khu vực chủ yếu ở quy mơ hộ gia đình nhằm phục
vụ cho q trình cấp nước sinh hoạt của người dân địa phương.
Theo kết quả quan trắc chất lượng nước dưới đất tại khu vực trong thời gian qua
cho thấy nguồn nước dưới đất tại khu vực có chất lượng tốt.
1.2. Các nguồn thải ảnh hưởng đến nguồn nước dưới đất
 Do khí thải: Khi trời mưa, nước mưa sẽ cuốn trơi và hồ tan các chất SO 2, NOx, CO2
có trong khí thải và thấm xuống đất gây ảnh hưởng đến chất lượng nước dưới đất.
 Do nước thải: Nước thải (nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, nước mưa chảy
tràn) nếu không được xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước mặt. Ngoài ra, nếu nước thải
xâm nhập vào mạch nước dưới đất sẽ gây ra một số bệnh về đường tiêu hóa ảnh hưởng
đến sinh hoạt, sản xuất của người lao động và dân cư xung quanh cơ sở.
 Do chất thải rắn: Lượng chất thải rắn nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm
nguồn nước, sinh mùi hôi do sự phân hủy của vi sinh vật, gây ô nhiễm đất cũng như
nguồn nước dưới đất.

II. Nội dung, thông tin, số liệu về đặc điểm nguồn nước dưới đất, hiện trạng khai
thác nước dưới đất, hiện trạng các nguồn thải trong khu vực khai thác
2.1. Tình hình điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất, hiện trạng khai thác và
các nguồn thải tại khu vực khai thác.
2.1.1 Các kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất, hiện trạng khai thác
nước dưới đất, các kết quả thăm dị, thi cơng cơng trình khai thác và các tài liệu điều
tra, đánh giá các nguồn thải đã thực hiện tại khu vực khai thác nước dưới đất
 Kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất, hiện trạng khai thác nước
dưới đất
Theo khảo sát thực tế, xung quanh khu vực khai thác nước dưới đất của Cơng ty
TNHH MTV 732 khơng có cơng trình khai thác nào khác. Xung quanh khu vực nhà máy
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, P. Trường Chinh, Tp. Kon Tum, Kon Tum - Tel: 0905.638.580

18


BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU SỐ 5 - CƠNG TY TNHH MTV 732
khoảng 500 m có một số hộ dân sinh sống đang khai thác nước dưới đất trong tầng lỗ
hổng Holocen với quy mô nhỏ hơn 10 m 3/ ngày đêm, chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh
hoạt.Tổng lượng nước khai thác trong bán kính 500 m nhỏ hơn 100 m3/ ngày đêm.
Ngoài ra, tại khu vực gần nhà máy cũng như trên địa bàn xã chưa có cơng trình
nghiên cứu, điều tra, đánh giá cụ thể tài nguyên nước dưới đất nào được thực hiện.
 Hiện trạng các nguồn thải có liên quan đến việc khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn
nước dưới đất tại khu vực khai thác
Lượng nước thải phát sinh từ quá trình hoạt động của dự án đã được thu gom, xử lý
và đã được xả thải theo đúng quy định hiện hành của Nhà Nước.
Khu vực khai thác hầu hết là vùng nguyên liệu cây cao su của nhà máy được giao
khốn nên nhìn chung hầu hết các cá nhân, tổ chức đều có nhận thức về việc đầu tư cho

công tác bảo vệ môi trường rất tốt.
 Nước thải phát sinh từ các cơ sở này chủ yếu là:
 Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ sinh hoạt của lực lượng lao động tại dự án. Nước
thải có chứa chất lơ lửng, chất hữu cơ, nitơ, photphat và các vi sinh vật.
 Nước mưa chảy tràn: Nước mưa chảy tràn trên tồn bộ khu vực dự án có thể cuốn
theo những thành phần gây ô nhiễm khác nhau bị rơi vãi, rò rỉ,… trên mặt đất như: đất,
cát, rác thải, cặn,….
 Chất thải rắn
 Chất thải rắn sinh hoạt: Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ sinh hoạt của nhân lực
lao động tại khu vực dự án, tuy nhiên thành phần cũng như số lượng không đáng kể.
→ Khả năng gây ô nhiễm nguồn nước do các chất thải:
 Do khí thải: Khi trời mưa, nước mưa sẽ cuốn trơi và hồ tan các chất SO 2, NOx, CO2
có trong khí thải và thấm xuống đất gây ảnh hưởng đến chất lượng nước dưới đất, qua
các “cửa sổ thủy văn” ảnh hưởng đến tầng nước dưới đất.
 Do nước thải: Nước thải nếu không được xử lý tốt sẽ gây ơ nhiễm nguồn nước mặt.
Ngồi ra, nếu nước thải xâm nhập vào mạch nước dưới đất sẽ gây ra một số bệnh về
đường tiêu hóa ảnh hưởng đến sinh hoạt của người lao động và dân cư xung quanh khu
vực.
 Do chất thải rắn: Lượng chất thải rắn nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ô nhiễm
nguồn nước, sinh mùi hôi do sự phân hủy của vi sinh vật.
2.1.2 Phân tích, đánh giá các kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước đã thực hiện;
lựa chọn các thông tin, số liệu được sử dụng để lập báo cáo.
a) Đánh giá mức độ chứa nước qua tài liệu khai thác

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, P. Trường Chinh, Tp. Kon Tum, Kon Tum - Tel: 0905.638.580

19



BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU SỐ 5 - CÔNG TY TNHH MTV 732
Nhà máy chế biến mủ cao su số 5 - Công ty TNHH MTV 732 khai thác nước dưới
đất tại 03 giếng khoan và 01 giếng đào.Giếng khoan có đường kính giếng là 160 mm,
chiều sâu là 100 m với tổng lưu lượng bơm trung bình mỗi ngày của 03 giếng là 255
m3/ngày đêm và giếng đào có đường kính giếng 80 cm, chiều sâu 8,0 m với lưu lượng
bơm trung binh mỗi ngày là 8,5 m3/ngày đêm. Đồng thời, căn cứ vào cấu trúc các tẩng
chứa nước đặc điếm địa chất thủy văn, điều kiện biên, chúng tơi sơ đồ hố trường thấm
có dạng tầng vô hạn, mái và đáy tầng chứa nước được cách ly. Trong vùng lân cận các
giếng khai thác hầu như khơng có các cơng trình khai thác nước dưới đất đáng kể mà chủ
yếu là các giếng đào của các hộ dân trên địa bàn xã với tống lưu lượng khai thác khoảng
là 612,48 m3 /ngày (tống số dân trên địa bàn xã là 5.104 người x định mức mỗi người 100
lít/ngày + nhu cầu nước sử dụng cho các mục đích khác là 20% tương ứng với 5.104 x
100 x 1,2 = 612.480 lít/ngày tương đương 612,48 m3 /ngày).
b) Lựa chọn các thông tin, số liệu được sử dụng để lập báo cáo
Dựa vào các kết quả điều tra, đánh giá tài nguyên nước đã thực hiện, tài liệu do
công ty TNHH MTV 732 cung cấp và kết quả khảo sát thực tế, cũng như kết quả của thí
nghiệm hút nước thí nghiệm thì chúng tơi lựa chọn các thông tin, số liệu được sử dụng để
lập báo cáo như sau:
 Tầng chứa nước được khai thác là tầng chứa nước lỗ hổng Holocen đối với giếng
đào GĐ01 và tầng chứa nước khe nứt của hệ tầng khâm Đức đối với 03 lỗ khoan GK01,
GK02 và GK03. Lưu lượng nước của tầng chứa nước của hệ tầng khâm Đức là 8,6
lít/giây tương đương (30,96 m3/giờ).
 Đường kính các lỗ khoan là 160cm (GK01, GK02 và GK03) và 80 cm (GĐ03)
 Mực nước tĩnh của các giếng như sau:
+ GK01: 43,4 m.
 GK02: 43,2 m.
 GK03: 43,5 m.
 GĐ 01: 4,3 m.
 Mực nước động lớn nhất của các giếng khoan: 4,3 - 5,0 m.

 Công suất khai thác lớn nhất đối với các giếng khoan là 85 m3/ ngày đêm. Với chế
độ khai thác là 4,26 giờ/ngày.
 Công suất khai thác lớn nhất đối với giếng đào là 8,5 m3/ ngày đêm. Với chế độ khai
thác là 5 giờ/ ngày
 Chất lượng nước tại thời điểm quan trắc năm 2018 tất cả các chỉ tiêu đều có giá trị
đạt QCVN 02:2009/BYT (kết quả quan trắc được thể hiện tại trang 23).
 Tổng lượng nước cần thiết để cung cấp cho sản xuất của nhà máy chế biến mủ cao
su số 5 là 382,5 m3/ ngày đêm, tuy nhiên Nhà máy tái sử dụng một phần nước sau khi qua
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, P. Trường Chinh, Tp. Kon Tum, Kon Tum - Tel: 0905.638.580

20


BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU SỐ 5 - CƠNG TY TNHH MTV 732
mương đánh đơng nên lượng khai thác thực tế khoảng 263,5 m3/ngày đêm.
 Chế độ hoạt động của dự án là 9 tháng/ năm (từ tháng 4 - 12).
2.2. Đặc điểm nguồn nước dưới đất tại khu vực khai thác
2.2.1 Đặc điểm của các tầng chứa nước
 Đặc điểm địa chất thủy văn của các tầng chứa nước trong khu vực
Các phân vị địa tầng địa chất thủy văn được phân chia chủ yếu dựa vào tuổi đại
tầng, địa chất, thành phần thạch học, mức độ chứa nước. Theo tài liệu “Báo cáo điều tra,
tìm kiếm nguồn nước dưới đất ở một số vùng trọng điểm thuộc tỉnh Kon Tum năm 2006
của Liên đoàn Địa chất Trung Trung Bộ” thì khu vực khai thác gồm các tầng có khả năng
cung cấp nước như sau:
 Tầng chứa nước Holocen (tầng cát pha, sạn)
 Tầng chứa nước Pleistocen (tầng cát, sỏi sạn hạt thô)

 Các tầng chứa nước khe nứt:

a) Các tầng chứa nước lỗ hổng
 Tầng chứa nước trong trầm tích Holocen:
Tầng có diện tích phân bố khá rộng rãi trong khu vực. Thường bị phủ bởi lớp sét thành
phần của tầng này chủ yếu là đá biến chất phong hóa. Chiều dày tầng thay đồi từ 3 đến 15
m. Trong khu vực có tầng cách nước này chỉ khoảng 12 m phân bố từ -5 m đến -17 m.
Tầng có quan hệ thủy lực khá chặt chẽ với nước mặt và các tầng bên dưới, động thái
của nước dưới đất phụ thuộc theo mùa với biên độ càng gần sông suối càng lớn.
Nguồn cung cấp nước dưới đất chủ yếu là nước mưa, nước mặt, nước tưới cây.
Nguồn thốt ra là sơng, các dịng nước mặt, bay hơi, ngấm xuống cung cấp cho tầng bên
dưới hoặc do dân sử dụng trong ăn uống sinh hoạt.
b) Tầng chứa nước trong trầm tích Pleistocen (qp)
Tầng chứa nước lỗ hống có áp Pleistocen (qp) chia thành hai lớp: lớp trên (qp 2) gồm
các loại cát, lớp dưới gồm các trầm tích cuội, sỏi, sạn, cát (qp1).
 Lớp trên (qp2):
 Lớp có diện tích phân bố khắp khu vực, thành phần thạch học chủ yếu là đá biến
chất, nứt nẻ màu xám. Chiều sâu thế nằm lớp nóc thay đổi từ -15m đến -22 m. Chiều sâu
thế nằm lớp đáy là -37 m đến -45 m. Lớp có chiều dày thay đối từ 15 m đến 30 m, trung
bình 22,5 m. Tại các giếng khoan khu vực Nhà máy chế biến mủ cao su số 5 - Công ty
TNHH MTV 732 không gặp lớp này.
 Động thái mực nước thay đổi theo mùa, biên độ dao động mực nước hàng năm từ
0,5 m đến 2,57 m. Lớp này có khả năng chứa nước trung bình, các lỗ khoan có lưu lượng
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, P. Trường Chinh, Tp. Kon Tum, Kon Tum - Tel: 0905.638.580

21


BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU SỐ 5 - CÔNG TY TNHH MTV 732
thay đổi từ 8,53 dến 8,67 lít/s

 Nước tàng trữ và lưu thơng trong lớp là nước nhạt, mềm đến cứng vừa từ 82,51 đến
80,01 kiểu bicacbonat canxi - magic hoặc bicacbonai clorur- natri- calxi.
 Lớp này có quan hệ thủy lực khá chặt chẽ với các tầng nước chứa liền kề Nguồn
cung cấp chủ yếu là nước mưa, nước mặt, nước tầng trên và nguồn thốt ra sơng hồ, thấm
xuống tầng dưới.
 Lớp dưới (qp1)
 Lớp có diện tích phân bố khắp khu vực, thành phần thạch học chủ yếu là đá biến
chất, nứt nẻ màu xám. Chiều sâu thế nằm lớp nóc thay đổi từ -40 m đến -53 m. Chiều sâu
thế nằm lớp đáy là -70 đến -85 m. Lớp có chiều dày thay đổi từ 17 đến 45 m, trung bình
31 m. Tại các giếng khoan khu vực nhà máy chế biến mù cao su số 5 - Công ty TNHH
MTV 732 không gặp lớp này.
 Chiều sâu thế nằm mực nước trạng thái tự nhiên thay đồi từ 0,66 m đến 6,0 m. Khả
năng chứa nước của tầng này thuộc loại trung bình. Nguồn cung cấp chủ yếu cho lớp là
nước mưa, nước tưới, nước sông, hồ và nước các tầng trên ngấm xuống, thoát chủ yếu
bằng thấm xuyên và khai thác nước phục vụ dân sinh, một phần thoát ra sông và bay hơi.
c) Các tầng chứa nước khe nứt:
Tầng chứa khe nứt trong các đá biến chất phân bố rộng rãi và bị phủ hoàn toàn bởi
các trầm tích trẻ và các sản phẩm phong hóa của chúng. Thành phẩn gồm đá biến chất
cấu tạo khối rắn chắc, nứt nẻ màu xám. Bề dày lớp này thường gặp từ 05 m đến trên 80
m. Tại các giếng khoan khu vực Nhà máy chế biến mù cao su số 5 - Công ty TNHH
MTV 732 lớp này nằm ở độ sâu từ - 05 đến -80 m. Mức độ chứa nước từ trung bình đến
nghèo, một số nơi khơng có nước.
Tầng chứa nước thuộc loại trung bình. Nước tàng trữ và lưu thông trong tầng đa
phần là nước nhạt (khoáng hoá 112,1 đến 226,8 mg/1), nước thuộc loại cứng vừa từ 82,51
đến 80,01 mg/1.
Nguồn cung cấp cho tầng là nước mưa, nước tầng trên ngấm xuống nguồn thốt ra
sơng, hồ hoặc cung cấp cho tầng phía trên,...
2.2.2 Đặc điểm của các tầng cách nước
Tầng cách nước Holocen: Thành phần gồm sét, sét pha lẫn sạn, cát sỏi. Phân bố rộng
khắp trong vùng tầng có chiều dày từ 0 đến 5 m, trung bình 5m. Đất đá của tầng có tính

thấm rất yếu có thể xếp vào loại cách nước. Tại các giếng khoan khu vực nhà máy chế biến
mủ cao su số 5 - Công ty TNHH MTV 732 lớp này nằm ở độ sâu từ -0,0 đến -5m.
2.3 Đặc điểm chất lượng nước
 Qua kết quả quan trắc các thông số đặc trưng cho chất lượng nước tại khu vực Nhà
máy chế biến mủ cao su số 5 từ khi nhà máy hoạt động đến nay thì chất lượng nước hầu
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, P. Trường Chinh, Tp. Kon Tum, Kon Tum - Tel: 0905.638.580

22


BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU SỐ 5 - CƠNG TY TNHH MTV 732
như khơng bị thay đổi, không phát hiện các thông số ô nhiễm khi so sánh với các quy
chuẩn hiện hành. Hiện tại chất lượng nguồn nước dưới đất tại khu vực vẫn đảm bảo phù
hợp cho nhu cầu dùng nước tại Nhà máy.
 Kết quả phân tích mẫu hóa nước lấy tại các giếng:
 Thông số: pH, độ màu, mùi, độ đục, độ cứng, NH 4+-N, Chỉ số Pemanganat, Cl-, Fe
tổng, Clo dư, As, Pb, F-, Colifrom, E.coli.
 Vị trí lấy mẫu: Khu vực nhà máy chế biến mủ cao su số 5.
 Giếng đào số 1 (GĐ 01) trong khu vực Nhà máy – QT/N173: X= 1617166; Y=
0521696.
 Giếng khoan số 02 (GK 02) trong khu vực Nhà máy – QT/N174: X= 1617070; Y=
0521290.
 Giếng khoan số 03 (GK 03) trong khu vực Nhà máy – QT/N175: X= 1617277; Y=
0521609.
 Ngày nhận mẫu: 01/11/2018.
 Kết quả phân tích:
Bảng 12: Kết quả quan trắc chất lượng nước dưới đất
Stt


Thông số

Đơn vị

1
2

pH
Độ màu

3

Mùi

4
5
6

Độ đục
NTU
Độ cứng
mg/L
+
NH4 -N
mg/L
Chỉ
số
mg/L
Pemanganat

Clmg/L
Fe tổng
mg/L
Clo dư
mg/L
As
mg/L
Pb
mg/L
Fmg/L
Coliform
MNP/100mL
E.Coli
MNP/100mL

7
8
9
10
11
12
13
14
15

Pt-Co
-

Kết quả


QCVN 02:2009/ BYT
I
II
6,0-8,5
6,0-8,0
15
15
Khơng có Khơng có
mùi vị lạ mùi vị lạ
5
5
350
3
3

QT/N105

QT/N106

QT/N107

5,91
<5
Khơng
mùi
0,70
37,7
0,039

5,82

<5
Khơng
mùi
0,66
59,7
0,026

5,86
<5
Khơng
mùi
0,62
60,9
0,030

1,51

1,32

1,57

4

4

5,53
0,21
< 0,2
0,0008
< 0,002

< 0,1
Âm tính
Âm tính

5,96
0,13
< 0,2
0,0007
< 0,002
< 0,1
Âm tính
Âm tính

5,25
0,17
< 0,2
0,0012
< 0,002
< 0,1
Âm tính
Âm tính

300
0,5
0,3-0,5
0,01
1,5
50
0


0,5
0,05
150
20

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, P. Trường Chinh, Tp. Kon Tum, Kon Tum - Tel: 0905.638.580

23


BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU SỐ 5 - CÔNG TY TNHH MTV 732
Nguồn: Trung tâm Quan trắc tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum.

Ghi chú:
 (-): Không quy định.
 QCVN 02:2009/BYT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt.
KPH: Không phát hiện.
Nhận xét: Qua kết quả đo đạc và phân tích cho thấy các thơng số đo đạc, phân tích đại
diện cho chất lượng môi trường nước dưới đất tại 01 giếng đào và 02 giếng khoan nằm trong
khuôn viên Nhà máy chế biến mủ cao su số 5 đều nằm trong giới hạn cho phép khi so sánh
với QCVN 02:2009/BYT (cột I và cột II). Nhìn chung chất lượng nguồn nước dưới đất
tại Nhà máy chế biến mủ cao su số 5 đảm bảo phục vụ cho mục đích sinh hoạt và chưa
phát hiện các dấu hiệu ô nhiễm.
2.4. Hiện trạng khai thác nước dưới đất và các tài liệu điều tra, đánh giá các nguồn
thải:
2.4.1 Hiện trạng khai thác nước dưới đất trong phạm vi ảnh hưởng của cơng trình
khai thác.
Trong phạm vi ảnh hưởng của cơng trình trong vịng bán kính 300 m tính từ nhà

máy chế biến mủ cao su số 5 khơng có cơng khai thác nào khác.
Phía xa hơn khoảng 500 m có khu dân cư đang khai thác nước để phục vụ nhu cầu
sinh hoạt, với quy mô nhỏ hơn 10 m 3/ngày đêm và tổng công suất khu vực xung quanh
(không kể Nhà máy) cũng nhỏ hơn 100 m3/ngày đêm, chiều sâu các giếng từ 8 - 10 m,
tầng lấy nước chủ yếu là tầng chứa nước lỗ hổng Holocen hoặc tầng chứa nước lỗ hổng –
khe nứt trong lớp đất đá phong hóa của hệ tầng Khâm Đức.
2.4.2 Hiện trạng các nguồn thải trong khu vực khai thác
a) Nguồn thải nước từ hoạt động chế biến mủ của nhà máy:
Với nhu cầu sử dụng nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt trung bình mỗi ngày
khoảng 382,5 m3/ngày thì lượng nước thải ra mỗi ngày khoảng 306 m 3/ngày (chiếm 80%
lượng nước cấp). Lượng nước này chứa rất nhiều tạp chất và các chất có khá năng làm ơ
nhiễm nguồn nước dưới đất nếu không được xử lý triệt để.
Nhà máy đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải với công suất 500 m3/ngày để xử lý nước
thải phát sinh từ qúa trình chế biến mủ. Như vậy, lượng nước thái phải sinh từ qúa trình sản
xuất của nhà máy khơng ảnh hưởng xấu đến nguồn nước dưới đất tại khu vực nhà máy.
b) Nguồn thải nước sinh hoạt:
Nguồn nước thải phát sinh từ việc sử dụng nước phục vụ sinh hoạt của nhân dân
trong vùng. Thành phần chủ yếu của nước thải sinh hoạt là BOD5 COD, TDS và hàm
lượng hữu cơ cao... Xong việc phân luồng các dòng thải cùng như việc xây dựng các hệ
thông thu gom hiện nay của khu vực dân cư lân cận chưa được hoàn thiện cho nên việc
Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, P. Trường Chinh, Tp. Kon Tum, Kon Tum - Tel: 0905.638.580

24


BÁO CÁO HIỆN TRẠNG CƠNG TRÌNH KHAI THÁC NƯỚC DƯỚI ĐẤT CỦA
NHÀ MÁY CHẾ BIẾN MỦ CAO SU SỐ 5 - CƠNG TY TNHH MTV 732
kiểm sốt lưu lượng nước thải sinh hoạt là rất khó khăn. Phần lớn nước thải sinh hoạt
thấm vào môi trường đất gây ô nhiễm nước bề mặt là chủ yếu, tuy nhiên theo thời gian

lâu dài cũng gây ảnh hưởng và làm thay đổi thành phần của nước dưới đất.
c) Nguồn nước thải sản xuất nơng nghiệp.
Nước thải được sinh ra trong qúa trình sản xuất nông nghiệp của nhân dân quanh
vùng. Tác nhân chủ yếu gây ra ô nhiễm môi trường là việc sử dụng các phân bón hóa
học, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng... Song lượng nước thải này có đặc điểm
thay đổi theo mùa và theo thời vụ... lượng nước thải này được thải ra suối ờ các điểm xả
bên ngồi khu vực cửa xả của cơng ty và được sự kiểm sốt chặt chẽ của chính quyền địa
phương và các cơ quan ban ngành có liên quan. Do đó, nguồn nước thải sản xuất nơng
nghiệp cũng phần nào được hạn chế, không ảnh hưởng nhiều đến nguồn nước dưới đất
trong khu vực.
d) Nguồn nước thải từ các nghề tiểu thủ công.
Các hoạt động sản xuất tiểu thủ công trong khu vực xã chủ yếu là hoạt động sơ chế
nơng sản của các hộ gia đình như: sắn, cà phê, cao su,... sản xuất gạch thủ công, cửa sắt,
cở sản xuất đồ gỗ và một số hoạt động sản xuất nhỏ lẻ khác. Nước thải của các hoạt động
sản xuất này chứa các chất hữu cơ dễ phân hủy, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, vi sinh vật...
Lượng nước thải này nếu khơng được kiểm sốt sẽ gây tác hại đến nguồn nước dưới đất,
tuy nhiên, các cơ quan ban ngành thường xuyên kiểm giám sát công tác thực hiện các
biện pháp xử lý nước thải bảo vệ môi trường. Nhìn chung các hoạt động sản xuất này ít
gây ảnh hưởng đến chất lượng của nước dưới đất trong khu vực.
e) Nguồn nước thải từ các ngành nghề dịch vụ.
Mặc dù sản xuất nơng nghiệp vẫn cịn chiếm một tỷ lệ lớn trong cơ cấu ngành nghề
của địa phương. Tuy nhiên, tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp đang ngày càng giảm, thay
vào đó là sư phát triển của ngành nghề mới như dịch vụ. Những ngành nghề chủ yếu là:
Dịch vụ ăn uống, buôn bán vật liệu xây dựng... Nguồn thải từ các ngành nghề này không
nhiều đa phần là nước thải sinh hoạt. Đồng thời tải lượng các chất thải này không lớn và
hầu như đã được qua xứ lý trước khi thải ra môi trường nên tác động từ các hoạt động
này đến nguồn nước dưới đất xem như là khơng đáng kể.
Ngồi ra, xung quanh khu vực nhà máy hầu như khơng có bãi rác, bãi chơn lấp chất
thải, nghĩa trang, kho chứa hóa chất,… Dân cư sống quanh khu vực nhà máy chủ yếu thải
rác thải sinh hoạt, lượng rác thải sinh hoạt được thu gom thường xuyên.

2.4.3. Thống kê hiện trạng khai thác nước dưới đất và các tài liệu điều tra, đánh giá
các nguồn thải
Việc khai thác sử dụng nước dưới đất với lưu lượng lớn và thời gian dài sẽ gây bất
lợi đến nguồn nước dưới đất, cụ thể như: Gây suy giảm nguồn nước, hạ thấp mực nước,...

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Tiên Châu Kon Tum
Địa chỉ: 60 Phan Văn Trị, P. Trường Chinh, Tp. Kon Tum, Kon Tum - Tel: 0905.638.580

25


×