Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đề xuất giải pháp cải thiện và xây dựng tiêu chí đánh giá điều kiện lao động môi trường lao động ngành khai thác chế biến đá

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 107 trang )

Luận văn thạc sỹ

Đặng Thìn Hùng

LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan Bài luận văn này là kết quả nghiên cứu của tơi, do chính
bản thân tham khảo tài liệu kết hợp với thực tế khảo sát thu được. Đề tài của tơi
chưa được cơng bố trong bất cứ cơng trình nghiên cứu khoa học nào khác.

Học viên

Đặng Thìn Hùng

Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Đặng Thìn Hùng

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian thực tập để hồn thành luận văn này, tơi đă nhận được
sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thầy cô trong Trường ĐH Bách Khoa, các
anh chị tại viện Khoa học Lao động và Xã hội – Bộ Lao động Thương binh và Xã
hội, các anh chị tại UBND xã Ninh Vân – Cùng toàn thể các cơ sở doanh nghiệp
khai thác đá tại Ninh Vân – Ninh Bình. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi
xin được bày tỏ lới cảm ơn chân thành tới:
GS.TS. Đặng Kim Chi; TS. Nguyễn Thế Đồng là hai người thầy đã tạo nền


móng và chỉ bảo tơi rất nhiều để có thể hồn thành luận văn này.
Các anh chị em tại Trung tâm Môi trường và Điều kiện Lao động – Viện
Khoa học Lao động và Xã hội là những người giúp đỡ tôi trong quá đo đạc và
cung cấp nhiều tài liệu quý báu liên quan đến MTLĐ, ĐKLĐ ngành khai thác và
chế biến đá.
Các cơ sở sản xuất chế biến khai thác đá tại Ninh Vân- Ninh Bình là nơi
đã tạo điều kiện để tơi học hỏi được những kinh nghiệm về thực tế sản xuất, tiến
hành khảo sát, đo đạc, phỏng vấn, đánh giá môi trường lao động, điều kiện lao
động.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong hội đồng chấm luận văn đã cho tơi
những góp ý q báu để hồn chỉnh luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 10 năm 2014
Học viên

Đặng Thìn Hùng

Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Đặng Thìn Hùng

DANH MỤC CÁC CHỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT
MTLĐ


: Môi trường lao động

ĐKLĐ

: Điều kiện lao động

NLĐ

: Người lao động

NSLĐ

: Người sử dụng lao động

NNĐHNH

: Nghề nặng nhọc độc hại nguy hiểm

ĐBNNĐHNH

: Nghề đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm

ATVSLĐ

: An toàn vệ sinh lao động

BLĐTB&XH

: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội


CTR

: Chất thải rắn

UBND

: Ủy ban nhân dân

Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Đặng Thìn Hùng

DANH MỤC BẢNG
Bảng1.1

Danh mục bệnh nghề nghiệp

Bảng 2.1

Kết quả đo môi trường lao động

Bảng 2.2

Kết quả nồng độ mơi trường lao động trong q
trình khai thác chế biến đá


Bảng 2.3

Kết quả thảo luận tình hình bệnh nghề nghiệp tại
các cơ sở khai thác chế biến đá

Bảng 3.1

Môi trường lao động, điều kiện lao động

Bảng 3. 2

Nhóm tiêu chí giám sát định kỳ 6 tháng hoặc 1
năm

Bảng 3.3

Nhóm các tiêu chí tại khu vực khai thác chế biến
đá

Bảng 3.4

Nhóm tiêu chí tại khu vực nổ mìn

Bảng 3.5

Nhóm tiêu chí tự giám sát đánh giá tại khu vực
khoan khai thác

Bảng 3.6


Nhóm tiêu chí trong tổ bốc xúc vận chuyển

Bảng 3.7

Nhóm tiêu chí trong tổ chế biến

Bảng 3.8

Nhóm tiêu chí trong tổ hóa chất

Bảng 3.9

Nhóm tiêu chí cuối cùng là bảng tổng hợp theo
từng tháng

Bảng 3.10

Kết quả đánh giá môi trường lao động, điều kiện
lao động của người lao động tại doanh nghiệp khai thác
chế biến đá Hệ Dưỡng

Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Đặng Thìn Hùng


BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình1.1

Phát sinh yếu tố ơ nhiễm trong q trình khai thác chế biến đá

Hình 1.2

Các yếu tố có hại phát sinh trong quá trình khai thác chế biến đá

Hình 1.2

Các yếu tố có hại phát sinh trong q trình khai thác chế biến đá

Hình 1.4

Cơng tác an tồn vệ sinh lao động

Hình 1.5

Bộ máy cơng tác an tồn vệ sinh lao động tại doanh nghiệp khai
thác chế biến đá

Hình 1.6

Một số hình ảnh khai thác chế biến đá tại Ninh Vân – Ninh Bình

Hình 1.7

Cơng nghệ khai thác đá tại Ninh Vân- Ninh Bình


Hình 2.1

Mơ hình quản lý khi các doanh nghiệp nằm rải rác trong khu
dân cư
Mơ hình quản lý khi có cụm cơng nghiệp làng nghề với ban

Hình 2.2

quản lý trực thuộc xã
Các cơ sở /doanh nghiệp làng nghề có thể quản lý lao động theo

Hình2.3

mơ hinh
Hình 3.1

Các bước xây dựng tiêu chí

Hình 3.2

Sơ đồ khai thác đá Hệ Dưỡng

Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ


Đặng Thìn Hùng

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN……………………………………………………………………
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VÀ KÝ HIỆU VIẾT TẮT………………………………
DANH MỤC BẢNG…………………………………………………………………
BẢNG DANH MỤC HÌNH VẼ……………………………………………………………………

MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 2
1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 2
1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................... 2
1.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu ..................................................................... 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................... 3
1.6. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 7
1.7. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu ....................................................................... 7
1.8. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục .................................. 8
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƢỜNG LAO ĐỘNG, ĐIỀU KIỆN
LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH KHAI THÁC CHẾ BIẾN ĐÁ ......................... 9
1.1. Một số khái niệm liên quan tới môi trường lao động, điều kiện lao động ........ 9
1.1.1.Điều kiện lao động .......................................................................................... 9
1.1.2. Môi trường lao động ...................................................................................... 9
1.1.3. Tai nạn lao động ............................................................................................. 9
1.1.4. Bệnh nghề nghiệp ........................................................................................... 9
1.1.5.Yếu tố có hại trong sản xuất ............................................................................ 11

Lớp KTMT 2012B


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Đặng Thìn Hùng

1.1.6.Yếu tố nguy hiểm trong sản xuất .................................................................... 11
1.1.7.Yếu tố nguy hại ............................................................................................... 11
1.1.8.Mức nặng nhọc của nghề/công việc ................................................................ 11
1.1.9.Nghề ................................................................................................................ 12
1.1.10.Công việc ...................................................................................................... 12
1.1.11.Nghề/công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm ............................................. 12
1.1.12.Nghề/công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm................................ 12
1.2.Đặc điểm cơng tác an tồn vệ sinh lao động trong ngành khai thác, chế biến đá ở
Việt Nam .................................................................................................................. 13
1.3.Yếu tố mơi trường lao động trong q trình khai thác chế biến đá ................... 15
1.4.Ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện lao động trong ngành khai thác chế biến đá
tới người lao động .................................................................................................... 18
1.5.Thực trạng công tác quản lý an toàn vệ sinh lao động trong các ngành khai thác
chế biến đá ................................................................................................................ 19
1.6.Những nét cơ bản điều kiện lao động và môi trường lao động của ngành khai
thác chế biến đá tại Ninh Vân – Ninh Bình ............................................................. 22
1.6.1.Điều kiện kinh tế xã hội Ninh Vân ................................................................. 22
1.6.2. Hình thức sản xuất tại các cơ sở khai thác chế biến đá tại Ninh Vân – Ninh
Bình 23
1.6.3.

Cơng nghệ sản xuất..................................................................................... 25


CHƢƠNG 2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN PHÁP CẢI THIỆN ......... 29
2.1. Kết quả đánh giá khảo sát điều kiện lao động, môi trường lao động tại một số
cơ sở sản xuất vừa và nhỏ trong khai thác chế biến đá Ninh Vân – Ninh Bình ...... 29
2.1.1. Kết quả đánh giá khảo sát điều kiện lao động tại các cơ sở khai thác chế biến
đá .............................................................................................................................. 29
2.1.2. Kết quả khảo sát môi trường lao động tại một số cơ sở khai thác chế biến đá
.................................................................................................................................. 33
2.1.3. Hậu quả của các cơ sở khai thác chế biến đá tới môi trường xung quanh ..... 40
2.1.4. Nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh lao động trong khai thác chế biến đá ............ 41

2.2. Giải pháp cải thiện môi trường lao động và điều kiện lao động ở các doanh
nghiệp vừa và nhỏ trong khai thác chế biến đá ở Ninh Vân – Ninh Bình ............... 43
2.2.1. Định hướng phát triển bền vững .................................................................... 43

Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Đặng Thìn Hùng

2.2.2. Định hướng giải quyết các vấn đề về môi trường lao động ........................... 43
2.2.3. Định hướng các chính sách về mơi trường lao động và điều kiện lao động .. 44
2.2.4. Thúc đẩy việc thực thi, thực hiện các chính sách, qui định về quản lý môi
trường lao động trong các cơ sở khai thác chế biến đá ............................................ 46
2.3. Đề xuất mơ hình quản lý an toàn vệ sinh lao động thúc đẩy thực hiện môi
trường lao động và điều kiện lao động trong các cơ sở khai thác chế biến đá trong
làng nghề .................................................................................................................. 50

2.3.1. Đề xuất phương pháp quản lý kỹ thuật trong các cơ sở khai thác chế biến đá
.................................................................................................................................. 56
2.3.1.1. An toàn trong xử lý, sắp xếp, vận chuyển nguyên vật liệu ............................. 56
2.3.1.2. An toàn trong sử dụng máy sản xuất ............................................................... 59
2.3.1.3. An tồn hóa chất .............................................................................................. 61
2.3.1.4. Môi trường làm việc và chế độ phúc lợi .......................................................... 62

CHƢƠNG 3: XÂY DỰNG TIÊU CHÍ TỰ ĐÁNH GIÁ ..................................... 65
3.1. Đánh giá về môi trường lao động, điều kiện lao động trong các cơ sở doanh
nghiệp khai thác chế biến đá vừa và nhỏ ................................................................. 65
3.2. Các bước xây dựng tiêu chí tự đánh giá mơi trường lao động điều kiện lao
động trong các cơ sở khai thác chế biến đá tại Ninh Vân – Ninh Bình ................... 66
3.3. Các tiêu chí tự đánh giá mơi trường lao động điều kiện lao động trong các cơ sở
vừa và nhỏ trong khai thác chế biến đá .................................................................... 68
3.4. Kết quả áp dụng thử nghiệm tiêu chí tự đánh giá tại cơ sở vừa và nhỏ trong khai
thác chế biến đá ở Ninh Vân - Ninh Bình ................................................................ 80
4.5. Đề xuất nhân rộng các tiêu chí tự giám sát đánh giá ......................................87
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 89
KHUYẾN NGHỊ..................................................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 92
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 96
Phụ lục 1: Hƣớng dẫn việc sử dụng các tiêu chí ATVSLĐ tại các cơ sở khai
thác chế biến đa. ..................................................................................................... 96

Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ


Lớp KTMT 2012B

Đặng Thìn Hùng

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường


Luận văn thạc sỹ

Đặng Thìn Hùng

MỞ ĐẦU
Mơi trường lao động (MTLĐ), điều kiện lao động (ĐKLĐ) bao gồm các yếu
tố như môi trường làm việc, tổ chức lao động, các yếu tố trong q trình cơng nghệ,
q trình lao động và hồn cảnh nơi làm việc…có khả năng tác động đến người lao
động (NLĐ) theo những mức độ khác nhau, có thể là nguyên nhân trực tiếp hoặc
gián tiếp làm rối loạn, gây ảnh hưởng nhất định đối với trạng thái cơ thể và sức
khỏe NLĐ và chính nó sẽ ảnh hưởng đến năng suất lao động tăng lên hay giảm đi.
Cùng với sự phát triển của khoa học – kỹ thuật, các công nghệ mới được ứng
dụng ngày một nhiều làm cho hoạt động của con người cũng như môi trường lao
động, điều kiện lao động ngày càng đa dạng và phức tạp hơn. Vì vậy, vấn đề đảm
bảo MTLĐ và ĐKLĐ luôn được Nhà nước đặc biệt quan tâm đầu tư.
Từ năm 1995, Quốc hội đã ban hành Bộ luật Lao động nhằm bảo đảm lợi ích
hợp pháp và quyền lợi chính đáng cho NLĐ, tiếp đó là hàng loạt hệ thống các nghị
định, thông tư hướng dẫn, quy định cụ thể MTLĐ, danh mục nghề, công việc cho
NLĐ làm việc trong ĐKLĐ nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đặc biệt là trong các
ngành có nguy cơ cao về mất an toàn vệ sinh lao động như ngành khai thác khoáng
sản, khai thác chế biến đá…
Hiện nay cả nước có hơn 200 mỏ đá vơi và hàng trăm mỏ đá xây dựng đang

được khai thác, tuy nhiên dây chuyền công nghệ khai thác, chế biến đá tại phần lớn
các cơ sở này đều cũ và lạc hậu, không được trang bị thiết bị hút bụi tại nhiều công
đoạn nên đã gây ô nhiễm môi trường với một lượng lớn khí độc hại như CO,
SO2…. Nồng độ bụi do các doanh nghiệp này thải ra cao hơn gấp nhiều lần cho
phép, thậm chí ở cơng đoạn nghiền, sàng… nồng độ bụi cao gấp 9 [8][12] lần tiêu
chuẩn cho phép. Các khu vực khai thác đá chủ yếu là nổ mìn kết hợp với lao động
thủ cơng, khoan phá đá không được trang bị những kiến thức làm việc an toàn, nên
tai nạn lao động thường xuyên xảy ra với mức độ rất nghiêm trọng với số người
chết, bị thương nặng/ vụ rất lớn.

Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

1


Luận văn thạc sỹ

Đặng Thìn Hùng

Bên cạnh đó, cơng tác quản lý an toàn vệ sinh lao động trong lĩnh vực này còn
nhiều hạn chế, do các mỏ đá phân tán rộng, khai thác trái phép nhiều, việc phân cấp
quản lý chưa có sự phân định theo ngành dọc hay cấp chính quyền địa phương.
Do vậy, trước thực tế các vụ tai nạn lao động, tình trạng mắc bệnh nghề
nghiệp có xu hướng gia tăng hàng năm, đặc biệt là các vụ tai nạn lao động nặng và
chết người trong lĩnh vực khai thác và chế biến đá không chỉ đòi hỏi các cơ quan
quản lý Nhà nước, mà các doanh nghiệp và người lao động cần tăng cường công tác
kiểm tra, tự kiểm tra giám sát, đánh giá an toàn lao động nhằm hạn chế các vụ tai
nạn lao động, phòng ngừa các bệnh liên quan đến nghề nghiệp trong thời gian tới.

Vì vậy, việc “Khảo sát đánh giá hiện trạng môi trƣờng lao động, điều kiện
lao động tại một số cơ sở chế biến đá, đề xuất giải pháp cải thiện và xây dựng
tiêu chí đánh giá điều kiện lao động, môi trƣờng lao động ngành khai thác chế
biến đá” là rất cần thiết và quan trọng.
1. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- MTLĐ và NLĐ tại một số cơ sở doanh nghiệp khai thác chế biến đá vừa và
nhỏ tại Ninh Vân – Ninh Bình.
1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Các hoạt động khai thác chế biến đá tác động trực tiếp tới NLĐ, NSDLĐ,
và người dân đang sinh sống trên địa bàn xã Ninh Vân – Ninh Bình.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng MTLĐ, ĐKLĐ tại một số cơ sở /doanh nghiệp khai thác
chế biến đá vừa và nhỏ tại Ninh Vân – Ninh Bình.
- Đề xuất giải pháp cải thiện MTLĐ, ĐKLĐ nhằm giảm thiểu tai nạn lao động
và đảm bảo sức khỏe cho NLĐ trong ngành khai thác chế biến đá.
- Xây dựng tiêu chí tự đánh giá về MTLĐ, ĐKLĐ tại các cơ sở khai thác chế
biến đá.
1.4. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Địa điểm: Các cơ sở/ doanh nghiệp trong làng nghề khai thác chế biến đá
Ninh Vân – Ninh Bình.
Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

2


Luận văn thạc sỹ


Đặng Thìn Hùng

- Thời gian: từ tháng 03/2013 đến tháng 9/2013.
1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp tổng hợp, phân tích, hồi cứu số liệu: thơng qua việc thu
thập, hồi cứu các thơng tin thứ cấp có sẵn và các thông tin trực tiếp thu thập, thực
hiện tại cơ sở;
+ Thu thập, rà sốt và phân tích số liệu về tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp
trong ngành khai thác chế biến đá
+ Thu thập, tổng hợp các văn bản pháp luật về huấn luyện ATVSLĐ hiện có
đang được áp dụng trong ngành khai thác chế biến khống sản, khai thác đá.
- Phƣơng pháp tọa đàm: thơng qua việc trao đổi lấy ý kiến của nhà quản lý,
doanh nghiệp, người lao động, cộng động.
Tọa đàm ở địa phương: Tại địa phương khảo sát sẽ tổ chức 01 cuộc tọa đàm
để đánh giá về thực trạng ATVSLĐ và công tác quản lý ATVSLĐ ở các cơ sở khai
thác chế biến đá tại Ninh Vân –Ninh Bình với sự tham gia của các cơ quan quản lý
tại địa phương và các sở ban ngành như: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở
Xây dựng, Sở Y tế, Sở Cơng thương, Liên đồn Lao động tỉnh…
Phỏng vấn sâu tại doanh nghiệp: Trong khả năng nguồn lực có thể của chương
trình quốc gia về an tồn vệ sinh lao động, kinh phí bổ sung của luận văn, minh
chứng cho các thông tin đã thu thập từ việc khảo sát để phỏng vấn sâu về thực trạng
công tác ATVSLĐ (tập trung MTLĐ và ĐKLĐ) tại doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp phỏng vấn sâu này ngồi việc lựa chọn theo quy mơ lao động, loại hình
doanh nghiệp thì cịn căn cứ vào tiêu chí sau:
+ Doanh nghiệp có nhiều đối tượng cùng chịu trách nhiệm về ATVSLĐ.
+ DN thực hiện tốt và doanh nghiệp đang có nhiều tồn tại/thách thức về đảm
bảo ATVSLĐ.
- Phƣơng pháp chuyên gia: Quan sát, chụp ảnh mô tả thực trạng điều kiện
lao động môi trường lao động, lấy ý kiến của những chuyên gia đầu ngành về lĩnh
vực MTLĐ, ĐKLĐ nhằm đánh giá thực trạng MTLĐ, ĐKLĐ trong các doanh

nghiệp khai thác chế biến đá vừa phù hợp với thực tiễn và mang tính khoa học.

Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

3


Luận văn thạc sỹ

Đặng Thìn Hùng

- Phƣơng pháp khảo sát hiện trƣờng: đo đạc, quan trắc một số yếu tố mơi
trường lao động (vi khí hậu, bụi, tiếng ồn, hơi khí độc,....) tại nơi làm việc của
người lao ở một số doanh nghiệp cơ sở khai thác chế biến đá tại Ninh Vân – Ninh
Bình.
Đối tượng quan trắc khảo sát là MTLĐ và ĐKLĐ tại các cơ sở khai thác chế
biến đá tại Ninh Vân – Ninh Bình
MTLĐ là các yếu tố cấu thành bới các 3 nhóm yếu tố sau:
+

Nhóm các yếu tố vật lý, gồm các yếu tố vi khí hậu (nhiệt độ và độ ẩm

khơng khí, tốc độ gió, bức xạ nhiệt, áp suất), tiếng ồn, rung động, bức xạ (bức xạ
điện từ, bức xạ ion hoá và khơng ion hố), ánh sáng.
+

Nhóm các yếu tố hố học và hoá-lý, bao gồm các hoá chất độc, các loại


hơi khí độc, bụi nhưng luận văn chỉ đo đạc quan trắc chủ yếu là Bụi
+

Nhóm các yếu tố sinh vật, vi sinh vật và vi khuẩn thường ít xuất hiện

trong môi trường khai thác chế biến đá nên khi khảo sát đánh giá vẫn chưa quan tâm
tới các yếu tố trên
Trong phạm vi hướng tới một số chỉ tiêu MTLĐ để thực hiện đo đạc quan
trắc theo bảng sau:
Bảng 1.1. Chỉ tiêu môi trường lao động cần đo
STT

Chỉ tiêu MTLĐ

Phƣơng pháp và thiết bị đo

1

Vi khí hậu (nhiệt độ và
độ ẩm khơng khí, tốc độ
gió, bức xạ nhiệt, áp
suất)

Nhiệt độ bằng máy DICKSON của
Đức
Testo đa năng 445 với nhiều đầu đo
của Đức

Bụi


Đo nồng độ bụi toàn phần bằng
thiết bị cầm tay Cassela Anh xác
định bụi có độ chính xác tới 0.01mg.

Ồn

Đo mức độ ồn bằng máy RIONNL04 của Nhật (đơn vị dBA).

Rung

Dùng thiết bị máy đo nhanh Rion

2

3
4
Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

Ghi
chú

4


Luận văn thạc sỹ

Đặng Thìn Hùng


VM -63A
Máy đo độ rung ONO SOKKI NP
7310 (Nhật Bản)
5

Hơi khí độc(CO2, CO,

Testo đa năng 445 với nhiều đầu đo

SO2...)

của Đức

Môi trường lao động được đo vào tháng 7/ 2013 dưới đây là một số máy
dùng để đo MTLĐ tại các cơ sở khai thác chế biến đá vừa và nhỏ tại Ninh Vân –
Ninh Bình.
Hinh 1.1. Các thiết bị dùng để đo mơi trường lao động tại các cơ sở sản xuất
khai thác chế biến đá

Máy đo đa năng Testo 445 của Đức

Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

5


Luận văn thạc sỹ


Đặng Thìn Hùng

Máy đo bụi Cassela của Anh

Đo mức độ ồn bằng máy
RION- NL04 của Nhật

Đo mức độ ồn bằng máy RION- NL04 của Nhật

ĐKLĐ hình thành bởi các yếu tố: Tư thế làm việc của người lao động, vị trí
làm việc treo leo gây nguy hiểm, các điều kiện làm việc khác nhau như: làm việc
ngoài trời nắng nóng, mưa gió hay ở trong điều kiện làm việc thiếu các phương tiện
bảo vệ cá nhân...
Việc tiếp xúc với hóa chất, các nguy cơ về điện, các yếu tố bụi, ồn... chính vì
vậy việc đánh giá điều kiện lao động kết hợp với việc khảo sát đánh giá và quan
sát, chụp ảnh xin ý kiến chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động
trong các cơ sở doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực khai thác chế biến đá.
Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

6


Luận văn thạc sỹ

Đặng Thìn Hùng

1.6. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu đề ra luận văn thực hiện các nội dung nghiên cứu sau:

- Điều tra khảo sát hiện trạng MTLĐ, ĐKLĐ tại các cơ sở sản xuất khai thác
chế biến đá tại Ninh Vân – Ninh Bình.
- Khảo sát điều kiện kinh tế xã hội, hiện trạng sản xuất và tổ chức sản xuất tại
các cơ sở khai thác chế biến đá tại Ninh Vân – Ninh Bình đề đưa ra một bức tranh
tổng quát về MTLĐ, ĐKLĐ tại các cơ sở khai thác đá ở Ninh Vân – Ninh Bình.
- Từ việc khảo sát đánh giá MTLĐ, ĐKLĐ tới việc đưa ra các giải pháp cải
thiện và xây dựng tiêu chí tự giám sát MTLĐ, ĐKLĐ cho các cơ sở doanh nghiệp
chế biến đá.
- Áp dụng các tiêu chí tại các cơ sở khai thác chế biến đá tại Ninh Vân – Ninh
Bình.
- Đánh giá việc thực hiện các tiêu chí và đề xuất biện pháp nhân rộng ra các cơ
sở khai thác chế biến đá trên địa bàn cả nước và các cơ sở doanh nghiệp khác.
1.7. Vấn đề đạo đức của nghiên cứu
- Nội dung và phương pháp nghiên cứu được sự đồng ý của giáo viên hướng
dẫn và các chuyên gia trong ngành.
- Mục đích nghiên cứu được thơng báo cho Lãnh đạo các doanh nghiệp cơ sở
khai thác chế biến đá tại Ninh Vân, Ninh Bình.
- Đối tượng nghiên cứu được thơng báo, giải thích về mục đích cuộc điều tra
khảo sát và bảo đảm tính bí mật riêng tư cho người tham gia trả lời phỏng vấn và
bảo mật số liệu để có sự cộng tác trong nghiên cứu. Chỉ khi được sự đồng ý của
lãnh đạo các doanh nghiệp cơ sở khai thác chế biến đá Ninh Vân, được sự đồng ý
của NLĐ, thì việc đánh giá khảo sát mới bắt đầu tiến hành phỏng vấn các đối tượng
mới được đưa vào danh sách của mẫu nghiên cứu chính thức.
- Kết quả nghiên cứu được phản hồi lại cho các doanh nghiệp cơ sở khai thác
chế biến đá tại Ninh Vân.
- Nghiên cứu mang lại lợi ích là đưa ra những giải pháp đề xuất can thiệp
nhằm khắc phục, cải thiện điều kiện lao động, chăm sóc sức khỏe NLĐ tốt hơn.

Lớp KTMT 2012B


Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

7


Luận văn thạc sỹ

Đặng Thìn Hùng

Góp phần thúc đẩy tăng năng suất lao động, nhằm đảm bảo tính bền vững (về công
cụ, sức khỏe NLĐ) trong hoạt động sản xuất.
1.8. Hạn chế của nghiên cứu, sai số và biện pháp khắc phục
- Là nghiên cứu mô tả tại một thời điểm do đó chưa thể có những kết luận
khẳng định số liệu MTLĐ, ĐKLĐ phản ánh được cho cả năm.
- Sai số trong q trình phỏng vấn khảo sát phóng vấn sâu: do yếu tố chủ quan
của đối tượng nghiên cứu, kỹ năng hỏi cách tiếp cận của điều tra viên....

Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

8


Luận văn thạc sỹ

Đặng Thìn Hùng

CHƢƠNG I: TỔNG QUAN VỀ MÔI TRƢỜNG LAO ĐỘNG, ĐIỀU
KIỆN LAO ĐỘNG TRONG NGÀNH KHAI THÁC CHẾ BIẾN ĐÁ

1.1. Một số khái niệm liên quan tới môi trƣờng lao động, điều kiện lao
động
1.1.1.Điều kiện lao động
Điều kiện lao động (ĐKLĐ) là tổng thể các yếu tố kỹ thuật, tổ chức lao động,
kinh tế, xã hội, tự nhiên, thể hiện qua q trình cơng nghệ, cơng cụ lao động, đối
tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại
giữa các yếu tố đó tạo điều kiện cho hoạt động của con người trong quá trình lao
động, sản xuất.[31] [30] [3]
1.1.2.

Môi trƣờng lao động

Môi trường lao động (MTLĐ) là môi trường nơi đó/tại đó con người tiến hành
các hoạt động lao động sản xuất và phục vụ sản xuất. Theo đó, MTLĐ là một đặc
trưng quan trọng của điều kiện lao động (ĐKLĐ), bao gồm toàn bộ các yếu tố vật
lý, hóa học và sinh học có tại nơi làm việc, có khả năng ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp tới sức khỏe thể lệ và tâm thần của người lao động (NLĐ). [13][3][30]
1.1.3. Tai nạn lao động
Tai nạn lao động (TNLĐ) là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức
năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong, xảy ra trong quá trình lao
động, gắn với việc thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ lao động. Nhiễm độc cấp tính
đột ngột cũng được coi là tai nạn lao động.
Tai nạn lao động có thể chia ra các mức độ khác nhau như tai nạn lao động
chết người, tai nạn lao động nặng, tai nạn lao động nhẹ. Cách phân chia tai nạn lao
động nặng hay nhẹ phụ thuộc vào số ngày người lao động phải nghỉ việc để chữa
trị, điều trị thương tích hoặc theo mức độ loại thương tích do tai nạn lao động gây
ra.[12][4][3][30]
1.1.4. Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp (BNN) là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của
nghề nghiệp đối với lao động. Bệnh nghề nghiệp là hậu quả đáng tiếc và lâu dài ảnh

hưởng đến sức khỏe người lao động mà chủ yếu là do MTLĐ gây ra. Bệnh nghề
Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

9


Luận văn thạc sỹ

Đặng Thìn Hùng

nghiệp là một hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên
quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh do tác hại thường xuyên và kéo
dài của điều kiện lao động xấu. Biểu hiện có thể là sự suy yếu dần của sức khỏe gây
nên bệnh tật cho người lao động do tác động của các yếu tố có hại phát sinh trong
sản xuất lên cơ thể người lao động. Đến nay, Việt Nam đã công nhận 28 bệnh nghề
nghiệp được bảo hiểm như bảng sau: [13][12][30]
Bảng1.1. Danh mục bệnh nghề nghiệp
Danh mục bệnh nghề nghiệp đƣợc bảo hiểm
1

2

3
4
5

6


Bệnh bụi phổi silic
Bệnh bụi phổi atbet hay
bụi phổi amiăng
Bệnh bụi phổi bông
(byssinosis)
Bệnh điếc nghề nghiệp
Bệnh rung chuyển nghề
nghiệp
Bệnh nhiễm xạ nghề
nghiệp (bức xạ ion hóa)

15

16

17

Bệnh do leptospira nghề
nghiệp (Leptospirosis)
Bệnh viêm gan virus nghề
nghiệp
Bệnh nhiễm độc asen và
các hợp chất asen vô cơ
Bệnh nhiễm độc nicơtin

18
19

Bệnh nhiễm độc hóa chất
trừ sâu

Bệnh giảm áp

20

Bệnh loét da, loét vành
7

ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp
xúc (bệnh da nghề nghiệp do

21

Bệnh viêm phế quản mãn
tính

crơm)
8

9

10

Bệnh sạm da

22

Bệnh nhiễm độc TNT
(Trinitrotoluen)
Bệnh nhiễm độc benzen


Lớp KTMT 2012B

23

24

Bệnh hen phế quản nghề
nghiệp
Bệnh nhiễm độc
cacbonmonoxit nghề nghiệp
Bệnh nốt dầu nghề
nghiệp

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

10


Luận văn thạc sỹ

Đặng Thìn Hùng

Bệnh viêm loét da, viêm
Bệnh nhiễm độc mangan

11

25 móng và xung quanh móng
nghề nghiệp.


12

Bệnh nhiễm độc thủy
ngân

26

Bệnh nhiễm độc chì vơ
13a

13b
14





nghề nghiệp;
Bệnh nghề nghiệp do

27
Bệnh nhiễm độc chì hữu

Bệnh nhiễm độc Cadimi

28

rung tồn thân;
Nhiễm HIV do tai nạn rủi
ro nghề nghiệp.


Bệnh lao nghề nghiệp

1.1.5. Yếu tố có hại trong sản xuất
Là yếu tố có tác động gây bệnh cho người lao động trong sản xuất.[15][3]
1.1.6. Yếu tố nguy hiểm trong sản xuất
Là yếu tố tác động gây chấn thương cho người lao động trong sản xuất.[15][3]
Trong thực tế các yếu tố này tác động tương hỗ lẫn nhau, mơi trường có nhiều
yếu tố có hại càng làm tăng nguy cơ chấn thương và ngược lại.
1.1.7. Yếu tố nguy hại
Yếu tố gây tác động xấu và nghiêm trọng đến trạng thái chức năng sinh lý và
sự an toàn của người lao động tại nơi làm việc.[15][3]
1.1.8. Mức nặng nhọc của nghề/công việc
Là mức độ tác động đồng thời của các yếu tố điều kiện lao động lên trạng thái
chức năng của cơ thể con người, đến khả năng làm việc, sức khỏe và quá trình tái
sản xuất sức lao động của người lao động trong quá trình lao động. Như vậy mức độ
nặng nhọc độc hại của nghề/công việc được hiểu là sức nặng ảnh hưởng của điều
kiện lao động cụ thể đến cơ thể con người trong q trình hoạt động lao động, chứ
khơng phải là sức nặng trọng trường (trọng lượng) của tải trọng. Các điều kiện lao

Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

11


Luận văn thạc sỹ

Đặng Thìn Hùng


động thuận lợi hay khơng thuận lợi là những nguyên nhân hình thành sự phân loại
mức độ nặng nhọc của công việc. [15][3][30]
1.1.9.

Nghề

Là một dạng cụ thể hoàn chỉnh của hoạt động lao động trong hệ thống phân
cơng lao động xã hội địi hỏi phải được tiến hành theo một nguyên tắc thực hiện
riêng, với công nghệ và loại công cụ riêng. Là tổng hợp của trình độ hiểu biết, kỹ
năng trong lao động mà người lao động cần phải tiếp thu được trong quá trình đào
tạo chun mơn và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn để đáp ứng các yêu cầu của một
dạng cụ thể hồn chỉnh của họat động lao động.[3][31][30]
1.1.10. Cơng việc
Là một phần trong toàn bộ hoạt động của nghề được đặc trưng bằng các q
trình lao động (thủ cơng, máy - thủ cơng, máy, tự động hố, thiết bị), gồm các chức
năng Chuẩn bị, Tính tốn và Tiến hành q trình thực hiện.
Nghề và Cơng việc đều là dạng cụ thể của hoạt động lao động, là kết quả của
quá trình phân cơng và hợp tác lao động. Nghề là dạng hoàn chỉnh của hoạt động
lao động, tập hợp các cơng việc địi hỏi phải có trình độ hiểu biết, kỹ năng lao động
riêng do vậy cần có chương trình đào tạo, dạy nghề riêng. Cịn Cơng việc là một bộ
phận của Nghề. Cùng với sự phát triển của kỹ thuật - công nghệ sản xuất, của phân
công và hợp tác lao động, ranh giới giữa nghề và công việc khơng ngừng thay đổi,
ngày một khó phân biệt hơn.[3][12][31][30]
1.1.11. Nghề/cơng việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm
Nghề/ công việc nặng nhọc độc hại nguy hiển (NNĐHNH) là nghề/công việc
mà ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố điều kiện lao động tại nơi làm việc vượt quá
ngưỡng sinh lý bình thường của cơ thể (ngưỡng giới hạn cho phép), gây ảnh hưởng
không tốt đến trạng thái chức năng tâm sinh lý, sức khỏe, khả năng làm việc, quá
trình tái sản xuất sức lao động, hiệu quả lao động của con người trong và sau q

trình lao động, nhưng nếu có chế độ bảo hộ lao động tốt và thời gian làm việc nghỉ
ngơi hợp lý thì việc phục hồi trạng thái chức năng của cơ thể có thể thực hiện
được.[2][3][30][31]
1.1.12. Nghề/công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm
Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

12


Luận văn thạc sỹ

Đặng Thìn Hùng

Nghề/cơng việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm (ĐBNNĐHNH) là
nghề/công việc mà ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố điều kiện lao động tại nơi
làm việc ở ngưỡng bệnh lý gây ảnh hưởng xấu đến trạng thái chức năng tâm sinh lý,
sức khỏe, khả năng làm việc, khả năng lao động, quá trình tái sản xuất sức lao động,
hiệu quả lao động của người lao động trong và sau quá trình lao động, những ảnh
hưởng đó để lại hậu quả lâu dài và khả năng hồi phục hạn chế.[3][30][31]
1.2. Đặc điểm công tác an toàn vệ sinh lao động trong ngành khai thác, chế
biến đá ở Việt Nam
Việt Nam là đất nước đang trong quá trình xây dựng cơ bản nên ngành khai
thác chế biến đá dân dụng và công nghiệp ngày càng phát triển, chủ yếu tập trung ở
những vùng có nguồn tài nguyên phong phú như: Hải Phòng, Nghệ An, Ninh Bình,
Quảng Nam, Thanh Hóa….Các mỏ khai thác chế biến đá tập trung chủ yếu là các
tỉnh miền bắc và miền trung, theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã
hội thì các cơ sở doanh nghiệp khai thác đá chủ yếu là quy mô nhỏ với loại hình
doanh nghiệp phần lớn là doanh nghiệp tư nhân hộ gia đình, với loại hình này thì

cơng nghệ khai thác chủ yếu là thủ công kết hợp cơ giới ở mức độ thấp nên hình
thức khai thác này phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, các hợp tác xã.[30][12]
Ngành khai thác chế biến đá là ngành đặc thù có nguy cơ cao về mất an toàn
vệ sinh lao động (ATVSLĐ), luôn đứng tốp đầu trong ngành về số vụ tai nạn lao
động, đặc biệt là số vụ tai nạn lao động chế người nghiêm trọng. Từ trung ương tới
địa phương đã đề ra nhiều biện pháp hữu hiệu về an toàn vệ sinh lao động như kiểm
tra thanh tra, đầu tư kinh phí áp dụng khoa học kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động
trong sản xuất và thường xuyên cải thiện điều kiện lao động, nhằm bảo vệ sức khỏe
người lao động hạn chế mức thấp nhất về tai nạn lao động đảm bảo an tồn trong
q trình khai thác chế biến đá. Trong các năm gần đây tần xuất lao động có giảm
nhưng số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng có chiều hướng tăng điển hình tai nạn
tại công trường khai thác đá Bản Vẽ Nghệ An làm chết 18 người, mỏ đá Rú Mốc Hà Tĩnh làm chết 7 người và bị thương nặng nhiều người, mỏ đá Lèn Cờ - Nghệ An
làm chết 18 người và 6 người bị thương nặng. Hiện nay, số người bị mắc bệnh nghề
nghiệp trong lĩnh vực khai thác đá (bệnh bụi phổi silic, bệnh điếc nghề nghiệp)
Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

13


Luận văn thạc sỹ

Đặng Thìn Hùng

chiếm 5-6% tổng số bệnh NN của cả nước [12] đây là một trong những ngành có số
bệnh nghề nghiệp cao.
Theo số liệu thống kê thanh kiểm tra của Bộ LĐTB &XH, năm 2011 tại 221
doanh nghiệp khai thác khống sản, trong đó có các doanh nghiệp khai thác và chế biến
đá, kết quả cho thấy số doanh nghiệp thực hiện việc lập, phê duyệt thiết kế mỏ chiếm

42,53%. Kiểm tra 147 Doanh nghiệp về thực hiện các qui định về ATVSLĐ, chỉ có
59,86% doanh nghiệp tổ chức huấn luyện ATVSLĐ cho người lao động; 63,39% có
trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; 45,58% có xây dựng các qui
định vận hành thiết bị ; 43,61% có kiểm định đăng ký sử dụng các đối tượng có yêu
cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ và chỉ có 11,57% số doanh nghiệp có báo cáo định kỳ về
ATVSLĐ.[12][11][30][31][3].
Ngành khai thác chế biến đá là ngành có đặc thù riêng biệt, các q trình khai
thác và chế biến đều làm ngoài trời, ở các vùng địa lý khác nhau, công cụ lao động
cũng đơn giản, ngồi việc đảm bảo tiến độ của cơng việc thì việc chăm lo sức khỏe cho
người lao động, phòng tránh các nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là
một mục tiêu được đặt ra thường xuyên. Người lao động thường xuyên làm việc ngoài
trời, trong điều kiện tự nhiên như nắng gắt, mưa gió thất thường, trong trạng thái nguy
hiểm khi tiến hành các hoạt động khai thác ở trên cao vách thẳng đứng với những tư
thế gị bó, khơng thoải mái, vệ sinh khơng đảm bảo, ô nhiễm môi trường…
Riêng khu vực khai thác chế biến đá, ngay cả các doanh nghiệp, cơ sở khai thác
chế biến đá được cấp phép khai thác cũng có trên 50% số doanh nghiệp vi phạm các
qui định về ATVSLĐ, ở đây chưa tính đến các cơ sở khai thác đá không được cấp
phép. [12]
Lực lượng lao động chiếm khoảng 5% tổng lao động trong toàn quốc chủ yếu là
lao động phổ thông hoặc chưa học hết phổ thông có nhận thức hạn chế về cơng tác an
tồn vệ sinh lao động, khơng biết tự bảo vệ mình trước nguy cơ mất an toàn vệ sinh lao
động, phần lớn chưa được đào tạo về công tác về công tác an toàn vệ sinh lao động.
[12][13]
Tuy nhiên, trong những năm qua công tác AT-VSLĐ trong khai thác chế biến
đá ngày càng được quan tâm chú trọng, các văn bản chính sách, pháp luật của Trung
Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

14



Luận văn thạc sỹ

Đặng Thìn Hùng

ương, các tỉnh thành phố đã xây dựng và ban hành nhiều chủ trương, chính sách để
tổ chức, triển khai các hoạt động AT-VSLĐ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu TNLĐ và
BNN trong ngành khai thác chế biến đá tại Việt Nam.
1.3.

Yếu tố môi trƣờng lao động trong quá trình khai thác chế biến đá

Trong quá trình khai thác chế biến đá ở Việt Nam thường kết hợp hai quá trình
khai thác đá cơ giới và thủ cơng, các q trình này địi hỏi người lao động phải tuyệt
đối tuân thủ các quy định an toàn vệ sinh lao động. Ở các cơ sở khai thác chế biến
đá tại Ninh Vân – Ninh Bình thường kết hợp cả hai quá trình khai thác trên để đạt
năng suất và chất lượng của sản phẩm, hai quá trình khai thác đều có thể xẩy ra các
tai nạn lao động nếu người lao động không tuân thủ các quy trình an tồn. Trong
các cơng đoạn của q trình khai thác chế biến đá cũng có thể tạo ra các nguồn ô
nhiễm môi trường như: Bụi, ồn, chất thải rắn, hơi hóa chất…. được thể hiện trong
(Hình 1.1).[31]

Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

15



Luận văn thạc sỹ

Đặng Thìn Hùng

Hình1.1. Phát sinh yếu tố ô nhiễm trong quá trình khai thác chế biến đá
Mỏ đá khai thác

Đá ngun liệu

Bóc lớp phủ

Bụi, tiếng ồn,
khí thải, CTR
Khoan nổ mìn lần 1

Đắp nền, gia cố
đường hào
Bụi, tiếng ồn,
khí thải, CTR

Bụi, tiếng ồn

Khoan lỗ
(Nổ mìn)

Chất thải rắn vỏ
bao thuốc nổ

Nạp mìn


Bụi, khí thải,
tiếng ồn; chấn
động

Nổ mìn

Mơ chân tầng
Khoan lỗ

Chất thải rắn

Nạp mìn

Vỏ bao thuốc nổ
Bụi, khí thải,
tiếng ồn; chấn
động

Nổ mìn

Khoan nổ mìn lần 2

(Nổ mìn)

Phá mơ chân tầng

Bụi, tiếng ồn

Khoan lỗ


Bụi,

(Nổ mìn)

tiếng ồn

Nạp mìn

Nổ mìn

Ủi chuyển xuống
bãi xúc
Ủi hỗ trợ

Bụi, khí thải,
tiếng ồn;

Xúc lên ơ tơ đưa về
Trạm nghiền

Trạm nghiền

Lớp KTMT 2012B

Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

16



×