Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Thận Nhân Tạo - Lọc Máu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.38 KB, 3 trang )

Thận Nhân Tạo - Lọc Máu
Câu Chuyện Thầy Lang - Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức
Thận có hình dẹp của một hạt đậu, chiều dài khoảng 10cm, bề ngang khoảng
5cm và dày khoảng 2,5 cm.
Khi sinh ra, mỗi người thường có hai trái thận. Tuy nhiên, theo thống kê, cứ
4.000 người thì một người tạo hóa chỉ trao cho một trái thận, và họ vẫn sống
khỏe mạnh. Thận trái hay bị thiếu, nam giới một thận nhiều hơn nữ giới. Một số
rất ít người khác có tới ba trái thận mà không gặp khó khăn gì.
Thận nằm ở hai bên cột sống, dựa vào các bắp thịt lưng ở phần trên của bụng và
được che chở ở phía trên bằng hoành cách mô và xung quanh bằng các xương
sườn. Thận được neo vào thành bụng để khỏi di động. Ðôi khi, dây neo lỏng lẻo,
thận lắc lư vô hại trong bụng.
Mỗi thận được bọc trong một bao xơ và gồm có một lớp vỏ bên ngoài và phần
tủy ở bên trong. Thành phần hoạt động chính yếu của thận là cả triệu những
đơn-vị-thận (nephron) ở trong vỏ và tủy thận. Ðây là một hệ thống những ống
lọc tuy nhỏ li ti nhưng có khả năng gạn lọc rất tinh vi, công hiệu mà chỉ tạo hóa
mới tạo ra được.
Dưới con mắt thường, đơn-vị-thận nom giống như những hạt cát. Khi nhìn qua
kính hiển vi, chúng có hình dáng của những con sâu, đầu to với nhiều ống vòng
soắn suýt lấy nhau (cuộn tiểu cầu-glomerulus) và một thân đuôi dài, rỗng ruột.
Cuộn tiểu cầu là nơi lọc sơ bộ các chất thải trong máu vào các tiểu quản
(tubule) của thận. Mỗi ngày, cả một tấn máu được hai trái thận liên tục thanh
lọc. Khả năng này nhiều gấp đôi nhu cầu của cơ thể. Vì thế, khi một trái thận bị
suy thì trái thận khỏe mạnh còn lại có đủ sức làm việc nhiều hơn để giúp cơ thể
hoạt động bình thường.
Nhiệm vụ của thận
Với cả triệu những đơn vị thận để thanh lọc máu, thận có những nhiệm vụ quan
trọng như sau:
a-Thải ra khỏi cơ thể những phần tử cặn bã của sự chuyển hóa thực phẩm,
những chất độc hại, muối khoáng dư thừa...Nếu không được loại ra ngoài, các
chất này sẽ gây ra nhiều bệnh tật cho nhiều cơ quan, bộ phận con người, đôi khi


đưa tới tử vong.
Ure là chất thải chính của sự tiêu hóa chất đạm và được sản xuất ở gan, chuyển
sang máu rồi được thận bài tiết ra ngoài cơ thể.
Số lượng trung bình của ure trong máu là từ 8-25mg/100cc Trên mức độ này là
có hại cho cơ thể, một tình trạng mà khoa học gia Hy lạp khi xưa gọi là “Nước
tiểu máu”(uremia).
b-Duy trì mức độ nước trong cơ thể cố định dù là nước luôn luôn ra, vào cơ thể
theo nhịp điệu khác nhau, lúc nhiều lúc ít. Nếu nhiệm vụ này bị rối loạn, nước
sẽ được giữ lại, đưa tới phù nước dưới bàn chân, hoặc ứ nước trên vùng bụng.
Mỗi ngày có khoảng từ 160 tới 180 lít nước chạy qua thận nhưng chỉ có từ 1-
1.5 lít được thải ra ngoài (nước tiểu). Khoảng 98% nước được thận tái hấp thụ,
đưa trở lại máu.
c-Giữ lại các huyết bào và các chất dinh dưỡng trong huyết tương như acid
amine, chất đạm, glucose, khoáng chất..
c-Ðiều hòa sự cân bằng giữa acid và kiềm trong các dung dịch cơ thể. Chất acid
đến từ thực phẩm, kiềm từ các loại thuốc như thuốc chống acid bao tử....
d-Duy trì sự cân bằng của các khoáng chất như potassium, sodium... Nếu chỉ
hơi cao là potassium đã đủ làm cho tim ngưng đập
đ-Sản xuất các chất kích thích tủy tạo hồng huyết cầu, như chất erythropoietin
e-Giữ huyết áp bình thường. Rất nhiều trường hợp cao huyết áp là hậu quả của
thận suy. Nguyên nhân thận suy
Thận suy khi khả năng lọc máu của tiểu cầu thận bị rối loạn hoặc ngưng hoạt
động. Suy thận có thể là cấp tính hoặc mãn tính.
Suy cấp tính xẩy ra rất nhanh vì huyết áp đột nhiên xuống rất thấp sau khi cơ
thể bị chấn thương trầm trọng hoặc do biến chứng của phẫu thuật, trong trường
hợp nhiễm khuẩn hoặc trong các bệnh nặng.. Ðây là một tình trạng rất nghiêm
trọng cần được điều trị liên tục tại bệnh viện. Tuy nhiên, trong nhiều trường
hợp, thận có thể phục hồi được khả năng vài tuần hoặc vài tháng, sau cơn
hiểm nghèo.
Trong suy thận kinh niên, khả năng lọc máu của thận giảm từ từ và thường là

do hậu quả của một số bệnh như viêm thận tiểu cầu, tiểu đường, cao huyết áp,
đa nang thận... Khi khả năng lọc của thận chỉ còn từ 5 tới 10% thì thận đi vào
giai đoạn cuối và cần thận nhân tạo hoặc thay ghép thận.
Sau đây là một số nguyên nhân có thể đưa tới suy thận:
a. Nguyên nhân ở phía trên thận như sự giảm khối lượng nước ngoài tế bào
trong các trường hợp phỏng nặng, đi tiểu nhiều, xuất huyết, trướng bụng nước,
giảm dung lượng máu vì bệnh tim hoặc do nhiễm độc máu, suy chức năng gan,
tác dụng hại của một số hóa chất, dược phẩm...
b. Từ trái thận trong các bệnh của bệnh thận, do nhiễm trùng thận, thương tích
thận, do tác dụng xấu của hóa chất dược phẩm lên thận, trong bệnh tiểu đường,
cao huyết áp ..Sử dụng quá nhiều và quá lâu các loại thuốc chống đau như
aspirin, phenacetin...là một trong những nguyên nhân thường thấy.
c. Các yếu tố tới từ phía dưới thận như sạn tiết niệu, tắc nghẽn ống dẫn tiểu, rối
loạn các khả năng của bàng quang, sưng nhiếp tuyến...
Hậu quả của suy thận:
a. Khi thận suy, chất thải ure, creatinine sẽ tràn ngập máu, mất cân bằng giữa
nước và các chất điện phân, kali lên cao, calci giảm, chất đạm thất thoát...Ure là
sản phẩm phân hủy chính trong sự chuyển hóa của chất đạm và được thận lọc
bài tiết ra ngoài. Tích tụ ure trong máu khi bị suy thận sẽ đưa tới buồn nôn, ngủ
lịm, suy nhược cơ thể ...và có thể tử vong nếu không được điều trị
b- Thiếu hồng cầu: Thận tiết ra hormon erythropoietin để kích thích tủy sản
xuất hồng huyết cầu. Khi thận suy, hormon nay giảm và đưa tới thiếu hồng cầu.
Hồng cầu chở oxy tới các tế bào. Thiếu oxy, tế bào không sử dụng được năng
lượng từ thực phẩm, do đó người bệnh dễ bị mệt mỏi, da xanh nhợt. Thận nhân
tạo không phục hồi được khả năng sản xuất kích thích tố này của thận.
c- Loạn dưỡng xương thường thấy ở 90% bệnh nhân suy thận, đặc biệt là người
cao tuổi và phụ nữ trong thời kỳ mãn kinh. Nguyên do đưa tới rối loạn là thận
không duy trì được mức độ bình thường của calcium và phosphore trong máu.
Xương trở nên mỏng, yếu, thay đổi hình dạng và dễ gẫy.
d- Rối loạn giấc ngủ. Rối loạn này rất thường thấy ở người suy thận, lọc máu.

Bệnh nhân luôn luôn ở trong tình trạng mệt mỏi, nhức đầu, ngây ngất, buồn rầu,
rối loạn giờ giấc ngủ, đau nhức cơ thể, bồn chồn...
đ- Ngứa ngoài da trong khi hoặc sau khi lọc máu, vì ure huyết quá cao
e- Ðau nhức xương khớp vì chứng thoái hóa dạng tinh bột amyloidosis: chất
đạm trong máu lên cao, đóng vào khớp xương và gân gây đau nhức, cứng khớp..
…..
Tôi sẽ chuyển tiếp 1.001 trang nữa lên mạng giúp Bạn cùng tôi hiểu biết về căn
bệnh này…

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×