Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Luận văn thạc sĩ tích hợp kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia trong dạy học địa lí lớp 12 trung học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 148 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HỒNG THỊ NỤ

TÍCH HỢP KIẾN THỨC VỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ,
BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI TỈNH LẠNG SƠN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HỒNG THỊ NỤ

TÍCH HỢP KIẾN THỨC VỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ,
BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12
TRUNG HỌC PHỔ THƠNG TẠI TỈNH LẠNG SƠN
Ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ mơn Địa lí
Mã số: 8.14.01.11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Phương Liên


2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường

THÁI NGUYÊN - NĂM 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn xin cam đoan kết quả nghiên cứu và các số liệu trong luận
văn là của riêng tác giả và chưa từng được công bố trong bất kì cơng trình nào khác.
Cơng trình nghiên cứu này là độc lập của riêng tác giả. Các số liệu, thơng tin trong
q trình nghiên cứu đều được trích dẫn ghi rõ nguồn.

Tác giả luận văn

Hồng Thị Nụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tác giả luận văn xin bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến
PGS.TS. Nguyễn Phương Liên và PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường, là hai giảng viên
đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và thực
hiện đề tài luận văn này.
Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn các thầy, cơ giáo trong khoa Địa lí,
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên; phòng Đào tạo, thư viện Nhà

trường, thư viện tỉnh Lạng Sơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả hoàn
thành luận văn này.
Tác giả xin chuyển lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo và học
sinh các trường THPT và THCS trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn: Trường THPT Việt
Bắc, tp Lạng Sơn; trường THPT Văn Quan, huyện Văn Quan và trường THPT Đồng
Đăng, huyện Cao Lộc; trường THCS Đông Kinh, tp Lạng Sơn; trường THCS Quảng
Lạc, Tp. Lạng Sơn đã giúp đỡ nhiệt tình cho tác giả thực nghiệm sư phạm và hoàn
thành luận văn.
Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
chia sẻ những khó khăn, cổ vũ, động viên và tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho
tác giả hoàn thành luận văn.

Thái Nguyên, tháng 4 năm 2019
Tác giả luận văn

Hồng Thị Nụ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC ẢNH ............................................................................................. vi

MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu ............................ 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................ 4
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................................................... 6
5. Kết quả nghiên cứu ................................................................................................... 8
6. Cấu trúc của đề tài .................................................................................................... 8
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TÍCH HỢP
KIẾN THỨC VỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA
TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ 12 - THPT .................................................................. 9
1.1. Cơ sở lí luận ........................................................................................................... 9
1.1.1. Các nội dung cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia ........................ 9
1.1.2. Cơ sở lý luận về dạy học tích hợp kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên
giới quốc gia ............................................................................................................... 21
1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................................... 26
1.2.1. Sự cần thiết phải giáo dục cho thế hệ trẻ kiến thức về chủ quyền lãnh thổ,
biên giới quốc gia........................................................................................................ 26
1.2.2. Thực trạng tích hợp kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia
trong dạy học Địa lí ở trường trung học phổ thông .................................................... 27
1.2.3. Đặc điểm tâm sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 12 - Trường
THPT tỉnh Lạng Sơn và định hướng lựa chọn mức độ tích hợp ................................ 31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.3. Mục tiêu, nội dung và cấu trúc sách giáo khoa Địa lí 12 - THPT ....................... 33
1.3.1. Mục tiêu của chương trình Địa lý 12- THPT.................................................... 33
1.3.2. Cấu trúc và nội dung của chương trình Địa lý 12- THPT ................................ 34
Tiểu kết chương 1 ....................................................................................................... 35

Chương 2. TÍCH HỢP, LỒNG GHÉP VÀ TỔ CHỨC DẠY HỌC KIẾN
THỨC VỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG
CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA LÍ 12 - THPT TẠI TỈNH LẠNG SƠN .......................... 36
2.1. Mục đích của việc lựa chọn các bài học Địa lí lớp 12 để tích hợp nội dung
kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia .................................................. 36
2.2. Nguyên tắc của việc tích hợp nội dung kiến thức về chủ quyền lãnh thổ,
biên giới quốc gia trong dạy học Địa lý 12 - Trường THPT tại tỉnh Lạng Sơn ......... 36
2.2.1. Nguyên tắc xác định những kiến thức cơ bản cần tích hợp .............................. 36
2.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học, chính xác và tính sư phạm ...................... 37
2.2.3. Nguyên tắc phát huy tính tích cực của học sinh ............................................... 38
2.3. Xác định bài học và nội dung có thể tích hợp kiến thức về chủ quyền lãnh
thổ, biên giới quốc gia trong chương trình Địa lí lớp 12 - Trung học phổ thông ....... 38
2.3.1. Các nguyên tắc tích hợp.................................................................................... 38
2.3.2. Các phương thức tích hợp ................................................................................. 39
2.3.3. Những nội dung có thể tích hợp giáo dục kiến thức về chủ quyền lãnh
thổ, biên giới quốc gia trong chương trình Địa lí lớp12 - Trung học phổ thơng ........ 40
2.4. Các hình thức dạy học tích hợp nội dung kiến thức về chủ quyền lãnh thổ,
biên giới quốc gia........................................................................................................ 48
2.4.1. Dạy học nội khóa .............................................................................................. 48
2.4.2. Dạy học ngoại khóa .......................................................................................... 48
2.5. Một số phương pháp dạy học tích hợp nội dung kiến thức về chủ quyền
lãnh thổ, biên giới quốc gia ........................................................................................ 57
2.5.1. Phương pháp đàm thoại gợi mở ........................................................................ 57
2.5.2. Phương pháp thảo luận ..................................................................................... 58
2.5.3. Phương pháp nêu vấn đề ................................................................................... 59
2.5.4. Phương pháp tình huống ................................................................................... 60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





2.5.5. Phương pháp sử dụng bản đồ............................................................................ 61
2.5.6. Phương pháp đóng vai ...................................................................................... 61
2.5.7. Phương pháp động não ..................................................................................... 62
2.6. Một số giáo án mẫu tích hợp nội dung kiến thức về chủ quyền lãnh thổ,
biên giới quốc gia trong dạy học Địa lí 12 - Trường THPT tỉnh Lạng Sơn ............... 62
Tiểu kết chương 2 ....................................................................................................... 63
Chương 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................ 64
3.1. Mục đích - nhiệm vụ thực nghiệm ....................................................................... 64
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ...................................................................................... 64
3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ..................................................................................... 64
3.2. Nguyên tắc thực nghiệm ...................................................................................... 65
3.3. Quy trình thực nghiệm ......................................................................................... 65
3.3.1. Nội dung thực nghiệm ...................................................................................... 65
3.3.2. Chọn trường thực nghiệm ................................................................................. 66
3.3.3. Chọn lớp thực nghiệm ...................................................................................... 66
3.3.4. Chọn giáo viên thực nghiệm ............................................................................. 67
3.3.5. Phương pháp thực nghiệm ................................................................................ 67
3.3.6. Tổ chức thực nghiệm ........................................................................................ 67
3.4. Kết quả thực nghiệm ............................................................................................ 68
3.4.1. Bài thực nghiệm số 1 ........................................................................................ 68
3.4.2. Bài thực nghiệm số 2 ........................................................................................ 69
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................................................. 71
3.5.1. Đánh giá về mặt định lượng.............................................................................. 71
3.5.2. Đánh giá về mặt định tính ................................................................................. 71
Tiểu kết chương 3 ....................................................................................................... 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................ 75
PHỤ LỤC


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Stt

Cụm từ đầy đủ

1

ĐC

Đối chứng

2

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

3

GV

Giáo viên


4

HS

Học sinh

5

KT - XH

Kinh tế - xã hội

6

NXB

Nhà xuất bản

7

PPDH

Phương pháp dạy học

8

SGK

Sách giáo khoa


9

SL

Số lượng

10

TB

Trung bình

11

THPT

Trung học phổ thơng

12

TN

Thực nghiệm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Danh mục các bài thực nghiệm .................................................................. 65
Bảng 3.2. Danh sách các lớp tham gia thực nghiệm................................................... 66
Bảng 3.3. Danh sách giáo viên Địa lí dạy thực nghiệm ............................................. 67
Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 1....................................................... 68
Bảng 3.5. Tỉ lệ xếp loại kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 1 ................................. 68
Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 2....................................................... 69
Bảng 3.7. Tỉ lệ xếp loại kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 2 ................................. 70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Biểu đồ tỉ lệ xếp loại kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 1 của lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng .................................................................. 69
Hình 3.2: Biểu đồ tỉ lệ xếp loại kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 2 của lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng .................................................................. 70
DANH MỤC CÁC ẢNH
Ảnh 1:

Đại diện đồn biên phịng Tân Thanh đón đồn ......................................... 55

Ảnh 2:

Đại diện của đồn tặng q đồn biên phịng Tân Thanh ........................... 55

Ảnh 3:


Học sinh dâng hương đài tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ ...................... 56

Ảnh 4:

Đoàn thăm quan khu tăng gia sản xuất của đồn biên phòng Tân Thanh ........ 56

Ảnh 5:

Tập thể đoàn trải nghiệm và đại diện đồn biên phịng Tân Thanh
chụp ảnh lưu niệm ..................................................................................... 57

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là đất nước độc lập, có ranh giới rõ ràng. “Lãnh thổ Việt Nam là một
chỉnh thể thống nhất, bất khả xâm phạm, là nơi sinh sống của trên 90 triệu dân thuộc
54 dân tộc anh em đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh
hội nhập quốc tế hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng đang phải đối
mặt với những nguy cơ, thách thức. Các thế lực thù địch chưa từ bỏ âm mưu can
thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn định chính trị - xã hội, xâm phạm chủ quyền
lãnh thổ, biên giới quốc gia nước ta” [49]. Do vậy, bảo vệ biên giới, chủ quyền lãnh
thổ là nội dung quan trọng và là nghĩa vụ của mỗi công dân Việt Nam cần biết và
thực hiện. Đại hội lần thứ X của Đảng xác định: “Xây dựng nền quốc phòng toàn
dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập
chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế
độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn

hố và an ninh xã hội; duy trì trật tự kỷ cương, an toàn xã hội; giữ vững ổn định chính
trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống
phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ”.
Luật biên giới quốc gia của Việt Nam đã khẳng định: “Biên giới quốc gia nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng,
quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn
lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước”[19].
“Tỉnh Lạng Sơn hiện có đường biên giới quốc gia tiếp giáp với tỉnh Quảng
Tây, Trung Quốc, chiều dài trên 231 km, với 474 cột mốc quốc giới, 02 cửa khẩu
quốc tế, 02 cửa khẩu quốc gia và 08 điểm cặp chợ đường biên. Khu vực biên giới
(KVBG) của Tỉnh thuộc địa bàn 05 huyện, gồm 20 xã, 01 thị trấn, với 247 thôn, bản,
trong đó có 89 thơn, bản giáp biên, có diện tích tự nhiên chiếm 13,8% diện tích của
Tỉnh, dân số gần 62.000 người” [31]. “Là địa bàn chiến lược của Tổ quốc, tỉnh Lạng
Sơn luôn coi trọng xây dựng lãnh đạo khu vực biên giới, góp phần xây dựng biên giới
quốc gia hịa bình, hữu nghị, hợp tác, phát triển” [43].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




Tại một số trường phổ thông trung học hiện nay, việc truyền đạt cho học sinh
về nhận thức, lối sống, tư tưởng, đạo đức, về quyền lợi và nghĩa vụ đối với vấn đề
chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia gắn với việc bảo vệ đất nước chưa được quan
tâm đúng mức. Từ đó, dẫn đến việc nhận thức khơng rõ ràng lịng tự tơn, tự hào dân
tộc; “mơ hồ về ý thức, trách nhiệm bản thân đối với vấn đề biên giới, chủ quyền lãnh
thổ quốc gia; hoặc thờ ơ với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc” [12]. Để giúp học sinh Việt
Nam nói chung và tỉnh Lạng Sơn nói riêng nâng cao trình độ, nhận thức, ý thức bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới của nước Việt Nam, thì việc giáo dục, bồi dưỡng cho
học sinh ở nhà trường về mối quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước láng giềng là rất
quan trọng và cấp thiết, đặc biệt là dạy tích hợp với mơn địa lý ở lớp 12.

Hoạt động tuyên truyền các kiến thức về biên giới quốc gia, chủ quyền lãnh
thổ trong học đường cho học sinh, sinh viên trên cả nước đã được Bộ GD & ĐT quan
tâm trong những năm gần. Bộ GD & ĐT đã chỉ đạo các trường, đơn vị chức năng tổ
chức triển khai Đề án 373 với đối tượng tuyên truyền khá đa dạng, từ học sinh trong
các bậc học đến sinh viên các trường trung cấp, cao đẳng và đại học, đưa giáo dục
chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia chung và chủ quyền biển, đảo nói riêng vào
trong chương trình dạy học.
Mơn Địa lí nói chung và Địa lí lớp 12 nói riêng có nhiều điều kiện thuận lợi để
giảng dạy nội dung kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Chương trình
Địa lí 12 đề cập đến nội dung về địa lí tự nhiên, địa lí KT - XH Việt Nam, là sự nâng
cao, mở rộng của Địa lí lớp 9. Với cấu trúc chặt chẽ, nội dung chương trình Địa lí
Việt Nam rất phù hợp với việc dạy học tích hợp nội dung kiến thức về chủ quyền lãnh
thổ, biên giới quốc gia vào trong bài giảng. Từ những lí do nêu trên, tác giả quyết
định lựa chọn và triển khai đề tài: “Tích hợp kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên
giới quốc gia trong dạy học Địa lí 12 - Trung học phổ thơng tại tỉnh Lạng Sơn”
làm luận văn thạc sĩ của mình.
2. Đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mà tác giả hướng đến là nội dung kiến thức về chủ quyền lãnh thổ,
biên giới quốc gia và định hướng tích hợp, lồng ghép nội dung này trong dạy học Địa
lí lớp 12 - trường trung học phổ thông tại tỉnh Lạng Sơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




2.2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định nội dung kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia và
xây dựng quy trình, phương án tích hợp, lồng ghép kiến thức đó vào bài học địa lý
12 (chương trình Địa lý 12) - Trung học phổ thông ở tỉnh Lạng Sơn; thiết kế một

số giáo án cụ thể trong chương trình dạy học, từ đó đề xuất phương án và biện
pháp dạy học thích hợp.
2.3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu các vấn đề về lí luận dạy học, dạy học tích hợp.
- Nghiên cứu lí luận chung về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia. Biên
soạn tài liệu về nội dung chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
- Nghiên cứu thực trạng việc tích hợp nội dung kiến thức về chủ quyền lãnh
thổ, biên giới quốc gia trong dạy học Địa lí ở trường THPT (thơng qua điều tra, thu
thập thông tin từ giáo viên và học sinh tại tỉnh Lạng Sơn).
- Nghiên cứu đặc điểm chương trình sách giáo khoa Địa lí 12 và cấu trúc các
bài địa lý địa phương tỉnh Lạng Sơn.
- Xác định những yêu cầu phải thực hiện và đề xuất một số biện pháp sư phạm
trong việc tích hợp, lồng ghép nội dung kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới
quốc gia trong dạy học Địa lí 12 - THPT ở tỉnh Lạng Sơn.
- Xây dựng quy trình, phương án dạy học tích hợp nội dung kiến thức chủ
quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia và thiết kế một số giáo án cụ thể trong chương
trình dạy học Địa lí 12 - THPT tỉnh Lạng Sơn.
- Thực nghiệm sư phạm.
2.4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung cơ bản về
chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia; tích hợp và lồng ghép các nội dung kiến thức
này trong dạy học Địa lí 12 - THPT tại Lạng Sơn.
- Về địa bàn thực nghiệm: Một số trường THPT được chọn thực nghiệm nằm
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (tại các huyện có đường biên giới tiếp giáp với Trung
Quốc). Các trường học được lựa chọn cần có đủ các điều kiện cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy và học.
- Về thời gian thực nghiệm: Tác giả tiến hành thực nghiệm sư phạm trong năm
học 2018 - 2019.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN





3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3.1. Về nội dung chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia
Nội dung bảo chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,
an ninh biên giới quốc gia đã được nhiều nhà nghiên cứu, học giả đề cập nghiên cứu:
- Trong cuốn sách của TS. Nguyễn Thị Thuận (Giáo trình Luật quốc tế, nhà
xuất bản (NXB) Cơng an nhân dân, 2011) và một số cơng trình của các tác giả khác
có đề cập đến những nội dung liên quan tới “quốc gia, lãnh thổ quốc gia, biên giới
quốc gia, chủ quyền lãnh thổ quốc gia,...; bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc
gia Việt Nam; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng và bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ, biên giới quốc gia; trách nhiệm công dân trong xây dựng và bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia được thể hiện và cụ thể hóa trong các tài liệu
(“Giáo trình Giáo dục quốc phòng - an ninh” cho sinh viên các trường đại học, cao
đẳng do NXB Giáo dục phát hành năm 2008; “Sách giáo khoa Giáo dục quốc phòng an ninh” cho học sinh phổ thông lớp 11, NXB Giáo dục phát hành hàng năm)”. [10]
- Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua “Luật biển
Việt Nam năm 2012”, trước đó là “Luật biên giới quốc gia năm 2003”, “Luật an ninh
quốc gia năm 2014”, trong đó có nhiều khái niệm và nội dung liên quan đến chủ
quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia đã được nêu ra và trình bày khá cụ thể.
- Đề cập đến về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia cịn có rất nhiều
tài liệu do Ủy ban biên giới quốc gia - Bộ ngoại giao biên soạn như: “Biên giới trên
đất liền Việt Nam - Trung Quốc, biên giới trên đất liền Việt Nam - Lào, biên giới trên
đất liền Việt Nam - Campuchia, Những vấn đề liên quan đến chủ quyền biển, đảo của
Việt Nam trên biển Đông”. Ban tuyên giáo Trung ương cũng đã cho xuất bản cuốn
sách “Một trăm câu hỏi - đáp về biển dành cho tuổi trẻ Việt Nam” và cuốn “Biên giới
trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc: Biên giới hịa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác
và phát triển”. “Từ năm 2008 - 2013, Viện nghiên cứu Hán Nôm thuộc Viện Hàn
lâm Khoa học xã hội Việt Nam triển khai đề tài “Thư mục hán Nôm về biển, đảo Việt
Nam”, khảo sát và tuyển chọn những tư liệu về biển, đảo thuộc chủ quyền của Việt

Nam trong suốt chiều dài lịch sử” [47].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3.2. Về nội dung giáo dục chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia và tích hợp, lồng
ghép kiến thức trên trong dạy học bộ môn ở trường trung học phổ thơng
Ở nước ta, đã có nhiều cơng trình khoa học nghiên cứu chuyên sâu về chủ
quyền lãnh thổ và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia, bảo vệ an ninh biên
giới quốc gia. Mỗi đề tài có sự tiếp cận từ nhiều nguồn tài liệu và phương pháp
nghiên cứu khác nhau nhưng đều khẳng định “chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia
của Việt Nam là bất khả xâm phạm”.
- Thực hiện thắng lợi mục tiêu của chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020
theo Nghị quyết số 09-NQ/TƯ ngày 09/02/2007 tại Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa X) là quan điểm đã được các Các tác giả biên soạn nêu
rõ trong “Tài liệu tập huấn giáo viên cốt cán giáo dục quốc phòng - an ninh” do Vụ
giáo dục quốc phịng và chương trình phát triển Giáo dục phổ thơng ban hành”. [10]
- “Bộ GD&ĐT đã ban hành cuốn “Tài liệu hướng dẫn dạy học nội dung giáo dục
tài nguyên và môi trường biển, đảo cho học sinh Trung học phổ thông” nhằm cung cấp
thêm nguồn hiểu biết và giáo dục cho HS những kiến thức về tiềm năng, mức độ khai
thác và sự cần thiết phải khai thác hợp lí tài ngun thiên nhiên và bảo vệ mơi trường
biển, đảo; bảo vệ chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. Tài liệu cũng đưa ra những cách thức tổ
chức hoạt động ngoại khóa với nhiều chủ đề khác nhau để giáo dục cho HS ý thức về
chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong nhà trường trung học phổ thông”. [10]
- Về nội dung giáo dục và dạy học tích hợp chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên
giới quốc gia cũng đã có một số luận văn của Trường Đại học Sư phạm - Đại học
Thái Nguyên đề cập tới ở một khía cạnh. Trong luận văn thạc sĩ “Lồng ghép nội dung
giáo dục chủ quyền biển, đảo vào dạy học Địa lí lớp 9” của tác giả Quan Thị Dưỡng;
Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Bá Đoàn: Giáo dục kiến thức về chủ quyền lãnh

thổ, biên giới quốc gia trong dạy học Địa lí lớp 12 - Trung học phổ thơng.
- Bên cạnh đó, trong luận văn thạc sĩ “Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo
của tổ quốc cho học sinh sinh trong dạy học Lịch sử 10, trung học phổ thơng (chương
trình chuẩn)” của tác giả Đậu Thị Hải Vân cũng đã thể hiện được một phần việc tích
hợp nội dung kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia trong dạy học
nhưng môn học ở đây là môn Lịch sử với đối tượng là học sinh lớp 10 và cũng chỉ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo. Luận văn thạc sĩ Lịch sử của Nguyễn Thị lan
Hương (2016) tại Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội “Giáo dục ý
thức bảo vệ đường biên giới Việt Nam - Trung Quốc trong dạy học lịch sử địa
phương cho học sinh THPT tỉnh Lạng Sơn”.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm duy vật biện chứng
“Quan điểm này được vận dụng vào nghiên cứu dạy học về chủ quyền lãnh
thổ, biên giới quốc gia thơng qua dạy học mơn Địa lí ở THPT nói chung, tại tỉnh
Lạng Sơn nói riêng nhằm đánh giá một cách khách quan, dựa trên cơ sở khoa học và
thực tiễn dạy học, thơng qua đó đưa ra những nhận xét đánh giá, giải thích những vấn
đề cịn tồn tại trong q trình dạy học tích hợp nội dung kiến thức về chủ quyền lãnh
thổ, biên giới quốc gia. Qua đó, thấy được tính cấp thiết của việc dạy học tích hợp nội
dung chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia trong mơn Địa lí, đáp ứng xu thế phát
triển của của xã hội trong q trình tồn cầu hóa hiện nay”. [10]
4.1.2. Quan điểm hệ thống
Quan điểm này được vận dụng trong việc nghiên cứu cấu trúc, nội dung
chương trình sách giáo khoa Địa lí THPT. Đồng thời cho phép tác giả nghiên cứu sâu
vào chương trình Địa lí lớp 12 - THPT để hiểu rõ hơn và định hướng những bài học

có thể tích hợp nội dung kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia trong
dạy học Địa lí lớp 12 ở trường THPT tỉnh Lạng Sơn.
4.1.3. Quan điểm phát triển bền vững
Quan điểm này được vận dụng trong việc nghiên cứu vai trò của lãnh thổ, biên
giới đem lại cho nước ta hiện nay, đồng thời có cái nhìn tồn diện và sâu sắc hơn
những giá trị mà các bộ phận lãnh thổ, mang lại cũng như có những biện pháp tích
cực trong bảo vệ tài nguyên trên các bộ phận của lãnh thổ.
4.1.4. Quan điểm thực tiễn
Quan điểm thực tiễn được vận dụng trong việc nghiên cứu thực trạng của vấn
đề chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia và việc tích hợp kiến thức về chủ quyền
lãnh thổ, biên giới quốc gia ở nước ta hiện nay trong dạy học Địa lí, giúp tác giả có
những kiến thức ban đầu về vấn đề chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia và phương
pháp khi dạy học Địa lí địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




4.1.5. Quan điểm tổng hợp
Trong nghiên cứu Địa lí, việc vận dụng quan điểm tổng hợp vai trò quan
trọng, quan điểm bắt nguồn từ chính đối tượng nghiên cứu khoa học. Các hiện
tượng tự nhiên và KT - XH rất đa dạng, phong phú, chúng có q trình hình
thành phát triển trong mối quan hệ nhiều chiều giữa bản thân và các đối tượng.
Tác giả luận văn vận dụng quan điểm này trong việc nghiên cứu các phương
pháp dạy học cụ thể và áp dụng vào việc thiết kế một số giáo án tích hợp kiến
thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia trong dạy học Địa lí địa phương
tỉnh Lạng Sơn (chương trình Địa lý 12).
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu
Phương pháp này tiến hành thu thập tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau: Sách,

báo, tạp chí chuyên ngành, các cơng trình, đề tài nghiên cứu đã được nghiệm thu và
các cơng trình khoa học khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Cụ thể là thu thập
tài liệu vể chủ quyền lãnh thổ, anh ninh biên giới nhằm làm rõ hơn đề tài nghiên cứu,
nắm được các phương pháp nghiên cứu thực hiện và có thêm những kiến thức về chủ
quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia trong dạy học Địa lí.
4.2.2. Phương pháp điều tra, khảo sát
Tiến hành điều tra, khảo sát (thông qua các phiếu khảo sát giáo viên và học
sinh) tại tỉnh Lạng Sơn tình hình thực tế dạy học nội dung bảo vệ chủ quyền lãnh thổ,
biên giới quốc gia nói chung để thấy được những ưu điểm và hạn chế của việc dạy
học tích hợp nội dung kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia.
4.2.3. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Trên cơ sở tài liệu đã thu thập được, phân tích so sánh, tổng hợp tài liệu để
nghiên cứu tài liệu về kiến thức chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia trong dạy học
Địa lí lớp 12.
4.2.4. Phương pháp thống kê tốn học
“Thống kê mơ tả, phân tích và xử lý kết quả thu được từ thực nghiệm sư phạm
nhằm làm tăng tính chính xác, khách quan cho tài liệu nghiên cứu của đề tài. Đồng
thời, là căn cứ khoa học để xác định xu hướng phát triển của đối tượng để đề xuất
những biện pháp thực hiện tốt hơn”. [10]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
“Phương pháp thực nghiệm sư phạm được dùng khi đã có kết quả điều tra,
quan sát các hiện tượng giáo dục, cần khẳng định lại cho chắc chắn các kết luận đã
được rút ra. Thực nghiệm sư phạm là so sánh kết quả tác động của nhà khoa học lên
một nhóm lớp - gọi là nhóm TN - với một nhóm lớp tương đương khơng tác động
(dạy, giáo dục theo hình thức bình thường vẫn được GV phổ thơng sử dụng) - gọi là

nhóm đối chứng (ĐC). Để có kết quả thuyết phục hơn, sau một đợt nghiên cứu, nhà
nghiên cứu có thể đổi vai trị của hai nhóm lớp cho nhau, nghĩa là, các nhóm thực
nghiệm trở thành nhóm đối chứng và ngược lại”. [10]
Phương pháp này được tác giả luận văn vận dụng vào việc giảng dạy tích hợp
nội dung kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia trong một số bài giáo án
cụ thể tại một số trường phổ thông tỉnh Lạng Sơn cụ thể để kiểm chứng tính tích cực
của phương pháp dạy học tích hợp và kiểm tra việc nắm tri thức của HS thông qua
phương pháp tích hợp.
5. Kết quả nghiên cứu
- Đem lại cho học sinh tỉnh Lạng Sơn nói riêng và cả nước nói chung có nhận
thức tốt hơn về vấn đề biên giới và chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
- Thiết kế giáo án dạy học tích hợp, lồng ghép kiến thức chủ quyền lãnh
thổ, biên giới quốc gia trong dạy học Địa lí 12- THPT tại tỉnh Lạng Sơn (chương
tình Địa lý 12).
- Một số hình thức và PPDH tích hợp kiến thức chủ quyền lãnh thổ, biên giới
quốc gia trong dạy học Địa lí 12 - THPT tỉnh Lạng Sơn (chương trình Địa lý 12).
6. Cấu trúc của đề tài
Ngồi các phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được
kết cấu thành 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn tích hợp kiến thức về chủ quyền lãnh thổ,
biên giới quốc gia trong dạy học Địa lý 12 - THPT.
Chương 2. Tích hợp, lồng ghép và tổ chức dạy học kiến thức chủ quyền lãnh
thổ, biên giới quốc gia trong chương trình Địa lí lớp 12 - Trung học phổ thơng tại tỉnh
Lạng Sơn.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC
TÍCH HỢP KIẾN THỨC VỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI
QUỐC GIA TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ 12 - THPT
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Các nội dung cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia
1.1.1.1. Lãnh thổ và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ
- “Lãnh thổ là một phần bề mặt của Trái Đất có giới hạn gồm cả đất liền,
nước và khơng gian. Thơng thường nó được xem là thuộc sở hữu của một cá nhân,
tổ chức, đồn thể, quốc gia và có khi kể cả của lồi vật. Về địa lý, chính
trị và hành chính, lãnh thổ là một phần đất nằm dưới sự quản lý của cơ quan chính
quyền của một quốc gia” [14]. “Lãnh thổ là khái niệm rộng hơn Quốc gia, là toàn
bộ bao gồm hết các vùng đất và vùng nước (nước sông hồ trong vùng đất và vùng
nước biển), vùng trời, khoảng khơng và lịng đất nằm trên, dưới vùng đất và vùng
nước đó của một quốc gia, kể cả những vùng đã thực hiện chủ quyền hoặc trong
vòng tranh chấp. Những vùng đất xa xơi với phần đất chính của một quốc gia,
thường là các cựu thuộc địa trước đây. Mặc dầu có tổ chức chính quyền địa
phương nhưng hiến pháp quốc gia chưa được áp dụng (hoặc nếu có chỉ có một
phần nhỏ) tại những phần đất này” [14].
- Điều 1 Hiến Pháp năm 2013 của nước ta đã ghi rõ: “Nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh
thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”. Quy định này thể hiện nhất
quán về chủ quyền quốc gia của Việt Nam, “bao gồm cả chủ quyền về vùng lòng đất,
tài nguyên trong lịng đất, vùng biên giới, quần đảo Hồng Sa và Trường Sa, vùng nội
thủy, vùng lãnh hải, vùng thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, vùng không gian vũ
trụ đã được thể hiện trong các văn bản luật đã được Quốc hội thông qua như Luật
biên giới quốc gia, Luật biển Việt Nam và các văn bản khác” [10]. “Chủ quyền quốc
gia của Việt Nam đối với các vùng lãnh thổ này được xác lập và khẳng định cả trên
phương diện lịch sử và pháp lý” [37].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





- “Quốc gia là thực thể pháp lí bao gồm ba yếu tố cấu thành: lãnh thổ, dân cư
và quyền lực công cộng. Quốc gia là chủ thể căn bản nhất của luật quốc tế. Chủ
quyền quốc gia là đặc trưng cơ bản, quan trọng nhất của quốc gia. Theo luật pháp
quốc tế hiện đại, tất cả các quốc gia đều bình đẳng về chủ quyền. Quốc gia có khi
được dùng để chỉ một nước hay đất nước. Hai khái niệm đó có thể được dùng thay
thế cho nhau. Quốc gia phải có khả năng thiết lập và thực hiện các quan hệ đối
ngoại trong cả mặt thể hiện vai trị một chủ thể luật quốc tế, có khả năng về chính
trị, kinh tế, văn hóa - xã hội để có thể thực hiện quyền quyết định mọi vấn đề của
quốc gia mà các quốc gia khác khơng có quyền can thiệp, đồng thời quốc gia ấy
phải tôn trọng và thực thi đầy đủ các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế khi tham
gia vào các quan hệ quốc tế” [16].
“Một vài yếu tố chính dẫn đến sự hình thành quốc gia, đó là: Thứ nhất, có
lãnh thổ xác định: đây là dấu hiệu cơ bản nhất hình thành quốc gia. Khơng tồn tại
lãnh thổ thì khơng thể có quốc gia. Vấn đề kích thước lãnh thổ rộng hay hẹp, địa
hình thuận lợi hay bất lợi đều khơng có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại hay mất
đi của danh nghĩa quốc gia” [46]. “Thứ hai, có cộng đồng dân cư ổn định: Theo
nghĩa rộng, dân cư của một quốc gia là tất cả những người sinh sống trên lãnh thổ
một quốc gia nhất định và tuân theo pháp luật của nhà nước đó. Theo nghĩa hẹp,
dân cư dùng để chỉ tất cả những người có quốc tịch của quốc gia đó” [46]. “Thứ
ba, có chính phủ với tư cách là người đại diện cho quốc gia trong quan hệ quốc tế.
Chính phủ này phải là chính phủ thực thi một cách có hiệu quả quyền lực nhà
nước trên phần lớn hoặc toàn bộ lãnh thổ quốc gia một cách độc lập, không bị chi
phối, khống chế bởi quốc gia khác” [46]. “Thứ tư, có khả năng độc lập tham gia
vào các quan hệ pháp luật quốc tế” [46]. Trong bốn yếu tố kể trên thì yếu tố thứ
nhất được xem là then chốt và quan trọng nhất, nếu một quốc gia mà mất đi sự
toàn vẹn lãnh thổ thì coi như khơng tồn tại.

- “Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là quyền tối cao, tuyệt đối, hoàn toàn và riêng
biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình. Đó là quyền thiêng liêng
bất khả xâm phạm, quốc gia có quyền đặt ra quy chế pháp li đối với lãnh thổ. Nhà
nước có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với lãnh thổ thông qua hoạt động
của nhà nước như lập pháp và tư pháp” [3].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




“Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia gồm vùng đất, vùng nước (nội địa
và biển, bao gồm cả hải đảo), vùng trời, vùng lòng đất, vùng lãnh thổ đặc biệt” [3].
- Việt Nam là đất nước có chủ quyền, độc lập. “Lãnh thổ Việt Nam là một thể
thống nhất từ Bắc tới Nam, bất khả xâm phạm, với diện tích đất liền là 331.689 km2,
với 4.550 km đường biên giới, là nơi sinh sống của trên 90 triệu dân thuộc 54 dân tộc
anh em đoàn kết trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam” [49].
1.1.1.2. Biên giới quốc gia
a) Biên giới quốc gia
“Biên giới quốc gia là ranh giới phân định lãnh thổ của quốc gia này với lãnh thổ
của quốc gia khác hoặc các vùng mà quốc gia có quyền chủ quyền trên biển” [10].
Nghị định “quy định chi tiết một số điều của Luật Biên giới quốc gia năm
2003” 140/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 của Thủ tướng Chính phủ quy định sau:
“1. Biên giới quốc gia của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường
và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các
quần đảo trong đó có quần đảo Hồng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng
đất, vùng trời của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Đường quy định ở
khoản 1 Điều này gồm biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển.
3. Mặt thẳng đứng quy định ở khoản 1 Điều này gồm mặt thẳng đứng theo biên giới
quốc gia trên đất liền, biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất và lên vùng trời”.
- “Biên giới quốc gia trên đất liền: Biên giới quốc gia trên đất liền giữa nước

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các nước láng giềng được xác định bằng hệ
thống mốc quốc giới, Hiệp ước về hoạch định biên giới giữa Việt Nam với các nước
láng giềng cùng các bản đồ, Nghị định thư kèm theo các Hiệp ước đó”. [7]
- “Biên giới quốc gia trên biển: 1. Biên giới quốc gia trên biển là ranh giới phía
ngồi lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của các quần đảo Việt Nam. Ở
những nơi lãnh hải, nội thuỷ hoặc vùng nước lịch sử của Việt Nam tiếp giáp với lãnh
hải, nội thuỷ hoặc vùng nước lịch sử của nước láng giềng, biên giới quốc gia trên biển
được xác định theo Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với các nước láng giềng
đó. 2. Biên giới quốc gia trên biển được xác định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải
đồ theo quy định của pháp luật Việt Nam và Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết
hoặc gia nhập” [7].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




“Các bộ phận cấu thành biên giới quốc gia gồm 4 bộ phận: biên giới trên đất
liền, biên giới trên biển, biên giới lịng đất và biên giới trên khơng”. [10]
b) Cách xác định biên giới quốc gia Việt Nam
- “Các nước trên thế giới cũng như Việt Nam đều tiến hành xác định biên giới
bằng hai cách cơ bản sau:
Thứ nhất, các nước có chung biên giới và ranh giới trên biển (nếu có) thương
lượng để giải quyết vấn đề xác định biên giới quốc gia. [3]
Thứ hai, đối với biên giới giáp với các vùng biển thuộc quyền chủ quyền và
quyền tài phán quốc gia, Nhà nước tự quy định biên giới trên biển phù hợp với các
quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982.
Ở Việt Nam, mọi ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về biên giới của
Chính phủ phải được Quốc hội phê chuẩn thì điều ước quốc tế ấy mới có hiệu lực đối
với Việt Nam”. [3]
- Các cách xác định biên giới quốc gia:

* Xác định biên giới quốc gia trên đất liền: được hoạch định và đánh dấu trên
thực địa bằng hệ thống mốc quốc giới.
Nguyên tắc chung hoạch định biên giới quốc gia trên đất liền bao gồm:
- “Biên giới quốc gia trên đất liền được xác định theo các điểm (toạ độ, điểm
cao), đường (đường thẳng, đường sống núi, đường cái, đường mòn), vật chuẩn (cù
lao, bãi bồi)”. [3]
- “Biên giới quốc gia trên sông, suối được xác định: Trên sông mà tàu thuyền
đi lại được, biên giới được xác định theo giữa lạch của sơng hoặc lạch chính của
sơng. Trên sơng, suối mà tàu thuyền khơng đi lại được thì biên giới theo giữa sơng,
suối đó. Trường hợp sơng, suối đổi dịng thì biên giới vẫn giữ nguyên. Biên giới trên
cầu bắc qua sơng, suối được xác định chính giữa cầu khơng kể biên giới dưới sông,
suối như thế nào”. [3]
- “Phương pháp để cố định đường biên giới quốc gia: (1) Dùng tài liệu ghi lại
đường biên giới; (2) Đặt mốc quốc giới; (3) Dùng đường phát quang (ở Việt Nam
hiện nay mới dùng hai phương pháp đầu).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Như vậy, việc xác định biên giới quốc gia trên đất liền thực hiện theo ba giai
đoạn là: Hoạch định biên giới bằng điều ước quốc tế; phân giới trên thực địa (xác
định đường biên giới); cắm mốc quốc giới để cố định đường biên giới” [3].
* Xác định biên giới quốc gia trên biển: “Biên giới quốc gia trên biển được
hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ, là ranh giới phía ngồi lãnh hải
của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo Việt Nam được xác định bằng
pháp luật Việt Nam phù hợp với Công ước năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với các quốc gia hữu quan”. [3]
* Xác định biên giới quốc gia trong lòng đất: “Biên giới quốc gia trong lòng
đất là mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên

biển xuống lịng đất.
Mặt thẳng đứng từ ranh giới phía ngồi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa
xuống lịng đất xác định quyền chủ quyền, quyền tài phán của Cộng hịa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam theo Cơng ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các điều
ước giữa Việt Nam và quốc gia hữu quan”. [3]
* Xác định biên giới quốc gia trên không: “Biên giới quốc gia trên không là
mặt thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên
vùng trời. Biên giới quốc gia trên không xác định chủ quyền hồn tồn và riêng biệt
khoảng khơng gian bao trùm trên lãnh thổ, do quốc gia tự xác định và các nước mặc
nhiên thừa nhận”. “Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam về vùng trời Việt Nam ngày 5/6/1984 xác định: "Vùng trời của nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là không gian ở trên đất liền, nội thuỷ, lãnh hải và các đảo
của Việt Nam và thuộc chủ quyền hồn tồn và riêng biệt của nước Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam"” [3].
c) Một vài khái niệm liên quan đến biên giới quốc gia cần làm rõ:
- “Đường biên giới là đường để phân định lãnh thổ quốc gia này với quốc gia
khác”. [12]
- “Cửa khẩu là nơi thực hiện việc xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, xuất khẩu,
nhập khẩu và qua lại biên giới quốc gia bao gồm cửa khẩu đường bộ, cửa khẩu đường
sắt, cửa khẩu đường thuỷ nội địa, cửa khẩu đường hàng hải và cửa khẩu đường hàng
khơng”. [16]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- “Lối mở biên giới (đường qua lại chợ biên giới, cặp chợ biên giới; điểm
thơng quan hàng hóa biên giới; đường qua lại tạm thời) được mở cho cư dân biên giới
hai bên, phương tiện, hàng hóa của cư dân biên giới hai bên qua lại và các trường hợp
khác nhằm thực hiện chính, sách thương mại biên giới theo quy định của Thủ tướng

Chính phủ; hoặc được mở trong trường hợp bất khả kháng hay yêu cầu đặc biệt của
hai bên biên giới”. [33].
- “Mốc quốc giới (cột mốc) là dấu hiệu bằng vật thể dùng để đánh dấu đường
biên giới quốc gia trên đất liền (khoản 5 điều 4 luật biên giới quốc gia)”. [16]
- “Cắm mốc biên giới là hoạt động chôn cột mốc ở đường biên giới trên đất
liền theo quy định của luật pháp quốc tế và điều ước đã được Việt Nam ký kết với các
nước tiếp giáp”. [12]
1.1.1.3. Bảo vệ và giữ gìn tồn vẹn chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam
a) Sự hình thành lãnh thổ và xác lập biên giới quốc gia Việt Nam:
Cùng với sự xác lập, hình thành và mở rộng lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt
Nam cũng dần dần hoàn thiện.
- Tuyến biên giới đất liền: “Biên giới Việt Nam - Trung Quốc dài 1449,566
km đã được hai nước kí kết Hiệp ước quốc gia trên đất liền, đã hoàn thành việc phân
giới cắm mốc và kí hiệp định quy chế quản lí biên giới. Biên giới Việt nam - Lào dài
2340km được hoạch định và phân giới cắm mốc theo Hiệp ước hoach định biên giới
ngày 18/7/1977, hiện nay hai nước thỏa thuận tôn tạo, tăng dày hệ thống mốc quốc
giới. Biên giới Việt Nam - Campuchia dài 1137 km, được hoạch định theo Hiệp ước
27/2/1985, Hiệp ước bổ sung ngày 10/10/2005 và hai nước thỏa thuận tiến hành phân
giới cắm mốc”. [3]
- “Tuyến biển đảo Việt Nam đã xác định được xác định đường cơ sở dùng để
tính chiều rộng lãnh hải theo tuyên bố ngày 12/11/1982 của chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (từ điểm 0 đến điểm A11). Đã đàm phán với Trung
Quốc kí Hiệp định phân định vịnh Bắc Bộ ngày 25/12/2000. Ngày 7/7/1982, Việt
Nam đã kí kết với Campuchia thiết lập vùng nước lịch sử giữa hai nước. Đồng thời
đã kí các Hiệp định phân định biển với Thái Lan, Inđônêxia. Như vậy, Việt Nam
còn phải giải quyết phân định biển với các quốc gia láng giềng trên Biển Đơng và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; với Campuchia về vấn đề biên
giới trên biển; với Malaixia về chồng lấn vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa.
Sau khi giải quyết xong những vấn đề trên, Việt Nam mới có thể xác định chính
xác, đầy đủ biên giới quốc gia trên biển và các ranh giới vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa của Việt Nam” [3].
b) Phân định và cắm mốc biên giới với các quốc gia láng giềng:
* Phân định và cắm mốc biên giới Việt Nam - Trung Quốc:
Ngay sau khi ký Hiệp ước biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, “hai
bên đã thành lập Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam
- Trung Quốc. Tháng 12/2001, hai bên tiến hành cắm cột mốc đầu tiên tại cửa khẩu
Móng Cái (Quảng Ninh - Việt Nam) - Đông Hưng (Quảng Tây - Trung Quốc). Từ
tháng 10/2002, hai bên đồng loạt triển khai phân giới cắm mốc trên toàn tuyến biên
giới Việt - Trung”. [45]
“Suốt 8 năm, hai bên đã cùng nhau giải quyết các vấn đề trên thực địa và trong
đàm phán trên tinh thần thông cảm và chiếu cố đến mối quan tâm của nhau nhằm tìm
ra một giải pháp cơng bằng, phù hợp với tinh thần của Hiệp ước 1999. Hai bên đã tiến
hành 13 vịng đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ và rất nhiều cuộc gặp hai
Trưởng đồn; 31 vịng đàm phán cấp Chủ tịch Ủy ban liên hợp phân giới cắm mốc.
Càng về cuối đàm phán càng khó khăn phức tạp. Riêng trong năm 2008, hai bên đã
tiến hành 11 vòng đàm phán cấp Chủ tịch Ủy ban liên hợp. Ngày 31/12/2008, hai bên
đã giải quyết dứt điểm tồn bộ các vấn đề cịn tồn tại, hồn thành cơng tác phân giới
cắm mốc trên toàn tuyến biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Hai trưởng đồn
đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ đã ra Tuyên bố chung về việc hồn
thành cơng tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc
đúng thời hạn như đã thoả thuận”. [29]
“Kết quả phân giới và cắm mốc: Hai bên đã phân giới xong toàn bộ tuyến biên
giới đất liền Việt - Trung dài 1449,566km; cắm tổng số 1971 cột mốc (trong đó
có 01 mốc ba Việt Nam - Trung Quốc - Lào; 1548 cột mốc chính; 422 cột mốc phụ).
Hệ thống mốc giới này đã được đánh dấu, ghi nhận và mô tả phù hợp với địa hình

thực tế một cách khách quan, khoa học, chi tiết. Nếu so sánh với đường biên giới của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×